1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở tiểu học

91 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Môn Tiếng Việt không những cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hi u biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, còn hình thành và phát tri

Trang 1

TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN T T NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp d y học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa iáo d c Ti u học và các thầy cô trong tổ Phương pháp Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện được khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo:

TS Lê Thị Lan Anh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đ đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2017

Tác giả kh a uận

u u

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài khóa luận: “Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo:

TS Lê Thị Lan Anh Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các đề tài khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2017

Tác giả kh a uận

u u

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 M c đích nghiên cứu 8

4 Đối tượng nghiên cứu 8

5 iới hạn, phạm vi nghiên cứu 9

6 Nhiệm v nghiên cứu 9

7 Phương pháp nghiên cứu 9

8 Cấu trúc khóa luận 9

Chương CƠ SỞ L LUẬN VÀ TH C TIỄN CỦA VIỆC THI T K HỆ TH NG TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC DẤU C U Ở TIỂU HỌC 10

1.1 Cơ sở lí luận của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học 10

1.1.1 Lí luận chung về trò chơi học tập 10

1.1.2 Dấu câu trong văn bản 15

1.2 Cơ sở ngôn ngữ học của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở Ti u học 29

1.3 Cơ sở tâm lí học của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học 30

1.3.1 Đặc đi m tâm lí lứa tuổi của học sinh ti u học 30

1.3.2 Tâm lí học sinh khi học dấu câu 32

1.4 Cơ sở thực ti n của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học 33

1.4.1 Quan đi m dạy học phần kiến thức dấu câu cho học sinh 33

1.4.2 Nội dung chương trình dạy học dấu câu ở ti u học 34

Trang 5

1.4.3 Khảo sát thực trạng việc sử d ng dấu câu của học sinh và việc sử

d ng trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở trường ti u học 38

Chương 2 MỘT S TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC DẤU C U Ở TIỂU HỌC 45

2.1 Yêu cầu đối với việc sử d ng và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học 45

2.1.1 Lựa chọn trò chơi 45

2.1.2 Tổ chức trò chơi 46

2.2 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi học tập 46

2.2.1 Căn cứ vào đối tượng học sinh 46

2.2.2 Căn cứ vào m c đích sử d ng trò chơi học tập 47

2.2.3 Căn cứ vào nội dung của bài học 47

2.2.4 Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học 47

2.3 Các bước tổ chức trò chơi 47

2.3.1 Chu n bị cho trò chơi 47

2.3.2 Các bước tiến hành tổ chức trò chơi 48

2.4 Một số trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học 49

2.4.1 Trò chơi học tập h trợ dạy học loại bài r n k năng sử d ng dấu câu 49

2.4.2 Trò chơi học tập h trợ dạy học loại bài tập sửa l i sử d ng dấu câu 57

2.4.3 Sử d ng trò chơi học tập h trợ dạy học loại bài tập hướng dẫn cách đọc văn bản khi gặp từng loại dấu câu 61

2.4.4 Một số trò chơi h trợ dạy học luyện tập tổng hợp dấu câu 63

Chương 3 TH C NGHIỆM SƯ PHẠM 68

3.1 M c đích thực nghiệm 68

3.2 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 68

Trang 6

3.3 Cách thức tiến hành thực nghiệm 69

3.4 Nội dung thực nghiệm 69

3.5 Kết quả thực nghiệm 78

3.5.1 Kết quả đi m số của học sinh 78

3.5.2 Hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò chơi 78

3.5.3 Mức độ chú ý của học sinh 79

3.5.4 Khả năng giải quyết nhiệm v học tập của học sinh 80

3.6 Kết luận chung về thực nghiệm 80

K T LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Dấu câu và cách dùng 23 Bảng 1.2 Phân bố thời lượng dạy học các loại dấu câu theo tuần trong chương trình sách giáo khoa hiện hành 34 Bảng 1.3 Thống kê các l i sử d ng dấu câu của học sinh ở hai trường Ti u học 39 Bảng 1.4 Kết quả về thực trạng nhận thức tầm quan trọng của việc sử d ng trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học 42 Bảng 1.5 M c đích của việc sử d ng trò chơi học tập 42 Bảng 1.6 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sử d ng trò chơi học tập trong dạy học 43 Bảng 3.1 Kết quả đi m số của học sinh 78 Bảng 3.2 Mức độ hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò chơi 78 Bảng 3.3 Mức độ chú ý của học sinh trong tiết học 79 Bảng 3.4 Khả năng giải quyết nhiệm v học tập 80

Trang 8

MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài

Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt là một môn học trung tâm, quan trọng, chiếm nhiều thời lượng trong chương trình giáo d c cấp ti u học Môn Tiếng Việt không những cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hi u biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, còn hình thành và phát tri n ở học sinh các k năng sử

d ng tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết đ học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi từ đó góp phần r n luyện các thao tác tư duy Môn Tiếng Việt qua đó b i dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần nhỏ trong việc hình thành những ph m chất quan trọng của con Môn Tiếng Việt ở ti u học bao

g m bảy phân môn đó là Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, K chuyện.M i phân môn của Tiếng Việt đều có nhiệm v ,

m c tiêu riêng nhưng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau

Một trong những mảng kiến thức quan trọng trong phân môn Luyện từ

và câu là kiến thức về dấu câu Dùng dấu câu đúng, phù hợp với nội dung,

một mặt giúp các em th hiện ý sáng sủa, rõ ràng; mặt khác giúp người đọc theo dõi được nội dung câu văn, bài văn một cách d dàng Hiện nay, các em học sinh nói chung, nhất là học sinh ti u học, tuổi còn nhỏ, vốn từ chưa nhiều nên các em còn tỏ ra lúng túng trong việc làm quen với các dấu câu và sử d ng

dấu câu vào quá trình đọc, viết

Trăn trở trước những yêu cầu ngày càng cao của thời đại mới, hướng tới

m c tiêu đào tạo một thế hệ trẻ phát tri n toàn diện đòi hỏi người giáo viên dày công nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp giúp học sinh giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập về dấu câu Lựa chọn k thuật dạy học thích hợp cho

m i bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo

Trang 9

viên Cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay không lại phần lớn ph thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy Một trong những cách đ phát huy hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh đó là việc tổ chức dạy học thông qua trò chơi Hiện nay phương pháp trò chơi không còn quá xa lạ trong hoạt động dạy và học, tuy nhiên đ trò chơi hiệu quả và thú vị hơn cần tổ chức một cách hệ thống, khoa học Trên thực tế,

đã có nhiều tác giả dành thời gian, tâm huyết đ nghiên cứu về trò chơi học tập, trên thị trường cũng có xuất hiện một số sách tham khảo cho giáo viên và học sinh trong dạy và học sử d ng trò chơi học tập, nhưng hầu hết những tài liệu này vẫn mang tính chung chung chưa có sự nghiên cứu sâu vào từng môn, từng đối tượng học sinh

Vì những lí do trên, trong giới hạn khóa luận, chúng tôi đã quyết định

với cuốn Sách mẹo tiếng Việt Nam 1935 ; tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ

và Phạm Duy Khiêm viết cuốn Việt Nam văn phạm 1947 ,… Đó là những

cuốn sách bước đầu đề cập đến dấu câu tiếng Việt

Những năm 60 đã có một số công trình nghiên cứu sâu hơn về dấu câu

Chúng tôi xin k đến cuốn Ngữ pháp tiếng Việt 1964 , tập 2, của tác giả

Nguy n Kim Thản Phần trình bày về dấu câu tiếng Việt của ông đã có cái nhìn rộng hơn và c th hơn Trong 14 trang viết, ông dành 5 trang đ giới thiệu chung về lịch sử dấu câu của nhân loại, tác d ng dấu câu và căn cứ chung của việc dùng dấu câu Hơn nữa, trong phần ph l c cuốn sách,

Trang 10

Nguy n Kim Thản đã giới thiệu một số trường hợp dùng dấu câu tiếng Việt

một cách rõ ràng Ngoài ra, chúng tôi còn phải đi m qua cuốn Đi tới sự thống nhất một số quy tắc dùng dấu câu Đào Thản , Nói và viết đúng tiếng Việt

Nguy n Kim Thản, H Lê, Lê Xuân Thại, H ng Dân ,…

Sau đó còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều có

bàn đến dấu câu, có th k đến cuốn Ngữ pháp tiếng Việt Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam , 99 biện pháp tu từ tiếng Việt Đinh Trọng Lạc , Dấu câu tiếng Việt nhìn từ góc độ văn bản Nguy n Thị La , Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt Lý Toàn Thắng , Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông Nguy n Xuân Khoa , Tiếng Việt thực hành Lê A, Đinh Thanh Huệ , Tiếng Việt thực hành Nguy n Minh Thuyết, Nguy n Văn Hiệp , Dạy học ngữ pháp ở tiểu học Lê Phương Nga , Dạy học dấu câu Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học Trần Thị Hiền Lương ,

Một số tài liệu đã thiết kế các dạng bài tập dấu câu như: 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học Nguy n Quang Ninh, Nguy n Thị Ban , Một số bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các bài văn cho học sinh lớp 5 Nguy n Thị Minh Thu), Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học Trần Thị Hiền Lương , Ở cuốn 700 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 2 Nguy n Thị Kim Dung, H Thị Vẫn Anh cũng có một số bài tập trắc nghiệm đề cập đến thực hành dấu câu,

Nhìn về góc độ ngữ pháp tiếng Việt, dấu câu được bàn đến ở Bài 10 với

tiêu đề Các dấu câu trong Tài liệu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt, (1973),

Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho rằng dấu câu có tác d ng phân cách các câu, phân cách những thành phần cấu tạo của câu về ngữ pháp cũng

như về ý ngh a Cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt 1983 , Ủy ban khoa học

xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, đã dành phần III - chương IV đ giới

Trang 11

thiệu về các dấu câu, các tác giả giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt 1983 chủ

yếu nhấn mạnh chức năng ngữ pháp của mười dấu câu Nguy n Hữu Quỳnh

trong cuốn Tiếng Việt hiện đại 1996 cũng chủ yếu xoay quanh chức năng

ngữ pháp của loại phương tiện văn tự này

Về chức năng của dấu câu, mặc dù có nhiều quan đi m chưa hoàn toàn

thống nhất nhưng nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu đều đã nhằm góp phần làm ổn định hơn những quy tắc sử d ng dấu câu, hướng đến sự thống nhất và chu n hóa các chức năng của dấu câu tiếng Việt Đối với đề tài luận văn, việc tìm hi u các tài liệu nghiên cứu về chức năng của dấu câu tiếng Việt giúp chúng tôi có những căn cứ khoa học đ đánh giá tính chính xác, độ tin cậy của nội dung dạy học dấu câu đưa vào nhà trường và đánh giá kết quả học tập dấu câu của học sinh

Bên cạnh việc nghiên cứu về chức năng, công d ng của dấu câu, một số

tài liệu còn bàn về cơ sở của dấu câu hay cơ sở công dụng của dấu câu, nó

được hi u là việc đặt dấu câu, sự di n đạt các quy tắc dấu câu dựa trên cái gì

và căn cứ vào đâu đ sử d ng dấu câu cho chu n, cho hay Các tài liệu nghiên cứu cơ sở của việc dùng dấu câu là những gợi ý đối với việc xác định con đường, cách thức thuận tiện nhất đ hướng dẫn học sinh nhận biết các chức năng, công d ng của dấu câu, cách tiếp nhận và cách dùng dấu câu khi tạo lập văn bản

Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt đã chú trọng về nội dung bài tập dạy học dấu câu, các dạng bài tập khá đa dạng

Nghiên cứu hoạt động tổ chức trò chơi học tập, trò chơi tiếng Việt nói chung và trò chơi trong giờ học Tiếng Việt nói riêng không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ Qua tìm hi u chung chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập tập trung ở một số hướng chính sau:

Trang 12

Hướng thứ nhất: Nghiên cứu các trò chơi học tập nói chung

Trò chơi học tập không phải vấn đề mới Và những năm 40 của thế kỉ XIX, một số nhà khoa học giáo d c Nga như: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki đã đánh giá cao vai trò giáo d c, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo, E.A.Pokrovxki trong

đề tựa cho tuy n tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra ngu n gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga Bên cạnh kho tàng trò chơi học tập trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi dạy học khác do các nhà giáo d c có tên tuổi xây dựng Đại diện cho khuynh hướng

sử d ng trò chơi làm phương tiện phát tri n toàn diện cho trẻ phải k đến nhà

sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc I.A.Komenxki 1592-1670 Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ Trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát tri n, mở rộng phong phú thêm vốn hi u biết Với quan đi m trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ là phương tiện phát tri n toàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi

Trong nền giáo d c cổ đi n, ý tưởng sử d ng trò chơi với m c đích dạy học được th hiện đầy đủ trong hệ thống giáo d c của nhà sư phạm người Đức Ph.Phrocbel 1782-1852 Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ Quan đi m của ông về trò chơi phản ánh cơ

sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra t n tại ở khắp nơi, nhận thức được quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi Ph.Phrocbel cho rằng nhà giáo d c chỉ cần phát tri n cái vốn có s n của trẻ, ông đề cao vai trò

Trang 13

giáo d c của trò chơi trong quá trình phát tri n th chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát tri n tư duy, trí tưởng tượng của trẻ

I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học Theo ông, nếu trong tiết học, giáo viên sử d ng các phương pháp, biện pháp chơi hay tiến hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc đi m của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn Ông đã đưa

ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát tri n

kỹ năng khái quát tên gọi của cá th , trò chơi đoán từ trái ngh a, điền những

từ còn thiếu Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui

và giúp người học phát tri n năng lực trí tuệ

Vào những năm 30 - 40 - 60 của thế kỷ XX, vấn đề sử d ng trò chơi dạy học trong “tiết học” được phản ánh trong công trình của R.I lucovxkaia, V.R.Bexpalova, E.I.Udalsova R.I lucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như hình thức dạy học, giúp người học l nh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó Bà đã soạn thảo ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây dựng chúng

Trong quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều nhà giáo d c trong nước nghiên cứu, tìm tòi thiết kế nên các trò chơi

nhằm giáo d c toàn diện hứng thú học tập cho các em như cuốn Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thế lực cho học sinh của Hà Nhật Thăng hay cuốn 150 trò chơi thiếu nhi của Bùi Sỹ Ph ng và

Trần Quang Đức

Ở các tài liệu này, các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò cũng như tác d ng của trò chơi và đưa ra những hoạt động vui chơi Tuy nhiên những hoạt động này còn chung chung, chưa đi sâu vào ứng d ng và tổ chức trò chơi môn học

c th

Trang 14

Hướng thứ hai: Nghiên cứu các trò chơi Tiếng Việt

Nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã có những công trình nghiên cứu

và nhiều ý kiến xung quanh vấn đề trò chơi học tập và sử d ng trò chơi học tập trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở Ti u học

Theo Nguy n Trí: Dạy học ở bậc ti u học, nhất là các lớp 1, 2, 3 nếu biết

sử d ng đúng lúc, đúng ch các trò chơi học tập thì sẽ có tác d ng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập và tạo chất lượng cao cho bài học Tiếng Việt

Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Hân tham gia cuộc thi

“Viết sách bài tập và sách tham khảo” của nhà xuất bản iáo d c nêu lên những vấn đề cơ bản:

+ Đưa trò chơi vào lớp học nhằm m c đích gì?

+ Trò chơi nào có th đưa vào lớp học?

+ Trò chơi được sử d ng vào lúc nào?

+Tổ chức chơi trong giờ học như thế nào?

Các tác giả Trần Mạnh Hường chủ biên , Nguy n Thị Hạnh, Lê Phương Nga khi biên soạn tài liệu về việc sử d ng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt lớp 2 và 3 đã chú ý tới trò chơi c th thích hợp với từng phân môn Tuy nhiên, tác giả không đi sâu vào từng địa bàn, từng đối tượng học sinh đ có gợi ý sử d ng trò chơi hợp lí

Theo Lê Phương Nga: kết hợp sử d ng các hình thức trò chơi về Tiếng Việt làm phương tiện h trợ cho việc phát tri n tiếng Việt cho học sinh Thông qua các hoạt động trò chơi học sinh được củng cố về môn Tiếng Việt (ngữ âm, chữ viết, chính tả) Tùy đặc trưng từng phân môn Tiếng Việt mà có các loại hình trò chơi thích hợp Có th k tới một số loại hình trò chơi tiêu

bi u sau: từ ngữ, ngữ pháp và văn bản Nói về các hình thức tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt, khi đưa trò chơi vào lớp học chủ yếu muốn nói tới việc tổ chức vui chơi ngay trên lớp học hàng ngày, ngh a là chơi trong không gian

Trang 15

chật hẹp (lớp học), thời gian ngắn 3 đến 5 phút số người tham gia đông (khoảng 30 đến 35 người Vì vậy mà giáo viên phải tìm ra cách thức hợp lí

Ví d như “Trò chơi tiếp sức”, “Trò chơi tăng tốc”, “Trò chơi đ ng đội” hay

“Trò chơi phản ứng nhanh” Chọn hình thức chơi như thế nào là lệ thuộc vào nội dung trò chơi nhưng phần quan trọng hơn là lệ thuộc vào điều kiện c th của từng tiết, từng đối tượng

Tóm lại, khi xây dựng trò chơi sử d ng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt nội dung bài học được các nhà nghiên cứu cho là yếu tố có tác

d ng lớn tới việc dạy và học môn Tiếng Việt

Đi m qua các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập và trò chơi trong dạy Tiếng Việt, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã khẳng định được vai trò quan trọng của trò chơi học tập, thông qua trò chơi học tập, học sinh được phát tri n một cách toàn diện cả th lực, trí tuệ lẫn nhân cách Đưa trò chơi vào lớp học làm cho việc học tiếng Việt nhẹ nhàng và hiệu quả Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào diện rộng, quan tâm giới thiệu các trò chơi và một số ví d về cách thức tổ chức Việc xem xét các biện pháp

c th đ tổ chức các trò chơi trong giờ học Tiếng Việt đặc biệt trong từng mảng kiến thức vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào xem xét Đây chính là khoảng trống dành cho đề tài của chúng tôi đi tiếp

3 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở ti u học

4 Đ i tƣ ng nghiên cứu

Trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học

Trang 16

5 Giới h n, ph m vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của khóa luận chúng tôi xin dừng lại việc nghiên cứu

ở phạm vi nghiên cứu trò chơi học tập trong mảng kiến thức về dấu câu trong môn Tiếng Việt ở ti u học

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hi u cơ sở lí luận và cơ sở thực ti n của việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học

Thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học Thực nghiệm sư phạm đ ki m chứng tính khả thi của hệ thống trò chơi

đã đề xuất

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp chuyên gia

Chương 2: Hệ thống các trò chơi học tập trong dạy học dấu câu ở ti u học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 17

Chương CƠ SỞ L LUẬN VÀ TH C TIỄN CỦA VIỆC

THI T K HỆ TH NG TRÕ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC

DẤU C U Ở TIỂU HỌC 1.1 Cơ sở í uận của việc thiết kế hệ th ng trò chơi học tập trong d y học dấu c u ở tiểu học

1.1.1 Lí luận chung v tr ơ ọc tập

1.1.1.1 Chơi, hoạt động chơi

Khái niệm Chơi nói một cách đại khái và giải thích đặc đi m của Chơi thì

có th nhưng rất khó đ định ngh a được, mặc dù ai cũng hi u Chơi là cái gì

Theo Đặng Thành Hưng thì các loại việc mà con người làm trên đời xét đến cùng có 2 thứ: Thật và Chơi Thật ý nói có ý đ , m c tiêu, lợi ích nghiêm túc và thực d ng Chơi ý nói việc làm không nhất thiết phải có những thứ trên, có th có và có th không có, có hay không có không quan trọng lắm Từ cách hi u này, người ta nói Chơi là khái niệm chỉ những hành vi hoặc hành động có tính chất tự lôi cuốn mình vào tâm trạng thư giãn, giải trí, tiêu khi n

và tránh áp lực của những m c tiêu, lợi ích thực d ng Chẳng hạn đi thơ th n

ở ven h , huýt sáo, vung v y tay chân, chả định làm cái gì nghiêm túc, ngó nghiêng trời đất v.v đó là chơi Nhưng chạy huỳnh huỵch bên bờ h đ tập

th d c thì đó là Thật, chứ không phải Chơi, vì nhằm m c tiêu thực d ng là

r n luyện sức khỏe Vì thế, người ta mới bảo: Vua không nói chơi, pháp luật không phải chuyện chơi, đây không phải ch chơi đi ra ngay v.v Tức là dựa vào những việc Thật mà phân biệt Chơi [7]

Từ đó có th định ngh a Chơi là một hoạt động vô tư, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên – xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho con người một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu

Hoạt động chơi đã được lí thuyết hoạt động chỉ rõ bản chất r i Đó là thứ hoạt động mà động cơ của chủ th hoạt động không nằm ở kết quả mà

Trang 18

nằm ở quá trình tiến hành hoạt động Hoạt động chơi không tính đến lúc kết thúc sẽ là cái gì, sẽ được cái gì Nó khác với mọi loại hoạt động khác ở ch ,

nó không nhằm thu được kết quả c th nào, còn hoạt động học tập nhằm tiếp nhận học vấn, hoạt động giao tiếp nhằm thiết lập các quan hệ, hoạt động lao động nghề nghiệp nhằm kiếm tiền hoặc công danh, hoạt động khoa học nhằm tìm ra chân lí, hoạt động nghệ thuật nhằm sáng tạo cái đẹp v.v [7]

1.1.1.2 Trò chơi

Có rất nhiều định ngh a về Trò chơi như sau

Một số nhà tâm lý - giáo d c học theo trường phái sinh học như

K ross, S.Hall, V.Stem cho rằng: “Trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa.”

Còn Piagie cho rằng: “Trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ.”

Trên quan đi m macxit, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng, Trò chơi có ngu n gốc từ lao động và mang bản chất xã hội Trò chơi được truyền th từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo d c

Theo tác giả Đặng Thành Hưng “Trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa: một là một kiểu loại phổ biến của Chơi Nó chính là Chơi có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia; hai

là những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi, bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi ”

“Trò chơi là một khái niệm liên quan đến Chơi và Hoạt động chơi Trò chơi Plays, ames theo ngh a Plays chính là khái niệm mà Enconhin nói đến Đó là hành vi hay hành động mô phỏng, phóng tác hay mô hình hóa những hiện thực nào đó có thật, di n lại với những chi tiết hay ý đ mới ví d

đ dạy học, đ chữa bệnh, đ phân tích thị trường, đ tiếp thị, Trò chơi bao

Trang 19

g m nhiều hành vi chơi Plays được tổ chức lại có m c đích rõ ràng, nên đương nhiên trò chơi phải có luật, đã là trò chơi thì luôn có luật, không có luật thì không tổ chức được trò chơi, đã bày trò thì phải có luật Do đó, trò chơi chính là tập hợp các hành vi chơi, có luật điều chỉnh Trò chơi đương nhiên có

m c tiêu thực d ng, mong đợi kết quả Động cơ hoạt động trong trò chơi thì tùy người, có th người này có động cơ nhận thức, người kia có động cơ giao tiếp, người khác có động cơ học tập, và có người có động cơ kiếm tiền Ví như cái trò xổ số, có người tham gia đ nhằm kiếm tiền, có người mi n cưỡng

mà mua vài cái vì bị mấy c già k o nh o, tuy tham gia nhưng không có ý kiếm tiền mà cốt cho xong chuyện khỏi bị quấy nhi u.” [7]

Theo từ đi n tiếng Việt thì Trò chơi là “Hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí” [28]

Tóm lại trò chơi chính là chơi có luật, những hành vi tùy tiện, bất giác không được gọi là trò chơi Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm v , yêu cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản

Qua sự phân tích các quan niệm, ý kiến về trò chơi, qua xem xét nội

dung và m c đích của trò chơi hiện nay, có th hi u: Trò chơi là một loại hoạt động tạo cho người tham gia được vui chơi, giải trí, rèn luyện trí tuệ và sức lực, nó mang một chủ đề, nội dung nhất định, có tổ chức của nhiều người tham gia và có những quy định, luật lệ buộc người chơi phải tuân theo Đ ng thời, trò chơi còn là hoạt động rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, tinh thần đoàn kết, một số kĩ năng quan trọng như phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình trước đám đông

“Do hoạt động chơi là đặc thù ở tuổi mầm non và chiếm phần lớn ở lứa tuổi Ti u học nên môi trường tốt nhất cần được tổ chức bằng trò chơi Trong thực ti n giáo d c, không ít trò chơi lại cản trở hoạt động chơi, khiến trẻ bế

Trang 20

tắc trong hoạt động, chỉ máy móc và th động chấp hành các mệnh lệnh hoặc bắt chước các bạn Vì vậy, đối với trẻ nhỏ, trò chơi cần đảm bảo thuận lợi cho hoạt động chơi, còn đối với học sinh phổ thông, nó phải thuận lợi cho hoạt động học tập.” [7]

A.I.Xôrôkina đã đưa ra một luận đi m vô cùng quan trọng về đặc thù

của trò chơi học tập: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học đ ng thời nó v n là trò chơi hi các mối quan hệ chơi bị xóa

bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy trò chơi biến thành tiết học đôi khi biến thành sự luyện tập”

Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm cho rằng trò chơi học tập là một trong những phương tiện có hiệu quả đ phát tri n các năng lực trí tuệ, trong đó có khả năng khái quát hóa là một năng lực đặc thù của khả năng con người

Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo d c được lựa chọn và sử d ng trực tiếp đ dạy học, tuân theo m c đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và l nh hội tri thức, học tập và r n luyện

k năng, tích lũy và phát tri n các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử

xã hội, văn hóa, đạo đức, th m mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện

Trang 21

và phát tri n th chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi học tập

Như vậy có th đưa ra khái niệm về trò chơi học tập là: Trò chơi học tập là một hoạt động mang tính giáo dục, tạo cho người tham gia được vui chơi, giải trí, rèn luyện trí tuệ, sáng tạo và sức lực, nó mang một chủ đề, nội dung nhất định liên quan đến nội dung dạy học, đ ng thời rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, các kĩ năng cần thiết trong học tập và cuộc sống

 Đặc đi m của trò chơi học tập

Trò chơi tạo cho học sinh tính hợp tác vui vẻ Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà người chơi phải tuân theo Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí đ ng thời lại có ý ngh a giáo dưỡng giáo d c lớn lao đối với con người Trò chơi có ý ngh a đặc biệt với lứa tuổi trẻ em, th hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ những rung động thực tế và quan trọng trong cuộc sống Trong khi chơi, trẻ

em phản ánh hiện thực xung quanh, đ ng thời th hiện thái độ nhất định đối với môi trường

Trò chơi mang tính thi đua hấp dẫn các em được thi đua, cạnh tranh nhau Các nhóm thi đua trả lời câu hỏi hay mở những miếng ghép tranh Như vậy, học sinh được vừa học vừa chơi, không nhàm chán mà luôn hứng thú với bài học ấy Qua cuộc thi hay trò chơi tạo cho học sinh nghị lực vươn lên trong học tập

Trò chơi còn có m c đích giáo d c tường minh giúp cho học sinh có

th nhớ lại hay vận d ng ngay những kiến thức đã học

Trò chơi học tập có luật chơi rõ ràng, đơn giản, d nhớ, d thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện

Trang 22

Ý thức được tác động to lớn của trò chơi học tập đối với việc giáo d c trẻ cm, các nhà giáo d c, các nhà tâm lý đã có những công trình nghiên cứu

bổ ích về l nh vực này như: A.X.Makarenko, L.X.Xlavina, K.D.Usinxki, N.X.Crupxcala…

Trên tinh thần đó “học mà chơi, chơi mà học” là một quan đi m đúng đắn trong quá trình hướng dẫn và tổ chức chơi cho các em Trò chơi học tập vừa chú trọng m c đích giải trí nhưng quan trọng hơn là phát tri n tư duy và năng lực cho học sinh Vậy trò chơi học tập như một phương pháp quan trọng đối với việc giáo d c năng lực cho học sinh

 Sự cần thiết của trò chơi học tập

Vui chơi chiếm vị trí đáng k trong đời sống của học sinh ti u học Thông qua trò chơi trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm lí, nhân cách, trí tuệ

và cả th lực cũng được nâng lên

Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thực khách quan một cách c th và đ trả lời kích thích biến đổi thực ti n Trong lúc chơi, trẻ được hình thành khả năng quan sát, óc phán đoán, suy luận, phối hợp tập th , hoàn thiện khả năng ngôn ngữ Như vậy trò chơi học tập thực hiện chức năng của hoạt động nhận thức, nó tạo điều kiện đ ứng d ng, củng cố và luyện tập kiến thức trong các tiết học

M i dạng trò chơi đều có những đặc đi m và có tác d ng nhất định đối với sự hình thành và phát tri n tâm lí - nhân cách của trẻ em Về phương diện phát tri n trí tuệ, trò chơi học tập có thế mạnh hơn cả Nhiệm v giáo d c chủ yếu của trò chơi học tập là phát tri n trí tuệ cho trẻ em

1.1.2 D u u tro vă bả

1.1.2.1 hái niệm về dấu câu

Trong các tài liệu nghiên cứu về dấu câu tiếng Việt, các tác giả cũng đưa ra những quan niệm của mình về dấu câu Bàn về dấu câu, các tác giả

Trang 23

cuốn Từ điển Tiếng Việt 1997 , Viện Ngôn ngữ học định ngh a: “Dấu câu là tên gọi chung những dấu đặt giữa các câu hoặc các thành phần của câu nhằm làm cho câu văn viết được rõ ràng, mạch lạc” [28, tr.238]

Tuy nhiên, trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học

1973 , Nguy n Như Ý chủ biên đã đưa ra khái niệm về dấu câu một cách

đầy đủ sâu sắc và toàn diện: “Dấu câu là khái niệm dùng trong văn viết Dấu câu là phương tiện dung để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn Chúng được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ” [27, tr.104]

Và trong khóa luận này, chúng tôi chọn theo khái niệm về dấu câu của Nguy n Như Ý, 1973, Từ đi n giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

1.1.2.2 Phân loại dấu câu tiếng Việt

Dựa vào vị trí và chức năng của các dấu câu trong văn bản viết, người

ta chia mười dấu câu tiếng Việt thành hai nhóm chính sau:

- Nhóm các dấu đặt cuối câu còn gọi là các dấu chấm câu Nhóm này

g m bốn dấu: chấm, hỏi chấm, chấm than, chấm lửng

Các dấu này thường đứng ở vị trí cuối câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến Riêng dấu chấm lửng còn có th đứng ở vị trí đầu hoặc cuối trong câu

- Nhóm các dấu đặt trong câu Nhóm này g m các dấu sau: ph y, chấm

ph y, gạch ngang, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép đánh dấu ranh giới giữa các thành phần ngoài nòng cốt với nhau và với bộ phận nòng cốt của câu; đánh dấu ranh giới giữa các thành phần đ ng chức với nhau; các vế của câu ghép; các bộ phận đặc biệt trong câu…

Ngoài ra tiếng Việt còn có dấu ngang nối dấu gạch nối Dấu này được dùng đ nối các âm tiết trong một tên gọi có nhiều âm tiết thường là tiếng

Trang 24

nước ngoài, chẳng hạn: Pau - u - tốp - xki, mai - a - cốp - xki… Dấu ngang nối khác hẳn với dấu ngang cách gạch ngang , và trên mặt chữ viết, dấu ngang nối được th hiện bằng dấu gạch ngắn hơn dấu ngang cách

1.1.2.3 Dấu câu với mục đích nói của câu

M c đích nói của câu là một yếu tố quan trọng đ lựa chọn dấu câu khi

th hiện câu nói đó bằng chữ viết Cùng là một cấu trúc câu "Mưa to" nhưng

có th nói theo những m c đích khác nhau và khi th hiện trên chữ viết, phải

sử d ng những dấu câu khác nhau:

- Mưa to! sự ngạc nhiên - Mưa to? sự hoài nghi) - Mưa to sự thông báo

Khi nói, người nghe có th nhận biết sự khác nhau về m c đích nói, về nội dung thông tin, nội dung bi u cảm của ba phát ngôn nói trên nhờ ngữ điệu,

vẻ mặt hay điệu bộ, cử chỉ Trong chữ viết người ta chỉ có th nhận ra sự m c đích nói khác nhau của ba câu này nhờ vào dấu câu Theo quy ước chung trong tiếng Việt hiện nay thì dấu chấm được đặt ở cuối câu k , dấu hỏi được đặt ở cuối câu hỏi, và dấu cảm được đặt ở cuối câu cảm và câu cầu khiến Như vậy,

"cách dùng riêng của ba dấu này phụ thuộc vào mục đích nói của câu; thay thế dấu này bằng dấu khác sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu.” [23, tr.217]

Học sinh sử d ng dấu câu chưa chính xác một phần do các em chưa xác định được m c đích nói của câu Ví d , khi viết câu có m c đích cầu khiến

như sau: "Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà cô Ánh ở đâu ạ.", học sinh thường sử

d ng dấu chấm hỏi cuối câu mà không biết mình đã dùng sai dấu câu Các em

sẽ viết các câu cầu khiến ki u đó như sau:

- Chị làm ơn chỉ giúp em Bưu điện Cầu Giấy ở đâu ạ?

- Bạn hãy nói cho tớ biết lớp mình giành được mấy giải?

- Cậu hỏi cô giáo xem cuối tuần lớp mình có được đi cắm trại không?

Nguyên nhân của việc nhầm lẫn k trên là do các em chưa phân biệt được sự khác nhau của câu có m c đích cầu khiến với câu có m c đích nghi

Trang 25

vấn Do vậy, đ giúp học sinh ti u học sử d ng đúng dấu câu, việc dạy học dấu câu không th không căn cứ vào m c đích nói của câu

1.1.2.4 Dấu câu và ngữ điệu của câu

Đ dạy cho học sinh ngôn ngữ dạng viết, điều quan trọng và có hiệu quả đối với giáo viên chính là khả năng chuy n từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói và ngược lại Trong nhiều trường hợp, câu văn trong văn bản có sự tương ứng giữa ngữ điệu và dấu câu Quan sát 3 câu dưới đây:

[13, tr.7] Bởi vậy, khi dạy lời nói ở dạng viết, điều quan trọng là phải giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các âm vị, ngữ điệu với chữ cái và những dấu hiệu bi u thị khác, trong đó có hệ thống các dấu câu Luyện đọc di n cảm

là học cách nhấn âm, phân biệt giá trị các ch ngắt, uốn cong ngữ điệu Đó là một bằng cớ chứng tỏ người đọc đã hi u rõ văn bản viết

Theo Trần Thị Hiền Lương, khi viết dấu câu góp phần th hiện tiết tấu,

âm điệu, ngữ điệu lời nói Như dấu chấm ghi lại ch ngắt giọng hơi dài và hạ giọng; dấu ph y ghi lại ch ngắt giọng ngắn hơn một chút và thường là hơi lên giọng; dấu chấm lửng là ch sự ngắt giọng có th kéo dài, Người đọc,

dù chỉ đọc văn bản thì họ có th nhận biết được giọng nói, những quãng ngắt giọng sự lên giọng hay xuống giọng của từng câu tác giả muốn di n đạt Có được điều này một phần là nhờ vào hệ thống dấu câu Trong giao tiếp chúng

Trang 26

ta thường đọc bằng mắt hoặc đọc lướt là chủ yếu Mặt khác, giữa văn nói và văn viết có sự khác biệt lớn Lúc nói, đôi khi người ta không nghỉ hơi giữa các câu Ví d , khi hùng biện người ta không ngắt câu hay dừng lại nhiều nhằm m c đích đ người nghe chú ý Như thế, nếu cứ tuân thủ quy tắc trên

một cách máy móc, chúng sẽ gặp rắc rối trong thực tế “Dạy dấu câu cần khai thác vai trò của ngữ điệu trong việc giúp học sinh nhận biết chức năng của

dấu câu song cũng cần tính đến những trường hợp ngoại lệ.” [13, tr.7]

1.1.2.5 Dấu câu và kết cấu ngữ pháp của câu

Theo tác giả Nguy n Xuân Khoa,"Trong một số trường hợp khác, chúng ta không thấy sự tương hợp giữa dấu câu và ngữ điệu: Dấu chỉ được xác định bằng những tiêu chí ngữ pháp Thí dụ, dùng dấu phẩy để ngăn cách các đoạn câu trong câu phức hợp không có từ nối.” [9, tr.19] Như vậy, cần

dựa vào cấu tạo ngữ pháp đ dùng dấu câu, hay nói cách khác, dấu câu còn được sử d ng đ làm rõ cấu trúc cú pháp của câu: phân biệt câu này với câu khác, giữa phần này với phần khác trong câu Về mặt nguyên tắc, có th đặt dấu câu ở các vị trí: cuối câu, giữa câu, đầu câu, hai đầu của câu của ngữ đoạn dấu ngoặc kép, ngoặc đơn Các dấu có th xuất hiện ở các vị trí như: giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa trạng ngữ hoặc các phần ph khác với nòng cốt câu, giữa các vế của câu ghép, giữa phần được nhấn mạnh và phần không được nhấn mạnh trong câu Dấu câu làm cho cấu trúc cú pháp của lời nói được rõ ràng, tiện lợi cho việc hi u nội dung văn bản; dấu câu giúp phân định ranh giới giữa các câu, các thành phần câu với nhau

Khi bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt tác giả Nguy n Khánh N ng [19, tr.132] đã nêu các chức năng cú pháp chính của dấu

ph y là:

1 Dấu ph y đ chỉ ranh giới giữa bộ phận nòng cốt và các thành phần ngoài nòng cốt của câu Thành phần ngoài nòng cốt có th là: trạng ngữ, hô

Trang 27

ngữ, chuy n tiếp ngữ, đề ngữ, dùng đ phân cách các thành phần đ ng chức năng, thành phần được giải thích

2 iữa chủ ngữ và vị ngữ nói chung không cần dấu ph y, chỉ dùng dấu

ph y khi bộ phận chủ ngữ kéo dài

3 Dấu ph y dùng đ ngăn cách các thành phần đẳng lập trong câu đơn

và các vế trong câu ghép đẳng lập

Cấu tạo cú pháp của câu chính là một cơ sở mang tính khách quan của việc sử d ng dấu câu khi tạo lập văn bản Tuy nhiên, đối với học sinh mới bước vào ti u học, không th ngay lập tức yêu cầu các em phải nhận biết cấu tạo ngữ pháp của câu vì đây là một vấn đề không d

Khả năng tiếp thu cách đặt dấu câu của học sinh còn th hiện qua khả năng sử d ng các cấu trúc câu mà ở đó việc ngắt câu là rất cần thiết Do đó, chúng ta dạy viết hoa, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than cho học sinh

đã viết được câu k , câu hỏi và câu cảm thán Tương tự, chúng ta dạy cách ngắt lời, cách sử d ng dấu gạch đầu dòng cho trẻ đã hi u và viết được những m u đối thoại iáo viên phải xuất phát từ những văn bản đặt trước mắt học sinh đ dẫn dắt các em sắp xếp được các ngôn từ ứng với chức năng ngữ pháp của chúng dựa vào việc thực hành hoạt động ngôn ngữ nói hay viết

1.1.2.6 Dấu câu và ngữ nghĩa của câu

Dấu câu giúp người viết bi u đạt nội dung văn bản một cách chính xác, mạch lạc Khi ta thay đổi cách đánh dấu câu trên cùng một câu văn sẽ làm

thay đổi nội dung bi u đạt của câu đó Theo tác giả Lý Toàn Thắng, “ngoài hai cơ sở cấu tạo cú pháp và ngữ điệu, những quy ước chung của xã hội về cách dùng dấu câu còn dựa vào quan hệ ý nghĩa (logic) giữa các phần trong câu ( ) Cấu tạo cú pháp và ngữ điệu mới chỉ cho phép xác định được vị trí đặt dấu câu và nhóm những dấu câu đặt ở vị trí đó Còn việc lựa chọn một dấu câu cụ thể trong nhóm những dấu câu đó - nghĩa là công việc thứ hai

Trang 28

phải làm khi dùng các dấu câu - là do nhân tố ý nghĩa của câu quyết định”

[23, tr.216] Đúng vậy, trong nhiều tình huống giao tiếp bằng chữ viết, ở cả ngôn ngữ biến hình và không biến hình, dấu câu có khả năng quy định cách

hi u nội dung của câu, đoạn, văn bản Ví d , cùng một chu i từ ngữ giống hệt nhau song chúng lại truyền đạt những nội dung thông tin khác nhau:

- Càng nghĩ đến công lao, các anh chị em càng cảm phục

- Càng nghĩ đến công lao các anh, chị em càng cảm phục

- Càng nghĩ đến công lao các anh chị, em càng cảm phục

- Càng nghĩ đến công lao các anh chị em, càng cảm phục

[9, tr.8, 9]

- hen cho con mắt tinh đời

- hen cho con, mắt tinh đời

[19, tr.134]

Sự khác nhau về nội dung thông tin trong các câu nói trên tuỳ thuộc vào dấu câu và vị trí đặt dấu câu

Như vậy, khi bi u đạt điều muốn nói bằng chữ viết, người viết không

th không chú ý đến việc lựa chọn và sử d ng dấu câu đ văn bản đạt hiệu quả giao tiếp như mong muốn Nội dung của câu là cơ sở quan trọng đ sử

d ng dấu câu và đó cũng là căn cứ quan trọng đ dạy dấu câu Có th đánh

giá khả năng tiếp thu cách đặt dấu câu của học sinh qua khả năng di n đạt nội dung thông tin trong lời văn của các em

1.1.2.7 Dấu câu và các phương tiện, biện pháp tu từ

Các quy tắc sử d ng dấu câu giúp người viết xác định vị trí đặt dấu câu

và lựa chọn dấu câu thích hợp cho câu văn khi viết Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt trong các tác ph m văn chương, dấu câu được sử d ng khá linh hoạt

“Các tác giả có thể sử dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp giữa một số dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt, như: dấu !!!;

Trang 29

dấu ???; dấu ?; dấu !; dấu !?!; v.v Trong các trường hợp đó, dấu câu không chỉ là hình thức ngắt đoạn lời nói mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau: sự bình giá, chê bai, cổ vũ, khuyến khích, nghi hoặc, đ ng tình, phản đối , hoặc biểu thị đ ng thời nhiều trạng thái tình cảm đó.” [13, tr.12] Như vậy, dấu câu xuất hiện trong văn bản với tư cách là một

phương tiện tu từ sẽ mang lại một hiệu quả bi u đạt mới mẻ cho ngôn ngữ viết Người viết bớt được những lời miêu tả, di n giải chi tiết, làm tăng tính hàm súc của lời văn chuy n tải được lượng thông tin phong phú, mang lại giá trị nghệ thuật riêng cho văn bản nhờ sử d ng dấu câu sáng tạo

Tác giả Đinh Trọng Lạc khẳng định: “Người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện quan trọng nhất cần luôn có ý thức rằng mình có trong tay (trong đầu óc) hai loại phương tiện ngôn ngữ trung hòa và phương tiện ngôn ngữ tu từ (nói gọn hơn: phương tiện tu từ); đ ng thời cũng biết rằng ngoài những biện pháp sử dụng ngôn ngữ theo cách thông thường còn có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt, gọi là những biện pháp tu từ” [11, tr.5]

Trong cuốn Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, theo tác

giả Lý Toàn Thắng, dấu câu thường được dùng với m c đích tu từ trong hai trường hợp sau:

- Dùng dấu câu khác thay cho dấu câu được dùng theo quy định thông thường

- Đặt thêm dấu câu ở những ch mà theo quy định thông thường không cần thiết phải đặt, c th là: giữa chủ ngữ và vị ngữ; giữa động từ và bổ ngữ; trước từ nối liên kết các phần trong câu

Theo cuốn 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ Tiếng Việt tác giả Đinh

Trọng Lạc đã đưa ra một số ví d như sau:

“Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác.”

(Chế Lan Viên

Trang 30

“Cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) rõ ràng có tính chất đặc biệt, thuộc phong cách riêng của nhà thơ Nó vừa diễn tả được tâm trạng quyến luyến với đất nước vừa nói lên được tình cảnh bức bách phải ra đi trong giờ phút trọng đại đó.” [11, tr.236]

Hay “Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.”

(Thép Mới)

“Nhờ cách dung ba dấu phẩy (ít nhất dấu phẩy thứ nhất về mặt ngữ pháp là không cần thiết), tác giả đã có thể ngắt câu thành những đoạn cân đối, do đó diễn tả được cái nhịp quay đều đặn và nh n lại của chiếc cối xay.”[11, tr.237]

Tìm hi u dấu câu trong mối quan hệ với m c đích nói của câu, với ngữ điệu, ngữ ngh a, với kết cấu ngữ pháp và các phương tiện, biện pháp tu từ, chúng tôi có được những căn cứ khoa học đ chúng tôi xây dựng các bài tập

về dấu câu cho học sinh ti u học đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn

1 iới thiệu về người, vật, việc

Ví d : éo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối

phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng

(Theo Toan Ánh

2 Miêu tả đặc đi m

Ví d : Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi

nước tỏa trắng xóa

Tô Hoài

Trang 31

3 Nêu ý kiến, nhận xét

Ví d : éo co là một trò chơi thể hiện tinh thần

thượng võ của dân tộc ta

(Theo Toan Ánh

2 Dấu chấm

Dấu chấm hỏi thường được dùng:

1 Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa

rõ muốn được trả lời

Ví d : Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị?

H Thu H ng

2 Đặt cuối câu hỏi được dùng với m c đích khẳng định

Ví d : Trong nỗi đau, có ai hơn ai?

2 Biều thị lời hô, lời gọi

Ví d : Huy ơi! Ngủ chưa, Huy?

3 Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo

Ví d : Dế Choắt, hãy giương mắt ra xem tao trêu

con mụ Cốc đây này!

Tô Hoài

Đặt ở giữa câu đ :

1 Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập

Ví d : Mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai

Trang 32

Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những

nụ tươi

S K Tiếng Việt 3

2 Tách biệt phần trạng ngữ với nòng cốt câu

Ví d : Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài vườn

4 Tách biệt phần chuy n tiếp

Ví d : Cứ thế, khoai và dân phủ đầy màu xanh trên

Dấu chấm ph y được đặt ở giữa câu đ :

1 Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập khi trong câu đã có bộ phận nào đó dung dấu ph y

Ví d : Tiếng đàn bầu khi thì như mưa đêm rả rích,

gieo một nỗi bu n vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biến mưa ngu n, đêm dài lóe sáng, kích động lòng người

Lưu Quý Kỳ

2 Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác d ng bổ sung cho vế trước,

Trang 33

tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý ngh a

Ví d : Con đường dốc dần lên; ánh sáng đã hửng

Ví d :

Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

Theo Tô Hoài

2 Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Ví d : R i ngày mưa rào Mưa dăng dăng bốn phía

Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, h ng, xanh biếc…

Vũ Tú Nam

3 Là phần liệt kê c th , k ra những nội dung chi tiết

Ví d : Truyện dân gian g m có:

rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn,

Trang 34

Ví d : Tôi quê ở Hưng Yên (vùng có rất nhiều nhãn ngon)

Luyện Tiếng Việt 5

Ví d : H Chủ tịch nói:“Muốn cứu nước và giải

phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Lê Du n

2 Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước

Ví d : Giữa khung cảnh v n “non xanh nước biếc”

như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đ ng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non…

Hoài Thanh - Thanh Tịnh

3 Những từ ngữ được dùng với ý ngh a đặc biệt nhấn mạnh, mỉa mai,…

Ví d : Một thế kỷ “văn minh” “khai hóa” của thực

dân cũng không làm ra được một tấc sắt

Một hôm, Bác H hỏi Bác Lê:

- Anh Lê có yêu nước không?

Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát r i

Trang 35

- Thế r i bỗng một hôm - chắc rằng hai cậu bàn

nhau mãi - hai cậu chợt nghĩ ra kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường

- U nó cứ yên lòng Thế nào sáng mai tôi cũng về

Nếu tôi không ra tay, r i quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi, vùng này còn ai làm ăn được gì được!

- Đành vậy, nhưng nhỡ ra…

Nguy n Công Hoan

2 Bi u thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không thành lời

Ví d :

- Mẹ ơi, con đau… đau… quá!

(Theo Nguy n Quang Ninh - Nguy n Thị Ban

Trang 36

Việc đưa ra cơ sở lí luận về dấu câu giúp học sinh có cái nhìn c th về dấu câu tiếng Việt, từ việc phân loại dấu câu cho tới những cơ sở, chức năng của từng loại dấu Chính điều này đã tạo điều kiện cho các em nắm chắc và chu n kiến thức về dấu câu, có th vận d ng linh hoạt và chính xác trong quá trình học tập

2 Cơ sở ng n ng học của việc thiết kế hệ th ng trò chơi học tập trong

d y học dấu c u ở Tiểu học

Giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội

iao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người và là phương thức t n tại và phát tri n của xã hội

Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng, phương tiện giao tiếp cũng hết sức đa dạng Theo các ký hiệu học ngôn ngữ thì phương tiện giao tiếp chia thành hai nhóm đó là ngôn ngữ và các yếu tố không bằng ngôn ngữ gọi là các yếu tố phi ngôn ngữ Nếu yếu tố phi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp không

th thiếu trong giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiếp giao tiếp quan trọng nhất của con người Chỉ có giao tiếp bằng ngôn ngữ mới giúp người ta hi u được nội dung một cách chính xác và đầy đủ nhất Vì vậy có th nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người

Đ t n tại và phát tri n m i người không th sống một mình, tách khỏi gia đình, người thân, bạn b , cộng đ ng người mà phải gia nhập vào các mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người Thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại với nhau

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tình trạng cô đơn, cô lập, đói giao tiếp, giao tiếp không đầy đủ về số lượng, ngh o nàn về nội dung đều dẫn đến những hậu quả nặng nề, đều bị trì trệ rõ rệt trong phát tri n tâm lý Sự tổn

Trang 37

thương về tâm lý đôi khi còn làm cho con người đau khổ hơn, gây cho xã hội nhiều tác hại hơn, nguy hi m hơn là sự tổn thương về th xác

Sự giao tiếp giữa con người với con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát tri n nhân cách cũng như trong cuộc sống

Giao tiếp là một nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất trong đời sống m i người Ở m i lứa tuổi khác nhau, nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phương thức thỏa mãn nhu cầu giao tiếp cũng khác nhau Nhờ giao tiếp,

m i người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tổng hòa các mối quan hệ xã hội tạo thành bản chất con người, l nh hội nền văn hóa xã hội tạo thành tâm lí,

Mặt khác, giao tiếp còn tham gia vào mọi hoạt động của con người: hoạt động học tập, lao động, vui chơi và hoạt động xã hội… iao tiếp định hướng cho các hoạt động, điều khi n hoạt động, giúp các hoạt động tiến hành đạt kết quả Tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh thực chất là tổ chức cho học sinh biết cách giao tiếp trong các hoàn cảnh giao tiếp c th với các

Trang 38

hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên, hoạt động học tập là chủ đạo chứ không phải không còn hoạt động vui chơi nữa Hoạt động vui chơi cũng có sự thay đổi Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đ vật sang các trò chơi vận động Chơi có nguyên tắc

Ở đầu tuổi ti u học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng ki m soát, điều khi n chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa th tập trung lâu dài và d bị phân tán trong quá trình học tập

Ở cuối tuổi ti u học trẻ dần hình thành k năng tổ chức, điều chỉnh chú

ý của mình Chú ý có chủ định phát tri n dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự

n lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép đ làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định

Biết được điều này các nhà giáo d c cũng như giáo viên nên thiết kế bài dạy giờ dạy sao thu hút được sự chú ý đ trẻ có th tập trung, hứng thú với giờ học Chú ý áp d ng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi ti u học

và chú ý đến tính cá th của trẻ vào các trò chơi học tập , điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo d c trẻ.Trò chơi học tập là một giải pháp hiệu quả

Yêu cầu của giáo d c đặt ra phải đổi mới phương pháp dạy học, giáo

d c theo hướng phát tri n năng lực Vì vậy người giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em vào các hoạt động

Trang 39

học tập Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Thông qua các trò chơi các em sẽ được l nh hội tri thức một cách d dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học ngày càng cao Mặt khác, trò chơi học tập rất phù hợp với tâm sinh lý của học sinh ti u học Một trong những đặc đi m tâm lý của học sinh là “vui mà học, học mà vui”, chính vì vậy trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học

d tạo được hứng thú nhất, từ đó thúc đ y nhanh quá trình nhận thức và r n luyện k năng của học sinh

1.3.2 lí ọ s ọ d u u

Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên cũng đã chú ý đến dấu câu

Và ngay đầu học kì 1 ở lớp 2, các em đã học cách sử d ng dấu chấm và dấu

ph y Đến cuối bậc ti u học, 10 loại dấu câu cơ bản này, học sinh đã có k năng sử d ng, đặc biệt là đối tượng học sinh có năng khiếu Tuy vậy, nhiều học sinh, nhất là học sinh chưa hoàn thành vẫn chưa có ý thức sử d ng đúng nơi, đúng ch Điều đó chứng tỏ việc sử d ng dấu câu ở học sinh ti u học còn rất tuỳ tiện

Việc học sinh không sử d ng dấu câu và sử d ng sai dấu dấu nhiều chứng tỏ các em chưa thấy được tác d ng của dấu câu trong việc di n đạt nội dung và chưa nắm được cách sử d ng chúng Nói chung các em còn ngại sử

d ng dấu câu, chưa có ý thức sử d ng đúng dấu câu Một nguyên nhân khác cùng quan trọng không kém đó là tác động từ phía giáo viên

Thực trạng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp v , r n kỹ năng viết dấu câu đúng theo các ki u câu trong đoạn văn, bài văn từ đó nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt ti u học Cũng thông

Trang 40

qua việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có tác d ng thúc đấy phát tri n tư duy logic, r n luyện khả năng sáng tạo văn học của học sinh

1.4 Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế hệ th ng trò chơi học tập trong d y học dấu c u ở tiểu học

1.4.1 Qu dạ ọ p ầ t d u u o ọ s

1.4.1.1 Quan điểm dạy học giao tiếp

Khi dạy học phần dấu câu, giáo viên luôn luôn đưa ra các ngữ liệu đ học sinh thực hành điền dấu Ngữ liệu ở đây là những câu nói, câu văn câu thơ đơn giản đ học sinh vận d ng trong khi nói và viết Từ những tình huống

c th , sinh động trong giao tiếp, học sinh luyện k năng sử d ng dấu câu và nắm được vững vàng cách dùng từng loại dấu câu c th

1.4.1.2 Quan điểm tích hợp

Việc dạy và học về dấu câu được tích hợp rất rõ trong các phân môn của môn Tiếng Việt Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập Viết, Chính tả và đặc biệt

là phân môn Tập Làm Văn đều hướng tới k năng sử d ng thành thạo từ, câu

và dấu câu Các môn học khác như Toán, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật cũng góp phần giúp học sinh sử d ng câu và dấu câu thành thạo hơn

1.4.1.3 Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học iáo viên chỉ đóng vai trò

tổ chức, hướng dẫn các em làm việc trong các tình huống có vấn đề đ phát hiện, tìm hi u và chi m l nh tri thức một các chủ động Trong việc học dấu câu cũng vậy, các em cũng sẽ được hoạt động một cách tích cực, được bộc lộ mình và chiếm l nh kiến thức đ phát tri n lời nói với dấu câu phù hợp

Ngày đăng: 06/09/2017, 09:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb iáo d c
Năm: 1998
2. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến 2003 , Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Nhà XB: Nxb iáo d c
3. Nguy n Thị Kim Dung – H Thị Vân Anh 2008 , 700 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 2, Tập 1, Nxb Tổng hợp TP. H Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 700 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 2
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. H Chí Minh
4. Nguy n Thiện iáp chủ biên - Đoàn Thiện Thuật - Nguy n Minh Thuyết (2002), D n luận ngôn ngữ học, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: D n luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguy n Thiện iáp chủ biên - Đoàn Thiện Thuật - Nguy n Minh Thuyết
Nhà XB: Nxb iáo d c
Năm: 2002
5. Phạm Minh Hạc - Trần Trọng Thuỷ (1989), Tâm lí học, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc - Trần Trọng Thuỷ
Nhà XB: Nxb iáo d c
Năm: 1989
6. Hoàng Thu Hiền, Luận văn “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”
7. Đặng Thành Hưng 2002 , Dạy học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
8. Trần Mạnh Hưởng 2001 , Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học
Nhà XB: Nxb iáo d c
9. Nguy n Xuân Khoa 1997 , Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông
Nhà XB: Nxb iáo d c
10. Nguy n Xuân Khoa 2000 , Dấu câu tiếng Việt và cách dạy ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu câu tiếng Việt và cách dạy ở trường phổ thông
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Đinh Trọng Lạc 2002 , 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Nhà XB: Nxb iáo d c
12. Trần Thi Hiền Lương 2008 , Bài tập rèn kĩ năng sử dụng câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập rèn kĩ năng sử dụng câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Nhà XB: Nxb iáo d c
13. Trần Thị Hiền Lương 2008 , Dạy học dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Nhà XB: Nxb iáo d c
14. Lê Phương Nga 2002 , Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học ngữ pháp ở tiểu học
Nhà XB: Nxb iáo d c
15. Lê Phương Nga - Đ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh 2001 , Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Nhà XB: Nxb iáo d c
16. Lê Phương Nga - Nguy n Trí 2001 , Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Nhà XB: Nxb iáo d c
17. Đào Ngọc - Nguy n Quang Ninh 2002 , Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt
Nhà XB: Nxb iáo d c
18. Nguy n Quang Ninh - Nguy n Thị Ban 2005 , 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt, Nxb iáo d c Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt
Nhà XB: Nxb iáo d c
19. Nguy n Khánh N ng 2006 , Để viết đúng tiếng Việt, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để viết đúng tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Trẻ
20. Nguy n Hữu Quỳnh 2001 , Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ đi n bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Từ đi n bách khoa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w