1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT

64 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --- TRƯƠNG QUỲNH ANH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRUNG ĐẠI Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN -

TRƯƠNG QUỲNH ANH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRUNG ĐẠI Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS BÙI MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017

Tác giả khóa luận

Trương Quỳnh Anh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi kết quả nghiên cứu trong khóa luận đều là trung thực Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017

Tác giả khóa luận

Trương Quỳnh Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của khóa luận 6

7 Bố cục khóa luận 7

NỘI DUNG 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1 Đọc hiểu 8

1.1.1.1 Đọc 8

1.1.1.2 Hiểu 9

1.1.1.3 Đọc hiểu 11

1.1.2 Hệ thống các hoạt động tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản văn học ở nhà trường THPT 13

1.1.2.1 Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh 13

1.1.2.2 Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức nền 14

1.1.2.3 Hoạt động đọc văn bản 14

1.1.2.4 Hoạt động tổ chức HS phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của văn bản văn học 15

1.1.2.5 Hoạt động vận dụng 16

1.1.3 Thơ - khái niệm và đặc trưng 16

1.1.3.1 Khái niệm chung về thơ 16

1.1.3.2 Đặc trưng của thơ 17

Trang 6

1.1.4 Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại Việt Nam 24

1.2 Cơ sở thực tiễn 26

1.2.1 Khảo sát thực trạng thiết kế giáo án dạy học của GV ở trường THPT 26 1.2.2 Thực tiễn dạy học và tổ chức đọc hiểu thơ trung đại ở nhà trường THPT 26

Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRUNG ĐẠI Ở NHÀ TRƯỜNG THPT 28

2.1 Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh 28

2.2 Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức nền cho việc dạy học thơ trung đại 29

2.3 Hoạt động đọc văn bản và tìm hiểu chú thích 35

2.3.1 Đọc văn bản 35

2.3.2 Tìm hiểu chú thích 37

2.4 Hoạt động tổ chức HS phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của văn bản thơ trung đại 37

2.4.1 Kĩ thuật động não 37

2.4.2 Kĩ thuật khăn phủ bàn 38

2.4.3 Kĩ thuật phòng tranh 40

2.4.4 Kĩ thuật hỏi đáp 41

2.5 Hoạt động vận dụng 43

Chương 3 THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM BÀI HỌC TỎ LÒNG (THUẬT HOÀI) PHẠM NGŨ LÃO 44

3.1 Mục đích thể nghiệm 44

3.2 Giáo án thể nghiệm 44

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 7

Xã hội Việt Nam đang trên bước đường hội nhập với thế giới Nền giáo dục gánh trên vai trách nhiệm không nhỏ trong việc tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu Vậy làm thế nào để tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu xã hội? Phương pháp dạy học giúp những người GV thực hiện mục đích của mình Bộ Giáo dục đã cải cách SGK theo hướng tích hợp đòi hỏi tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS khi tiếp nhận văn học

1.2 Từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay và việc dạy học văn bản thơ trung đại ở nhà trường THPT

Có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh thực trạng dạy và học môn Ngữ văn ngày nay Hiện tượng HS chán văn, chê văn thậm chí có những bài viết hết sức “nguy hiểm” trong cách hiểu Song để lý giải nguyên nhân chúng

ta cần nhìn vào thực tế Một phần do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, các nghành khối A là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh, HS để có

Trang 8

một công việc có thu nhập cao Thực trạng đã phản ánh bằng nhưng bài làm văn kém chất lượng ngày một tăng lên HS yếu cả về văn nói lẫn văn viết Nhưng mặt khác, chúng ta phải tự hỏi: người GV đã làm gì để dẫn tới tình trạng HS chán văn, hiểu văn sai lệch theo kiểu “canh gà Thọ Xương”? Sự thiếu hụt về kiến thức, cẩu thả trong phương pháp và không có trách nhiệm nghề nghiệp cũng là nguyên nhân đẩy văn chương đến bờ vực

Một điều đáng buồn hơn khi một bộ phận không nhỏ GV và HS cho rằng những tác phẩm thơ trung đại không thi Đại học, không chiếm là bao trong quỹ điểm thi học kì nên đã coi nhẹ, thậm chí bỏ bê Vì các văn bản thơ trung đại rất trừu tượng, khó hiểu nên tình trạng “ lướt” khá phổ biến Nếu có dạy đôi khi cũng không hiệu quả bởi người GV chưa có phương pháp giúp

HS tiếp cận xóa đi khoảng cách về mặt ngôn ngữ, thời gian, chưa cho HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nó Các tác phẩm thơ trung đại đã đạt được các thành tựu rực rỡ xong cần GV và HS hiểu ngôn ngữ, khơi ra các dấu hiệu đặc trưng thẩm mĩ nằm ẩn sâu sau lớp ngôn từ

Từ những vấn đề trên chúng tôi nhận thấy “Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT” sẽ khắc phục những điều trên

2 Lịch sử vấn đề

Từ trước tới nay ở Việt Nam ta vấn đề dạy học thơ văn cổ đã được các nhà nghiên cứu lí luận, các nhà giáo, các nhà lí luận dạy học chú ý quan tâm ở những mức độ khác nhau Trong phạm vi đề cương vắn tắt, tôi chỉ xin điểm lại một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

2.1 Các công trình nghiên cứu khoa học về đặc điểm văn học trung đại Việt Nam

Chúng tôi rất quan tâm tới các công trình sau:

- A.Gurê vich- Các phạm trù văn hóa trung cổ - Nhà xuất bản Giáo dục- 1996 Lê Trí Viễn - Đặc trưng văn học trung đại - Nhà xuất bản Khoa

Trang 9

học xã hội, Hà Nội, 1996.Phương Lựu- Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam - Thư viện ĐHSP Hà Nội Đặng Thanh Lê - Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực- Tạp chí văn học số 1 năm 1992.Bùi Duy Tân - Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp cận - cách tân - sáng tạo - Tạp chí văn học số 1 - 1992.Trần Đình Sử - Thi pháp văn học trung đại Việt Nam- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội- 2005.Trần Nho Thìn - Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa - Nhà xuất bản giáo dục

Việt nam - 2009

Như vậy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thế giới đặc điểm văn học trung đại dưới nhiều hướng nghiên cứu, nhiều góc độ tiếp cận khác nhau: Về tiến trình phát triển, về thể loại, về nội dung hình thức, cách tiếp nhận tiếp biến của nó v.v Đại bộ phận đều đi vào những vấn đề thuộc khoa học cơ bản Tất nhiên qua sự khảo sát các công trình nghiên cứu này chúng tôi rút ra được những kiến thức cơ bản về phần văn học trung đại phục

vụ cho việc nghiên cứu đề tài

Trở lên, chúng tôi đã điểm qua những ý kiến xung quanh về vấn đề văn học trung đại Mặc dù có khá nhiều bài viết về công trình nghiên cứu về phần văn học này nhưng chưa có một công trình nào tìm hiểu cách thức tiếp cận nào cho văn học cổ theo hướng giải mã văn bản bằng cách đặt các văn bản, liên văn bản liên quan đến bài học để học sinh có vốn văn hóa nhất định để cảm thụ tác phẩm văn học cổ tốt nhất Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề

tài: “Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT”

2.2 Các công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy phần văn học trung đại

Nguyễn Sĩ Cẩn trong cuốn “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy thơ

văn cổ” (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1984) đã đề xuất cách giảng dạy thơ

Trang 10

văn cổ theo hai phương pháp chính: Phương pháp dạy thơ văn cổ theo đặc điểm đề tài và phương pháp dạy thơ văn cổ theo đặc điểm ngôn ngữ Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp dạy thơ văn cổ xuất phát từ đặc trưng nghệ thuật, song chưa chú ý tới khả năng và những khó khăn trong tiếp nhận của học sinh

Phan Trọng Luận với thiết kế một số bài giảng- học tác phẩm văn chương cổ: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), “Chạy tây”

(Nguyễn Đình Chiểu), “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Nguyễn Du), đã đưa ra

một số phương pháp và biện pháp cụ thể cho cả giáo viên và người học (học sinh) khi khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm

Các công trình nghiên cứu trên đây, tùy từng mức độ và các khía cạnh khác nhau đã có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu văn học cổ nói riêng cũng như phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học cổ ở nhà trường phổ thông nói chung Các công trình đã góp phần nêu lên, hoặc giải quyết những khó khăn, trở ngại của việc dạy học tác phẩm văn học cổ Việt Nam trong nhà trường Các ý kiến nhận định trong các bài viết, công trình nghiên cứu trên là

sự gợi ý quý báu cho việc nghiên cứu của chúng tôi

Tuy có những đóng góp đáng kể, song các công trình nghiên cứu trên mới chỉ chú ý tới con đường tiếp cận tác phẩm hoặc nêu lên những đặc trưng

cơ bản của văn học cổ mà chưa thực sự chú ý tới tâm lí, khả năng tiếp nhận nền văn học ấy ở học sinh phổ thông

2.3 Những công trình nghiên cứu về đọc hiểu

Những năm gần đây, đọc hiểu được quan tâm rất nhiều, được áp dụng vào giảng dạy bởi đó là một phương pháp dạy học khá tích cực và có hiệu quả Thực tế, vấn đề đọc hiểu đã được nói từ rất sớm Trên thế giới, trong công

trình nhiên cứu Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thôngcủa

V.A.Nhikônxki đã khẳng định học sinh là đọc giả của tác phẩm văn học nghĩa là

Trang 11

chỉ rõ vai trò chủ đạo của người học trong nhà trường nói chung và hoạt động đọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm, văn bản văn học ở trường học nói riêng

Ở Việt Nam hiện nay, đọc hiểu được nhìn nhận như một phương dạy học, đã trở thành đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn chương trình, nội dung, sách giáo khoa và các nhà phương pháp Trước đây học văn chỉ là một trong bốn thao tác thì bây giờ nó đã được coi là một phương pháp, một hoạt động cần tổ chức học sinh trong quá trình dạy học, trong giờ học Ngữ văn Vì vậy, đọc văn vừa là tiền đề, vừa là kết quả xác thực việc học văn, đọc văn giúp ta hiểu về văn bản văn học

G.S Trần Đình Sử trong cuốn Đọc văn và học văn cũng khẳng định

những quan điểm về đọc hiểu văn và xem đây là những năng lực đầu tiên cần

có của quá trình dạy học văn Đọc hiểu văn bản chính là tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ấy

Và còn nhiều công trình nghiên cứu khác về vấn đề đọc - hiểu Có thể khẳng định rằng, các công trình ấy đã khảo sát một cách khá đầy đủ và toàn diện về vai trò của việc đọc văn và vấn đề đọc hiểu Đọc hiểu văn bản chính

là bước khởi đầu , là nền tảng, tiền đề, là chìa khóa mở cánh cửa tìm hiểu tác phẩm văn học, lĩnh hội văn chương

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại trong nhà trường THPT nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại ở nhà trường THPT

Trang 12

-Nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở nhà trường THPT

- Thiết kế giáo án thực nghiệm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Tập trung vào biện pháp tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở nhà trường THPT

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài “Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT” người viết tập trung vào văn bản thơ trung đại ở

SGK Ngữ văn 10

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng thành tựu nhiều

nghành: nghiên cứu văn học, lí luận văn học, tâm lí học, giáo dục học đặc biệt chú trong các thành tựu nghiên cứu về các công trình nghiên cứu về văn bản thơ trung đại ở nhà trường THPT và các thành tựu về phương pháp dạy học văn

- Phương pháp điều tra, thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò

GV, HS THPT để rút ra thực trạng dạy và học văn bản thơ trung đại ơ nhà trường phổ thông Từ đó, phân tích, lí giải nhìn nhận thực trạng việc dạy và

học Ngữ văn ở trường phổ thông

- Phương pháp thực nghiệm: Thiết kế thể nghiệm bài học: Tỏ lòng

6 Đóng góp của khóa luận

Góp phần triển khai, phát triển lý thuyết dạy học đọc hiểu văn bản văn học vào thực tiễn

Đưa ra một số gợi ý cho GV về việc đổi mới phương pháp dạy học thơ trung đại ở nhà trường THPT

Trang 13

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Các biện pháp tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở nhà trường THPT

Chương 3: Thiết kế thể nghiệm bài học: Tỏ lòng (Thuật hoài)

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Đọc hiểu

1.1.1.1 Đọc

Quan niệm về đọc từ trước đến nay khá phong phú Chẳng hạn:

- Đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất nhiên phải hiểu ngôn ngữ của văn bản (ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thể loại của văn bản); phải dựa vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, nhu cầu, năng lực) và tác động qua lại giữa chủ thể và văn bản

- Đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản (tác giả, xã hội, văn hóa)

- Đọc là quá trình tiêu dùng văn hoá (hưởng thụ, giải trí, học tập)

- Đọc là quá trình tạo ra các năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểu văn hoá và hiểu thế giới)

- Đọc là dung nạp và suy nghĩ về một hay những thông tin nào đó

- Đọc là sự tái tạo những ý tưởng của người khác

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khái quát về sự đọc của con người, có thể tán thành định nghĩa của Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, quyển

“Giáo dục”: “Đọc là một quá trình hoạt động tâm lý nhằm tiếp nhận ý nghĩa

từ kí hiệu ngôn ngữ được in hay viết” Gần với định nghĩa này, SGV Ngữ văn

10 (nâng cao) viết : “Đọc là hoạt động nắm bắt ý nghĩa trong các kí hiệu của văn bản, khác với nghe là hoạt động nắm bắt ý nghĩa từ tín hiệu âm thanh”

Đó là hoạt động lấy văn bản viết, in, khắc làm đối tượng Khác với việc đọc

của người thoát nạn mù chữ là biết đọc chữ, đọc ở đây đòi hỏi hiểu sâu nội

Trang 15

dung tư tưởng, tình cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản vào đời sống cá nhân và xã hội

Đọc đòi hỏi vận dụng một năng lực tổng hợp của con người : dùng mắt

để xem, dùng trí óc để phán đoán, liên tưởng, tưởng tượng, dùng miệng để ngâm nga khi thích thú, dùng kinh nghiệm để thử nghiệm, dùng tay để giở sách, dùng bút để ghi chép, dùng từ điển để tra cứu… Như thế, đọc góp phần giúp con người phát triển toàn diện các năng lực tinh thần của mình

Biết đọc là biết giao tiếp với đời sống văn hoá - xã hội rộng lớn, vượt ra ngoài tầm hiểu biết trực tiếp của mỗi người và biết hưởng thụ các giá trị văn hoá kết tinh trong văn bản Biết đọc mới nắm bắt được thông tin trên báo chí, trong sách vở để nâng cao tầm hiểu biết và trình độ cảm thụ; biết đọc mới biết thưởng thức bao cái hay, cái đẹp mà loài người đã “chưng cất” trong các văn bản nhất là văn bản nghệ thuật

Trang 16

điều khi tôi giải thích cho anh điều đó, mời anh tham gia vào cuộc đối thoại

về điều đó với tôi Hiểu trong khoa học nhân văn không chỉ có chính xác, mà còn phải có chiều sâu, vì ở đây không phải hiểu đồ vật, mà là hiểu con người, hiểu sự sống Nhà thơ Nga Manđenshtam có nói: Pasternac là người hiểu, tôi

là người rất hiểu, còn Gớt thì cái gì cũng hiểu Hiểu là sáng tạo Nó là sự bừng sáng trong khoảnh khắc (giác ngộ, bừng ngộ) sau khi đã nghiền ngẫm, là sự phát hiện cái ý nghĩa không sẵn có giữa các dòng văn và diễn đạt bằng lời của

người đọc Như vậy, hiểu là nắm được thông tin, ý nghĩa của văn bản, là giải thích, biểu đạt được ý tưởng và cái hay của văn bản Hiểu là “ngộ” (giác ngộ,

bừng ngộ) ra những chân lý đời sống, những triết lý nhân sinh được người viết gửi gắm trong văn bản (tri âm) đồng thời cũng có thể là sự bổ sung, tiếp thêm cho văn bản những ý nghĩa, giá trị mới (kí thác)

Hiểu thường gắn liền với cảm nhất là trong các hoạt động tiếp nhận

nghệ thuật Sở dĩ như vậy là vì hoạt động cảm thụ hay tiếp nhận văn họccần đến nhiều năng lực tâm lý, tinh thần của con người, trong đó có sự kết hợp giữa trí tuệ và tình cảm, lý tính và cảm tính, giữa tư duy hình tượng và tư duy khoa học Không thể có một nhận thức văn học thật trọn vẹn nếu người tiếp nhận chỉ “cảm thấy” mà không “hiểu rõ” cái hay, cái đẹp của văn chương Vẫn biết rằng cái thi vị của văn thơ đôi khi nằm ở những điểm “mờ ơ”, những chỗ khó tường giải, tường minh cho hết nhẽ nhưng nếu tiếp nhận luôn luôn chỉ là như thế thì - như Biêlinxki đã nói - đó là trạng thái “thích thú đau khổ” Dạy học văn không thể cứ “thích thú đau khổ” để rồi phải “khổ đau” vì không biết “thích” vì lẽ gì, “thú” bởi điều gì GS Đặng Thai Mai đã có lần khẳng định : “Cảm thấy hay chưa đủ Có hiểu là hay thì sự thưởng thức mới

có nghĩa lý và tác dụng” Ông còn lưu ý bạn đọc nếu chịu khó suy nghĩ thì thế nào cũng thu hoạch được nhiều điều thú vị, sâu sắc, đậm đà đằng sau cái âm hưởng du dương, trầm bổng, đằng sau cái đẹp của hình thức, thanh điệu… Từ

Trang 17

trong tâm lý sáng tác văn học, người nghệ sĩ đã phải viết văn bằng “Khối ólạnh lùng tê buốt – Trái tim nặng trĩu yêu thương” (A.Puskin) thì trong cảm

thụ nghệ thuật người đọc không thể đến với nhà văn bằng một “thứ tình cảm

vu vơ” mà trái lại, đó phải là “tình cảm, cảm xúc trên cơ sở một sự hiểu biết

khoa học” (Hoài Thanh) Như vậy, cảm (cảm xúc, tình cảm, những rung động tâm hồn của con người) bổ sung cho hiểu, làm cho sự hiểu thêm sâu sắc và ngược lại hiểu (dựa vào lý trí, trí tuệ, phân tích, diễn giải, suy luận, hành động…)

sẽ giúp cảm có được cơ sở vững chắc vì chỉ sau khi hiểu thì cảm mới sâu

1.1.1.3 Đọc hiểu

“Đọc hiểu” hay “đọc–hiểu” (reading comprehension, understanding reading) làm một thuật ngữ quen thuộc trong khoa học giáo dục ở nhiều nước

tiên tiến trên thế giới Ở các nước phương Tây, đặc biệt là các nước Âu – Mĩ,

đọc hiểu và lý thuyết đọc hiểu (Theory ofreading comprehension) đã được

chú ý từ lâu Đã có hàng trăm công trình viết về vấn đề này với các tên tuổi : K.Goodman (1970), A.K.Pugh (1978), P.D.Pearson (1984), U.Frith (1985), M.J.Adams (1990)… thậm chí có hẳn một tạp chí chuyên ngành về đọc

(Journal of Reading) Ở nước ta, đọc hiểu mới được quan tâm trong khoảng

mấy năm trở lại đây gắn liền với quá trình đổi mới chương trình, SGK Ngữ

văn THCS và THPT Nhìn chung, ở ta chưa có “lý thuyết đọc hiểu” (Theory ofreading comprehension) mà mới chỉ là những quan niệm và thể nghiệm ban

đầu về đọc hiểu và đọc hiểu văn bản

Về khái niệm đọc hiểu, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng quan niệm: “Đọc

hiểu là một hoạt động của con người Nó không phải chỉ là hình thức nhận biết nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động tâm lý giàu cảm xúc có tính trực giác và khái quát trong nếm trải của con người… Đọc hiểu mang tính chất đối diện một mình, tự lực với văn bản Nó có cái hay là tập trung và tích đọng, lắng kết thầm lặng năng lực cá nhân Đây là hoạt động thu nạp và

Trang 18

toả sáng âm thầm với sức mạnh nội hoá kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm văn hoá trong cấu trúc tinh thần cá thể”

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thái Hòa : “Đọc hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản”

TS Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng: “Đọc hiểu là hoạt động của con

người, người đọc tiếp xúc với văn bản ngôn từ, giải mã ngôn từ để tìm ra lớp

ý nghĩa của văn bản Bằng toàn bộ con người tinh thần của mình bao gồm trí tuệ và tình cảm, khối óc và trái tim, người đọc sẽ khám phá được những bí ẩn tiềm tàng đằng sau hệ thống ngôn từ”

Đọc hiểu, theo chúng tôi quan niệm, chỉ chung phương thức và mục đích của việc lĩnh hội tri thức, nắm thông tin bằng đọc và gắn liền với đọc là các thao tác tư duy, trí tuệ - cảm xúc của con người Đọc hiểu là hoạt động nhận thức nói chung (đọc hiểu văn bản báo chí, đọc hiểu văn bản lịch sử, xã hội, văn hóa ), đồng thời cũng là hoạt động thưởng thức nghệ thuật, hưởng thụ thẩm mĩ của con người (đọc hiểu văn bản văn học) – xét từ một bình diện

cụ thể Hoạt động đọc hiểu bao gồm nhiều hành động thể chất (mắt nhìn, tay giở sách, tra từ điển…) và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phân tích, phán đoán…) để đi đến đích là hiểu và thể nghiệm được nội dung, ý nghĩa của văn bản

Gắn liền với thuật ngữ đọc hiểu, gần đây trong một số tài liệu dạy học còn thấy xuất hiện thuật ngữ phương pháp đọc hiểu (Understanding reading method) Chúng tôi cho rằng không nên hiểu đây là một phương pháp dạy học mà cần hiểu là “cách thức”, “con đường” tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức Đúng hơn đó là một hệ hình phương pháp dạy học bao gồm

Trang 19

nhiều phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau được sử dụng để người dạy

và người học có thể thực thi các nhiệm vụ dạy học Sở dĩ như vậy là vì quá trình chiếm lĩnh tri thức từ đọc đến hiểu là một quá trình phức hợp nhiều hoạt

động, thao tác tư duy trí tuệ, cảm xúc của con người Để HS có thể nắm được

ý nghĩa của văn bản, đồng cảm và “đồng sáng tạo” với người viết, GV không thể chỉ tổ chức mỗi hoạt động đọc (đọc thầm, đọc to, đọc chéo, đọc hợp tác, đọc nhanh, đọc chậm, đọc diễn cảm…) mà còn phải tổ chức nhiều hoạt động khác nữa : tái hiện, phân tích, cắt nghĩa… với hàng loạt các phương pháp, biện pháp : gợi mở, nghiên cứu, so sánh, thảo luận nhóm…

Tóm lại, đọc hiểu là một dạng hoạt động nhận thức, là hành trình tiến tới nắm bắt và thể nghiệm ý nghĩa của văn bản ngôn từ

1.1.2 Hệ thống các hoạt động tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản văn học

ở nhà trường THPT

1.1.2.1 Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh

Đây là công việc tạo tâm thế “nhập cuộc” cho học sinh Nói đến “tâm thế” là nói đến khái niệm “chú ý”- một khái niệm của khoa tâm lí học Chú ý

là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật, nào đó, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời điểm, giữa sự chi phối của nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách được một phạm vi chú ý xác định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà tiến hành hoạt

động chiếm lĩnh đối tượng ấy

Hoạt động này một phần giúp huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống của HS về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới Phần khác giúp thu hút sự chú ý, kích thích sự tò mò sự khám phá bài mới của HS

Để tổ chức hoạt động tạo tâm thế cho HS có thể thiết kế hoạt động này với những nội dung và hình thức sau:

Trang 20

- Câu hỏi, bài tập: Trong mỗi bài học, hoạt động khởi động thường gồm từ 1 đến 3 câu hỏi / bài tập Các bài tập này thường yêu cầu HS quan sát tranh ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học

- Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát: Một số hoạt động yêu cầu HS đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học Các hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới

- Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học

1.1.2.2 Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức nền

Đây là hoạt động chuẩn bị cho đọc hiểu văn bản, hoạt động này sẽ giúp cung cấp cho HS tri thức bên ngoài tác phẩm, có liên quan đến tác phẩm, tạo tiền đề cắt nghĩa cho việc tìm hiểu văn bản sau này Hoạt động này tương ứng với mục Tiểu dẫn trong SGK Ở hoạt động này GV cần bổ sung thêm về bối cảnh thời đại, cung cấp thêm tri thức về thể loại, thể thơ cho HS

GV có thể tổ chức hoạt động này bằng nhiều cách khác nhau:

- GV cho HS làm việc với SGK, có thể làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc làm theo nhóm để thảo luận và trình bày

- GV cũng có thể dùng phiếu học tập cung cấp cho HS thêm kiến thức ngoài SGK cho HS

- Ứng dụng CNTT cung cấp tranh ảnh, video clip

1.1.2.3 Hoạt động đọc văn bản

Đọc là hoạt động tiếp cận tầng ngôn từ của văn bản, khi đọc cần lưu ý

HS đọc một lượt toàn thể văn bản để có cảm nhận chung về tác phẩm sau đó đọc chậm từng từ, từng câu, từng dòng, từng khổ kèm theo việc tìm hiểu chú thích để có thể hiểu được ý nghĩa của từng tác phẩm

Trang 21

Thứ nhất là khâu đọc ở nhà của HS Thông thường, chúng ta hay coi

nhẹ khâu này và cũng ít kiểm tra việc đọc của học trò nên nhiều HS đến lớp

mà chưa hề đọc văn bản tác phẩm Để thúc đẩy hoạt động tri giác ngôn ngữ

nghệ thuật của HS, chuẩn bị tích cực cho việc học văn trên lớp, khâu đọc cần

đi kèm với những yêu cầu, bài tập cụ thể:

- Đọc văn bản (1-2 lần) và cho biết cảm nhận chung của mình về văn bản đó?

- Theo em, tình điệu bao trùm tác phẩm, từng đoạn văn bản là gì? Từ

đó cần phải đọc tác phẩm bằng giọng đọc như thế nào?

- Hãy giải thích cách hiểu của em về một số câu thơ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật

- Tập đọc diễn cảm theo cảm nhận của mình

Thứ hai là khâu đọc trên lớp Trước tiên, HS sẽ thể hiện kết quả tri giác

thẩm mỹ của mình qua việc đọc của cá nhân hoặc phối hợp với một HS khác Trong một số trường hợp (những bài học đơn giản) việc đọc diễn cảm của HS

sẽ thể hiện được yêu cầu tri giác ngôn ngữ nghệ thuật mà GV đặt ra Nhưng trong trường hợp ngược lại, GV sẽ đọc diễn cảm hoặc hướng dẫn một HS có khả năng đọc diễn cảm tốt, có chất giọng phù hợp với bài học thể hiện

1.1.2.4 Hoạt động tổ chức HS phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ

thuật của văn bản văn học

GV tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS phân tích nội dung, ý nghĩa

và giá trị nghệ thuật của văn bản văn học Mỗi văn bản sẽ có cách đọc hiểu khác nhau GV dựa vào các cấu trúc, kết cấu của từng bước hướng dẫn HS phát hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

Các biện pháp để hướng dẫn HS phân tích, cắt nghĩa khái quát hóa các giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản bằng các kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật

Trang 22

phòng tranh, kĩ thuật công đoạn giúp HS phát huy sự tham gia tích cực vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS

1.1.2.5 Hoạt động vận dụng

Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh

cụ thể: vận dụng nhận biết; hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó

Mục đích của hoạt động này là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tiễn cuộc sống Thực tiễn ở đây được hiểu là thực tế trong nhà trường, gia đình và trong cuộc sống của HS

Hoạt động vận dụng tạo điều kiện để HS bộc lộ thái độ, nhận thức để rút ra bài học và triết lý sống đúng đắn

Có thể tổ chức hoạt động vận dụng theo các cách khác nhau:

- GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi, đưa ra những yêu cầu để HS phát hiện và trả lời

- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài của HS và kỹ năng độc hiểu của HS

- Ứng dụng CNTT cung cấp tranh, ảnh, video clip mở rộng kiến thức hoặc tạo ra những bài tập luyện tập, củng cố kiến thức cho HS

- Tổ chức các trò chơi học tập

- Liên hệ các vấn đề được đề cập trong tác phẩm văn học với xã hội ngày nay và trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề đó

1.1.3 Thơ - khái niệm và đặc trưng

1.1.3.1 Khái niệm chung về thơ

Thơ là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại Thơ ra đời hầu như cùng một lúc với nhạc, họa, múa nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật

Trang 23

thời nguyên thủy Theo khảo chứng của các nhà khoa học Trung Quốc mới đây, thi chữ “thi” trong Kinh Thi nguyễn là đồng âm với chữ “tự” (nghĩa là chùa), nhà thơ ban đầu gợi là “ tự nhân”, tức là người trông coi việc cúng thờ,

tế lễ và các bài “tụng”, “nhã” chủ yếu là sáng tác của loại người này, sau cộng thêm “phong” là sáng tác của dân chúng Ở phương Tây, cội nguồn của từ thơ – “poet” trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là sản xuất, sáng tạo chuyển vào thơ, nghĩa là “sáng tạo trên lĩnh vực từ ngữ” Nhưng xét về mặt lịch sử thì thơ ca còn xuất hiện trước cả ngôn ngữ Nhà khoa học Ý là Vico từng nói: “Ngôn ngữ bắt nguồn từ thơ ca”, còn Hegel trong Mĩ học viết: “Lời của thơ nảy sinh vào thời xa xưa của mỗi dân tộc, lúc đó ngôn ngữ còn chưa hình thành, phải nhờ có thơ ca ngôn ngữ mới được phát triển” Như vậy thơ ca là sản phẩm của nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo, nhờ đó mà ngôn ngữ được phát triển Hegel cũng nói thơ gắn với nhạc và họa Nhà mĩ học Trung Quốc Chu Quang Tiềm nói thơ ca cùng một nguồn gốc với nhạc và vũ, mà dấu tích còn thấy rõ trong dân ca, ca dao, thơ ca gắn với các trò chơi chữ, câu đố, trò chơi con trẻ

Từ đó nảy tính hình thức ngôn ngữ đặc thù của thơ ca với tính âm nhạc, nhịp điệu, hội họa Người ta nói “Thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), lại nói

“Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc) là như thế

Thơ là dạng thức ban đầu của văn học, ngoại trừ thần thoại thời nguyên thủy tồn tại chủ yếu dưới các hình thức cúng tế, lễ hội Các hình thức văn học ban đầu như sử thi, kịch, thơ trữ tình đều là thơ ca, tức là ngôn từ có nhịp điệu Thơ là hình thức nghệ thuật cổ xưa hơn văn xuôi rất nhiều Trong nhiều nên văn học, thơ ra đời rất lâu thì văn xuôi mới xuất hiện Văn học Việt Nam cũng như vậy

1.1.3.2 Đặc trưng của thơ

a, Đặc trưng nội dung của thơ

Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức: tính trữ tình là đặc

trưng nổi bật nhất của nội dung thơ Vần, nhịp đều cần cho thơ nhưng chưa

Trang 24

phải là bản chất của thơ Trong Mĩ học, Hegel viết: "Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần" "Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các dục vọng và tình cảm nhân tính" Đúng như vậy Thơ không miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu xong người chủ thể ở bên trong Chẳng hạn bài ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Bài ca dao là tâm tư của người con gái lấy chồng xa quê, bồi hồi mà bật nói đau lên thành tiếng

Nói đối tượng của thơ không phải là những sự việc bên ngoài không có nghĩa là tình cảm trong thơ tự dưng nảy sinh theo kiểu không đau mà rên Người xưa nói cảm vật, tức cảnh Phải có sự kiện, sự việc`, hoàn cảnh làm chấn động tâm hồn nhà thơ thì tình cảm thơ mới này sinh Cho nên muốn hiểu thơ cũng phải biết suy đoán cái tình huống đã làm nảy sinh tình cảm thơ Sự kiện nền tảng của bài thơ nhiều khi ghi ngay trong nhan đề bài thơ, chẳng hạn: Bình Ngô Đại Cáo Sự kiện trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hẳn là một mối tình của nhà thơ với một cô gái Huế và tấm bưu ảnh in hình ảnh Huế cô gái

gửi mà nhà thơ nhận được Sự kiện của Từ ấy là ngày nhà thơ vào Đảng, còn

sự kiện của bài Việt Bắc là ngày Đảng và Chính phủ giã từ Việt Bắc về thủ đô

Hà Nội

Lê Quý Đôn từng nói: “Ta cho thơ có ba điều chính, một tình, hai cảnh,

ba sự” Trước hết là tình, tình nảy sinh ra cảnh và sự Hoặc ngược lại, “cảm

Trang 25

cảnh, cảm vật mà sinh tình” Từ thực tế mà tình cảm bị khuấy động Tình cảm mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ Hãy đọc câu thơ:

Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cuời tan cuộc oán thù

(Phan Bội Châu)

Vì vậy tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng, thấm nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa Tình cảm tầm thường không làm nên thơ Có người nói: “Một cô gái có thể hát ca về tình yêu đã mất của mình, còn một kẻ keo kiệt thì không thể hát ca về món tiền đã mất” Plekhanov giải thích: “Đó là vì tình yêu của cô gái là tình cảm cao thượng, có thể khiến mọi người cảm động, còn tình cảm bị mất tiền thì tầm thường, chỉ gây sự buồn cười” Do đó những tình cảm trong thơ phải gắn với tình cảm của nhân dân, nhân loại thì với có sức vang động trong tâm hồn người Như vậy, một tình cảm mãnh liệt được ý thức, siêu thoát, không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả cụ thể, làm cho thơ trở thành nghệ thuật đẹp, nghệ thuật tự do nhất trong các nghệ thuật

Thơ - nghệ thuật của trí tưởng tượng: nếu tình cảm là sinh mệnh của

thơ thì tưởng tượng là đối cảnh của thơ Tưởng tượng là hoạt động tâm lý phân giải, tổ hợp các biểu tượng đã có để tạo ra hình tượng hoàn toàn mới Mọi nghệ thuật đều cần đến tưởng tượng Vậy tưởng tượng trong thơ có đặc điểm gì? Thơ không xây dựng các hình tượng khách thể như nhân vật trong truyện hay kịch, kí, mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra, vì thế tưởng tượng ở đây chủ yếu là liên tưởng, giả tưởng, huyễn tưởng Liên tưởng là hoạt động tâm lý từ việc này, người này mà nghĩ

tới việc khác, người khác Chẳng hạn, bài Tình ca ban mai của Chế Lan Viên:

Em đi như chiều chiều đi Gọi chim vườn bay hết

Trang 26

Em về, tựa mai về Rừng non xanh biếc

Em ở, trời xưa ở Nắng sáng màu xanh che Tình em như sao khuya Rãi hạt vàng chi chít

Cả bài thơ là một thế giới liên tưởng bằng so sánh, ẩn dụ, tương phản

Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ: Hegel nói trong thơ có sự biểu

hiện của chủ thể Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược cũng nói, nội dung chủ yếu của thơ là “tự biểu hiện” Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả của nó, dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không Thơ là gương mặt riêng

của mỗi con người Li tao và Khuất Nguyên Thơ Đỗ Phủ và đời Đỗ Phủ Thơ

Lí Bạch và cá tính của Lí Bạch Thơ Nguyễn Du và cuộc đời, cá tính của Nguyễn Du Thơ bà Hồ Xuân Hương là chính cuộc đời ba chìm bảy nổi nhưng cũng rất phóng khoáng, táo bạo của bà Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm thấy được, thậm chí tiếp xúc trực tiếp được với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn Nhưng đó là cái tôi thứ hai của tác giả, không phải cái tôi đời thường của thi sĩ Thơ gắn với ý niệm về cái tôi thi nhân của nhà thơ là một điều hiển nhiên Vì thế, mặc dù giữa đời sống đời sống của tác giả và tác phẩm không phải là quan hệ nhân quả trực tiếp, song tìm hiểu cá tính, khí chất và cuộc đời thi nhân vẫn có ý nghĩa quan trọng góp phần hiểu

được nét riêng của nhà thơ

Theo Hoài Thanh, trong thơ trữ tình trung đại Việt Nam, quan niệm cá nhân không có giới hạn hẹp hòi, nhà thơ thường giấu chữ tôi đi, để người này

và người nọ dễ hòa vào với nhau, như câu ca dao:

Ai về Đồng Tĩnh, Huê Cầu

Để thương, để nhớ, để sầu cho ai

Trang 27

Điều đáng chú ý là cái tôi trong thơ là một vũ trụ riêng, khác với cái tôi thực tại của nhà thơ Cái tôi này là một trung tâm giá trị thẩm mĩ, là cái tôi thứ hai của nhà thơ Cho nên Eliot chỉ phủ nhận cái tôi thi sĩ trong thực tế, chứ khó có thể phủ nhận được cái tôi nghệ thuật trong thơ ca của nhà thơ

Chất thơ của nhà thơ: có một điểm đặc biệt trong nội dung thơ là chất thơ Nhà phê bình Trung Quốc đời Thanh là Diệp Tiếp trong sách Nguyên Thi

có nói: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói được, đâu cần nhà thơ nói lên Cái việc

có thể chứng kiến, ai cũng kể lại được, đâu cần nhà thơ kể lại Phải có những cái lí không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì chỉ hiểu ngầm qua hình dáng có ý nghĩa, mà lí và việc cũng đã tưởng như thế” Đó chính là

cái chất thơ của đời sống Ví dụ, chất thơ của bài Mời trầu của Hồ Xuân

Hương không ở những thứ đem mời, cách mời, mà ở cảm nhận đời sống toát

ra từ sự mời trầu ấy Đó là niềm khao khát giao duyên nhưng không còn ảo tưởng Nếu đem thuật lại Xuân Hương mời gì, thái độ mời như mắng thế nào,

thì đó đâu phải là chất thơ?

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Ngày của Xuân Hương đã quyệt rồi Nếu phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi

Cái ý nghĩa có tính thơ là ý nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh, do chính lời và hình ảnh gợi lên Nhà thơ mĩ học Pháp là Jacques Maritain có viết: “Cái giá trị ý niệm hàng đầu, cơ bản nhất của nhà thơ là cái ý nghĩa mang tính thơ

Bởi vì ý nghĩa mang tính thơ gần gũi nhất với cội nguồn sáng tạo – một thứ ý nghĩa trong bầu trời đêm của trực giác phi khái niêm biểu thị trực tiếp vào ý thức chủ quan của nhà thơ”

Trang 28

b Đặc trưng hình thức của thơ

Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý nghĩa: thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang ý nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý Như trong bài ca dao Đêm qua

ra đứng bờ ao, những bờ ao, cá lặn, sao mờ, nhện giăng tơ, sao mai… đều là những biểu tượng Hegel nói: “Thơ cũng như nhạc đều xây dựng trên nguyên tắc dùng nội cảm để tri giác nội cảm (Trần Đình Sử nhấn mạnh), tức là một

nguyên tắc không có trong kiến trúc, trong điêu khắc và trong hội họa Hơn thế nữa, thơ còn mở rộng đến mức độ dùng các biểu tượng, các trực giác và tình cảm bên trong đặng dựng lên một thế giới khách quan” Có thể nói, thơ là nghệ thuật của biểu tượng, là cái làm nên giá trị họa của thơ Biểu tượng trong thơ thường gián đoạn, không liên tục, có nhiều khoảng trống, khoảng trắng, tựa như khoảng trắng trong tranh thủy mặc của Tề Bạch Thạch buộc người

đọc phải suy đoán

Mỗi loại thơ có những loại biểu tượng riêng Nhật, nguyệt, tùng, cúc, mai, lan, trúc, sen… trong thơ cổ; bờ ao, giếng nước, bến đò, con bống, con rô… trong ca dao; cờ đỏ, máu đào, bàn chân, tay súng, tay cày trong thơ cách mạng; trái tim, đôi môi, làn hương, bờ vai, chim hót, vườn cây, con mắt… trong thơ lãng mạn… Mỗi nhà thơ cũng có những biểu tượng không lặp lại

Các biểu tượng trong thơ này sinh nhờ sức liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo mạnh mẽ của nhà thơ

Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt: Trước hết, đó là ngôn từ có nhịp

điệu Sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo thành đơn vị nhịp điệu Cuối mỗi dòng đều có chỗ ngừng Tùy theo số chữ (tiếng) trong dòng thơ mà thơ có nhịp điệu khác nhau

Thứ hai, ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích như ngôn

từ văn xuôi, ngược lại, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa

Trang 29

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con

Ngôn từ thơ không phải ngôn từ tuyến tính mà là ngôn từ phức hợp Ví

dụ khổ đầu trong bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần Đàn buồn, đàn lạnh, ôi đàn chậm!

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Nhà thơ một lúc vừa nói về trăng, nói về đàn lại vừa nói về cảm xúc của chính cơ thể mình Mỗi âm thanh buông ra vừa như ánh sáng, vừa như nước mắt ngân vang, vừa như rung động cơ thể Vì thế đọc thơ cần phải thả hồn theo cảm xúc, chứ đừng chỉ tìm mạch logic, mặt chữ của lời thơ Và khoảng trống giữa các chữ, các dòng giành cho sự tưởng tượng của người thưởng thức

Do đặc điểm trên mà thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ, nhiều tỉnh lược, nhiều định ngữ Những câu đối trong thơ cổ là câu không liên tục,

là câu mở rộng trong không gian theo chiều đối xứng Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ logic kết hợp thông thường của ngôn từ để tạo thành những kết hợp mới bất ngờ theo nguyên tắc lạ hóa

Trang 30

Thư ba, ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có

giá trị gợi cảm Ví dụ câu thơ trong Chinh phụ ngâm có cái nhịp vấn vương

không dứt:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

1.1.4 Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ trung đại nói riêng được

ra đời trong bối cảnh xã hội phong kiến phát triển Nó phản ánh thực tế lịch sử

xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX Đặc biệt là những biến động của xã hội và thân phận con người Chủ đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ của thơ trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo Các tác giả thơ trung đại Việt Nam chủ yếu là những người có địa vị xã hội,

có những ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của xã hội… Vì vậy thơ trung đại có những đặc trưng cơ bản sau:

Quan niệm“thi dĩ ngôn chí” “văn dĩ tải đạo” :Đây là biểu hiện về phương diện nội dung tư tưởng của tính qui phạm – đặc điểm nổi bật của văn học trung đại nói chung và thơ trung đại nói riêng Việc “ngôn chí” được nêu lên hàng đầu như một yêu cầu tu dưỡng, khẳng định lí tưởng, lẽ sống, hoài bão, tấm lòng của người quân tử Chí là chỗ phân biệt nhân cách, cá tính con người Tìm hiểu chí trong thơ trung đại chính là tìm hiểu quan niệm nghệ

thuật về con người: “Chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà

ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng…” Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” : nghĩa là văn chương phải tham gia vào công cuộc giáo hóa, tổ chức xã hội, chuyên chở đạo lý, phải có ích cho quốc kế nhân sinh

Trang 31

Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn

thơ Trung đại Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh Hiền và kinh sách của các tôn giáo Chẳng hạn nói đến cây và hoa thì tùng, trúc, cúc, mai, sen…bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậctrượng phu; nói đến con vật thì phải long, ly, quy, phượng ; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; nói đến hoa bốn mùa thì phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen,đông sen; tả mỹ nhân thì làn thu thủy, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết

Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã: Đối tượng, mục đích của

văn thơ chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền mang tính giáo hóa, giáohuấn con người với khuôn phép định sẵn Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng…

Cảm thức về thế giới con người thời Trung đại Việt Nam: Con người

thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ trụ… Vì thế khi nói về trời đất, về không gian, thời gian với nhiều cách thể hiện bằng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau như thời gian chu kỳ tuần hoàn,thời gian tuyến tính, thời gian vĩnh cửu, thời gian không gian được cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau…Cho nên con người khi bất đắc chí tìm về thiên nhiên, vũ trụ như tìm về cội nguồn Khi ngắm cảnh trời mây, họ cũng như mơ về nguồn cội Người Trung Quốc ý thức gia tộc, gia hương rất mạnh mẽ như Lý Bạch nhìn trăng mà nhớ đến quê nhà (Tĩnh dạ tứ), cũng như trong thơ Đường luật của Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan nhìn cảnh đèo Ngang mà nhớ về quê cũ

Trang 32

sử dụng nhiều Hoạt động vận dụng gần như không có, các giáo án chỉ đề cập một mục chung đó là “Củng cố, dặn dò” nhưng không ghi rõ hoạt động

Như vậy, ngay từ khâu thiết kế giáo án đọc hiểu thì các hoạt động học tập

đã không rõ ràng, cụ thể và có cả những hoạt động không được đề cập đến

1.2.2 Thực tiễn dạy học và tổ chức đọc hiểu thơ trung đại ở nhà trường THPT

Thực tế dạy học thơ trung đại ở nhà trường THPT theo cá nhân tôi khảo sát và nhận thấy trong 2 đợt thực tập sư phạm và đặc biệt trong đợt thực tập

sư phạm đợt 2 (từ ngày 06/02 đến ngày 26/03/2017) của mình thì có một số vấn đề sau:

- GV dạy học thơ trung đại theo mô hình diễn giảng, người làm chủ yếu là

GV, HS chỉ ghi chép và lắng ghe Vì vậy giờ học diến ra một cách nhàm chán, nặng nề, HS chưa phát huy được tính chủ động và tích cực của bản thân

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy thơ văn cổ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy thơ văn cổ
Tác giả: Nguyễn Sĩ Cẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1984
2. Bùi Minh Đức (2009), Dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đạo học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo
Tác giả: Bùi Minh Đức
Năm: 2009
3. Bùi Minh Đức (2015), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Bùi Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2015
4. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
5. Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu vản bản trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu vản bản trong nhà trường phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
6. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
7. Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại
Tác giả: Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1971
8. Phan Trọng Luận (2000), Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
9. Phương Lựu , Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam
10. Phương Lựu (2006), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
11. Đặng Thanh Lê (1992), “Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Văn học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực
Tác giả: Đặng Thanh Lê
Năm: 1992
12. Bùi Duy Tân (1992), “Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp cận - cách tân - sáng tạo”, Tạp chí Văn học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp cận - cách tân - sáng tạo
Tác giả: Bùi Duy Tân
Năm: 1992
13. Trần Nho Thìn (2009), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả: Trần Nho Thìn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
14. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
15. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn học trung đại
Tác giả: Lê Trí Viễn
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w