1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích và đánh giá các hoạt động marketing của ngân hàng agribank trong giai đoạn hiện nay

12 553 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

QUẢN TRỊ MARKETING Phân tích và đánh giá các hoạt động Marketing của ngân hàng Agribank trong giai đoạn hiện nay A/ Giới thiệu vài nét về các doanh nghiệp: 1/ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: AGRIBANK được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng Đến tháng 12/2010, Agribank có tổng tài sản 470.000 tỷ đồng; vốn điều lệ 20.708 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 474.941tỷ đồng; tổng dư nợ 400.146 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 35.135 người; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; quan hệ đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD Song song đó, Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ Agribank hiện là 1 Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến Năm 2003 Agribank thực hiện dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ Hiện nay hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước 2/ Ngân hàng An Bình (ABBANK) là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất VN hiện nay Tính đến tháng 12/2010, vốn điều lệ của ABBANK đạt trên 3.830 tỷ đồng Sau hơn 17 năm thành lập và phát triển, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới hơn 110 chi nhánh/ phòng giao dịch Tại ABBANK, khách hàng không chỉ hài lòng với chất lượng sản phẩm linh hoạt hiện đại, với dãy sản phẩm đa dạng phong phú, mà còn bởi chất lượng phục vụ chuyên nghiệp thân thiện Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đối tác chiến lược nước ngoài là Maybank - Ngân hàng lớn nhất Malaysia, và các đối tác khác như Prudential, Tổng công ty bưu chính Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel…, ABBANK đang tiến gần hơn tới mô hình một “siêu thị tài chính” hiện đại Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư Đối với khách hàng Doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm - dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, 2 sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế Đối với các khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế… ABBANK cũng được biết đến với sản phẩm thẻ YOUcard- Thẻ đầu tiên được chấp nhận rộng rãi tại hầu khắp các ATM/POS của các ngân hàng trên toàn quốc Trong năm 2009, ABBANK tiếp tục cho ra mắt thành công Thẻ thanh toán quốc tế YOUcard VISA debit, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng Với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu Với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên, với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành riêng cho khách hàng Điện lực: Thu hộ tiền điện, Quản lý dòng tiền, Thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện… Các chương trình khuyến mãi: - Chương trình khuyến mãi “ Tính điểm đổi quà – Du lịch A Au” được triển khai đến 31/12/2010 với nhiều giửi thưởng hấp dẫn là các chuyến du lịch Singapore, Hong kong hoặc châu Âu 3 - Chương trình khuyến mãi hãy gửi “ Tiết kiệm thông minh” ABBANK tưng bừng triển khai “ Tuần lễ vàng tri ân khách hàng” với nhiều quà tặng và ưu đãi hấp dẫn dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp 3/ Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng 4 B/ Phân tích chiến lược marketing của các Ngân hàng Thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là một thì trường hấp dẫn, vì vậy nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã xin thành lập ngân hàng, các tổ Ngân hàng nước ngoài xin mở chi nhánh tại thị trường Việt Nam Do đó mà các Ngân hàng đã được thành lập và đang đi vào hoạt động đã tìm mọi biện pháp thu hút và lôi kéo khách hàng về với mình cụ thể như 3 ngân hàng đã giới thiệu trên Với mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng và ngoài những sản phẩm mang tính truyền thống như cho vay và huy động tiền gửi thì mỗi ngân hàng đều có những chiến lược về sản phẩm riêng cũng như về thị trường và những chiến lược marketing cho những sản phẩm mang tính truyền thống để có được sự khác biệt nhằm giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới Để hiểu thêm về những chiến lược của mỗi ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng An Bình và Ngân hàng VietinBank và so sánh với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(AGRIBANK) để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với AGRIBANK 1/ Ngân hàng An Bình (ABBANK): Với hơn 100 chi nhánh, phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố trên toàn Quốc như vậy ta có thể thấy rằng chiến lược Marketing của ABBank là sự phân khúc thị trường đó là sự phân chia thị trường ra thành thị trường thành thị và thị trường nông thôn, ABBank đã lựa chọn thị trường thành thị để đưa ra những định hướng phát triển và các chương trình riêng, đáp ứng nhu cầu của thị trường đã lựa chọn Đi cùng với việc phân khúc thị trường là việc phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu để có những chiến lược và những sản phẩm dịch vụ đáp ứng từng loại khách hàng khác nhau và ta cũng thấy định hướng của ABBank về khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư - Với nhóm khách hàng doanh nghiệp ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm - dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, 5 dịch vụ thanh toán quốc tế Đưa ra những sản phẩm trên với chiến lược quảng bá về khả năng cũng như sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tiện ích để cho các doanh nghiệp thấy được các sản phẩm dịch vụ và thu hút khách hàng và lôi kéo khách hàng đang có mối quan hệ với các Ngân hàng khác về với mình Với thị trường cạnh tranh như hiện nay và nhất là thị trường ở các Tỉnh và Thành phố lớn luôn được coi là thị trường tiềm năng và là thị trường mục tiêu của các Ngân hàng - Với nhóm khách hàng cá nhân ABBANK luôn lựa chọn là những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định và với phương châm ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước Với mục tiêu khách hàng cá nhân ABBANK đưa ra những sản phẩm về tiết kiệm, cho vay phục vụ nhu cầu cuộc sống nhằm thu hút những khách hàng là công nhân viên chức thông qua việc họ dùng nguồn thu nhập ổn định là tiền lương hàng tháng để đảm bảo cho khoản vay mà ABBANK cho vay - Ngoài chiến lược phân khúc thị trường khách hàng và những sản phẩm về tín dụng, các dịch vụ phục vụ những đối tượng khách hàng mục tiêu của mình Trong năm 2010 ABBANK cho ra mắt sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế YOUcard VISA debit nhằm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng Bên cạnh đó còn đưa ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi và những chiêu thức khuyến mãi khác nhau nhằm thu hút nguồn tiền gửi và những khách hàng mới bằng các hình thức khuyễn mãi cho những sản phẩm đó khi khách hàng đến quan hệ và gửi tiền tại ABBANK như: chương trình khuyến mãi “ Vui thanh toán – Nhận quà ngày – Cơ may trúng thưởng”; Chương trình “ Tính điểm đổi quà – Du lịch á âu” được triển khai đến 31/12/2010 với nhiều giải thưởng hấp dẫn là các chuyến du lịch Singapore, Hong Kong hoặc châu Âu nhằm thu hút 6 khách hàng có nguồn tiền kiều hối gửi về đến giao dịch tại ABBANK thường xuyên và được tính điểm để sau đó đổi lấy một phần quà tương ứng với số điểm của khách hàng; Chương trình “Tuần lễ vàng tri ân khách hàng” là một chiến lược khách hàng nhằm tạo cho những khách hàng đã quan hệ với ABBANK có một cảm giác luôn gần gũi và được chăm sóc thường xuyên; Chương trình khuyến mãi hưởng ứng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với 1000 món quà cho khách hàng 2/ Ngân hàng CP Công Thương (VietinBank) - Với 150 Sở giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm trên toàn Quốc như vậy ta có thể thấy rằng chiến lược Marketing của Vietinbank cũng đã có sự khác biệt so với ABBank, đó là sự phân khúc thị trường của Vietinbank không chỉ tập trung tại các tỉnh thành phố, mà còn mở rộng hơn đến thị trường nông thôn nhưng đó là những thị trường nông thôn có điều kiện hoạt động kinh doanh sầm uất hoặc những làng nghề danh tiếng Đi cùng với việc phân khúc thị trường là việc phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu để có những chiến lược và những sản phẩm dịch vụ đáp ứng từng loại khách hàng khác nhau Ta cũng có thấy được chiến lược của Vietinbank đối với thị trường nông thôn là những khách hàng lớn có tiềm năng, còn đối với những khách hàng nhỏ lẻ sự phục vụ có hạn chế hơn - Vietinbank là một ngân hàng có bề dày hơn với ABBANK nên lượng khách hàng và số dư lớn hơn, chính vì điều đó mà chiến lược của Vietinbank là tập trung nghiên cứu và tung ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, thu hút khách hàng mới như: tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế, SMS Banking 3 trong 1 bao gồm Vấn tin số dư, Vấn tin lịch sử giao dịch, Nhận thông báo biến động số dư, SMS chuyển khoản – chuyển khoản từ tài khoản ATM tới tài khoản ATM qua tin nhắn SMS, ngoài ra còn sản phẩm VietinBank at Home là một loại dịch vụ với mong muốn giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi lại để giao dịch với ngân hàng Với 7 VietinBank at home, các doanh nghiệp có thể dẽ dàng quản lý tài khoản thông việc vấn tin tài khoản của mình tại nhà và không phải mang giấy tờ thanh toán đến ngân hàng như trước nữa mà chỉ cần dùng máy tính tại nhà gửi lệnh thanh toán đến ngân hàng - Ngoài việc nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới VietinBank cũng như các ngân hàng khác là đưa ra những hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng mới cũng như duy trì khách hàng cũ khỏi ra đi bởi những chiến lược Marketing của các ngân hàng khác như: Chương trình khuyến mãi “Đỗ là Được” với hình thức quay số trúng thưởng với giải đặc biệt là 50 triệu đồng; Đối với chương trình VietinBank at home “ Đăng ký nhanh – Khuyến mãi lớn”nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ trên sẽ được khuyến mãi bằng hình thức Miễn phí đăng ký dịch vụ, miễn phí 02 thẻ RSA đầu tiên, miễn phí 3 tháng phí duy trì dịch vụ… 3/ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) Qua hai ngân hàng trên ta có thể thấy rằng AGRIBANK có một sự khác biệt rõ ràng chiến lược Marketing Là ngân hàng đồng hành với người nông dân, trong chiến lược phát triển của mình, Agribank luôn xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trường truyền thống và ưu tiên hàng đầu, ngay như tên thương hiệu cũng là một phần sự thể hiện về chiến lược mục tiêu đó là chiến lược đầu tư phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn là chính và đối tượng khách hàng là những hộ sản xuất vùng nông thôn, cho vay nhỏ lẻ, phục vụ tới tận làng xã, chính vì điều đó mà ta cũng có thể thấy màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng của AGRIBANK là lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng, với số lượng 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên qoàn quốc và 13 triệu khách hàng là hộ sản xuất Tuy nhiên với chiến lược của AGRIBANK tập trung là nông nghiệp nông thôn là chính nhưng cũng không thể không quan tâm đến thị trường thành thị và các khách hàng là doanh nghiệp và với mạng lưới hoạt động rộng khắp như vậy nó cũng là một chiến lược kinh doanh của AGRIBANK đó là 8 sự thuận tiện cho khách hàng mọi nơi, nên với những chiến lược trên mà AGRIBANK có một lượng khách hàng doanh nghiệp là trên 30.000 khách hàng AGRIBANK vẫn không ngừng đưa ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ khách hàng cũ và thu hút những khách hàng mới như đưa ra sản phẩm InternetBanking với tiện ích giúp khách hàng giao dịch trực tuyến với ngân hàng tại nhà mà không mất thời gian đến ngân hàng, SMS banking, tiết kiệm học đường, tiết kiệm bậc thang với những mức lãi suất theo kỳ hạn rút linh hoạt… Chiến lược quảng cáo của Agribank chắc ai cũng biết đến giải bóng đá AGRIBANK CUP và các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn như “Tiết kiệm mừng xuân – trúng thưởng giá trị bằng 100 cây vàng”; Tiết kiệm dự thưởng “ Mùa vàng bội thu”… là những chiến lược về sản phẩm nhằm đưa ra sản phẩm mới có sức hấp dẫn về giải thưởng nhằm thu hút khách hàng Qua phân tích về chiến lược Marketing của hai ngân hàng VietinBank, ABBank và so sánh với chiến lược Marketing của AGRIBANK ta có thể thấy được mỗi ngân hàng với những sản phẩm mang tính truyền thống giống nhau như cho vay (ngắn, trung, dài hạn), chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, dịch vụ thẻ, cho thuê tài chính, huy động tiền gửi tiết kiệm… thì các ngân hàng đều có chiến lược về quảng cáo, khuyến mãi để nhằm thu hút khách hàng đến với mình, ngoài ra mỗi ngân hàng đều có một chiến lược về thị trường khác nhau Tuy nhiên thị trường chung cảu 3 ngân hàng là thị trường thành thị và tương lai không xa thị trường nông thôn cũng là điểm đến của ABBank và VietinBank Chính vì lẽ đó mà sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt và sẽ phải có sự thay đổi về chiến lược của mỗi ngân hàng Để làm được điều đó ta dùng công cụ SWOT để phân tích đánh giá môi trường kinh doanh của AGRIBANK hiện tại cũng như tương lai Công cụ phân tích SWOT: – Điểm mạnh 9 - Là một ngân hàng thương mại có tổng số vốn lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn đó là một thị trường rộng lớn, tiềm năng mà AGRIBANK đã có nhiều năm độc quyền khai thác thị trường nông nghiệp, nông thôn và có những khách hàng truyền thống trong khi đối thủ cạnh tranh chưa có - Màng lưới lớn với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, có số lượng khách hàng nhiều hơn các ngân hàng khác - Màng lưới rộng khắp trên toàn quốc sẽ đáp ứng được các dịch vụ cho khách hàng thuận lợi hơn các ngân hàng khác - AGRIBANK có nguồn tài chính dồi dào để đáp ứng chiến lược Marketing cúng như chiến lược kinh doanh của mình - Thương hiệu của AGRIBANK đã được biết đến ở trong và ngoài nước - Điểm yếu - Agribank là ngân hàng thương mại với 100% vốn nhà nước nên sự cạnh tranh không cao, cơ chế quản lý không linh hoạt - Tổ chức bộ máy cồng kềnh bởi số lượng cán bộ công nhân viên lớn khoảng hơn 3,6 vạn cán bộ, chi phí quản lý lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao - Mạng lưới của Agribank rộng lớn nên việc thay đổi công nghệ và trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sự cạnh tranh là chậm hơn so với các ngân hàng khác - Các doanh nghiệp khác có thể thu hút một số khách hàng của Agribank, trong khi Agribank ít có thể thu hút được khách hàng của các doanh nghiệp này – Cơ hội - Thị trường nông nghiệp, nông thôn chưa có sự cạnh tranh đó là cơ hội cho AGRIBANK phát triển về thị phần và số lượng khách hàng 10 - AGRIBANK hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA) là cơ hội cho AGRIBANK tiếp cận được các dự án đầu tư vào Việt Nam và thị trường đầu tư chính là nông nghiệp nông thôn là cơ hội củng cố vị trí và khẳng định thương hiệu của mình đối với các đối thủ cạnh tranh về thị trường nông nghiệp, nông thôn - Rào cản ra nhập ngành còn cao bởi sự đòi hỏi về vốn lớn là cơ hội cho AGRIBANK có thời gian để mở rộng thị trường nông thôn, xây dựng chiến lược dài hạn, khẳng định thương hiệu của mình - Mối đe dọa: - Thị trường ngày càng thu hẹp bởi nhiều ngân hàng sẽ được thành lập, các ngân hàng nước ngoài sẽ gia nhập thị trường tài chính Việt Nam trong một vài năm tới - Các ngân hàng sẽ tiếp cận đến thị trường nông nghiệp, nông thôn và sự cạnh tranh sẽ càng ngày càng cao - Chảy máu chất xám, bởi các ngân hàng mới thành lập sẽ trả mức lương cao để thu hút lao động có kinh nghiệm của AGRIBANK sang làm việc - Mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào với sức mạnh về vốn, kinh nghiệm sẽ là mối đe dọa cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cho AGRIBANK nói riêng - Agribank khá thỏa mãn với thành công hiện tại của mình ở thị trường nông nghiệp, nông thôn - Các doanh nghiệp khác có thể thu hút một số khách hàng của Agribank, trong khi Agribank ít có thể thu hút được khách hàng của các doanh nghiệp này 11 Tóm lại, để có một chiến lược marketing chuyên nghiệp và hiệu quả, Agribank cần phải đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với hiện tại, nghiên cứu đưa ra những dòng sản phẩm mới, tiện ích, đưa ra được chiến lược Marketing sao cho phù hợp với khách hàng với thị trường mục tiêu của mình, gắn kết khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới tiềm năng Tài liệu tham khảo: - http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/about/index.html - http://www.abbank.vn/vi/Gioi-Thieu/Gioi-thieu-chung.1.aspx - http://www.vbard.com/101/786/gioi-thieu/dinh-huong-phat-trien.aspx 12 ... cao nhu cầu khách hàng B/ Phân tích chiến lược marketing Ngân hàng Thị trường tài ngân hàng Việt Nam trường hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư nước xin thành lập ngân hàng, tổ Ngân hàng nước xin mở chi... lược ngân hàng đặc biệt Ngân hàng An Bình Ngân hàng VietinBank so sánh với Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn (AGRIBANK) để thấy điểm mạnh, điểm yếu, hội mối đe dọa AGRIBANK 1/ Ngân hàng. .. mà Ngân hàng thành lập vào hoạt động tìm biện pháp thu hút lơi kéo khách hàng với cụ thể ngân hàng giới thiệu Với ngân hàng có mạnh riêng ngồi sản phẩm mang tính truyền thống cho vay huy động

Ngày đăng: 27/09/2017, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w