1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phong tục hôn nhân của dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng

60 597 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Người Lô Lô ở miền núi phía Bắc Việt Nam là một trong 54 tộc người của dân tộc Việt Nam, có nhiều yếu tố văn hóa tộc người rất đặc sắc, đã và đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhiều n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

**********

NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN

PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA DÂN

TỘC LÔ LÔ Ở CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Phong tục hôn nhân của dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng” tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo

đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu

và rèn luyện tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tính là người đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình

tôi thực hiện đề tài này

Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía Thầy, Cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này

là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tính Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình trong khóa luận này

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

NXB : Nhà xuất bản

Tr : Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Mục đích nghiên cứu 3

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục khóa luận 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC LÔ LÔ Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 5

1.1 Sơ lược về dân tộc Lô Lô 5

1.1.1 Nguồn gốc 5

1.1.2 Địa bàn cư trú 7

1.1.3 Nhà cửa 7

1.1.4 Hoạt động sản xuất 10

1.1.5 Ngôn ngữ và chữ viết 11

1.1.6 Tổ chức xã hội 13

1.2 Khái quát về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng 14

1.2.1 Đặc điểm văn hóa 14

1.2.1.1 Trang phục 14

1.2.1.2 Ẩm thực 18

Trang 6

1.2.1.3 Văn hóa lễ hội dân gian 20

1.2.2 Đặc điểm về tôn giáo, tín ngưỡng 24

Chương 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮC VỀ PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA DÂN TỘC LÔ LÔ 28

2.1 Văn hóa hôn nhân và gia đình 28

2.2 Quan niệm về hôn nhân truyền thống trong việc lựa chọn vợ, chồng 29

2.3 Các nghi lễ cưới hỏi và giá trị văn hóa tộc người qua hôn nhân 34

2.3.1 Các nghi lễ 34

2.3.2 Giá trị văn hóa tộc người qua hôn nhân 39

2.4 Biển đổi và thực trạng trong hôn nhân của dân tộc Lô Lô 40

2.4.1 Những biến đổi về quan niệm 40

2.4.2 Thực trạng hôn nhân của dân tộc Lô Lô 42

2.5 Giải pháp 45

KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa tộc người, thống nhất trong đa dạng Vì vậy tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói chung, nghiên cứu văn hóa tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói riêng, đều có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao

Người Lô Lô ở miền núi phía Bắc Việt Nam là một trong 54 tộc người của dân tộc Việt Nam, có nhiều yếu tố văn hóa tộc người rất đặc sắc, đã và đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhiều nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu về bản sắc văn hóa của người Lô Lô đồng thời góp phần tìm hiểu làm rõ hơn về hôn nhân truyền thống của dân tộc này

Hôn nhân là một trong những thành tố quan trọng làm nên giá trị văn hóa trong phong tục tập quán của dân tộc Lô Lô nói riêng và các dân tộc ở Việt Nam nói chung, góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa dân tộc Cao Bằng – nơi có đường biên giới giáp với Trung Quốc, đây là vùng giữ vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc và là cái nôi của cách mạng Việt Nam Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, Cao Bằng đã tích lũy được một bề dầy lịch sử - văn hóa rất đa dạng và phong phú Đồng thời đây cũng là địa điểm cộng cư của nhiều dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Lô Lô, Dao… Các dân tộc này sinh sống xen kẽ nhau tạo thành một khối đoàn kết thống nhất, lại mang đến cho tỉnh Cao Bằng một nền văn hóa tộc người đặc sắc Người Lô Lô ở nơi đây có đời sống văn hóa phong phú

và đa dạng mang bản sắc riêng nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức

Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các tộc người

đã và đang làm cho văn hóa của người Lô Lô ở Cao Bằng có những biến động mạnh

Trang 8

Trước những tác động của kinh tế, của giao lưu tiếp biến văn hóa, Đảng

và Nhà nước ta đã đề ra những đường hướng phát triển văn hóa trong tình hình mới: bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo hướng “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

Vì những lý do trên, tôi xin được lựa chọn

“Phong tục hôn nhân của dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã được thừa hưởng những kết quả nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp hay gián tiếp ở những khía cạnh khác nhau

Đầu tiên là cuốn Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam, Khổng Diễn - Trần Bình, Nxb Thông tấn, (2011) Đây là cuốn sách chuyên khảo hoàn chỉnh về người

Lô Lô ở Việt Nam, chủ yếu là người Lô Lô ở Hà Giang, ở Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) Cuốn sách đã nghiên cứu rõ về môi trường tự nhiên, nguồn gốc lịch sử, dân số, đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa vật chất - tinh thần của người Lô Lô ở Việt Nam

Tiếp theo là cuốn Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nhiều tác giả, Nxb văn hóa dân tộc, (2012)

Và một số bài nghiên cứu, báo, tạp chí …

Tạp chí VHNT số 362, “Hôn nhân cổ truyền của người Lô Lô ở

Bảo Lạc – Cao Bằng”, tháng 8-2014, Tác giả : Mông Thị Xoan

caobangtv.vn, “Đám cưới của người Lô Lô”

vanhien.vn, “Biến đổi trong hôn nhân của người Lô Lô”

Trang 9

Đây là tổng quát kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về người dân tộc Lô Lô, đó là những gợi ý quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn của mình

Hôn nhân truyền thống của cộng đồng người Lô Lô ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh miền núi nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu các thế hệ sinh viên thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội cùng với các học giả trong nước tìm hiểu Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào nghiên cứu về tổ chức văn hóa xã hội Những công trình nghiên cứu về văn hóa của người Lô Lô ở Cao Bằng trong đó có hôn nhân truyền thống thì ít được quan tâm

Để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dựa trên các nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi cố gắng làm rõ những vấn đề về truyền thống và những biến đổi của hôn nhân và gia đình của người Lô Lô trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu điều kiện sinh sống và đặc trưng văn hóa của cộng đồng người

Lô Lô ở Cao Bằng

Khảo sát, nghiên cứu, về hệ thống các nghi lễ trong tập quán hôn nhân truyền thống của người Lô Lô ở Cao Bằng Tìm ra ý nghĩa của các nghi lễ đó Nghiên cứu những biến đổi của các tập quán trong hôn nhân người Lô

Lô ở Cao Bằng hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân của sự biến đổi Xác định những giá trị văn hóa đích thực trong hôn nhân của người Lô Lô ở Cao Bằng; tìm kiếm khuyến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị trong hôn nhân truyền thống của người Lô Lô

4 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu, giúp bạn đọc hiểu biết được về dân tộc Lô

Lô trên nhiều phương diện Đồng thời nhằm mục đích giúp bạn đọc hiểu biết

Trang 10

rõ về giá trị văn hóa trong hôn nhân truyền thống của dân tộc Lô Lô ở miền núi phía Bắc nói chung và ở Cao Bằng nói riêng Giúp cho bạn đọc hiểu và nhận thức đúng đắn hơn về hôn nhân, góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Qua đó khẳng định sức sống lâu bền của giá trị văn hóa, bảo tồn và phát huy một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Đồng thời góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho quá học tập, nghiên cứu của cá nhân tôi

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Phong tục hôn nhân của dân tộc Lô Lô

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phong tục hôn nhân của dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thực địa

Phương pháp liên ngành

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp truy vấn thông tin qua internet

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mởi đầu, nội dung, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Khái quát chung về dân tộc Lô Lô ở miền núi phía Bắc

Chương 2: Giá trị văn hóa đặc sắc về phong tục hôn nhân

của dân tộc Lô Lô

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC LÔ LÔ Ở MIỀN NÚI

PHÍA BẮC 1.1 Sơ lược về dân tộc Lô Lô

1.1.1 Nguồn gốc

Nguồn gốc lịch sử:

Người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ nguồn gốc thân thích với người Di

ở Trung Quốc Tuy vẫn còn tranh luận về thời điểm người Lô Lô đến Việt Nam, nhưng theo tiến sĩ Mai Thanh Sơn, Trưởng phòng Dân tộc học và Nhân học (Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) các nhà dân tộc học đều thống nhất: “Người Lô Lô thuộc ngữ tộc Tạng – Miến, ngữ hệ Hán – Tạng Đấy là cộng đồng cư dân sinh sống chủ yếu ở vùng Tây Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam Khác biệt dễ nhận thấy nhất là người Lô Lô vốn là cư dân sống ở miền núi Sau rất nhiều biến động lịch sử ở miền Tây Nam Trung Quốc thì họ di cư đến Việt Nam, trở thành cư dân của Việt Nam Sống ở miền núi, cách ứng xử của họ dựa trên kinh nghiệm, tri thức thích ứng được với vùng cao núi đá”

Dân tộc Lô Lô hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc (tiếng Trung:

彝族, bính âm: Yìzú, âm Hán Việt: Di tộc), là một trong số 54 dân tộc của

Việt Nam, cũng là một trong số các dân tộc thiểu số của Thái Lan, Lào và Trung Hoa

Dân tộc Lô Lô có nguồn gốc là dân tộc của Vương quốc Nam Chiếu, sinh sống ở vùng Tứ Xuyên, Trung Hoa Căn cứ theo tài liệu sử sách, sau khi Vương quốc Nam Chiếu suy tàn, một nhóm dân tộc Nam Chiếu đã di cư sang Việt Nam Nhóm dân tộc Nam Chiếu này chính là tổ tiên của người Lô Lô ở Việt Nam ngày nay

Trang 12

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thì năm Mậu Thìn (1508), người Lô Lô ở

Vân Nam tràn vào vùng Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa Người Lô Lô đến Việt Nam được chia làm nhiều đợt Người Lô Lô đến khai phá vùng đất Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang trước tiên

Vào thế kỉ XVIII, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Khổng Mìn, cùng 5-6 nghìn người Lô Lô đã đến vùng đất Mèo Vạc làm ăn sinh sống Cùng thời gian này có một thủ lĩnh đến khai phá vùng đất thuộc tỉnh Lai Châu Có một

bộ phận người Lô Lô ở vùng Đồng Văn sau này đã di chuyển sang vùng Cao Bằng để sinh sống Đó là số người Lô Lô ở hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm ( Cao Bằng) ngày nay 1, 29 31  

Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng)

Theo truyền thuyết kể lại rằng: Người Lô Lô có 7 anh em, 3 người rời quê hương Po Hạ (Trung Quốc) di cư sang Việt Nam tìm đất làm ăn rồi trên đường đi 1 người bị lạc, 2 người đến Đồng Văn (Hà Giang) đầu tiên, thì một người ở lại Đồng Văn, một người sang vùng tây nam Bảo Lạc (Cao Bằng) nay thuộc đất 2 xã Mông Ân và Nam Quang, họ ra sức khai khẩn đất đai, xây dựng gia đình và là tổ tiên của người Lô Lô ngày nay Câu truyện đầy màu sắc, huyền thoại nhưng khẳng định người Lô Lô có mặt ở Bảo Lạc và Đồng Văn từ rất sớm ít nhất cũng khoảng hơn 300 năm Họ là người có công đầu tiên khai khẩn đất hoang ở vùng này

Dân tộc Lô Lô (các tên gọi khác: Màn Dì, Mùn Di, Mùn Chì, La La, Qua

La, Lu Lộc Màn, Ô Man, Di Nhân, Di Gia…( theo tiếng Lô Lô, Mùn, Màn có nghĩa là người; Chì, Dì hoặc Di là tên dân tộc))

Nhóm địa phương: Lô Lô Hoa ở Hà Giang và Lô Lô Đen ở Cao Bằng

Trang 13

1.1.2 Địa bàn cư trú

Ở Việt Nam, Lô Lô là một trong sáu dân tộc ( Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si

La, Phù Lá, Lô Lô) của nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến thuộc họ Hán – Tạng Theo số liệu của cuộc “Tổng cục điều tra dân số và nhà ở” năm 1999 trong cả nước dân tộc Lô Lô có 3.307 người, tập trung đông nhất ở ba tỉnh là: Cao Bằng (1.936 người), Hà Giang (1.244 người) và Lai Châu (88 người)

1; 23

Dân số: 4.541 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)  7

Địa bàn cư trú: Người Lô Lô sống ở huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang, huyện Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng và huyện Mường Khương thuộc tỉnh Lào Cai

Người Lô Lô ở Cao Bằng đến nay vẫn giữ được vẹn nguyên các phong tục văn hóa đặc sắc, từ trẻ nhỏ đến người già trong bản vẫn sử dụng trang phục truyền thống Với nhiều nét đặc sắc cổ truyền, bí ẩn, ít người biết đến, văn hóa dân tộc Lô Lô được ví như một kho báu chưa được khai quật

Theo tài liệu dân tộc học, hiện nay cả nước chỉ có khoảng 3.000 hộ dân tộc Lô Lô với dân số trên 10 nghìn người, trong đó Hà Giang có khoảng 1.000

hộ, Cao Bằng hơn 2.000 hộ tập trung ở 4 xã Kim Cúc, Hồng Trị, Cô Ba (thuộc huyện Bảo Lạc) và xã Đức Hạnh thuộc huyện Bảo Lâm; chủ yếu là dân tộc Lô Lô đen Rất khó tìm hiểu văn hóa người Lô Lô vì họ sống trên núi cao, ngôn ngữ bản địa, truyền khẩu trong cộng đồng

1.1.3 Nhà cửa

Ở Việt Nam, người Lô Lô về cơ bản có ba loại hình nhà ở chính: nhà nền đất (người Lô Lô ở Hà Giang), nhà sàn (người Lô Lô ở Cao Bằng và Hà Giang) và nhà nền nửa sàn nửa đất (hiện nay không còn nữa)

Họ sinh sống trong những ngôi nhà có nhiều cấu trúc khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương và khả năng kinh tế của

Trang 14

mỗi hộ gia đình Đó là các loại nhà : sàn hay nền đất; tường xây bằng gạch hay tường trình bằng đất; thưng bằng ván hay bằng phiên tre, mái lợp ngói hay lợp cỏ gianh…

Sự thay đổi trên không chỉ về cấu trúc và nguyên vật liệu nhà ở mà cả về kiến trúc, cách bố trí sử dụng mặt bằng sinh hoạt

Loại hình nhà sàn

Nhà sàn là loại nhà truyền thống của người Lô Lô ở nước ta Cấu trúc ngôi nhà khá đơn giản, chủ yếu là nhà tạm, cột chôn sâu xuống đất, chỉ ở được vài ba năm là phải tu sửa, lợp lại mái Trước kia họ chọn sống trong nhà sàn một là do xưa kia nhiều rừng nên rất dễ kiếm các loại nguyên vật liệu làm nhà như tre, gỗ, nứa, cỏ gianh…; hai là, dân cư thưa, rừng còn nhiều, thú dữ cũng nhiều nên ở nhà sàn an toàn hơn ở nhà đất

Hiện nay mặc dù có nhiều biến đổi, ngôi nhà trệt lại được cho là thuận tiện hơn, nhưng ở nhiều nơi như Xín Cái – Mèo Vạc – Hà Giang và các xã thuộc Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng nhà sàn của người Lô Lô vẫn tồn tại phổ biến

Nhà sàn ở đây thì nền nhà và cấu trúc kiên cố hơn, cột được kê trên hòn

đá tảng (phà xăng), vách (tù phùy) thưng bằng gỗ, sàn bằng gỗ hay tre, mái lợp cỏ gianh hay ngói máng… Về mặt bằng dưới gầm sàn được sử dụng làm bếp lò nấu cám lợn, nhốt gia súc, gia cầm, để cối xay giã gạo và là nơi cất giữ nông cụ cùng các loại đồ đạc khác trong gia đình; sàn là mặt bằng chính để

ăn ở, ngủ nghỉ và thực hiện các sinh hoạt, đồng thời sàn cũng là nơi cất giữ lương thực và các loại đồ gia dụng quan trọng

Ở Cao Bằng người Lô Lô có trên 80 hộ dân, ở khá tập trung, mỗi làng từ

20 đến 25 nóc nhà Nhà cửa được sắp xếp theo một trật tự chung đó là dựa lưng vào núi, nhìn ra thung lũng nên tương đối thoáng mát Nhìn từ ngoài vào

Trang 15

có vẻ không khác mấy so với nhà của người Hmông nhưng khi quan sát cách thức bố trí, sử dụng không gian trong nhà thì mới thấy sự khác biệt

Đối diện với với cửa chính là bàn thờ tổ tiên, đặt sát vách, được làm bằng những miếng gỗ hoặc mo tre vẽ mặt hình nhân, tượng trưng cho các thế

hệ tổ tiên được thờ Đây có lẽ cũng là nét độc đáo có riêng ở dân tộc này Cũng giống như người Tày, Nùng kiến trúc nhà của người Lô Lô là nhà gỗ hoặc nhà đất có 3 gian và không có chái Gian chính để thờ tổ tiên và tiếp khách, nhà được làm bằng gỗ dựa trên các kèo gỗ từ 3 đến 5 hàng chân, những vỉ kèo được liên kết với nhau bằng những đòn tay ngang dọc; gian giữa

có nóc gọi là Xà Đốc, khi dựng Xà Đốc họ thường xem ngày lành tháng tốt để gia đình đầm ấm, làm ăn phát đạt

Loại hình nhà nền đất

Nhà nền đất của người Lô Lô chỉ thấy có ở Hà Giang Nhà nền đất của

họ phổ biến có cấu trúc dạng vì kèo 4 cột và 1 cột trốn Nhà thường chỉ có 3 gian, cũng có khi là 4 – 5 gian Theo người Lô Lô ở Hà Giang trong nhà vợ hay chồng đã chết mới được ở loại nhà 2 chái, nếu không thì chỉ được làm 1 chái

Nhà trệt của người Lô Lô thường cao hơn so với nhà trệt của người Hmông và người Dao Nhà có tường đất, mái lợp ngói âm dương, rạ, cỏ gianh… tương đối cao ráo, thoáng mát, vừa đảm bảo đủ ánh sáng, vừa có gác xép giống như tầng sàn của nhà sàn để làm chỗ cất giữ lương thực cùng với nhiều loại đồ đạc trong gia đình

Khi chuẩn bị xong các vật liệu xây cất nhà, người Lô Lô thường chọn một nơi đất tốt và chọn hướng cho hợp tuổi người chủ định làm nhà Họ phải quy chiếu các tiêu chí: tiền, hậu, tả, hữu, trước hết phải tìm tổ sơn, dò long mạch theo thế đất để tìm chỗ “tụ khí tàng phong” sau đó cho bảy hạt gạo chôn xuống đấy, ba ngày sau mở ra, thấy hạt gạo nở, không bị kiến gặm và di

Trang 16

chuyển thì nơi đó có sinh khí và làm nhà tốt Khi dựng cột cũng như lợp mái, người Lô Lô đều xem ngày giờ và làm lễ cầu an để trong quá trình làm nhà tránh được những bất trắc xảy ra

Mỗi làng thường có chung một khu rừng thiêng, cấm kỵ chặt phá

Người Lô Lô ở Cao Bằng cũng như ở Hà Giang đều thờ cúng ma cửa (co cho khưng) tại cửa chính và cho rằng ma cửa có nhiệm vụ canh giữ cửa, cùng

với các loại ma nhà khác bảo vệ cuộc sống yên lành ở trong nhà Một trong những biểu hiện của việc thờ cúng này là trong những ngày tết, nhất là tết Nguyên Đán họ có thắp hương ở chỗ cửa ra vào

Người Lô Lô rất kiêng để đồ uế tạp lên ban thờ, sợ ma quở trách Cũng ở gian giữa dành bố trí để tiếp khách và kê giường ngủ cho khách Khi không

có khách thì chỉ ông chủ và những con trai lớn của gia đình mới được ngủ ở đây Họ rất kiêng không được mang đồ uế tạp qua cửa chính

Trước đây họ kiêng không cho phụ nữ, nhất là khách lạ ngồi ở giữa của chính, vì họ sợ như thế sẽ reo rắc uế tạp, làm ma của phật ý gây ốm đau cho con cháu trong nhà Hiện nay thì không còn phổ biến nữa

1.1.4 Hoạt động sản xuất

Người Lô Lô trồng lúa nước trên ruộng bậc thang Ngoài ra cũng còn trồng ngô trên nương rẫy Chăn nuôi gia đình được chú trọng và là một nguồn thu nhập đáng kể Người Lô Lô biết buôn bán

Người Lô Lô theo chế độ phụ hệ, chung sống trong đại gia đình nhiều thế hệ Người Lô Lô chủ yếu là làm ruộng nương, khai thác vùng đồi núi để trồng trọt, đời sống nghèo khó và không ổn định Nhận thức về việc khai khẩn những vùng đồi, núi dốc chủ yếu làm nương thành đất định canh và phát triển thành ruộng bậc thang giúp đắc lực cho việc xóa đói giảm nghèo, đời sống đồng bào đã khá hơn trước Cùng với nông nghiệp ruộng nước, làm nương

Trang 17

trên núi, nhiều gia đình còn có những mảnh vườn để trồng rau cung cấp cho bữa ăn hàng ngày

Trong thực tế hầu như mọi hoạt động mưu sinh trong trong hệ thống nông lịch của họ đều xoay quanh hoạt động trồng trọt

Giống cây trồng gồm có: Lúa nếp, lúa tẻ, sắn và chiếm đến 50% diện tích là trồng các loại ngô…

Người Lô Lô có một chu trình canh tác khép kín, ít biến động và dựa hoàn toàn vào khí hậu, chế độ thủy văn nơi họ sinh sống Họ canh tác cây trồng chủ yếu vào mùa mưa - nóng khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch Người Lô Lô ở Hà Giang do địa hình núi đá chiếm đa số diện tích nên

có 2 loại nương là nương xếp đá và nương hốc đá

Còn ở Cao Bằng ruộng nước là chủ yếu họ dùng sức trâu hoặc bò để cày bừa

Bên cạnh đó, để cải thiện và tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, người Lô Lô còn làm các công việc như chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, đánh cá…

Do địa bàn cư trú của dân tộc Lô Lô là ở vùng sâu vùng xa nên trước đây nghề thủ công và hoạt động trao đổi, buôn bán kém phát triển đa số là tự cung

tự cấp, đủ để sử dụng Hiện nay do quá trình hội nhập nên cuộc sống ở nơi đây cũng đã đầy đủ và phát triển hơn

Mùa khô là thời gian dành cho các hoạt động có tính cộng đồng: lễ hội, cúng bái, cưới xin, làm nhà, thăm hỏi lẫn nhau, tu sửa mồ mả…

1.1.5 Ngôn ngữ và chữ viết

Từ xa xưa người Lô Lô đã có chữ viết riêng, thường được viết trên da thú và gỗ Tuy nhiên, những tài liệu này đang mất dần, chỉ còn sót lại rất ít mà người trẻ cũng không biết đọc

Trang 18

Ngôn ngữ và chữ viết: Tếng nói của người Lô Lô thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng, gần với ngôn ngữ Miến hơn Người Lô Lô

đã có dạng chữ viết riêng (chữ tượng hình) nhưng nay đã bị mai một

Người Lô Lô có chữ viết từ rất sớm, qua các di chỉ khảo cổ học ở núi Tam Sơn tỉnh Tứ Xuyên và ở Chu Khẩu Điếm Bắc Kinh… nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữ của người Lô Lô có trước chữ Trung Quốc cổ Hiện tại các

bộ chữ của người Lô Lô ở Việt Nam đã bị mai một, kể cả các thầy cúng trước đây vẫn sử dụng, nhưng nay không còn ai biết đến chữ viết của người Lô Lô nữa

Tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng một vài cụ già còn giữ lại được một số

di vật văn tự quý giá đó nhưng chính các cụ cũng không đọc nổi, nên chưa dám khẳng định đó là chữ xưa kia của người Lô Lô

Trong thực tế tiếng nói của người Lô Lô có sự khác nhau chút ít giữa người Lô Lô Hoa ở Hà Giang với Lô Lô Đen ở Cao Bằng

Trang 19

Trong xã hội người Lô Lô, ngoài trưởng làng, mỗi dòng họ đều có một

người đứng đầu, gọi là thầu chư (trưởng dòng họ) với nhiệm vụ thờ cúng tổ

tiên dòng họ và phải là người hiểu sâu về tập quán, biết cúng bái Những người này đóng vai trò quan trọng đối với việc tự quản, hướng dẫn các gia đình thành viên thực hiện các nghi lễ, chủ trì các lễ cúng dòng họ, đám ma, đám cưới, làm nhà mới, dàn xếp các vụ việc xích mích trong nội bộ dòng họ hay giữa người dòng họ mình với người ngoài dòng họ… Do vậy, chính họ là những người có tác dụng giữ gìn mối liên kết giữa các dòng họ, đảm bảo sự đoàn kết trong dòng họ, kế thừa và giữ gìn phong tục tập quán của tộc người

Lô Lô

Ngoài ra lớp người già trong xã hội Lô Lô cũng có vai trò rất quan trọng trong cộng đồng làng Đó là những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, hiểu biết sâu về phong tục tập quán nên luôn được dân làng kính trọng

và học hỏi Họ không chỉ có nhiệm vu dạy bảo con cháu về cách làm ăn, biết sống theo tập quán tộc người, biết tiến hành các lễ nghi theo phong tục mà còn được tham gia đóng góp ý kiến khi trong làng hay trong dòng họ có công việc chung, có những vấn đề cần đưa ra giải quyết

Trang 20

1.2.Khái quát về văn hóa, tôn giáo tín ngƣỡng

1.2.1 Đặc điểm văn hóa

1.2.1.1 Trang phục

Y phục nữ

Dân tộc Lô Lô từ lâu đời nay phụ nữ thường mặc quần hoặc váy màu đen, áo ngắn có trang trí nhiều hoa văn với nhiều màu đỏ, hồng, trắng, vàng, xanh da trời… Bộ y phục cổ truyền của người Lô Lô gồm: khăn, áo, dây lưng, quần, váy, xà cạp và tạp dề hay còn gọi là tấm che phía ngoài váy hoặc quần

Khăn ( quoay chế)

Phụ nữ Lô Lô ở tỉnh Cao Bằng sử dụng hai loại khăn, đó là khăn trắng

và khăn đen Khăn trắng được làm từ vải mộc tự dệt, dài 100 cm, rộng 20 cm; khăn đen ( cũng có thể màu chàm) được khâu từ vải tự dệt, dài 100 cm, rộng

50 cm Khi đội, họ đội khăn trắng trước bằng cách quấn xung quanh đầu, sau

đó khăn đen gấp làm ba theo chiều dài rồi quấn lên đầu 2 vòng và buộc phía sau, nếu còn thừa thì bỏ thõng xuống lưng Như vậy phụ nữ ở đây phải đội một lúc hai chiếc khăn với hai màu sắc khác nhau

Đáng chú ý là hai chiếc khăn này không thêu thùa, trang trí hoa văn và cũng không gắn các tua màu ở hai đầu khăn như phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang Lí

do là vì phụ nữ Lô Lô ở Cao Bằng vẫn duy trì tập quán trồng bông dệt vải và làm chàm nên hiện nay vẫn theo phong tục quấn khăn trắng ở trong, đội khăn đen hoặc chàm ra ngoài

Áo (sang mì piảng)

Phụ nữ Lô Lô Đen ở Cao Bằng mặc áo ngắn cổ vuông, xẻ ngực, cài khuy vải màu hoặc bằng đồng, trang trí ít hoa văn Áo của phụ nữ Lô Lô ở huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm trang trí hoa văn ở hai ống tay áo, phần sống lưng, nẹp ngực và mép gấu, mỗi bên ống tay áo có thêu và đáp các vòng vải nhiều màu sắc khác nhau, phần sống lưng áo được thêu những hoa văn hình hoa hay hình

Trang 21

vuông nhỏ nhưng bố cục sao cho thành 3 hay 4 hình vuông lớn hơn xếp dài theo lưng áo bằng các màu đỏ, vàng, trắng, hồng

Người Lô Lô ở Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn dệt vải thủ công và dùng những bộ trang phục dân tộc truyền thống Khác với phụ nữ Lô Lô Đen, phụ

nữ Lô Lô Hoa chủ yếu là mặc áo cánh, cổ tròn, xẻ ngực, quần ống què có trang trí hoa văn

Quần (sang mì lo)

Phụ nữ Lô Lô ở Cao Bằng và Hà Giang đều mặc quần màu đen hoặc chàm, dạng chân què, dài đến mắt cá chân, không có túi, cạp lá tọa hoặc luồn dây, không thêu thùa hay khâu ghép vải màu trang trí

Kiểu quần mặc trong lễ hội thì ống rộng hơn khoảng 35 – 40 cm, thậm chí còn rộng hơn, cạp cao từ 6 – 10 cm, mặt trước và mặt sau quần được trang trí hoa văn ở vị trí khá tương xứng nhau

Tạp dề (thu su)

Trước đây phụ nữ của dân tộc Lô Lô dùng tạp dề khá đơn giản chỉ là một miếng vải hình chữ nhật hoặc hình thang cân, hẹp dần về phía cạp

Khi đeo tạp dề, họ để một đầu cạp ở chỗ ngang rốn phía trước mặt, sau

đó quấn đầu kia vòng qua sau lưng như kiểu mặc váy quấn và quấn về phía trước mặt, sau đó buộc dây thắt lưng ra ngoài Mảnh tạp dề có chiều ngang từ

70 cm đến 100 cm, còn chiều dọc từ 50 cm đến 60 cm, do đó khi mặc tạp dề dài đến gần bắp chân

Tạp dề có đặc điểm là phần giáp với cạp và một phần nhỏ ở giữa không trang trí hoa văn, còn lại các phần khác đều được trang trí rất nhiều hoa văn khác nhau bằng cách thêu hoặc ghép những miếng vải màu đỏ, hồng, vàng, trắng, xanh, họ đính các tua sợi màu, hạt cườm hay những đồng tiền kẽm dọc theo đáy và hai cạnh

Trang 22

Nhưng hiện nay chỉ có phụ nữ dân tộc Lô Lô ở Hà Giang vẫn dùng tạp

dề còn phụ nữ ở Cao Bằng thì không còn dùng nữa

Dây lưng (thu su pi)

Ở Cao Bằng, dây lưng của phụ nữ Lô Lô làm bằng vải màu chàm rộng

50 cm, dài khoảng 100 cm, giống như chiếc tạp dề ngắn nhưng không trang trí hoa văn

Phụ nữ Lô Lô ở Đồng Văn - Hà Giang thì sử dụng 4 chiếc dây lưng mỏng và nhỏ, có trang trí các tua sợi hay len màu hồng, vàng và xanh ở các đầu dây, cũng có trường hợp dây lưng làm bằng vải đen hay chàm mà hai đầu được thêu và gắn những tua chỉ xanh đỏ sặc sỡ

Xà cạp (thí ly)

Xà cạp của phụ nữ Lô Lô thường làm bằng vải hoa màu hơi tối hay vải màu đen hoặc chàm Xà cạp có đặc điểm là được khâu thành ống giống như ống chân Đầu dưới của xà cạp được luồn dây chun, còn đầu trên thì buộc dây

Xà cạp của phụ nữ Lô Lô được trang trí khá đẹp Nhất là dây buộc tuy nhỏ nhưng được trang trí các tua sợi hay len màu hồng, vàng, và xanh

Váy (dung)

Phụ nữ Lô Lô thường mặc váy trong những ngày lễ hội, đặc biệt khi chết

họ cũng được mặc váy khi khâm liệm Váy được may dạng hình ống hoặc quấn khá rộng, dài qua đầu gối người mặc, váy chiết li hai phần (dưới cạp và gần đầu gối) Nếu là váy quấn, phía 2 đầu của cạp có khâu thêm dây bằng vải

để buộc vào bụng khi mặc Váy của họ không trang trí hoa văn

Giày

Thường ngày phụ nữ Lô Lô ít đi giày nhưng trong ngày lễ, tết cổ truyền hoặc trong những ngày trời lạnh họ có đi giày vải Trước đây, họ có tập quán làm giày từ vải đã được nhuộm chàm, nhưng từ lâu họ bỏ tập quán này và đi

Trang 23

mua giày ở chợ để đi Hiện nay trong những ngày lễ, phụ nữ Lô Lô thường đi loại giày vải nhung đen có quai hậu của Trung Quốc, còn ngày thường thì đi dép nhựa Riêng các cụ già thì vẫn thường đi chân đất

Bộ trang phục nữ giới của dân tộc Lô Lô khá là đẹp, được làm rất công phu, trang trí các loại hoa văn như: Hoa văn hình học (hình tam giác, hình vuông), hình quả thảo quả, hình chim “ngó bá thể hiện trình độ, khiếu thẩm

mỹ tinh tế của đồng bào Với sắc màu nóng đậm, bộ trang phục nữ Lô Lô được kết hợp với những đồ trang sức bằng bạc, nhôm có sắc trắng, sáng lấp lánh cho thêm phần duyên dáng

Y phục nam

Đàn ông Lô Lô mặc bộ y phục (áo, quần, mũ và khăn)

Mũ và khăn

Trước đây đàn ông Lô Lô thường đội khăn dài, giống như khăn của phụ

nữ, màu chàm hay màu đen, dài khoảng 200 cm, rộng 24 cm, có đính nhiều tua màu và thêu trang trí hoa văn ở 2 đầu Khi đội thì quấn quanh đầu như đội khăn xếp của người Việt xưa kia Hiện nay lớp người già và trung niên thường đội mũ nồi hay mũ dạ, mũ lưỡi trai của Trung Quốc, còn lớp thanh niên thì để đầu trần

Áo (sang pỏ pìang)

Đàn ông Lô Lô ở Cao Bằng mặc loại áo 5 thân được làm từ vải chàm tự dệt, giống như áo của phụ nữ người Nùng, khoét nách, xẻ tà, cổ tròn và có hò, cài khuy về nách phải Khuy áo gồm 4 chiếc bằng đồng hay nhựa, trong đó một chiếc cài ở phía dưới cổ, chiếc thứ hai cài ở ngực, chiếc thứ ba cài ở nách

và chiếc thứ tư cài ở chỗ xẻ tà Áo khá dài, tà áo phía trước được cắt ngắn đến chỗ xẻ tà rồi khâu một cái túi ở phía trên Trên áo của họ chỉ có một túi, không thêu hoa văn hay dáp vải màu

Trang 24

Quần (sang pỏ lo)

Đàn ông Lô Lô mặc loại quần giống như quần của đàn ông người Nùng hoặc người Hmông Quần màu đen hay chàm, cạp lá tọa, ống rộng, dài đến mắt cá chân, không có túi So với áo thì việc cắt may quần còn đơn giản hơn nhiều Hiện nay, nhiều người đàn ông Lô Lô ưa thích mặc loại quần bộ đội hoặc quần Âu

Giày, dép

Trước đây đàn ông Lô Lô đi loại giày giống như giày của phụ nữ, do chính họ tự làm hoặc đi mua ở chợ Hiện nay, đàn ông Lô Lô có tuổi thường

đi loại giày vải ba ta đế bằng cao su do các nhà máy giày sản xuất, thanh niên

đi giày như thanh niên người Kinh Có nhiều người, kể cả nam hay nữ thích

đi dép nhựa Trong những ngày hè hay lúc đi lao động họ thường hay đi chân đất

Ngày nay, cùng với sự phát triển, đổi thay của nông thôn miền núi, các gia đình người Lô Lô cũng đã mua sắm được các trang thiết bị như xe máy, ti

vi, máy xay xát…mua sắm được nhiều quần áo Đối với đàn ông, trang phục thường được mua ở chợ, mỗi bộ quần áo trên dưới 100 nghìn đồng, nhưng với phụ nữ, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống từ những bộ trang phục của dân tộc, với giá trị bằng cả con bò

Lô Lô ở Hà Giang thường hay ăn ngô, còn người Lô Lô ở Cao Bằng thì ăn gạo là chính

Trang 25

Những món ăn mà người Lô Lô chế biến: mèn mén, cơm ngô, bánh ngô, cơm, cháo… người Lô Lô rất thích ăn đồ nếp nhất là xôi nhiều màu, bánh dầy, bánh trưng, bánh rán, bánh sừng bò… Những loại bánh này rất cần thiết khi thực hiện một số nghi lễ và làm quà lúc đi thăm hỏi nhau

Nguồn thực phẩm của người Lô Lô chủ yếu là các sản phẩm chăn nuôi

và tự gieo trồng Họ nuôi khá nhiều gà, lợn, vịt, ngan, dê, bò… với mục đích

để cung cấp thực phẩm hàng ngày, cho các nghi lễ và khi gia đình có khách tới thăm Ngoài chăn nuôi họ còn gieo trồng thêm nhiều loại rau và cây ăn quả như đậu, mướp, bầu, bí, rau bào, rau rền, rau cải…Chúng đã góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày của người Lô Lô

Những món ăn trong ngày thường:

Chế biến từ tinh bột: cơm tẻ, cơm ngô, xôi, cơm tẻ đồ, mèn mén ( mù phu), cơm lam…

Chế biến từ thực phẩm: thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, nhộng… được chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy theo sở thích và điều kiện của từng gia đình, có các dạng phổ biến như xào, nấu, luộc, hầm, rán, nướng… Với rau, củ , quả thì có các dạng như luộc, xào, hấp, nấu…

Những món ăn trong dịp tết và lễ: Ngoài một số món ăn đã được kể ở trên, trong dịp tết Nguyên Đán, tết tháng Bảy âm lịch, lễ cưới, lễ vào nhà mới… người Lô Lô còn chế biến nhiều món ăn khác như đánh tiết canh, thịt quay, nướng… và làm bánh trôi (pẻ po), bánh rán (mù dủ trò), bánh trưng (mù chiang), bánh dày (mù phí thông)…

Đồ uống: Người Lô Lô rất thích uống rượu, chủ yếu là loại riệu tự cất, trong nhà hầu hết ai cũng biết uống rượu Rượu là đồ uống được người Lô Lô

sử dụng nhiều trong những ngày tết và lễ, nhất là khi gia đình có công việc Đặc biệt trong những ngày tết khi cúng tổ tiên, làm lễ vào nhà mới hay trong đám cưới, đám ma… nhất thiết phải có rượi để bày lên bà cúng

Trang 26

Nước uống hàng ngày - thói quen có từ rất lâu đời của dân tộc Lô Lô cũng như một số dân tộc miền núi khác là nước nấu với một số lá cây rừng vừa mát vừa bổ

Họ hút thuốc lào và thuốc lá tự trồng, khách nam đồng tộc đến nhà sẽ được mời điếu thuốc đầu tiên sau đó mới mời rượu và nước chè Phụ nữ dân tộc Lô Lô thì ăn trầu

Xưa kia phần lớn gia đình Lô Lô chỉ ăn 2 bữa chính: bữa chính buổi sáng từ 6-7 giờ, sau đó đi làm đến 12 giờ trưa hoặc muộn hơn thì ăn bữa phụ, còn bữa chính thứ 2 ăn vào buổi tối từ 18-19 giờ Hiện nay do đời sống kinh

tế được cải thiện hơn nên hầu hất các gia đình dân tộc Lô Lô đều ăn 3 bữa chính

Người Lô Lô rất coi trọng cung cách ăn uống, những bữa ăn chính trong ngày tất cả các thành viên phải có mặt ở nhà cùng ngồi vào bàn ăn, nếp ăn uống này đã trở thành một thói quen, không có hiện tượng “ người ăn trước,

kẻ ăn sau” trừ những người vắng nhà Tập quán này thể hiện được tính cộng đồng, cộng cảm của họ

Nơi bày mâm thường ở gian chính giữa ngay chỗ gần bàn thờ Về vị trí ngồi ăn hàng trên ở phía gần bàn thờ là nơi ngồi của ông, bố, và các con trai lớn tuổi, hàng ở phía giáp với bếp là nơi ngồi của bà, mẹ và con dâu thứ, hàng

ở phía dưới giáp với của chính đối diện với hàng ông và bố là nơi ngồi của trẻ

em, hàng còn lại là chỗ ngồi của con dâu cả và các con gái đã có chồng Họ kiêng không cho con dâu ngồi đối diện với ông và bố chồng Họ kiêng không

để đũa lên miệng bát khi đang ăn hoặc khi đã ăn xong

1.2.1.3 Văn hóa lễ hội dân gian

Văn nghệ dân gian:

Văn học, múa hát, trống đồng, trang trí…Một trong những điểm nhấn trong văn hoá của người Lô Lô đó là bộ trống đồng cổ mà dân tộc này sử

Trang 27

dụng trong các dịp cúng thổ thần, tổ tiên và trong đám tang Người Lô Lô xem trống đồng là một báu vật thiêng liêng mà cha ông truyền lại, là biểu tượng sức sống của dân tộc, nối cõi thường với tâm linh

Là một trong số ít các dân tộc ở nước ta hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thuỷ Truyện kể rằng: xưa có nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng

to, em vào trống đồng nhỏ Hai chị em thoát chết nhờ trống nổi lên mặt nước Hết lụt họ ở trên núi, sống với nhau thành vợ, thành chồng Họ là thuỷ tổ của loài người tái sinh

Trống đồng với tư cách là nhạc khí chỉ được dùng trong đám tang, giữ nhịp cho các điệu múa dân gian của cộng đồng Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ không ở trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống

Trống đồng không những là một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn giáo Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên Chỉ có trong đám

ma mới đánh trống đồng Ngày thường, người ra chôn trống dưới đất ở nơi sạch sẽ, kín đáo

Không chỉ tự hào là một trong những dân tộc có mặt sớm ở vùng đất này, tự hào về nền văn hoá trống đồng cổ, chữ viết tượng hình xa xưa mà đồng bào còn tự hào về vốn văn hoá dân gian phong phú của mình qua những điệu múa, làn điệu dân ca, truyện cổ tích…

Trang 28

Cũng như các dân tộc thiểu số khác, văn hóa, văn nghệ Lô Lô được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và được lưu lại trong trí nhớ người dân Những câu chuyện cổ tích mang vẻ hoang đường, thần thoại những đã phác lên được vũ trụ quan sinh động của dân tộc này trước các hiện tượng thiên nhiên và xã hội Những bài ca, tiếng hát chứa chan tình yêu con người, cuộc sống, thiên nhiên được ví như là viên ngọc quí đóng góp vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Lịch:

Ở Bảo Lạc – Cao Bằng vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ trước, người Lô Lô có cách tính lịch ngày, tháng, năm để căn cứ vào đó mà thực hiện các hoạt động sống, nhất là trồng trọt, dựng nhà cưới xin…

Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, không có tháng 2, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật:

Tháng 1 – cho la – tháng con hổ

Tháng 3 – soong rông – tháng con ong

Tháng 4 – Lài la – tháng con rắn

Tháng 5 – Nga la – tháng con gấu

Tháng 6 – Khu la – tháng con ngựa

Tháng 7 – Xê la – tháng con dê

Hiện nay thì họ tính lịch gần giống người Tày nên đã có tháng 2

Theo lịch Lô Lô tất cả các tháng đều có 30 ngày, không có tháng thiếu

và không có tháng đủ

Trang 29

Múa dân gian:

Múa dân gian là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu được trong đời sống của người Lô Lô đặc biệt là trong đám tang, các điệu trong tang ma dân tộc Lô Lô khá phong phú và mang ý nghĩa rất riêng biệt Múa trong tang ma được người Lô Lô coi như đạo lí làm người, là lẽ sống của những người ở lại đối với người về với tổ tiên Những điệu múa mang tính tập thể cụ thể hóa cảm xúc của mình Tất cả đều muốn biểu lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, nỗi buồn chung của cả đồng tộc đối người quá cố và gia quyến.1; 259 260  

Người Lô Lô có đời sống văn hóa tinh thần rất cao Những cụ già ở Khuổi Khon kể: Người xưa bảo từ khi có trời đất, có con người thì cũng có lời ca tiếng hát Trong các dịp lễ cưới, lễ mừng thọ, lễ đặt tên con, mừng nhà mới, trai gái tìm hiểu tình yêu đôi lứa đều có hát dân ca và có những bài dân

ca riêng cho từng lễ Người Lô Lô có bài hát mời khi có khách lạ vào làng Nếu khách là gái thì trai làng hát mời, nếu khách là trai thì gái bản hát mời Những cuộc hát đối ngày lễ thường đông người, hát thâu đêm đến sáng Đặc biệt, trong lễ “Ma khô”, thầy cúng đọc những bản trường ca dài bảy ngày đêm không hết, kết hợp với tiếng trống và những điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng

Trang 30

cách đây gần 2.000 năm Đây được xem là văn hóa vật thể có giá trị rất lớn, chứng minh cho người cổ sớm sinh sống có nền văn minh đồ đồng tại Cao Bằng

Ngoài trống đồng người Lô Lô còn có sáo ca lế, một loại nhạc cụ dân gian hết sức độc đáo

Các trò chơi dân gian:

Trong các dịp hội, tế lễ, ma chay người Lô Lô thường tổ chức vui chơi,

ca hát nhảy múa, tung còn, đánh quay, đánh yến…

1.2.2 Đặc điểm về tôn giáo, tín ngưỡng

“Vì cho rằng mọi vật đều có linh hồn, nên người Lô Lô có tín ngưỡng đa

thần Nềnh là khái niệm duy nhất họ dùng để gọi các thế lực siêu nhiên Theo quan niệm của họ có nhiều loại nềnh ( ma làm hại người) và mồng mồng vằng

( ma làm hại gia súc) Người chết đều thành ma sau khi chôn cất người quá cố khoảng một đến hai tháng, con cháu phải làm lễ đón ma về nhà để thờ cúng

Ban thờ tổ tiên ( này tắng), là nơi linh thiêng nhất trong ngôi nhà

Người Lô Lô cho rằng mỗi làng đều có ma cai quản đó là ma bản, có thể phù hộ hoặc làm hại dân làng, nên mỗi năm họ thường tổ chức cúng ma bản một lần Khi trong làng có những sự kiện rủi do đột xuất, họ cũng tổ chức cúng ma bản Mỗi lần cúng, các thành viên trong làng đều tự nguyện đóng góp lễ vật và tham gia thụ lễ Xưa kia mỗi làng Lô Lô thường có một khu rừng cấm, đó là nơi trú ngụ của ma bản, tục lệ Lô Lô cấm tuyệt đối, không cho phép chặt phá cây cối, khai thác lâm sản, săn bắt… Ở khu rừng cấm này.”

Ngày đăng: 06/09/2017, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khổng Diễn - Trần Bình , (2011), Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam, Nxb Thông tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam
Tác giả: Khổng Diễn - Trần Bình
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2011
2. Lò Giàng Páo, “Huyền thoại về cây bông của dân tộc Lô Lô ở vùng biên giới”, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, số 4, tháng 12-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyền thoại về cây bông của dân tộc Lô Lô ở vùng biên giới”, "Tạp chí Nghiên cứu dân tộc
3. Mông Thị Xoan, “Hôn nhân cổ truyền của người Lô Lô ở Bảo Lạc – Cao Bằng”, vanhien.vn, Tạp chí VHNT, số 362, tháng 8-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân cổ truyền của người Lô Lô ở Bảo Lạc – Cao Bằng”, "vanhien.vn, Tạp chí VHNT
4. Nhiều tác giả (2012), Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Dân tộc
Năm: 2012
5. F.Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước
Tác giả: F.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1961
9. vanhien.vn, Biến đổi trong hôn nhân của người Lô Lô Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w