MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNH BIỂU, HÌNH VẼ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1 1.1. Chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp 1 1.1.1. Khái niệm sản phẩm và chất lượng sản phẩm 1 1.1.2. Các thuộc tính của chất lượng sản phẩm 2 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 4 1.1.3.1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 4 1.1.3.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 5 1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp 6 1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm 6 1.2.2. Mục tiêu của quản lý chất lượng sản phẩm 7 1.2.3. Các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm 7 1.2.4. Nội dung của quản lý chất lượng sản phẩm 8 1.2.4.1. Hoạch định chất lượng 8 1.2.4.2. Tổ chức thực hiện 9 1.2.4.3. Kiểm tra chất lượng 9 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm 10 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT 11 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 11 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty 11 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 13 2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty 19 2.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 20102013 21 2.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 24 2.3. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 28 2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định chất lượng tại Công ty 28 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện 29 2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra sản phẩm tại Công ty 29 2.3.4. Thực trạng công tác điều chỉnh và cải tiến 31 2.4. Đánh giá quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 32 2.4.1. Điểm mạnh 32 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 33 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT. 36 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 36 3.1.1. Mục tiêu về chất lượng sản phẩm của Công ty đến năm 2020 36 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết. 36 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 37 3.2.1. Hoàn thiện công tác hoạch định chất lượng 37 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện 38 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra sản phẩm 40 3.2.4. Hoàn thiện hoạt động điều chỉnh và cải tiến 41 3.3. Một số kiến nghị 41 3.3.1. Kiến nghị cho Nhà nước 41 3.3.2. Kiến nghị cho Công ty 42 KẾT LUẬN TAÌ LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, trên con đường hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình nhưng một mặt cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp để đẩy mạnh thương mại hóa toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nền kinh tế mở cửa là lúc vấn đề chất lượng được quan tâm hơn bao giờ hết, chất lượng sản phẩm quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn, có giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trong cạnh tranh và ngược lại sẽ rất khó đứng vững trên thị trường. Từ thực tế đó, đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cải tiến và đổi mới liên tục, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là cách hiệu quả nhất để các doanh nghiệp có thể tồn tại và thành công khi điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi mà các doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép về sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà còn chịu sức ép về chất lượng, giá cả, dịch vụ … Vì vậy, việc quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về các hoạt động quản lý tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết, em nhận thấy rằng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm của công ty còn tồn tại nhiều hạn chế cần được xem xét, giải quyết để nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, em xin phép được chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết” làm đề tài chuyên đề thực tập của mình. Em hy vọng rằng với những biện pháp em đưa ra sẽ giúp ích được cho hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty. Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết. Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền cùng các anh chị, cô chú làm việc tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết đã giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CLSP Chất lượng sản phẩm 2 CNĐKKD Chứng nhận đăng kí kinh doanh 3 ISO International Organization for Standardization 4 QLDN Quản lý doanh nghiệp 5 SXKD Sản xuất kinh doanh 6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam DANH MỤC HÌNH BẢNG TRANG Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết…….14 Hình 2.2. Cơ cấu lao động tại Công ty giai đoạn 20122014…………………18 Hình 2.3. Quy trình công nghệ sản xuất…………………………………………19 Hình 2.4. Quy trình công nghệ sản xuất gạch nung tại công ty………………20 Hình 2.5. Biểu đồ doanh thu của công ty giai đoạn 20102013……...…….…23 Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty 20122014……………….……………17 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 2010 – 2013…………………………………………...................22 Bảng 2.6. Tiêu chuẩn về kích thước gạch rỗng nung…………………………..25 Bảng 2.7. Mức khuyết tật cho phép với gạch rỗng nung……………………….25 Bảng 2.8. Tiêu chuẩn về tính năng cơ lý với gạch rỗng nung.........................26 Bảng 2.9. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào năm 2013………………………….27 Bảng 2.10. Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng 20112013…………...………………...…27 Bảng 2.11. Quy định thành phần hóa học trong đất sét…………..…………..30 Bảng 2.12. Chỉ tiêu kích cỡ hạt………………………………………………..….30 Bảng 2.13. Chỉ tiêu cơ lý……………………………………………………..……31
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNH BIỂU, HÌNH VẼ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1
1.1 Chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp 1
1.1.1 Khái niệm sản phẩm và chất lượng sản phẩm 1
1.1.2 Các thuộc tính của chất lượng sản phẩm 2
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 4
1.1.3.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 4
1.1.3.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 5
1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp 6
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm 6
1.2.2 Mục tiêu của quản lý chất lượng sản phẩm 7
1.2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm 7
1.2.4 Nội dung của quản lý chất lượng sản phẩm 8
1.2.4.1 Hoạch định chất lượng 8
1.2.4.2 Tổ chức thực hiện 9
1.2.4.3 Kiểm tra chất lượng 9
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm 10
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT 11 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 11
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty 11
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 13
2.1.3 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty 19
2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2013 21
Trang 22.2 Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng
Đoàn Kết 24
2.3 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 28
2.3.1 Thực trạng công tác hoạch định chất lượng tại Công ty 28
2.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện 29
2.3.3 Thực trạng công tác kiểm tra sản phẩm tại Công ty 29
2.3.4 Thực trạng công tác điều chỉnh và cải tiến 31
2.4 Đánh giá quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 32
2.4.1 Điểm mạnh 32
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 33
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT 36 3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 36
3.1.1 Mục tiêu về chất lượng sản phẩm của Công ty đến năm 2020 36
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 36
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết 37
3.2.1 Hoàn thiện công tác hoạch định chất lượng 37
3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện 38
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra sản phẩm 40
3.2.4 Hoàn thiện hoạt động điều chỉnh và cải tiến 41
3.3 Một số kiến nghị 41
3.3.1 Kiến nghị cho Nhà nước 41
3.3.2 Kiến nghị cho Công ty 42
KẾT LUẬN
TAÌ LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, trên con đường hội nhập sâu rộng nền kinh
tế quốc tế, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể pháthuy hết khả năng, tiềm lực của mình nhưng một mặt cũng đặt ra những tháchthức đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp để đẩy mạnh thương mại hóatoàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Nền kinh tế mở cửa là lúc vấn đề chất lượng được quan tâm hơn baogiờ hết, chất lượng sản phẩm quyết định đến sự thành bại của mỗi doanhnghiệp, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn, có giá cả hợp lýphù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trongcạnh tranh và ngược lại sẽ rất khó đứng vững trên thị trường Từ thực tế đó,đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cải tiến và đổi mới liên tục, nâng cao chấtlượng sản phẩm Đây là cách hiệu quả nhất để các doanh nghiệp có thể tồn tại
và thành công khi điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi mà các doanhnghiệp không chỉ chịu sức ép về sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài màcòn chịu sức ép về chất lượng, giá cả, dịch vụ … Vì vậy, việc quản lý chấtlượng sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo, nâng caochất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Tuy nhiên hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp của ViệtNam vẫn chưa được quan tâm đúng mức Qua thời gian nghiên cứu và tìmhiểu về các hoạt động quản lý tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng ĐoànKết, em nhận thấy rằng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm của công tycòn tồn tại nhiều hạn chế cần được xem xét, giải quyết để nâng cao chất
lượng sản phẩm Vì vậy, em xin phép được chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý
chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết” làm
đề tài chuyên đề thực tập của mình Em hy vọng rằng với những biện pháp emđưa ra sẽ giúp ích được cho hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý chất lượngsản phẩm tại công ty
Trang 4Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề gồm 3 phầnchính:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm tại các doanh
nghiệp
Chương II: Phân tích thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại Công
ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm
tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết
Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vàhướng dẫn tận tình của cô PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền cùng các anhchị, cô chú làm việc tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết đã giúp
em hoàn thành bài viết này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC HÌNH - BẢNG
TRANG
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết…….14 Hình 2.2 Cơ cấu lao động tại Công ty giai đoạn 2012-2014………18 Hình 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất………19 Hình 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất gạch nung tại công ty………20 Hình 2.5 Biểu đồ doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2013…… …….… 23
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty 2012-2014……….………17 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gốm và xây
2013……… 22
Bảng 2.6 Tiêu chuẩn về kích thước gạch rỗng nung……… 25 Bảng 2.7 Mức khuyết tật cho phép với gạch rỗng nung……….25
Bảng 2.8 Tiêu chuẩn về tính năng cơ lý với gạch rỗng nung 26
Bảng 2.9 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào năm 2013……….27 Bảng 2.10 Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng 2011-2013………… ……… …27 Bảng 2.11 Quy định thành phần hóa học trong đất sét………… ………… 30 Bảng 2.12 Chỉ tiêu kích cỡ hạt……… ….30 Bảng 2.13 Chỉ tiêu cơ lý……… ……31
Trang 8CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.Chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm sản phẩm và chất lượng sản phẩm
*Sản phẩm:
Khái niệm sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau:
Theo C.Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục
vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người
Theo Quản trị Marketing: Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị
trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn mộtnhu cầu hay ước muốn.0Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địađiểm, tổ chức và ý tưởng
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000, sản phẩm là “kết quả của một quá trình”.0 Trong đó, quá trình được định nghĩa là “tập hợp các hoạt động cóliên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra”
Sản phẩm được chia thành hai nhóm chính:
+ Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang đặc tính lýhóa nhất định
+ Nhóm sản phẩm phi vật chất: là những dịch vụ, thông tin…
*Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là một chủ đề rất rộng và phức tạp, phản ảnh cácchỉ tiêu tổng hợp gồm kinh tế, kỹ thuật và xã hội.0Do tính phức tạp này màhiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm Mỗi quanniệm có những căn cứ khoa học khác nhau và gắn với tình hình thực tiễn nhấtđịnh.0Dưới đây là một số quan niệm thường được đề cập đến
Trang 9Quan niệm xuất phát từ sản phẩm thì chất lượng sản phẩm được phản
ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó.0Cụ thể theo quan niệm củaLiên Xô cũ cho rằng: “ Chất lượng là tập hợp những tính chất của sản phẩmchế định tính thích hợp của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu xác địnhphù hợp với công dụng của nó”
Quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù
hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách
đã được xác định trước
Quan niệm xuất phát từ người tiêu dùng thì chất lượng là sự phù hợp
của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng
Quan niệm xuất phát từ mặt giá trị thì chất lượng là đại lượng đo bằng
tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạtđược lợi ích đó
Quan niệm xuất phát từ tính cạnh tranh thì chất lượng cung cấp những
thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùngloại trên thị trường
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, để hoạt động quản lý chất lượngđược thống nhất và dễ dàng, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã đưa
ra khái niệm về quản lý chất lượng và đây là khái niệm được chấp nhận rộngrãi nhất trên thế giới.0Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, “Chất lượng là mức độ
thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”.0Đây là địnhnghĩa thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sảnphẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng
1.1.2 Các thuộc tính của chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều được hình thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giátrị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người Chấtlượng của các thuộc tính này phản ánh mức độ chất lượng đạt được của sảnphẩm đó Mỗi thuộc tính của chất lượng sản phẩm được thể hiện thông quacác các thông số về kinh tế - kỹ thuật Với mỗi nhóm sản phẩm khác nhau thìyêu cầu về thuộc tính sản phẩm là khác nhau.0Tuy nhiên có thể kể đến những
Trang 10Các thuộc tính kỹ thuật: phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm.
Đây là nhóm đại diện cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếucủa sản phẩm, thể hiện qua các chỉ tiêu về kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo
và các đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm
Các yếu tố thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lí về hình
thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trangtrí hay tính thời trang
Tuổi thọ của sản phẩm: là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm
giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trongmột thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về mục đích, điềukiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quy định
Độ tin cậy của sản phẩm: đây được coi là một trong những yếu tố quan
trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanhnghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của chính mình
Độ an toàn của sản phẩm: Thuộc tính này được thể hiện qua những chỉ
tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khỏengười tiêu dùng và môi trường.0Đây là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối vớimỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng ngày càng khắt khe như hiện nay, đặcbiệt là với các sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưthực phẩm ăn uống, thuốc chữa bệnh …
Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: đây cũng được coi là một yêu cầu
bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ theo nếu muốn tồn tại và phát triểnkhi đưa sản phẩm ra thị trường
Tính tiện dụng: đây là thuộc tính phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn
có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thaythế nếu có những bộ phận bị hỏng hóc
Tính kinh tế của sản phẩm: đây là thuộc tính rất quan trọng đối với
những sản phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng.0Tiết kiệmcác yếu tố này trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọngphản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Trang 11Ngoài những thuộc tính hữu hình có thể đánh giá cụ thể mức chấtlượng sản phẩm, còn có các thuộc tính vô hình khác không biểu hiện mộtcách cụ thể dưới dạng vật chất nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối vớikhách hàng khi đánh giá chất lượng một sản phẩm.
Như vậy, chất lượng sản phẩm được tạo ra bởi toàn bộ thuộc tính củasản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tiêu dùng củangười tiêu dùng Mỗi thuộc tính có tầm quan trọng khác nhau tùy thuộc vàoloại sản phẩm, mục đích, yêu cầu của người tiêu dùng.0Trách nhiệm của cácdoanh nghiệp là xác định được mức chất lượng tổng hợp giữa các thuộc tínhnày một cách hợp lý nhất đối với từng loại sản phẩm
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và chịu sự tác động, ảnh hưởng của rất nhiều nhân tốkinh tế, kỹ thuật, xã hội Vì vậy để để tạo ra và hoàn thiện chất lượng sảnphẩm, nhà sản xuất cần phải quan tâm đến các yếu tố thuộc cả bên ngoài vàbên trong doanh nghiệp
1.1.3.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
Có 4 yếu tố cơ bản bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượngsản phẩm
Thứ nhất, đó là lực lượng lao động trong doanh nghiệp: bao gồm tất cả
các nhân viên từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành.0Đây là nhân tố trựctiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm Chất lượng phụ thuộc lớnvào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinhthần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp
Thứ hai, đó là máy móc, thiết bị: là khả năng về công nghệ, máy móc,
thiết bị của doanh nghiệp.0Trình độ hiện đại máy móc, thiết bị và quy trìnhcông nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và quản lý máy móc,thiết bị tốt là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm củamỗi doanh nghiệp
Thứ ba, đó là nguồn nguyên liệu và hệ thống cung ứng: bao gồm vật tư,
Trang 12doanh nghiệp Đây là một trong những yếu tố đầu vào đầu vào tham gia cấuthành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng, vì vậy, có thể nóiđây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Thứ tư, đó là trình độ quản lý: trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản
xuất trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nângcao chất lượng sản phẩm.0Phương pháp quản lý thích hợp, trình độ quản lý tốt
sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tốt nguồn lực, nâng cao chất lượng sản phẩm
1.1.3.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
Thứ nhất, tình hình và xu thế phát triển kinh tế thế giới.
Kinh tế thế giới đang ngày một phát triển tạo môi trường kinh doanhgiúp các doanh nghiệp có khả năng tập hợp nguồn lực cho nâng cao chấtlượng sản phẩm, bên cạnh đó cũng tạo nhiều thách thức trong kinh doanh,khiến các doanh nghiệp nhận thức rõ được tầm quan trọng của chất lượngtrong việc mở rộng kinh doanh và đảm bảo chỗ đứng của mình trên thịtrường
Xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế đòi hỏicác doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm mới có khả năng đứngvững và cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.0Thêm vào đó, khoa học
kỹ thuật ngày càng phát triển đặc biệt là công nghệ thông tin yêu cầu cácdoanh nghiệp phải có khả năng thích ứng
Thứ hai, tình hình thị trường
Đây là yếu tố quan trọng nhất, tạo định hướng cho sự phát triển sảnphẩm Xu hướng phát triển và hoàn thiện sản phẩm phụ thuộc chủ yếu và xuhướng vận động của nhu cầu thị trường.0Nhu cầu càng phong phú, đa dạng vàthay đổi càng nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời vớinhu cầu khách hàng
Thứ ba, trình độ tiến bộ khoa học công nghệ
Chất lượng sản phẩm thể hiện ở những đặc trưng về trình độ kỹ thuật,công nghệ tạo ra sản phẩm đó, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì phảinâng cao khoa học công nghệ.0Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đi
Trang 13kèm theo đó thì các chỉ tiêu về kỹ thuật của sản phẩm cũng ngày một nângcao.
Khoa học kỹ thuật tiến bộ sẽ giúp tìm ra các nguồn nguyên vật liệumới, rẻ hơn nguyên vật liệu ban đầu, tạo nên những tính chất đặc trưng chosản phẩm từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ tư, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế cũng mỗi quốc gia
Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanhnhất định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản
lý kinh tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chấtlượng sản phẩm.0Cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnhđầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và ngược lại nếu cơ chế khôngphù hợp sẽ tạo sự trì trệ, giảm động cơ nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ năm, các yếu tố về văn hóa, xã hội
Yếu tố văn hóa, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cácđặc tính chất lượng sản phẩm.0Ở mỗi quốc gia, lãnh thổ, vùng miền lại cónhững đặc trưng riêng từ đó hình thành thói quen tiêu dùng là khác nhau, đểthỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì mỗi sản phẩm phải có nhữngđặc tính phù hợp nhất định
1.2.Quản lý chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm
Chất lượng là kết quả sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quanchặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lýđúng đắn các yếu tố này.0Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng đượcgọi là quản lý chất lượng
Định nghĩa về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000,TCVN ISO 9000:2000 : “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp đểđịnh hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng” và quản lý chất lượngđược thực hiện bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chấtlượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
Trang 141.2.2 Mục tiêu của quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng sản phẩm có những mục tiêu cơ bản như sau:
+ Chất lượng là số một: đây là mục tiêu, phương châm tạo nên sự thànhcông cho mỗi doanh nghiệp Đặt mục tiêu chất lượng lên trên mục tiêu lợinhuận sẽ giúp doanh nghiệp có được sự tín nhiệm từ khách hàng, nâng caosức cạnh tranh trên thị trường
+ Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng (3R):
Right time: Đúng thời điểm
Right price: Đúng giá
Right quality: Chất lượng cao
1.2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng sản phẩm có 8 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Tất cả các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào khách hàng của mình,0vìvậy, doanh nghiệp cần hiểu các nhu cầu của khách hàng ở hiện tại và cả trongtương lai để có thể đáp ứng nhiều hơn sự mong đợi của họ
Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo
Lãnh đạo giúp cho mục đích và đường lối của doanh nghiệp đượcthống nhất,0giúp huy động mọi nguồn lực để có thể đạt được các mục tiêu Sựcam kết triệt để của lãnh đạo sẽ làm cho hoạt động chất lượng có hiệu quả
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp.0Huyđộng mọi người tham gia đầy đủ sẽ giúp họ nâng cao kiến thức cũng như kinhnghiệm làm việc, từ đó sẽ giúp nâng cao sự phát triển cho doanh nghiệp
Nguyên tắc 4: Định hướng quá trình
Khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như mộtquá trình thì lúc đó kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả.0Trong
Trang 15mỗi doanh nghiệp, để hoạt động hiệu quả cần phải xác định và quản lý tốt cácquá trình có mối quan hệ với nhau bên trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc 5: Tiếp cận theo hệ thống
Khi xác định, hiểu biết và quản lý được hệ thống các quá trình có liênquan lẫn nhau sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Đây là mục tiêu đồng thời cũng là phương pháp của tất cả các doanhnghiệp.0Trong điều kiện thị trường ngày càng biến động như hiện nay thì mụctiêu này trở nên quan trọng hết bao giờ hết Muốn nâng cao khả năng cạnhtranh cũng như nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp cần phải thường xuyêncải tiến hiệu quả và hiệu suất của các quá trình
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên dữ liệu
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinhdoanh muốn có hiệu quả đều phải được xây dựng dựa trên phân tích dữ liệu,thông tin
Nguyên tắc 8: Mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng
Doanh nghiệp và nhà cung ứng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vìvậy, thiết lập mối quan hệ với nhà cung ứng sẽ giúp cả hai bên nâng cao nănglực của mình
1.2.4 Nội dung của quản lý chất lượng sản phẩm
1.2.4.1 Hoạch định chất lượng
Đây là chức năng đầu tiên và có quan trọng trong quản lý chất lượng,
nó có vai trò định hướng cho các chức năng tiếp theo Hoạch định chất lượng
là chức năng mang tính quyết định đến hoạt động quản lý chất lượng sảnphẩm, nó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, các biện pháp, phương tiện,nguồn lực để thỏa mãn các mục tiêu chất lượng Từ đó doanh nghiệp có điềukiện mở rộng sản xuất và thị trường
Trang 16Vai trò của hoạch định chất lượng trong các doanh nghiệp:
+ Định hướng phát triển chất lượng cho doanh nghiệp
+ Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúpdoanh nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường
+ Khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trongdài hạn góp phần làm giảm chi phí cho chất lượng
1.2.4.2 Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là quá trình điều khiển các hoạt động thông qua kỹthuật, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ratheo đúng yêu cầu, kế hoạch đặt ra và phù hợp với nhu cầu thị trường
Nhiệm vụ chính của chức năng tổ chức thực hiện:
+ Giúp các bộ phận nhận thức đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ và kếhoạch thực hiện của mình
+ Tổ chức đào tạo cung cấp kiến thức về thực hiện kế hoạch đồng thờicung cấp các nguồn lực để việc quản lý chất lượng sản phẩm được tốt nhất
1.2.4.3. Kiểm tra chất lượng
Để chất lượng sản phẩm được hoàn hảo đòi hỏi việc đánh giá chấtlượng sản phẩm phải được thực hiện chi tiết và tổng hợp, đánh giá từ các yếu
tố đầu vào cho tới chất lượng sản phẩm cuối cùng
Kiểm tra chất lượng là chức năng quan trọng trong quản lý chất lượngsản phẩm, nó giúp doanh nghiệp theo dõi,0thu thập, kịp thời phát hiện và đánhgiá những lỗi sai trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ
Nhiệm vụ chính của khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm:
+ Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng,0phát hiện kịp thời các sailệch và đánh giá các sai lệch đó
+ Phân tích thông tin về chất lượng làm cơ sở để nâng cao chất lượngsản phẩm
Trang 171.2.4.4 Điều chỉnh và cải tiến
Đây là nội dung cuối cùng của quản lý chất lượng sản phẩm.0Điềuchỉnh và cải tiến giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện đượcnhững tiêu chuẩn đề ra, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để có thể đápứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm
Trong quản lý chất lượng sản phẩm, con người được coi là yếu tố quyếtđịnh và có vai trò quan trọng nhất, con người xác định được những chính sáchchất lượng, mục tiêu, định hướng và đưa ra biện pháp để kiểm soát, quản lýchất lượng sản phẩm.0Chỉ khi khai thác tốt từ yếu tố con người thì hoạt độngquản lý chất lượng mới đạt hiệu quả cao
Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng sảnphẩm trong một doanh nghiệp như:
+ Hoạt động quản lý máy móc, thiết bị: Máy móc, thiết bị có ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và quản lý máy móc tốt là biệnpháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm
+ Tình hình kinh tế - xã hội: Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đượctốt, các nhà sản xuất luôn phải chú ý đến tình hình kinh tế hay thị trường tiêuthụ,0muốn đứng vững và cạnh tranh được với những doanh nghiệp khác thìchỉ có cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, mà muốn nâng cao đượcchất lượng sản phẩm thì hoạt động quản lý chất lượng phải tốt
Trang 18CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG ĐOÀN
KẾT 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn
Kết
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết
Địa chỉ: Xã Đồng Văn – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3825 006; 0211 3836 837
Mã số thuế: 2500223488
Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 1903000046
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các loại gạch, ngói, gốm xây dựng
Giai đoạn đầu khi mới thành lập, do bị chi phối bởi cơ chế tập trungquan lieu bao cấp và khó khăn về vốn nên quy mô nhỏ, dây chuyền máy mócthiết bị lạc hậu dẫn đến kết quả sản xuất không cao Xí nghiệp không cóquyền lựa chọn mua nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ đầu ra cùng vớiđội ngũ lao động được thực hiện một cách cứng nhắc Vấn đề lương, thưởng,
Trang 19phúc lợi bị bình quân hóa Do đó, không khuyến khích được người lao động
và công tác tuyển mộ, tuyển chọn chưa được thực hiện hiệu quả
Từ những năm 1994 đến nay,0mô hình sản xuất của công ty tương đối
ổn định, đặc biệt từ năm 1997 được sự đồng ý của sở Xây dựng Vĩnh Phúc,công ty đã chủ động đầu tư chiều sâu, đổi mới dây chuyền công nghệ máymóc thiết bị cũ như máy EG5 công suất từ 2 đến 5 triệu viên gạch sang máyEG10 công suất 20 triệu viên gạch/năm, ngoài ra còn sử dụng máy móc, thiết
bị mới của Ucraina, Italia, lò nung hầm sấy Tuynel với giá trị đầu tư trên 8 tỷđồng đã làm thay đổi cơ bản dây chuyền sản xuất của công ty Lúc này xínghiệp đổi tên thành Công ty gốm – xây dựng Đoàn Kết Do đòi hỏi của côngnghệ và thị trường, công ty chú trọng đổi mới theo chiều sâu.0Thời gian này,công tác tuyển dụng nhân lực được chú trọng hơn và đã có kế hoạch cụ thể.Lao động tăng nhanh từ năm 1997 là 135; năm 1998 là 375; năm 1999 là 380tăng lên 385 vào năm 2000; 410 vào năm 2002 và 450 lao động vào năm2003
Năm 2003 công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất máy gạch E67với công suất thiết kế 15 triệu viên/năm, một dây chuyền sản xuất sản phẩmchịu lửa, ngoài ra đơn vị đầu tư xây dựng cơ bản như nhà kho, sân phơi gạch,sân chứa sản phẩm, sửa chữa nhà ở, nhà làm việc hàng tram triệu đồng, ápdụng khoa học tiên tiến tạo môi trường làm việc thoáng mát, hợp vệ sinh, đảmbảo an toàn lao động, năng suất chất lượng đa dạng, đáp ứng nhu cầu chongười tiêu dùng Hiệu quả đầu tư đã mang lại kết quả to lớn với công suất 40triệu viên/năm, chất lượng sản xuất đã được nâng cao, mẫu mã đẹp, tạo khảnăng sản xuất các loại sản phẩm đa dạng, phong phú về phẩm chất, việc đầu
tư như vậy đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 500 lao động, sản lượngsản xuất hàng năm tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.Lúc này công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần và chính thức đổi tênthành Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết
Từ sau khi chuyển đổi hình thức công ty sang cổ phần, ban lãnh đạocông ty đã có những chính sách, chiến lược giúp công ty ngày càng phát triển,nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Công ty đã chú trọng đến công tácđổi mới công nghệ sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm Nhờ công nghệ sản
Trang 20giảm sức lao động cho con người nên số lao động trong công ty đã giảm điđáng kể, cho đến nay tổng số lao động của công ty bao gồm cả cán bộ nhânviên và công nhân là 191 người.
Trải qua hơn 50 năm phát triển, vượt qua những khó khăn, thách thức,Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết đã khẳng định mình trên thịtrường, giữ được uy tín với khách hàng Công ty tiếp tục phát triển vớiphương hướng nhiệm vụ đề ra là tăng cường mở rộng sản xuất, đảm bảo việctăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và mục tiêu quan trọng nhất cần đạtđược khi thị trường ngày một gay gắt và nhu cầu của người tiêu dùng càngtăng cao đó là nâng cao chất lượng sản phẩm
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết là một doanh nghiệp hạchtoán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và được tổ chức theo hình thứcquản lý tập trung
Cùng với tiến trình phát huy hiệu lực quản lý kinh tế, công ty đã khôngngừng đổi mới và từng bước cải tiến cơ cấu tổ chức cũng như phong cách làmviệc Cụ thể, cơ cấu tổ chức của công ty như sau:
Trang 21Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ trách
hành chính
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và kinh doanh
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Các đại
lý bánhàng
Trang 22Mỗi bộ phận trong bộ máy tổ chức đều được quy định rõ chức năng,nhiệm vụ, trách nhiệm đảm bảo tính thống nhất và liên tục trong hoạt độngcủa công ty Cụ thể:
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ bộ
máy quản lý, các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất Đồngthời là người chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty và Nhà nước về mọimặt hoạt động của Công ty, là đại diện pháp nhân có quyền và có quyết địnhcao nhất của Công ty
Phó Giám đốc kỹ thuật và sản xuất kinh doanh: là người chịu trách
nhiệm về mặt kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
Phó Giám đốc phụ trách tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý cán
bộ công nhân viên và nghiên cứu thực hiện các chính sách nhà nước ban hànhbảo vệ quyền lợi cho người lao động, quản lý hành chính, giao dịch giấy tờ,công tác đối ngoại và bảo vệ nội bộ tài sản của công ty giám sát thực hiện nộiquy, quy chế của công ty
Phòng Tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất
kinh doanh, tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê vàthực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước Lập và thực hiệnbáo cáo giao nộp ngân sách theo chế độ nhà nước quy định và phân tích hoạtđộng kinh tế của công ty
Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch vật tư cung
ứng sản xuất kinh doanh và lên kế hoạch tiêu thụ thành phẩm trong kỳ sảnxuất
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý cán bộ công
nhân viên và nghiên cứu thực hiện các chính sách cán bộ mà nhà nước banhành, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Công tác quản lý giao dịch hànhchính giấy tờ, công tác đối ngoại và bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản công ty,giám sát thực hiện nội quy, quy chế công ty
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu, thâm nhập, chiếm lĩnh,
mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Trang 23Phòng kỹ thuật: Thực hiện nhiệm vụ về kỹ thuật và công tác định mức
vật tư, xây dựng kế hoạch cải tạo và đổi mới trang thiết bị
Hai phân xưởng: là một bộ phận trong dây chuyền sản xuất của công ty
có nhiệm vụ tổ chức quản lý trong mọi hoạt động sản xuất của phân xưởngnhằm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty giao, đảm bảo hoàn thành kếhoạch sản xuất; số lượng; chất lượng; thời gian
Việc tổ chức ra các phòng ban này tùy thuộc theo yêu cầu quản lý, tổchức sản xuất kinh doanh đảm bảo cho việc quản lý được thông suốttrong toàn công ty Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp choGiám đốc, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc
đề ra quyết định đúng đắn với tình hình thực tế của công ty
Qua quá trình phát triển, hiện nay công ty có tổng số 191 cán bộ công nhânviên trong đó có 24 lao động gián tiếp và 167 lao động trực tiếp Với chínhsách đào tạo nâng cao trình độ hàng năm của cán bộ công nhân viên, hiện naycông ty có 12 người có trình độ Đại học; 12 người có trình độ cao đẳng; 20người có trình độ Trung cấp; còn lại là lao động có trình độ phổ thông Hiệnnay số lao động của công ty được phân bổ cụ thể như sau:
Phòng tổ chức hành chính: 3 người
Phòng kế hoạch vật tư: 4 người
Phòng tài chính – kế toán: 7 người
Phòng kinh doanh: 4 người
Phòng kỹ thuật: 4 người
Quản lý phân xưởng: 6 người
Phân xưởng I: 78 người
Phân xưởng II: 83 người
Tổ bảo vệ : 2 người
Trang 24Cơ cấu lao động của công ty luôn thay đổi về cả số lượng và chấtlượng Nhờ việc đầu tư thêm máy móc thiết bị, sắp xếp lại lao động kết hợpvới đào tạo, nâng cao chất lượng lao động mà quy mô về lao động trực tiếpthu hẹp lại nhưng chất lượng đã được nâng cao hơn Dưới đây là bảng cơ cấulao động của công ty trong một vài năm gần đây:
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty 2012-2014
Số LĐ (người)
Trang 25Với số liệu ở bảng trên ta có thể biểu diễn cơ cấu lao động của công ty dướibiểu đồ sau:
Hình 2.2 Cơ cấu lao động tại Công ty giai đoạn 2012-2014
(đơn vị tính: %)
Có thể thấy rằng số lao động tại công ty giảm qua các năm, cụ thể năm
2013 giảm 20,5% so với năm 2012; năm 2014 giảm 15,1% so với năm 2013.Điều này có thể là do công ty đầu tư dây chuyền máy móc sản xuất hện đạihơn, máy móc hoạt động là chủ yếu, giảm sức lao động trực tiếp từ con người
mà vẫn đảm bảo tiến độ thực hiện
Lao động quản lý có sự biến đổi không đều qua các năm, năm 2012 là11.7%, sang năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 10.7%, năm 2014 tỷ lệ laođộng quản lý đã tăng lên 11.5% trong đó số lượng lao động quản lý có trình
độ Đại học tăng qua các năm Có thể do số lượng lao động giảm nên tỷ lệ laođộng quản lý cũng giảm theo tuy nhiên điều rất tốt đối với công ty là số laođộng có trình độ cao tăng đều Mặc dù đây là nhóm không trực tiếp tạo ra sảnphẩm nhưng có vai trò chỉ đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất.Tuy nhiên, có thể thấy tỷ lệ phần trăm số lao động được đào tạo qua đại học