- Phòng Tổ chức cán bộ - lao động: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạoCông ty về công tác tổ chức bộ máy và CBCNVC; quy hoạch, xây dựng kiệntoàn và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý của các
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Võ Sơn Tùng
Sinh viên lớp:D9QL6
Mã sinh viên: 1109010421
Khoa: Quản lý nguồn nhân lực
Trường: Đại học Lao động – Xã hội
Em xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp : “Hoàn thiện quy chế trả lương tạiCông ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long” là sản phẩm của quá trình tìm tòi vànghiên cứu hoạt động thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Công tyTNHH MTV đóng tàu Hạ Long
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định nếu nhà trường phát hiệnbất cứ nội dung nào được sao chép
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2017
Sinh viên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Vũ Thị Ánh Tuyết đãrất tận tình, chu đáo giúp đỡ em trong quá trình làm báo cáo thực tập
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo công ty, cán bộ, chuyên viên phòng Tổ chức cán
bộ - lao động và Phòng Tiền lương, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành được bàibáo cáo này
Trang 3MỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nhà quản lýcủa mỗi DN cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn làyếu tố con người Tiền lương, thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu củaNLĐ, nó cũng là một trong những nhân tố để họ gắn bó, cống hiến cho DN Dù
là DN thuộc thành phần kinh tế nào thì việc xây dựng quy chế trả lương choNLĐ hợp lý, khoa học, hiệu quả là mục tiêu được quan tâm hàng đầu Một cơchế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động,giúp DN thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi
Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long là một trong những đơn vị lớn củaTổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin Group) hoạt động tronglĩnh vực đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ cùng với đội ngũ cán bộ
và công nhân kỹ thuật lành nghề với bề dày kinh nghiệm gần 40 năm xây dựng
và phát triển, tiếp thu và ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến trên thế giới.Công ty có quy mô lao động rất lớn, năm 2016 là 1.257 người Nhận thức đượctầm quan trọng của quy chế trả lương đối với sự tồn tại và phát triển của mình,Công ty đã xây dựng và ban hành quy chế trả lương – thưởng Tuy nhiên, quychế trả lương mà Công ty đang áp dụng vẫn còn nhiều điểm bất cập
Xuất phát từ thực trạng này, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quychế trả lương tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long” để làm đề tài Báo cáothực tập tốt nghiệp ngành Quản lý nguồn nhân lực
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng quy chế trả lương tại Công tyTNHH MTV đóng tàu Hạ Long, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn hiện quy chế trả lương tại Công ty
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiền lương, quy chế trả lương trong DN,bao gồm: khái niệm, nội dung và các yếu tố liên quan đến quy chế trả lương choNLĐ
- Phân tích thực trạng quy chế trả lương đang áp dụng tại Công ty TNHHMTV đóng tàu Hạ Long, tìm ra những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế vànguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quy chế trả lương tại Công tytrách nhiệm hữu hạn dược Hanvet, cũng là các giải pháp cho các DN khác thamkhảo
Trang 72 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy chế trả lương tại Công ty TNHH MTV đóngtàu Hạ Long
3 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các nội dung, luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê – phân tích: Phân tích các số liệu thống kê đã thuthập được từ các phòng ban liên quan trong Công ty nhằm đưa ra những đánhgiá, nhận xét cơ bản trên những con số đó
- Phương pháp so sánh tổng hợp: Căn cứ trên các thông tin, tài liệu, kiếnthức thu thập được từ Công ty, trên sách báo, mạng internet, các quy định củaNhà nước… Từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập được nhằmlàm rõ vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi, thựchiện điều tra, phỏng vấn đối với nhóm cán bộ quản lý các cấp, NLĐ nhằm thuthập những ý kiến đánh giá về thực trạng việc thực hiện quy chế trả lương tạiCông ty
4 Cấu trúc của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục cácbảng biểu, báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long
Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác QTNL tại Công tyTNHH MTV đóng tàu Hạ Long
Chương 3: Nội dung của QTNL tại Công ty TNHH MTV đóng tàu HạLong
Chương 4: Chuyên đề chuyên sâu
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV
ĐÓNG TÀU HẠ LONG 1.1 Tổng quan về Công ty
- Tên DN: Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long
- Địa chỉ trụ sở chính: Phường Giếng Đáy - Thành phố Hạ Long - TỉnhQuảng Ninh
và công nhân kỹ thuật lành nghề với bề dày kinh nghiệm gần 40 năm xây dựng
và phát triển, tiếp thu và ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến trên thế giới.Công ty đã đóng mới và sửa chữa hàng loạt các sản phẩm như : Tàu du lịch, tàuchở hàng rời, tàu chở dầu, tàu chở khí gas lỏng, tàu công trình dịch vụ, ụ nổi, tàuContainer, tàu chở ôtô… đảm bảo thoả mãn các yêu cầu quy phạm đăng kiểm
VR, NK, GL, DNV… và các công ước hàng hải quốc tế cho khách hàng trong
và ngoài nước
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 50 ha nằm cạnh cảng nước sâu CáiLân, đường Quốc lộ 18A, tuyến đường sắt Cái Lân - Yên Viên thuận tiện chogiao thông thuỷ, bộ và đường sắt Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Công ty đượcthiết kế và lắp đặt từ kinh nghiệm của những nước có nền công nghiệp đóng tàuphát triển như: Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Ý, Mỹ… đảm bảo khaithác có hiệu quả, và an toàn cho môi trường sinh thái Cùng với cơ sở hạ tầngsẵn có Công ty đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công tác quản
lý, đầu tư nâng cấp, mở rộng, đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, trangthiết bị hiện đại vào sản xuất
1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Chức năng: Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 2204000052 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh quảng Ninh cấp ngày 15/01/2007, các ngành, nghề kinhdoanh chính của Công ty là:
+ Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi;
Trang 9+ Tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi;
+ Tái chế, phá dỡ tàu cũ
+ Khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu;
+ Kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; + Xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu;
+ Sản xuất chế tạo kết cấu thép;
+ Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới
và sửa chữa tàu thủy
- Nhiệm vụ:
+ Tỉm hiểu, nắm bắt nhu cấu đóng tàu trong nước cũng như nước ngoài để
từ đó có phương án và chiến lược kinh doanh cụ thể
+ Tổ chức tiến hành xây dựng kế hoạch về nhu cầu nhân lực, vật tư, thiết bịđảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
+ Đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách, thuế cho Nhà nước, tạocông ăn việc làm và thu nhập cho NLĐ
1.2.2 Sơ đồ, cấu trúc bộ máy
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động)
Trang 10Với sơ đồ bộ máy tổ chức như trên, mỗi bộ phận, phòng ban trong Công ty
có những chức năng nhất định được thể hiện như sau:
- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công tytrong lĩnh vực quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật – công nghệ, công tác đầu tưchiều sâu đổi mới công nghệ và công tác an toàn bảo hộ lao động, phòng chốngcháy nổ, phòng chống lụt bão trong toàn Công ty
- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): tham mưu, giúp việc cholãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm;kiểm tra nghiệm thu công trình, sản phẩm trong toàn Công ty
- Phòng An toàn lao động: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty trongviệc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn -
vệ sinh lao động trong toàn Công ty
- Phòng Vật tư: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty về công tác vật
tư và thiết bị thông dụng phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh trong toànCông ty
- Phòng Kinh doanh – Đầu tư: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty
về tất cả mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư trong toàn Công ty
- Phòng Tổ chức cán bộ - lao động: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạoCông ty về công tác tổ chức bộ máy và CBCNVC; quy hoạch, xây dựng kiệntoàn và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý của các đơn vị; công tác thi đua khenthưởng, kỷ luật, chế độ chính sách cho NLĐ; tham mưu thực hiện công tác phápchế trong toàn Công ty
- Phòng Tài chính – Kế toán: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công tytrong lĩnh vực quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán Giám sát hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng các chuẩn mực và Luật Kếtoán hiện hành nhằm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ các hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty và tình hình tài sản của Công ty
- Phòng Tiền lương: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty trong cáclĩnh vực về công tác lao động, tiền lương; các chế độ chính sách đãi ngộ khácliên quan đến NLĐ
- Phòng Điều hành sản xuất: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty về
Trang 11trên cơ sở kế hoạch tháng, quý, năm và tình hình sản xuất thực tế Chỉ đạo vàđiều chỉnh các chỉ tiêu công nghệ trong quá trình sản xuất.
- Phòng Hành chính tổng hợp: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công
ty về công tác quản lý hành chính, công tác kế hoạch tổng hợp, văn thư lưu trữ,công tác đối nội, đối ngoại và một số lĩnh vực công tác khác có liên quan
- Phòng Bảo vệ: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty về công tácbảo vệ trị an, bảo vệ tài sản chung của Công ty Tổ chức và thực hiện công tácbảo vệ trị an, bảo vệ tài sản chung của Công ty
- Phòng Đời sống: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty về nghiêncứu, đánh giá tình hình phát triển cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường chăm sócđời sống vật chất cũng như tinh thần của CBCNVC trong Công ty
- Trường mầm non: Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi; tổ chức nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chăm sóc, giáo dục mầmnon do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; quản lý giáo viên, nhân viên và trẻem; quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật; chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dụctrẻ em; kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xãhội nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ emcho gia đình và cộng đồng; tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em củatrường tham gia các hoạt động xãhội trong phạm vi cộng đồng; giúp đỡ các cơ
sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật
- Các phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất; quản lý, vận hành, vệ sinhthiết bị, máy móc theo quy trình, tiêu chuẩn
Công ty có mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng với quy mô lớn
Mô hình cơ cấu tổ chức này có ưu điểm là các mệnh lệnh vừa đồng nhất từ trênxuống và được thi hành nhanh chóng do các đơn bị nhận lệnh trực tiếp từ Giámđốc vừa tận dụng được ý kiến của các các chuyên gia, giảm gánh nặng cho Giámđốc
Trang 121.2.3 Hệ thống chức danh công việc.
Bảng 1.1 Hệ thống chức danh công việc tại
Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long.
- Phó Tổng Giám đốc Sản xuất (đóng mới)
- Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh
- Phó Tổng Giám đốc (hoàn thiện)
- Trưởng phòng Kỹ thuật – Công nghệ
- Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
- Trưởng phòng An toàn lao động
- Trưởng phòng Vật tư
- Trưởng phòng Kinh doanh – Đầu tư
- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Lao động
- Trưởng phòng Tài chính Kế toán
- Trưởng phòng Tiền lương
- Trưởng Phòng Điều hành sản xuất
Trang 1313 Nhân viên Kiểm tra chất lượng sản phẩm
14 Nhân viên Điều hành sản xuất
15 Kỹ thuật viên (Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm)
16 Kế toán tổng hợp phòng Tài chính – Kế toán
17 Nhân viên tổng hợp phòng Tiền lương
18 Nhân viên chuyên trách quân sự
19 Nhân viên tin học
20 Nhân viên lái xe
21 Nhân viên văn phòng Đảng – Đoàn thể
- Quản đốc phân xưởng Cơ điện
- Quản đốc phân xưởng Vỏ 1
- Quản đốc phân xưởng Vỏ 2
- Quản đốc phân xưởng Vở 3
- Quản đốc phân xưởng Hàn
- Quản đốc phân xưởng Trang bị
- Quản đốc phân xưởng Trang trí
- Quản đốc phân xưởng Làm sạch
- Quản đốc phân xưởng Triền đà
Trang 14- Quản đốc phân xưởng Máy - CK
- Quản đốc phân xưởng Ống tàu
- Quản đốc phân xưởng Điện tàu
- Quản đốc phân xưởng Mộc – xây dựng
27
Phó quản đốc
- Phó quản đốc phân xưởng Cơ điện
- Phó quản đốc phân xưởng Vỏ 1
- Phó quản đốc phân xưởng Vỏ 2
- Phó quản đốc phân xưởng Vở 3
- Phó quản đốc phân xưởng Hàn
- Phó quản đốc phân xưởng Trang bị
- Phó quản đốc phân xưởng Trang trí
- Phó quản đốc phân xưởng Làm sạch
- Phó quản đốc phân xưởng Triền đà
- Phó quản đốc phân xưởng Máy - CK
- Phó quản đốc phân xưởng Ống tàu
- Phó quản đốc phân xưởng Điện tàu
- Phó quản đốc phân xưởng Mộc – xây dựng
28
Ca trưởng
- Ca trưởng phân xưởng Cơ điện
- Ca trưởng phân xưởng Vỏ 1
- Ca trưởng phân xưởng Vỏ 2
- Ca trưởng phân xưởng Vở 3
- Ca trưởng phân xưởng Hàn
- Ca trưởng phân xưởng Trang bị
- Ca trưởng phân xưởng Trang trí
- Ca trưởng phân xưởng Làm sạch
- Ca trưởng phân xưởng Triền đà
- Ca trưởng phân xưởng Máy - CK
- Ca trưởng phân xưởng Ống tàu
- Ca trưởng phân xưởng Điện tàu
- Ca trưởng phân xưởng Mộc – xây dựng
29 Ca phó
- Ca phó phân xưởng Cơ điện
- Ca phó phân xưởng Vỏ 1
- Ca phó phân xưởng Vỏ 2
Trang 15- Ca phó phân xưởng Hàn
- Ca phó phân xưởng Trang bị
- Ca phó phân xưởng Trang trí
- Ca phó phân xưởng Làm sạch
- Ca phó phân xưởng Triền đà
- Ca phó phân xưởng Máy - CK
- Ca phó phân xưởng Ống tàu
- Ca phó phân xưởng Điện tàu
- Ca phó phân xưởng Mộc – xây dựng
30
Tổ trưởng các tổ
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Cơ điện
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Vỏ 1
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Vỏ 2
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Vở 3
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Hàn
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Trang bị
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Trang trí
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Làm sạch
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Triền đà
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Máy - CK
- Tổt rưởng các tổ trong phân xưởng Ống tàu
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Điện tàu
- Tổ trưởng các tổ trong phân xưởng Mộc – xây dựng
31
Tổ phó các tổ
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Cơ điện
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Vỏ 1
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Vỏ 2
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Vở 3
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Hàn
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Trang bị
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Trang trí
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Làm sạch
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Triền đà
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Máy - CK
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Ống tàu
- Tổ phó các tổ trong phân xưởng Điện tàu
- Tổ phó các tổ phân xưởng Mộc – xây dựng
Trang 1632 An toàn viên
33 Tổ trưởng tổ trông xe
34 Tổ trưởng tổ Phòng cháy chữa cháy
35 Nhân viên bảo vệ
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động)
1.2.4 Cơ chế hoạt động
Theo Điều lệ và tổ chức hoạt động của Công ty TNHH MTV đóng tàu HạLong, Công ty là 1 trong những công ty con của Tổng công ty Công nghiệp Tàuthuỷ Công ty thuộc loại hình công ty TNHH MTV, hoạt động bằng vốn do Tổngcông ty Công nghiệp Tàu thuỷ cấp, được tổ chức và quản lý theo cơ cấu Chủtịch công ty và Tổng Giám đốc
Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, đại diện sở hữu Công ty là Hộiđồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ; chịu trách nhiệm trực tiếpquản lý hoạt động của Công ty là Chủ tịch Công ty
Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ bổ nhiệm Chủtịch Công ty và Tổng Giám đốc; Chủ tịch Công ty bổ nhiệm danh sách đại diệncủa công ty để điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty
Cơ chế hoạt động trong Công ty được thực hiện theo phương thức ra quyếtđịnh từ trên xuống
Chủ tịch Công ty là người có quyết định cao nhất ở Công ty, có toàn quyềnnhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa Công ty Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty vàchịu trách nhiệm trước Chủ tịch về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đượcgiao Phó Giám đốc các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, gúp việc,theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho Giám đốc nhưng không có quyền ra quyếtđịnh cho các bộ phận , đơn vị sản xuất Ý kiến của Phó Giám đốc các phòngchức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ,các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Giám đốc Công ty, quyền quyết địnhthuộc về Giám đốc Công tysau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng
1.3 Nguồn nhân lực của tổ chức
Do đặc thù sản xuất và kinh doanh, nên Công ty có số lượng lao động lớn,ngoài các CBCNVC ký hợp đồng chính thức, Công ty còn có các nhân viên thời
vụ nhằm đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc của các đơn hàng tuỳ theo yêucầu công việc Đến hết năm 2016, Công ty có số lao động lên đến 1.257 người
Trang 17Bảng 1.2 Số lượng lao động của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long,
Bảng 1.3 Cơ cấu lao động của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long, năm
Trang 18Do đặc thù công việc, tỷ lệ giới tính trong Công ty có sự chênh lệch rất lớn,
tỷ lệ lao động nam chiếm đến 74,46%, trong khi, lao động nữ chỉ chiếm 25,54%.Công ty chủ yếu sử dụng lao động phổ thông ở các nhà máy sản xuất đốivới công việc có mức độ phức tạp thấp, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹthuật cao (15,75% trong tổng số lao động) Lực lượng lao động có trình độ trungcấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ không lớn, chỉ 29,20%, đa phần là lao động sản xuấtgiản đơn Lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học rất cao, laođộng có trình độ đại học chiếm đến 51,39% chủ yếu là cán bộ nhân viên cácphòng ban chức năng, kỹ sư, kỹ thuật viên, quản đốc, nhân viên sản xuất chấtlượng cao… Lao động có trình độ sau đại học chiếm 3,66%, họ chủ yếu lànhững người lãnh đạo cấp cao hoặc những người thực hiện công việc nghiêncứu, quản lý kỹ thuật – công nghệ
Trang 19CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC QTNL
CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU HẠ LONG 2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác QTNL Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long
2.1.1 Tên gọi, chức năng bộ máy chuyên trách
- Tên gọi phòng ban chuyên trách thực hiện công tác QTNL: Phòng Tổchức cán bộ - lao động
- Chức năng của phòng ban: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty vềcông tác tổ chức bộ máy và CBCNVC; quy hoạch, xây dựng kiện toàn và nângcao hiệu lực bộ máy quản lý của các đơn vị; công tác thi đua khen thưởng, kỷluật, lao động tiền lương và các chế độ chính sách khác cho NLĐ; tham mưuthực hiện công tác pháp chế trong toàn Công ty
2.1.2 Công việc chuyên trách nhân sự
- Phân tích công việc: xác định nội dung đặc điểm của từng công việc,đánh giá tầm quan trọng của nó, và đưa ra các yêu cầu cần thiết đối với ngườithực hiện
- Tuyển dụng nhân lực: chiêu mộ và chọn ra những người có khả năngthực hiện công việc
- Đào tạo và phát triển nhân lực: giúp NLĐ xác định được mục tiêu,hướng đi của mình, tạo môi trường thuận lợi để NLĐ làm việc tốt
- Sắp xếp và sử dụng NLĐ: Đảm bảo sự phù hợp, sự tương xứng giữacông việc và người thực hiện công việc Đảm bảo mọi công việc được thực hiệntốt
- Đánh giá và đãi ngộ nhân lực: Nhằm kích thích NLĐ nâng cao hiệu quảkinh doanh, thực hiện mục tiêu của DN
2.1.3 Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách.
- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - lao động là người chịu trách nhiệm quản
lý toàn bộ nhân sự của phòng; có quyền điều phối và phân công công việc chonhân viên trong phòng; giám sát tiến độ thực hiện công việc; đánh giá kếtquả công việc của nhân viên phòng nhân sự; đề xuất khen thưởng, kỷ luật,thuyên chuyển nhân viên trong phòng; truyền tải những chỉ thị, ý kiến của Bangiám đốc tới nhân viên, giúp nhân viên phòng Nhân sự hiểu đúng các yêu cầu vàthực hiện đầy đủ; giải quyết các vấn đề phát sinh trong khả năng nhằm làm giảm
sự thiệt hại đến quyền lợi của nhân viên trong phòng
- Phó phòng Tổ chức cán bộ - lao động là người tham mưu, giúp việc choTrưởng phòng Nhân sự thực hiện tốt công tác QTNL trong phòng Nhân sự; thaymặt Trưởng phòng giải quyết các công việc của Trưởng phòng khi Trưởng
Trang 20phòng đi vắng hoặc được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng vềcác nhiệm vụ được giao.
- Chuyên viên, nhân viên phòng Tổ chức cán bộ - lao động sẽ làm việcdưới sự chỉ đạo của Trưởng, Phó phòng Tổ chức cán bộ - lao động, thực hiện vàchịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao
2.2 Tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách.
2.2.1 Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách.
- Tổng số cán bộ nhân viên của phòng: 5 người bao gồm 1 Trưởng phòng, 1Phó phòng, 3 Chuyên viên
- Năng lực cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ - lao động được thể hiện trongBảng 2.1
Bảng 2.1 Năng lực cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ - lao động.
tính
Chức danh Tuổi
Trình độ chuyên môn
Thâm niên công tác
1 Nguyễn Văn Thuân Nam Trưởng
phòng 54
Cử nhânKinh tế 32 năm
2 Nguyễn Thành Long Nam Phó
Cử nhânKinh tế 13 năm
4 Nguyễn Thị Hồng
Chuyênviên 32
Cử nhânHành chính 6 năm
5 Bùi Thị Mai Hương Nữ Chuyên
viên 32
Cử nhânKinh tế 7 năm
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động)
Qua bảng năng lực tổng quát trên, ta có thể nhận ra cán bộ chuyên tráchQTNL gồm có 5 người, bao gồm: Trưởng phòng là người phụ trách chung -Nguyễn Văn Thuân; Phó phòng Nguyễn Thành Long là người hỗ trợ, giúp việccho Trưởng phòng Bên cạnh đó, có 3 chuyên viên phụ trách QTNL là NguyễnThị Lan Hương, Nguyễn Thị Hồng Thắm, Bùi Thị Mai Hương
Đội ngũ cán bộ đều là những cử nhân đại học có trình độ, giàu kinh nghiệm
và có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng tạo nên thuận lợi trong công tácQTNL tại Công ty Các cán bộ nhân viên này tuy chưa được đào tạo chuyênngành QTNL vào thời điểm mới tuyển vào làm, nhưng trong quá trình công tác
đã không ngừng nỗ lực học hỏi, tham gia vào các khoá đào tạo QTNL, tích luỹ
Trang 21kinh nghiệm và bài học từ thực tế nên đã và đang thực hiện khá tốt chuyên tráchcủa mình.
Tuy nhiên, Công ty có quy mô lao động rất lớn, bởi vậy số lượng 5 cán bộnhân viên chuyên trách nhân sự là quá ít Với khối lượng công việc nhiều, cáccán bộ nhân viên phải đảm nhận và kiêm nhiệm rất nhiều công việc, dễ gây quátải
2.2.2 Bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên trách QTNL Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long
Bảng 2.2 Bảng bố trí nhân sự và phân công công việc trong bộ phận chuyên
trách QTNL, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long
1 Nguyễn Văn Thuân
Quản lýchung, điều hành hoạt động Tổ chức cán bộ - lao động
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của phòng
đã được phân công trước Giám đốc
- Điều hành, quản lý, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên trong phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình
2 Nguyễn Thành Long
Giúp việccho
Trưởng phòng
- Giúp việc cho Trưởng phòng trong công tác QTNL, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về cácnhiệm vụ được giao
3 Nguyễn Thị Lan Hương
Phụ tráchcông tácsắp xếp và
sử dụng lao động
- Lập và triển khai công tác tổ chức can bộ - lao động, sắp xếp
và sử dụng hợp lý nhằm khai tháctriệt để nguồn nhân lực
4 Nguyễn Thị Hồng Thắm Phụ tráchtuyển dụng
- Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các bộ phận về yêu cầu tuyển dụng nhân viên
5 Bùi Thị Mai Hương Phụ tráchđào tạo
- Lập và triển khai các kế hoạch đào tạo cho nhân viên nhằm nângcao kiến thức hiểu biết, kỹ năng
và kinh nghiệm trong công việc
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động)
Trang 22Có thể thấy các cán bộ nhân viên của Phòng Tổ chức cán bộ - lao độngđược bố trí công việc rất rõ ràng và hợp lý Mỗi người đảm nhận 1 phần cụ thểtrong công tác QTNL và chịu sự điều hành, quản lý của Trưởng phòng; chịutrách nhiệm về phần công việc của mình trước Trưởng phòng Riêng mảng tiềnlương, Công ty có thành lập riêng 1 phòng chức năng, gọi là phòng Tiền lương
để đảm nhận công tác này Phòng Tiền Lương cùng với sự tham mưu, giúp đỡcủa phòng Tổ chức cán bộ - lao động, sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng,hoàn thiện, phổ biến và thực hiện quy chế trả lương, trả thưởng
Trang 23CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CỦA QTNL TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG
TÀU HẠ LONG.
3.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách QTNL tại Công ty.
- Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có:
+ Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại Công ty
+ Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho NLĐ, tạo tính cạnhtranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong+ Cải thiện môi trường làm việc
+ Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúngviệc
+ Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giátrị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi trường làm việc
+ Tiến hành tin học hóa các quy trình quản lý, áp dụng các phần mềm hiệnđại để nâng cao hiệu quả quản lý
- Phát triển Nguồn nhân lực:
+ Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạođiều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với Công ty
+ Tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện với một nét văn hoá riêngbiệt
+ Xây dựng và phát triển các các chính sách đề bạt, thăng tiến cho CBCNVtạo động lực phấn đấu và phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân
+ Tiến hành phân tích tình trạng nguồn nhân lực thường xuyên để đánh giá
và cơ cấu lại sơ đồ tổ chức, hoạt động trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo hệthống luôn trong trạng thái hoạt động hiệu quả nhất
+ Luôn nâng cao cơ cấu tổ chức và hoạt động, tạo tính năng động trong sựphát triển của Công ty nhằm tạo sự hứng khởi trong công việc của từng nhânviên, tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên
có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân
+ Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thaotheo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũngnhư vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động
3.2 Tổ chức, triển khai các hoạt động QTNL tại Công ty.
3.2.1 Phân tích công việc
Công ty đã yêu cầu Phòng Tổ chức cán bộ - lao động tiến hành tổ chức,triển khai phân tích công việc ngay từ những ngày đầu thành lập công ty Chođến nay mỗi chức danh công việc trong công ty đều có bảng mô tả công việc vàbảng tiêu chuẩn công việc để làm cơ sở căn cứ cho các hoạt động QTNL khác.Tuỳ theo yêu cầu Công ty đối với mỗi chức danh công việc trong từng giai đoạn
Trang 24phát triển, Phòng Tổ chức cán bộ - lao động sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnhlại bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc cho phù hợp
3.2.2 Tuyển dụng nhân lực
Phòng tổ chức cán bộ - lao động tổ chức, triển khái hoạt động tuyển dụngxuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực củaCông ty Sau khi xác định được nhu cầu về nhân lực của Công ty, Phòng Tổchức cán bộ sẽ tiến hành tuyển dụng nhân lực theo các bước cụ thể như sau:
- Chuẩn bị tuyển dụng
- Thông báo tuyển dụng
- Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ ứng viên
- Tổ chức phỏng vấn, trắc nghiệm và sát hạch các ứng viên
- Kiểm tra sức khoẻ
- Đánh giá ứng viên và ra quyết định tuyển dụng
3.2.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
Phòng Tổ chức cán bộ - lao động sẽ tiến hành đánh giá năng lực của từngnhân viên theo định kỳ ngoài trình độ chuyên môn còn phải trao dồi thêm vềtrình độ ngoại ngữ, nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đàotạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhânviên
- Quy hoạch các nguồn lãnh đạo kế cận trong tương lai để có chiến lượcđào tạo hợp lý để bổ sung vào hàng ngũ lãnh đạo của Công ty trong tương lai
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm phổ biến các kiến thức mới,các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, cũng như phương thức làm việc hiện đạicho nhân viên
- Có định hướng trong sự phát triển của Công ty trong tương lai để tiếnhành đào tạo các kiến thức đón đầu
3.2.4 Sắp xếp và sử dụng nhân lực
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không ngoài việc tuyển dụng
đủ số lượng người lao động với mức trình độ, kỹ năng phù hợp còn cần phải bốtrí lực lượng lao động của doanh nghiệp vào đúng công việc và đúng thời điểm Phòng Tổ chức cán bộ - lao động sẽ tiến hành quy hoạch cụ thể trong bố trí
và sử dụng nhân sự để đảm bảo bố trí đúng người đúng việc
3.2.5 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Việc đánh giá năng lực nhân viên nằm trong các chuỗi hoạt động nhằm thuhút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực Phòng Tổ chức cán bộ - lao động tiếnhành đánh giá theo quy trình bằng phương pháp bảng điểm định kỳ hàng tháng,hàng năm
Trang 25CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH MTV ĐÓNG TÀU HẠ LONG.
4.1 Cơ sở lý luận về thực trạng quy chế trả lương - thưởng trong DN 4.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Tiền lương: Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động hiện hành, thì:
“Tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theothỏa thuận Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụcấp lương và các khoản bổ sung khác Mức lương của NLĐ không được thấphơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định” (4,24) Quy định của Bộ luậtLao động nghiêng về phía thị trường theo nguyên tắc thỏa thuận dựa trên nănglực của các bên khi tham gia thị trường lao động, tiền lương phải cao hơn mứclương sàn do Nhà nước quy định
Theo giáo trình Tiền lương – Tiền công của Trường Đại học Lao động – Xãhội do PGS.TS Nguyễn Tiệp chủ biên có đưa ra khái niệm về quy chế trả lươngnhư sau: “ Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung, nguyên tắc,phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ quan,
DN nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương” (2,9)
Từ các khái niệm trên, ta có thể rút ra khái niệm đầy đủ nhất về tiền lươngnhư sau:
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thoảthuận giữa NLĐ và NSDLĐ thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặcbằng miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị trường laođộng và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động Tiền lươngđược NSDLĐ trả cho NLĐ một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thờigian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm,…)
Bản chất của tiền lương cũng thay đổi tuỳ theo các điều kiện, trình độ pháttriển kinh tế xã hội và nhận thức của con người
Toàn bộ tiền lương của DN trả cho nhân viên do công việc làm của họ, làđộng lực chủ yếu kích thích nhân viên làm việc tốt Tiền lương là thu nhập chủyếu giúp cho nhân viên làm thuê duy trì và nâng cao mức sống cho họ và giađình họ và họ có thể hoà đồng với trình độ văn minh trong xã hội ở một mức độnhất định, tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị uy tín của mộtNLĐ đối với gia đình, DN và xã hội
Tiền lương còn thể hiện chính sách đãi ngộ của DN đối với NLĐ.Nhân viên luôn tự hào đối với mức lương của mình; khi nhân viên cảm thấy việctrả lương không xứng đáng với việc làm của họ, họ sẽ không hăng hái, tích cực
Trang 26làm việc Hệ thống tiền lương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sáchkhuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.
Hiểu theo nghĩa rộng, tiền lương không chỉ bao hàm các yếu tố tài chính
mà còn có cả các yếu tố phi tài chính
+ Phần tài chính bao gồm tài chính trực tiếp và gián tiếp
Tài chính trực tiếp bao gồm tiền lương, , tiền hoa hồng,…
Tài chính gián tiếp bao gồm bảo hiểm, chế độ phúc lợi…
+ Phần phi tài chính chứa đựng các lợi ích mang lại cho NLĐ từ bản thâncông việc và môi trường làm việc như sức hấp dẫn của công việc, sự vui vẻ,mức độ tích luỹ kiến thức, tự học hỏi, sự ghi nhận của xã hội
- : là một loại thù lao lao động bổ sung cho lương theo thời gian hoặclương theo sản phẩm, nhằm tăng thêm thu nhập cho NLĐ, kích thích NLĐ nỗlực thường xuyên, là một hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng tích cực
Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau: “ là khoản tiền màNSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm vàmức độ hoàn thành công việc của NLĐ.” (4, trang 27)
- Quy chế lương - thưởng: Quy chế trả lương - thưởng là văn bản quy địnhnhững nội dung, nguyên tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹtiền lương trong cơ quan, DN nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lựctrong trả lương, trả thưởng
Quy chế trả lương, trả thưởng trong cơ quan, DN do chính cơ quan, DN đó
tự tổ chức xây dựng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi quản lý của mình
Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của NLĐ trong DN bêncạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của DN, môi trườnglàm việc này cơ hội thăng tiến Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nângcao năng suất và chất lượng lao động, giúp DN thu hút và duy trì được nhữngcán bộ, nhân viên giỏi
4.1.2 Vai trò của quy chế trả lương
4.1.2.1 Đối với Nhà nước.
Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sáchkinh tế xã hội của đất nước Chính sách này liên quan trực tiếp đến lợi ích đôngđảo NLĐ trong xã hội và được nhà nước quản lý Việc ban hành các quy định vềquy chế trả lương cho NLĐ trong các loại hình DN nói chung và trong các công
ty nhà nước nói riêng nhằm thực hiện chủ truơng quản lý thống nhất về tiềnlương của Nhà nước
Việc ban hành các quy định về quản lý tiền lương nói chung và quy chế trả
Trang 27thưởng, nhà nước giúp cho các DN thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của tổchức tiền lương – thưởng, không bị lúng túng trong việc phân phối tiền lương –thưởng.
Nhà nước đưa ra các quy định về việc hình thành quỹ tiền lương – thưởng,
sử dụng và phân phối quỹ tiền lương – thưởng, việc ghi sổ lương một cách rõràng sẽ là cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách tiền lương vàthực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo qui định của Nhà nước để góp phầnlàm tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước
Trong các công ty Nhà nước, xây dựng và thực hiện tốt quy chế trả lương –thưởng, tức là không xảy ra tình trạng quỹ tiền lương vượt chi so với quỹ tiềnlương được hưởng thì Nhà nước sẽ không phải trích ngân sách để bù vào, tránhthất thoát cho nhà nước
4.1.2.2 Đối với DN
Quy chế trả lương là công cụ quản lý lao động, quản lý kinh tế Đối với
DN, quy chế trả lương cho NLĐ có một ý nghĩa hết sức to lớn, nó quyết định tới
sự thành công của chính sách tiền lương, thưởng thưởng của DN, nó thể hiện vaitrò quan trọng của tiền lương, đối với chủ DN cũng như đối với NLĐ Sự dunghòa lợi ích của NLĐ và NSDLĐ được thể hiện trong việc xây dựng một quy chếtrả lương hợp lý Sự hợp lý của quy chế trả lương hợp lý được thể hiện trongviệc xây dựng đơn giá dựa trên có sở định mức lao động trung bình tiến của DN
và các thông số tiền lương, do Nhà nước quy định, trong việc lập quỹ lương –thưởng, quản lý và sử dụng quỹ lương – thưởng, phân phối tiền lương, thưởngcho NLĐ công bằng Một DN hoạt động có hiệu quả thì quỹ tiền lương, phảiđược lập căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh vì tiềnlương, cũng là một khoản chi phí của DN, để tránh tình trạng chi phí lớn hơndoanh thu Mặt khác, quy chế trả lương giúp cho DN sử dụng quỹ tiền lươngmột cách hợp lý, tránh tình trạng quỹ tiền lương thực hiện vượt chi so với quỹtiền lương được hưởng hoặc dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm, làmảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
Quy chế trả lương – thưởng, phân phối tiền lương, sẽ ảnh hưởng rất lớn tớitinh thần làm việc và sự cống hiến cho DN của NLĐ Một DN có chính sách tiềnlương, công bằng, trả lương gắn với kết quả lao động sẽ khuyến khích NLĐ làmviệc nhiệt tình Nó có tác dụng duy trì và thu hút lao động giỏi cho DN NếuNLĐ không được trả lương, trả thưởng xứng đáng với giá trị sức lao động đã bỏ
ra thì họ sẽ không hài lòng với công việc, năng suất lao động giảm, thậm chí rời
bỏ công việc Một khi tiền lương chưa gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quảlao động của từng người sẽ gây nên sự bất bình, có thể xảy ra xung đột giữa
Trang 28NLĐ và NSDLĐ hoặc giữa NLĐ với NLĐ làm cho không khí làm việc căngthẳng, năng suất lao động sẽ không cao Do đó quy chế trả lương cần được xemtrọng, vì nó vừa có ý nghĩa vật chất vừa có ý nghĩa về tinh thần đối với NLĐ,ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của NLĐ Nếu DN thực hiện tốt quy chế trảlương sẽ khuyến khích NLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, ngày càng gắn bóhơn với tổ chức.
4.1.2.3 Đối với NLĐ
Tiền lương vốn là nguồn thu nhập chính của NLĐ, quy chế trả lương quyđịnh các vấn đề về xác định, chi trả tiền lương nếu tạo được động lực, khuyếnkhích NLĐ trong hệ thống nâng cao năng suất, chất lượng sẽ tạo ra hiệu quảcông việc đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của đơn vị và hệ thống
Nếu NLĐ không được trả lương xứng đáng với giá trị sức lao động đã bỏ
ra thì họ sẽ không hài lòng với công việc, năng suất lao động giảm, thậm chí rời
bỏ công việc Một khi tiền lương chưa gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quảlao động của từng người sẽ gây nên sự bất bình, có thể xảy ra xung đột giữaNLĐ và NSDLĐ hoặc giữa NLĐ với NLĐ làm cho không khí làm việc căngthẳng, năng suất lao động sẽ không cao
Quy chế trả lương đảm bảo phân phối tiền lương, cho NLĐ một cách hợp
lý, khoa học, hiệu quả sẽ giúp NLĐ có nguồn thu nhập ổn định, công bằng, bìnhđẳng, không những thu hút và giữ chân được NLĐ, còn tạo động lực cho họ,khiến họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó hơn với DN
4.1.3 Nội dung quy chế trả lương
Quy chế trả lương bao gồm các điều khoản quy định những nguyên tắc cơbản trong việc hình thành và phân phối tiền lương đối với các đơn vị, các chứcdanh cán bộ công nhân viên chức trong DN và quy định việc tổ chức thực hiệnnhững nguyên tắc này
Quy chế trả lương được cấu tạo theo chương, mục, các điều khoản, điểm,tiết theo quy định hiện hành về soạn thảo văn bản
Có thể chia các điều khoản trong quy chế trả lương thành các phần sau:Phần 1 Những quy định chung
a, Căn cứ xây dựng
b, Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
c, Nguyên tắc chung trong việc quy định các nội dung của quy chế
Phần 2 Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương
a, Nguồn hình thành quỹ lương
b, Sử dụng quỹ tiền lương
Trang 29- Căn cứ xây dựng: là các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước màđơn vị phải thực hiện; các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của các đơn vị quản lýNhà nước (nếu có), các nghị quyết, quyết định, điều lệ tổ chức… của công ty
- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Phạm vi điều chỉnh giới hạnviệc áp dụng các nội dung quy định trong quy chế trả lương cho những đơn vịnào, có thể là nhiều đơn vị hoặc một đơn vị, hoặc phòng ban nhất định
Đối tượng áp dụng: chỉ rõ đối tượng áp dụng quy chế là đối tượng nào Đốivới các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sởhữu thì việc đòi hỏi xây dựng quy chế trả lương tách biệt nhóm NLĐ và viênchức là bắt buộc, các DN thuộc thành phần kinh tế khác thì có thể xây dựng quychế trả lương cho cả NLĐ và viên chức quản lý
- Nguyên tắc chung trong việc quy định các nội dung của quy chế: Phầnnày đóng vai trò định hướng các nội dung trong quy chế, tùy đặc điểm các đơn
vị mà phần nguyên tắc chung này có thể khác nhau Trong đó nguyên tắc trảlương là cơ sở quan trọng để hình thành nên một quy chế trả lương khoa học,hiệu quả phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của DN,nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương đóng vai trò định hướng việc phânphối tiền lương cho NLĐ
4.1.3.2 Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương
- Nguồn hình thành quỹ lương:
Xác định quỹ tiền lương thường được đề cập trong quy chế trả lương dướidạng nguồn hình thành quỹ tiền lương Trong nội dung này cho biết quỹ tiềnlương DN sử dụng được hình thành từ những nguồn nào
Đối với các công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu thì nguồnhình thành quỹ tiền lương tuân thủ theo các quy định của Bộ Lao động –Thương và Xã hội, Bộ Tài chính và Chủ sở hữu công ty
Trang 30Đối với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác được chủ động xác địnhnguồn hình thành quỹ tiền lương gắn với tình hình tổ chức, ngành nghề hoạtđộng, chiến lược nhân lực của DN.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, DN xác định nguồn quỹ lươngtương ứng để trả lương cho NLĐ, bao gồm:
- Quỹ lương theo đơn giá tiền lương được giao, quỹ này chiếm phần lớnnhất, được xác định vào quý I hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinhdoanh của DN;
- Quỹ lương từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn giátiền lương được giao;
- Quỹ lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước;
- Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang Tổng quỹ lương gồm tất
cả các quỹ lương được hình thành từ các nguồn nêu trên
- Sử dụng quỹ tiền lương:
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương đượchưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹtiền lương cho năm sau, DN có thể phân chia tổng quỹ tiền lương thành các quỹdùng để chi trả cho NLĐ Tỷ lệ phân chia các quỹ cụ thể do DN tự quy định phùhợp với tính chất, số lượng từng loại đối tượng cần chi trả
+ Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho NLĐ theo lương khoán, lương thời gian,lương sản phẩm;
+ Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với NLĐ có năng suất, chất lượngcao, có thành tích tốt trong công tác;
+ Quỹ khuyến khích NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghềgiỏi;
+ Quỹ dự phòng cho năm sau;
4.1.3.3 Phân phối quỹ tiền lương
Phân phối quỹ tiền lương đề cập đến các quy định cụ thể về hình thức trảlương, ngày công tiêu chuẩn, quy định về thang bảng lương, quy định các khoảnphụ cấp, chế đô thưởng, các khoản phúc lợi khác …cho từng bộ phận, từng laođộng trong DN
- Các hình thức trả lương
Các DN sẽ lựa chọn các hình thức trả lương thích hợp nhất với đặc điểm,
cơ cấu tổ chức và tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi DN nhằm đảm bảomang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
+ Hình thức trả lương theo thời gian: Trong hình thức trả lương này, tiền
Trang 31định cho công việc và thời gian làm việc thực tế Hình thức trả lương theo thờigian chủ yếu áp dụng đối với những người làm các vị trí công việc khó xác địnhđược định mức một cách chặt chẽ và chính xác (cán bộ quản lý, phục vụ, sửachữa)
Để hình thức trả lương theo thời gian đạt hiệu quả cao, các DN cần xâydựng được hệ thống chức danh công việc với việc phân tích công việc một cáchcẩn thận và khoa học để xác định giá trị của từng công việc, mức độ phức tạpcủa công việc và những yêu cầu đòi hỏi của công việc đối với NLĐ
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm: Theo hình thức này, tiền lương củaNLĐ sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (dịch vụ) hoànthành và đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm (dịch vụ) Hình thức trảlương này chủ yếu áp dụng đối với những NLĐ trực tiếp tham gia sản xuất Trảlương theo hình thức này đã gắn thu nhập về tiền lương với kết quả sản xuấtkinh doanh của mỗi người do đó có tác dụng khuyến khích việc nâng cao năngsuất lao động, khuyến khích NLĐ ra sức học tập chuyên môn kỹ thuật để nângcao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiếnphương pháp lao động để nâng cao năng suất lao động
+ Hình thức trả lương khoán: Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với NLĐlàm việc trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản, hoặc trong một số ngànhkhác khi công nhân làm công việc mang tính đột xuất, công việc không xác địnhđược một định mức lao động ổn định trong thời gian dài
- Hệ thống thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp
+ Thang lương: là một bảng gồm một số bậc lương (hoặc mức lương) theomức độ phức tạp kỹ thuật của một nghề, nhóm nghề hoặc công việc Các bậctrong thang lương được thiết kế gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, được sắpxếp từ bậc có độ phức tạp kỹ thuật thấp đến bậc có độ phức tạp kỹ thuật caonhất
+ Bảng lương: là bảng gồm một số hệ số (hoặc mức lương) được thiết kếcho chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc Có thể thiết kế bảnglương một ngạch hoặc nhiều ngạch, mỗi ngạch thể hiện một trình độ, vị trí làmviệc khác nhau Trong một ngạch có thể thiết kế một bậc hoặc nhiều bậc lươngkhác nhau
+ Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hạinguy hiểm, phụ cấp điện thoại, phụ cấp kiêm nhiệm……
+ Hệ thống thang bảng lương và phụ cấp làm cơ sở để: Xây dựng đơn giátiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng laođộng và thỏa ước lao động tập thể; Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội,
Trang 32bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; Trả lương các ngày lễ, tết, nghỉ phép,nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao động……
+ Việc xây dựng thanh bảng lương phải đảm bảo: Chênh lệch giữa hai bậclương liền kề thấp nhất bằng 5% Khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảmkhuyến khích để NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật Mức lương thấpnhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, côngviệc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng doNhà nước quy định Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặcđặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề,công việc có điều kiện lao động bình thường
- Chế độ thưởng:
+ Căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động và thành tíchcông tác của cán bộ công nhân viên trong Công ty và những đóng góp củanhững cá nhân, đơn vị ngoài Công ty cho hoạt động kinh doanh về thực hiệnhợp đồng kinh tế và quan hệ công tác, Giám đốc Công ty đề nghị Hội đồng quảntrị quyết định mức thưởng cho cán bộ công nhân viên trong DN và những cánhân đơn vị ngoài Công ty có quan hệ hợp đồng kinh tế và đóng góp nhiều chohoạt động kinh doanh của Công ty
+ cho tập thể, cá nhân được khen thưởng được tính trên cơ sở mức lương
cơ sở do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyếtđịnh công nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc quyếtđịnh khen thưởng
4.1.3.4 Tổ chức thực hiện
Trong phần này bao gồm các điều khoản quy định rõ về thành phần, chứcnăng, nhiệm vụ Hội đồng lương và trách nhiệm của người phụ trách các đơn vị
bộ phận trong vấn đề lương và hình thức, thời điểm thanh toán lương cho NLĐ
4.1.3.5 Điều khoản thi hành
Trong phần này quy định về hiệu lực thi hành của quy chế trả lương Bêncạnh đó để thuận lợi cho việc sửa đổi, bổ sung quy chế trả lương trong trườnghợp cần thiết, phần tổ chức thực hiện cũng quy định rõ thẩm quyền quyết địnhsửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy chế trả lương
- Thời gian có hiệu lực của quy chế;
- Vấn đề giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy chế;
- Trường hợp sửa đổi quy chế;
- Hình thức xử lý trong trường hợp vi phạm quy chế
Trang 334.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế trả lương – thưởng
4.1.4.1 Các quy định pháp lý của Nhà nước về tiền lương
Các quy định của Nhà nước về tiền lương, có tác động mạnh mẽ đến tiềnlương, và việc xây dựng, ban hành quy chế trả lương trong DN Việc xây dựng
và thực hiện Quy chế trả lương của các DN có thể linh hoạt cho phù hợp vớitừng điều kiện khác nhau của DN, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở các quy địnhcủa Nhà nước về tiền lương, và tuân thủ các quy định đó
Chính sách tiền lương hiện hành gồm: tiền lương tối thiểu; quy định vềthang lương, bảng lương; quy định về quản lý tiền lương,…
4.1.4.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN:
Điều này có tác động đến cơ cấu tổ chức của DN, quy mô của DN Tươngứng với mỗi hình thức sản xuất kinh doanh, loại hình sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ của mỗi DN là dây truyền sản xuất, lực lượng lao động phù hợp Đối với mỗiloại lao động khác nhau thì việc tính mức lao động cần có sự phân biệt và đảmbảo được sự cân đối trong cơ cấu lao động Do đó mà yêu cầu thực hiện côngviệc cũng như việc đánh giá chất lượng, hiệu quả lao động phải thông qua cácchỉ tiêu đánh giá khác nhau, dẫn tới sự khác nhau trong cách thức chi trả lươngcho mỗi loại lao động
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà DN sẽ quyết định xâydựng quy chế trả lương khoán theo sản phẩm, hay trả theo thời gian, hay trả theodoanh thu,…
4.1.4.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại
và phát triển của DN, đồng thời ảnh hưởng quyết định đến việc xác định quỹtiền lương, của DN Vì DN chi trả tiền lương, cho NLĐ bằng quỹ tiền lương,tương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình
Nếu DN kinh doanh đạt lợi nhuận cao, DN sẽ có điều kiện để tăng lươngcho NLĐ Ngược lại, nếu DN hoạt động không hiệu quả, sản xuất kinh doanhcầm chừng, bị lỗ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của DN, buộccác DN phải tính tới việc thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, cắt giảm tiềnlương, , từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về các chính sách, các chế độ đãi ngộnhân viên và cách thức phân phối tiền lương, chế độ thưởng của DN
4.1.4.4 Quan điểm trả lương, trả thưởng của chủ sử dụng lao động
Chủ sử dụng lao động là người trực tiếp quyết định các chính sách tiềnlương, của DN Chính vì thế quan điểm và cách nhìn nhận của chủ sử dụng laođộng về vấn đề tiền lương, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và hoànthiện quy chế trả lương, trả thưởng của DN
Trang 34Nếu chủ sử dụng lao động coi tiền lương, là một khoản đầu tư để tạo ra lợinhuận lớn hơn vì tiền lương, là đòn bẩy kinh tế giúp tăng năng suất lao động thì
sẽ luôn quan tâm đến vấn đề tiền lương, trong tổ chức Do đó, tổ chức sẽ luôntìm ra cách phân phối tiền lương, tối thiểu nhất để vừa tăng năng suất, vừa giữchân được lao động giỏi
Ngược lại, nếu chủ sử dụng lao động có quan điểm coi tiền lương, đơnthuần là khoản chi phí của tổ chức thì sẽ luôn tìm cách giảm thiểu khoản chi phínày xuống nằm thu lợi nhuận cao hơn khiến việc xây dựng và hoàn thiện quychế trả lương sẽ bị hạn chế, không được quan tâm, nên sẽ làm giảm vai trò củatiền lương,
4.1.4.5 Đội ngũ cán bộ lao động tiền lương trong công ty
Bộ phận cán bộ lao động – tiền lương là bộ phận chịu trách nhiệm chínhtrong việc xây dựng quy chế trả lương trong DN Chính vì vậy, năng lực của bộphận cán bộ xây dựng quy chế cũng ảnh hưởng tới tính sát thực của quy chế trảlương – thưởng
Nếu DN có đội ngũ cán bộ làm về công tác lao động – tiền lương đáp ứngđược yêu cầu công việc đặt ra, có trình độ chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vựclao động – tiền lương sẽ đảm bảo xây dựng quy chế trả lương được khoa học vàhợp lý Do đó NLĐ được trả lương xứng đáng, tạo động lực lao động và giúp ổnđịnh tình hình sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa hóa lợi nhuận cho DN.Ngược lại, trình độ năng lực chuyên môn của bộ phận xây dựng quy chế trảlương hạn chế thì quy chế sẽ không tạo được động lực và còn có thể gây ra mâuthuẫn mất đoàn kết trong nội bộ DN
4.1.4.6 Vai trò của Công đoàn
Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của NLĐ trong DN Bên cạnh
đó, tổ chức công đoàn cũng là thành viên trong hội đồng xây dựng quy chế trảlương của DN Công đoàn có trách nhiệm luôn lắng nghe những quan điểm, ýkiến đóng góp, nguyện vọng của NLĐ về tính hợp lý, sự công bằng trong cáchtính trả lương… từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo, Hội đồng lương để có thểđảm bảo sự hợp lý, hiệu quả trong việc xây dựng và hoàn thiện quy chế trảlương
Trang 354.2 Thực trạng quy chế lương - thưởng tại Công ty TNHH đóng tàu
+ Căn cứ Luật làm việc số 38/2013/QH13
+ Căn cứ vào Luật DN – Luật số 68/2014/QH13
+ Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Bộ Luật Lao động về tiền lương
+ Căn cứ Nghị định số 122/2015/ NĐ-CP, Quy định mức lương tối thiểuvùng đối với NLĐ làm việc ở DN, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác,trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theohợp đồng lao động
+ Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
Như vậy, các căn cứ để xây dựng quy chế trả lương mà Công ty đưa rachưa phản ánh đầy đủ như các căn cứ xây dựng quy chế trả lương do nhà nướcquy định Hiện nay các văn bản pháp luật liên quan đến tiền lương trong DN đã
có sự sửa đổi, bổ sung, đòi hỏi Công ty cần nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận vàsửa đổi, bổ sung các quy định trong quy chế trả lương để phù hợp với tình hìnhmới
Mặt khác, để có thể xây dựng được một quy chế trả lương phù hợp với đặcđiểm, điều kiện của Công ty thì còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, thỏa ước lao động tập thể Chính
vì thế, Công ty cần bổ sung thêm các căn cứ xây dựng quy chế trả lương đầy đủ
Trang 36Đây là nguyên tắc đảm bảo sự công bằng, tránh sự bất bình đẳng trongcông tác trả lương Nguyên tắc này được thể hiện trong các thang lương, bảnglương và các hình thức trả lương trong DN.
+ Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lươngbình quân
Tiền lương là yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh; nguyên tắc này đảm bảocho Công ty sử dụng tiền lương làm đòn bẩy một cách có hiệu quả, thể hiệntrong sử dụng chi phí của Công ty
+ Nguyên tắc 3: Phân phối theo số lượng và chất lượng lao động
Nguyên tắc này giúp Công ty tránh tình trạng xây dựng các hình thức lươngphân phối bình quân, tạo ra sự ỷ lại và sức ỳ của ngưòi lao động trong Công ty.+ Nguyên tắc 4: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa nhữngNLĐ trong các điều kiện khác nhau
Nguyên tắc này làm căn cứ cho Công ty xây dựng tổ chức thực hiện côngtác tiền lương công bằng hợp lý trong Công ty Nhằm đảm bảo cho công nhânyên tâm trong sản xuất trong những điều kiện làm việc khó khăn, môi trườngđộc hại…
Nhận xét: Nhìn chung, các nguyên tắc trả lương mà Công ty đề ra đã cơ
bản đáp ứng yêu cầu của tổ chức tiền lương và phù hợp Tuy nhiên, trong mụcnày chưa đề cập đến việc sự điều chỉnh tiền lương theo sự biến động của tìnhhình sản xuất kinh doanh và sự công khai, dân chủ trong quy chế trả lương
4.2.1.2 Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ lương
- Nguồn hình thành quỹ lương, thưởng
Nguồn hình thành tổng quỹ tiền lương của Công ty (Fnguồn TL) bao gồm: + Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá (Fđg)
+ Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước (Fbs)
+ Quỹ tiền lương làm tăng ca theo kế hoạch của Công ty (Ftg)
+ Quỹ tiền lương từ hoạt động kinh doanh khác nằm ngoài đơn giá tiềnlương (Fnđg)
+ Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (Fdp)
- Sử dụng quỹ tiền lương, thưởng
Theo quy định trong quy chế trả lương của Công ty thì Tổng quỹ lươngđược phân bổ gồm 4 phần, cụ thể:
+ Quỹ tiền lương chi trả trực tiếp cho NLĐ (chiếm khoảng 75% tổng quỹlương)
+ Trích không vượt quá 7% để làm quỹ khen thưởng thi đua cho các cá