TÓM TẮT Nghiên cứu đo lường mức độ dẫn truyền của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu theo cách tiếp cận chuỗi giá cả, kết hợp tìm hiểu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhằm đánh giá tá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-
NGUYỄN ANH THƯ
HIỆU ỨNG DẪN TRUYỀN TỪ TỶ GIÁ ĐẾN
GIÁ XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP Hồ Chí Minh – Năm 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
- -
NGUYỄN ANH THƯ
HIỆU ỨNG DẪN TRUYỀN TỪ TỶ GIÁ ĐẾN
GIÁ XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các trích dẫn và nguồn số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi Đây là bài nghiên cứu chính sách của cá nhân tôi, do đó không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Nguyễn Anh Thư
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là món quà gửi đến ba tôi, người đã trải qua quá trình đấu tranh với bệnh tật và qua đời trong thời gian tôi thực hiện luận văn, cũng là lời cảm ơn sâu sắc nhất tôi gửi đến gia đình, những người đã luôn bên cạnh, tin tưởng và ủng hộ tôi thực hiện lựa chọn của mình
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS James Riedel và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tâm hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành hướng nghiên cứu cũng như có những lời góp ý, phản biện và lời khuyên hết sức chân thành để tôi có thể hoàn thành luận văn này Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, nơi tôi được đào tạo dưới môi trường học thuật tự do và văn minh, đồng thời nhận được sự giảng dạy, giúp đỡ, hỗ trợ tận tình của các Thầy, Cô cùng các anh chị cán bộ, trợ lý và cô chú phục vụ trong suốt thời gian tôi học tập tại đây Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến anh Trương Minh Hòa, người đã giới thiệu Chương trình cho tôi và là nguồn chia sẻ lớn đối với tôi trong thời gian học tập tại đây
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người anh, chị đồng nghiệp ở Công ty Hưng Thịnh và bạn bè của mình, đặc biệt là lớp MPP8 đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này
Tác giả
Nguyễn Anh Thư
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu đo lường mức độ dẫn truyền của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu theo cách tiếp cận chuỗi giá cả, kết hợp tìm hiểu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhằm đánh giá tác động của chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá lên giá xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu phụ thuộc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu một cách ổn định hơn Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết cơ chế dẫn truyền tỷ giá sang giá sản phẩm cuối cùng thông qua chuỗi giá cả do Laflèche (1996) đề xuất, kết hợp sử dụng mô hình định lượng Véctơ tự hồi quy cấu trúc SVAR để đo lường truyền dẫn các cú sốc
Kết quả định lượng cho thấy: khi chưa xem xét đến cú sốc giá nhập khẩu, cú sốc tỷ giá tăng lên 1% làm giá xuất khẩu giảm 0,44% ngay trong quý xảy ra cú sốc và giảm dần sau đó Điều chính tăng tỷ giá tác động có lợi đến giá xuất khẩu Khi bổ sung giá nhập khẩu vào mô hình, cú sốc tỷ giá tăng lên 1% làm giá xuất khẩu giảm 0,21% tại quý xảy
ra cú sốc và sau hai quý giá xuất khẩu lại tăng lên 0,24% Kết quả này hàm ý rằng yếu
tố nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu đã làm hạn chế các tác động có lợi của chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá sau hai quý khi có cú sốc tỷ giá xảy ra Điểm thú vị khác từ kết quả nghiên cứu là mặc dù giá nhập khẩu có tác động khá lớn đến giá sản xuất thì giá sản xuất có tác động khá khiêm tốn và chậm lên giá xuất khẩu Điều này hàm ý tỷ lệ các yếu
tố nhập khẩu trong giá hàng hóa xuất khẩu khá lớn, trong khi hàm lượng các yếu tố nội địa và giá trị gia tăng còn thấp; đồng thời thể hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam có xu hướng hấp thụ các biến động bất lợi của tỷ giá do lợi thế cạnh tranh nhờ giá thấp
Dựa vào kết quả nghiên cứu, để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng ổn định cần phải gia
tăng hàm lượng các yếu tố nội địa và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu nhằm
gia tăng hiệu quả của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu Với mục tiêu như vậy, các chính
sách chính phủ có thể xem xét là: (i) Đưa tỷ giá về giá trị thực nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời giảm cầu hàng nhập khẩu nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập khẩu, tạo điều kiện để gia tăng hàm lượng nội địa; và (ii) Thu hút FDI một cách trọng điểm, gắn kết với chính sách công nghiệp ưu tiên của quốc gia nhằm tạo ra sự lan toả công nghệ và tri thức từ các doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội, đưa doanh nghiệp nội vào chuỗi giá trị toàn cầu
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HỘP viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 4
1.6 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 6
2.1 Hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá lên giá cả 6
2.1.1 Khái niệm 6
2.1.2 Cơ chế dẫn truyền 6
2.2 Ý nghĩa của sự dẫn truyền tỷ giá đối với các biến vĩ mô thực 9
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá 10
2.3.1 Các yếu tố vĩ mô 10
2.3.2 Các yếu tố vi mô 11
2.4 Lược khảo các nghiên cứu trước 12
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 12
2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 14
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 16
3.1 Quy trình nghiên cứu 16
3.2 Mô hình 16
3.2.1 Giới thiệu mô hình 16
Trang 73.2.2 Các biến được lựa chọn trong mô hình 17
3.3.3 Các bước tiến hành ước lượng 18
3.3 Dữ liệu 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Biến động tỷ giá ở Việt Nam 21
4.1.1 Chế độ tỷ giá ở Việt Nam 21
4.1.2 Biến động gần đây của tỷ giá 21
4.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu ở Việt Nam 24
4.2.1 Cán cân thương mại thâm hụt 24
4.2.2 Tỷ lệ nhập khẩu tư liệu sản xuất lớn 25
4.2.3 Giá trị gia tăng thấp 26
4.2.4 Phụ thuộc FDI 27
4.2.5 Năng lực sản xuất nội địa suy yếu 31
4.3 Kết quả ước lượng của mô hình cơ bản 5 biến 33
4.3.1 Ước lượng hàm phản ứng đẩy (IRFs) 34
4.3.2 Phân tích phương sai (FEVD) 36
4.4 Kết quả ước lượng của mô hình 6 biến 37
4.4.1 Ước lượng hàm phản ứng đẩy (IRFs) 37
4.4.2 Phân tích phương sai (FEVD) 40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Hàm ý chính sách 43
5.3 Hạn chế của đề tài 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 51
Trang 8DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á
ERPT Exchange rate pass-through Sự dẫn truyền tỷ giá
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
LCP Local currency pricing Định giá theo đồng tiền nước nhập
khẩu MVA Manufacturing value added Giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế
tạo
PCP Producer currency pricing Định giá theo đồng tiền nhà sản
xuất/nhà xuất khẩu VAR Vector Auto Regression Véctơ tự hồi quy
SVAR Structal Vector Auto
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Giá trị xuất khẩu, Tốc độ tăng GDP, Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và Tốc độ tăng xuất
khẩu của Việt Nam 1
Hình 1.2 Tác động của giảm giá nội tệ đến DNXK năm 2010 3
Hình 2.1 Cơ chế dẫn truyền tỷ giá sang giá cả 7
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá 10
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 16
Hình 4.1 Biến động tỷ giá giai đoạn 2011-2015 22
Hình 4.2 Tỷ giá hiệu dụng đa phương thực và danh nghĩa của Việt Nam, Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2000-2015 23
Hình 4.3 Giá trị XNK và cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015 24
Hình 4.4 Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 25
Hình 4.5 Cơ cấu xuất khẩu và cán cân thương mại phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2015 28
Hình 4.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu đổi với hàng hóa và nguyên liệu sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối cùng 31
Hình 4.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu đổi với hàng hóa và nguyên liệu sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối cùng Error! Bookmark not defined. Hình 4.8 Chỉ số tỷ giá thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 33
Hình 4.9 Phản ứng đẩy của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá 34
Hình 4.10 Phản ứng đẩy tích luỹ của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá 35
Hình 4.11 Phân tích phương sai đối với biến động của giá xuất khẩu mô hình 5 biến 36
Hình 4.12 Phản ứng đẩy của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá mô hình 6 biến 37
Hình 4.13 Mức phản ứng tích lũy của các chỉ số giá đối với cú sốc tỷ giá tăng 1% tại quý 0 và quý 2 39
Hình 4.14 Phản ứng đẩy tích luỹ của các chỉ số giá với nhau theo chuỗi giá cả 39
Hình 4.15 Kết quả phân tích phương sai biến động giá xuất khẩu mô hình 6 biến 41
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các mặt hàng XK chủ yếu và NVL nhập khẩu tương ứng năm 2015 2Bảng 3.1 Các biến trong mô hình Véctơ tự hồi quy dạng cấu trúc (SVAR) 19Bảng 4.1 Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo bình quân đầu người (MVA) 27
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Rủi ro phụ thuộc nguyên vật liệu 26Hộp 4.2 Hệ sinh thái doanh nghiệp của Việt Nam không lành mạnh 31
Trang 11CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam là một quốc gia có mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu Bằng chứng cho điều này là độ mở nền kinh tế của Việt Nam hiện tại khá lớn và tăng với tốc độ rất nhanh Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2016 ở mức khá cao, đạt con số 18,5%/năm Quy mô kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 5,4 lần từ 32,5 tỷ USD năm 2005 lên 175,9 tỷ USD vào năm 2016 Cũng trong giai đoạn này, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế biến động theo từng giai đoạn, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm và lên tới 91,6% vào năm 2016 Định hướng của Việt Nam muốn hội nhập kinh tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là rất rõ ràng khi liên tục ký kết và là một trong những quốc gia sở hữu rất nhiều hiệp định thương mại tự do.1
Hình 1.1 Giá trị xuất khẩu, Tốc độ tăng GDP, Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và Tốc độ tăng
xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2005-2017
56.3 57.2
65.3 72.7 73.8 77.1
13.8
7.9 8.6
(20.0) - 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0
Trang 12Với vai trò quan trọng như vậy của xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng luôn là một trong các mục tiêu chính trong điều hành chính sách Về phương diện lý thuyết, hỗ trợ xuất khẩu là một trong các cơ sở để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá (đồng VND giảm giá) Khi các yếu tố khác không đổi, đồng nội tệ tăng giá sẽ làm hàng hoá trong nước đắt tương đối so với hàng hoá nước ngoài,
do đó khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu Ngược lại, đồng nội tệ giảm giá sẽ hạn chế nhập khẩu và tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất khẩu Tuy vậy, điều chỉnh tăng tỷ giá tiềm ẩn nguy cơ kích thích giá cả tăng lên do sự tăng giá đến từ các sản phẩm nhập khẩu Đây gọi là hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá vào giá cả
Mặc dù có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, sức cạnh tranh của xuất khẩu
ở Việt Nam hiện nay còn yếu do quá lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, kể cả ở những ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may và thuỷ sản Sự phụ thuộc nguyên phụ liệu nước ngoài trong sản xuất xuất khẩu đã và đang là một thực tế ở Việt Nam, thể hiện phần nào qua Bảng 1.1 Ví dụ, để có được 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may, Việt Nam đã nhập khẩu 13 tỷ USD vải và xơ, sợi dệt các loại chưa kể đến các nguyên phụ liệu khác và máy móc thiết bị Tương tự, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu
có kim ngạch lớn đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Bảng 1.1 Các mặt hàng XK chủ yếu và NVL nhập khẩu tương ứng năm 2015
Mặt hàng
Trị giá (triệu USD)
Tăng trưởng
so với 2014 (%)
Mặt hàng
Trị giá (triệu USD)
Tăng trưởng
so với 2014 (%) Dệt may 22.802 16,6
Xơ, sợi dệt các loại 3.142 10 Vải các loại 10.154 7,8 Giày dép 12.007 16,3 Nguyên phụ liệu
dệt may, da giày 4.689 6,7
Thuỷ sản 6.569 -16,1
Thuỷ sản 1.068 0,1 Thức ăn gia súc,
nguyên liệu 3.391 4,2 Điện tử, máy
tính, linh kiện 15.608 36,5
Điện tử, máy tính linh kiện 23.123 23,4 Điện thoại các
loại và linh kiện 30.166 27,8
Điện thoại các loại và linh kiện 10.594 24,8
Trang 13Tổng trị giá 87.152 56.161
Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan về Hàng hoá xuất khẩu, 2015
Theo Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử ở Việt Nam của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2010, có 44,4% doanh nghiệp xuất khẩu cho biết có doanh thu tốt hơn nhờ chính sách tỷ giá, 35,6% cho rằng giảm giá đồng nội tệ không có tác động và 20% cho rằng có tác động xấu Cũng theo doanh nghiệp, nguyên nhân của tác động này là do sự giảm giá tiền đồng làm tăng chi phí nhập khẩu, cụ thể 69,2% doanh nghiệp cho rằng không bị tác động và 26,9% bị tác động xấu bởi yếu tố nhập khẩu nguyên liệu đầu vào
Hình 1.2 Tác động của giảm giá nội tệ đến DNXK năm 2010
Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh của DNXK ở Việt Nam, 2010
Từ những điều trên dẫn tới nghi ngờ rằng tác động thực tế của chính sách điều chỉnh tỷ giá nhằm hỗ trợ xuất khẩu có thể sẽ không được hiệu quả như kỳ vọng của nhà điều hành chính sách Tăng trưởng xuất khẩu nhờ giá giảm từ tác động của việc giảm giá đồng nội tệ có thể sẽ giảm đi do những tác động bất lợi của giá cả tăng kéo theo trong những giai đoạn sau.2 Do biến động tỷ giá tăng có thể truyền dẫn từ giá nhập khẩu đến giá xuất khẩu thông qua chuỗi giá cả, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu
ở Việt Nam có khả năng khiến cho giá xuất khẩu không giảm như kỳ vọng khi đồng nội
tệ giảm giá Từ đó, dẫn tới làm suy giảm năng lực cạnh tranh về giá của hàng hóa xuất khẩu
Trang 14Xuất phát từ thực tiễn này, nghiên cứu thực nghiệm về sự truyền dẫn của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh phụ thuộc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu trở nên cần thiết, nhằm góp phần đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Với thực tiễn nêu trên, nghiên cứu này có mục đích đo lường sự dẫn truyền của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu thông qua chuỗi giá cả, kết hợp với tìm hiểu những đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam nhằm đánh giá mức độ hỗ trợ về giá đối với xuất khẩu của chính sách tỷ giá hiện tại Từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng ổn định và bền vững hơn
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Mức độ dẫn truyền từ biến động tỷ giá đến giá xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015 là bao nhiêu?
(2) Với mức độ dẫn truyền đo lường được, chính sách tỷ giá đã hỗ trợ về giá đối với xuất khẩu như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa biến động tỷ giá và giá xuất khẩu ở Việt Nam theo cách tiếp cận hiệu ứng dẫn truyền thông qua chuỗi giá cả
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá tác động của chính sách tỷ giá lên xuất khẩu ở khía cạnh giá cả trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015
1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng khung phân tích thể hiện cơ chế dẫn truyền từ tỷ giá đến giá sản phẩm cuối cùng do Laflèche (1996) đề xuất, theo đó có hai cơ chế truyền dẫn trực tiếp
và truyền dẫn gián tiếp từ tỷ giá đến giá của sản phẩm cuối cùng Nghiên cứu này tập trung đánh giá sự dẫn truyền theo cơ chế trực tiếp
Sử dụng mô hình Véctơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR), nghiên cứu tiến hành đo lường hệ
số dẫn truyền của tỷ giá đến giá xuất khẩu thông qua chuỗi giá cả, kết hợp với phân tích
Trang 15định tính tìm hiểu bối cảnh tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK)
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn này bao gồm 5 chương Trong đó, ở Chương 1 tác giả sẽ giới thiệu đề tài, xác định bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu một cách ngắn gọn Chương 2 giới thiệu khung phân tích, các khái niệm lý thuyết liên quan và tổng quan kết quả của các nghiên cứu trước Chương 3 tiến hành thiết kế nghiên cứu, bao gồm mô tả chi tiết mô hình nghiên cứu định lượng, dữ liệu sử dụng và các bước tiến hành nghiên cứu Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu cùng các phân tích, thảo luận cho kết quả tìm được Cuối cùng, các kết luận của nghiên cứu và khuyến nghị chính sách sẽ được trình bày ở Chương 5
Trang 16CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN
tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi một phần trăm
Sự dẫn truyền tỷ giá được gọi là hoàn toàn khi đồng nội tệ mất giá 1% sẽ dẫn đến giá nhập khẩu tăng tương ứng 1% Ngược lại, nếu giá nhập khẩu tăng nhỏ hơn 1% được gọi
là sự dẫn truyền tỷ giá không hoàn toàn và không có sự dẫn truyền tỷ giá nếu giá nhập khẩu không tăng
Sự dẫn truyền không hoàn toàn từ tỷ giá sang giá nhập khẩu vi phạm Luật một giá3ngoài những yếu tố chi phí vận chuyển, phân phối, thuế và rào cản thương mại, hàng hóa không đồng nhất còn do hành vi điều chỉnh lợi nhuận biên của nhà xuất khẩu trước biến động tỷ giá, hay còn gọi là hành vi định giá theo thị trường (Price-to-market - PTM, Krugman, 1987) Tới lượt nó, hành vi này lại chịu tác động của độ co giãn theo cầu, độ co giãn theo cung và cấu trúc chi phí của doanh nghiêp Theo Goldberg và Knetter (1996), điều kiện để biến động tỷ giá dẫn truyền hoàn toàn sang giá nhập khẩu
là (i) thị trường cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận biên là không đổi và bằng không, và (ii) chi phí biên hoặc giá bán là không đổi
2.1.2 Cơ chế dẫn truyền
Không dừng lại ở định nghĩa ban đầu, biến động tỷ giá theo nhiều kênh truyền dẫn không chỉ tác động đến giá nhập khẩu mà còn đến giá sản xuất, giá xuất khẩu và giá cả tiêu dùng trong nước Tăng tỷ giá (làm đồng nội tệ yếu đi so với ngoại tệ) làm tăng giá
3 Luật một giá (Law of One price) là một khái niệm kinh tế: các hàng hóa giống nhau sẽ được bán với giá như nhau khi tính bằng một đồng tiền trên các thị trường khác nhau
Trang 17nhập khẩu khi với cùng một giá nhập khẩu bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu phải trả nhiều nội tệ hơn để mua ngoại tệ, dẫn tới giá bán tính bằng nội tệ ở thị trường trong nước cao hơn, gây áp lực tăng giá sản xuất, dẫn tới tăng giá hàng hóa cuối cùng
Nguồn: Laflèche, 1996
Cơ chế dẫn truyền trực tiếp được dựa trên quan sát rằng có một bộ phận lớn hàng hoá nhập khẩu trở thành hàng hoá trung gian để sản xuất thành phẩm cuối cùng (cả trong nước và xuất khẩu) Trước khi được tiêu thụ trong nước hoặc đưa đi xuất khẩu, hàng hoá cuối cùng phải đi qua chu trình sản xuất và phân phối Những yếu tố mang tính nội địa như chi phí lao động và chi phí phân phối như kho bãi, vận chuyển và chi phí bán lẻ
có tác dụng “pha loãng” các yếu tố nhập khẩu trong giá của hàng hóa cuối cùng Càng
về cuối chu trình sản xuất và phân phối, mức độ phản ứng của giá cả hàng hóa đối với biến động của tỷ giá sẽ càng giảm dần Vì vậy, do nằm ở các giai đoạn sản xuất và phân phối khác nhau, các chỉ số giá nhập khẩu (Import Price Index, IPI), sản xuất (Production Price Index, PPI), tiêu dùng (Consumer Price Index, CPI) và xuất khẩu (Export Price Index, XPI) có cấu thành các yếu tố nhập khẩu giảm dần, do đó tương ứng sẽ phản ứng giảm dần đối với biến động của tỷ giá
Giá NVL đầu vào nhập khẩu
tăng
Chi phí sản xuất tăng
Giá sản phẩm cuối cùng tăng
Tăng cầu sản xuất nội địa và
xuất khẩu
Cầu lao động tăng (Tiền lương tăng)
Biến động tỷ giá (Nội tệ mất giá) Hình 2.1 Cơ chế dẫn truyền tỷ giá sang giá cả
Trang 18Điều này có nghĩa là những biến động tỷ giá có thể thông qua giá các yếu tố sản xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến giá sản xuất và giá bán của hàng hóa cuối cùng Đây gọi là sự truyền dẫn của tỷ giá theo chuỗi giá cả Tỷ trọng các yếu tố đầu vào nhập khẩu càng lớn thì sự truyền dẫn của tỷ giá đến giá sản phẩm cuối cùng theo đó cũng càng lớn Sự truyền dẫn này mang tính một chiều, những thay đổi hay cú sốc của giá nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến giá cả ở phía sau trong chuỗi giá cả là giá sản xuất, giá tiêu dùng và giá xuất khẩu (với độ trễ phù hợp)
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mức độ phản ứng của mỗi loại giá cả đối với nội
tệ giảm giá sẽ tương ứng hoàn toàn chặt chẽ với hàm lượng các yếu tố nhập khẩu so với các yếu tố nội địa trong từng loại giá Nghĩa là, sự dẫn truyền tỷ giá thường không hoàn toàn Điều này, như đã đề cập ở trên, còn phụ thuộc nhiều vào hành vi điều chỉnh giá bán hay là thay đổi lợi nhuận biên trước các biến động tỷ giá của doanh nghiệp Người bán thường không thể chuyển hết các biến động tỷ giá bất lợi vào khách hàng Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu (người bán và người mua) thường chia sẻ với nhau tác động từ biến động tỷ giá, tuy nhiên với tỷ lệ như thế nào tùy thuộc vào cấu trúc thị trường, đặc điểm hàng hoá, độ co giãn của cung cầu và thế thương lượng của hai bên
Giá xuất khẩu chịu tác động từ biến động tỷ giá theo hai hướng ngược chiều nhau Một mặt, khi tỷ giá tăng lên đồng nội tệ mất giá sẽ làm giá xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối, nâng tính cạnh tranh về giá của hàng hoá xuất khẩu nước nhà trên thị trường thế giới Trong khi đó, giá nhập khẩu sẽ đắt hơn một cách tương đối so với hàng hoá trong nước Mặt khác, theo chuỗi sản xuất và phân phối, hàng hoá xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào nhập khẩu tăng lên và các chi phí khác do gia tăng nhu cầu sản xuất thay thế cho hàng nhập khẩu vốn đang đắt hơn tương đối do biến động
tỷ giá Vì vậy, tỷ giá tăng theo cơ chế truyền dẫn này sẽ làm giá xuất khẩu tăng lên, tuy nhiên sẽ có độ trễ vì các nhà sản xuất luôn cần thời gian để điều chỉnh giá cả và kế hoạch sản xuất
Về mặt gián tiếp, các cú sốc tỷ giá có thể tạo ra sự thay đổi tương đối của giá cả các mặt hàng nội địa và nhập khẩu, từ đó tạo ra một sự dịch chuyển chi tiêu giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước Người tiêu dùng và cả nhà sản xuất sẽ có xu hướng chuyển sang hàng nội địa (bao gồm hàng hóa tiêu dùng và cả nguyên vật liệu sản xuất), dẫn tới làm tăng giá các yếu tố sản xuất nội địa Mức độ dẫn truyền của tỷ giá vào giá
Trang 19hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ càng lớn thì mức độ thay thế hàng nhập khẩu theo đó sẽ càng cao
2.2 Ý nghĩa của sự dẫn truyền tỷ giá đối với các biến vĩ mô thực
Sự dẫn truyền của tỷ giá hối đoái lên các chỉ số giá thu hút được sự quan tâm nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, và ngày càng có vai trò quan trọng trong bối cảnh thị trường thế giới ngày càng mở và hội nhập, dẫn tới mặt trái là các nền kinh tế sẽ dễ tổn thương hơn đối với các cú sốc bên ngoài
Khi có biến động tỷ giá, giá nhập khẩu sẽ có sự thay đổi tương đối với giá xuất khẩu, dẫn tới cầu nội địa đối với hàng nhập khẩu cũng như cầu thế giới đối với hàng xuất khẩu thay đổi, qua đó thay đổi cán cân thương mại Theo Devereux và Engel (2002), nếu mức độ dẫn truyền của tỷ giá vào giá nhập khẩu là thấp, mức độ giá tương đối thay đổi thấp dẫn tới mức độ thay thế hàng nhập khẩu càng ít, thì tỷ giá cần có những điều chỉnh đủ lớn để đưa nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng sau những cú sốc cơ bản Ví dụ, khi có cú sốc làm giảm nguồn cung của hàng hóa nước ngoài hoặc cú sốc tăng chi phí sản xuất trong nước, thì cần có một sự điều chỉnh tăng tỷ giá đủ lớn để nâng giá tương đối của hàng hóa nhập khẩu, từ đó giảm cầu hàng hóa một cách hợp lý
Devereux và Engel (2002) cũng cho rằng các yếu tố như sự dẫn truyền tỷ giá lên giá cả, chi phí phân phối khác nhau giữa các hàng hóa và sự xuất hiện của các nhân tố nhiễu trên thị trường tài sản có thể dẫn tới sự dẫn truyền tỷ giá thấp Điều này khiến tỷ giá biến động mà không hề tác động đến nền kinh tế thông qua tác động đến những biến vĩ
mô cơ bản khác Cụ thể, những biến động trong tiêu dùng, GDP, lãi suất thực, cán cân tài khoản vãng lai hầu như không phản ứng trước biến động tỷ giá Nói cách khác, biến động tỷ giá sẽ bị ngắt kết nối với nền kinh tế thực nếu sự dẫn truyền tỷ giá là thấp Theo Edward (2006), nghiên cứu sự dẫn truyền tỷ giá có nhiều ý nghĩa đối với dự báo lạm phát và đưa ra các hàm ý chính sách tiền tệ Nếu sự dẫn truyền từ biến động tỷ giá lên lạm phát là lớn, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc các chính sách giảm giá đồng tiền có thể gây ra bất ổn về lạm phát hoặc có những phản ứng kịp thời khi có cú sốc tỷ giá Ngược lại, nếu sự dẫn truyền tỷ giá tương đối thấp, điều chỉnh tỷ giá có thể trở thành công cụ của chính sách tiền tệ với các mục tiêu như tăng trưởng, xuất khẩu…
Trang 202.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá
Theo Campa và Goldberg (2002), sự dẫn truyền tỷ giá vào giá cả là một hiện tượng mang tính chất vừa vĩ mô vừa vi mô, do đó chịu ảnh hưởng của cả hai nhóm yếu tố này
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu trước
2.3.1 Các yếu tố vĩ mô
Lạm phát đóng vai trò quan trọng đối với sự dẫn truyền tỷ giá, trong đó môi trường lạm
phát càng cao và dai dẳng thì khi chi phí sản xuất tăng lên nhà sản xuất có xu hướng đẩy các khoản chi phí gia tăng do biến động tỷ giá vào giá bán sản phẩm cuối cùng nhiều hơn, dẫn tới sự dẫn truyền tỷ giá cao hơn (Taylor, 2000) Ngược lại, trong môi trường lạm phát thấp thì sự dẫn truyền tỷ giá vào giá cả sẽ thấp đi
Độ lớn của nền kinh tế theo Mann (1986) sẽ có tác động ngược chiều đối với sự dẫn
truyền tỷ giá Đối với nền kinh tế càng lớn thì nhu cầu nhập khẩu càng lớn Khi tỷ giá biến động tăng (đồng nội tệ giảm giá), giá nhập khẩu tăng lên sẽ làm nhu cầu nhập khẩu của nước này giảm đi, do đó làm giảm giá nhập khẩu của thế giới Do vậy, mức dẫn truyền tỷ giá vào giá cả ở nền kinh tế lớn sẽ giảm hơn so với nền kinh tế nhỏ không ảnh hưởng gì đến giá thế giới Đối với nước nhỏ như Việt Nam, nhiều khả năng sự dẫn truyền của tỷ giá vào giá nhập khẩu sẽ cao do Việt Nam là nước chấp nhận giá
Môi trường chính sách tiền tệ: Sự dẫn truyền tỷ giá vào giá cả sẽ lớn hơn ở những quốc
gia có chính sách tiền tệ linh hoạt và tỷ giá biến động nhiều hơn (Bacchetta và van
Vĩ mô
Lạm phát
Độ lớn của nền kinh tế
Chính sách tiền tệ
Vi mô
Chiến lược định giá
Cấu trúc ngành
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá
Trang 21Wincoop, 2001; Froot và Klemperer, 1988) Cụ thể, khi tỷ giá biến động càng liên tục thì các nhà xuất nhập khẩu thường cẩn trọng hơn khi điều chỉnh giá bán và thường hấp thụ các biến động tỷ giá bất lợi vào lợi nhuận biên Do đó, sự dẫn truyền tỷ giá sẽ giảm
đi ở những nước có chế độ tỷ giá linh hoạt Tuy nhiên đối với những biến động tỷ giá được kỳ vọng sẽ tiếp diễn và lâu dài, nhà sản xuất nhiều khả năng sẽ chuyển các biến động tỷ giá bất lợi vào giá bán, do đó sự dẫn truyền tỷ giá sẽ lớn hơn
2.3.2 Các yếu tố vi mô
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, tác động của tỷ giá đến giá nhập khẩu, giá xuất khẩu chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố vi mô bao gồm chiến lược định giá và cấu trúc ngành
Chiến lược định giá và khả năng điều chỉnh giá hay lợi nhuận biên (chênh lệch giữa giá
bán và giá thành) của doanh nghiệp để đối phó với biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền tỷ giá vào giá cả Nói cách khác là khả năng đưa những biến động tỷ giá bất lợi vào giá bán của doanh nghiệp càng cao hoặc không đưa những biến động tỷ giá có lợi vào giá bán thì sẽ mức độ dẫn truyền từ biến động tỷ giá sang các loại giá cả
là càng lớn
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau đối với biến động của tỷ giá Các doanh nghiệp có quyền lực thị trường sẽ có điều kiện tối đa hoá lợi nhuận, do đó thường đưa các biến động tỷ giá bất lợi vào giá bán nhằm bảo toàn lợi nhuận biên hoặc duy trì giá bán khi có biến động tỷ giá có lợi nhằm gia tăng lợi nhuận biên của doanh nghiệp Trường hợp này, tỷ giá tác động lớn đến giá cả Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp chưa có quyền lực thị trường hoặc muốn bảo toàn thị phần của mình, nhiều khả năng sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận biên do hấp thụ biến động bất lợi từ
tỷ giá, hoặc sẵn sàng giảm giá bán khi có biến động tỷ giá có lợi nhằm gia tăng thị phần, nghĩa là mức độ dẫn truyền của tỷ giá là thấp
Việc lựa chọn đồng tiền (nội tệ hoặc ngoại tệ) để định giá bán của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mức độ tác động của biến động tỷ giá, theo Devereux, Engel và Storgaard (2004) Khi tỷ giá biến động linh hoạt, nếu giá bán được định giá bằng đồng tiền của nước xuất khẩu (định giá theo giá nhà sản xuất - Producer Currency Pricing - PCP) thì tất cả những biến động tỷ giá sẽ dẫn truyền vào giá nhập khẩu, nhà nhập khẩu
sẽ hấp thụ hoàn toàn các rủi ro tỷ giá (ERPT 1) Ngược lại, nếu giá bán được định giá
Trang 22bằng đồng tiền của nước nhập khẩu (định giá theo nội tệ - Local Currency Pricing - LCP), hoàn toàn sẽ không có sự dẫn truyền tỷ giá (ERPT = 0), giá nhập khẩu sẽ không chịu tác động của biến động tỷ giá Mức độ dẫn truyền tỷ giá sẽ phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp chọn định giá theo đồng tiền nước nhập khẩu Ngược lại, quyết định lựa chọn đồng tiền định giá của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi mức độ chi phí biên phụ thuộc vào biến động tỷ giá
Cấu trúc ngành xuất khẩu/nhập khẩu: Giá cả của các hàng hoá khác nhau phản ứng
khác nhau với biến động tỷ giá (Campa và Goldberg, 2002) cũng sẽ ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của tỷ giá Theo Dornbusch (1987), những ngành có tính cạnh tranh cao (lợi nhuận biên nhỏ) hoặc có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu lớn thì sự dẫn truyền tỷ giá
sẽ càng cao hơn Cụ thể, với những ngành có tỷ trọng hàng nhập khẩu trong doanh thu bán hàng càng lớn và mức độ thay thế hàng nhập khẩu càng khó khăn thì tác động của
tỷ giá lên giá cả sẽ càng lớn, mức độ dẫn truyền càng cao
2.4 Lược khảo các nghiên cứu trước
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu nói riêng và cán cân thương mại nói chung hiện nay rất nhiều Hầu hết các nghiên cứu này đều đi đánh giá tác động của tỷ giá lên giá trị xuất khẩu thông qua xác định hàm xuất khẩu hoặc tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại thông qua kiểm định điều kiện Marshall Lerner và đường cong J khi thực hiện phá giá như của Rose, A K (1991) và Onafowora, O (2003) Các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu ở khía cạnh giá sử dụng cách tiếp cận sự dẫn truyền tỷ giá
Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm quan tâm đến hệ số dẫn truyền tỷ giá ở hai cấp
độ vi mô và vĩ mô Ở cấp độ vi mô, đối tượng nghiên cứu chính là mối quan hệ giữa tỷ giá và giá nhập khẩu hoặc giá xuất khẩu theo từng sản phẩm hoặc nhóm ngành ở quốc gia cụ thể bằng dữ liệu vi mô, qua đó thể hiện cấu trúc thị trường và hành vi định giá của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nghiên cứu sự dẫn truyền tỷ giá lên giá xuất khẩu thường đi kèm và bổ sung cho nghiên cứu về sự dẫn truyền lên giá nhập khẩu Tiêu biểu cho những nghiên cứu này là các nghiên cứu của Knetter (1989) và Campa và Goldberg
Trang 23(2005) Một số nghiên cứu riêng về giá xuất khẩu có thể kể đến là của Klitgaard (1999)
đo lường tác động của tỷ giá đến giá xuất khẩu cho trường hợp Nhật Bản
Ở cấp độ vĩ mô, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là mối quan hệ giữa tỷ giá và chỉ số giá, thông thường chỉ số giá tiêu dùng (thể hiện lạm phát) hoặc tác động của tỷ giá thông qua chuỗi giá cả, qua đó đánh giá tác động của sự dẫn truyền tỷ giá lên các biến vĩ mô Cách tiếp cận theo hướng vĩ mô cũng là lựa chọn của luận văn này Có ba phương pháp chính được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề dẫn truyền tỷ giá theo cách tiếp cận vĩ mô: mô hình tuyến tính (Ihrig, 2006 và Dabusinska, 2003), mô hình Véctơ hiệu chỉnh sai số - VECM (Beirn, 2009) và mô hình Tự hồi quy véctơ - VAR Trong đó, cách tiếp cận theo VAR là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất
McCarthy (2000) sử dụng mô hình VAR để ước lượng sự dẫn truyền của tỷ giá lên giá sản xuất và giá tiêu dùng với mẫu là các nước công nghiệp trong giai đoạn 1996-1998 Kết quả cho thấy, sự dẫn truyền của tỷ giá và giá nhập khẩu lên giá tiêu dùng là khá thấp đối với hầu hết các nước và giảm đi so với giai đoạn trước Sự dẫn truyền của tỷ giá lớn hơn đối với những nước có tỷ lệ nhập khẩu lớn cũng như những quốc gia có tỷ giá ít biến động Nghiên cứu này cũng cho rằng việc sử dụng mô hình VAR trong phân tích sự dẫn truyền tỷ giá có nhiều ưu điểm hơn so với việc ước lượng một phương trình Cách tiếp cận theo VAR cho phép các biến trong mô hình tác động đồng thời với nhau, khắc phục được vấn đề nội sinh giữa các biến so với ước lượng một phương trình Hơn nữa, sử dụng mô hình VAR cho phép đánh giá tác động của biến động tỷ giá lên một chuỗi giá cả, trong khi sử dụng một phương trình chỉ đánh giá tác động lên một chỉ số giá cụ thể duy nhất
Beirne (2009) đo lường sự dẫn truyền tỷ giá lên giá tiêu dùng ở 9 nước EU, sử dụng mô hình VAR với 5 biến tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa, giá tiêu dùng, giá sản xuất, giá dầu và chỉ số sản xuất công nghiệp và sử dụng mô hình VECM để kiểm định tính dài hạn của tác động Nghiên cứu cho thấy rằng, sự dẫn truyền tỷ giá thấp hơn trong dài hạn và cao hơn ở những nước có chế độ tỷ giá cố định
Được trích dẫn nhiều trong các nghiên cứu về các nước đang phát triển, nghiên cứu của Ito và Sato (2008) sử dụng mô hình Véctơ tự hồi quy cấu trúc (Structual Vector Auto
Trang 24Regression - SVAR) đo lường sự dẫn truyền của cú sốc tỷ giá lên chuỗi giá cả của năm nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc trong giai đoạn sau khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997-1998 Kết quả cho thấy sự dẫn truyền của tỷ giá lên các chỉ số giá là thấp ở hầu hết các nước được nghiên cứu, ngoại trừ Indonesia Điều này dẫn tới khả năng phục hồi kinh tế sau khủng hoảng của Indonesia cũng chậm hơn so với các nước khác trong khu vực
2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tương tự, các nghiên cứu về tỷ giá và xuất khẩu đều hướng tới đo lường tác động của tỷ giá đến kim ngạch xuất khẩu nói riêng hoặc cán cân thương mại nói chung
Nghiên cứu của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và UNDP (2013) do nhóm tác giả Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Phạm Hải Đăng thực hiện sử dụng mô hình VECM đo lường tác động của tỷ giá đến kim ngạch xuất khẩu Kết quả cho thấy việc giảm giá đồng nội tệ về tổng thể có tác động có lợi đến xuất khẩu, tuy nhiên mức độ còn phụ thuộc vào sản phẩm và thị trường xuất khẩu Các tác động khuyến khích xuất khẩu này sau đó giảm đi do các yếu tố lạm phát, vay nợ nước ngoài và nhập khẩu đầu vào
Một nghiên cứu nổi bật khác về tác động của tỷ giá đến xuất khẩu ở Việt Nam, Tô Trung Thành (2012) sử dụng mô hình VAR và VECM đo lường tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến cán cân thương mại Kết quả nghiên cứu cho thấy khi điều chỉnh tăng
tỷ giá thì giá trị xuất khẩu chỉ tăng trong 3 tháng đầu tiên, sau một năm điều chỉnh tỷ giá, giá trị xuất khẩu sẽ giảm đi 0,15% Nguyên nhân được cho là vì hoạt động xuất khẩu phụ thuộc hàng hoá nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, do đó giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên khi tỷ giá tăng đã trung hoà lại tác động có lợi ban đầu của tỷ giá đối với xuất khẩu
Như vậy, phân tích chi tiết hơn so với các nghiên cứu trên, luận văn tập trung đánh giá tác động của tỷ giá lên xuất khẩu ở khía cạnh về giá, thông qua đo lường mức độ dẫn truyền từ tỷ giá lên giá xuất khẩu, so sánh giữa hai trường hợp có và không tác động của giá nhập khẩu trong bối cảnh xuất khẩu phụ thuộc đầu vào nhập khẩu Luận văn sử dụng mô hình SVAR thay vì VECM với mục đích tập trung phân tích những tác động ngắn hạn của tỷ giá lên giá xuất khẩu trên mẫu dữ liệu thu thập được tương đối ngắn
Trang 25giai đoạn 2000-20154 Như vậy, luận văn không những sẽ đóng góp những hiểu biết chi
tiết hơn về sự dẫn truyền tỷ giá ở Việt Nam, mà còn là một trong số ít nghiên cứu ở Việt
Nam đánh giá tác động của chính sách tỷ giá lên xuất khẩu ở khía cạnh về giá, sử dụng
khái niệm sự dẫn truyền tỷ giá lên chuỗi giá cả
Tuy không tập trung vào vấn đề giá xuất khẩu, một số các nghiên cứu về sự dẫn truyền
tỷ giá ở Việt Nam khác có thể kể đến là của Vo Van Minh (2009), Nguyen Duc Thanh
và Nguyen Thi Thu Hang (2010) đánh giá mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá
tiêu dùng bằng các phương pháp khác nhau như VAR và VECM; Phạm Thế Anh (2015)
sử dụng mô hình SVAR đánh giá chi tiết sự dẫn truyền tỷ giá lên giá tiêu dùng phân
theo 10 nhóm ngành hàng cụ thể; và Nguyễn Cẩm Nhung (2014) đo lường sự dẫn
truyền tỷ giá song phương VND/JPY vào giá nhập khẩu dựa vào dữ liệu thương mại
giữa Nhật Bản và Việt Nam chi tiết cho các mặt hàng HS-9 chữ số
4 Vì mẫu dữ liệu sử dụng tương đối ngắn, những kiểm định đồng tích hợp Johansen sẽ cho kết quả mang
Trang 26CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau đây nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự vẽ
3.2 Mô hình
3.2.1 Giới thiệu mô hình
Để tiến hành ước lượng sự dẫn truyền tỷ giá, nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR (Structual Vector Auto Regression) hay còn gọi là mô hình tự hồi quy véc tơ cấu trúc được sử dụng đầu tiên bởi Sims (1986).5 Mô hình là tập hợp các véctơ hay là một tập hợp các biến chuỗi thời gian trong mối quan hệ tác động lẫn nhau
Giả sử có chuỗi m chuỗi thời gian 𝑦1𝑡, 𝑦2𝑡, … , 𝑦𝑚𝑡 có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Nghĩa là, mỗi biến 𝑦𝑡 đều chịu tác động của các giá trị hiện tại và giá trị trong quá khứ
5 Christopher Sims là nhà kinh tế học đạt giải Nobel kinh tế năm 2011 cho những thành tựu của mình trong việc xây dựng và phát triển mô hình VAR
Xác định bối cảnh và vấn đề chính sách
Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu
Thu thập và xử lý dữ liệu
Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính
Đánh giá kết quả và khuyến nghị chính sách
Trang 27của các biến còn lại Khi đó, mối liên hệ giữa m chuỗi thời gian với độ trễ p được viết
dưới dạng ma trận như sau:
Phương trình (1) được gọi là mô hình tự hồi quy véc tơ cấu trúc hay SVAR với 𝜖𝑡 là véc
tơ các cú sốc cấu trúc.6 Mục tiêu của mô hình SVAR là ước lượng các tham số trong các
ma trận A và B, nhằm đánh giá tác động của các cú sốc cấu trúc lên các biến của nền kinh tế Vì các véc tơ các cú sốc cấu trúc không thể ước lượng một cách trực tiếp, do đó
cần phải ước lượng thông qua phần dư u của mô hình VAR ở dạng rút gọn được biến
đổi bên dưới
Nhân cả hai vế của phương trình (1) với 𝐴−1sẽ được:
𝑦𝑡= 𝐶′+ 𝐴1′𝑦𝑡−1+ 𝐴2′𝑦𝑡−2+ ⋯ + 𝐴𝑝′𝑦𝑡−𝑝+ 𝑢𝑡 (2)
Sau khi SVAR được ước lượng, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ước lượng hàm phản ứng đẩy (Impulse Function Reponse, IFRs) và kỹ thuật phân tách phương sai dự báo (Forecast Estimation Variance Decomposition - FEVD) để lần lượt xem xét mức độ tác động và vai trò của một cú sốc lên biến cụ thể so với các cú sốc khác
3.2.2 Các biến được lựa chọn trong mô hình
Các biến vĩ mô được lựa chọn trong mô hình dựa vào các nghiên cứu trước và bằng chứng thực nghiệm như của Carthy (2000) và Ito & Sato (2008), được điều chỉnh để phù hợp với tình hình Việt Nam Các biến này vừa thể hiện các cú sốc cơ bản trong nền kinh tế, vừa là những yếu tố tác động đến mức độ dẫn truyền của tỷ giá lên giá cả.7
6 Các điều kiện của sai số: 𝐸(𝜖𝑡) = 0, 𝐸(𝜖𝑡𝜖𝑡′ ) = 𝜔 𝑣à 𝐸(𝜖𝑡𝜖𝑡−𝑘′ ) = 0
7 Xem Phụ lục 2
Trang 28Thứ nhất, chi phí sản xuất được sử dụng để đại diện cho cú sốc cung ở Việt Nam, được
điều chỉnh từ biến giá dầu so với mô hình gốc từ các nghiên cứu trước Theo đó, khi giá dầu tăng lên kéo theo các chi phí sản xuất khác trong nền kinh tế tăng lên tạo ra cú sốc cung Tuy nhiên giá dầu đối với Việt Nam là một yếu tố phụ thuộc vào thị trường thế giới và bị kiểm soát bởi nhà nước, do đó không đại diện đủ tốt cho chi phí sản xuất Việc sử dụng giá dầu trong mô hình khiến cho việc ước lượng mô hình VAR không ổn định đồng thời gây trùng lắp vì dầu là hàng hóa có tỷ trọng lớn cả trong xuất khẩu và nhập khẩu Thay cho giá dầu, nghiên cứu này sử dụng chỉ số giá sản xuất nhằm đại diện cho mức độ tăng giá của nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh giá của doanh nghiệp Ngoài ra, chỉ số giá thế giới được sử dụng làm biến ngoại sinh trong mô hình nhằm kiểm soát các biến động giá cả từ nước ngoài
Thứ hai, tổng sản phẩm quốc nội thực đại diện cho các cú sốc cầu trong nền kinh tế,
đồng thời vừa thể hiện quy mô của nền kinh tế
Thứ ba, lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại được sử dụng để đo lường
tác động của chính sách tiền tệ lên giá xuất khẩu Giá xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ theo cơ chế khi lãi suất giảm, lạm phát tăng sẽ làm tăng giá các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, tiền lương, từ đó làm chi phí sản xuất tăng lên Đồng thời, lãi suất tăng hay giảm đều tác động đến tỷ giá, qua đó sẽ ảnh hưởng đến giá xuất khẩu một cách gián tiếp
Thứ tư, tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate -
NEER) được sử dụng vì có nhiều ưu điểm hơn tỷ giá danh nghĩa song phương Khi đồng nội tệ (VND) được neo vào một đồng ngoại tệ (USD), biến động tỷ giá danh nghĩa song phương sẽ không thể hiện được đầy đủ sự tăng giảm giá xuất khẩu tương đối (tương ứng với sự tăng giảm giá trị đồng nội tệ) trong mối quan hệ thương mại với nhiều nước khác nhau.8
3.3.3 Các bước tiến hành ước lượng
8 Ví dụ, hiện nay thương mại của Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc đặc biệt là nhập khẩu Do vậy dù đồng VND giảm giá so với đồng USD nhưng nếu đồng nhân dân tệ (CNY) cũng giảm giá so với đồng USD tương đương hoặc nhiều hơn thì đồng VND ngược lại có thể tăng giá so với đồng CNY, khiến giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hơn tương đối, tính cạnh tranh về giá của hàng hoá giảm xuống
Trang 29Bài nghiên cứu tiến hành ước lượng mô hình theo các bước sau: Đầu tiên, nghiên cứu
sử dụng mô hình SVAR 5 biến, trong đó bao gồm các biến số vĩ mô, tỷ giá và chỉ số giá xuất khẩu Mục đích nhằm xác định tác động của biến động tỷ giá lên giá xuất khẩu
Bước hai, nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR 6 biến trong đó bổ sung biến chỉ số giá
nhập khẩu để thiết lập chuỗi biến theo chuỗi giá cả, nhằm đánh giá tác động của cú sốc
tỷ giá lên giá xuất khẩu có xét đến vai trò của giá nhập khẩu Từ đó so sánh kết quả của hai mô hình để đánh giá mức độ giá xuất khẩu chịu tác động của cú sốc tăng tỷ giá, thông qua sự dẫn truyền từ tỷ giá sang giá nhập khẩu và giá sản xuất
Như vậy, mô hình cơ bản 5 biến mà nghiên cứu này sử dụng sẽ là:
xt= (∆ppit, ∆gdpt, ∆rt, ∆neert, ∆xpit) Với mối liên hệ giữa ma trận các cú sốc cấu trúc 𝜖 và phần dư u của mô hình VAR được thể hiện như sau:
𝑆33
𝑆43
𝑆53
000
𝑆44
𝑆54
0000
𝑆55)
=(
Tổng sản phẩm quốc nội thực rGDP Tính toán từ ADB, IMF
Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương NEER Tính toán từ IFS, DOTS
Trang 30Các chỉ số giá bao gồm chỉ số giá nhập khẩu (IPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số
giá xuất khẩu (XPI) được lấy theo quý (2000Q1=100) từ Tổng cục Thống kê Chỉ số giá
sản xuất (PPI) được lấy bình quân gia quyền giữa chỉ số giá sản xuất công nghiệp và chỉ
số giá nông nghiệp, với trọng số là tỷ trọng ngành đóng góp vào GDP Tương tự, chỉ số
giá thế giới được lấy theo quý (2000Q1=100) từ IMF)
Tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (nGDP) được điều chỉnh cho chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) để có được Tổng sản phẩm quốc nội thực (rGDP).9
Lãi suất được lựa chọn để đại diện cho chính sách tiền tệ là lãi suất cho vay trung bình
hàng năm của NHTM được thu thập từ IMF
Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương (NEER) được tính toán từ dữ liệu thương mại
quốc tế Direction of Trade Statistic (DOTS) của IMF cho Việt Nam với 16 đối tác
thương mại chính, chiếm 80% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.10
Tất cả các biến đều được lấy logarit cơ số tự nhiên, ngoại trừ biến lãi suất (r) Các biến
đều là dữ liệu chuỗi thời gian do đó đều được kiểm định tính dừng bởi kiểm định
Augmented Dickey-Fuller (ADF) và kiểm định Phillips-Perron (PP) Kết quả kiểm định
cho thấy các chuỗi dữ liệu đều không dừng do đó được tiến hành lấy sai phân bậc 1,
ngoại trừ biến tỷ giá (NEER) dừng ở I(0) nhưng vẫn được lấy sai phân để đảm bảo tính
đồng nhất của dữ liệu.11 Độ trễ của các biến trong mô hình được lựa chọn theo Tiêu
chuẩn thông tin Schwarz’s Bayesian (SBIC)12 Sau khi hồi quy, mô hình VAR được
kiểm định tính ổn định của mô hình để tiến hành các kỹ thuật ước lượng tiếp theo.13
9 Chỉ báo GDP-Deflator của Việt Nam hiện tại chưa được thống kê theo quý
10 Các đối tác thương mại được sử dụng để tính NEER: Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Hàn Quốc, Đức,
Indonesia, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Philippines, Singapore, Thái Lan, Anh, Ấn Độ và Brazil
11 Kết quả kiểm định tính dừng của bộ dữ liệu được trình bày ở Phụ lục 14
12 Kết quả chọn độ trễ của mô hình VAR 5 biến và 6 biến được trình bày ở Phụ lục 15 và Phụ lục 18
13 Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình VAR 5 biến và VAR 6 biến được trình bày ở Phụ lục 16
và Phụ lục 19
Trang 31CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Biến động tỷ giá ở Việt Nam
4.1.1 Chế độ tỷ giá ở Việt Nam
Điều hành tỷ giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện cán cân thương mại luôn là những mục tiêu chính sách quan trọng của Việt Nam
Từ sau năm 1989 đến nay Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh tỷ giá Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá Theo đó, đồng USD được mặc định là đồng neo tỷ giá NHNN là cơ quan công bố tỷ giá USD/VND và căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các ngoại tệ khác, NHTM sẽ xác lập tỷ giá ngoại tệ đó với VND với biên độ dao động phù hợp Chế độ neo tỷ giá này được NHNN giữ đến năm 2015
Điểm sáng của chính sách tỷ giá năm 2016 là việc NHNN ban hành quyết định công bố
tỷ giá tham chiếu của đồng USD và đồng VND hàng ngày, thay cho tỷ giá liên ngân hàng cố định trước đây Tỷ giá tham chiếu mới được xác định dựa trên cung cầu ngoại
tệ trên thị trường và giá trị đồng nội tệ với một rổ tiền tệ bao gồm tám đồng tiền tham chiếu Như vậy, chế độ tỷ giá đã được chuyển từ neo có quản lý sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý Theo đó tỷ giá tham chiếu đã mang những tín hiệu của thị trường.1415
4.1.2 Biến động gần đây của tỷ giá
Theo làn sóng gia nhập WTO, Việt Nam đón nhận luồng tiền FDI ồ ạt vào năm 2007, kéo theo lượng tiền USD khổng lồ khiến đồng VND lên giá giai đoạn này, tỷ giá của NHTM luôn ở mức sàn biên độ Năm 2008 đánh dấu mốc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao và dòng FDI đảo chiều đã gây biến động mạnh lên tỷ giá Trong năm 2009, tỷ giá chính thức đã tăng 5,6% so với năm 2008 NHNN cũng mở rộng biên độ giao dịch từ ± 3% sang ± 5%, mức lớn nhất trong vòng mười năm, tuy nhiên tỷ giá ở NHTM luôn được
14 Xem Phụ lục 3 để có thêm thông tin về các cơ chế tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016
15 Mặc dù vậy, cách tính tỷ giá trung tâm của NHNN hiện nay vẫn chưa được công bố rõ ràng
Trang 32giao dịch ở mức trần Dưới áp lực cán cân thương mại thâm hụt và tâm lý lo ngại mất giá VND lên cao, ngày 26/11/2009 NHNN buộc phải điều chỉnh tỷ giá tăng 5,4% - mức cao nhất kể từ năm 1998 đồng thời thu hẹp biên độ còn ± 3% Mặc dù NHNN đã sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát hành chính, tỷ giá tại các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần và tỷ giá thị trường tự do vẫn cách xa so với tỷ giá chính thức.16
Từ tháng 8/2011 đến cuối năm 2012, NHNN đặt mục tiêu ổn định tỷ giá trong biên độ không quá ± 2-3% trong năm 2012, kết hợp với các chính sách lãi suất và các biện pháp kiểm soát khác, giá mua vào USD ở các NHTM giảm 1% so với năm trước đó Trong
16 Ủy ban kinh tế Quốc hội và UNDP Việt Nam (2013), Báo cáo nghiên cứu tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu
Tỷ giá chính thức Tỷ giá sàn Tỷ giá trần
Tỷ giá NHTM Tỷ giá thị trường tự do
Trang 33năm 2013, NHNN tiếp tục duy trì mục tiêu biên độ không quá ± 2-3% tuy nhiên do áp lực từ thị trường tài chính trong nước và quốc tế, giá USD ở các NHTM nhiều lần tăng kịch trần Nhằm giảm áp lực tỷ giá, giữa năm 2013 NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá 1% đạt mức 21.036 VND sau hơn một năm ổn định ở mức 20.828 VND Đến năm 2014, với mục tiêu biên độ không vượt quá ± 2% và tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh 1% lên 21.246 VND – lần đầu tiên trong một năm và lần thứ hai trong vòng ba năm
Năm 2015 là một năm nhiều thách thức đối với chính sách tỷ giá trong bối cảnh chịu áp lực trước kỳ vọng đồng USD tăng giá do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất
và Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) Để trung hòa những yếu tố của thị trường, tính chung trong năm 2015 NHNN đã điều chỉnh tỷ giá thêm 3% và nới biên độ từ ± 1% lên ± 3%.17
Mặc dù tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh tăng trong giai đoạn này nhưng do lạm phát của Việt Nam tăng cao hơn nhiều so với lạm phát thế giới, chênh lệnh giữa tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa (NEER) và tỷ giá hiệu dụng thực (REER) ngày càng lớn Chênh lệch này thể hiện tiền đồng của Việt Nam đang được định giá cao so với giá trị thực và do đó giá hàng xuất khẩu của Việt Nam đắt hơn tương đối so với hàng hóa của các quốc gia khác Điều này làm hạn chế lợi thế cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu, ngược lại thúc
đẩy hoạt động nhập khẩu
Hình 4.2 Tỷ giá hiệu dụng thực và danh nghĩa của Việt Nam, Chỉ số giá tiêu dùng
của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2000-2015
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu IMF
0 50 100 150 200 250 300 350
Trang 344.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu ở Việt Nam
4.2.1 Cán cân thương mại thâm hụt
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc với độ mở kinh tế rất cao Tuy nhiên, song song với sự phát triển này là tốc độ nhập khẩu tăng cao thậm chí nhanh hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam đang chịu đựng tình trạng nhập siêu khổng lồ và dai dẳng trong nhiều năm qua
Hình 4.3 Giá trị XNK và cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015
Nguồn: Thống kê Hải quan Việt Nam, 2000 - 2015
Nhập siêu ở Việt Nam tăng một cách đột biến vào năm 2007 với con số 14 tỷ USD so với 5 tỷ USD trước đó của năm 2006 Cán cân thương mại của Việt Nam giữ nguyên tình trạng thâm hụt với khối lượng lớn ở bốn năm sau đó và chỉ bắt đầu thặng dư ở mức thấp từ năm 2012 (659 triệu USD), năm 2013 (cân bằng) và năm 2014 (2,3 tỷ USD) Tuy nhiên sự thặng dư một cách đột ngột này chưa phải là một tín hiệu khả quan của nền kinh tế, mà lại thể hiện sự suy yếu sản xuất do ảnh hưởng đến từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn này Nhu cầu nhập khẩu sụt giảm do sự suy yếu đến từ khu vực sản xuất nội địa Ở giai đoạn này, số lượng doanh nghiệp đăng
ký mới sụt giảm so với giai đoạn trước, trong khi số lượng doanh nghiệp phá sản tăng lên.18 Thặng dư thương mại chủ yếu đến từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
-107-114 -132 -148 -166 (200)
(150)
(100)
(50) - 50 100 150 200
Trang 354.2.2 Tỷ lệ nhập khẩu tư liệu sản xuất lớn
Mặc dù thâm hụt thương mại là không thể tránh khỏi đối với các nước đang phát triển khi luôn cần một lượng lớn nguồn lực từ bên ngoài để hỗ trợ cho tăng trường và phát triển, bao gồm tư liệu sản xuất, hàng hoá và cả công nghệ, dịch vụ Thâm hụt thương mại dai dẳng trong nhiều năm với cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất và chậm cải thiện là dấu hiệu bộc lộ điểm yếu của nền kinh tế
Hình 4.4 Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2015
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2000 - 2015
Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam thể hiện một tỷ lệ lớn nhập khẩu tư liệu sản xuất khi máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu chiếm đến khoảng 90% giá trị nhập khẩu trong suốt hơn 15 năm giai đoạn 2000-2015 Nguyên nhân là do Việt Nam không những thiếu vắng các ngành công nghiệp phụ trợ mà còn chậm thay đổi và hấp thụ công nghệ nước ngoài19
Nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu ở Việt Nam phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu, vì thế hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Tỷ lệ giá trị nhập khẩu hàng hóa trung gian phục vụ chế xuất, chế tạo, gia công cho xuất khẩu tăng rất nhanh, gấp đôi trong vòng 10 năm, từ 22% vào năm 2005 lên đến 44% vào năm 2015.20 Hơn nữa, những ngành có tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lớn nhất cũng chính là những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Nổi bật có thể kể đến như các ngành chế tạo và
19 Mặc dù chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với toàn cầu có cải thiện qua các năm giai đoạn 2011-2015, chỉ số thể hiện khả năng hấp thụ công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp cho thấy sự cải thiện chậm hơn rất nhiều Chi tiết xem Phụ lục 5
cụ, phụ tùng
Trang 36Ngành dệt may thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chỉ riêng mặt hàng vải các DN đã phải nhập khẩu đến 86% (chủ yếu từ Trung Quốc) để phục vụ sản xuất và xuất khẩu do chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu Ngành da giày cũng phải đối mặt với nỗi
lo nhập khẩu vẫn còn quá lớn Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong ngành da giày hiện chỉ đạt từ khoảng 40% và vẫn phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu quan trọng như da thuộc, da nhân tạo, vải mũi giày, nhựa PPC, sơn PU, vải, keo…Tỷ lệ nội địa hóa của ngành linh kiện điện tử chỉ khoảng 10%, đã tính đến những doanh nghiệp FDI sản xuất trong nước Đối với ngành điều, năm 2016 ghi nhận một kỷ lục xuất khẩu mới khi đạt kim ngạch 2,84 tỷ USD, nhưng lượng điều thô nhập khẩu cũng đạt kỷ lục với 1,06 triệu tấn (tương đương khoảng 1,6 tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu tôm nguyên liệu cũng chủ yếu để chế biến và xuất khẩu ngược
Theo Thái Hà (2017)
gia công điện thoại, linh kiện điện tử, dệt may, da giày và thuỷ hải sản21 Mặc dù vậy, theo Báo cáo điều tra khảo sát doanh nghiệp giai đoạn 2009-2013 của CIEM, chỉ có 20% các doanh nghiệp trong nước có nhập khẩu đầu vào và những doanh nghiệp này chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, có tham gia hoạt động xuất khẩu 80% doanh nghiệp trong nước không nhập khẩu mà sử dụng nguyên vật liệu trong nước
4.2.3 Giá trị gia tăng thấp
Trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, các ngành chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng khá lớn22, trong đó ngành có tỷ trọng lớn nhất là sản xuất linh kiện điện tử thuộc ngành công nghệ cao Tuy vậy, điều này chưa phản ánh hết tình hình xuất khẩu cũng như sản xuất công nghiệp của Việt Nam
Trang 37Bảng 4.1 Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo bình quân đầu người (MVA)
Nước
Giá trị
Tốc độ tăng trưởng (tính bằng USD theo giá cố định 2010)
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu UNIDO
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo bình quân đầu người khá cao so với các nước trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc Mặc dù vậy, điều này là do xuất phát điểm của Việt Nam rất thấp và hiện tại Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực
Như vậy, Việt Nam đã và đang trong tiến trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng hiện tại chủ yếu vẫn nằm ở các khâu sản xuất có giá trị gia tăng thấp nhất trong đường cong nụ cười.23 Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016 của UNDIO, Việt Nam vẫn đang nằm trong giai đoạn chuyển dịch từ nền kinh tế đầu tư theo chiều rộng có lợi thế so sánh dựa vào yếu tố đầu vào như nguyên liệu thô và lao động giá rẻ, chưa thể bước sang nấc thang phát triển thứ hai là đầu tư dựa vào hiệu quả.24
4.2.4 Phụ thuộc FDI
Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam rất ấn tượng nhưng thành quả chủ yếu đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong khi vai trò của khu vực trong nước ngày càng suy giảm Trong vòng 15 năm giai đoạn 2000-2015, khu vực trong nước từ mức đóng góp 53% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2000 giảm xuống còn 29% vào năm 2015
23 Các khâu sản xuất đầu như R&D, thiết kế và cuối như tiếp thị, phân phối có giá trị gia tăng cao; trong khi các khâu gia công, lắp ráp nằm giữa lại có giá trị gia tăng thấp
24 Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016-2017, Việt Nam đang nằm ở giai đoạn chuyển dịch