1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LVTS 2015 bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam

111 397 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam” trên cơ sở tương thích với các chuẩn mực quốc tế và bắt kịp với thực tiện ở V

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN TUẤN QUANG

B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI CñA PH¹M NH¢N

THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN TUẤN QUANG

B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI CñA PH¹M NH¢N

THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Khắc Hải

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tuấn Quang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHẠM NHÂN BẰNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 7

1.1 Khái niệm bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng pháp luật 7

1.1.1 Khái niệm quyền con người của phạm nhân 7

1.1.2 Khái niệm bảo đảm các quyền con người của phạm nhân bằng pháp luật 10

1.2 Những nhóm quyền con người của phạm nhân cần được bảo đảm 14

1.2.1 An toàn về thân thể và tôn trọng nhân phẩm 15

1.2.2 Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống) 21

1.2.3 Quyền về y tế 24

1.2.4 Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất 27

1.2.5 Quyền liên lạc với bên ngoài, vấn đề giam kín và biệt giam 30

1.3 Bảo đảm quyền của phạm nhân ở một số nước trên thế giới 33

1.3.1 Bảo đảm quyền của phạm nhân ở Nhật Bản 33

1.3.2 Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Hoa Kỳ 34

1.3.3 Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Cộng hòa Liên Bang Đức 35

1.3.4 Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Anh 36

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO

ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHẠM NHÂN VÀ

THỰC TIỄN ÁP DỤNG 38

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người của phạm nhân 38

2.1.1 Hiến pháp 38

2.1.2 Các luật và văn bản dưới luật 40

2.2 Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân 44

2.2.1 Chế độ ăn của phạm nhân 44

2.2.2 Chế độ mặc của phạm nhân 45

2.2.3 Chế độ ở của phạm nhân 46

2.2.4 Tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân 47

2.2.5 Chế độ bảo hộ lao động 48

2.2.6 Chế độ học tập 49

2.2.7 Chế độ gặp thân nhân, gửi, nhận thư, quà, tiền, trao đổi thông tin bằng điện thoại và mua hàng tại căng tin 51

2.2.8 Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, đặc xá tha tù trước thời hạn 52

2.2.9 Khiếu nại, tố cáo 54

2.3 Một số tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân và nguyên nhân 54

2.3.1 Về chế độ giam giữ 56

2.3.2 Về chế độ ăn 57

2.3.3 Chế độ mặc 58

2.3.4 Chế độ ở 59

2.3.5 Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin 61

2.3.6 Chế độ chăm sóc y tế 61

Trang 6

2.3.7 Chế độ học tập 61

2.3.8 Chế độ lao động, dạy nghề 62

2.3.9 Quyền được gặp thân nhân, nhận, gửi thư, quà, trao đổi thông tin bằng điện thoại và mua hàng tại căng tin 65

2.3.10 Quyền khiếu nại, tố cáo 66

2.3.11 Quyền được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, và đặc xá của phạm nhân 67

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHẠM NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 70

3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam 70

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự 70

3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù 72

3.2 Bảo đảm sự thực thi của pháp luật 76

3.2.1 Xác lập cơ chế thanh tra, kiểm tra giám sát để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các sai phạm vi phạm quyền và nghĩa vụ của phạm nhân 76

3.2.2 Xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ phục vụ cho công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cũng như bảo đảm các quyền của phạm nhân chấp hành hình phạt tù ở trại giam 80

3.3 Xã hội hóa công tác giáo dục cải tạo phạm nhân nhằm tăng cường bảo vệ các quyền con người của phạm nhân 83

3.3.1 Cơ sở pháp lý 84

3.3.2 Nội dung xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân 90

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CSND: Cảnh sát nhân dân ĐHQG: Đại học Quốc gia PTTH: Phổ thông trung học QTTCTT : Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu TAND: Tòa án nhân dân

UBND: Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHDS : Xã hội dân sự

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê về hoãn chấp hành và tạm đình chỉ chấp

hành thi hành án hình sự 2013-2014 tại Đắk Lắk 53 Bảng 2.2: Thống kê số lượng phạm nhân tại các trại giam ở

Bảng 2.5: Thống kê trung bình chung hàng năm số lượng và

trình độ cán bộ trực tiếp tiến hành công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong Trại giam Đắk Trung từ năm 2010 đến năm 2014 56

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang ngày càng quan hệ gắn bó hơn với thế giới văn minh, trong đó bảo vệ quyền con người là một trong những vấn đề nền tảng để có được sự tôn trọng quốc gia và giúp tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế

Là một thành viên của Liên hợp quốc, nhà nước Việt Nam đã tham gia vào nhiều văn kiện quốc tế để đảm bảo các quyền con người được thừa nhận và bảo vệ, như Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (Việt Nam gia nhập ngày 24/09/1982), Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Việt Nam gia nhập ngày 24/09/1982) Đáng chú ý là vào ngày 07/11/2013 Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá (Công ước chống tra tấn 1984) Như vậy là chỉ trong vòng 02 năm kể từ khi Luật thi hành án hình sự của Việt Nam có hiệu lực, Công ước chống tra tấn được ký sẽ tạo thêm những cơ sở pháp lý bảo đảm cho quyền của phạm nhân Tuy nhiên trên thực tế việc bảo đảm quyền của phạm nhân trong nhiều trại giam của Việt Nam vẫn là một vấn đề rất đáng quan tâm Thực hiện các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự, nhất là thực hiện các quy phạm pháp luật thi hành án phạt tù đảm bảo quyền con người đang đứng trước những khó khăn nhất định: tình hình người phải chấp hành án phạt tù ngày càng tăng, hệ thống trại giam đang quá tải, cơ sở vật chất nhiều trại giam bị xuống cấp Hơn nữa, khi nói đến hình phạt tù và phạm nhân, xã hội thường có tâm lý xa lánh,

kỳ thị và xem hành động trừng phạt họ là đương nhiên Thế nhưng con người càng văn minh thì càng nhận thức được quyền lợi của mình, không chỉ quyền cho người sống bình thường, lương thiện mà còn quyền cho những phạm nhân Phạm nhân cũng phải được tôn trọng phẩm giá, phải được đối xử như

Trang 10

một con người Hành vi phạm tội của họ đến đâu thì họ bị ở tù, bị mất tự do đến đó, không ai được phép tra tấn, bỏ đói, nhục mạ họ Chính vì vậy, yêu cầu của xã hội đối với hoạt động thi hành án phạt tù ngày càng cao

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền con người

của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam” trên cơ sở tương thích với các

chuẩn mực quốc tế và bắt kịp với thực tiện ở Việt Nam nói chung và thực tiễn

ở Đắk Lắk nói riêng là cần thiết và có ý nghĩa to lớn, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hướng tới bảo đảm tốt hơn các quyền con người của phạm nhân

2 Tình hình nghiên cứu

Trong khoa học pháp lý vấn đề bảo vệ quyền con người trong pháp luật nói chung và bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án phạt tù nói riêng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu hết sức quan tâm nhất là trong thời kỳ đổi mới, hội nhập Đã có nhiều bài viết, công trình nổi bật được nghiên cứu từ các góc độ và với mức độ khác nhau Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:

Về sách, giáo trình có cuốn sách chuyên khảo Pháp luật thi hành án

hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS TS Võ Khánh

Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng đồng chủ biên, do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản

năm 2006; Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở

Việt Nam của TS.Vũ Trọng Hách, NXB Tư pháp, năm 2006; Một số vấn đề thi hành án hình sự, của tác giả Trần Quang Tiệp, NXB Công An Nhân Dân, năm

2002; Sách tham khảo Bình luận khoa học Luật thi hành án hình sự và các

quy định mới nhất về thi hành án hình sự của TS Trần Minh Hưởng, NXB

Hồng Đức, năm 2011; Thi hành án phạt tù từ thực tiễn đến khoa học giáo dục

của PGS TS Nguyễn Hữu Duyện, NXB Công an nhân dân, năm 2010 Đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thi hành án hình sự, nhất là thi hành

Trang 11

án phạt tù với hướng nghiên cứu tổng quan, sâu sắc về thực tiễn lý luận của hoạt động thi hành án Hay nghiên cứu cụ thể ở một khía cạnh khác như cuốn

sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong

giai đoạn hiện nay của PGS TS Nguyễn Hữu Duyện, NXB Công an nhân

dân, năm 2010 Các công trình có hướng nghiên cứu khác nhau nhưng trực tiếp hay gián tiếp cũng đã đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự

Về bài viết, tạp chí và chuyên đề nghiên cứu phải kể đến Những vấn đề

lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự của GS TSKH

Lê Cảm, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 11(6)/2006; Thực trạng công

tác thi hành án hình sự và những kiến nghị của tác giả Nguyễn Phong Hòa,

đăng trên tạp chí TAND số 21/2006; Thực trạng pháp luật thi hành án phạt tù

và phương hướng hoàn thiện của Phạm Văn Lợi, đăng trên tạp chí Nhà nước

và pháp luật số 02 /2006; Chuyên đề nghiên cứu khoa học Thực trạng các quy

phạm pháp luật thi hành án hình sự về bảo vệ quyền con người của TS

Nguyễn Đức Phúc, đơn vị Học viện CSND, năm 2011; Dạy nghề cho phạm

nhân và bảo đảm việc làm cho người mãn hạn tù của ThS Thượng tá Nguyễn

Văn Cừ, đăng trên Tạp chí Nhân quyền số 1+2/2011 Đây là các công trình nghiên cứu tổng thể trong đó có một số lĩnh vực cụ thể trong thi hành án phạt

tù mà quyền con người được cần được quan tâm và bảo đảm thực hiện

Về luận văn có một số công trình như Thi hành án phạt tù ở Việt Nam –

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn của Nguyễn Anh Hào, Khoa

Luật - ĐHQG Hà Nội, năm 2002; Bảo đảm quyền con người trong hoạt động

tư pháp, Luận án tiễn sĩ luật học của Nguyễn Huy Hoàn, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, Năm 2004; Phòng ngừa tội phạm thông qua

hoạt động thi hành án phạt tù của lực lượng Cảnh sát nhân dân hiện nay,

Luận án tiễn sĩ luật học của Lê Văn Thư, Học viện cảnh sát nhân dân, năm

Trang 12

2004; Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học của Trần Thị Thu Hằng, Khoa Luật - ĐHQG

Hà Nội, năm 2009; Thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân

trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đức Phúc,

Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2012; Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật

thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người, Luận

văn Thạc sĩ luật học, của Hứa Thị Thơ, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, năm

2012 Trong các công trình nghiên cứu này, vấn đề quyền của phạm nhân và bảo vệ quyền của phạm nhân đã được nghiên cứu cụ thể và rõ ràng, đồng thời cũng đã nghiên cứu về các giải pháp để quyền của phạm nhân được thực hiện

có hiệu quả trong thi hành án hình phạt tù

Tuy nhiên, các công trình khoa học nêu trên chỉ nghiên cứu có tính chất tổng thể hoặc về những vấn đề chung của hình phạt, mà chưa công trình nghiên cứu nào đi sâu vào sự thể hiện tư tưởng bảo đảm quyền của phạm nhân trong pháp luật Việt Nam và sự tương thích của nó với pháp luật quốc tế Hơn nữa, các công trình chủ yếu được nghiên cứu khi các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam nằm rải rác trong các văn bản mà chưa được pháp điển hóa thành luật, vì vậy ý nghĩa, giá trị phục vụ nghiên cứu sau này và tính cập nhật không cao Đó là những vấn đề mà luận văn này mong muốn góp phần giải quyết

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích cơ bản của đề tài là làm sáng tỏ một cách có hệ thống, đầy đủ

và chi tiết về việc bảo đảm các quyền con người của phạm nhân, cũng như cơ chế bảo đảm các quyền này trên thực tế, nghiên cứu những chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm quyền của phạm nhân Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn này tập trung nghiên cứu giải quyết những nội dung sau:

a) Khái niệm bảo đảm quyền các con người của phạm nhân bằng các quy định của pháp luật;

b) Những chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm các quyền con người của phạm nhân;

c) Xã hội hóa công tác giáo dục cải tạo phạm nhân nhằm tạo cơ chế bảo

vệ tốt hơn các quyền con người của phạm nhân;

d) Lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phạm nhân;

đ) Những quy định, chế định liên quan trực tiếp đến bảo đảm quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện hành;

e) Đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền con người của phạm nhân ở Đắk Lắk;

g) Làm rõ những tồn tại, hạn chế trong bảo đảm các quyền con người của phạm nhân thông qua các số liệu, thông tin trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk làm

cơ sở đề xuất các giải pháp;

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp tiếp cận được sử dụng đó là: phương pháp phân tích - chứng minh, logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử, liệt kê, Đặc biệt trong đó tác giả nhấn mạnh chú ý tới các phương pháp tổng hợp – hệ thống, đối chiếu so sánh, lịch sử phân tích, thống kê, khảo sát thực tiễn, phương pháp xã hội học, để qua đó đưa ra được những kết luận khoa học mang tính thuyết phục cao, đề xuất các phương án cụ thể sao cho phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành án hình sự cũng như một

Trang 14

số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ tốt hơn và toàn diện hơn quyền của phạm nhân

6 Những đóng góp của luận văn

Kế thừa các nghiên cứu khoa học và thực tiễn về bảo đảm các quyền con người của phạm nhân của các học giả luật học, luật gia trong nước và quốc tế, luận văn có những đóng góp mới trong việc nghiên cứu, cụ thể là:

a) Trên cơ sở làm rõ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền phạm nhân, nghiên cứu đã tiếp cận khái niệm và các đặc điểm của việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân;

b) Nghiên cứu so sánh pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam với chuẩn mực quốc tế và pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người của phạm nhân;

c) Phân tích thực trạng bảo đảm các quyền con người của phạm nhân trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra những tồn tại và hạn chế của cơ chế bảo đảm và làm sáng tỏ những nguyên nhân của chúng;

d) Từ việc nghiên cứu bao quát, có hệ thống, với các góc nhìn khác nhau, nghiên cứu này kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp truyền thống lập pháp của quốc gia với chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế để rút ra những cơ

sở cho việc hoàn thiện pháp luật quốc gia và cơ chế thực thi chúng nhằm bảo

vệ toàn diện hơn nữa các quyền con người của phạm nhân tại Việt Nam

7 Bố cục

Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về bảo đảm quyền con người của

phạm nhân trong pháp luật Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về bảo

đảm quyền của phạm nhân và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm quyền của phạm nhân bằng các

quy định của pháp luật Việt Nam

Trang 15

1.1.1 Khái niệm quyền con người của phạm nhân

Quyền là cái mà pháp luật, xã hội phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại Như vậy, để được coi là quyền và được bảo

vệ cần có sự thể hiện thái độ của xã hội và luật pháp Hay nói cách khác, những quyền tự nhiên vốn có của con người như quyền sống, quyền tư do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc và các lợi ích, nhu cầu khác trở thành quyền khi được xã hội, luật pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện

Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất của nền văn hóa nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất thông qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài Tuy nhiên, cho đến nay cách hiểu về khái niệm quyền con người vẫn chưa được thống nhất Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR) được trích dẫn bởi các nhà nghiên

cứu đã định nghĩa "Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có

tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc

sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tư do cơ bản của con người"

Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nên ra, quyền con người thường được hiểu là

những nhu cầu lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi

Trang 16

nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế

Nghĩa là nhìn từ góc độ nào và cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ

áp dụng với con người, cho tất cả mọi người Nhờ những chuẩn mực này mà mọi thành viên của cộng đồng nhân loại được bảo vệ nhân phẩm và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định thì quyền con người vẫn

là những giá trị cao cả cần được tôn trong và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử [17, tr.42]

Đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cũng vậy, những nhu cầu, lợi ích của họ là những quyền họ đương nhiên có với tư cách là một thực thể tự nhiên Bởi vì họ là con người nên họ được hưởng những quyền đó và Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo những quyền đó của phạm nhân Bất kể mức độ phạm tội hay lý do bị bắt giam, phạm nhân vẫn được giữ nguyên quyền con người của mình và được pháp luật bảo vệ Một con người được coi là phạm nhân khi họ phạm tội bị kết án phạt tù và được đưa đến trại giam để chấp hành bản án, đồng thời với việc trở thành phạm nhân họ có một địa vị pháp lý hoàn toàn khác với các công dân bình thường ngoài xã hội Tòa

án hay bất cứ cơ quan tư pháp nào thụ lý hồ sơ của họ có thể tuyên bố tước quyền tự do nhưng không thể phủ nhận quyền con người của họ Ngoài những quyền chung của người chấp hành án phạm nhân còn có các quyền riêng được pháp luật quy định Trước hết, phạm nhân được hưởng các quyền công dân trừ những quyền bị pháp luật hoặc Tòa án tước đã ghi trong bản án, quyết định của Tòa án Đó là quyền sống; quyền được học tập văn hóa, học nghề; quyền lao động; quyền bình đẳng; quyền được bảo đảm an ninh xã hội; quyền không bị đối xử tàn bạo, vô nhân đạo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể;

Trang 17

quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa

Tuy nhiên, khi bị kết án phạt tù nghĩa là sẽ bị tước quyền tự do và phạm nhân có những quyền bị mất, bị hạn chế như sau:

Một số quyền bị hạn chế: Quyền gặp gỡ gia đình (Tuyên ngôn toàn thế

giới về Nhân quyền, Điều 12); Quyền hưởng cuộc sống gia đình của các bà

mẹ và trẻ em đòi hỏi phải có một chế độ đặc biệt (Khoản 2 Điều 25 Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền); quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

Một số quyền bị mất: Quyền tự do đi lại và tự do cư trú (Tuyên ngôn

Nhân quyền, Điều 13), Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Tuyên ngôn Nhân quyền, Điều 19); Quyền hội họp và lập hội (Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Điều 20); quyền tự do kinh doanh; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước (Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Điều 21), đây cũng là một trong những quyền mà phạm nhân là người chưa thành niên, người nước ngoài không có [50, p.32]

Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm "quyền của phạm nhân

là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có cần phải đảm bảo của phạm nhân trong tổ chức thực hiện thi hành án phạt tù và phải được thể hiện trong các quy định của pháp luật"

Như vậy, dù bị cầm tù phạm nhân vẫn là những con người và có những quyền cơ bản của con người, tuy nhiên quyền của phạm nhân bị hạn chế hơn

so với quyền con người Và quyền của phạm nhân chỉ xuất hiện khi người bị kết án phạt tù được coi là phạm nhân, đó là khi họ được trại giam, phân trại giam, nhà tạm giữ thuộc cơ quan thi hành án hình sự tiếp nhận để thi hành án phạt tù đến thời điểm họ được trả tự do

Trang 18

1.1.2 Khái niệm bảo đảm các quyền con người của phạm nhân bằng pháp luật

Trong lời nói đầu Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã

khẳng định "Điều cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp

luật" [18] Quyền con người dù là quyền tự nhiên hay quyền pháp lý thì để đảm

bảo trong thực tiễn cũng cần có pháp luật Con người cùng với các quyền con người luôn là đối tượng phản ánh của hệ thống pháp luật Và cũng chỉ có thông qua pháp luật các quyền con người mới được ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy một cách có hiệu quả nhất Quyền của phạm nhân cũng vậy, nhưng cụ thể bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự là như thế nào ?

Từ góc độ tổ chức Nhà nước, PGS TS Đinh Văn Mậu cho rằng quyền con người được bảo đảm:

a) Thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân do pháp luật quy định; b) Thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước như cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, Tòa án và Viện kiểm sát; c) Bằng việc hoàn thiện tổ chức Nhà nước như đổi mới tổ chức thực hiện thẩm quyền Quốc hội, cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp và nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong cơ chế thị trường và dân chủ hóa xã hội [31, tr.82-111]

PGS TS Trần Ngọc Đường cho rằng những bảo đảm pháp lý trong việc thực hiện quyền con người bao gồm:

Hệ thống thống nhất về mặt pháp lý cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thông qua hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, thông qua hệ thống cơ quan hành pháp, thông qua hệ thống cơ quan tư pháp, thông qua mặt trận Tổ quốc Việt

Trang 19

Nam; thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân; thông qua hành vi hợp pháp và trình độ văn hóa pháp lý của mỗi cá nhân công dân [21, tr.111-178]

Việc bảo vệ và tôn trọng các quyền con người của phạm nhân chính là thành quả của loài người trong các cuộc đấu tranh bền bỉ, với phương châm mọi người bị mất tự do đều được đối xử nhân đạo và tôn trọng đối với nhân phẩm vốn có của con người [28, Điều 10] Ở Việt Nam, việc nhận thức, ghi nhận và bảo vệ trên thực tế các quyền của phạm nhân là thể hiện qua lịch sử phát triển của pháp luật quốc gia Đồng thời việc bảo vệ các quyền này luôn được đề cập trong những quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo:

Trong đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm; coi trọng các biện pháp phòng ngừa; xây dựng chương trình quốc gia về phòng ngừa tội phạm, có ngân sách dành cho chương trình đó Thực hiện nghiêm các hình phạt do luật định đối với kẻ phạm tội; đồng thời tích cực giáo dục kết hợp với dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất, cải thiện các điều kiện giam giữ để cải tạo, cảm hóa phạm nhân, tạo điều kiện đưa họ trở lại làm ăn lương thiện Ngăn chặn và nghiêm trị các hành vi ngược đãi, ức hiếp người bị giam [2]

Tăng cường và đổi mới công tác cảm hóa, giáo dục giúp đỡ những người phạm tội được đặc xá, tha tù, người mắc tệ nạn xã hội tại cộng đồng và tại các trại giam, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng với những hình thức phù hợp Quan tâm hỗ trợ những người lầm lỗi đã cải tạo tốt để sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng [3]

Từ ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng của pháp luật thi hành án hình sự là nhằm bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân với tư cách là

Trang 20

những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại TSKH GS Lê Cảm đã đưa ra khái niệm:

Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật thi hành án hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền là sự điều chỉnh đầy

đủ về mặt lập pháp, sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự đảm bảo tối đa về mặt tư pháp các quy định của pháp luật thi hành

án hình sự để làm cho các quy định đó phù hợp với các nguyên tắc

và các quy phạm tương ứng của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự, được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như những người có chức vụ của các cơ quan này trong thực tiễn thi hành án hình sự, đồng thời góp phần tạo nên lòng tin của công dân vào sự nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và

sự bình đẳng của pháp luật, sức mạnh và uy tín của bộ máy công quyền, tính nhân đạo và dân chủ của XHDS và nhà nước pháp quyền [10, tr.406-407]

Từ các quan điểm khác nhau về bảo vệ và đảm bảo thực hiện quyền con người trong Nhà nước Pháp quyền, trong hệ thống Tư pháp hình sự nói chung và trong pháp luật thi hành án hình sự nói riêng ta có thể rút ra đặc điểm việc bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự như sau:

Trước hết trong quá trình lập pháp, quyền của phạm nhân phải được ghi nhận đầy đủ trong pháp luật, quá trình thực thi pháp luật phải đảm bảo chính xác và tuân thủ chặt chẽ những quy định

Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự chính

là việc thực hiện những nguyên tắc, những thừa nhận chung trong pháp luật thi hành án hình sự như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nhằm

Trang 21

đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc gia và các chuẩn mực quốc tế về bảo

vệ quyển của phạm nhân

Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự là làm cho những quy định của pháp luật thi hành án hình sự về quyền của phạm nhân được tuân thủ, chấp hành, áp dụng một cách triệt để, nghiêm minh, thống nhất thông qua các cơ quan thi hành án hình sự

Bảo vệ quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự còn nhằm mục đích tạo dựng niềm tin trong nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp chế, minh bạch, bình đẳng của pháp luật và sự uy tín của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan thi hành án hình sự nói riêng

Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành có ích cho xã hội Từ những quan điểm trên cho thấy: Phạm nhân là các công dân có vị trí pháp lý đặc biệt Chính vị trí này là cơ sở để các cơ quan thi hành án phạt tù áp dụng các biện pháp cưỡng chế và giáo dục đặc thù đối với họ, nhằm mục đích giáo dục họ trở thành người lương thiện Việc họ

bị giam giữ trong trại giam không có nghĩa chỉ là để trừng phạt, bảo đảm an toàn cho xã hội mà mục đích chủ yếu là giáo dục họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội

Bảo đảm quyền của phạm nhân trong pháp luật thi hành án hình sự phải

là nội dung được quy định trong luật có tính khả thi và được thực hiện có hiệu quả trên thực tế

Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra khái niệm "Bảo đảm quyền con

người của phạm nhân theo pháp luật là sự điều chỉnh, ghi nhận đầy đủ trong quá trình lập pháp, sự đảm bảo thực thi chính xác trong hành pháp, tư pháp

và được tuân thủ, thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế các quyền của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn và tù chung thân”

Trang 22

1.2 Những nhóm quyền con người của phạm nhân cần được bảo đảm

Trong thực tiễn công tác tổ chức thi hành hình phạt tù, việc hiểu rõ người đang chấp hành hình phạt tù có những quyền gì, những quyền gì của công dân họ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế và nghĩa vụ thế nào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cơ quan thi hành án Điều quan trọng được thể hiện ở chỗ,

nó không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, mà còn thể hiện trong việc vận dụng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, giáo dục người phạm tội hướng tới mục đích trả về cho xã hội những con người hoàn lương Đồng thời trên cơ sở đó tiến hành các biện pháp quản lý, giáo dục, ngăn chặn và xử

lý các hành vi vi phạm pháp luật

Có thể khái quát các quyền cơ bản của phạm nhân cần được bảo vệ thành 6 nhóm quyền sau:

 An toàn về thân thể và tôn trọng nhân phẩm: bao gồm cấm tra tấn,

đối xử tàn ác, vô nhân đạo; việc nhập trại và phân loại phạm nhân; bảo đảm

an toàn, trật tự an ninh;

 Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống):

bao gồm nơi ở, lương thực, thực phẩm, chỗ ngủ;

 Quyền về y tế: bao gồm quyền của phạm nhân tiếp cận dịch vụ y tế;

điều kiện vệ sinh;

 Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất: việc lao động, giáo

dục, văn hóa, tôn giáo, học nghề, chuẩn bị cho việc tái hòa nhập;

 Quyền liên lạc với bên ngoài, vấn đề giam kín và biệt giam;

 Quyền khiếu nại;

Các tiểu mục dưới đây sẽ lần lượt phân tích, làm rõ thêm về các nhóm quyền này Cũng cần lưu ý rằng, ở đây chủ yếu khái quát những quyền cơ bản của mọi phạm nhân, đối với một số nhóm phạm nhân đặc biệt, yếu thế hơn (chưa thành niên, phụ nữ, người nước ngoài, ) cũng có một số mối quan tâm

Trang 23

đặc thù đã được các văn bản pháp luật quốc tế nêu lên (chẳng hạn như trong Phần II của QTTCTT, trong Các Quy tắc của Liên hợp quốc bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do -1990, Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân

nữ và các biện pháp không giam giữ đối với phụ nữ phạm pháp - 2010, )

1.2.1 An toàn về thân thể và tôn trọng nhân phẩm

1.2.1.1 Cấm tra tấn

Điều 5 của Tuyên bố chung về quyền con người của Liên Hợp Quốc (UDHR) quy định rằng không ai phải chịu đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục Quy định này được cụ thể hóa trong Công ước về các quyền chính trị và dân sự của Liên Hợp Quốc (ICCPR), Công ước chống tra tấn (1984) và một số văn kiện pháp lý khác.Quyền này là một trong số ít các quyền tuyệt đối mà các quốc gia không thể đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với quyền này Trong mọi hoàn cảnh, không thể tạm đình chỉ hay ngưng áp dụng quyền này

Nghĩa vụ đối xử nhân đạo với những người bị tước tự do bao gồm việc tuân thủ các quy định về cấm tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc sử dụng họ vào các thí nghiệm y tế hay khoa học mà trái với ý muốn của họ, theo như quy định ở Điều 7 ICCPR (đoạn 3) Đối xử nhân đạo và với

sự tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do là một nguyên tắc cơ bản về quyền con người trong tố tụng hình sự mà đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới Các quốc gia thành viên phải áp dụng nguyên tắc này như một yêu cầu tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và không mang tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào (đoạn 4)

Công ước chống tra tấn (CAT), tại Điều 1, đưa ra định nghĩa tra tấn là: bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội

từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi

Trang 24

mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để

đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với, hoặc có liên quan đến, các biện pháp trừng phạt hợp pháp

Đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục (hạ thấp nhân

phẩm)(cruel, inhumane, and degrading treatment - được gọi tắt là CIDT)

thường được coi là gây ra mức độ đau đớn thấp hơn so với tra tấn Trong thực

tế, người ta thường căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của sự đau đớn về thể chất hay tinh thần, cộng với các yếu tố khác (thời gian, không gian, ) để phân biệt giữa tra tấn và CIDT Khoản 1 Điều 16 của CAT cũng đã xác định:

Mỗi quốc gia thành viên cam kết ngăn ngừa trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình những hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục khác mà chưa đến mức tra tấn như định nghĩa ở Điều 1, khi những hành vi này do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức thực hiện, hoặc do xúi giục, đồng tình hay ưng thuận

Trong ICCPR, tại Điều 7, cũng đã chi tiết hóa quyền được bảo vệ khỏi

bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục Điều 7

ICCPR nêu rõ không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô

nhân đạo hoặc hạ nhục; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó Một số khía

cạnh liên quan đến nội dung Điều 7 ICCPR đã được Ủy ban Nhân quyền (HRC, cơ quan giám sát việc thực thi ICCPR) phân tích, đầu tiên là trong Bình luận chung số 7 (thông qua tại kỳ họp lần thứ 16 năm 1982 của Ủy ban),

Trang 25

và sau đó được sửa đổi và bổ sung trong Bình luận chung số 20 (thông qua tại

kỳ họp lần thứ 44 năm 1992 của Ủy ban)

Để bảo vệ cá nhân, trong đó có các phạm nhân khỏi bị tra tấn, theo Công ước chống tra tấn, các quốc gia có những nghĩa vụ chính sau đây:

 Phải thực thi các biện pháp phòng ngừa tra tấn Khẳng định tra tấn không thể được biện minh trong mọi hoàn cảnh (quyền được bảo vệ chống lại tra tấn là một quyền không thể bị giới hạn), kể cả khi có chỉ đạo của cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền - Điều 2

 Cấm trục xuất các cá nhân đến một quốc gia nơi mà có bằng chứng để cho rằng họ sẽ có nguy cơ bị tra tấn (nguyên tắc này được gọi là không trao trả) - Điều 3

 Phải xác định tra tấn là các tội phạm trong pháp luật quốc gia và trừng phạt thủ phạm tra tấn - Điều 4

 Phải xác lập thẩm quyền pháp lý phổ quát, truy tố hoặc dẫn độ thủ phạm của tra tấn để truy cứu tại quốc gia khác - Điều 5

 Phải thực thi thẩm quyền pháp lý phổ quát như nêu tại Điều 5 (điều tra, giam giữ, thẩm vấn, xét xử, coi tra tấn là loại tội phạm có thể dẫn độ) - Điều 6 đến 8

 Phải phổ biến thông tin về cấm tra tấn, tập huấn, đào tạo cho các lực lượng thực thi pháp luật và những người khác về lĩnh vực này - Điều 10

 Phải thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và chế độ giam giữ nhằm chống lại tra tấn - Điều 11

 Bảo đảm điều tra nhanh chóng và khách quan các hành vi tra tấn đã xảy ra - Điều 12

 Bảo đảm nạn nhân của tra tấn quyền có khiếu nại được giải quyết, được bảo vệ và bồi thường - Điều 13 - 14

 Cấm sử dụng lời khai có được do tra tấn - Điều 15

Trang 26

 Phải ngăn chặn nhân viên công quyền thực hiện hoặc đồng lõa với các

hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác - Điều 16

Trong Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay

bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988), Nguyên tắc 6 cũng đồng thời cấm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục đối với những người bị giam hay cầm tù

Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc (QTTCTT) mặc dù không đề cập trực tiếp đến tra tấn, đối xử vô nhân đạo, nhưng đã nêu lên nguyên tắc căn bản rằng bản thân việc tước tự do của phạm nhân đã tạo ra nỗi khổ đối với họ, do đó, nhà tù không thể tùy tiện làm trầm trọng thêm tình

trạng của họ (đoạn 56)

1.2.1.2 Việc nhập trại và phân loại phạm nhân

QTTCTT quy định chi tiết về việc đăng ký Theo đó, ở mọi nơi có người bị phạt tù đều phải có sổ đăng ký theo dõi bắt buộc có đánh số trang và ghi chép về mỗi tù nhân nhận vào:Thông tin liên quan đến danh tính; Nguyên nhân bắt giữ và cơ quan có thẩm quyền bắt giữ; Ngày giờ tiếp nhận và trả tự

do Không được phép tiếp nhận ai vào tù nếu không có lệnh bắt giam hợp pháp và các chi tiết của lệnh bắt giam phải được ghi nhận trước vào sổ đăng

ký (đoạn 7)

Phân loại phạm nhân, các loại tù nhân khác nhau phải được giam trong các nhà tù hoặc các khu riêng biệt của nhà tù có tính đến độ tuổi, giới tính, lý lịch phạm tội, lý do Pháp lý của việc giam giữ và những điều cần thiết trong đối xử với họ Bởi vậy: nam và nữ phải được giam giữ riêng càng xa càng tốt trong các nhà tù riêng Trong một nhà tù tiếp nhận cả nam và nữ thì khu dành cho nữ phải hoàn toàn riêng biệt; phải tách riêng những tù nhân chưa xét xử khỏi các tù nhân đã bị kết án; tù nhân thanh thiếu nên phải được giam tách riêng với tù nhân là người trưởng thành (đoạn 8)

Trang 27

HRC, trong Bình luận chung 21, cũng đã khuyến nghị các quốc gia nên xác định tất cả những người dưới 18 tuổi được coi là chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở Khoản 3 Điều 10 phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân, Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn

đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư

pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5)

Liên quan đến phụ nữ, Bình luận chung số 28 của HRC, tại đoạn 15, khẳng định nghĩa vụ chủ động của nhà nước trong trường hợp đối xử với phụ

nữ bị tước tự do, đặc biệt khi họ có thai và sinh con:

Liên quan đến các Điều 7 và 10 (ICCPR), các quốc gia cần cung cấp tất cả thông tin liên quan để đảm bảo rằng các quyền của

cá nhân bị tước tự do phải được bảo vệ với những điều kiện bình đẳng giữa nam và nữ Cụ thể, các quốc gia cần báo cáo về việc cách

ly nam giới và phụ nữ trong tù, về việc phụ nữ được canh gác chỉ bởi quản giáo nữ Các quốc gia cũng cần báo cáo về việc tuân thủ nguyên tắc là nam giới chưa thành niên bị kết án sẽ được cách ly với những người lớn và sự khác biệt trong việc đối xử giữa phụ nữ

và nam giới bị tước tự do, cũng như việc tái hòa nhập hay những chương trình giáo dục và thăm nuôi của gia đình áp dụng với họ Phụ nữ có thai bị tước tự do cần nhận được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm ở mọi nơi, mọi lúc, và cụ thể là trong khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh; các quốc gia cần báo cáo về những điều kiện đảm bảo thực hiện quy định này và về việc chăm sóc sức khỏe và y

tế cho các bà mẹ và trẻ em

Trang 28

Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ cũng nhấn mạnh cần chú ý đặc biệt đến thủ tục nhập trại của phạm nhân nữ, trẻ em (Quy tắc 2)

1.2.1.3 An toàn, trật tự an ninh

Để bảo đảm cho các phạm nhân cũng như cán bộ của cơ sở giam giữ, các trại giam có nghĩa vụ duy trì an toàn và trật tự an ninh Một số khía cạnh cụ thể của việc duy trì an toàn và trật tự an ninh đã được QTTCTT đề cập đến

Lạm dụng các dụng cụ như cùm, khóa diễn ra tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia Về dụng cụ giam giữ, đoạn 33 của QTTCTT có quy định: Không bao giờ được dùng các dụng cụ giam giữ như cũi, xiềng, xích, cùm tay

và cùm chân để trừng phạt Hơn nữa, không được sử dụng cùm hay xích để giam giữ Không được dùng các dụng cụ giam giữ khác ngoại trừ những trường hợp sau: Để đề phòng tù nhân chạy trốn khi di chuyển, nhưng chúng phải được tháo ra khi tù nhân đến trước một cơ quan xét xử hay cơ quan quản lý, Đoạn 34 đề ra yêu cầu về thủ tục áp dụng: Hình thức và cách thức sử dụng các dụng cụ giam giữ phải do ban quản lý trung ương của nhà tù quyết định Cạnh đó, không được sử dụng những dụng cụ như vậy quá thời gian thật

sự cần thiết

Nhấn mạnh khía cạnh không được lạm dụng các biện pháp duy trì trật

tự, QTTCTT lưu ý "kỷ luật và trật tự phải được duy trì chặt chẽ nhưng không được vượt quá giới hạn cần thiết cho việc giam giữ an toàn và cho một đời sống cộng đồng có trật tự" (đoạn 27)

1.2.1.4 Các biện pháp kỷ luật

Giống như một xã hội thu nhỏ, các nhà tù cũng có những sự vi phạm nội quy nội bộ, do đó, cũng cần có những chế tài, biện pháp kỷ luật nhất định Tuy nhiên, do sự khép kín của các cơ sở giam giữ, việc kỷ luật rất dễ bị lạm dụng, quá khắc nghiệt đối với tù nhân QTTCTT có quy định không được sử dụng bất

cứ tù nhân nào để phục vụ nhà tù dưới mọi hình thức kỷ luật (đoạn 28.a)

Trang 29

Về thẩm quyền, QTTCTT quy định rằng việc xác định: a Hành vi cấu thành vi phạm kỷ luật; b Hình thức và thời gian trừng phạt có thể áp dụng; c

Cơ quan có thẩm quyền ấn định hình phạt như vậy đều phải được xác định bằng pháp luật hoặc quy định của một cơ quan quản lý có thẩm quyền

Về thủ tục, không tù nhân nào bị trừng phạt trừ khi người đó đã được thông báo về vi phạm mà họ bị nghi là đã gây ra, và đã có một cơ hội thực sự

để tự bào chữa (đoạn 30)

Áp dụng các biện pháp kỷ luật vẫn phải trên nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người và các quyền tuyệt đối Đoạn 31 QTTCTT quy định: nhục hình, hình phạt bằng cách nhốt vào buồng tối và tất cả những hình phạt độc ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm với tư cách là những hình phạt cho các tội vi phạm kỷ luật phải bị cấm hoàn toàn

Không bao giờ được áp dụng hình phạt giam kín hoặc cắt bớt khẩu phần ăn trừ khi cán bộ y tế đã khám cho tù nhân và xác nhận bằng văn bản rằng tù nhân đó chịu đựng được Hàng ngày, cán bộ y tế phải thăm các tù nhân đang chịu hình phạt như vậy và phải kiến nghị với giám đốc nếu thấy việc chất dứt hay thay đổi hình phạt là cần thiết xuất phát từ lý do sức khỏe thể chất hay tâm thần (đoạn 32)

1.2.2 Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống)

Tuyên ngôn nhân quyền, tại Điều 25, tuyên bố quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở ICESCR, tại khoản 1, Điều 11 tái khẳng định quyền này, và đòi hỏi mọi người phải được hưởng sự không ngừng cải thiện điều kiện sống Khoản 2 Điều 11 này còn khẳng định quyền của mọi người không bị đói

Dưới đây sẽ đi vào chi tiết hơn vào ba khía cạnh của quyền có một mức sống thích đáng, hay nói cách khác là được bảo đảm điều kiện sống tối thiểu, bao

gồm: 1) Nơi ở; 2) Lương thực, thực phẩm và nước sạch; 3) Quần áo và nơi ngủ

Trang 30

1.2.2.1 Nơi ở

QTTCTT có quy định về việc nơi ở: Ở nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi tù nhân phải được ở trong một buồng hay phòng của chính người đó Nếu vì những lý do đặc biệt, chẳng hạn như tạm thời có quá đông tù nhân, thì việc ban quản lý trung ương của nhà tù thực hiện một ngoại lệ đối với quy tắc này là cần thiết Không nên có hai tù nhân trong một phòng hay một buồng Ở nơi nào sử dụng phòng tập thể thì tù nhân phải được lựa chọn cẩn thận để phù hợp cho việc kết giao giữa họ với nhau trong những điều kiện đó Phải có sự giám sát thường xuyên vào buổi tối theo đúng bản chất của loại nhà tù này (đoạn 9)

Mọi nơi ăn chốn ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm

và thông hơi (đoạn 10) Cửa sổ phải đủ lớn để tù nhân có thể đọc hoặc lao động được dưới ánh sáng tự nhiên, phải được xây sao cho không khí trong lành có thể vào được, dù có đường thông hơi nhân tạo hay không Phải cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo để tù nhân có thể đọc và làm việc mà không hại đến thị lực Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về: Điều kiện vệ sinh, sưởi ấm, ánh sáng và thông gió của nhà tù (đoạn 11 và 12)

1.2.2.2 Lương thực, thực phẩm và nước sạch

Trong Bình luận chung số 12 về quyền có lương thực, thực phẩm ở mức thích đáng (Điều 11 ICESCR), Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (cơ quan giám sát việc thực thi ICESCR) đã làm rõ: Quyền được hưởng lương thực, thực phẩm thích đáng được hiện thực hóa khi tất cả mọi người, dù

là nam, nữ, người lớn hay trẻ em, một mình hay cùng với các cá nhân khác trong cộng đồng, bất kỳ lúc nào cũng được có thể tiếp cận hoặc có đủ phương tiện để mua lương thực, thực phẩm Như vậy, quyền được hưởng lương thực,

Trang 31

thực phẩm thích đáng (the right to adequate food) không thể được giải thích theo nghĩa hẹp với nghĩa có một lượng tối thiểu về năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng cụ thể khác, (đoạn 6) Nội dung cốt lõi của quyền cólương thực, thực phẩm thích đáng hàm ý nguồn cung sẵn có về lương thực, thực phẩm cả về số lượng và chất lượng đủ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của các

cá nhân; lương thực, thực phẩm đó không độc hại và được chấp nhận trong từng nền văn hóa nhất định Lương thực, thực phẩm đó được cung cấp thông qua những cách thức bền vững và không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con người khác (đoạn 8) Không có các chất độc hại đặt ra những yêu cầu về an toàn lương thực, thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa kể cả

từ phía nhà nước và tư nhân nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh do nạn làm giả và/hoặc vệ sinh môi trường kém hoặc do thực hiện không đúng qui trình trong các công đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất lương thực, thực phẩm; cũng cần phải thận trọng trong việc xác định, phòng tránh hoặc loại bỏ các độc tố phát sinh một cách tự nhiên trong lương thực, thực phẩm

Bảo đảm Quyền về nước sạch, trong Bình luận chung số 15 của Ủy ban các quyền kinh tế , xã hội và văn hóa về quyền có nước sạch (Điều 11 và 12 ICESCR) đã đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tiếp cận nước của các nhóm yếu thế: Trong khi quyền tiếp cận với nước được áp du ̣ng cho tất cả mo ̣i người , các quốc gia th ành viên Công ước cần dành sự chú ý đă ̣c biê ̣t đến những cá nhân và nhóm có truyền thống phải đối mă ̣t với những khó khăn trong viê ̣c hưởng thụ quyền này, bao gồm phu ̣ nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số, các dân tộc bản địa, người ti ̣ na ̣n, người tìm kiếm qui chế ti ̣ na ̣n , những người mất nơi ở , người lao động nhâ ̣p cư , tù nhân và nghi phạm bị tạm giam Cụ thể, các quốc gia thành viên cần thực hiê ̣n các biện pháp để đảm bảo rằng : Các tù nhân và nghi pha ̣m bị t ạm giam cần được cung cấp mô ̣t lượng nước sạch đủ cho nhu cầu cá nhân hàng ngày theo quy đi ̣nh của luâ ̣t nhân quyền quốc tế và Những qui tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân (điểm g, đoạn 16)

Trang 32

QTTCTT còn đòi hỏi về sự sẵn có của nước uống cho mọi tù nhân bất

cứ khi nào họ cần và việc cung cấp thức ăn theo thời gian, hình thức phù hợp

Cụ thể, vào những giờ thường lệ, mỗi tù nhân phải được ban quản lý nhà tù cung cấp những thức ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và thể lực, đủ chất và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo (đoạn 20)

Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù

về số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn (điểm a, đoạn 26)

1.2.2.3 Quần áo và nơi ngủ

Về quần áo, trang phục của phạm nhân, QTTCTT quy định mỗi tù nhân không được phép mặc quần áo của mình thì phải được cung cấp quần áo vừa với người, phù hợp với khí hậu và đủ để giữ sức khỏe Những quần áo này không được thể hiện sự hạ nhục hay lăng mạ Tất cả quần áo phải được giặt sạch và cất giữ trong điều kiện phù hợp Quần áo lót phải được thay và giặt càng thường xuyên càng tốt để giữ vệ sinh Trong những trường hợp ngoại lệ, bất cứ khi nào một tù nhân được chuyển đi khỏi nhà tù vì lý do được phép nào

đó, người đó phải được phép mặc quần áo riêng của mình hay quần áo khác

để không ai biết mình là tù nhân (đoạn 17)

Về nơi ngủ và chăn đệm, tùy theo tiêu chuẩn quốc gia hay địa phương

mà mọi tù nhân phải được cung cấp một giường riêng, có chăn đệm riêng và

đủ dùng, đã được giặt sạch khi phát, được cất giữ tốt và thay đổi thường xuyên nhằm bảo đảm sạch sẽ (đoạn 19)

Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù

về sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo và giường đệm của tù nhân (điểm a, đoạn 26)

1.2.3 Quyền về y tế

Sức khỏe có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi cá nhân, bao gồm một số khía cạnh như tiếp cận dịch vụ y tế, điều kiện y tế nơi giam giữ, chăm

Trang 33

sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt, vệ sinh và luyện tập thể thao, sẽ được

phân tích dưới đây

1.2.3.1 Quyền của phạm nhân tiếp cận dịch vụ y tế

Mọi phạm nhân đều có quyền được khám sức khỏe và tiếp cận dịch vụ

y tế Về điều này, QTTCTT quy định cán bộ y tế phải chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần của tù nhân và cần trông nom hàng ngày mọi tù nhân bị ốm, tất cả những ai kêu ốm, và bất kỳ tù nhân nào mà cán bộ y tế đặc biệt thấy cần Cán bộ y tế phải báo cáo cho giám đốc nhà tù bất cứ khi nào người đó thấy sức khỏe thể chất hay tâm thần của một tù nhân đã hay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tiếp tục ở tù, hoặc do bất kỳ điều kiện nào trong tù (đoạn 25)

1.2.3.2 Điều kiện y tế nơi giam giữ

QTTCTT quy định cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn; tình trạng vệ sinh của nhà tù và tù nhân; điều kiện vệ sinh, sưởi

ấm, ánh sáng và thông gió của nhà tù; sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo

và giường đệm của tù nhân; theo dõi những quy định về rèn luyện thân thể

và thể thao, trong các trường hợp không có nhân viên kỹ thuật phụ trách những hoạt động này (đoạn 26)

Cán bộ y tế phải thăm và khám cho mọi tù nhân ngay sau khi họ được nhận vào tù và sau đó khi cần thiết, với mục đích đặc biệt là để phát hiện ốm đau về thể chất hay tâm thần và tiến hành mọi biện pháp cần thiết; để cách ly

tù nhân bị nghi ngờ là mắc bệnh truyền nhiễm hoặc dễ lây; để thông báo các

sự cố về thể chất hay tâm thần có thể cản trở việc tái hòa nhập xã hội và để xác định khả năng lao động thể lực của mỗi tù nhân (đoạn 24)

1.2.3.3 Chăm sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt

QTTCTT có quy định tại mỗi nhà tù phải có ít nhất là một cán bộ y tế

có đủ trình độ, có một số kiến thức về tâm sinh lý cung cấp dịch vụ Các dịch

Trang 34

vụ y tế cần được tổ chức trong mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý y tế chung của cộng đồng hay của quốc gia Dịch vụ y tế phải bao gồm chuyên môn tâm thần để chẩn đoán, và trong một số trường hợp thích đáng, điều trị những trạng thái thần kinh không bình thường (điểm a, đoạn 22)

Các tù nhân bị ốm và cần được điều trị đặc biệt phải được chuyển sang những nhà tù chuyên biệt hoặc chuyển tới các bệnh viện dân sự Ở nhà tù nào

có tiện nghi bệnh viện, trang thiết bị và thuốc men của nhà tù đó phải đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc y tế và điều trị cho tù nhân bị ốm, và phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo thích hợp Phải có dịch vụ của nhân viên nha khoa có trình độ dành cho mọi tù nhân (điểm b và c, đoạn 22)

1.2.3.4 Vệ sinh

QTTCTT quy định khu vệ sinh phải thỏa đáng để mọi tù nhân có thể đáp ứng được nhu cầu tự nhiên khi cần thiết và phải sạch, tươm tất.Phải có chỗ tắm thỏa đáng sao cho mỗi tù nhân có thể và buộc phải tắm ở nhiệt độ phù hợp với khí hậu, ở mức thường xuyên cần thiết cho việc giữ vệ sinh chung tùy theo mùa và vùng địa lý, nhưng phải tắm ít nhất một tuần một lần trong điều kiện khí hậu ôn hòa Tất cả những bộ phận của nhà tù thường xuyên có tù nhân phải được bảo quản thích hợp và phải luôn thật sạch sẽ (các đoạn 12, 13 và 14)

Về vệ sinh cá nhân, QTTCTT quy định các tù nhân bắt buộc phải giữ bản thân sạch sẽ, và để thực hiện mục tiêu này, họ phải được cung cấp nước

và đồ dùng vệ sinh cần thiết để giữ gìn sức khỏe và sự sạch sẽ (đoạn 15) Để các tù nhân có thể giữ được bề ngoài gọn gàng tương ứng với sự tự trọng của

họ, phải cung cấp cho họ những tiện nghi để chăm sóc râu và tóc một cách thích hợp, và tù nhân nam phải được thường xuyên cạo râu (đoạn 16)

Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ nhấn mạnh thêm nhu cầu vệ sinh cá nhân của phụ nữ (khăn vệ sinh, nước sạch, ) (Quy tắc 5)

Trang 35

1.2.3.5 Luyện tập thể thao

Về thể dục và thể thao, QTTCTT có quy định mọi tù nhân không được lao động bên ngoài phải có ít nhất một giờ tập thể dục thích hợp ở ngoài trời hàng ngày nếu thời tiết cho phép Tù nhân trẻ tuổi và những người khác ở lứa tuổi và có thể lực phù hợp phải được tập luyện thể lực và giải trí trong thời gian tập thể dục Các nhà tù phải có đủ không gian và trang thiết bị phục vụ mục đích này (đoạn 21)

1.2.4 Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất

Với tinh thần nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm con người, QTTCTT xác định mục đích hình phạt giam giữ là nhằm mục đích bảo vệ xã hội nhằm chống lại tội phạm, và mục đích này chỉ có thể đạt được nếu thời gian ngồi tù được sử dụng để bảo đảm, trong khả năng lớn nhất, rằng khi người phạm tội trở về thì họ sẵn sang, có khả năng sống theo pháp luật và nuôi sống bản thân (đoạn 58) QTTCTT còn khuyến nghị các nhà tù phải giảm đến mức thấp nhất những khác biệt với thế giới bên ngoài, có những bước cần thiết đế bảo đảm cho tù nhân quay lại dần dần với đời sống xã hội (đoạn 60) Dưới đây, các khía cạnh lao động, giáo dục, các hoạt động văn hóa, tôn giáo, chuẩn bị cho

việc trả tự do, sẽ được phân tích sâu

1.2.4.1 Lao động

Đoạn 71 của QTTCTT quy định lao động nhà tù không được mang tính chất khổ sai Mọi tù nhân đang chấp hành án đều phải lao động, tùy thuộc vào sức khỏe thể chất và tâm thần của họ, do cán bộ y tế xác định Trong phạm vi cho phép, công việc được cung cấp phải nhằm duy trì hoặc làm tăng khả năng

tù nhân có thể kiếm sống một cách trung thực sau khi được thả Phải có đào tạo nghề trong các công việc hữu ích cho tù nhân để họ có thể kiếm sống bằng nghề đó, đặc biệt là cho những tù nhân trẻ tuổi Trong giới hạn phù hợp với việc chọn lựa nghề thích hợp và với những yêu cầu về quản lý và kỷ luật nhà

tù, tù nhân phải có thể được chọn loại công việc mà họ muốn làm

Trang 36

Cách tổ chức và những phương pháp làm việc trong nhà tù phải càng giống càng tốt với các công việc tương tự ngoài nhà tù, để chuẩn bị cho tù nhân những điều kiện của cuộc sống có nghề nghiệp bình thường sau này Tuy nhiên, những lợi ích của tù nhân và của việc đào tạo nghề cho họ phải không được sử dụng vào mục đích kiếm lợi cho một ngành công nghiệp trong nhà tù (đoạn 72)

Đoạn 74 đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động tự do cũng phải được chú ý đến, với cùng mức độ như vậy, trong nhà tù Phải có những quy định bảo đảm cho tù nhân đề phòng tai nạn lao động, kể cả bệnh nghề nghiệp, với những điều khoản không kém thuận lợi hơn so với quy định pháp luật áp dụng đối với người lao động tự do

Số giờ làm việc tối đa hàng ngày và hàng tuần của tù nhân phải được ấn định bởi pháp luật hoặc các quy định hành chính, có tính đến quy tắc và tập quán địa phương liên quan tới việc sử dụng lao động tự do Với số giờ được

ấn định như vậy, phải có ít nhất một ngày nghỉ mỗi tuần và có đủ thời gian dành cho giáo dục và những hoạt động cần thiết khác với tư cách là một phần trong việc đối xử với tù nhân và việc tái hòa nhập xã hội của họ (đoạn 75)

Phải có một chế độ trả công thỏa đáng đối với công việc của tù nhân Theo chế độ đó, tù nhân phải được phép sử dụng ít nhất một phần thu nhập của họ để mua những đồ đạc được chấp thuận để họ sử dụng riêng và để gửi một phần thu nhập của họ cho gia đình Chế độ đó cũng cho phép ban quản lý nhà tù dành một phần trong thu nhập để thành lập một quỹ tiết kiệm và sẽ được trao cho người tù khi họ được thả (đoạn 76)

1.2.4.2 Giáo dục và các hoạt động văn hóa

Về giáo dục, đoạn 77 QTTCTT có quy định Phải có quy định về việc

ưu tiên giáo dục cho tất cả những tù nhân có khả năng hưởng lợi ích từ giáo dục, kể cả các giáo lý tín ngưỡng ở những quốc gia có thể thực hiện được điều này Giáo dục cho người mù chữ và tù nhân trẻ là bắt buộc và ban quản lý nhà

Trang 37

tù phải chú ý đặc biệt đến việc này Nếu có thể được, giáo dục cho tù nhân phải được kết hợp với hệ thống giáo dục của quốc gia đó, sao cho sau khi được thả, họ có thể tiếp tục việc học tập mà không gặp khó khăn

Các hoạt động giải trí và văn hóa phải có ở mọi nhà tù để phục vụ cho sức khỏe thể chất và tâm thần của tù nhân (đoạn 78)

Việc đọc sách và thư viện có vai trò giúp phạm nhân tự học và giải trí Mọi nhà tù phải có thư viện để cho mọi loại tù nhân sử dụng, có đủ sách giải trí và sách hướng dẫn, và tù nhân phải được khuyến khích tận dụng thư viện (đoạn 40)

1.2.4.3 Tôn giáo

Tự do tín ngưỡng và tôn giáo là những quyền dân sự thiết yếu được UDHR, ICCPR và một số văn kiện quốc tế khác bảo vệ Về tín ngưỡng, tôn giáo, QTTCTT quy định tương đối cụ thể

Nếu nhà tù có đủ số tù nhân cùng theo một tín ngưỡng thì một đại diện

đủ tư cách của tín ngưỡng đó phải được chỉ định hoặc chấp thuận Nếu số lượng tù nhân là thỏa đáng và nếu điều kiện cho phép thì cần thỏa thuận để người đại diện đó làm việc toàn thời gian (điểm a, đoạn 41) Người đại diện

đủ tư cách được chỉ định hoặc chấp thuận này phải được phép tổ chức hành lễ thường xuyên và được đi thăm tù nhân theo tín ngưỡng của người đó một cách riêng tư vào những thời điểm thích hợp Không được từ chối cho bất kỳ

tù nhân nào tiếp xúc với đại diện đủ tư cách của một tín ngưỡng Mặt khác, nếu bất kỳ tù nhân nào phản đối sự viếng thăm của bất kỳ đại diện của một tôn giáo nào thì thái độ của tù nhân đó phải được tôn trọng hoàn toàn

Trong chừng mực có thể thực hiện được, mọi tù nhân phải được thỏa mãn những nhu cầu đời sống tín ngưỡng bằng việc tham gia các buổi lễ tổ chức trong nhà tù, được sở hữu sách kinh của tôn giáo và giáo phái của người đó (đoạn 42)

Trang 38

1.2.4.4 Chuẩn bị cho việc trả tự do

QTTCTT quy định từ khi tù nhân bắt đầu chấp hành án, phải quan tâm tới tương lai sau khi họ được thả.Họ được khuyến khích và giúp đỡ để duy trì

và thiết lập những quan hệ như vậy với những người và tổ chức ngoài nhà tù nếu điều đó thúc đẩy lợi ích tốt nhất của gia đình họ và sự tái hòa nhập xã hội của riêng họ (đoạn 80)

Theo đoạn 81 QTTCTT, các dịch vụ và các tổ chức thuộc chính phủ hay ngoài chính phủ giúp đỡ người ra tù để họ tái lập lại vị trí của mình trong xã hội, trong chừng mực có thể và cần thiết, phải đảm bảo rằng người

ra tù phải được cấp những tài liệu thích hợp và những giấy tờ chứng minh cần thiết, phải có nhà ở và công việc làm thích hợp, phải có đầy đủ quần áo phù hợp theo mùa và khí hậu, phải có đủ phương tiện để đi đến nơi họ ở và duy trì cuộc sống của bản thân trong khoảng thời gian ngay sau khi được thả Các đại diện được chấp nhận của những tổ chức đó phải có sự tiếp cận cần thiết với nhà tù và tù nhân, phải bàn bạc về tương lai của tù nhân ngay từ những ngày đầu chịu án

1.2.5 Quyền liên lạc với bên ngoài, vấn đề giam kín và biệt giam

Con người là một "động vật xã hội" có nhu cầu giao tiếp với đồng loại, việc tước đoạt quyền giao tiếp với những người xung quanh của một cá nhân làm tổn hại tới tinh thần, sức khỏe cũng như phẩm giá của người đó Hơn thế, việc gặp gỡ hay liên lạc với những người khác có ý nghĩa tạo ra sự minh bạch, hạn chế sự vi phạm các quyền khác của cá nhân

Trong một số vụ việc khiếu nại chống lại Urugoay, HRC kết luận rằng

việc giam cô lập không ai biết đến (incommunicado detention, tức giam kín,

không có sự liên lạc với bên ngoài, còn gọi là "giam cấm cố") trong "một vài tháng" là cấu thành vi phạm Điều 10 (1) Thời gian ngắn nhất trong số các vụ

đó, trong vụ Arzuaga Gilboa kiện Urugoay, HRC đã kết luận rằng có vi phạm

Trang 39

là 15 ngày Đến nay, chưa có khiếu nại nào đề nghị HRC đánh giá về thời hạn giam ngắn hơn Một vụ giam không ai biết đến trong thời gian 8 tháng đã được Ủy ban kết luận là vi phạm Điều 7 (tra tấn, trừng phạt, đối xử tàn ác, vô

nhân đạo hoặc hạ nhục) Trong vụ Kang kiện Hàn Quốc (878/99), HRC cho rằng 13 năm biệt giam (solitary confinement, giam một mình một phòng), là

"một biện pháp mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cá nhân, cần có sự

lý giải nghiêm túc nhất và chi tiết nhất" và đã kết luận việc này cấu thành vi phạm Điều 10 (1) Tuy nhiên, cần chú ý là phán quyết này không nhắc gì đến Điều 7, mặc dù thời gian biệt giam rất lâu Điều đó là bởi đương sự không bị

giam cô lập không ai biết đến (incommunicado) và khiếu nại của đương sự chỉ

dựa vào Điều 10 (1) chứ không phải Điều 7

Trong Nhận xét kết luận đối với Đan Mạch (năm 2000), HRC đã đề cập đến biệt giam như sau:

12 Ủy ban đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng biệt giam rộng rãi đối với những người bị giam sau khi kết án, và đặc biệt đối với những người bị tạm giam chờ xét xử hoặc tuyên án Ủy ban cho rằng biệt giam là một hình phạt hà khắc gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và chỉ có thể biện minh trong những trường hợp nhu cầu khẩn cấp; việc sử dụng biệt giam ngoài những trường hợp ngoại lệ và trong thời hạn nhất định là không phù hợp với khoản 1, Điều 10 của Công ước Đan Mạch cần xem xét lại việc

áp dụng biệt giam và bảo đảm rằng phương thức này chỉ được áp dụng trong những tình huống cấp thiết

Phần lớn tính "vô nhân đạo" của biệt giam và việc giam cô lập không ai biết đến xuất phát từ việc người bị giam không thể liên lạc với thân nhân ở bên ngoài Tầm quan trọng của liên lạc với gia đình và bạn bè bên ngoài được

làm rõ trong vụ Angel Estrella kiện Urugoay (mã số 74/80) Vụ việc này liên

Trang 40

quan đến việc kiểm duyệt thư của tù nhân, mặc dù HRC thừa nhận rằng việc

áp dụng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt thư từ của các tù nhân là bình

thường Tuy nhiên, HRC nhấn mạnh:

…Điều 17 của Công ước quy định rằng "không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào thư tín của mình" Điều này đòi hỏi rằng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt đó phải đáp ứng những bảo đảm pháp lý chống lại sự áp dụng tùy tiện, Hơn thế, mức độ áp dụng phải phù hợp với các tiêu chuẩn về đối xử nhận đạo đối với người bị giam theo yêu cầu tại Điều 10 (1) của Công ước Đặc biệt, các tù nhân cần được cho phép liên lạc, dưới sự giám sát, với gia đình và bạn bè của họ theo định kỳ bằng thư tín cũng như bằng các chuyến thăm

Tương tự, hành động từ chối việc gửi thư cho gia đình của tù nhân cũng

bị coi là vi phạm Điều 10 (1), theo như kết luận của HRC đưa ra trong vụ

Kulomin kiện Hungary (mã số 521/92)

Về tiếp xúc với thế giới bên ngoài, QTTCTT quy định tù nhân phải được phép tiếp xúc với gia đình và bạn bè tốt của họ vào những thời gian thường lệ,

cả bằng thư từ lẫn thăm viếng, dưới sự giám sát cần thiết (đoạn 37)

Tù nhân là người nước ngoài phải được tạo điều kiện thuận lợi một cách thỏa đáng để tiếp xúc với các đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia của tù nhân đó Tù nhân là công dân của một quốc gia không có đại diện ngoại giao hay lãnh sự ở quốc gia giam giữ và là người tỵ nạn hay người không có quốc tịch phải được phép tiếp xúc với đại diện ngoại giao của quốc gia chịu trách nhiệm về quyền lợi của họ hay với bất kỳ cơ quan quốc gia hay quốc tế nào có nhiệm vụ bảo vệ những người như vậy (đoạn 38)

Tù nhân phải thường xuyên được biết những tin tức quan trọng thông qua việc đọc báo, tạp chí định kỳ hay những ấn phẩm đặc biệt của nhà tù,

Ngày đăng: 15/09/2017, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2014), Vấn đề xã hội hóa công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân ở Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở, Học viện cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xã hội hóa công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2014
2. Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) (2006), Báo cáo Chính trị tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ, (do đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười trình bày) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII)
Năm: 2006
3. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2010
5. Bộ Công an (2011), Thông tư 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2011
6. Bộ công an (2012), Dự thảo báo cáo Tổng kết công tác tổ chức lao động, dạy nghề trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng giai đoạn 2006-2011, Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo báo cáo Tổng kết công tác tổ chức lao động, dạy nghề trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng giai đoạn 2006-2011
Tác giả: Bộ công an
Năm: 2012
7. Bộ Công an (2013), Thông tư 39/2013/TT-BCA ngày 25/09/2013 quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 39/2013/TT-BCA ngày 25/09/2013 quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2013
8. Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Tác giả: Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp
Năm: 1999
9. Lê Cảm (2006), “ Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự ” , Tạp chí Tòa án nhân dân, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự”, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2006
10. Lê Cảm (2009), Sách chuyên khảo: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
11. Chính phủ (2008), Quy chế trại giam năm 2008 (ban hành kèm theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP) ngày 28/10/2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế trại giam năm 2008 (ban hành kèm theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP) ngày 28/10/2008
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
12. Chính phủ (2011), Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 Về việc quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 Về việc quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
13. Chính phủ (2011), Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
14. Công an tỉnh Đắk Lắk (2011), Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Tác giả: Công an tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2011
15. Công an tỉnh Đắk Lắk (2013), Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2011-2014, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2011-2014
Tác giả: Công an tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2013
16. Công an tỉnh Đắk Lắk (2013-2014), Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2013-2014, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2013-2014
17. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2009
20. Nguyễn Văn Điều (2014), Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Điều
Năm: 2014
21. Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
23. Học viện cảnh sát nhân dân (2007), Những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án phạt tù ở Việt Nam, Tài liệu chuyên khảo, Khoa nghiệp vụ giáo dục và cải tạo phạm nhân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án phạt tù ở Việt Nam
Tác giả: Học viện cảnh sát nhân dân
Năm: 2007
24. Trần Minh Hưởng (2011), Sách tham khảo Bình luận khoa học Luật thi hành án hình sự và các quy định mới nhất về thi hành án hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Luật thi hành án hình sự và các quy định mới nhất về thi hành án hình sự
Tác giả: Trần Minh Hưởng
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w