1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

PHÂN TÍCH và SO SÁNH địa vị PHÁP lý của DOANH NGHIỆP môi GIỚI bảo HIỂM và đại lý bảo HIỂM QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

66 2,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 342,5 KB

Nội dung

Tại Hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm 2015, đánh giá về vai trò của lĩnhvực môi giới bảo hiểm đối với thị trường bảo hiểm và nền kinh tế - xã hội, cácđại biểu đều thống nhất ghi n

Trang 1

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm – Nhóm 7 – K15503

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM.

Năm học: 2017 - 2018

Trang 2

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm – Nhóm 7 – K15503

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam được đánh giá là một thị trường có tiềm năng to lớn cho mọi hoạt độngphát triển đặc biệt là hoạt động kinh doanh bảo hiểm Với chính sách mở cửa hộinhập kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên “sôi động”, cạnh tranh sâu sắctrên tất cả các lĩnh vực, nhất là bảo hiểm nhân thọ từ khi có sự góp mặt của cáccông ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài

Khác với những hàng hóa cụ thể, sản phẩm bảo hiểm là bảo đảm cho những rủi rođược dự đoán về sau này, sản phẩm bảo hiểm có đặc trưng là không cảm nhậnđược Do đó người yêu cầu bảo hiểm thường không hiểu rõ về lợi và hại, cái hay

và dở của sản phẩm bảo hiểm Khi đó, sự xuất hiện của các nhà môi giới bảo hiểmhay các đại lý bảo hiểm có những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh bảohiểm để tránh xảy ra những tình trạng bất lợi hay các tranh chấp xảy ra

Đối với thị trường kinh doanh bảo hiểm Việt Nam hiện nay, môi giới bảo hiểm vàđại lý bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và chiếm vị trí đặc biệt trong hoạtđộng bảo hiểm hiện nay Để có một cái nhìn khái quát hơn về môi giới bảo hiểm,đại lý bảo hiểm cũng như hoạt động của nó chúng ta sẽ tìm hiểu về 03 chương:Chương 1 giới thiệu về “điạ vị pháp lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm”.Chương 2 giới thiệu về “điạ vị pháp lý của đại lý doanh nghiệp” Chương 3 “sosánh giữa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm”

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

CHƯƠNG 1: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM 7

1.1 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Vai trò quan trọng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 8

1.2 Hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 12

1.2.1 Thành lập và tổ chức hoạt động 12

1.2.2 Nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 14

1.2.3 Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 16

1.2.4 Phân loại hoạt động môi giới bảo hiểm 18

1.2.5 Những hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm 20

1.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 22

1.3.1 Quyền của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 22

1.3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 27

1.4 Chế độ tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 29

1.4.1 Vốn pháp định 29

1.4.2 Vốn điều lệ 30

1.4.3 Quỹ dự trữ bắt buộc 30

1.4.4 Đầu tư vốn 30

Trang 5

1.4.5 Doanh thu và chi phí 31

1.4.6 Lợi nhuận 32

CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 33

2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đại lý bảo hiểm 33

2.1.1 Khái niệm 33

2.1.2 Đặc điểm của đại lý bảo hiểm 34

2.1.3 Vai trò của đại lý bảo hiểm 35

2.2 Hoạt động đại lý bảo hiểm 35

2.2.1 Nguyên tắc hoạt động 35

2.2.2 Nội dung hoạt động 37

2.2.3 Điều kiện để trở thành đại lý bảo hiểm 38

2.3 Hợp đồng đại lý bảo hiểm 39

2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động đại lý bảo hiểm 40

2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm 40

2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm 41

CHƯƠNG 3: SO SÁNH DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM 44

3.1 Sự giống nhau giữa Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.44 3.2 Sự khác biệt cơ bản về địa vị pháp lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 6

CHƯƠNG 1: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI

Từ đó ta có thể hiểu rằng người môi giới bảo hiểm là những người trung gianmôi giới vì lợi ích của người yêu cầu bảo hiểm, nhằm mục đích phục vụ ký kếthợp đồng giữa người yêu cầu bảo hiểm và nhà bảo hiểm, sau đó được hưởnghoa hồng theo quy định của pháp luật

Tổ chức môi giới bảo hiểm ra đời đại diện cho quyền lợi của người tham giabảo hiểm, nhằm lựa chọn, thu xếp và ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanhnghiệp bảo hiểm1 Bên mua bảo hiểm vốn được coi là bên yếu thế hơn so vớidoanh nghiệp bảo hiểm, vì vậy sự ra đời của tố chức môi giới bảo hiểm sẽ gópphần vào việc đem lại sự cân bằng cho quyền lợi đối với bên mua bảo hiểm

1 Pháp luật kinh doanh bảo hiểm – ThS Bùi Thị Hằng Nga, trang 85

Trang 7

Do trách nhiệm của môi giới rất lớn và đòi hỏi quy mô hoạt động rộng lớn, ởViệt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, pháp luật không cho phép cánhân hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ có các doanh nghiệp có tư cách phápnhân mới được phép hoạt động môi giới2.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giớibảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác củapháp luật có liên quan3

1.1.2 Vai trò quan trọng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Về lý thuyết người môi giới sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng sẽ tìmkiếm doanh nghiệp bảo hiểm có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất với chi phí thấpnhất Thực tế môi giới thường lựa chọn trên thị trường một doanh nghiệp cónhiều ưu đãi, sau đó giới thiệu cho khách hàng

Môi giới bảo hiểm làm cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm được chấp nốivới nhau đồng thời góp phần làm tăng uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp bảohiểm Vai trò chính của môi giới bảo hiểm là trung gian giữa doanh nghiệp kinhdoanh bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm Với tư cách là trung gian đại diệncho người tham gia bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hỗ trợ người tham gia bảohiểm quản lý được những rủi ro, xây dựng được các phương án quản lý rủi ro,xây dựng các chương trình bảo hiểm và tìm kiếm nhà bảo hiểm có thể cung cấpđầy đủ các loại hình dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đáp ứng được nhu cầu củangười tham gia Thông qua môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và kháchhàng có thể đàm phán, thỏa thuận và dễ dàng đi đến những điểm chung, ký kếthợp đồng bảo hiểm Thông qua môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vàkhách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm, lựachọn và so

Trang 8

2 Pháp luật kinh doanh bảo hiểm – ThS Bùi Thị Hằng Nga, trang 85

3 Điều 89 Luật KDBH

Trang 9

sánh các công ty bảo hiểm, các dịch vụ bảo hiểm, đánh giá phân tích rủi ro… lànhững công việc thường xuyên của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Với tư cách là trung gian bảo hiểm, môi giới bảo hiểm góp phần phổ biến,tuyên truyền về bảo hiểm, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về những lợiích do bảo hiểm mang lại Môi giới bảo hiểm là bộ phận quan trọng phản hồithông tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm, góp phần giúp cho các doanh nghiệpbảo hiểm có thể xây dựng các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằmđáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm

Tại Hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm 2015, đánh giá về vai trò của lĩnhvực môi giới bảo hiểm đối với thị trường bảo hiểm và nền kinh tế - xã hội, cácđại biểu đều thống nhất ghi nhận những đóng góp nổi bật, đáng kể của của cácdoanh nghiệp môi giới bảo hiểm ở các mặt:

- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (bằng kết quả hoạt động góp phần thúcđẩy thị trường bảo hiểm tăng trưởng và đóng góp cho ngân sách nhànước);

- Góp phần hỗ trợ chính sách an sinh xã hội (tư vấn, môi giới bảo hiểm sứckhỏe; hỗ trợ xây dựng chính sách và môi giới tái bảo hiểm sản phẩm bảohiểm nông nghiệp);

- Góp phần bảo vệ tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, ổnđịnh (tư vấn cho khách hàng đánh giá rủi ro, tham gia bảo hiểm, bảo vệtài chính, tài sản của mình giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh);

- Góp phần đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị (đồng hành cùng cơquan quản lý xây dựng các chính sách bảo hiểm mang tính xã hội);

- Thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế (giúp nhà đầu tư nước ngoài được tưvấn về bảo hiểm an tâm đầu tư tại Việt Nam, giúp kết nối thị trường bảohiểm Việt Nam với thị trường quốc tế)

Trang 10

Như vậy, sự tồn tại và phát triển của lĩnh vực môi giới bảo hiểm là yếu tốkhông thể thiếu cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nóiriêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.

Như vậy có thể thấy doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có những vai trò quantrọng sau:

- Đối với người mua bảo hiểm: Môi giới bảo hiểm tư vấn giúp khách hàng,đánh giá những rủi ro của khách hàng, phân tích những rủi ro có thể đượcloại trừ, có thể được giữ lại và những rủi ro cần phải bảo hiểm, giúpkhách hàng lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm có đầy đủ khả năngcung cấp những sản phẩm bảo hiểm, những dịch vụ bảo hiểm phù hợptheo yêu cầu của khách hàng, Doanh nghiệp môi giới đồng thời cũnggiúp người tham gia bảo hiểm thực hiện đàm phán với các doanh nghiệpbảo hiểm để có thể thu xếp được những điều kiện, điều khoản, mức phíbảo hiểm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, môi giớibảo hiểm cũng hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm trong việc bổ sung hồ

sơ bảo hiểm, giúp khách hàng các thủ tục yêu cầu bồi thường khi sự kiệnbảo hiểm xảy ra, giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí giaodịch bảo hiểm

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Thông qua hoạt động môi giới, cầu nốigiữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, giữa doanh nghiệpbảo hiểm gốc và doanh nghiệp tái bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm

có thể cung cấp sản phẩm của mình cho người mua bảo hiểm, làm tăngtrưởng doanh thu và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình Đồng thời,doanh nghiệp môi giới là doanh nghiệp có quan hệ tốt với người tham giabảo hiểm, do đó, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã ủy

Trang 11

quyền cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công tác quản lýkhách

Trang 12

hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, thực hiện thu hộ phí bảo hiểm, thanhtoán bồi thường cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra Hoạt độngnày đã tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tìmkiếm khách hàng, chi phí đánh giá rủi ro, chi phí quản lý khách hàng,…

và do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm tập trung nâng caochất lượng dịch vụ bảo hiểm và đưa ra được nhiều loại hình sản phẩmbảo hiểm mới

- Đối với thị trường bảo hiểm: Như vậy thông qua hoạt động môi giới bảohiểm, thị trường bảo hiểm sẽ nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng, phục

vụ của các công ty bảo hiểm, thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm phát triển.Với hoạt động của mình, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ tạo thêmnhiều chuyên gia giỏi về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệmbảo hiểm Đây sẽ là đóng góp quan trọng của doanh nghiệp môi giới bảohiểm với thị trường bảo hiểm phát triển nhanh nhưng còn thiếu nhiềunhững chuyên gia về bảo hiểm đối với các thị trường bảo hiểm mới nhưViệt Nam Ngoài ra, môi giới bảo hiểm cũng có vai trò hết sức tích cựctrong việc hạn chế các hành vi trục lợi bảo hiểm, mang lại sự phát triểnlành mạnh cho thị trường bảo hiểm Những khoản tiền khổng lồ của phíbảo hiểm và số tiền bồi thường tạo nên những ý đồ xấu, gây tác hại chotất cả các bên Nguyên tắc của bảo hiểm là cộng đồng hóa, tập thể hóa rủi

ro và thật bức xúc khi một số người với ý đồ xấu có thể làm hỏng lợi íchcủa cả cộng đồng người bảo hiểm Thông qua các khả năng chuyên môncủa mình cũng như sự hiểu biết về người cung cấp dịch vụ cũng nhưngười sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp môi giới có thể đóng vai tròquan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng trên

Trang 13

- Đối với xã hội: Hoạt động môi giới bảo hiểm phát triển trước hết gópphần tạo thêm công ăn việc làm cho toàn xã hội thông qua việc phát triển

hệ thống môi giới bảo hiểm Đồng thời, thông qua các hoạt động môi giớibảo hiểm từng bước nâng cao nhận thức của người dân và của toàn xã hội

về những vai trò, lợi ích của hoạt động bảo hiểm, từ đó thúc đẩy thịtrường bảo hiểm phát triển

 Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phảiđáp ứng các điều kiện sau:

 Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18của Luật doanh nghiệp;

 Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và khôngđược sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác

để tham gia góp vốn;

 Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt độngkinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghịcấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghịcấp Giấy phép;

Trang 14

 Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh cóyêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn phápđịnh tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì và đáp ứng cácđiều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuậncho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành

 Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập:

 Có vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quyđịnh tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

 Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty phù hợp với quy định tạiNghị định 73/2016/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liênquan;

 Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định73/2016/NĐ-CP

+ Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định73/2016/NĐ- CP

- Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phảiđáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và cácđiều kiện sau:

+ Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩmquyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểmtại Việt Nam;

+ Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảohiểm;

+ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môigiới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp

Trang 15

đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập

và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép Trong trườnghợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do Giấyphép thành lập và hoạt động đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh4.Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấpgiấy phép Sau khi được cấp Giấy phép, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm phải đăng báo hằng ngày của báo trung ương và báo địaphương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong 5 số báo liên tiếp về tên, địa chỉtrụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; nội dung phạm vi và thời hạn hoạtđộng; mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp; họ, tên của người đại diện theopháp luật; số Giấy phép và ngày cấp; các nghiệp vụ môi giới bảo hiểm đượcphép kinh doanh

1.2.2 Nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010quy định về nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồmcác hoạt động sau:

Thứ nhất, cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm

Nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho bên mua bảo hiểm cũng như tìm kiếmkhách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới sẽ cung cấp cácthông tin về các doanh nghiệp bảo hiểm giúp cho bên mua bảo hiểm có đượcnhững cái nhìn tổng quan và cần thiết để lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm phùhợp với nhu cầu của mình Trong đó các thông tin về loại hình bảo hiểm, điều

4 Điều 65 Luật KDBH

Trang 16

kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là các thông tin thiếtyếu mà doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bênmua bảo hiểm.

Thứ hai, tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọnloại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảohiểm

Không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng có sản phẩm bảo hiểm như nhau.Thông thường bên mua bảo hiểm họ sẽ không nắm bắt được hết các thông tincủa doanh nghiệp bảo hiểm Họ không nhận biết được thông tin nào là chínhxác, thông tin nào là thông tin rác, sản phẩm nào là phù hợp, sản phẩm nàokhông phù hợp Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phân tích, đánh giá rủi ro,phân tích các điều khoản bảo hiểm, từ đó tư vấn cho bên mua bảo hiểm sảnphẩm phù hợp nhất Tư vấn được coi là một nghiệp vụ chính yếu của doanhnghiệp môi giới bảo hiểm và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động môi giới

Thứ ba, đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệpbảo hiểm và bên mua bảo hiểm

Sau khi cung cấp thông tin và tư vấn lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ tiến hành sắp xếp để bênmua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể trực tiếp trao đổi, ký kết hợpđồng bảo hiểm Đây là bước quan trọng để xác lập mối quan hệ giữa bên muabảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, cũng là điều kiện tiên quyết để doanhnghiệp môi giới được hưởng hoa hồng

Trang 17

Thứ tư, thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợpđồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm như tư vấn và giải quyếtkhiếu nại,

Trang 18

phân tích các dữ liệu về khiếu nại, thu xếp, trợ giúp việc hoàn thành đơn đềnghị bảo hiểm, kiểm tra các tài liệu liên quan đến hợp đồng, trợ giúp giải quyết

ổn thỏa việc bồi thường, cảnh báo cho khách hàng những công ty bảo hiểm cóthể mất khả năng thanh toán hoặc những trường hợp chuyển đổi phạm vi bảohiểm…

1.2.3 Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 5

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm Việc quy định hình thức thỏa thuận là văn bản thể hiện tính chất quan trọng của giao dịch, bởi giao dịch bảo hiểm là giao dịch có giá trị đáng kể, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên giao kết Đồng thời, thỏa thuận phải nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm, thời hạn thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Điều này nhằm mục đích ràng buộc nghĩa vụ giữa hai bên cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên, tránh trường hợp phát sinh tranh chấp

Trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chinhánh nước ngoài ủy quyền thu phí bảo hiểm, trả tiền bồi thường hoặc trả tiềnbảo hiểm, việc ủy quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ thời hạn và phạm vi hoạt động được ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;

- Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ủy quyền thu phí bảo hiểm:

 Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoàn thànhkhi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợpđồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

Trang 19

5 Đi u 7 Thông t 50/2017/TT-BTC ều 7 Thông tư 50/2017/TT-BTC ư 50/2017/TT-BTC

Trang 20

 Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp môi giớibảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm nói trên chodoanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo thời hạn đã thỏathuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từngày nhận được phí bảo hiểm.

- Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệpbảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ủy quyền trả tiền bảo hiểm hoặc trả tiềnbồi thường:

 Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài vẫn phải chịu tráchnhiệm trước người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng về số tiềnbảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa

vụ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiềnbảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng trong thờigian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số tiền bảohiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không quáthời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo quy định của phápluật

- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được thực hiện các hoạt động ủyquyền nêu trên nếu các hoạt động được ủy quyền liên quan đến hợp đồngbảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thu xếp Doanh nghiệp môigiới bảo hiểm không được nhận thù lao từ doanh nghiệp bảo hiểm, chinhánh nước ngoài để thực hiện các hoạt động ủy quyền này

Trang 21

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép hợp tác với doanh nghiệp môi giớibảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động môigiới bảo hiểm gốc Việc hợp tác này phải được thỏa thuận bằng văn bản, trong

đó quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng môi giới bảohiểm của mỗi bên

Việc hợp tác trong môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo quy định phápluật hiện hành và thông lệ quốc tế

1.2.4 Phân loại hoạt động môi giới bảo hiểm

Thường có hai loại môi giới bảo hiểm là môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

- Môi giới Bảo hiểm gốc: Là tổ chức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các

vấn đề về bảo hiểm giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm

Có những người cần mua bảo hiểm nhưng không biết phải mua bảo hiểm như thếnào và mua ở đâu Môi giới bảo hiểm gốc làm việc với khách hàng để xác định nhucầu bảo hiểm, sau đó đàm phán và thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để cóđược phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng

Môi giới bảo hiểm gốc thực hiện nhiều công việc cho doanh nghiệp bảo hiểm vàđược nhận môi giới phí từ doanh nghiệp bảo hiểm hoặc trực tiếp từ khách hàng.Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích:

 Môi giới bảo hiểm gốc tư vấn cho khách hàng về quản lý rủi ro một cách hiệuquả nhất, đây là lĩnh vực chuyên môn của môi giới bảo hiểm Điều này tiếtkiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm Đồng thời tư vấn vềthủ tục khiếu nại để đảm bảo cho khách hàng có mức bồi thường thỏa đáng

Trang 22

GVHD: THS BẠCH THỊ NHÃ NAM 19

 Môi giới luôn thông báo cho khách hàng biết về những văn bản quy phạmpháp luật mới nhất về bảo hiểm, xem xét các vụ đã bồi thường để nhận ra cáchạn chế và do đó có thể giảm bớt các vụ khiếu nại trong tương lai

 Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu các khoản thuế liên quan về phí bảo hiểm

- Môi giới tái Bảo hiểm: Là người hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp bảo

hiểm gốc làm việc với các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong việc bảo hiểmcho chính doanh nghiệp bảo hiểm gốc

Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới đều yêu cầu môi giới tái bảo hiểm

tư vấn, giúp đỡ khi rủi ro được bảo hiểm quá lớn so với khả năng tài chính của họtrong việc thanh toán bồi thường tổn thất nếu rủi ro xảy ra Đối với các rủi ro tiềm

ẩn lớn, môi giới tái bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm phân tích phạm vi rủi

ro để thu xếp tái bảo hiểm khi cần thiết

Thông qua đây, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có được an toàn về tài chính và có khả năng bảo vệ khách hàng lớn hơn và đem lại sự ổn định cao hơn cho xã hội.Hoạt động này cũng mang lại nhiều lợi ích:

 Môi giới tái bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với nhiềudoanh nghiệp tái bảo hiểm Do có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tái bảohiểm, giá bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc được giảm nêntiết kiệm được ngoại tệ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm

 Các doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ nhận được khối lượng dịch vụ lớn hơn, do

đó khách hàng sẽ được đảm bảo tài chính tốt hơn

 Môi giới tái bảo hiểm hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc lập kế hoạch đốiphó với những tổn thất mang tính thảm họa như bão, lốc, động đất… xảy rahàng năm

Trang 23

GVHD: THS BẠCH THỊ NHÃ NAM 20

1.2.5 Những hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm 6

- Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thôngtin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm,người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồngbảo hiểm

Hành vi này của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được xem là hành vi vi phạmnguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm Luật kinh doanh bảo hiểm năm

2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khaiđầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầucủa doanh nghiệp bảo hiểm

- Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợibất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm

Mọi hành vi trái pháp luật đều bị pháp luật nghiêm cấm Trong trường hợp kháchhàng vì những quyền lợi bất hợp pháp mà giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanhnghiệp bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm có thể bị vô hiệu một phần hoặc vô hiệutoàn phần vì không thỏa mãn điều kiện “mục đích và nội dung của giao dịch dân sựkhông vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”7

- Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để muahợp đồng bảo hiểm mới

Mục đích hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là thu về hoa hồng bảohiểm Do đó, với ý đồ trục lợi cho bản thân, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sau khimôi giới cho khách hàng ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm này rồi, sau đóxúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểmmới, nhằm có được hoa hồng từ nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng song song

Trang 24

GVHD: THS BẠCH THỊ NHÃ NAM 21

6 Điều 45 Nghị định 73/2016

7 Điểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015

Trang 25

cùng với đó là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểmkhông được đảm bảo, mục đích hạn chế tổn thất do rủi ro không đạt được.

- Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm,chi nhánh nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn

so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nhằm thuđược hoa hồng môi giới cao hơn

Đây là thực trạng phổ biến hiện nay, khi các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm lợidụng sự thiếu hiểu biết về bảo hiểm của khách hàng để làm lợi cho mình Theo quyđịnh, môi giới bảo hiểm cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng, nhưng khônghưởng thù lao dịch vụ tư vấn từ khách hàng mà được hưởng hoa hồng môi giới bảohiểm từ phía doanh nghiệp bảo hiểm do mang lại dịch vụ bảo hiểm Trên thực tế,nhiều môi giới bảo hiểm định hướng cho khách hàng lựa chọn những doanh nghiệpbảo hiểm có cam kết trả hoa hồng môi giới cao, thay vì lựa chọn những doanhnghiệp bảo hiểm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng

Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm còn cho biết, môi giới bảo hiểm còn soạn cảnhững hợp đồng theo kiểu chắp vá các điều khoản, điều kiện bảo hiểm của nhiềudoanh nghiệp bảo hiểm khác nhau thành một bản mới, theo kiểu “râu ông nọ cắmcằm bà kia” Nguy hiểm hơn, có hợp đồng bảo hiểm, môi giới dùng phạm vi bảohiểm rộng nhất (quy tắc, điều khoản, điều kiện bảo hiểm), nhưng áp một mức phíbảo hiểm thấp nhất Thậm chí, trong một số nội dung chào thầu hoặc hợp đồng bảohiểm để đấu thầu, môi giới bảo hiểm đưa ra mức phí thấp hơn quy định của nhà táibảo hiểm cố định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc của Bộ Tài chính đối với sảnphẩm bảo hiểm bắt buộc

Chưa kể, môi giới bảo hiểm còn tư vấn cho khách hàng khai báo thông tin lập hồ

sơ, giấy tờ yêu cầu bồi thường, cam kết với khách hàng số tiền bồi thường có thểđòi

Trang 26

được từ doanh nghiệp bảo hiểm để ép doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thườngnhằm hưởng thù lao từ phía khách hàng.

Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm khác bộc bạch, nếu không phải vì doanh thucũng như vì mối quan hệ giữa hai bên (môi giới với doanh nghiệp bảo hiểm) lâunay thì doanh nghiệp ông sẽ không ngại từ chối dịch vụ bảo hiểm do môi giới bảohiểm mang lại Bởi trên thực tế, nếu môi giới tiếp tục lạm quyền thì cũng đồngnghĩa với việc mang lại thua thiệt, rủi ro về cho doanh nghiệp bảo hiểm khi chấpthuận ký kết hợp đồng bảo hiểm với những quy tắc, điều khoản, nội dung hợp đồngbảo hiểm, phí bảo hiểm bất lợi

- Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm

Cung cấp thông tin cho khách hàng là một nghiệp vụ chính yếu của doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm Việc cung cấp thông tin sai lệch về doanh nghiệp bảo hiểm cóthể làm thay đổi sự lựa chọn sản phẩm bảo hiểm cũng như doanh nghiệp bảo hiểmcủa khách hàng Điều này vi phạm nghiêm trọng đối với Điểm a Khoản 2 Điều 91Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010

1.3.1 Quyền của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm Hoahồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm Mặc dù làm tư vấn chongười tham gia bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi cho người này, nhưng môi giới bảohiểm lại nhận hoa hồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm Tập quán bảo hiểm vàluật bảo hiểm của các nước trên thế giới khi đề cập đến hoạt động môi giới đều quyđịnh vấn đề này

Trang 27

Khoản 1, điều 91 Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam quy định: “Doanhnghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm Hoa hồng môigiới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm”.

Sở dĩ quy định hoa hồng tính trong phí bảo hiểm là nhằm tạo cho người tham giabảo hiểm cảm giác được tư vấn miễn phí, được phục vụ miễn phí Người môi giớikhông thể đòi hỏi ở người được mình phục vụ vì đã nhận hoa hồng từ phía doanhnghiệp bảo hiểm Dù phải trả hoa hồng môi giới nhưng doanh nghiệp bảo hiểm vẫnphải giữ mức phí bảo hiểm hợp lý để thu hút dịch vụ

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là người tư vấn không lương cho khách hàng cónhu cầu bảo hiểm nhưng lại được bù đắp tiền lương này bằng hoa hồng môi giới dodoanh nghiệp bảo hiểm chi trả Cần phải hiểu rằng, hoa hồng môi giới bảo hiểmchỉ được chi trả đối với hoạt động hướng dẫn, tư vấn, cung cấp thông tin cho kháchhàng về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, các công việc liên quan đến đàmphán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, còn các công việc khác như thu phíbảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường theo ủy quyền của doanhnghiệp bảo hiểm sẽ không được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm

Theo Khoản 11 Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm2010: Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanhnghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợpđồng bảo hiểm

Lưu ý:

Căn cứ Điều 8 Thông tư 50/2017:

- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm

từ phí bảo hiểm

Trang 28

- Cơ sở chi trả tiền hoa hồng môi giớ i bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng

môi giới bảo hiểm gốc

đươc xác điṇ h trên cơ sở thỏa thuân bằng văn bản giữa doanhnghiê

p bảo hiểm, chi nhánh nướ c ngoài và doanh nghiêp môi giớ i bảo hiểm trong

đó quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng môi giới bảo hiểm của mỗi bên

- Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiêp bảohiểm, chi

nhánh nướ c ngoài có trách nhiêm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảohiểm thu đươc theo thời han đã thỏa thuân nhưng tối đa không quá 30 ngày kể tưngày

nhân đươc phí bảo hiểm

- Ngoài ra, hoa hồng môi giớ i tái bảo hiểm cũng thưc các bên nhưng phải đảm bảo

theo thông lê ̣quốc tế

hiê

n theo thỏa thuân của

Vì vậy, có thể thấy hình thức nhận, tỉ lệ nhận và nhận như thế nào hoàn toàn dựatrên sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp môigiới bảo hiểm Thực tế môi giới bảo hiểm nhận hoa hồng dựa trên số hợp đồng màmôi giới kí được với khách hàng, đến đây thì nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giớichấm dứt bởi vì cần phải hiểu rằng, hoa hồng môi giới bảo hiểm chỉ được chi trảđối với hoạt động hướng dẫn, tư vấn khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm, còncác công việc khác như thu phí bảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồithường theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được hưởng hoa hồngmôi giới bảo hiểm, và việc thu phí theo nhiều kỳ là thỏa thuận giữa bên mua bảohiểm và doanh

Trang 29

nghiệp Doanh nghiêp bảo hiểm, chi nhánh nướ c ngoài có trách

Trang 30

Điểm 3, khoản 8 Thông tư 50/2017 quy định: “Trong mọi trường hợp, hoa hồngmôi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệpbảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểmthuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.” Nhưvậy, đối với trường hợp bảo hiểm nhân thọ, thời hạn đóng phí có thể kéo dài từ 10năm đến 20 năm thì cách nào xác định được số phí bảo hiểm thực tế thu được đểxem xét tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc có vượt mức trần 15% phí bảo hiểm

mà pháp luật quy định hay không? Bởi nếu áp dụng theo quy định trên thì trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày khách hàng nộp phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmphải thanh toán hoa hồng môi giới cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, trong khirất khó để xác định số phí bảo hiểm thực tế mà doanh nghiệp bảo hiểm nhận được.Như vậy trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả hoa hồng bảo hiểm chodoanh nghiệp môi giới bảo hiểm xong, một thời gian rất lâu sau đó mới xác địnhđược số phí thực tế thu được, nếu lúc này xác định 15% phí bảo hiểm thực tế thuđược nhỏ hơn số hoa hồng mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm thì sẽ xử lý như thế nào? Như vậy, việc áp mức trần hoa hồngmôi giới bảo hiểm dựa trên phí bảo hiểm thực tế thu trong trường hợp này là hoàntoàn không khả thi

Căn cứ Điều 8 Thông tư 50/2017/TT-BTC, hoa hồng môi giới bảo hiểm được quyđịnh như sau:

Thứ nhất, đối với hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc:

- Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảohiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảohiểm, chi nhánh nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Trang 31

- Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánhnước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm

Trang 32

thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngàynhận được phí bảo hiểm.

Tuy nhiên, nếu là trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vẫn chưa nhận đượchoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ doanh nghiệp bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểmgiữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm bị hủy do lỗi của bên mua bảohiểm thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có được chi trả hoa hồng môi giới bảohiểm không?

Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chi trả hoa hồng môi giới bảo hiểm cho doanhnghiệp môi giới bảo hiểm vì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thực hiện hết vàđầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng môi giới với doanh nghiệp bảo hiểm Còn hợpđồng bảo hiểm thực hiện được tới đâu là vấn đề của doanh nghiệp bảo hiểm và bênmua bảo hiểm

Ngoài ra, xét thấy doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là một hình thức môi giớithương mại theo quy định tại Điều 150 Luật thương mại 2005 như sau: “Môi giớithương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi

là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên đượcmôi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ vàđược hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới)

Do đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại2005

Điều 154 Luật Thương mại 2005, “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đượcmôi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới,

kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.”

Như vậy, trong trường hợp nêu trên, trừ khi có thỏa thuận khác, ngoài phải chi trảhoa hồng môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải thanh toán phần chi

Trang 33

phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới cho doanh nghiệp môi giới bảohiểm.

1.3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

- Thứ nhất, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện việc môi giới trung thực Do đóng vai trò là bên trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người

mua bảo hiểm cho nên doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm cầnđảm bảo tính khách quan, cung cấp thông tin một cách đầy đủ trung thực cho cảhai bên liên quan mà mình đang thực hiện hoạt động trung gian môi giới Bên cạnh

đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng cần hoàn thành trách nhiệm thực hiệncông việc trung thực đối với công ty bảo hiểm Doanh nghiệp môi giới bảo hiểmkhông được có những hành vi tác động đến bên mua bảo hiểm để họ cung cấpthông tin sai lệch hoặc không đúng nhằm cản trở và gây khó khăn, thiệt hại chodoanh nghiệp bảo hiểm Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần cung cấpthông tin, tư vấn cho khách hàng về hình thức và các gói bảo hiểm một cách chitiết cụ thể dựa trên nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng phải có trách nhiệmtìm hiểu đầy đủ, chính xác thông tin, nhu cầu của khách hàng và thông báo vớidoanh nghiệp bảo hiểm Đây có thể coi là trách nhiệm quan trọng nhất của doanhnghiệp môi giới nói chung và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nói riêng

- Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm không tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm Những

hành vi tiết lộ thông tin gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của khách hàng có thể là:việc lộ thông tin cá nhân của khách hàng ảnh hưởng đến quyền bí mật đời tư củahọ; cung cấp thông tin không đúng sự thật, thiếu khách quan về việc tham gia cácloại hình bảo hiểm khiến khách hàng lựa chọn nhầm các gói dịch vụ không phù

Ngày đăng: 31/10/2017, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w