1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận QUẢN LÍ RỪNG NGẬP MẶN

7 607 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

I. SƠ LƯỢC VỀ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM 1. Diện tích Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn. Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam (Đơn vị: ha) TT Vùng Tổng Diện tích có rừng ngập mặn Chưa có RNM Tổng Cộng Rừng TN Rừng trồng 1 Toàn quốc 323.712 209.714 57.610 152.131 113.972 2 Quảng Ninh và ĐBBB 88.340 37.651 19.745 17.905 50.689 3 Bắc Trung Bộ 7.238 1.885 564 1.321 5.353 4 Nam Trung Bộ 743 2 2 741 5 Đông Nam Bộ 61.110 41.666 14.898 26.768 19.444 6 ĐB SCL 166.282 128.537 22.400 106.137 37.745 ( Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng 2007) 2. Giá trị của rừng ngập mặn a) Lợi ích đối với tự nhiên Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven biển, được mệnh danh là “lá phổi xanh” hấp thụ CO2, làm tăng lượng ôxi, có tác dụng điều hòa khí hậu, giảm bớt hiện tượng nóng lên của Trái Đất và sự dâng lên của của nước biển Rừng là “ quả thận xanh” rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ sản xuất công nghiệp và khói xe máy, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con người, lọc nước thải đổ về, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đất của RNM có các vi sinh vật có khả năng phân giải dầu,... Là “bức tường xanh” có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đê biển, ngăn được sự xâm hại của nước mặn, thủy triều, lũ lụt,... Rừng giúp mở rộng diện tích đất: hệ thống rễ chằng chịt tạo điều kiện cho việc lắng tụ phù sa nhanh, giữ đất, hình thành các bãi bồi mới, các hạt giống và mầm cây từ trong rừng trôi ra được rễ cây giữ lại phát triển thành rừng làm phong phú thêzm quần thể thực vật mới. Kết quả là diện tích đất được mở rộng cùng với rừng cây mới hình thành. Là ngôi nhà sinh thái của nhiều loài sinh vật: lá và các bộ phận khác của cây rụng xuống, phân hủy thành chất mùn bả hữu cơ chính là nguồn thức ăn dồi dào của các loài động vật nước. RNM còn cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng như chất đạm và lân cho vùng ven biển từ sự phân hủy của vật rụng, từ đó hình thành chuỗi thức ăn từ những mảnh vỡ vụn của vật rụng và chuỗi thức ăn này là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các loài thủy sản ven biển. Nhờ có rừng, với nguồn thức ăn dồi dào và hệ thống rễ cây chằng chịt là môi trường sống thuận lợi và là nơi sinh đẻ trú ngụ của các loài thủy sản tôm, cua, cá, nghêu, sò, nhờ đó mà nguồn giống của chúng cũng cao hơn ở những nơi không có rừng. b) Lợi ích đối với con người u Lợi ích của rừng, trước hết phải kể đến sản phẩm truyền thống là gỗ, củi. Ngoài ra, ta có thể thu nhập từ các nguồn khác như : nuôi ong lấy mật, bán cây giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lượng lớn than củi… Từ xưa, nhân dân trong vùng đã khai thác gỗ củi để làm nhà ở, chất đốt, đem bán để đổi vải vóc, lúa gạo và các loại hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống. Trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường, sáp ( Phan Nguyên Hồng, 1999). Ngoài việc cho gỗ củi, cây rừng ngập mặn còn có thể làm bột giấy, ván ghép, ván dăm, vỏ cây sản xuất tanin dùng trong thuộc da, nhuộm vải lưới, làm keo dán, cây phục hồi nhanh và có thể khai thác lâu dài. Lá cây, nhất là cây mắm có thể làm thức ăn gia súc rất tốt. Cung cấp sản phẩm còn có cây dừa nước rất quen thuộc với đời sống người dân trong vùng, lá lợp nhà rất tốt, lợp kỷ có thể ở hơn 10 năm, bắp dừa làm dây buộc, bện thừng thích hợp với vùng nước mặn. Cơm dừa có vị ngọt, ăn ngon và mát. Có thể trồng dừa nước để lấy nhựa cây chế biến thành đường, 01 héc ta có thể sản xuất được 57 tấn đườngnăm, ở Cần Giờ chưa có tập quán sản xuất đường từ cây dừa nước. Nhiều loài cây trong rừng ngập mặn có thể làm thuốc như cây ô rô, cây lức, cây chùm gọng, cây xu, cây quao…Trước đây bộ đội ta nhờ vào cây rừng để chữa bệnh và chiến đấu. Đối với các vùng rừng ngập mặn, một trong những nguồn lợi quan trọng phải kể đến là nguồn lợi thủy sản, như đã nói ở trên, rừng là nguồn cung cấp các loại tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cá chẽm, cá đường, cá dứa, cá ngát, lịch củ, tôm thẻ, tôm sú, cua gạch soong, nghêu, sò huyết… RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Nhiều rừng ngập mặn với cảnh quan tươi đẹp, không khí trong lành, mang đậm dấu ấn lịch sử, rất hấp dẫn du khách đến nghỉ ngơi, tham quan, học tập, nghiên cứu, thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức sản vật của rừng ngập mặn.  Góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân. 3. Thực trạng chung: Trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động vào hệ sinh thái RNM làm cho diện tích RNM của nước ta bị suy giảm đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệpPhát triển Nông thôn (NN PTNT) cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400000ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006. Như vậy, diện tích RNM nước ta bị suy giảm rất lớn gần 50 %. Diện tích rừng ngập mặn ở một số vùng hiện nay đang dần bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân: • Do tự nhiên: Do sự thay đổi về nhiệt độ, độ mặn, mực nước biển, dòng chảy đại dương • Do con người: Do áp lực về dân số: Dân số đông phân bố không hợp lí dẫn đến thiếu đất đai, nhà ở, người dân tự ý phá rừng làm nhà ở Do lợi ích kinh tế: + Cuộc sống khó khăn cùng với những giá trị to lớn mà rừng mang lại con người đã không ngừng có những tác động tiêu cực đến rừng như khai thác cây rừng một cách bừa bãi, bất hợp pháp để phục vụ lợi ích kinh tế: gỗ, củi, than... + Hoạt động khai thác các nguồn thủy hải sản không đủ đáp ứng hết nhu cầu của người sản xuất và cả người tiêu dùng dẫn đến tình trạng: Song song với hoạt động khai thác là việc hình thành những mô hình nuôi trồng. Việc xây dựng các mô hình nuôi trồng thiếu kiểm soát dẫn đến hiện tượng chặt phá rừng ngập mặn để có đủ diện tích phục vụ mục đích nuôi trồng thủy hải sản như: tôm, cá,...Ví dụ như ở Sóc Trăng, Cà Mau, điển hình là phá rừng để nuôi tôm nên làm cho rừng ngập mặn của Việt Nam có 400.000 ha, hiện nay chỉ còn lại trên 175.000 ha Khai thác vật liệu (cát, san hô) ven bờ đã gây ra các hiện tượng xói lở bờ biển, lũ lụt, Xây dựng các mô hình đầm nuôi thủy sản không hợp lí về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của RNM: Việc giăng lưới sẽ cản trở sự phát tán các cây con của thực vật RNM, hạn chế việc mở rộng diện tích bãi bồi sau này Việc đắp các đầm nuôi tôm với diện tích quá lớn, thiếu cống thoát nước dẫn đến nước triều trao đổi ở trong đầm với môi trường ngoài kém, khiến đất bị thoái hóa nhanh Các đầm nuôi tôm với diện tích lớn cũng đã lấn chiếm làm giảm, mất đi môi trường sống của nhiều sinh vật của RNM: động vật đáy, động vật phù du,... Các đầm nuôi tôm cũng là nguyên nhân làm giảm đáng kể diện tích phân phối nước triều đẩy nhanh quá trình nhiễm mặn, gây rối loạn hệ sinh thái làm chết nhiều sinh vật RNM Để khai thác triệt để các lợi ích từ các nguồn thủy hải sản ở RNM, nhiều người đã ra sức khai thác bằng mọi hình thức mặc cho các hành động khai thác làm tổn hại đến RNM như: + Khai thác nghêu, sò,... bằng hình thức cào, xới tầng mặt. Hoạt động này đã làm xáo trộn kết cấu đất, xáo trộn hệ sinh thái của đất + Khai thác Sâm đất bữa bãi, bất hợp pháp: Sâm đất là loài động vật sống ở RNM, trú ngụ dưới các gốc, rễ các loại cây đước, bần,...Để khai thác Sâm đất con người đã cuốc, đào, bới sâu dưới các gốc, rễ cây. Hoạt động này đã xáo trộn tầng bùn mặt, làm tổn hại đến hệ rễ của cây do phạm vào rễ trong quá trình cuốc, rất nhiều cây trong đó chủ yếu cây con bị đào bới trơ gốc. II. QUẢN LÍ RỪNG NGẬP MẶN 1. Mục đích công tác quản lí: Duy trì những vùng có giá trị kinh tế và cảnh quan thích hợp với tất cả các thành viên của cộng đồng Bảo tồn những môi trường đất ngập nước và cửa sông quan trọng là nơi kiếm ăn và làm tổ của nhiều loài động vật biển và chim nước Bảo tồn những vùng kiếm ăn cho chim di cư Tăng cường nuôi trồng các loài thân mềm: cá, cua, hạn chế phá rừng ngập mặn để nuôi tôm Duy trì một loạt các hệ sinh thái tự nhiên thích hợp cho mục đích nghiên cứu khoa học và giáo dục Hạn chế xói lở và bùn lấn do hậu quả của các công trình xây dựng Hạn chế việc khai phá đất ngập nước cho sản xuất nông nghiệp và các mục đích sử dụng làm suy giảm rừng ngập mặn Tùy vào điều kiện các khu vực khác nhau mà có các biện pháp thực hiện mục đích khác nhau 2. Tình hình công tác quản lí rừng ngập mặn hiện nay Tăng cường đầu tư cho công tác quản lí, bảo vệ các khu rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đầu tư trồng mới rừng Thực hiện hỗ trợ kinh tế, việc làm cho người dân sống trong vùng có rừng ngập mặn Quản lí RNM thông qua thực hiện các dự án như: + Tạo sinh kế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho người dân: chuyển từ các nghề gây ảnh hưởng, tác đông xấu đến rừng ngập mặn sang các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao, không gây tác động xấu đến rừng. + Thực hiện các dự án như: dự án “đồng quản lí”, dự án giao khoán đất rừng cho người dân, dự án GIZ, ...vv Xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ, quản lí rừng: Hạt kiểm lâm, Ủy Ban nhân dân địa phương,... Đồng thời kết hợp với người dân địa phương thực hiện công tác quản lí rừng ngập mặn. Ban hành các nghị định, luật bảo vệ rừng ngập mặn Không ngừng chỉ đạo, thực hiện các hoạt động tuyên truyền người dân, cộng đồng cùng bảo vệ rừng ngập mặn. Chỉ đạo ngành giáo dục phải thực hiện tích hợp giáo dục, tuyên truyền bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn vào trong dạy học. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác quản lí, bảo vệ RNM, kêu gọi các cơ quan, tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường đầu tư, hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc rừng: cụ thể là nhiều dự án liên tiếp được đầu tư thực hiện trong thời gian qua tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn 3. Một số bất cập tồn tại trong công tác quản lí rừng ngập mặn • Nhà nước chưa ban hành một văn bản cụ thể nào về việc quản lý RNM mà chỉ có những chủ trương, chính sách chung về việc bảo vệ, phát triển rừng, do đó khi vận dụng vào từng địa phương ven biển gặp nhiều khó khăn. • Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền liên quan trong việc quản lý và lập kế hoạch sử dụng đất cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các vùng ven biển, bãi bồi • Người dân được nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ thì nghĩ mình là chủ rừng nên tự tung tự tác trồng, khai thác, đốt thực bì, thậm chí một vài hộ tự chuyển nhượng rừng cho nhau. Trong khi đó, việc xác định ranh giới rừng phòng hộ giữa các xã, giữa các hộ nhận khoán không rõ ràng, không được cắm mốc thực địa, Ban Quản lý rừng phòng hộ thì ở xa nên không sát với công việc.... • Chế tài xử lý vi phạm về rừng còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức răn đe lâm tặc. Khó khăn lớn là lực lượng kiểm lâm mỏng, trang thiết bị hạn chế nên việc ngăn chặn các hành vi phá rừng gặp nhiều khó khăn. Việc thành lập lực lượng cảnh sát rừng là hết sức cần thiết, để có đầu mối quản lý, giám sát và xử lý vi phạm, ngăn chặn tình trạng phá rừng, buôn bán lâm sản trái phép. • Một số địa phương vận dụng sai lệch văn bản của Nhà nước trong việc sử dụng đất bồi mặt nước ven biển. Họ không những không quan tâm đúng mức đến việc trồng, bảo vệ rừng phòng hộ mà chỉ coi RNM là vùng đất ngập nước ít giá trị nên có quy hoạch phá một số RNM để mở rộng diện tích nuôi tôm. • Hầu hết các cán bộ chính quyền địa phương đều có rất ít hiểu biết về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn do đó các kế hoạch sản xuất đều được phát triển nhắm tới lợi ích trước mắt mà không hề quan tâm tới những tác động xấu và lâu dài tới môi trường và tài nguyên khi không còn rừng. • Trong việc thi hành các chính sách của nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, một số chính quyền địa phương chỉ muốn chuyển đổi rừng ngập mặn, thậm chí một phần của rừng bảo tồn thành đầm tôm phục vụ cho mục đích xuất khẩu. • Một số đề án trồng RNM của các NGO đã hết thời hạn hỗ trợ kinh phí để chăm sóc bảo vệ rừng. Khi giao lại cho địa phương do không đủ kinh phí để tổ chức bảo vệ, nên có thể rừng lại tiếp tục bị chuyển đổi sang mục đích kinh tế khác. • Việc phát triển quá mức diện tích nuôi tôm nước lợ trong vùng RNM đã khiến cho quỹ đất để trồng RNM còn lại rất ít, trong lúc thời tiết ngày càng xấu đi, thiên tai ngày càng gây nhiều tổn thất cho nhân dân vùng ven biển. Đây là mối đe doạ rất lớn. Nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ đề nghị giúp đỡ Việt Nam trồng rừng ngập mặn nhưng do một số chính quyền địa phương đã ký cam kết sử dụng đất lâu dài với chủ đầm tôm nên không còn quỹ đất để trồng nữa. 4. Công tác quản lí ở một số địa phương điển hình: a) Công tác quản lí ở VQG Xuân Thủy (Nam Định) Đặc điểm địa phương: Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn. Được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam Theo Quyết định số 01QĐTTg của Thủ tướng Chính Phủ thì VQG XT được chia thành hai vùng rõ rệt: +Vùng lõi: là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, không có bất kỳ hoạt động nào của con người được phép diễn ra. + Vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùng lõi, chỉ được thực hiện những hoạt động được quy định để hạn chế và làm giảm tác động của con người vào VQG. Thực tế, người dân địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các vùng đất ngập nước để phục vụ sinh kế và thu nhập của họ: hàng trăm người (đặc biệt là phụ nữ nghèo) đã liên tục khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là các loài thuỷ sản) dưới tán của rừng ngập mặn trong vùng lõi. Người dân chăn thả gia súc trên địa phận của Vườn. Đàn trâu tại rừng Phi Lao Cồn Lu trước khi thực hiện dự án Diện tích đất đai chủ yếu quy hoạch cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nên áp lực về khai thác thuỷ sản ở những vùng ngập mặn ngày càng gia tăng  Do đó, việc quản lí gặp nhiều khó khăn. Kết quả là, các hệ sinh thái rừng ngập mặn bị suy thoái, VQG bị mất kiểm soát, và người dân dễ gây tổn thương tới tài nguyên rừng ngập mặn. Các biện pháp quản lí: Mô hình quản lí nổi bật: đồng quản lí Ban quản lí rừng ngập mặn cùng chính quyền địa phương đã: Đầu tư phát triển du lịch đem lại nguồn thu nhập cho Vườn đồng thời bảo vệ tốt rừng ngập mặn khỏi tình trạng bị tàn phá Tạo sinh kế thay thế cho người dân: + Trợ giúp người nông dân chuyển đổi từ chăn thả gia súc tự do trong vùng lõi của Vườn sang trồng nấm, hiệu quả kinh tế cao hơn, thu nhập khoảng 2 triệu đồngtháng Trồng nắm, sinh kế thay thế của người dân địa phương Rừng phục hồi sau khi di dời đàn trâu Sau khi thực hiện việc di dời đàn gia súc, màu xanh đã trở lại trên Cồn Lu (2008) + Xây dựng hiệu quả mô hình nuôi ong tại xã Giao An + Thực hiện chương trình “Sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn mang lại lợi ích cho phụ nữ nghèo thông qua thí điểm đồng quản lý trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thủy” nhằm đưa mô hình đồng quản lý hiện có trong khu vực thành một mô hình thí điểm thực hiện chính sách mới để đồng quản lý rừng ngập mặn trong vùng lõi thông qua sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ khai thác thủy sản thủ công. Người hưởng lợi trực tiếp của chương trình là các tổ chức liên quan và khoảng 500 phụ nữ khai thác thủ công tự do trong rừng ngập mặn. Hàng năm VQG Xuân Thủy đã phối hợp với các ban ngành địa phương và cộng đồng dân cư vùng đệm để thực hiện các dự án trồng rừng của quốc gia như dự án 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án trồng rừng ngập mặn của Đan Mạch,… Lực lượng kiểm lâm thường xuyên làm công tác tuần tra bảo vệ rừng và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường kiểm tra công tác quản lí bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR tới đông đảo nhân dân trong tỉnh trên đài phát thanh các xã có rừng, in ấn và phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, xây dựng mới 06 biển báo bảo vệ rừng, bảng cấm lửa và kẻ vẽ, sơn lại 14 biển báo bảo vệ rừng.  Ưu điểm của biện pháp: Các biện pháp thực hiện có hiệu quả:Do có điều kiện phát triển du lịch, thông qua du lịch ổn định, cải thiện đời sống cho chính người dân ở khu vực  Nhược điểm của biện pháp: Chưa tăng cường hợp tác, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài b) Công tác quản lí ở Cần Giờ Đặc điểm địa phương Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngỏ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: + vùng lõi 4.721 ha + vùng đệm 41.139 ha + vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Ngày 2112000, UNESCO đã ký quyết định công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam, chính thức gia nhập mạng lưới 368 Khu dự trữ sinh quyển của 91 nước trên thế giới. Lịch sử hình thành: Là Chiến khu rừng Sác xưa bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đã huỷ diệt hơn 40.000 hécta rừng của Cần Giờ. Rừng bị tàn phá sau chiến tranh Sau 35 năm với công cuộc trồng rừng đã có trên 36.000 hécta rừng đã được trồng – kể cả dặm vá hàng năm. => Đến nay: Rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.286.53 ha, trong đó đất có rừng là 31.773,26 ha, bao gồm: Rừng trồng: 18.936,13ha, rừng tự nhiên: 12.810,13ha Cần Giờ là một huyện ngoại thành có mật độ dân số thấp nhất Thành phố (khoảng 75 ngườikm2 ). Dân cư chủ yếu tập trung ở những vùng đất cao (Các giồng cát, dọc bờ sông..v.v), các trục lộ giao thông thủy bộ và các trung tâm hành chính xã, thị trấn ngành nghề chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Đời sống kinh tế – xã hội còn rất nhiều khó khăn, nên người dân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, lạm sát nguồn lợi thuỷ sản dưới tán rừng… Biện pháp quản lí Đây là một khu rừng theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý thuộc vào loại tốt nhất ở Việt Nam và Đông Nam + Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ là đơn vị chủ rừng duy nhất quản lý toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ (Theo Quyết định 072010QĐUBND ngày 29012010 của UBND.TP): + Rừng ngập mặn Cần giờ được chia thành 24 Tiểu khu, mỗi Tiểu khu có một đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ. + Hiện nay, Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ (BQL) trực tiếp quản lý 15 Tiểu khu với quân số 100 người (biên chế 45 người, ngoài biên chế và khoán công việc là 55 người). + Với diện tích rừng và đất rừng trực tiếp quản lý là: 19.136,16 ha (có rừng là: 15.871,93 ha), trong đó có diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho 132 hộ dân địa phương với diện tích: 11.912,05 ha. + Ngoài ra, Ban quản lý đã hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ với 12 đơn vị nhà nước đóng trên địa bàn huyện ở các Tiểu khu còn lại với tổng diện tích là: 17.717,36 ha, trong đó diện tích có rừng là: 14.620,27 ha. Biện pháp nổi bật: Công tác giao khoán rừng đến hộ gia đình và các đơn vị: Mục đích giao khoán: Nhằm để quản lý bảo vệ được rừng ở Cần Giờ một cách có hiệu quả, mọi mảnh rừng đều có chủ, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân. Thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân giữ rừng và các đơn vị như: Hiện nay, kinh phí cấp cho công tác quản lý BVR bình quân là: 495.000 đồnghanăm, trong đó có cơ cấu BHXH, BHYT. Hỗ trợ mỗi hộ 6.000.000đ để làm nhà trên mảnh rừng được giao. Hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật để các hộ sản xuất phụ nhằm nâng cao đời sống. Lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho 100% hộ dân nhận khóan BVR và được tài trợ 75% giá trị còn 25% sẽ do hộ dân trừ dần vào kinh phí BVR được lĩnh hàng quý. Các hộ được hưởng tiền công bảo vệ rừng, được hưởng 50% sản phẩm tỉa thưa (từ năm 1999 trở về trước), được hưởng tiền trong trồng rừng và chăm sóc rừng theo kế hoạch của BQL Rừng phòng hộ Cần Giờ. Trang bị mỗi hộ 1 xuồng chèo, 1 radio và dụng cụ chứa nước ngọt. Khám bệnh, xây dựng trường học. Tổ chức hội nghị những hộ dân làm rừng giỏi. Các hộ bảo vệ rừng tốt được đi tham quan Thái Lan, Minh Hải... Cung cấp giống tôm, heo, thanh long cho dân nuôi trồng. Phổ biến các chính sách giao, kiểm kê rừng cho dân, tập huấn kỹ thuật chăm sóc rừng, trồng rừng nuôi tôm sú. Tổ chức tìm hiểu về rừng ngập mặn ở 6 xã và 01 Thị trấn. Kết quả: Tính đến thời điểm 2007, đã giao khoán 132 hộ (do một số hộ vi phạm bị cắt hợp đồng, một số do không đủ khả năng bảo vệ rừng đã tự ý xin trả rừng; số diện tích của các hộ này được điều chỉnh cho các hộ đang giữ rừng có diện tích Việc xử lý nghiêm minh kịp thời đã góp phần răn đe, ngăn chặn, hạn chế các hành vi vi phạm gây thiệt hại tài nguyên rừng. c) Công tác quản lí ở Sóc Trăng Đặc điểm địa phương Rừng Phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được toạ lạc tại xã Mỹ Phước huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng, là khu di tích lịch sử của Tỉnh Ủy. Tổng diện tích tự nhiên: 308 ha bao gồm: + Diện tích rừng: 280,9 ha + Diện tích kênh mương, bờ: 7,3 ha + Diện tích khác( xây dựng cơ sở hạ tầng ): 19,8 ha Hệ động, thực vật: Nhìn chung khá phong phú và mang nét rất riêng của vùng đồng bằng. Về động vật có rất nhiều loài: chưa có sự thống kê theo dõi số lượng cụ thể nhưng loài chiếm ưu thế là chim, cò, lưỡng thê và bò sát. Về thực vật có khoảng 50 loài thuộc 15 họ, họ chiếm ưu thế là Ráng đại (Acrostichum aureum) mây nước (Flagellaria indica) và năng, sậy. Các biện pháp quản lí Bộ máy quản lý: Do Bảo Tàng Sóc Trăng thuộc Sở Văn Hoá Thông Tin tỉnh Sóc Trăng quản lý. Thực hiện các công tác: Biện pháp nổi bật: mô hình đồng quản lý Thông qua dự án GIZ: mô hình đồng quản lý rừng tại ấp Âu Thọ B xã Vĩnh Chân và ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc trồng, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, đồng thời bảo đảm cuộc sống người dân, giúp người dân chuyển biến rất tốt về hành vi cùng phối hợp bảo vệ môi trường, ý thức tự giác cao trong việc đồng quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên Theo Tiến sĩ Klaus Schmitt Cố vấn trưởng Dự án của GIZ tại Sóc Trăng, đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác, trong đó nhóm người sử dụng tài nguyên có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên đất chủ sở hữu của Nhà nước (khu vực đã xác định) đồng thời có trách nhiệm quản lý bền vững nguồn tài nguyên đó. Đồng quản lý là một biện pháp hữu hiệu để duy trì và tăng cường chức năng bảo vệ của các dải rừng ngập mặn, cùng lúc với cung cấp điều kiện sống tốt hơn cho cộng đồng người dân địa phương. Thêm vào đó, việc để người dân địa phương tham gia vào quá trình tái tạo rừng ngập mặn, sử dụng những biện pháp tiếp cận mới, giúp tăng cường sức chống chịu của rừng ngập mặn đối với những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu sẽ nâng cao chức năng bảo vệ của các dịch vụ sinh thái được cung cấp bởi các khu rừng ngập mặn.  Ưu điểm: Có sự kiểm soát, quản lí chặt chẽ hoạt động, mục đích ra vào rừng ngập mặn Nhận được sự hỗ trợ, nguồn đầu tư từ nước ngoài  Nhược điểm: Người dân ở khu vực chủ yếu là các dân tộc thiểu số, trình độ còn thấp, bất đồng ngôn ngữ=> việc giáo dục gặp khó khăn dẫn đến các “lỗ hổng” về ý thức Song song mô hình đồng quản lí, Ban quản lí rừng Sóc Trăng còn tổ chức trồng mới rừng ngập mặn với biện pháp bảo vệ chặt chẽ. Việc quản lý này có người dân tham gia bằng hình thức hợp tác xã, chỉ cho phép dân vào khai thác thủy sản khi thủy triều xuống để bảo vệ cây con không bị tổn hại. Ngoài ra còn có: Dự án các phương pháp bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở, trong đó có việc khôi phục rừng ngập mặn, sử dụng rào chắn sóng, hạn chế xói lở và gia tăng bồi lắng. Dự án thiết kế các tường phá sóng để giảm xói lở, tăng bồi lắng và giúp tránh xói lở cuối dòng.Ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết dự án này không chỉ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu mà còn giúp địa phương phát triển kinh tế bền vững, trong đó nông dân là đối tượng chính tham gia bảo vệ rừng và khai thác thủy hải sản tại địa phương. Đê chống sóng bằng tre bước đầu đã đạt được kết quả tốt. Khôi phục rừng ngập mặn đang tiến triển khả quan. d) Công tác quản lí ở Cà Mau Đặc điểm địa phương Rừng ngập mặn (rừng đước) Cà Mau có diện tích 63.017ha, đứng hàng thứ hai thế giới, sau rừng Amazôn của Nam Mỹ. Tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Diện tích còn lại được phân bổ ở các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh. Vì vậy, còn có tên gọi là rừng đước Năm Căn hay rừng đước Cà Mau. Phần lớn diện tích của rừng ngập mặn Cà Mau nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau cộng với hơn 15.000ha thuộc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Thảm thực vật bao gồm nhiều loại cây: đước, mắm, vẹt, bần, giá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ và dây leo… trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị kinh tế cao nên còn được gọi là rừng đước. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có mật độ dân cư thưa thớt nhưng tỷ lệ hộ nghèo khá phổ biến, trong đó có tới 14,7% số hộ không có đất sản xuất nên phần lớn hành nghề lâmngư nghiệp, đánh bắt thủy sản ven bờ bằng nghề đáy, lưới rê, câu mồi ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và sinh thái, môi trường; còn diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở phân khu phục hồi sinh thái của Vườn theo hình thức quảng canh cải tiến. Lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm VQG Mũi Cà Mau vào rừng khai thác trái phép.Đến nay khi kiểm tra lại thì khu vực Cồn Cát VQG Mũi Cà Mau bị lâm tặc tàn phá gấp 20 lần so trước đó (lượng cây rừng bị tàn phá lên đến 1.000m3). do bộ máy tổ chức cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý từ giám đốc cho đến cán bộ các trạm kiểm lâm, hạt kiểm lâm ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Mau để xảy ra tình trạng tàn phá rừng kéo dài nhiều năm và những sai phạm trong việc bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng cán bộ chưa phù hợp hoặc không đúng theo quy định. Chính vì vậy, nguồn lợi thủy, hải sản tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau không những đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hình thức khai thác hủy diệt, mà vấn đề tập trung quá nhiều cả người địa phương và người ngoại tỉnh vào khai thác ở những thời điểm xuất hiện con giống, cũng gây cạn kiệt dần nguồn lợi tại vùng đất ngập nước này. Các biện pháp quản lí Biện pháp chủ yếu, nổi bật: chính sách giao khoán Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thí điểm đề án giao đất, giao rừng cho dân nhằm phát huy hiệu quả công tác giữ rừng kết hợp với mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ở một số khu vực thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; hình thành các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch ở làng rừng để vừa giảm áp lực chặt phá cây rừng, vừa giải quyết ổn định cuộc sống cho các hộ dân nghèo nơi đây.  Ưu điểm của biện pháp: Một mặt giúp ổn định đời sống cho nhân dân, đồng thời gắn lợi ích của họ vào bảo vệ RNM  Nhược điểm của biện pháp: Chính sách giao khoán còn thiếu minh bạch về tài chính, cơ chế quản lí lỏng lẻo Kinh tế khu vực phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của nuôi trồng thủyhải sản dẫn đến chưa thể xử lí, kiểm soát ngăn chặn hoàn toàn việc phá rừng làm đầm nuôi tôm. Thời gian qua, tỉnh Cà Mau cũng tăng cường công tác bảo vệ song hành với khai thác và trồng mới đáng kể diện tích rừng. Chỉ tính riêng năm 2012, ngành chức năng tỉnh này đề ra kế hoạch trồng rừng mới khoảng 700 ha, nâng tổng diện tích rừng tập trung lên trên 103.700 ha. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh này đã thí điểm trồng rừng ở bãi bồi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau để từ đó nhân rộng.Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau trực tiếp kiểm soát, quản lý toàn bộ Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tăng cường điều động lực lượng kiểm lâm, đội cơ động, tàu kiểm lâm chốt chặt tại điểm nóng để ngăn chặn các trường hợp lâm tặc và người dân vào Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chặt phá cây rừng để hầm than trái phép. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động các hộ dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, cam kết không chặt phá cây rừng, không xây dựng lò hầm than trái phép. Thực hiện việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái, xem đây là một chiến lược tạo cơ chế tài chính cho bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng. Tăng cường sự phối hợp giữa các nhà quản lý địa phương với các nhà khoa học và người dân, trong việc xác định các giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau một cách bền vững. Ổn định và nâng cao đời sống cho dân cư trong vùng để giúp họ tránh được các hành vi phá rừng và đánh bắt thủy, hải sản bừa bãi. UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành một số cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng như: trường hợp rừng do bên nhận khoán tự đầu tư trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ thì lợi nhuận sau thuế bên nhận khoán sẽ được hưởng 95%. Đó là mức hưởng lợi cao nhất từ trước đến nay.  Đời sống các hộ dân nhận khoán đất rừng sản xuất được cải thiện, ngườidân tích cực hơn trong việc trồng và bảo vệ rừng 5. Đề xuất cho công tác quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn Vai trò của hệ sinh thái RNM ven biển nước ta vô cùng to lớn về khinh tế và sinh thái – môi trường. Nhận thức đầy đủ vai trò của hệ sinh thái này chúng ta cần bắt tay hành động: Bảo vệ nghiêm nghặt những khu RNM hiện nay đang có. Bảo vệ đa dạng sinh thái của hệ sinh thái RNM. Quan tâm công tác lựa chọn, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí rừng ngập mặn chất lượng, hiệu quả Tăng cường các hoạt động trồng rừng Theo đề án “ Phục hồi và phát triển RNM ven biển giai đoạn 2008 – 2015” của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn( 2008) thì chúng ta sẽ trồng mới 97.554 ha RNM, trong đó: + Trồng rừng phòng hộ: 62.985 ha; + Trồng rừng đặc dụng: 13.355 ha; + Trồng rừng sản xuất: 21.214 ha. Cần quy hoạch hợp lí những vùng nuôi tôm. Nơi nào RNM quá mỏng, vùng đất ngập mặn không có rừng cần trồng lại RNM, đảm bảo độ dày cần thiết để phòng chống gió bão, sóng thần. Cần phải tính toán kĩ lưỡng khi nuôi tôm trong rừng ngập mặn làm sao không ảnh hưởng đến rừng ngập mặn, đồng thời giúp cải thiện kinh tế cho nhân dân. Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) phối hợp với các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra các nguyên tắc nuôi tôm bền vững mà không ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đến rừng ngập mặn. • Lựa chọn vị trí nuôi tôm phù hợp. • Thiết kế và xây dựng khu vực nuôi tôm nhằm giảm thiệt hại môi trường. • Sử dụng nước sao cho giảm tác động của nước thải nuôi tôm đến nguồn nước. • Lựa chọn nguồn giống tôm nuôi địa phương không bị dịch bệnh. • Lựa chọn và quản lí thức ăn của tôm sao cho hiệu quả và ít xả thải ra môi trường. • Chăm sóc tôm nuôi bằng các phương pháp không gây hại cho các sinh vật hoang dã. • Đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng tôm nuôi. Không sử dụng các hóa chất gây hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người. Tránh phát triển du lịch ồ ạt ở vùng rừng ngập mặn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật, gây ô nhiễm môi trường... Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lí bảo vệ rừng. Cần quan tâm nghiên cứu xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho người dân vùng RNM, đặc biệt gắn lợi ích của người dân với lợi ích bảo vệ rừng để nâng cao chất lượng bảo vệ rừng Cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng( giao thông, điện, nước sinh hoạt,…), các công trình phúc lợi xã hội nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Thường xuyên rà soát các văn bản qui phạm pháp luật để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cũng như đặc điểm riêng từng vùng. Tích hợp giáo dục rừng ngập mặn vào môn học nhằm giáo dục ý thức bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng, rừng nói chung cho thế hệ trẻ tương lai. GVHD: ThS. Quách Văn Toàn Em Nhóm thực hiện: 1. Bùi Thị Chiên 2. Lê Thị Ngọc Giàu 3. Lê Thị Hằng 4. Ka Họa 5. Nguyễn Thanh Như 6. Nguyễn Thị Ngọc Thúy 7. Tiền Thị Mỹ Trang

Trang 1

QUẢN LÍ RỪNG NGẬP MẶN

1

Trang 2

I SƠ LƯỢC VỀ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM

1 Diện tích

- Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn

Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam

(Đơn vị: ha)

rừng ngập mặn

Chưa có RNM

Tổng Cộng Rừng TN Rừng trồng

Trang 3

2 Quảng Ninh và ĐBBB 88.340 37.651 19.745 17.905 50.689

( Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng 2007)

2 Giá trị của rừng ngập mặn

3

Trang 4

a) Lợi ích đối với tự nhiên

- Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven biển, được mệnh danh là “lá phổi xanh” hấp thụ CO2, làm tăng lượng ôxi, có tác dụng điều hòa khí hậu, giảm bớt hiện tượng nóng lên của Trái Đất và sự dâng lên của của nước biển

Trang 5

- Rừng là “ quả thận xanh” rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ sản xuất công nghiệp và khói xe máy, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con người, lọc nước thải đổ về, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đất của RNM có các vi sinh vật có khả năng phân giải dầu,

- Là “bức tường xanh” có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đê biển, ngăn được sự

xâm hại của nước mặn, thủy triều, lũ lụt,

- Rừng giúp mở rộng diện tích đất: hệ thống rễ chằng chịt tạo điều kiện cho việc lắng tụ phù sa nhanh, giữ đất, hình thành các bãi bồi mới, các hạt giống và mầm cây từ trong rừng trôi ra được rễ cây giữ lại phát triển thành rừng làm phong phú thêzm quần thể thực vật mới Kết quả là diện tích đất được mở rộng cùng với rừng cây mới hình thành

5

Trang 6

- Là ngôi nhà sinh thái của nhiều loài sinh vật: lá và các bộ phận khác của cây rụng xuống, phân hủy thành chất mùn bả hữu cơ chính là nguồn thức ăn dồi dào của các loài động vật nước

- RNM còn cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng như chất đạm và lân cho vùng ven biển từ sự phân hủy của vật rụng, từ đó hình thành chuỗi thức ăn từ những mảnh vỡ vụn của vật rụng và chuỗi thức ăn này là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các loài thủy sản ven biển Nhờ có rừng, với nguồn thức ăn dồi dào và hệ thống rễ cây chằng chịt là môi trường sống thuận lợi và là nơi sinh đẻ trú ngụ của

Trang 7

7

Ngày đăng: 17/09/2017, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w