1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 tuan 2 2

41 616 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 261,23 KB

Nội dung

- Viết mẫu tiếng “be”û vàhướng dẫn qui trình viết : viết tiếng be, rê bút viết dấu hỏi đặt trên âm e trong dòng li thứ 3 - Nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.. Viết đúng mẫu  Viết mẫu, hư

Trang 1

Thứ ngày tháng năm 20

MÔN : TIẾNG VIỆT Tiết : 1

BÀI : Dấu hỏi – dấu nặng

A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức :

Học sinh nhận biết được các dấu ? , dấu 

Ghép được tiếng bẻ, bẹ

2/ Kỹ năng :

Nhận biết được các tiếng có dấu thanh ? , 

Biết thêm dấu thanh ?,  tạo tiếng bẻ, bẹ

3/ Thái độ : Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt Gd KNS : KN giao tiếp với thầy cô , biết nhận xét phần trả lời của các bạn

B/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên :Tranh minh họa - Bộ thực hành – Các vật tựa hình dấu hỏi

2/ Học sinh : Sách giáo khoa – Bộ thực hành – Bảng

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định (1’)

II/ Kiểm tra bài cũ (5’)

- Viết bảng con : / , be , bé

- Phân tích tiếng bé

- Phát hiện dấu / trong các tiếng , từ sau :

vó , lá tre, bói cá , cá mè

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/ GIỚI THIỆU BÀI (3’)

 Treo tranh

- Tranh vẽ gì ?

- Các tiếng này có đặc điểm gì giống nhau ?

 Đó là “øDấu hỏi”

Treo tranh

- Tranh vẽ gì ?

- Các tiếng này có đặc điểmgì giống nhau ?

 Đó là “ Dấu ”

2/.HOẠT ĐỘNG 1 : Nhận diện dấu

thanh (5’)

Mục tiêu : Nhận biết được dấu hỏi , dấu

nặng

a Dấu ?

- Gắn mẫu dấu ?

- Dấu ? giống nét gì ?

 dấu ? là một nét móc

- Dấu ? giống những vật gì ?

- Làm dấu ? bằng kí hiệu tay

- khỉ , giỏ , hổ , thỏ , mỏ

- Có dấu thanh giống nhau

Quan sát Đàm thoại

Trang 2

- Gắn mẫu dấu 

- Cô tô mẫu dấu  như thế nào?

 dấu  được viết bằng một chấm

- Tìm trong bộ đồ dùng các dấu ? và  như

cô vừa giới thiệu với các em

3/ HOẠT ĐỘNG 2 : Ghép chữ và phát

âm(7’)

 Mục tiêu:Ghép được tiếng bé, bẹ

 Gv gắn tiếng“ be”

- Có tiếng “be”, muốn có tiếng “bẻ” ta làm

sao?

- Ghép tiếng “bẻ”

- Phân tích tiếng “bẻ”

- Đọc mẫu b _ e _ ? _ bẻ

- Tìm những hoạt động trong đó có tiếng

“bẻ”

 Tương tự với tiếng “bẹ”

 Hướng dẫn học sinh nhận biết vị trí các dấu

thanh khi đặt vào chữ

+ Thanh ? được đặt như thế nào trong

 Yêu cầu : học sinh tìm tiếng có dấu ? và 

(có thể dùng tranh để gợi ý)

4/.HOẠT ĐỘNG 3 (10’) : Viết bảng con

 Mục tiêu : Viết đúng dấu ?, dấu , tiếng

bẻ, bẹ

 Viết mẫu dấu ? và hướng dẫn qui trình viết:

Đặt bút dưới đường kẻ thứ 4 ,viết nét móc

- Viết mẫu tiếng “be”û vàhướng dẫn qui trình

viết : viết tiếng be, rê bút viết dấu hỏi đặt trên

âm e trong dòng li thứ 3

- Nhận xét và sửa lỗi cho học sinh

Tương tự với dấu  và tiếng “bẹ”

IV/.Củng cố (5’) :Trò chơi

Nội dung: Khoanh tròn các tiếng có dấu ? và 

trong nhóm chữ

Luật chơi : Thi đua tiếp sức Tính điểm và số

lượng tiếng khoanh đúng sau 1 bài hát

Hỏi : Tìm và đọc tiếng mà em đã được học

- Có tiếng “be” muốn có tiếng

“bẻ”û, em đặt dấu ? trên âm e

- Hs ghép , giơ

- Hs phân tích

- Đọc cá nhân  đồng thanh

- Hs tìm

- Đặt trên âm e

- Đặt dưới âm e

- Thảo luận đôi bạn tìm các tiếng có dấu ?, 

- Hs quan sát và nhắc lại qui trình viết

- Hs viết trên không

- Hs viết bảng con

- Hs thi đua theo tổ

- Hs tìm và đọc

Thực hành

Đàm thoại Thực hành

Trang 3

MÔN : TIẾNG VIỆT Tiết : 2

BÀI : Dấu hỏi – dấu nặng

A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Viết đúng dấu ? , dấu 

Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân ”

2/ Kỹ năng : Đọc đúng, viết đúng, nói tự nhiên

3/ Thái độ : Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt Gd KNS : KN giao tiếp với thầy cô , biết nhận xét phần trả lời của các bạn

B/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên :Tranh minh họa

2/ Học sinh : Sách giáo khoa –Bảng con – Vở tập viết

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định (1’)

II/ Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc : bẻ, bẹ

- Phân tích tiếng: bẻ, bẹ

- Viết: bẻ, bẹ

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/ GIỚI THIỆU BÀI (1’)

Ở tiết này, chúng ta tiếp tục luyện đọc và viết

dấu hỏi, dấu nặng

2/.HOẠT ĐỘNG 1 (7’): Luyện đọc

 Mục tiêu : Đọc đúng, nhanh

- Tiếng gì?

Tiếng “bẻ” có dấu gì?

- Tiếng gì?

Tiếng “bẹ” có dấu gì?

- Đọc: bẻ, bẹ

 Gv nhận xét, sửa lỗi phát âm

3/.HOẠT ĐỘNG 2 (8’) : Luyện viết

 Mục tiêu : Hs tô đúng tiếng bẻ, bẹ trong vở

tập viết Viết đúng mẫu

 Viết mẫu, hướng dẫn qui trình tô – viết:

 Cấu tạo? Độ cao? Cách nối nét? Độ rộng?

Điểm đặt bút?

 Chú ý chữ ghi âm b trong chữ ghi tiếng “be”

có nét thắt viết thấp xuống dòng ly thứ 2 để nối

liền nét cuối con chữ e

- Dấu thanh đặt ở đâu?

Trang 4

4/.HOẠT ĐỘNG 3 (10’) :Luyện nói chủ

đề “bẻ”û

 Mục tiêu : Hs luyện nói đúng theo chủ đề

“bẻ” ý chỉ các hoạt động “bẻ”

 Yêu cầu học sinh học đôi bạn Tìm hiểu nội

dung tranh

 Hướng dẫn học sinh luyện nói gợi ý qua các

câu hỏi

 Treo tranh 1 :

- Tranh 1 vẽ những hình ảnh gì ?

- Mẹ (bà, cô) đang giúp bé làm gì ?

- Nhìn tranh và nêu lại hoạt động trong

tranh

 Treo tranh 2 :

- Tranh 2 vẽ những hình ảnh gì ?

- Giải thích từ “bẻ” có nghĩ a là hái

 Treo tranh 3 :

- Bé đang làm gì với các bạn? ?

 (gợi ý cho học sinh luyện nói thành câu

thành lời ý chỉ các hoạt động có tiếng “bẻ”

- Các bức tranh này có gì khác nhau?

- Các hoạt động trong tranh này giống

nhau ở đâu?

- Chủ đề luyện nói là gì?

- Em thích bức tranh nào nhất?

 Phát triển nội dung luyện nói giáo dục tư

tưởng :

- Trước khi đến trường em có sửa lại

quần áo cho gọn gàng ? ai giúp em làm điều

đó(Giáo dục tư tưởng)

- Em thường chia quà cho bạn, cho bé

không? Vì sao (kết hợp giáo dục tư tưởng)

- Em nào đã được nhìn thấy vườn bắp?

- Nói lại cho lớp nghe về công việc bẻ

bắp mà em thấy

- Tiếng bẻ còn được dùng khi nào?

- Nhận xét

IV/ Củng cố : Trò chơi

Nội dung : Gắn đúng tiếng bẻ, bẹ ứng với tranh

Luật chơi : Chuyển thư tìm được thư có tiếng

bẻ, bẹ thì gắn dưới tranh Tính điểm sau 1 bài

Xem bài dấu \ , 

- Học đôi bạn tìm hiểu nội dung tranh

- Hs trả lời và nói theo suy nghĩ của mình

- Mẹ và bé

- Mẹ bẻ cổ áo cho bé

- Hs nói tự nhiên mình, trong lời nói có tiếng bẻ

- Bác nông dân đang bẻ, hái bắp ngô

- Bạn gái bẻ bánh chia cho các bạn

- mẹ, bác nông dân, bạn gái

- Hoạt động “bẻ”

- Hoạt động bẻ

- Hs tự nói, diễn đạt tròn câu, đủ ý

- bẻ gãy, bẻ lái, bắt bẻ…

- Hs tham gia trò chơi

- Dấu ?, dấu 

Thảo luận Quan sát Đàm thoại

Thực hành giao tiếp

Trò chơi

Trang 5

Thứ , ngày tháng năm 20

MÔN : TIẾNG VIỆT Tiết : 3

BÀI : Dấu huyền – dấu ngã

A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức :

Học sinh nhận biết được các dấu \ , dấu ngã Ghép được tiếng bè, bẽ

2/ Kỹ năng :

Nhận biết được các tiếng có dấu thanh \ , 

Biết thêm dấu thanh \,  tạo tiếng bè, bẽ

3/ Thái độ : Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt Gd KNS : kĩ năng quan sát , trinh bày , nhận xét B/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên :Tranh minh họa - Bộ thực hành

2/ Học sinh : Sách giáo khoa – Bộ thực hành – Bảng

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định (1’)

II/ Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc : dấu ?, , bẻ, bẹ

- Viết bảng con : bẻ, bẹ

- Phân tích tiếng :bẻ, bẹ

- Phát hiện dấu ?,  trong các tiếng , từ

sau : cái kẹo, nghé ọ, đu đủ, quả khế, cổ áo,

củ cải

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/ GIỚI THIỆU BÀI (3’)

 Treo tranh

- Tranh vẽ gì ?

- Các tiếng này có đặc điểm gì giống nhau ?

 Đó là “øDấu huyền”

Treo tranh

- Tranh vẽ gì ?

- Các tiếng này có đặc điểmgì giống nhau ?

 Đó là “ Dấu ngã”

2/.HOẠT ĐỘNG 1 : Nhận diện dấu

thanh (5’)

Mục tiêu : Nhận biết được dấu huyền, dấu

ngã

a Dấu ?

- Gắn mẫu dấu ?

- Dấu \ giống nét gì ?

 dấu \ là một nét xiên trái

- Dấu \ giống những vật gì ?

- Làm dấu \ bằng kí hiệu tay

b Dấu ngã

- Gắn mẫu dấu ngã

Hát

- Cá nhân đọc

- Hs viết bảng con

- Hs phân tích

- Hs phát hiện

- Hs quan sát

- dừa, mèo, cò, gà

- Có dấu thanh giống nhau

- Nét xiên trái

- thước kẻ đặt nghiêng trái

- Hs thực hiện

- Hs quan sát

Thực hành

Trực quan Đàm thoại

Quan sát Đàm thoại

Trang 6

- Cô tô mẫu dấu ngã như thế nào?

 dấu ngã được viết bằng nét cong lượn

- Tìm trong bộ đồ dùng các dấu \ và ngã như

cô vừa giới thiệu với các em

3/ HOẠT ĐỘNG 2 : Ghép chữ và phát

âm(7’)

 Mục tiêu:Ghép được tiếng bè, bẽ

 Gv gắn tiếng“ bè”

- Có tiếng “be”, muốn có tiếng “bè” ta làm

sao?

- Ghép tiếng “bè”

- Phân tích tiếng “bè”

- Đọc mẫu b _ e _ huyền _ bè

- Tìm những hoạt động trong đó có tiếng

“bè”

 Tương tự với tiếng “bẽ”

 Hướng dẫn học sinh nhận biết vị trí các dấu

thanh khi đặt vào chữ

+ Thanh \ được đặt như thế nào trong

tiếng bè?

+ Thanh ngã được đặt như thế nào

trong tiếng bẽ?

 Yêu cầu : học sinh tìm tiếng có dấu \ và

ngã (có thể dùng tranh để gợi ý)

4/.HOẠT ĐỘNG 3 (10’) : Viết bảng con

 Mục tiêu : Viết đúng dấu \, dấu ngã, tiếng

bè, bẽ

 Viết mẫu dấu \ và hướng dẫn qui trình viết:

Đặt bút dưới đường kẻ 4 viết nét xiên trái ta có

dấu huyền nằm trong dòng li thứ 3 (chú ý điểm

kéo nghiêng)

 Viết mẫu tiếng “bè”û vàhướng dẫn qui trình

viết : viết tiếng be, rê bút viết dấu huyền đặt

trên âm e trong dòng li thứ 3

- Nhận xét và sửa lỗi cho học sinh

Tương tự với dấu ngã và tiếng “bẽ”

IV/.Củng cố (5’) :Trò chơi

Nội dung: Khoanh tròn các tiếng có dấu \ và

ngã trong nhóm chữ

Luật chơi : Thi đua tiếp sức Tính điểm và số

lượng tiếng khoanh đúng sau 1 bài hát

Hỏi : Tìm và đọc tiếng mà em đã được học

- Có tiếng “be” muốn có tiếng

“bè”û, em đặt dấu \ trên âm e

- Hs ghép , giơ

- Hs phân tích

- Đọc cá nhân  đồng thanh

- Hs tìm

- Đặt trên âm e

- Đặt trên âm e

- Thảo luận đôi bạn tìm các tiếng có dấu \, ngã

- Hs quan sát và nhắc lại qui trình viết

- Hs viết trên không

- Hs viết bảng con

- Hs thi đua theo tổ

- Hs tìm và đọc

Thực hành

Đàm thoại Thực hành

Trang 7

MÔN : TIẾNG VIỆT Tiết : 4

BÀI : Dấu huyền – dấu ngã A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Đọc và tô: bè, bẽ

Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân ”

2/ Kỹ năng : Đọc đúng, viết đúng, nói tự nhiên

3/ Thái độ : Yêu quê hương Gd KNS : kĩ năng quan sát , trình bày , nhận xét

B/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên :Tranh minh họa, chữ mẫu

2/ Học sinh : Sách giáo khoa –Bảng con – Vở tập viết

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định (1’)

II/ Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc : bè, bẽ

- Phân tích tiếng: bè, bẽ

- Viết: bè, bẽ

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/ GIỚI THIỆU BÀI (1’)

Ở tiết này, chúng ta tiếp tục luyện đọc và viết

dấu hỏi, dấu nặng

2/.HOẠT ĐỘNG 1 (7’): Luyện đọc

 Mục tiêu : Đọc đúng, nhanh

- Tiếng gì?

Tiếng “bè” có dấu gì?

- Tiếng gì?

Tiếng “bẽ” có dấu gì?

- Đọc: bè, bẽ

 Gv nhận xét, sửa lỗi phát âm

3/.HOẠT ĐỘNG 2 (8’) : Luyện viết

 Mục tiêu : Hs tô đúng tiếng bẻ, bẹ trong vở

tập viết Viết đúng mẫu

 Viết mẫu, hướng dẫn qui trình tô – viết:

 Cấu tạo? Độ cao? Cách nối nét? Độ rộng?

Điểm đặt bút?

 Chú ý chữ ghi âm b trong chữ ghi tiếng “be”

có nét thắt viết thấp xuống dòng ly thứ 2 để nối

liền nét cuối con chữ e

- Dấu thanh đặt ở đâu?

Trang 8

Mục tiêu : Hs luyện nói đúng theo chủ đề

“bè” Tác dụng của “bè” trong đời sống

 Treo tranh mẫu gợi ý qua câu hỏi để học

sinh khai thác qua tranh vẽ Tranh vẽ gì?

 Tranh vẽ cảnh sông nước rất đẹp được thể

hiện qua cảnh vật trên sông và con bè đang di

chuyển trên mặt nước qua tay chèo của người

lái bè

- Cảnh vật hai bên bờ sông như thế nào?

- Bầu trời như thế nào?

- Dòng sông có màu sắc ra sao?

- Chính giữa dòng sông có gì?

- Bè : Được liên kết bởi nhiều khúc gỗ thành

một mặt gỗ phẳng có thể dùng để di chuyển

trên sông nước

 Phát triển chủ đề luyện nói theo nội dung

“bè”

Qua gợi ý quan sát tranh vẽ Các em hãy

kết đôi bạn học tập nói lên suy nghĩ và hiểu

biết của mình về chủ đề “bè” hôm nay

 Hướng dẫn học sinh luyện nói:

- Bè đi trên cạn hay dưới nước?

- Thuyền khác bè chỗ nào?

- Tại sao dùng bè mà không dùng thuyền?

- Người ta dùng bè để làm gì? Bè thường chở

gì?

- Em đã thấy bè bao giờ chưa? Ở đâu?

- Em có dịp nào đi bè không?

 Các em vừa luyện nói theo chủ đề gì?

 Nhận xét Giáo dục tư tưởng

IV/ Củng Cố (5’) : Trò chơi

a Nội dung :

Gắn đúng tiếng ứng với tranh

b Luật chơi : Chuyền thư dứt bài hát Thư đến

tay bạn nào đọc tiếng và gắn đúng dưới tranh

c Hỏi :

- Tiếng em vừa gắn đúng dưới tranh có dấu

thanh gì?

- Tìm và đọc tiếng em đã học

- Nhận xét Tuyên dương

Dặn dò

 Xem bài “Ôn tập”

- Hs quan sát và nêu

- Có cây xanh

- Có mây, có chim

- Màu xanh rất đẹp

- Có bè

Kết đôi bạn thảo luận nói lên suy nghĩ và hiểu biết của mình qua tranh

a Học sinh nói tự nhiên theo hiểu

biết của mình

b Phát triển lời nói thành câu,

thành một đoạn ngắn

-Bè

- Hs tham gia trò chơi

- Dấu \ 

- Hs tìm và đọc

Quan sát Đàm thoại

Thảo luận

Thực hành giao tiếp

Trò chơi

Rút kinh nghiệm ………

………

………

………

Trang 9

MÔN : TOÁN Tiết : 5

BÀI : Luyện tập

A/ MỤC TIÊU :

Các mẫu hình vuông, hình tam giác, hình tròn

Các mẫu hình đã ghép

2/ Học sinh

Bộ thực hành, que tính, SGK

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định (1’)

II/ Kiểm tra bài cũ (5’)

- Tiết trước học bài gì?

- Chọn đúng mẫu hình tam giác

- Gv chỉ hình đã gắn lên

- Nhận xét Tuyên dương

III/ Bài mới (25’)

1/.GIỚI THIỆU BÀI (1’)

- Nêu lại tên các hình đã học

- Em thích nhất hoạt động nào trong các tiết

toán đãhọc?

 Để giúp các em khắc sâu hơn các dạng hình

đã học Tiết học hôm nay ta sẽ học đó là tiết :

“Luyện tập”

2/.HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết hình

vuông, hình tam giác, hình tròn.(9’)

Mục tiêu : Biết tô cùng màu các dạng hình

có cùng tên gọi

Bài 1

 Dùng bút chì màu để tô màu vào hình Tô

cùng màu với các dạng hình có cùng tên gọi

 Nhận xét

3/.HOẠT ĐỘNG 2: Ghép hình (10’)

 Mục tiêu :

Rèn luyện kỹ năng ghép tạo hình qua

các dạng hình đã học

Trang 10

- Thao tác mẫu hình a

- Từ những mẫu hình tam giác cô đã ghép

thành 2 mẫu hình gì?

- Chia 3 tổ :

Tổ 1 ghép hình a

Tổ 2 ghép hình b

Tổ 3 ghép hình c

- Gv khuyến khích Hs vận dụng các mẫu

hình có trong bộ thực hành để ghép thành

các mẫu hình mà em thích

- Nhận xét và hỏi : Mẫu hình em vừa ghép từ

mẫu hình gì?

4/ HOẠT ĐỘNG 3 : Xếp hình (5’)

Mục tiêu : Xếp nhanh, đúng

- Dùng các que tính xếp thành hình vuông,

hình tam giác

- Nhận xét

IV/ Củng cố (5’) : Trò chơi

Nội dung : Ghép tạo hình

Luật chơi : Lật thẻ bài sao cho được 1 cặp hình

giống nhau Sau bài hát “Trường của em”

nhóm nào lật được nhiều hình  thắng

Hỏi : Yêu cầu Hs gọi tên đúng cặp hình vừa

lật

Nhận xét Tuyên dương

Dặn dò

- Chuẩn bị bài : “Số 1, 2, 3”

- Quan sát

- 2 mẫu hình vuông

- Hs thực hiện ghép hình

- Hs tháo rời hình ra và đọc tên gọi của hình

- Hs xếp hình

- Hs tham gia trò chơi

- Hs gọi tên

Trực quan

Thực hành

Trò chơi

Rút kinh nghiệm ………

………

………

………

Trang 11

MÔN : THỦ CÔNG Tiết : 2

BÀI : Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác

A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức:

Học sinh biết cách xé đường thẳng Nắm được thao tác xé

2/ Kỹ năng :

Xe,ù dán đúng qui trình hướng dẫn của giáo viên

Dán đúng mẫu đẹp, có sáng tạo

Bài mẫu xé dán hình chữ nhật, mẫu sáng tạo

Giấy nháp trắng, giấy màu

Hồ, bút chì, khăn lau

2/ Học sinh

Vở thủ công, giấy nháp, giấy màu, hồ, kéo, bút chì, khăn lau

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định (1’)

II/ Kiểm tra bài cuÕ (5’)

Kiểm tra các vật dụng học sinh đem theo

III/ Bài mới : (25’)

1/.GIỚI THIỆU BÀI (3’)

 Ở mẫu giáo các em có được học xé dán

hình không?

 Các em đã được xé dán hình nào?

 Dán minh họa các mẫu hình sưu tầm ở lớp

mẫu giáo

 Trong tiết thủ công hôm nay các em sẽ một

lần nữa học tập lại chương xé dán với bài học

học đầu tiên : Xé dán hình chữ nhật, hình tam

 Dán mẫu hoàn chỉnh, giới thiệu: Đây là

mẫu hình chữ nhật đã được xé dán

- Nhìn xung quanh tìm các vật có dạng hình

Trang 12

Mục tiêu : Xé dán đúng qui trình

 Hướng dẫn đếm ô vẽ hình

Lật mặt sau giấy thủ công, đánh dấu,

chấm điểm vẽ một hình chữ nhật

- Gv theo dõi, hướng dẫn

 Hương dẫn thao tác xé:

Làm mẫu và hướng dẫn qui trình xé : Xé theo

đường kẻ, tay trái giữ giấy, tay phải sử dụng

ngón cái và ngón trỏ xé dọc theo cạnh của

hình, xé cạnh dài trước

- Gv theo dõi

4/.HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành (10’)

 Mục tiêu : Học sinh xé dán được hình chữ

nhật trên giấy màu và trình bày đẹp sản

phẩm

 Hướng dẫn lại qui trình qua hệ thống câu

hỏi:

- Muốn xé được hình chữ nhật, thao tác 1 làm

gì?

- Vẽ được hình chữ nhật thao tác 2 ta làm gì?

dán hình vào vở

- Gv theo dõi, giúp đỡ

- Chấm 5 bài, nêu nhận xét

IV/ Củng cố(5’)

- Gắn các mẫu sản phẩm

- Nhận xét ưu điểm, hạn chế của sản phẩm

học sinh làm ra

DẶN DÒ

 Nhận xét tiết học

 Nhắc nhỏ thu dọn vệ sinh lớp

 Chuản bị bài xé dán hình chữ nhật, hình

tam giác (tt)

- Quan sát

- Thực hiện lại thao tác sau khi quan sát mẫu : chấm điểm, vẽ hình ở nháp

- Hs quan sát

- Xé nháp mẫu hình chữ nhật theo qui trình cô hướng dẫn

- Vẽ hình chữ nhật

- Xé hình chữ nhật

- Hs thực hiện xé, dán hình vào vở Sáng tạo trang trí

- Hs quan sát và phát biểu ý kiến

Trực quan

Thực hành

Đàm thoại

Thực hành

Rút kinh nghiệm ………

………

………

………

Trang 13

MÔN : MỸ THUẬT

BÀI : Vẽ nét thẳng

A/ MỤC TIÊU :

Vở tập vẽ, bút màu

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định (1’)

II/ Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Tiết trước học vẽ bài gì ?

- Gv treo tranh

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/ GIỚI THIỆU BÀI (3’)

 Treo tranh mẫu

Tranh vẽ những hình ảnh nào ?

 Tranh vẽ núi, vẽ nhà, vẽ cây Tranh được vẽ

phối hợp nhiều nét thẳng tạo ra các hình ảnh

mà các em đã nêu trong tranh Hôm nay chúng

ta học bài: “Vẽ nét thẳng”

2/.HOẠT ĐỘNG 1:Giới thiệu nét thẳng

(5’)

 Mục tiêu: Nhận biết nét thẳng Tên gọi

đúng của nét theo chiều vẽ

 Tạo mẫu các nét vẽ

Yêu cầu Hs quan sát dáng nét vẽ, nêu đúng tên

gọi của nét

- Gv chỉ cạnh bàn, cạnh ghế để Hs thấy rõ

các nét thẳng

- Gv chốt ý

- Hát

- Xem tranh thiếu nhi vui chơi

- Hs xem tranh và nêu nội dung tranh

- Nét thẳng ngang

- Nét thẳng nghiêng (“xiên”)

- Nét gấp khúc (“gãy khúc”)

Đàm thoại

Trực quan Đàm thoại

Trực quan Đàm thoại

Trang 14

3/.HOẠT ĐỘNG 2 : :Vẽ nét thẳng (5’)

 Mục tiêu : Hs biết cách vẽ nét thẳng

 Vẽ mẫu và nêu cách vẽ

- Nét thẳng ngang: nét vẽ từ trái sang

phải

- Nét thẳng nghiêng : Nét vẽ từ trên

xuống

- Nét gấp khúc : Có thể vẽ liền nét từ trên

xuống hoặc từ dưới lên

 Treo tranh

- Núi được vẽ bằng nét vẽ gì?

- Vẽ nước bằng nét nào?

- Cây được vẽ bằng những nét thẳng nào?

 Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng, gấp

khúc có thể vẽ được nhiều hình

4/.HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành (12’)

Mục tiêu : Biết vẽ phối hợp các nét thẳng

để tạo thành bài vẽ

 Treo mẫu tranh gợi ý

 Gv nêu các cách vẽ : nhà, hàng rào, thuyền,

núi

 Nhắc cách tô màu sắc

 Theo dõi gợi ý, uốn nắn khi các em vẽ

 Thu bài chấm, nhận xét

IV/ Củng cố (5’) : Trò chơi

a Nội dung : Vẽ các hình có dạng nét

thẳng

b Luật chơi : Thi đua tiếp sức Tính điểm

và số lượng vẽ đúng sau một bài hát

c Hỏi

Các mẫu hình em vừa vẽ có dạng nét gì?

Gọi tên các nét thẳng trong hình

DẶN DÒ

- Nhận xét tiết học

- Về nhà khoe tranh, xem trước bài : “Vẽ

màu vào hình đơn giản

- Hs quan sát

- Thực hiện vẽ các nét ngang, dọc, gãy khúc bằng ngón trỏ đi trên bàn

Trang 15

Thứ , ngày tháng năm 20

MÔN : TIẾNG VIỆT Tiết : 5

BÀI : Be bè bé bẻ bẽ bẹ A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững được các chữ e, b các dấu thanh /, \, ?, ,  Đọc đúng các tiếng từ

ứng dụng có âm và dấu đã học

2/ Kỹ năng : Biết ghép âm, tạo tiếng có nghĩa

3/ Thái độ :Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học GD KNS : kĩ năng giao tiếp , Trình bày qua phần luyện nói

B/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Bảng ôn : b, e, be bé bè bẻ bẽ bẹ - Các mẫu tranh vẽ trang 14, 15 SGK

2/ Học sinh : Sách giáo khoa, bộ thực hành, bảng con

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

I/ Ổn định :(1’)

II/ Kiểm tra bài cũ(5’):

- Đọc tiếng: bè, bẽ

- Phân tích: bè, bẽ

- Viết: bè, bẽ

- Chỉ ra các dấu thanh trong các tiếng sau:

kẽ, bè, kè, vẽ, ngã

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/.GIỚI THIỆU BÀI (3’)

Sau 1 tuần học âm chữ, để giúp các em khắc

sâu hơn kiến thức đã học, hôm nay chúng ta

học bài ôn tập

- Học được những âm gì

- Học được các dấu thanh gì?

- Học tiếng gì?

Gv ghi tựa bài “Be bè bé bẻ bẽ be”ï

2/.HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn luyện các tiếng

và dấu thanh đã học (12’)

 Mục tiêu: Nhận biết , đọc đúng, phân tích

đúng tiếng be, bé, bè, bẻ, bẽ, bẹ

Ghép tiếng : be

- Cô có tiếng gì ?

- Phân tích tiếng be ?

- Đánh vần: bờ – e – be

- Nhận xét Tuyên dương

 Gắn tranh mẫu 1.Tranh vẽ gì ?

- Cô gắn tiếng gì dưới tranh

 Gắn vật mẫu Đây là gì ?

- Gắn tiếng gì dưới tranh

 Bẹ lá: em thường thấy ở cây chuối và cau

Trang 16

 Gắn tranh 3 Tranh vẽ gì?

- Cô gắn tiếng gì dưới tranh

 Gắn tranh 4 Tranh 4 vẽ gì ?

- Cô gắn tiếng bè dưới tranh

- Bè dùng để làm gì?

- Đọc : bé, bè, bẻ, bẹ

- Các tiếng đó có gì giống nhau?

- Có gì khác nhau?

- Dấu thanh khác nhau thì đọc như thế nào?

* Nhận xét vị trí dấu thanh

- Gv treo bảng phụ

- Đọc tiếng “be” và các dấu thanh

- Các dấu thanh được đặt như thế nào?

- “Be” có thêm dấu huyền ta được tiếng gì?

- Phân tích? Đánh vần?

- Nhận xét, chỉnh sửa

Tương tự với “bé, bè, bẻ, bẽ, bẹ”

3/.HOẠT ĐỘNG 2 :Tiếng, từ ứng dụng (5’)

 Mục tiêu :Tìm đúng và nhận biết được các

từ ứng dụng có âm e đã học

 Gắn mẫu tranh con dê

- Con dê nó kêu như thế nào?

- Cô có từ “be be”  viết bảng

 Những vật nho nhỏ xinh xinh người ta còn

gọi là gì? (minh họa mẫu)

- Có từ “be bé “ viết bảng

 Từ ứng dụng cô giới thiệu nữa đó là từ “bè

bè” (viết bảng)

- Bè bè : Chỉ các đồ vật không gọn gàng

Đọc mẫu : e be be bè bè bé bé

- Các từ có điểm gì giống nhau? Khác nhau?

- Nhận xét

4/.HOẠT ĐỘNG 3: Viết bảng con (5’)

 Mục tiêu :Viết đúng các tiếng

- Viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết

- Cách nối nét giữa b và e? Vị trí dấu thanh?

- Nhận xét

IV/.Củng cố (5’) : Trò chơi

a Nội dung : Chuyền thư gắn đúng tiếng dưới

tranh

b Luật chơi : Chuyền thư có nội dung tiếng

ứng dưới tranh dứt bài hát Đọc thư và thực hiện

c Hỏi :

- Đọc các tiếng dưới tranh

- Nêu tên các dấu thanh và âm đã học

Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2

- Vẽ bác nông dân đang bẻ bắp

- Tiếng “bẻ”û

- Vẽ bè

- Tiếng “bè”

- Bè di chuyển trên sông nước

- Cá nhân, ĐT đọc

- Có âm b và âm e giống nhau

- Có dấu thanh khác nhau

- Cách đọc khác nhau

- Hs quan sát

- Cá nhân, ĐT đọc

- /, \, ?, ngã đặt ở trên; dấu nặng đặt ở dưới

- Cá nhân, tổ, lớp đọc

- Giống: âm e, b.Khác: dấu thanh

- Hs quan sát

- Hs nêu

- Hs viết bảng con

Hình thức : Nhóm, thi đua tham gia trò chơi

Các tiếng cần gắn

Be bé bè bẻ bẽ bẹ

Thực hành

Quan sát Thực hành

Trực quan Đàm thoại

Thực hành Trò chơi

Trang 17

MÔN : TIẾNG VIỆT Tiết : 6

BÀI : Be bè bé bẻ bẽ bẹ A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức: Đọc bài ôn Phát biểu ý kiến về tranh “be bé” Viết vở: bẻ, bẽ, bẹ

Phân biệt các sự vật, sự việc, người qua sự khác nhau về dấu thanh

2/ Kỹ năng : Đọc nhanh, viết đúng Nói tự nhiên

3/ Thái độ :Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học GD KNS : kĩ năng giao tiếp , Trình bày qua phần luyện nói

B/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Bảng ôn : b, e, be bé bè bẻ bẽ bẹ - Các mẫu tranh vẽ trang 14, 15 SGK

2/ Học sinh : Sách giáo khoa, bộ thực hành, bảng con, vở tập viết

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

I/ Ổn định :(1’)

II/ Kiểm tra bài cũ(5’):

- Tiết trước học bài gì?

- Tiếng Việt có mấy dấu thanh?

- Tiếng “be” ghép được với mấy dấu thanh?

Đó là những tiếng nào?

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/.GIỚI THIỆU BÀI (1’)

Ơû tiết này, chúng ta tiếp tục ôn luyện về

các dấu thanh nhé

2/.HOẠT ĐỘNG 1 :Luyện đọc (7’)

 Mục tiêu: Rèn đọc đúng tiếng và từ ứng

dụng

 Hướng dẫn Hs cách đọc:

- Tiếng mẫu, từ dưới tranh

- Tiếng trong khung

- Từ ứng dụng

 Phân tích các tiếng

 Nhận xét Sửa sai

 Xem tranh : be bé

- Tranh vẽ gì?

 Thế giới đồ chơi của trẻ em là sự thu nhỏ lại

của thế giới có thực xung quanh các em như: đồ

dùng, nhà cửa, thuyền bè

- Em bé và các đồ chơi trong tranh được vẽ như

thế nào?

- Đọc từ “be bé”

- Nhận xét

3/ HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết (8’)

 Mục tiêu: Rèn tô đúng mẫu trong vở

 Yêu cầu học sinh nêu tư thế ngồi viết

 Hướng dẫn và nhắc lại qui trình tô các điểm

- Hát

- Hs nêu

- 6 dấu thanh

- Be, bè, bè, bẻ, bẽ, bẹ

- Cá nhân, tổ, lớp đọc

- Hs phân tích

- Hs quan sát

- Em bé đang chơi đồ chơi

- Đẹp, nhỏ, xinh xinh, be bé

- Cá nhân, ĐT đọc

- Hs nêu

Đàm thoại

Thực hành

Quan sát Đàm thoại

Thực hành

Đàm thoại

Trang 18

cần lưu ý: Điểm đặt bút, lia bút, rê bút và

kết thúc như thế nào?

- Nhận xét

4/.HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện nói (10’)

Mục tiêu :Nói đúng tên sự vật qua chủ đề

dấu thanh và sự phân biệt các từ qua dấu thanh

 Hướng dẫn học sinh nhìn và nhận xét các

cặp tranh theo chiều dọc (dê/dế, dưa/dừa,

cỏ/cọ, vó/võ)

 Phát triển nội dung luyện nói

- Em đã trong thấy con vật, các loại quả, đồ

vật … này chưa? Ơû đâu?

- Em thích bức tranh nào nhất? Tại sao?

- Trong các bức tranh, bức nào vẽ người?

- Người trong tranh đang làm gì? (giáo dục tư

tưởng)

 Nội dung luyện nói hôm nay đã giúp các em

tìm hiểu thêm về những hiểu biết về thế giới

xung quanh cũng như sở thích của nhau rất thú

vị

IV/ Củng cố (5’) : Trò chơi

Nội dung : Tìm chữ và dấu thanh có trong đoạn

văn ghi sẵn

Luật chơi

- Thi đua tiếp sức

Hỏi : Đọc các tiếng vừa tìm

Dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Học bài, làm bài vở BTTV Xem bài : ê,v

- Hs tô

- Hs quan sát tranh và nêu Dưa - dừa cỏ - cọ Dê - dế vỏ - võ

- Học sinh phát biểu lời nói tự nhiên về sự hiểu biết của mình với sự vật xung quanh

- Hs tham gia trò chơi theo tổ

- Hs đọc

Thực hành

Quan sát Đàm thoại

Thực hành giao tiếp

Trò chơi

Rút kinh nghiệm ………

………

………

………

Trang 19

MÔN : ÂM NHẠC Tiết : 2

BÀI : Quê hương tươi đẹp A/ MỤC TIÊU :

1/ Giáo viên: Chuẩn bị các động tác phụ họa - Băng nhạc, máy hát

2/ Học sinh: Nhạc cụ, SGK

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I/ Ổn định :(1’)

II/ Kiểm tra bài cũ(5’):

- Tiết trước học hát bài gì?

- Hát “ Quê hương tươi đẹp”

- Hát và vỗ tay

- Nhận xét

III/ Bài mới (25’)

1/.GIỚI THIỆU BÀI (1’):

Hôm nay, chúng ta tiếp tục học hát bài

“Quê hương tươi đẹp”

2/.HOẠT ĐỘNG 1: Oân bài hát quê

hương (10’)

 Mục tiêu :Giúp học sinh nhớ lời ca và giai

điệu

 Mở máy cát-xét

- Các em vừa nghe bài hát gì?

- Tên tác giả?

 Oân luyện bài hát

- Hát kết hợp với vận động phụ họa (vỗ tay

theo tiết tấu chuyển dịch chân tự nhiên)

- Yêu cầu học sinh hát kết hợp biểu diễn

- Nhận xét

3/.HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay,

hát kết hợp gõ nhịp (14’)

 Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng nhận biết

giai điệu của bài

 Gv làm mẫu: vừa hát vừa hướng dẫn vỗ tay

theo tiết tấu

Quê hương em biết bao tươi đẹp

      

 Kết hợp vỗ tay theo phách, theo tiết tấu

- Hát

- Quê hương tươi đẹp

- Cá nhân hát

- Tổ, lớp hát

- Hs nhắc lại

- Hs lắng nghe

- Quê hương tươi đẹp

- Anh Hoàng

- ĐT, cá nhân, nhóm hát

- Biểu diễn: đơn ca, tốp ca

- Hs hát và vỗ tay theo

- ĐT hát và vỗ tay từng câu

- Lớp, tổ, cá nhân

Trang 20

bằng nhạc cụ

 Nhận xét

IV/ Củng cố(5’)

- Học hát bài gì?

- Em có thích bài hát này không?

- Hát và biểu diễn với thanh phách

- Nhận xét Tuyên dương

DẶN DÒ

 Nhận xét tiết học

 Xem bài “ Mời bạn vui múa”

- Quê hương tươi đẹp

- Hs trả lời

- Tổ, nhóm biểu diễn

Rút kinh nghiệm ………

………

………

………

Ngày đăng: 13/09/2017, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w