Đáng lưu ý nhất trong số trước tác của Nguyễn Trường Tộ là 58 bản điều trần được ông viết để dâng lên vua Tự Đức trình bày kế sách canh tân đất nước, chống chọi lại kẻ thù.. Lịch sử vấn
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
ThS LÊ THỊ HẢI YẾN
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến ThS
Lê Thị Hải Yến - Giảng viên Tổ Văn học Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Tổ Văn học Việt Nam cùng các thầy, cô trong Khoa Ngữ Văn - Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Võ Thị Thủy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Lê Thị Hải Yến, kết quả này không trùng với nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Võ Thị Thủy
Trang 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Cấu trúc khóa luận 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX 8
1.2 Tác giả Nguyễn Trường Tộ 13
1.2.1 Cuộc đời 13
1.2.2 Con người 16
1.2.3 Trước tác 18
1.3 Tác phẩm “Tế cấp bát điều” 20
1.3.1 Hoàn cảnh ra đời 20
1.3.2 Ý nghĩa nhan đề 22
1.3.3 Thể loại 22
Tiểu kết chương 1 26
Chương 2 NỘI DUNG ĐIỀU TRẦN TRONG TẾ CẤP BÁT ĐIỀU 27
2.1 Điều trần về chính trị, quân sự 27
2.1.1 Thiết lập lại bộ máy hành chính nhà nước 27
2.1.2 Sửa đổi võ bị 29
Trang 52.1.3 Sửa sang lại biên giới 34
2.2 Điều trần về kinh tế 35
2.2.1 Xây dựng kinh tế nước nhà 35
2.2.2 Điều chỉnh thuế ruộng đất 39
2.3 Điều trần về văn hóa - xã hội 42
2.3.1 Vấn đề sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng 42
2.3.2 Xây dựng luật lệ nhà nước 46
2.3.3 Chăm lo đời sống nhân dân 47
Tiểu kết chương 2 49
Chương 3 NGHỆ THUẬT VĂN CHÍNH LUẬN TRONG TẾ CẤP BÁT ĐIỀU 50
3.1 Kết cấu và lập luận 50
3.2 Ngôn ngữ 52
3.3 Giọng điệu 56
Tiểu kết chương 3 58
KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6độ văn học, những áng văn chính luận vừa duy lý vừa trữ tình của ông chưa được xem xét khái quát
Đáng lưu ý nhất trong số trước tác của Nguyễn Trường Tộ là 58 bản điều trần được ông viết để dâng lên vua Tự Đức trình bày kế sách canh tân đất
nước, chống chọi lại kẻ thù Trong đó, Tế cấp bát điều là bản điều trần được lựa chọn giới thiệu, giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 với đoạn trích Xin lập khoa luật Đó là những lí do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu Nguyễn Trường Tộ và Tế cấp bát điều của ông
Trên hành trình tiếp cận với tác phẩm văn học, chúng tôi thấy có nhiều hướng khai thác (diễn ngôn, loại hình,…) Nhưng dù có khám phá bằng cách nào đi chăng nữa cũng không thể bỏ qua đặc trưng thể loại của tác phẩm Nói như M Bakhtin “thể loại mới chính là nhân vật số một của văn học” Chúng
tôi cho rằng việc nghiên cứu Tế cấp bát điều từ góc độ thể loại là cần thiết và
ý nghĩa
Ngoài ra, bản thân là một giáo viên trong tương lai, với mong muốn được bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu sẽ giúp tôi có thêm
Trang 72
những hiểu biết sâu sắc về thể loại văn chính luận trung đại nói chung và Tế
cấp bát điều nói riêng để phục vụ tốt hơn cho công việc giảng dạy sau này
Đó là những lí do khích lệ tôi lựa chọn đề tài “Tế cấp bát điều của
Nguyễn Trường Tộ từ góc nhìn thể loại” Hi vọng rằng, nghiên cứu này sẽ phần nào làm rõ đặc trưng về nội dung, nghệ thuật văn chính luận thời trung đại cũng như đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Trường Tộ trong dòng chảy văn học Việt Nam trung đại
2 Lịch sử vấn đề
Khi tìm hiểu Tế cấp bát điều và Nguyễn Trường Tộ chúng tôi có thể
điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau:
- Giám mục Trương Bá Cần là người đã bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ, sưu tầm và tổng hợp lại gần như đầy đủ những bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ đã viết để gửi lên
triều đình trong cuốn sách Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo (1988),
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Công trình gồm 600 trang đánh máy, 3000 chữ, bao gồm phần giới thiệu của tác giả và toàn bộ bản dịch 58 di thảo của Nguyễn Trường Tộ Trong phần đầu tiên, Trương Bá Cần đã phân tích rất chi tiết những chặng đường đầy sóng gió của Nguyễn Trường Tộ cũng như khao khát canh tân đất nước của ông Phần thứ hai là phần có giá trị nhất của cuốn sách bởi lẽ đó là tập hợp gần như đầy đủ năm mươi tám di thảo của Nguyễn Trường Tộ Trương Bá Cần đã có công lao lớn trong việc lưu giữ những giá trị dân tộc to lớn của một nhà nho đương thời đáng được kính trọng Trong tác phẩm này, tác giả viết “Còn như các văn bản của Nguyễn Trường Tộ gởi cho triều đình Huế, thì có những bản là cả một bài luận văn dài” [3;103 - 104] Tuy nhiên, công trình mới dừng lại ở tính chất tổng hợp, sưu tầm chứ chưa đi sâu tìm hiểu kĩ những giá trị của từng bản di thảo sáng tác của
Nguyễn Trường Tộ trong đó có Tế cấp bát điều
Trang 83
- Giáo sư Hoàng Thanh Đạm trong cuốn Thời thế và tư duy canh tân
(2001), Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có phân tích kĩ về tính khả thi
và hữu dụng của bản điều trần Tế cấp bát điều Khi viết về chính sách quân sự trong điều thứ nhất của Tế cấp bát điều “Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị”,
Hoàng Thanh Đạm viết: "Chữ hòa của Nguyễn Trường Tộ trong Thiên Hạ Đại Thế Luận chỉ có nghĩa là tạm hòa, xuất phát từ tình hình thực tế trên chiến trường là sức ta quá yếu so với quân địch Trong lịch sử chiến tranh, khi
Tác giả cũng phê phán những ai đã và đang hạ thấp uy tín của Nguyễn Trường Tộ: “Đọc hết cuốn sách của hai bạn Việt kiều ở Mỹ, những người kính yêu Nguyễn Trường Tộ không khỏi liên hệ đến cách nhìn của các nhân vật chủ chiến thời Tự Đức từng để ra khẩu hiệu Bình Tây Sát Tả, và từng kiến nghị triều đình xử tử Nguyễn Trường Tộ Cuốn sách của hai bạn không phải
là vô tình mà là cố ý chôn vùi một danh nhân đất nước trong khi hầu hết các học giả trong nước đều tôn vinh ông, nhất là trong thời đại ngày nay, yêu cầu đổi mới đất nước đang là một yêu cầu nóng bỏng để đưa dân tộc ta tiến kịp đà văn minh thế giới hiện đại” [6; 123] Trong tác phẩm, ông cũng chỉ ra những hạn chế trong tư tưởng cải cách nhưng vẫn luôn nể phục một nhân tài như
duy mới, hoàn toàn trái ngược với lối tư duy giáo điều chỉ để minh hoạ một chân lý có sẵn và xong xuôi theo ông không có gì là bất biến ở tự nó cả, mọi tình trạng lạc hậu hiện nay của Việt Nam đều xuất phát từ một cách nhận định
là con người có thể chuyển cái thực tế bất lợi thành một thực tế có lợi để giành độc lập và phồn vinh của đất nước.” [6; 9]
Tác giả đồng thời cũng phần nào tìm hiểu rõ về những tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ, giá trị thực tiễn của nó trong công cuộc xây dựng đất nước Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở giá trị lịch sử là chính chứ chưa chú trọng
về giá trị văn học của tác phẩm
Trang 94
- Từ điển văn học (bộ mới) mục Nguyễn Trường Tộ(2004), tác giả Nguyễn
Huệ Chi khẳng định: “ Văn chương của Nguyễn Trường Tộ là lối văn chính luận, vừa phải đảm bảo sự chặt chẽ, sắc bén, khúc chiết trong phân tích, trong dẫn chứng nhưng cũng vừa thấm đậm cảm hứng trữ tình của tác giả, nên có sức thuyết phục rất mạnh”.[4; 1209]
- Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường trong cuốn Từ điển văn học Việt
Nam: từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX (2005), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội nhận
định: “ Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ là những tác phẩm chính luận viết bằng văn xuôi chữ Hán… Việc đề xuất cải cách của Nguyễn Trường Tộ không thực hiện được, tuy vậy không làm mất ý nghĩa to lớn của các bản điều trần của ông”.[1; 439]
- Khi nói về nghệ thuật văn chính luận trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, tác giả Trần Hữu Tá trong bài viết “Nguyễn Trường Tộ -
Một bi kịch lạc quan”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1 năm 2012 viết “vấn
đề được đặt rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sống động Tư duy lí luận của ông rất vững nhưng thật kì lạ và thú vị, chất trữ tình thấm đẫm trong từng trang viết” [28; 29]
- Tác giả Vương Đình Chữ trong cuốn Nguyễn Trường Tộ hôm qua và
hôm nay(2014), Nxb Tri Thức, có viết: “Có thể thấy trên đây là cả một kế
hoạch toàn diện nhằm chấn hưng đất nước và dân sinh Nhưng triều đình đã không ngó ngàng đến những tâm huyết này” [9; 68] Ở cuốn sách này, tác giả
đã nghiên cứu một cách tỉ mỉ các đề nghị cải cách mà Nguyễn Trường Tộ viết
trong các bản điều trần mà cụ thể nhất là Tế cấp bát điều… Ông nêu ra những
ưu điểm và hạn chế của các chính sách về chính trị, quân sự, văn hóa,… Thông qua đó tác giả bày tỏ sự ngưỡng mộ của bản thân đối với Nguyễn Trường Tộ
- Nguyễn Đức Thăng trong đề tài khoa học Văn chính luận trung đại
Trang 105
Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến và phát triển (2015) đã nhận xét văn
chính luận của Nguyễn Trường Tộ “đó là những áng văn chính luận xuất sắc” [33; 103] và “Văn chính luận của Nguyễn Trường Tộ cũng như của nhiều nhà nho canh tân khác là những biểu hiện mới của nội dung yêu nước trong văn học trung đại, in đậm chất thời đại của những con người hết lòng vì đất nước” [33; 103]
- Trong hội thảo “ Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước”
(1992), Nguyễn Thị Thanh Xuân với bài viết Nguyễn Trường Tộ- người cách
tân thể văn chính luận đã chỉ ra sự mới mẻ trong đề tài văn chính luận của
ông: “ Ông bàn về hàng loạt vấn đề thiết thực, cấp bách của đất nước trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa xã hội,…nhằm làm cho dân giàu nước mạnh mà lời bản nào cũng mới mẻ, xác đáng, thể hiện một
lí trí sáng suốt, một trách nhiệm vượt đời” [36; 117] Ngoài ra, tác giả còn nhận định: “ Từ trò chơi chữ, đánh đố nhau bằng những điển tích hiểm hóc hoàn toàn xa lạ với cuộc sống, Nguyễn Trường Tộ đã kéo nó trở về với cuộc sống đấu tranh sôi động và quyết liệt của dân tộc, biến nó thành một loại văn luận chiến vừa mới mẻ vừa thuyết phục Văn nghị luận của Nguyễn Trường
Tộ đó là tâm hồn, là trí tuệ cúa người Việt Nam Đó chính là tư tưởng Việt
Nam thế kỉ XIX” [36; 125]
Các tác giả đã có sự nghiên cứu kĩ lưỡng những di thảo để lại của Nguyễn Trường Tộ đặt trong bối cảnh lịch sử của dân tộc lúc bấy giờ Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Trường Tộ đã được nghiên cứu nhiều từ góc độ lịch sử với tư cách nhà cải cách Những tư liệu này là cơ sở quan trọng, quý báu đối với chúng tôi Tuy nhiên, tất cả các tác giả trên chưa tập trung đi sâu vào phân tích kĩ những giá trị văn học trong thơ văn Nguyễn Trường Tộ Đặc biệt, chưa
ai nghiên cứu bản điều trần Tế cấp bát điều từ góc nhìn thể loại Do vậy, hướng đi của chúng tôi hứa hẹn mang đến cái nhìn mới về tác phẩm Tế cấp
Trang 116
bát điều của Nguyễn Trường Tộ
3 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra được những đặc điểm thể loại của Tế cấp bát điều trên hai phương
diện: nội dung và nghệ thuật
Góp phần tìm hiểu và đánh giá được đúng đắn về vị trí của Nguyễn Trường Tộ trong nền văn học Việt Nam trung đại
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, chúng tôi xác định và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Đọc, tập hợp và phân tích hệ thống tài liệu liên quan đến tác phẩm Tế
cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ
- Vận dụng cơ sở lí thuyết đã xây dựng về thể loại văn chính luận để
nghiên cứu Tế cấp bát điều
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ từ góc
nhìn thể loại
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tìm hiểu, nhận diện được giá trị thơ văn của Nguyễn Trường
Tộ từ góc nhìn thể loại qua bản điều trần Tế cấp bát điều được in trong cuốn
Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo của Trương Bá Cần (1988), Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
Trang 127
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận được cấu trúc theo ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nội dung điều trần trong Tế cấp bát điều
Chương 3: Nghệ thuật văn chính luận trong Tế cấp bát điều
Trang 138
NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
Kể từ năm 1802 - 1858, triều đình nhà Nguyễn đã có hơn 50 năm xây dựng và củng cố Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm chiếm nước ta từ lâu, từ cuối thế kỉ XVIII, nhưng âm mưu này chưa thực hiện được “Cuộc chiến bị chậm lại một mặt là do những biến động chính trị trong nội tình nước Pháp, mặt khác là bởi cung cách ứng xử của các vua Nguyễn” [22; 264] Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn chặn thông thương nên đã chính thức xâm lược Việt Nam Thực dân Pháp mất gần
40 năm mới đặt ách thống trị trên đất nước ta và gần một thế kỉ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp
Cuối thế kỉ XIX, sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phối các sự kiện khác và có sự ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp trong xã hội Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển to lớn Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy đã biến thành một xã hội thuộc địa, mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến Song khi đã hình thành thuộc địa thì tất cả các mặt của xã hội đều nằm trong quỹ đạo chuyển động đó Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau Tuy nhiên, cơ bản và chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động
Trong tình hình đất nước lúc bấy giờ, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng Nông nghiệp sa sút, nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, và cuối cùng đất đai khai khẩn lại rơi vào tay địa chủ Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến, đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng
Trang 14Thực dân Pháp xâm lược đã làm cho giai cấp phong kiến bị phá vỡ, tan
rã thành nhiều mảnh Ngoài triều đình Huế mê muội, bọn địa chủ phong kiến hám danh, hám lợi thì vẫn còn một số đông các trí thức phong kiến ý thức được trách nhiệm của mình với dân với nước Trái ngược với một số sĩ phu thiếu hoài bão, ý chí đã chọn lối sống ẩn dật, trốn tránh sự đời, không màng thế sự Có những người bày tỏ thái độ bất mãn trước hiện thực đất nước nhưng lại chỉ khoanh tay đứng nhìn mà không hành động Trong khi đó, Nguyễn Trường Tộ - một nhà nho lỗi lạc đã có những hành động thiết thực để góp phần canh tân đất nước
Trước những biến chuyển sâu sắc của xã hội, các giai cấp có sự phân hóa
rõ rệt Một thực tế không thể phủ nhận là tầng lớp trí thức lúc bấy giờ rất lung túng khi đối diện với kẻ thù mới đến từ văn minh phương Tây Họ đã bị phân
Trang 1510
hóa sâu sắc trên nhiều phương diện Đó là tầng lớp trí thức nho học Việt Nam
đã gắn bó chặt chẽ với chế độ phong kiến, do sự thu hẹp nhãn quan tư duy đã khiến họ phản ứng với mọi sinh hoạt văn hóa phi tôn giáo Sự đối diện với thực dân Pháp đã khiến người trí thức nước Việt đứng trước những con đường khác nhau Như Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), Phan Đình Phùng (1847 - 1895) muốn đánh Pháp nhưng không chịu canh tân đất nước Hay Phan Thanh Giản (1796 - 1867), Nguyễn Trường Tộ muốn hòa hoãn với Pháp để có thời gian, sự ổn định để đổi mới đất nước Điều này khiến việc phân loại trí thức Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX gặp nhiều khó khăn Trong các giai cấp phong kiến, có một số sĩ phu yêu nước, các trí thức đã tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, họ sống chan hòa và cùng nhân dân chống giặc như Nguyễn Xuân Ôn, Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913), Một số nhà thơ, nhà văn yêu nước đã dùng ngòi bút chiến đấu để nói lên tâm tư, nguyện vọng, thái độ của bản thân trước hoàn cảnh đất nước chiến tranh như Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890), Nguyễn Khuyến (1835 - 1909),
Đến giữa thế kỉ XIX, cùng với sự hèn yếu của triều đình nhà Nguyễn, sự xâm lược của thực dân Pháp và bước đầu tiếp cận với nền văn minh phương Tây, tầng lớp nho sĩ ở nước ta đã phân hóa sâu sắc Lúc này, ở Việt Nam diễn
ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu, giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Thiên chúa giáo du nhập từ phương Tây Trước đây, nền tảng xã hội là Nho giáo, nó là gốc rễ của mọi hệ tư tưởng Hiện tại, khi thực dân Pháp xâm lược, Nho giáo đã không thể giữ vững vị trí độc tôn và lãnh đạo dân tộc được nữa Biểu hiện rõ nhất là việc xuất hiện những nhóm sĩ phu tiến bộ có đầu óc canh tân đất nước Những nhân vật điển hình có thể kể đến là: Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), Phạm Phú Thứ (1820 - 1883), Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890), Nguyễn Lộ Trạch (1852 - 1895),… Đây là những sĩ phu có đầu
óc canh tân đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động
Trang 1611
giải phóng dân tộc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Khi đối diện với vấn đề xâm lược của Pháp, họ phân hóa thành ba khuynh hướng: chủ chiến, chủ hòa và không chiến cũng không hòa “Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, vấn đề được quan tâm nhiều nhất, có ý nghĩa sống còn là câu hỏi: chiến hay hòa?” [22; 267] Chủ chiến có thể kể đến những cái tên như Đốc học Phạm Văn Nghị (1805 - 1884), Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Trần Xuân Soạn (1849 - 1923), Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913)…trong phong trào Cần Vương “Là người trí thức phong kiến, họ yêu nước, quyết tâm cứu nước thoát khỏi khổ nạn, nhưng lại cố làm sao cho hành động của mình vẫn nằm trong giới hạn cương thường” [22; 268] Đó là những người có lòng yêu nước sâu sắc, họ sẵn sàng hi sinh tính mạng cứu nước Tuy nhiên, do tư tưởng Nho giáo in sâu, họ không thoát khỏi sự bảo thủ đối với việc canh tân đất nước, xem đó là hành động đi sai luân thường đạo lí Về phía chủ hòa, chia thành chủ hòa hoàn toàn và chủ hòa để canh tân đất nước Trong đó, các nhà nho canh tân còn theo xu hướng cũ và mới Có thể kể đến các nhân vật tiêu biểu cho chủ hòa hoàn toàn như: Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành (1813 - 1883),… Sự phân hóa này còn bắt nguồn từ sự lúng túng trước một kẻ thù mới hoàn toàn khác với các tập đoàn phong kiến phương Bắc trước đây Dù Vương triều Nguyễn là một trong số những Vương triều tiếp xúc và am hiểu nhiều về sức mạnh của phương Tây từ sớm, từ thời Nguyễn Phúc Ánh còn đang tranh chấp với triều Tây Sơn Nếu như khuynh hướng chủ chiến hay chủ hòa đã rõ nét thì khuynh hướng không chiến cũng không hòa khá phức tạp Tư tưởng của khuynh hướng này là giặc từ xa đến trước hết chúng ta phải thủ rồi từ từ mà tiến thoái Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các nhà nho như: Trương Đăng Quế (1793 - 1865), Lâm Duy Hiệp (1806 - 1863),…
Đội ngũ trí thức nho học giai đoạn này còn phải đối diện với việc gìn giữ
Trang 1712
những giá trị truyền thống nho học đã tồn tại nghìn năm nay hay cải cách đổi mới theo nền văn minh phương Tây tiến bộ hơn Sự phân hóa này chiếm vai trò chủ đạo trong nửa cuối thế kỉ XIX Vấn đề canh tân đất nước đã trở thành một mối quan tâm lớn của tầng lớp trí thức khi một số quốc gia lân cận nhờ cải cách mà thoát khỏi sự kìm hãm của chủ nghĩa tư bản Đại diện cho khuynh hướng chủ hòa để canh tân có thể kể đến như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ,… Họ tiêu biểu cho một nhóm trí thức đã kịp thức tỉnh, thoát khỏi ý thức hệ phong kiến mà nắm bắt được bước tiến của thời đại Trong con người họ luôn trăn trở, lo âu với sự đổi mới canh tân đất nước Nhờ tiếp xúc với luồng tư tưởng tiến bộ của phương Tây, họ luôn mong muốn dùng tư duy và trí tuệ của mình để đưa đất nước đi lên Còn bộ phận còn lại luôn ra sức bảo vệ những giá trị truyền thống nho học lâu đời, chống phá lại những tư tưởng canh tân đất nước lúc bấy giờ Một phần nguyên nhân có thể
do những người thuộc phái canh tân là người Công giáo như Nguyễn Trường
Tộ Tuy nhiên, định kiến xã hội chính là rào cản lớn nhất, nó khiến cho những người theo Công giáo như ông khó có thể phát huy hết những khả năng vốn
có của mình Vị thế của Nguyễn Trường Tộ chỉ được nhìn nhận và đánh giá ở một mức độ nhất định Thực tế là sự nghi kị của triều đình về con người Nguyễn Trường Tộ cũng như những đề nghị cải cách của ông vẫn tồn tại Ngoài những vấn đề nói trên, sự phân hóa trong tư tưởng của nho sĩ đương thời còn thể hiện ở việc xuất và xử Những cái xử của nho sĩ lúc bấy giờ không giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp mà là sự bất hợp tác với kẻ thù, quyết bảo vệ tiết tháo nhà nho Đối lập với khuynh hướng xử thế là khuynh hướng xuất thế, họ có xu hướng hợp tác với Pháp Tuy nhiên, trong nhóm xuất cũng có những sự phân hóa khác nhau
Nhìn chung, giai đoạn này tầng lớp nho sĩ Việt Nam có sự phân hóa mạnh mẽ và sâu sắc Sự phân hóa này mang tính chất lịch sử cụ thể, bởi đó là
Trang 1813
sự lúng túng trước một kẻ thù mới với nền văn minh tiến bộ Bởi nho sĩ là tinh hoa của xã hội cho nên sự phân hóa của họ đã có tác động to lớn đến
cuối thế kỉ XIX đã làm phân hóa hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam tồn tại bao đời nay Điều này đã tác động không nhỏ đến quan điểm sáng tác cũng như nội dung phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật Cũng như các trí thức nho học khác, Nguyễn Trường Tộ tất nhiên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của luồng tư tưởng thời đại ấy Trong bối cảnh lịch sử những năm cuối của thế kỷ XIX, tình hình Việt Nam có nhiều biến động Vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, vị thế của Nguyễn Trường Tộ chưa được nhìn nhận hợp lý Cũng vì vậy, triều đình mới thực hiện được phần nào những kiến nghị của ông, còn đa phần những chủ trương cải cách của Nguyễn Trường Tộ vẫn nằm im trên giấy tờ
1.2 Tác giả Nguyễn Trường Tộ
1.2.1 Cuộc đời
Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), con cụ lang Nguyễn Quốc Thủ, tại thôn Xã Đoài, nay thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Xã Đoài là thôn theo đạo công giáo từ xa xưa Năm 1846, giáo phận Vinh được thành lập với giáo mục tiên khởi là Gauthier Hậu Ông ta liền lấy Xã Đoài làm trụ sở Khi ấy Nguyễn Trường Tộ đã thông thạo nho học với tứ thư ngũ kinh, sử sách Đông phương,… và được mệnh danh là Trạng Tộ Ông từng mở trường dạy học tại gia, đức cha Hậu biết ông là người tài đức, liền mời ông làm người dạy các chúng sinh của giáo phận Đồng thời Nguyễn Trường Tộ cũng nhờ cậy đức cha để học thêm tiếng Pháp và nghiên cứu nền văn minh phương Tây cùng sự thay đổi của các quốc gia trên thế giới
Năm 1858, ông được giám mục Gauthier đưa qua Hương Cảng (Hồng Kông), Tân Gia Ba (Singapore), Thụy Sỹ, Rôma,… rồi qua ngụ tại Pháp
Trang 19Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Sài Gòn với một hoài bão lớn là đem những hiểu biết thu thập được của mình để giúp đất nước canh tân, tự cường, tự lực để mong tránh được sự mất nước, ông làm chức từ - hàn (thông dịch viên) và bị triều đình nghi kị là tay sai của ngoại bang Do sống trong lòng địch nên việc phải làm việc với quân Pháp là bất đắc dĩ Ông làm công việc phiên dịch các công hàm trao đổi giữa triều đình Huế với Soái phủ Pháp
ở thành Gia Định Nhiều lần ông có sửa đi một số chữ nghĩa trong công hàm của hai bên để tránh những lời lẽ quá khích, xúc phạm tới triều đình và gây hại cho việc tạm hòa Ngoài ra, một số lần ông còn thông báo cho một số đại thần của triều Nguyễn như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ những âm mưu của thực dân Pháp Do ông là người công giáo, có thời gian làm việc với thực dân Pháp lâu dài, và triều đình lại luôn căm ghét đạo Ki - tô cho nên triều đình cũng như nhân dân luôn có thái độ không tin tưởng đối với ông Chính điều này cho nên một người tài năng, thông minh, giàu lòng yêu nước như ông lại không được đánh giá đúng và tin dùng như một số người khác
1862, ông xin thôi chức Từ - hàn, lui về quê, ông dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước Cho tới tháng 5 - 1863, ông đã thảo sẵn ba văn bản,
làm thành một kế hoạch hoàn chỉnh gửi lên triều đình Huế là Tế cấp luận,
Giáo môn luận và Thiên hạ phân hợp đại thế luận Sau khi thảo xong ba văn
bản quan trọng này, Nguyễn Trường Tộ còn thảo thềm bài Trần tình để phân
trần về tâm tư và hoàn cảnh riêng của mình, bởi ông sợ triều đình nghi ngờ vì
Trang 2015
mình đã từng làm việc với giáo sĩ Pháp
Trong lúc chờ đợi ở Sài Gòn, sau khi thôi làm phiên dịch cho Pháp ông
đã giúp xây cất tu viện dòng thánh Phaolo, số 4 Tôn Đức Thắng hiện nay Công cuộc xây dựng được bắt đầu tháng 9 năm 1862 và hoàn tất vào 18 - 7 -
1864 Cũng trong thời gian này, Nguyễn Trường Tộ sống trong những ngày buồn tẻ và bệnh tật Ông còn bị bệnh tê thấp, chính căn bệnh này đã hạn chế phần nào những hoạt động của ông
Từ 1861 - 1866, Nguyễn Trường Tộ chủ yếu ở Sài Gòn, không về Nghệ
An, ông cũng ít đi Huế, cho tới giữa năm 1866 mới được về Xã Đoài Trong năm này, ông được mời về Huế, đây là những năm tháng đầy triển vọng của ông Trong thời gian này, ông được vua Tự Đức chú ý đến và được triệu vào kinh giải quyết vấn đề tàu London Tuy nhiên, triều đình không sử dụng và nhà vua cũng nghe theo, cuối cùng Nguyễn Trường Tộ thấy mình ở Huế cũng không có gì để làm nên đã xin đi ra Quảng Bình để về Nghệ An
10 - 4 - 1866, Nguyễn Trường Tộ cùng với linh mục Croc và Nguyễn Hoàng rời Huế để đi Bố chính Sau đó ông cùng giám mục Gauthier đi về Xã Đoài, Nghệ An Nhưng không lâu sau ông quay lại Huế Lần quay lại này Nguyễn Trường Tộ thấy bức xúc về việc canh tân đất nước nhưng ông cũng thấy được rõ ràng và sâu sắc hơn những khó khăn trước mắt Vua thì nghi ngờ ông vì ông là người công giáo, các quan trong triều thì cổ hủ không hiểu về hoàn cảnh thực tế mà luôn ghen ghét sinh lòng đố kị với nhau
1867, Nguyễn Trường Tộ đã cùng với giám mục Gauthier và một số người khác đáp tàu đến Pháp Đây là giai đoạn mà Nguyễn Trường Tộ viết dâng lên triều đình Huế nhiều bản điều trần có giá trị nhằm góp phần cho công cuộc canh tân đất nước Gần 60 di thảo của ông được người đời sau sưu tầm và gìn giữ đã thể hiện tài năng, tư duy tài tình của ông trên nhiều phương diện về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự,…
Trang 21Nguyễn Trường Tộ là một cái tên ngày càng đến gần với thế hệ ngày nay Với tư duy và sự cống hiến của mình, ông được người đời gọi với những tên cao quý “người yêu nước sáng suốt”, “nhà cải cách lớn của dân tộc”,…ông xứng đáng là một danh nhân lịch sử của dân tộc với những công lao to lớn mà ông đã đóng góp cho sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam
1.2.2 Con người
Nguyễn Trường Tộ sinh ra trong hoàn cảnh đất nước ta hết sức bi đát Vua không phải bậc minh quân, đầu óc thủ cựu, xem người phương Tây là trên hết, chỉ biết vui chơi hưởng lạc Nguyễn Trường Tộ được du học thành tài và tiếp thu được tư tưởng tiến bộ, đồng thời ông thấy được hoàn cảnh đất nước hiện giờ, do đó ông luôn canh cánh nỗi ưu tư vì nước Ông thâu gom được nhiều kiến thức quý báu, cộng với tấm lòng yêu nước thương nòi thiết tha, ông đã ôm một giấc mơ canh tân đất nước, làm cho nước Việt trở thành một nước lớn mạnh Nguyễn Trường Tộ thông minh, học giỏi và tài năng, ông được dân gian truyền tụng là trạng Tộ Tuy nhiên, ông không đỗ đạt gì, có thể
vì ông là người công giáo nên không được đi thi hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử Do sớm tiếp xúc với phương Tây nên Nguyễn
Trang 2217
Trường Tộ rất giỏi ngoại ngữ, ông thông thạo nhiều thứ tiếng Đồng thời, ông
là người đầu tiên chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm của chính quyền nhà Nguyễn Ông bày tỏ đã làm quan là phải thanh liêm, tích cực, nhiều kinh nghiệm đề có thể hoàn thành nhiệm vụ, làm việc có ích cho dân Ngoài ra ông còn phản đối nền giáo dục lạc hậu, luôn lo lắng cho giáo dục nước nhà
Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, một người Công giáo yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỉ XIX Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm tôn giáo nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học độc đáo về nhân sinh, xã hội, so với các nhà tư tưởng Việt Nam cùng thời Bên cạnh đó ông còn đưa
ra không ít những kiến nghị trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, quốc phòng, ngoại giao Đọc năm mươi tám di thảo của ông chúng ta thấy được sự am hiểu sâu sắc của ông về nhiều lĩnh vực Song ông không chỉ là một nhà yêu nước mà còn là một triết gia lớn của Việt Nam Từ những di thảo của ông, độc giả dễ dàng nhận thấy rất nhiều luận điểm triết học có giá trị Ông bỏ ra cả cuộc đời để học tập và suy nghĩ cho dân tộc, vì dân tộc Ông tiên đoán trước mười lăm năm rằng thế nào đất nước cũng sa vào tình thế khốn quẫn, bi đát Ông trải lòng mình, suy nghĩ của mình lên những trang điều trần, ông ý thức được ý nghĩa những bản điều trần ấy cho tới mai sau vẫn còn giá trị
Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời đại giữa thế kỉ XIX ở Việt Nam Vua Tự Đức tuy đã có lúc tin dùng ông tuy nhiên nhà vua cũng như các nho sĩ, văn thân thời ấy chưa hiểu được luồng tư tưởng của ông nên chưa coi trọng đúng mức những kiến nghị canh tân của ông Trí tuệ ông như một luồng ánh sáng soi vào thời đại nhưng lại bị lãng quên Tuy bị phản đối và những bản điều trần gửi lên không được chấp nhận nhưng Nguyễn Trường Tộ vẫn luôn kiên trì, nhẫn nại Trong vòng mười năm,
Trang 2318
ông liên tục gửi lên vua Tự Đức và triều đình Huế rất nhiều bản điều trần Điều này cho chúng ta thấy được một con người luôn hết lòng vì nước vì dân Giáo sư Nguyễn Hữu Tá đã từng nói: “Ở tuổi ba mươi, Nguyễn Trường
Tộ đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Với tiềm lực chất xám rất quý như thế, nếu ông được tin dùng, được tạo điều kiện để hoạt động, tình thế có thể sẽ rất khác Bi kịch của Nguyễn Trường Tộ, ngẫm ra là một nghịch lí khó tin nhưng có thật Yêu nước nhưng không được giúp nước vượt qua đại họa ngoại xâm, thực sự
có tài năng xuất chúng nhưng vấp phải vật cản quá lớn - sự trì trệ bảo thủ, dị ứng với chủ trương duy tân, tự cường của triều đình Tự Đức và sự nghi ngờ dai dẳng của họ với những người tin theo Công giáo”
Với tư duy hơn người, nếu như những cải cách của Nguyễn Trường Tộ được thực hiện thì rất có thể Việt Nam đã thoát khỏi nạn mất nước năm 1884
Tư tưởng của ông đã vượt ra khỏi những giáo lí nho giáo để đối diện với thực
tế thời đại Năng lực tư duy sắc bén đã giúp ông hoàn thành nên những bản điều trần nhằm canh tân đất nước Tư tưởng, hành động của ông xứng đáng là người đại biểu tiến bộ cho một mô hình nho học sau này Nguyễn Trường Tộ còn là người có nhân cách cao đẹp, ngay từ những ngày đầu tuổi trẻ, dưới mái trường “Cửa Khổng sân Trình”, Nguyễn Trường Tộ đã có khát vọng riêng cho đời Ông từ giã con đường tiến thân bằng khoa cử, chính lí tưởng khác với một số người đương thời đã đưa Nguyễn Trường Tộ lên một tầm cao hơn Mặt khác, ông còn là một người có lòng yêu nước chân thành, đứng trước hoàn cảnh đất nước chịu xâm lược, Nguyễn Trường Tộ đã luôn cố gắng hết mình đi tìm con đường đổi mới đất nước
1.2.3 Trước tác
- Các bản điều trần và phúc trình
Trang 2419
1863, hiện chưa tìm thấy)
1863)
và hợp trong thiên hạ) Đây là bài "Hòa từ" được sửa chữa lại (1863)
(1866)
Kỳ] (1866)
về khi sang Pháp năm 1887)
Trang 2520
2, 1871)
các nước khác (tháng 2, 1871)
Trang 2621
càng trở nên rối ren phức tạp Uy tín của chính quyền dân chủ từ trung ương đến địa phương bị giảm mạnh Các cuộc khởi nghĩa, bạo loạn chống lại triều đình đã từng bị đàn áp khốc liệt vẫn tiếp tục nổ ra gây một cục diện vô cùng nguy hiểm, nhất là khi Tổ quốc đang lâm nguy trước nạn ngoại xâm Chỉ tính
từ tháng 7 - 1867 đến 1874, theo thống kê chưa đầy đủ đã có hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra ở Bắc Kỳ: Khởi nghĩa của Tạ Văn Sơn, Đặng Văn, Hoàng Dụ Thắng,… Vì phải vừa lo đối phó với giặc ngoại xâm, vừa phải đem quân đi đánh các vụ nổi loạn cho nên binh lính của triều đình bị san sẻ, sa sút Phần lớn binh lính là những người nông dân bị bắt đi lính, bị ngược đãi, tình trạng đảo ngũ diễn ra thường xuyên, vũ khí thì thô sơ chỉ là giáo mác, mã tấu, sung đại bác, thần công,… việc tập luyện của quân đội thì diễn ra sơ sài, tùy tiện Quân đội dưới thời Vua Tự Đức nói chung là yếu kém, không có sức chiến đấu,như vậy thì làm sao có thể đánh thắng được một đế quốc hùng mạnh như Pháp
Về kinh tế - xã hội, cuộc xâm lược của Pháp đã làm cho kinh tế xã hội nước ta khủng hoảng trầm trọng Nông ngiệp bị đình đốn Năm 1866, theo báo cáo của các tỉnh, cả nước có tới 900000 mẫu ruộng bị bỏ hoang Do bận việc chiến tranh nên mặc dù có ý thức cho công tác bảo vệ đê điều đã bị sao nhãng hoặc phải đặt xuống hàng thứ yếu Theo lịch sử triều Nguyễn, tình hình
vỡ đê từ năm 1858 đến năm 1874 đã xảy ra rất nhiều lần cho nên đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn và khổ cực
Công nghiệp và thủ công nghiệp thì bị đình đốn Việc buôn bán với nước ngoài được cởi mở hơn trước, nhưng hoạt đông ngoại thương của ta chủ yếu vẫn do thương nhân Hoa kiều chi phối Triều đình thiếu kinh nghiệm và nhân viên chuyên môn nên không thể kiểm soát được cơ chế của thương nghiệp nước ngoài Kết quả là thông thương trong và ngoài nước đều gặp khó khăn, làm cho tình hình kinh tế xã hội nước ta thêm phức tạp Con buôn người Hoa
Trang 2722
được dịp tung hoành trục lợi
Giáo dục Việt Nam thời kì này nhìn chung vẫn bị đóng khung trong khuôn khổ của giáo dục nho học, ít có tác dụng thiết thực đối với việc cải biến kinh tế - xã hội của đất nước
Trong bối cảnh đó, thì chưa nói đến việc đế quốc Pháp hùng mạnh như thế nào mà chỉ cần một cuộc bạo loạn trong nước cũng đã đủ khiến triều đình Huế bị điêu đứng và lung lay Xuất phát từ thực tế trên, Nguyễn Trường Tộ
đã gửi tới triều đình nhà Nguyễn bản điều trần Tế cấp bát điều với mong
muốn canh tân đất nước
1.3.2 Ý nghĩa nhan đề
Nguyễn Trường Tộ đặt tên cho bản điều trần số 27 là Tế cấp bát điều
Cũng giống như các tác phẩm khác của mình, ông thể hiện một phần nội dung
thông qua nhan đề Tế cấp bát điều có nghĩa là tám việc cần làm gấp Với
nhan đề trên, Nguyễn Trường Tộ đã tóm gọn nội dung của bản điều trần Trong hoàn cảnh đất nước lúc bây giờ, thực dân Pháp đang có ý đồ xâm chiếm, việc cần làm ngay lập tức là những việc liên quan đến vận mệnh dân tộc Đó là những vấn đề về chính trị, quân sự, ngoại giao, giáo dục,… Nguyễn Trường Tộ với tư duy nhạy bén và vốn hiểu biết của mình đã tìm ra được những việc cần làm mà cụ thể là tám việc Không mang ý nghĩa tượng trưng cao siêu, nhan đề là câu nói thẳng thắn, không vòng vo, đề cập đến vấn đề
một cách chính xác nhất Nguyễn Trường Tộ đặt nhan đề là Tế cấp bát điều
nhằm nhấn mạnh tám điều để người đọc có thể tìm hiểu thật kĩ khi đọc nội dung, qua đó thấy được việc quan trọng đối với đất nước lúc này là tám việc
mà tác giả nêu ra
1.3.3 Thể loại
“Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn
Trang 2823
giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy” [10; 300] Văn học trung đại là loại hình văn học nguyên hợp, “văn, sử, triết bất phân” Do đó, thể loại văn học trung đại vừa mang đặc điểm chức năng của văn học lại vừa mang đặc điểm của các chuyên ngành khác Văn chính luận là một thể loại xuyên suốt trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam “Chính luận là văn nghị luận bàn về các vấn đề hiện thực trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị, lịch sử Đó là những lĩnh vực mà đúng sai, thật giả, phải trái, lợi hại thường không dễ nhận ra.” [27; 390]
Chức năng, nội dung, tính chất,… là những tiêu chí khác nhau để phân loại văn chính luận Khi xét về chức năng trong giao tiếp, hành chính, “văn chính luận từ xưa đã chia thành các loại cáo, chiếu, biểu, tấu, thư, luận, tự, bạt, văn tế, hịch, điều trần, bình sử,…” [27; 391] Nội dung quan trọng nhất của văn chính luận là phản ánh các vấn đề có tính thời sự, cấp thiết Thông qua đó, tác giả nêu lên quan điểm của bản thân một cách khách quan chứ không phải đứng trên lập trường của riêng Đặc điểm nghệ thuật của văn chính luận thể hiện qua nhiều phương diện như: kết cấu, lập luận, giọng điệu, ngôn ngữ,… Tất cả các yếu tố nghệ thuật kết hợp với nhau góp phần làm rõ nội dung được biểu hiện Điều trần là một trong những loại thuộc văn chính luận và nó mang đầy đủ đặc trưng thể loại của văn chính luận về cả nội dung
và nghệ thuật
Điều trần là thể văn chính luận trình bày vấn đề theo từng điều mục
“Hai chữ điều trần, để nói về các văn bản của Nguyễn Trường Tộ có lẽ đã được sử dụng nhiều trong Tạp chí Nam Phong, số 100, số đăng tải văn bản đầu tiên của Nguyễn Trường Tộ với đầu đề “Nguyễn Trường Tộ điều trần, thiên hạ đại thế nguyên tập” [3; 103] Theo Trương Bá Cần, hai chữ điều trần thực ra, theo đúng nghĩa của chúng, chỉ là: “Trình bày rõ ràng theo từng điểm, từng việc Nhưng hai chữ điều trần, do được sử dụng để nói về các văn bản
Trang 2924
của Nguyễn Trường Tộ, đã được thông dụng đến độ trở thành một thuật ngữ
để chỉ các văn bản gởi lên nhà cầm quyền” [3; 103]
Điều trần có nội dung khá phong phú, nó viết về chính trị, quân sự, kinh
tế, văn hóa, giáo dục,… Viết để dâng lên vua nên tư tưởng được nêu ra trong các bản điều trần đều có căn cứ rõ ràng và nhất định từ thực tế Thông qua cơ
sở đó, người viết trình bày được rõ nét các nội dung cần bàn luận, người đọc cũng dễ dàng lĩnh hội và tiếp thu hơn Nghiên cứu điều trần từ góc nhìn thể loại là điều hợp lí để có thể hiểu sâu sắc nội dung và hình thức nghệ thuật tồn tại trong đó
Như đã nói ở trên, Nguyễn Trường Tộ có gần 60 di thảo, là các bản điều trần mà ông viết để gửi lên triều đình nhà Nguyễn với mong muốn canh tân
đất nước Tế cấp bát điều là một trong những bản điều trần tiêu biểu cho
phong cách văn chính luận của ông Những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của văn chính luận cũng là đặc trưng về nội dung, nghệ thuật của các bản điều trần Việc sáng tạo ra tác phẩm không nhằm khơi gợi thế giới quan duy mĩ mà qua đó ông muốn bày tỏ một cách thẳng thắn, mạnh mẽ thái độ của
bản thân trước thực tại của đất nước Khi nghiên cứu Tế cấp bát điều từ góc
độ thể loại cần chú trọng vào các đặc trưng văn chính luận đã nói ở trên Bản điều trần được xem như một cách giải quyết thiết thực bởi nó mang khuynh hướng tư tưởng, thuyết phục người đọc và có tác dụng thực tiễn rõ rệt Không chỉ thể hiện qua nội dung về các vấn đề như chính trị, quân sự, văn hóa, giáo
dục,…, đặc trưng thể loại trong Tế cấp bát điều còn biểu hiện qua nghệ thuật
Đó không chỉ là sự chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo trong diễn đạt mà còn là sự truyền cảm, thuyết phục trong ngôn ngữ, giọng điệu Điều này đã tác động tới
lí trí độc giả khiến những vấn đề trừu tượng hiện lên một cách rõ nét
Ngoài những cách hiểu trên, điều trần cũng có thể hiểu là một văn bản trình bày vấn đề một cách quy mô và có độ dày của nó Dù với cách hiểu nào
Trang 3025
thì điều trần vẫn là một thể văn chính luận có nhiều giá trị thực tiễn trải dài
hàng thế kỉ qua Tế cấp bát điều vẫn luôn xứng đáng là bản điều trần tiêu biểu
nhất của Nguyễn Trường Tộ
Trang 3126
Tiểu kết chương 1
Ở chương một, chúng tôi đã nghiên cứu về tác giả Nguyễn Trường Tộ và
tác phẩm Tế cấp bát điều Ông là nhà thơ, nhà văn có tư tưởng canh tân đất
nước tiêu biểu cuối thế kỉ XIX và có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam Ảnh hưởng của Nguyễn Trường Tộ đến các trí thức có tâm huyết với đất nước sau đó rất mạnh Là người mở đầu cho trào lưu canh tân đất nước ở nửa sau thế kỷ XIX, tư tưởng của ông đã khởi nguồn cho một
đã được thể hiện rõ qua Tế cấp bát điều Thuộc thể loại điều trần, tác phẩm đã
mang đậm những đặc trưng về nội dung cũng như nghệ thuật của văn chính
luận Tiếp cận Tế cấp bát điều từ góc độ thể loại là hướng đi đúng đắn, góp
phần đánh giá được vị trí văn chính luận của Nguyễn Trường Tộ trong dòng chảy văn chính luận trung đại
Trang 32lẽ nó như mũi dao găm, là thuốc nổ chống lại mọi sự bất công, cường quyền
2.1 Điều trần về chính trị, quân sự
Nguyễn Trường Tộ không phải là một nhà chính trị, đứng trên lập trường khách quan, ông không tham gia chính quyền, nếu theo cách hiểu hiện đại thì ông là một trí thức độc lập Nguyễn Trường Tộ chỉ là một nhà cải cách chính xác hơn là người có tư tưởng canh tân đất nước thông qua nhà vua và các quan lại triều đình Thế nên, ông đã gửi những đề nghị cải cách của mình lên triều đình Huế, và chỉ gửi cho những người có chức có quyền trong bộ máy nhà nước Với một hướng đi như vậy, Nguyễn Trường Tộ chủ trương tôn trọng chế
độ vua đang hiện hữu Và điều này cũng được thể hiện rõ trong tác phẩm Tế
cấp bát điều của ông Nghiên cứu tác phẩm này, độc giả sẽ dễ dàng tìm hiểu về
lĩnh vực chính trị Đó là lĩnh vực ông không đề nghị thay đổi gì cả, ông chỉ muốn củng cố trật tự xã hội lúc bấy giờ
2.1.1 Thiết lập lại bộ máy hành chính nhà nước
Nguyễn Trường Tộ đề nghị sát nhập một số tỉnh, huyện để tinh giảm biên chế và tăng lương cho các viên chức, như chúng ta thường nói ngày nay Ông nói: “Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây hợp lại có thể gấp đôi nước ta Một huyện của Trung Quốc có thể tương đương một tỉnh của ta Trên thế giới còn nhiều nước phân chia tỉnh huyện còn lớn hơn cả Trung Quốc nữa Trung Quốc có nhiều vị quan xin giảm bớt số viên chức hợp tỉnh huyện lại, ý cho rằng nhiều quan thì triều đình tốn nhiều lương bổng, dân gian bận rộn đón đưa, yêu sách.” [3; 239] “Phủ huyện Trung Quốc lớn thế còn đòi cắt giảm
Trang 3328
quan lại, huống hồ là ta… Vậy xin gấp rút xem xét địa thế, hợp hai ba tỉnh thành một tỉnh, hoặc ba bốn huyện thành một huyện, lấy sổ lương dư ra cấp thêm cho các quan hiện chức” [3; 239 - 240]
Ông thấy được tình trạng các quan ở Kinh thành bận rộn công việc không kể ngày đêm nhưng các quan ở tỉnh huyện thì đàn hát ca xướng vịnh Ông còn so sánh quan viên ngày xưa và ngày nay, ngày xưa có đức độ, biết giáo hóa dân chúng, đi tuần hành trong dân gian nhưng dản dị dễ dàng cho dân Trong khi đó quan viên ngày nay ngồi giữa công đường ngoài cái án thư bàn độc ra không còn biết việc gì khác Ông cho rằng vì lương bổng của quan lại thấp nên mới gây ra tình trạng tham ô, tham nhũng “Tôi thấy lương bổng một năm, tính hết tất cả các khoản của một lục bộ đại thần nước ta không bằng hai ngày rưỡi lương của một nguyên soái nước Pháp” [3; 240] Cho nên cần lựa chọn những người có tài thật sự, thải bớt người cũ không có năng lực
về quê làm công dịch, trả mức lương xứng đáng với công việc của họ
Chúng ta thấy được những tư tưởng trên đây của ông là điều rất đỗi tiến
bộ, ông đã chỉ ra được một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng của quan lại là do lương bổng của triều đình cấp quá thấp Đồng thời ông cũng đưa ra được một biện pháp khả thi và tích cực để giải quyết tình trạng trên là cắt giảm những quan lại không có năng lực, sử dụng hợp lí những người có tài, giảm bớt một số quan lại trung gian không làm việc được đến nơi đến chốn Nhờ vậy mà giảm bớt được gánh nặng cho triều đình và nhân dân, thay vào đó có thể tăng lương cho những người có năng lực làm việc Ngày này, tình trạng một bộ phận công chức nhà nước ngày càng giàu sang do ăn hối lộ Tình trạng tham nhũng, quan liêu hách dịch đối với người khác vẫn còn rất phổ biến thậm chí nó đã trở thành một vấn nạn của toàn đất nước Từ đó, chúng ta thấy được tầm nhìn của Nguyễn Trường Tộ lúc bấy giờ lớn lao biết bao và ngày nay chúng ta cũng có thể áp dụng những tư tưởng
Trang 3429
tiến bộ ấy về việc giải quyết vấn đề nêu trên
2.1.2 Sửa đổi võ bị
Nguyễn Trường Tộ là một người sớm được qua phương Tây du học, ông
có dịp qua La Mã, Hồng Kông, Pháp,… và thấy rõ lực lượng của nước họ Ông đã thấy rõ tổ chức quân đội của tư bản chủ nghĩa, võ khí trang bị của quân đội ấy Nhờ việc trang bị tốt như thế mà họ có thể đánh thắng kẻ thù ngoại xâm, dẹp được nổi loạn, và còn đi đánh chiếm được các nước yếu kém khác Ông cũng biết rõ các nước phương Tây đang mở rộng chinh phục các nước phương Đông Ở Việt Nam, cùng với quá trình mở rộng xâm lược của bọn thực dân, Nguyễn Trường Tộ ngày càng nhận rõ hơn dã tâm xâm lược của chúng Hơn nữa, ông còn thấy bọn giặc bể, bọn thổ phỉ đang hoành hành quấy rối cướp bóc nhân dân ta ở khắp mọi nơi Hai mối lo ngại “ngoại xâm và nổi loạn” là một thực tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX Chính vì thế, mặc dù là
người “chủ hòa” nhưng trong bản điều trần Tế cấp bát điều của mình, ông đã
nêu lên nhiệm vụ hàng đầu đó là “gấp rút chấn chỉnh võ bị”
Nguyễn Trường Tộ thấy rõ hơn ai hết sự yếu kém và tan rã của quân đội nhà Nguyễn Tình hình quân đội nhà Nguyễn lúc bấy giờ là liên tục thất bại trước kẻ thù Binh lính thì bị bọn vua quan bạc đãi, đói khổ, không chăm luyện tập nên không có tinh thần chiến đấu Hơn nữa họ lại bị đem đi đàn áp phong trào nông dân khởi nghĩa, tàn phá xóm làng và giết chóc bà con thân yêu của họ, cho nên đến thời Tự Đức, binh lính đã bỏ trốn về, và triều đình gặp nhiều khó khăn trong việc bắt lính Để bù cho đủ quân số, bọn quan lại đã bắt bọn du thủ du thực vào lính để khỏi phải tội và dễ dàng chế ngự Tài chính đất nước ngày càng suy sụp, thì binh lính càng bị đói Hơn nữa trang bị của quân đội lại rất kém, phần lớn chỉ là mã tấu, còn súng thì rất ít mà súng thì cũng đã rất lạc hậu Phần chỉ là súng đồng, đại bác lớn thì triều đình phong