1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chiến lược sản xuất quốc tế của công ty Boeing

6 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Boeing là một hãng hàng không đặt trụ sở chính tại Chicago, MỹTriết lý kinh doanh, giá trị nổi tiếng của Boeing là : “Mạo hiểm, sáng tạo”Giá trị cốt lõi trường tồn này của Boeing giải thích lý do vì sao công ty luôn vươn cao, vươn xa không ngừng trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của công ty không ngừng cả về phạm vi lẫn lĩnh vực kinh doanh, luôn phát huy khẩu hiệu của mình: “Forever new frontiers”.

Trang 1

Đề tài: Chiến lược sản xuất quốc tế của công ty Boeing

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BOEING

Boeing là một hãng hàng không đặt trụ sở chính tại Chicago, Mỹ

Triết lý kinh doanh, giá trị nổi tiếng của Boeing là : “Mạo hiểm, sáng tạo”

Giá trị cốt lõi trường tồn này của Boeing giải thích lý do vì sao công ty luôn vươn cao, vươn

xa không ngừng trên thị trường quốc tế Sự phát triển của công ty không ngừng cả về phạm

vi lẫn lĩnh vực kinh doanh, luôn phát huy khẩu hiệu của mình: “Forever new frontiers”

1 Các lĩnh vực hoạt động

Boeing được chia thành 2 đơn vị kinh doanh chính:

Boeing Commercial Airplanes: là một đơn vị kinh doanh của Công ty Boeing, được

đặt trụ sở chính tại Washington, Hoa Kỳ,

Boeing Defense, Space & Security: Kết hợp các khả năng có người lái và không

người lái trong không khí, thông minh và có hệ thống an ninh, có kết cấu liên lạc và hội nhập sâu rộng

2 Cơ cấu tổ chức

Hãng Boeing thực hiện theo mô hình quản lý tập trung, phát triển năng lực cốt lõi tại nước mình sau đó giám sát quá trình chuyển giao và sử dụng ở nước ngoài Các vị trí lãnh đạo cấp cao của hãng được giao cho những người có nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và phán đoán tốt, có quyền đưa ra các quyết định và

kế hoạch hành động của doanh nghiệp Đứng đầu Boeing hiện nay là Dennis A Muilenburg, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành

XUẤT QUỐC TẾ CỦA BOEING

1 Quyết định định vị sản xuất

a) Những yếu tố ảnh hưởng

Về các yếu tố quốc gia: Đa số các các công ty hợp tác cung ứng và sản xuất các

bộ phận hay linh kiện phức tạp và đòi hỏi kĩ thuật cao như các bộ phận của máy bay phần lớn đều ở các quốc gia phát triển, nơi có trình độ khoa học kĩ thuật cao, đáp ứng được những tiêu chí về kĩ thuật và chất lượng để sản xuất những linh kiện, bộ phận đó

Về các yếu tố kĩ thuật:

- Chi phí cố định:chi phí cố định để xây dựng một nhà máy sản xuất và lắp ráp máy bay là rất cao

10/2015

Trang 2

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY BOEING

- Quy mô hiệu quả tối thiểu:Quy mô hiệu quả tối thiểu của một nhà máy sản xuất máy bay hiện nay là khoảng 700 chiếc/ năm

- Công nghệ sản xuất linh hoạt:giảm thiểu hao phí, giảm thiểu thời gian hoàn thành sản phẩm, loại bỏ hàng tồn kho không cần thiết và thu hẹp không gian nhà máy

Những yếu tố sản phẩm:

- Tỷ lệ giá trị - trọng lượng:Vì giá trị của một chiếc máy bay là rất cao và khối lượng của nó cũng rất lớn nên tỷ lệ giá trị trên trọng lượng của một chiếc máy bay là cao

- Phục vụ nhu cầu phổ biến:Máy bay chỉ có thể sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu sử dụng máy bay theo từng loại khác nhau tùy vào mục đích của khách hàng khác nhau và rất giới hạn, không thể sản xuất đại trà được Vì thế, việc sản xuất máy bay không phục vụ nhu cầu phổ biến

Trên thực tế, việc lựa chọn địa điểm sản xuất hiếm khi rõ ràng như trong bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng Có nhiều ngành công nghiệp rơi vào những trường hợp này và ngành công nghiệp sản xuất máy bay là một trong số đó Đứng trước sự lựa chọn chiến lược sản xuất quốc tế phù hợp, Boeing đã định hướng theo đuổi chiến lược sản xuất phân tán vì những lý do sau đây:

Giảm thiểu chi phí, Phân tán rủi ro, Không có khả năng tự gia công một số

bộ phận đặc biệt, Phát triển R&D tốt hơn nhờ phân tán:

b) Cách thức Boeing thực hiện chiến lược sản xuất phân tán

Mạng lưới cung ứng cho Boeing bao gồm khoảng 21.500 nhà cung cấp và các đối tác ở hơn 77 quốc gia Ngoài ra còn có 5400 nhà máy ở một số quốc gia khác

Boeing có các công ty con: Aviall Services, Boeing Aircraft Holding Company, Boeing Australia, Boeing Canada, Boeing Capital Corporation…

Để mô tả rõ hơn về dây chuyền sản xuất phân tán của Boeing, ta tiến hành phân tích bản đồ sản xuất của dòng máy bay Boeing 787 – Dreamliner.

1 Mép vây thẳng đứng và bánh lái được vận chuyển bằng tàu thủy từ Trung Quốc đến Frederickson (Mỹ)

Đuôi thẳng đứng được lắp ráp tại Frederickson được chuyển thẳng bằng xe tải đến Everett (Mỹ)

2 Tấm nối cánh vào thân máy được chuyển bằng tàu thủy từ Trung Quốc đến Winnipeg (Canada)

Trang 3

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY BOEING

Cửa hộp số hạ cánh chính và bộ phận giảm lực cản thẳng đứng được chuyển thẳng bằng tàu hỏa từ Winnipeg (Canada) đến Everett (Mỹ)

3 Những bộ phận của đầu cánh máy bay được chuyển bằng tàu thủy từ Hàn Quốc đến Nhật Bản

Phần cạnh cố định ở trước cánh được chuyển bằng máy bay từ Tulsa (Mỹ) đến Nhật Bản

Cánh máy bay đã được lắp ráp hoàn chỉnh được chuyển thẳng bằng máy bay

từ Nhật đến Everett (Mỹ)

4 Cửa khoang hàng hóa sau được chuyển từ Thụy Điển đến Ý

Những bộ phận thân máy bay được chuyển bằng máy bay từ Ý đến Charleston (Mỹ)

Những bộ phận của thân máy bay được chuyển bằng máy bay từ Nhật đến Charleston (Mỹ)

Phần bọc cánh nối với thân được lắp ráp hoàn chỉnh được chuyển bằng tàu hòa

từ Winnipeg (Canada) đến Charleston (Mỹ)

Cửa hành khách được chuyển bằng tàu thủy từ Pháp đến Charleston (Mỹ)

Bộ phận thân máy giữa và sau được lắp ráp hoàn chỉnh được vận chuyển thẳng bằng máy bay từ Charleston đến Everett (Mỹ)

5 Bánh đáp hạ cánh mũi được chuyển từ Gloucester (Anh) đến Wichita (Mỹ) Cửa khoang hàng hóa trước được chuyển từ Thụy Điển đến Wichita (Mỹ)

Phần mũi máy bay được lắp ráp hoàn chỉnh được chuyển thằng bằng máy bay

từ Wichita đến Everett (Mỹ)

6 Phần lái có thể chuyển động ở cánh sau và nắp phía trong được chuyển thẳng bằng tàu thủy từ Úc đến Everett (Mỹ)

7 Vỏ máy bay được chuyển thẳng từ Chula Vista đến Everett (Mỹ)

8 Phần cạnh có thể chuyển động ở phía trước cánh được chuyển thẳng bằng tàu hỏa tứ Tulsa đến Everett (Mỹ)

9 Đuôi máy bay được chuyển thẳng bằng tàu thủy từ Hàn Quốc đến Everett (Mỹ)

10 Các trụ động cơ được chuyển thẳng bằng tàu hỏa từ Wichita đến Everett (Mỹ)

11 Bánh đáp hạ cánh chính được chuyển thẳng từ Gloucester (Anh) đến Everett (Mỹ)

Trang 4

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY BOEING

12 Cánh giữ thăng bằng theo chiều ngang được chuyển thẳng bằng máy bay từ

Ý đến Everett (Mỹ

2 Quyết định sử dụng nguồn lực

Boeing phụ thuộc khá nhiều vào các nhà cung ứng để đáp ứng được thời hạn và những mong muốn của khách hàng

Boeing hiện đang cắt giảm nguồn cung ứng bằng cách tập trung vào việc làm ăn với những nhà cung ứng có trình độ cao Chẳng hạn kế hoạch sản xuất dòng máy bay Boeing 787 Dreamliner chỉ sử dụng một vài nhà cung ứng lớn để cung cấp những kết cấu của chiếc máy bay, bao gồm phần cánh từ những công ty Nhật Bản (màu xanh lá), phần thân từ một nhóm các công ty ở Ý và Mỹ (màu vàng) Phần còn lại sẽ

do Boeing tự chế tạo (màu xanh dương)

Cần phải chú ý hai vấn đề nữa trong quyết định sử dụng nguồn lực của là:

 Thay vì chế tạo chiếc máy bay từ đầu đến cuối theo cách thông thường, Boeing triển khai hàng ngàn nhân viên để thực hiện hoạt động lắp ráp và liên kết hệ thống Mỗi phần của máy bay được giao cho các nhà thầu phụ tại nhiều nước sản xuất, sau đó tất cả các phần hoàn thiện được chuyển tới dây chuyền lắp ráp ở Washington Phương pháp này nhằm mục tiêu đơn giản hóa dây chuyền và giảm chi phí lưu kho

 Tuy không tự sản xuất toàn bộ các thành phần, linh kiện máy bay mà đặt từ rất nhiều nhà cung ứng bên ngoài, thế nhưng để đảm bảo về chất lượng cao của sản phẩm, vì ở nơi khác có thể có chi phí xây dựng nhà máy và chi phí nhân công rẻ hơn nhưng khả năng kĩ thuật chưa thể bằng tại chính quốc, Boeing đã tập trung hầu hết các thành phần quan trọng của nó, bao gồm lắp ráp, tích hợp các hệ thống

và các hoạt động khác gần nhà máy chính ở Washington Các công đoạn lắp ráp cuối cùng các bộ phận chính (mà các bộ phận này có thể đã được lắp ráp sẵn từ một nơi khác như đã phân tích trên) để tạo thành một chiếc máy bay hoàn chỉnh cũng chỉ được diễn ra tại 3 nhà máy lớn của Boeing tại Mỹ, nơi mà công suất có thể xuất xưởng 400 máy bay đáp ứng cho khách hàng mỗi năm

Boeing thực hiện hoạt động sản xuất theo hướng phân tán.

3 Các hoạt động khác của chuỗi giá trị

a) R&D – Nghiên cứu và phát triển

Khách hàng của Boeing không chỉ là các hãng hàng không của chính quốc Mỹ mà hằng năm, Boeing nhận được hàng trăm đơn đặt hàng từ các hãng máy bay từ châu

Âu, châu Á, Từ việc nghiên cứu Boeing đã nhận ra nhu cầu về máy bay của các hãng hàng không thuộc khu vực địa lý khác nhau là khác nhau Boeing đã chia thị trường của mình ra thành nhiều phân khúc thị trường theo nhu cầu khác nhau đó

và cho ra các máy bay có đặt tính khác nhau để phục vụ cho các phân khúc thị trường mà họ cho rằng có tiềm năng phát triển và đem lại lợi nhuận Với hơn 77 trung tâm trên toàn thế giới, R&D của công ty Boeing được thực hiện tại các trung

Trang 5

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY BOEING

tâm như: Alabama, California , Washington, Missouri và Nam Carolina Các trung tâm này sẽ hoạt động độc lập nhưng họ cũng sẽ hợp tác với các trung tâm công nghệ của Boeing ở châu Á, châu Âu và Australia trong các lĩnh vực như an toàn hàng không, môi trường và các lĩnh vực khác

Boeing thực hiện hoạt động Nghiên cứu và Phát triển theo hướng phân tán.

Boeing có dòng máy bay khác nhau cho phân khúc thị trường khác nhau Mỗi dòng máy bay sẽ hướng tới khách hàng khác nhau Ví dụ 737 là nhằm hướng tới các hãng hàng không chi phí nhỏ hơn và thấp, 747 có một sự hiện diện với hầu hết các hãng hàng không lớn, 767 và 777 là nhằm mục đích hướng tới các hãng hàng không bay quốc tế khoảng cách và dài Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ mà sản phẩm của công ty được giới thiệu Ngoài ra công ty cũng tham gia tiếp thị gián tiếp bằng cách xuất bản những thành tựu kỹ thuật của nó trong liên hoan

kỹ thuật khác nhau thông qua tin tức và phương tiện truyền thông Tuy nhiên như

đã phân tích trên thì việc sản xuất máy bay không phục vụ nhu cầu phổ biến, khách hàng chủ yếu của công ty thường chỉ là những hãng hàng không, cho nên các hoạt động Marketing của Boeing như phát hành các video quảng cáo hay tham gia trưng bày tại các sự kiện lớn chỉ diễn ra ở Mỹ và một số quốc gia lớn ở châu

Âu, Canada, nơi mà Boeing có cơ hội tiếp cận tốt với khách hàng

Tuy các thành phần của máy bay được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chúng chỉ được lắp ráp thành một chiếc máy bay hoàn chỉnh tại các nhà máy lắp ráp chính ở Mỹ Chỉ tại Mỹ, Boeing mới thực hiện hoạt động bán hàng của mình Những chiếc máy bay được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được 2 – 3 nhân viên phi công của công ty vận hành, bay trực tiếp đến nơi giao hàng cho khách hàng

Boeing thực hiện hoạt động Marketing & Bán hàng theo hướng tập trung.

c) Dịch vụ khách hàng

Với khoảng 20 trung tâm dịch vụ kĩ thuật và công nghệ được phân bố ở khắp nơi trên thế giới, Boeing có khả năng đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng về bảo trì, sửa chữa, nâng cấp…các sản phẩm máy bay của công ty khi khách

hàng có yêu cầu Boeing thực hiện hoạt động dịch vụ khách hàng theo hướng

phân tán.

1 Căn bệnh ưa gia công tại nước ngoài và những rủi ro của nó

Để giảm thiểu chi phí cho việc gia công và lắp ráp Boeing thực hiện chiến lược sản xuất quốc tế nhưng việc lựa chọn chiến lược này có thật sự hiệu quả không khi hàng loạt các sự cố đã xảy ra như rò rỉ nhiên liệu, kính chắn gió bị vỡ, hệ thống phanh có trục trặc, cháy điện

Trang 6

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY BOEING

Có khá nhiều rủi ro khi tham gia sản xuất một chiếc máy bay Trong trường hơp của Boeing, kế hoạch thuê ngoài cho phép các công ty bán máy bay tự đưa ra mẫu thiết

kế thay vì sử dụng mẫu của Boeing đã không mang lại được hiệu quả gì Kết quả tương tự ngay cả khi Boeing phân phối các bộ phận máy kèm theo hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Trung, Ý, và các ngôn ngữ khác, cũng như quyết định sử dụng các nguyên liệu và công nghệ khác lạ thay vì nhựa thông thường để lắp ráp máy bay

2 Hậu quả khi giao cả các khâu quan trọng trong quá trình sản xuất cho

nước ngoài

Vấn đề lớn nhất của những sự cố của máy bay Boeing nằm ở chỗ họ thuê gia công nước ngoài không chỉ trong khâu sản xuất mà còn ở khâu thiết kế kỹ thuật, Boeing không hoàn thành trọn vẹn sản phẩm mẫu, có quá nhiều công ty tham gia vào thiết kế

vì vậy mà nó đã không hề khớp với nhau

vấn đề chất lượng, khi một số linh kiện tới tay Boeing đã không đạt chuẩn, hoặc đơn giản là không lắp vừa với các linh kiện khác

3 Tự tìm hướng đi mới cho riêng mình

Boeing đã nhanh nhạy và thích ứng một cách khôn ngoan khi biến thách thức thành

cơ hội để tạo hướng đi mới cho mình Trong thế chiến thứ hai, một số lượng lớn các máy bay ném bom là do Boeing cung cấp, tuy nhiên sau khi chiến tranh kết thúc hầu hết các đơn đặt hàng về máy bay ném bom bị hủy bỏ, điều đó làm ngành công nghiệp máy bay của nước Mỹ nói chung và Boeing nói riêng bị đình trệ điều mà các đối thủ của Boeing còn chưa nghĩ đến trong khi chiến tranh, Boeing đã tìm được hướng đi mới và tạo sự khác biệt để chiếm được lợi thế dẫn đầu cho mình

Ngày đăng: 02/10/2017, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w