1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phương pháp đường cân bằng (lob) tích hợp CPM lập tiến độ cho dự án xây dựng có nhiều đơn nguyên lặp lại

87 295 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM HUTECH

li hi

DUONG NGOC CHAU

PHƯƠNG PHÁP DUONG CAN BANG (LOB ) TÍCH HỢP CPM LAP TIEN DO CHO DU AN

XAY DUNG CO NHIEU DON NGUYEN LAP LAI

LUAN VAN THAC Si

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS LƯƠNG ĐỨC LONG a “th _XY —— Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM Ngày 23 tháng 01 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng

1 PGS TS Pham Hong Luan | Chủ tịch

2 TS Trinh Thuy Anh Phan bién 1

3 PGS TS Nguyễn Thông Phản biện 2

4 TS Lê Hoài Long Ủy viên

Trang 3

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG OLKH — DTSDH Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc

TP HCM, ngày thẳng năm

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên : Dương Ngọc Châu Giớitính : Nam

Ngày tháng, năm sinh : 18/03/1964 Nơisinh : Tiền giang

Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp MSHV : 1241870002

I-Tén dé tai:

Phương pháp đường cân bằng ( LOB ) tích hợp CPM lập tiến độ cho dự án xây

dựng có nhiều đơn nguyên lặp lại II-Nhiệm vụ và nội dung:

- _ Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ( trình tự công tác, thứ tự lặp, tính chất lặp )

cần thiết để lập tiến độ

- Nghiên cứu về nguồn tài nguyên cần thiết cho dự án

- _ Phát triển mô hình theo phương pháp đường cân bằng (LOB) tích hợp CPM - Ung dung mé hinh vào 1 ví dụ cụ thể để minh họa mô hình

IHI-Ngày giao nhiệm vụ: 25 / 06 / 2014

IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25 / 12 / 2014

V- Cán bộ hướng dân: 1 TS Lương Đức Long

CÁN “W ‘an KHOA QUAN LY CHUYEN NGANH

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

Trang 5

li

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, trong thời gian làm luận văn tôi đã nhận được sự truyền

đạt kiến thức, chỉ bảo tận tình, kịp thời của giáo viên hướng dẫn Với tất cả tắm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đặc biệt thay TS Luong

Đức Long, người đã hướng dẫn một cách rất nhiệt tình cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn đến toàn thé cdc thầy cô Trường Đại Học Công

Nghệ TP.HCM Đặc biệt các thầy cô trong khoa Xây Dựng và Phòng Quán lý

Khoa hoc — Dao tao sau Đại học đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt

quá trình học tập tại trường, đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn,

những kinh nghiệm hết sức quý giá cho tôi

Một lần nữa xin chân thành cám ơn tất cả các thầy cô, gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân, gia đình, cảm ơn tất cả bạn bè đã gắn bó cùng học tập

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học, cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Học viên thực hiện Luận văn

Trang 6

TOM TAT

Dự án lặp lại yêu cầu bảo đảm việc sử dụng liên tục nguồn tài nguyên từ một

đơn vị đến những đơn vị giống nhau khác, vì vậy CPM (Critical Path Method) khó

khăn cho việc lập tiến độ sử dụng tài nguyên liên tục Từ đó, các kỹ thuật điều phối hướng tài nguyên, chăng hạn như đường cân bằng (LOB - Line of Balance), đã và

đang được sử dụng dé lập tiến độ các dự án lặp lại mà nó bảo đảm tính liên tục của

công việc Trong bài này, một phương pháp kết hợp các lợi ích giữa CPM và LOB

đã được phát triển để lập tiến độ của các dự án lặp lại, có xét đến các ràng buộc về sự phụ thuộc hợp lý giữa các công tác và sự liên tục của các nguồn tài nguyên

Phương pháp đề xuất được thưc hiện tự động trên nền Excel theo phương pháp số

Mô hình được thực hiện bao gồm 3 bước Trong bước l, sự tính toán LOB cơ bản

được thực hiện để bảo đảm tính liên tục của nguồn tài nguyên Trong bước 2, thiết lập công thức các quan hệ giữa các công tác trong phương pháp đường cân bằng

LOB Trong bước3, Tính toán thời điểm bắt đầu, kết thúc của các công tác đáp ứng yêu cầu về trình tự khác nhau giữa các công tác, đồng thời tính toán thời gian dự trữ

của các công tác Vẽ biểu đồ tiến độ LOB

Phương pháp được đề xuất áp dụng vào một dự án cụ thể để minh họa những

Trang 7

lv

ABSTRACT

Repetitive projects require ensuring the continuous usage of resources from a

unit to other similar units, so the CPM (Critical Path Method) is difficulties for

scheduling in using resources continuously Since then, the resource-driven techniques, such as Line of Balance (LOB), have been used to schedule repetitive projects that ensure the continuity of work In this paper, an integrated approach that links the benefits CPM and LOB together has been developed to establish the schedule of the repetitive by considering the constraints of the reasonable

dependence between the activities and the continuity of resources The proposed method is a numerical method and is automatically performed in the spreadsheet

Excel The model consists of three steps performed In the first step, basic LOB calculations are performed to ensure resource continuity In the second step, the formulation of the logical relationship between activities of Line of Balancing methods LOB In Step 3, Calculate the time of starting, of finishing of the activities to meet the requirements of different sequences of activities, and calculate the total float of the activities Drawing the LOB schedule

The proposed method is applied to a specific project to illustrate the important

aspects of the scheduling project with repeating units and the continuity of

Trang 8

IUNv lo nh Ả 1 ILv c0 .ỐỐỐ ii Tóm tẮT, 22-226 2E 2112221212711 1121121122712 TT TT HH neo iil L1 con 1V Danh mục các từ viết tẮt L L0 20011 HH TT n hy Tnn nh TT ky Tnnkk cn ky chen vill Danh mục hình ảnh . - c c2 S2 222111 Hs hy ky ix Danh mục bảng, biểu .-.QQQ 0Q C1 HS eases esesseeecueuenseneernseetss x CHUONG 1 MG DAU 1

LiL GiGi thigun 1 1.2 Ly do hinh thanh dé tai cece ccssecssesssessesseessessecssesssessensesssseasseeseesnees 2

1.3) Muc ti€u mghiér Ors oe 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên Ctr .eeccccscseesssssseesssessecssseessecessesssecsstessseessees 5 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ‹ -:: 5

1.6 Kt cau 1m Van ose ecccsssesessssssccssseeeecccecnsnsnvececcesneeecerseesnnmesecsesennnsetesessssaes 6 CHUGNG 2 TÔNG QUAN VẺ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU - 7

2.1 Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu . -s+©-sese- 7

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu .2 222+©s2222z+ES2ExEtExrrkeerkerrxerree 7

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới . -¿-©52©c+ccxevrxerrvsrrerre 7 2.2.2 Tinh hình nghiên cứu trong nƯỚC - sec sen nen re 15 2.2.3 Tình hình áp dụng phương pháp lập tiến độ cho đự án tại Tp.Hồ Chí Minh 16

CHƯƠNG3 CƠ SỞ LÝ THUYÉT, LÝ LUAN, GIA THUYET KHOA HOC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ccc+-:222SccErrkrrerierririrrrrrrriee 17

3.1 Cơ sở lý thuyết - + s22 3 21211311512111121111011210.1x pc xe 17 3.1.1 Tính chất của dự án lặp, trình tự các công tác lặp, thứ tự lặp 17

3.1.2 Khái niệm Tính chất của dự án lặp c©2scccceccxeerrkerrvee 17

3.1.3 Nguồn tài nguyên cần thiết cho dự án có tính chất lặp 19

3.1.4 M6 ta van dé lập tiến độ những dự án với những công tác có tính chất

LA 20

Trang 9

Vi

3.2.1 Phương pháp luận -Ặ St 1121211111 co 23 3.2.2 Sơ đồngang L2 H te rên 23

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu trong luận văn - -ccccscscccss 30

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP LẬP TIỀN ĐỘ TÍCH HỢP PHƯƠNG PHÁP

DUONG CAN BẰNG (LOB) VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG GĂNG (CPM) CHO

DU AN LAP Q.20Q2202150 E21 re 32 4.1 Tính toán LOB Q2 SH H1 1211521111211 21x1115021151111151152215E 21 sxe 32

4.2 Lập công thức (theo phương pháp số) và các quan hệ giữa các công tác .34 4.2.1 Tính toán thời gian công táC ác HH HH re xe 34 4.2.2 Xác định mối quan hệ hợp lý sử dụng các công tác có quan hệ trình tự

¬ 35

4.3 Thời gian Lập kế hoạch + ++292<2 E2 1122110711.271 E111 1e, 37

4.3.1 Tính theo chiều thuận (chuyên tiếp) -. - 56 25Scvescrrerrserrkee 37

4.3.2 Tính theo chiều ngược lại 2£ 2< E+eSEx.EEtSEE2 121111212111 cxeC 38

CHUGNG 5 Vi DU MINH HOA AP DUNG MO HINH DE XUAT VAO MOT DỰ ÁN CỤ THỂ 22 ©2146 E2X1111201111515211121511127121101127111121111xe121211 xe 40

5.1 Giới thiệu dự án .s: 22k x2 SE EH111171 111 1111 1 re 40 5.1.1 _ Tổng quát về đự án -2 2c++22CA2.12113221715.2111.212 ee cee 40 5.2 Tế đội thi công chuyên nghiệp -¿- 22-222 Sex Exrrrrerrrrerrie 43 5.2.1 Các tổ đội thi công chuyên nghiệp 2- 2c c2C2tcEEecrrreecrey 43 5.2.2 Tính toán số lượng công nhân của các tổ đội - -e -e-csz 51

5.3 Tính toán và lập sơ đồ mang CPM thi công một đơn vị: thực hiện tính toán

sử dụng phần mềm Excel -2 ce++EEL+t9EE14322271111121512211112211111ecrrk 32 5.4 Tính toán LOB tích hợp phương pháp CPM G5 cSSccreecxecee 35

5.5 Vẽ tiến độ LOB -S.S< HH2 TH H1 01110.101012 1eprec 63 5.6 Diễn giải Ặ LH HH He rec 64

5.7 Minh họa cách thực hiện trong phần mềm Excel 2-52 5< <2 68

CHƯƠNG 6 KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, 2cc ceccettecrcrxec, 72 6.1 Kết luận -c- 22-2c222EE22721121212271E221111.11.01.TxeExerrre 72 6.2 Kiếnnghị - k2 TS H2 H11 HH H1 11 g2 72

Trang 10

AOA: AON: CPM: EF: ES: FF: FS: LF: LOB: LS: LSM: PERT: SF: SS: TF: WBS: DANH MUC CAC TU VIET TAT Activity on Arrow Activity on Node Critical Path Method Duration Early Finish Early Start Finish to Finish Finish to Start Late Finish Line of Balance Late Start

Linear Scheduling Method

Trang 11

Vill

DANH MUC HINH ANH

Hình 1.1 Sơ đồ biểu điễn các tiêu chí 2: ©222-222t2 223112211211 2

Hình 2.1 Mạng CPM cho 3 đơn vị lặp 52 5S S22 Hee 12 Hình 2.2 Mô hình biểu diễn cơ bản công tác lặp, biểu diễn sự di chuyến tổ đội thi COng CUA LOB na aa Ả 13

Hình 2.3 Mô hình biểu diễn cơ bản công tác lap, biéu dién thời gian 14

Hình 3.1 Ví dụ của một mạng công tác trên nút dùng để biểu điễn một đơn vị lặp gồm 6 công tác (N=6) trong một dự án gồm 2 đơn vị lặp (Q=2) [27] 21

Hình 3.1 Sơ đồ mạng AON ch neo 26 Hình 3.2 Trình bày cơ bản về LOB - ¿56c E2EE211 11111211111 11x xe 27 Hình 3.3 Tiến độ LOB những chỉ tiết đội thi công ¿- 552 c7cccccseervcee 29 Hình 4.1 Tốc độ hoàn thành dự án Tnong muỐn -.2-©5+©52©2s2z+2xs2rxsrxeccee 33 Hình 4.2 Sự đồng bộ và liên tục công việc của các đội thi công - 33

Hình 4.3 Thời gian công tác lặp lại trên tất cả các đơn vị -c -+ 35

Hình 4.4 Các công tác lặp đi lặp lại liên tục với mối quan hệ SS: 36

Hình 4.5 Các công tác lặp đi lặp lại liên tục với mối quan hệ FF: 36

Hình 5.1 Dự án Thảo Điền PEARL -cScSxEErrrrrirrrrrrrerrrrriie 41 Hình 5.2 Mặt bằng tầng 5 đến 29 dự án Thảo Điển PE.ARL 2s 42 Hình 5.3 Qui trình thực hiện công tác xây Lá HH HH re 44 Hinh 5.4 Qui trình thực hiện cơng tác tƠ it nh n1 1 11x 46 - _ Hình 5.6 Hình ảnh minh họa công tác ốp, lắt - 2- «+ csccxcrerrrs 47 Hình 5.5 Qui trình thực hiện công tác ốp, lát 5S ca ccrrrrrrrreerrerres 48 Hình 5.7 Qui trình thực hiện công tác sơn - 5-2-5 SoS S222 ve ererrrerrree 50 Hình 5.8.Sơ đồ mạng CPM các công tác thi công một đơn vị -:- 35

Hình 5.9 Phân tích thời gian CPM-LOB của các công tác thi công dự án ứng dụng 1111113111111 HT HT HT TT TH TT TH T4 1111111111111 11T TH TT T901 11k rkc 63 Hình 5.10 Tiến độ LOB của công tác A và sự đi chuyển đội thi công 64

Hình 5.11 Tiến độ LOB biểu diễn các công tác găng A-B-C-E-I-J - 65

Hình 5.12 Tiến độ LOB biểu diễn các công tác không găng D-G 66

Trang 12

DANH MUC BANG, BIEU

Bảng 3.1.Diễn giải các ký hiệu và các quan hệ của công tÁc -c-c-c: 24

Bảng 5.1.Bảng tính toán chỉ tiết số công nhân trong từng tô đội của công tác 51

Bảng 5.2 Bảng chỉ tiết thời gian và các quan hệ của công tác - 52

Bảng 5.3 Tính toán CPM của các công tác trong một đơn vị (dùng phần mềm Excel để tính toán) 2 set *21811102110111211110211 1121111111215 1511111111111 111 stee 54 Bảng 5.4 Thời gian đường găng các công tác của một đơn vị, và đường găng 55

Bảng 5.5 Tính toán LOB của các công tác: Dùng phần mềm Excel để tính toán .56

Bảng 5.6 Mối quan hệ của các công tác 2-2: 22s 2x 2212111112111 221cc 37 Bảng 5.7 Thời gian ES, LS của công tác A, B, C, D, E, F, G, H, I, J cho đơn vị đầu 7 58

Bảng 5.8 Thời gian chỉ tiết bắt đầu và kết thúc của công tác A, B 59

Bảng 5.9 Thời gian chỉ tiết bắt đầu và kết thúc của công tác C, E, D 60

Bảng 5.10 Thời gian chỉ tiết bắt đầu và kết thúc của công tác G, H 61

Trang 13

CHƯƠNG 1 MO BAU

1.1 Giới thiệu

Sự cạnh tranh trong xây dựng các dự án rất khốc liệt, đòi hỏi những nhà thầu

chuyên nghiệp nhằm giảm chí phí, đạt chất lượng cao, thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án và đảm bảo hiệu quả của dự án

Quá trình thực hiện các công trình của dự án xây dựng luôn nảy sinh nhiều vấn để làm ảnh hưởng đến chí phí (làm tăng chỉ phí), chất lượng dự án giảm, thời gian

dự án kéo đài tất cả những điều nay điều do quản lý dự án không tốt Trong đó đặc

biệt trong khâu thi công các công trình của dự án việc kéo dài thời gian là thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án

Thời gian hoàn thành dự án đó là mục tiêu của quản lý Cần phân tích dự án để

tìm ra những công việc chính yếu, ảnh hưởng quyết định đến sự hoàn thành dự án

trong thời hạn quy định Do dự án là đơn chiếc và nhiều khi các công việc cũng đơn

chiếc, nên khi lập kế hoạch khó ước lượng chính xác thời gian thực hiện từng công

việc Ngay cá khi những thời gian ước lượng khá đúng với thực tế đi nữa, thì chúng

mới chỉ đúng khi công việc tiến triển bình thường, chứ chưa tính đến những sự cố

bất thường có thé xảy ra Trong ngành xây dựng, thời tiết luôn biến động, xe máy

hư hỏng đột xuất, công nhân nghỉ việc tùy tiện đều ảnh hưởng đến kế hoạch, chưa

kế những trường hợp nguyên vật liệu không cung cấp đầy đủ, không đúng quy cách

và đúng kỳ hạn, hoặc kinh phí cung cấp nhỏ giọt [23]

Thời gian thực hiện công trình xây dựng là yếu tố vô cùng quan trọng trong kế

hoạch của nhà đầu tư, do đó để đảm bảo dự án đạt hiệu quả thì nhất thiết quá trình

thực hiện các công trình phải đúng thời gian theo kế hoạch hay nói khác đi là phải hoàn thành công trình đúng tiến độ thi công và kế hoạch đã đẻ ra Như vậy việc lập

kế hoạch và tiến độ tối ưu vô cùng quan trọng, giúp các nhà quản lý nắm rỏ từng

công đoạn thi công, thời lượng của từng công tác, số lượng các đội thi công và số lượng công nhân, vì vậy các nhà quản lý sẽ chủ động và điều phối tốt hơn trong quá

trình thi công, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình, do đó hạn chế

các phát sinh gây lãng phí Như vậy một dự án hiệu quả và thành công phải đạt được các tiêu chí sau: duoc minh họa như hình 1.1

Trang 14

Thời gian

Chỉ phí Chất lượng

Hình 1.1 Sơ đồ biểu điễn các tiêu chí

Đối với nhà quản lý dự án việc lập kế hoạch tổ chức chỉ tiết là giai đoạn cực kỳ

quan trọng quyết định sự thành công của dự án Như vậy, việc lập kế hoạch thời

gian, kế hoạch chí phí, kế hoạch nguồn nhân lực là bước đi đầu tiên và khó khăn

nhất của dự án Đặc biệt đối với các dự án lặp (sẽ được định nghĩa ở phần sau) với

nhiều mối quan hệ ràng buộc chồng chéo nhau được xem xét cùng lúc, thì việc lập

kế hoạch rất khó khăn

1.2Lý do hình thành đề tài

Trong các dự án xây dựng có rất nhiều dự án có các đơn nguyên lặp đi lặp lại (các tầng của các chung cư cao tầng, các khu biệt thự giống nhau v v), vì vậy

việc lập kế hoạch và tiến độ thi công tối ưu cho các công trình có đơn vị lặp lại có ý

nghĩa rất quan trọng, đó là một trong những bước cơ bản trong việc quản lý dự án

Nó cho phép các nhà quản lý xác định được thời gian hoàn thành dự án một cách

chính xác, kiểm soát được quá trình thực hiện dự án về thời gian, chỉ phí đặc biệt là

quản lý được nguồn nhân lực (các tổ đội thi công chuyên nghiệp) một cách hiệu quả

nhất

Cùng với sự hòa nhập với thé giới, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội về nhu cầu ăn ở, đi lại, các nhu cầu khác v v, lãnh vực đầu tư và xây dựng ở nước ta đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, những công trình đồ sộ được mọc lên với quy mô ngày càng lớn về khối lượng cũng như mức độ phức tạp càng nhiều Các dự án

đều có những điểm riêng biệt không giống nhau dẫn đến mức độ phức tạp của mỗi

Trang 15

công tác có tính chất lặp lại có các công tác lặp lại theo không gian của từng đơn nguyên giếng nhau (thường được gọi là đơn vị-Unit) Do tinh chất lặp của dự án, cần có một phương pháp mới để nghiên cứu các đặc điểm lặp để đưa ra các kế hoạch tiến độ, kế hoạch nguồn nhân lực tốt hơn đối với loại dự án này

Từ trước đến nay đã có nhiều phương pháp đề lập tiến độ (phương pháp đường

găng), phương pháp sơ dé mang AON, phương pháp sơ đồ mạng AOA, phương

pháp tô chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp (Line Of Balance -LOB) được sử

dụng để áp dụng vào các phương pháp tổ chức thi công như sau: phương pháp tổ

chức theo dây chuyền (dây chuyển sản xuất), phương pháp tổ chức thực hiện công việc tuần tự (phương pháp tô chức tuần tự), phương pháp tổ chức thực hiện công

việc song song (phương pháp tô chức song song), phương pháp tổ chức gối đầu đều là những phương pháp tô chức thực hiện dự án và tổ chức sản xuất, nhưng những

phương pháp lập tiến độ này áp dụng vào việc tổ chức thi công còn nhiều hạn chế

trong cách thể hiện trực quan và cách tính phức tạp, việc xác định các đội thi công

chưa tôi ưu

Hiện nay các công trình xây dựng khi tiến hành thi công thường dựa vào trình tự

thi công, khối lượng các công tác, thời gian yêu cầu hoàn thành mà các nhà quản lý

đưa ra kế hoạch tiến độ thi công, nhưng trong quá trình thi công thì các công tác

chồng chéo nhau, lặp đi lặp lại thì rất nhiều do đó khi lập ra kế hoạch tiến độ thì gặp

rất nhiều khó khăn đo sự phức tạp và chồng chéo của tiến độ, đồng thời gặp rat

nhiều khó khăn trong việc bố trí và luân chuyển các tổ đội thi công (là nguồn tài nguyên sử dụng lại: bao gồm công nhân và máy móc thiết bị) tính toán không chính

xác Điều đó trong điều hành sẽ bị rối không liên tục làm cho quá trình thi công bị

chậm làm tăng chỉ phí, giãm hiệu quả công trình

Từ những lý luận trên trong đề tài nghiên cứu này đưa ra “Phương pháp đường cân bằng (Line Of Balance - LOB) tích hợp CPM lập tiến độ cho các dự án xây

dựng nhiều đơn vị (đơn nguyên) lặp lại“ Phương pháp này là “hợp nhất giữa CPM

và LOB đã được phát triển để lập tiến độ của cdc dy an lap lại theo một cách thức không đồ họa đễ dàng, được xét đến cả các hạn chế về sự phụ thuộc hợp lý và liên

Trang 16

an

1.3Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu tập trung vào 3 vấn đề chính như sau: © Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố (trình tự công tác, thứ tự lặp, tính chất lặp)

can thiết để lập tiến độ

Trong quá trình phần nghiên cứu này, đề tài chú trọng đưa ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập kế hoạch tiến độ hoàn thành của

đự án, trình tự các cơng tác hồn thiện và xem xét sự ràng buộc về mặt kỹ thuật thi công (tính logic của tiến trình) Các đơn nguyên xem như gần giống

hệt nhau (mặc dù trên thực tế có thể có những khác biệt nhưng không quá

lớn), do đó khối lượng công việc và các công tác trong từng đơn nguyên được

xem là như nhau, đo đó việc thực hiện các công tác lặp lại từ đơn vị này đến đơn vị khác sẽ được nghiên cứu này chỉ ra một phương pháp tính toán thứ tự

lặp một cách có hệ thống, và tính chất của các công tác lặp trên các đơn vị e_ Nghiên cứu về nguồn tài nguyên cần thiết cho dự án có tính chat lap

Nguồn tài nguyên của đự án là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện thành

công của dự án nói chung, có hai loại nguồn tải nguyên là:

-Nguồn tài nguyên không sử dụng lại được có nghĩa là sau khi sử dụng thì

nguồn tài nguyên này sẽ hết;

-Nguồn tài nguyên sử dụng lại được có nghĩa là sau khi sử dụng thì nguồn tài nguyên này sẽ được sử dụng lại (tổ đội thi công chuyên nghiệp (công

nhân xây, tô, sơn, lát, ốp ) , máy móc thiết bị, .v vv);

Trong để tài này chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về nguồn tài nguyên sử

dụng lại được, được gọi là đội thi cơng

© Phát triển mơ hình theo phương pháp đường cân bằng (LOB) tích hợp CPM Nghiên cứu hoạch định tiễn độ dự án lặp có công tác lặp đi lặp lại với sự

ràng buộc chồng chéo giữa các công tác, nghiên cứu về sự ràng buộc của

nguồn nhân lực, tính liên tục của nguồn tài nguyên (tổ đội thi công) Các

phương pháp lập tiến độ truyền thống điển hình như phương pháp CPM chỉ

Trang 17

lực thực hiện dự án Trong đề tài này tâm trung giải quyết về vấn đề nguồn

tài nguyên chi phối tiến độ của dự án, dé giải quyết vấn đề này đề tài sẽ phát

triển mô hình theo phương pháp đường cân bằng (LOB) tích hợp phương

pháp CPM

©_ Phát triển hệ thống “Phương pháp đường cân bằng (Line Of Balance - LOB)

tích hợp CPM lập tiến độ cho các dự án xây dựng nhiều đơn vị (đơn nguyên)

lặp lại“ bằng Excel để sử dụng phù hợp với điều kiện tại Việt Nam nói chung, Tp Hồ Chí Minh nói riêng

° Ứng dụng mô hình vào 1 vi dụ cụ thể để minh họa mô hình

Mô hình được nghiên cứu và phát triển trong đề tài này sẽ được áp vào một dự án cụ thể, nhằm chứng minh sự phù hợp của mô hình khi áp dụng vào

thực tế

1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

e Theo phần trình bày ở trên nghiên cứu này sẽ tập trung phát triển một mô

hình lập tiến độ cho dự án có nhiều đơn vị lặp, trong đó xem xét những tính

chất quan trọng về sự liên tục của nguồn tài nguyên và trình tự công tác, thời gian công tác là số xác định, tài nguyên là những tài nguyên sử dụng lại được

(công nhân, máy móc thiết bị gọi chung là đội thi công), xác định gần đúng

(con số gần đúng các tổ đội thi công) nguồn tài nguyên cần thiết của dự án,

cho ra kết quả cuối cùng phản ánh đúng theo kế hoạch và thực tế của dự án e Trong đề tài này chủ yếu chú trọng nghiên cứu cho các dự án xây dựng chung

cu cao tang có các tầng xem như giống hệt nhau, các biệt thự, khu nhà trong

dự án hàng loạt giống hệt nhau

e Thực hiện dé tài dựa trên quan điểm là nhà thầu xây dựng

© Nghiên cứu này thực hiện ưu tiên cho các cơng tác hồn thiện đối với nhà cao tầng

1.5Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

e© Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án là một khâu chính trong quá trình hoạch

định ban đầu của dự án Điều đó cho thấy việc nghiên cứu một cách thấu đáo

về phương pháp lập tiến độ mới “Phương pháp đường cân bằng (Line Of

Trang 18

xác định kế hoạch nguồn lực (nguồn nhân lực) một cách chính xác dẫn

dắt tiến độ

© Nghiên cứu trong dé tài đề ra phương pháp mô hình lập tiến độ mới được thực hiện tự động trên nền Excel mang ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học,

học thuật và thực tiễn áp dụng Với phương pháp đề xuất này, mong muốn sẽ có thêm một công cụ lựa chọn cho nhà quản lý dự án trong việc lập kế hoạch tiễn độ cho các dự án lặp

1.6 Kết cấu luận văn

Luận văn được thực hiện trong 6 chương

Chương 1: MO DAU

Chuong 2: TONG QUAN VE LINH VUC NGHIEN CUU

Chuong 3: CO SO LY THUYET, LY LUAN, GIA THUYET KHOA HOC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 19

7

CHUONG 2 TONG QUAN VE LINH VUC NGHIEN CUU

2.1 Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Dự án xây dựng có liên quan đến các công tác lặp đi lặp lại thường được chỉ

định là các dự án lặp đi lặp lại hoặc tuyến tính Nhiều ngôi nhà và tầng điển hình

trong một tòa nhà cao tầng (dự án lặp đi lặp lại) hoặc đường cao tốc và đường ống

dan (dy án tuyến tính) là những ví dụ điển hình Cả hai dự án lặp đi lặp lại và tuyến

tính sẽ được chỉ định trong bài này Dự án lặp đi lặp lại biểu diễn cho một phần lớn của ngành công nghiệp xây dựng, do đó lập kế hoạch hiệu quả và lập tiến độ của

loại dự án này là rất quan trong [1]

Đối với ngành xây dựng, các đự án lặp được chia ra thành những don vi

giống nhau, liên quan đến những công tác lặp lại như nhau cần có một nguồn tài

nguyên lớn được sử dụng theo cách thức tuần tự và do đó việc quản lý nguồn tài

nguyên hiệu quả không bị chồng chéo rất quan trọng trong việc tổng chi phí thực

hiện dự án là thấp nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp chỉ phí dự án và cũng như gián tiếp

bởi việc đáp ứng chi phí tài chính yêu cầu, hạn chế những phát sinh ngoài mong

muốn Những dự án loại này do tính chất chồng chéo của các công tác thường phát

sinh các rủi ro làm tăng chỉ phí của dự án, đồng thời còn có các nguyên đo thuộc về

bản chất tự nhiên không nhận biết trước được, các nguyên nhân phát sinh do thay

đổi về các qui định của luật pháp, điều kiện thời tiết không dự báo được Những nguyên nhân này có thể gây ra chậm trễ thời gian hoàn thành dự án so với kế hoạch

làm vượt chỉ phí, do đó phương pháp tiến độ quản lý nguồn lực và các mốc thời

gian đáp ứng các yêu cầu của dự án trở thành vấn đề thật sự quan trọng

2.2Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Lập kế hoạch và lập tiến độ kỹ thuật để quản lý xây dựng có thể được phân thành hai loại cơ bản: phương pháp thời gian điều khiển, chẳng hạn như phương

pháp đường găng (CPM), và các phương pháp kỹ thuật điều khiển, chẳng hạn như đường cân bằng (LOB) Trong CPM, những thời gian công tác là những chức năng cần được giả định của những các nguồn nhân lực mà được yêu cầu (hơn mức có

sẵn) để hồn thành mỗi cơng tác Mặc dù ứng dụng rộng rãi của CPM trong quản lý ,

Trang 20

hình thành CPM không tính toán đến nguồn tài nguyên cũng như khơng tính tốn

đến tính liên tục của công việc(Hegazy 2002) [14]

Sử dụng CPM, các công tác giống nhau được lặp đi lặp lại và do đó kết quả tiến độ CPM (kỹ thuật lập tiến độ theo định hướng công tác) cho các dự án có các

công tác giống nhau được lặp lại, thì kết quả tiến độ CPM bị hạn chế bởi việc thể hiện các công tác lặp đi lặp lại trong các đơn vị khác nhau, và hạn chế trong việc thể

hiện tính liên tục công việc, bị làm cản trở với các thông tin được lặp đi lặp lại (Hegazy va Kamarah 2008) [15] Mattila va Abraham (1998) [21] có cùng một két luận về tính không khả thi của CPM trong việc hạn chế tính liên tục mô hình công

việc, trong việc xử lý số lượng lớn các công tác cần thiết để thể hiện cho dự án lặp

đi lặp lại, và trong việc phan ánh chính xác tỉnh hình thực tế

Ngược lại, kỹ thuật lập tiến độ theo định hướng tài nguyên đã được sử dụng để

sắp xếp các công tác lặp đi lặp lại như vậy mà một thời hạn dự án được đáp ứng,

chăng hạn như những phát triển bởi Strdal và Cacha (1982) [5], El-Rayes và

Moselhi (1998) [11] và Lucko (2008) [18] Một số phương pháp đã được phát triển từ đầu những năm 1970 để giải quyết các tính năng của các dự án lặp đi lặp lại

Những kỹ thuật này được biết đến đưới các phương pháp lập kế hoạch tuyến tính trung hạn Một biến thể phổ biến là phương pháp LOB, cho phép cân bằng các công tác được thực hiện liên tục từ đơn vị này đến một đơn vị khác (Hegazy 2002) [14]

Mặc dù các biến thể của LOB đã được đề xuất cho phù hợp với những tiêu biểu khác nhan của các dự án lặp đi lặp lại, tất cả đều tương tự đồ họa (Arditi và Albulak

1986) [10]

Là một kỹ thuật tài nguyên theo định hướng, mục tiêu chính của LOB là dé xác định một kết hợp cân bằng các nguồn lực và đồng bộ hóa công việc của họ, vì vậy mà họ đang làm việc một cách liên tục Lợi ích chính của phương pháp LOB là nó trình bày tốc độ thực hiện và thông tin thời gian trong một định dạng đồ họa dễ

dàng giải thích và trực quan Thành phần LOB có thể trình bay dé đảng tiến độ các

Trang 21

[15] Vì LOB giả định cơ bản công tác liên tục, nỗ lực đã được cố gắng để kết hợp

các lợi ích của CPM và kỹ thuật LOB

Ammar và Mohieldin (2002)(9] đã phát triển một mô hình lập tiến độ lặp đi lặp lại, dựa trên lợi ích từ CPM để mô hình tiến độ các công tác lặp đi lặp lại một

cách đễ đàng không đỗ họa, tuy nhiên, mô hình chỉ chiếm nguồn tài nguyên quan

trọng nhất cho mỗi công tác

Ammar (2003) [7] đề xuất một mô hình để xác định thời gian dự trữ khác cho các công tác lặp đi lặp lại không theo từng chuỗi, giả sử chỉ có một đội thi công được sử dụng bởi một công tác Trong bài này, “một mô hình CPM và LOB tích

hợp đã được phát triển để kết hợp những lợi ích của cả hai mô hình” Mô hình được

đề xuất để sắp xếp lập tiến độ công tác lặp đi lặp lại về quan hệ trước sau (FS, SS, SE, FF) và ràng buộc về sự liên tục tài nguyên được xem xét

Fatma Abd El - Mohye Agrama (2011) [4] đề ra phương pháp LSM (Linear

Scheduling Method) dé duy trì tính liên tục tài nguyên đối với hoạt động từ một đơn

vị đến đơn vị kế tiếp và đạt được những ràng buộc hợp lý cùng một lúc, phương

pháp này sử dụng Excel để thực hiện tính toán thời điểm bắt đầu — kết thúc các công

tác được lặp lại có khối lượng khác nhau giữa các đơn vị Tuy nhiên phương pháp

không xét đến tốc độ thi công tổng thể của dự án để đạt thời gian hoàn thành mong

muốn ban đầu (như đặc tính yêu cầu của phương pháp tích hợp đường cân bằng (LOB))

David Arditiand M.Zeki Albulak (1986) [2] đã dé xuất Line of

Balance (LOB), đó là phương pháp đường cân bằng xem xét tốc độ thực hiện của

đơn vị chuẩn xác định thời gian hoàn thành dự án Mohammed Al Joma and Jean-

Claude Mangin (2004) [3] đề xuất mô hình lập tiến độ thực hiện dự án và xác định các ràng buộc giữa các công tác đảm bảo thời gian của dự án tối wu

Robert B Harris and Photios G Ioannou (1998) [13] phat biéu các đự án có

nhiều đơn vị giống nhau có thể được dự kiến sử đụng kỹ thuật CPM thường được

chấp nhận, nhưng việc sử dụng liên tục của các nguồn lực giữa các đơn vị lặp đi lặp

lại không thể được đảm bảo khi các mạng CPM được sử dụng Thiếu sót này được minh hoạ bằng một ví dụ

Trang 22

các công tác lặp đi lặp lại Những đường liền liên kết các công tác trong từng đơn vị

và liên kết các công tác tương tự từ các đơn vị này đến đơn vị kế tiếp đảm bảo các

ràng buộc về mối quan hệ kỹ thuật trong mạng; Ví dụ, công tác BI, Cl, va A2 không thẻ bắt đầu cho đến khi công tác AI được hoàn tất Các đường nét đứt liên

kết công tác tương tự từ đơn vị này đến đơn vị kế tiếp đại diện cho những hạn chế

nguồn lực sẵn cỏ; ví dụ, công tác A2 không thể bắt đầu cho đến khi đội thi công của

thợ mộc từ công tác A1 là có sẵn

Lưu ý rằng đơn vị 1 và 3 đều có năm hoạt động, từ A đến E, nhưng đơn vị 2 không có một công tác B Đơn vị 2 cũng khác ở chỗ thời lượng công tác cá nhân là

không giống nhau như trong đơn vị 1 và 3 Những khác biệt này phản ánh số tiền

khác nhau của công việc cần thiết đê hoàn thành các công tác của đơn vị

Các giải pháp của mạng trong hình 2.1 là kết quả trong một thời gian đự án 18 ngày và đường găng bao gồm các công tác AI, C1, C2, D2, D3, và E3 Thông thường, mỗi đơn vị trong một mạng lưới bao gồm các công tác lặp đi lặp lại cùng có

thời lượng như nhau, và đường găng đi qua mạng lưới công tác trong các đơn vị đầu tiên cho đến khi công tác với một thời gian dài được tìm thấy Con đường sau đó đi qua các công tác tương tự như trong các đơn vị liên tiếp cho đến khi đơn vị cuối

củng trong chuỗi được đạt tới, và tiếp tục thông qua mạng lưới đơn vị cuối cùng cho

đến khi công tác cuối cùng được hoàn tất Đã có tất cả ba đơn vị trong hình 2.1 1a

như nhau, con đường sẽ bao gồm các công tác AI, C1, C2, C3, D3, và E3 Sự thay

đổi đường dẫn đến bao gồm công tác D2 và không C3 như mong đợi là do sự khác

nhau công tác trong đơn vị 2

Các liên kết trong mạng CPM này đảm bảo rằng cả hai ưu tiên và nguồn lực sẵn có yêu cầu kỹ thuật được đáp ứng Tuy nhiên, khó khăn liên tục tài nguyên không thể được biểu diễn trực tiếp trong các mạng CPM, vì vậy việc sử dụng các

nguồn tài nguyên không bị gián đoạn từ đơn vị đến đơn vị không thể được đảm bảo

Tiến độ thể hiện trong hình 2.I không cung cấp cho việc sử dụng liên tục của tài nguyên được sử dụng bởi các công tac C Công tác Cl bắt đầu vào ngày 3 và kết thúc vào ngày 7, C2 công tác bắt đầu từ ngày 7 và kết thúc vào ngày 10, và công tác

Trang 23

1]

nguyên liên tục này là không cần thiết và cũng không có thê đã đư ợc dự đoán)

Đối với các công tác D, thời gian dự kiến không cung cấp sử dụng nguồn lực

liên tục Công tác D1 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 9, nhưng khi bắt đầu công tác D2

không được dự kiến bắt đầu cho đến khi một ngày sau đó (tức là vào ngày 10) Vì

vậy, có một khoảng cách một ngày trong việc sử dụng các nguồn lực cần thiết cho các công tác phát triển Tương tự như vậy, liên tục tài nguyên được cung cấp bởi tiến độ của các công tác A, nhưng không đạt được cho các công tác B và E

Khi sử dụng không bị gián đoạn các nguồn tài nguyên là cần thiết, các công tác có sự đứt đoạn trong liên tục tài nguyên có thê được chậm lại sử dụng thời gian

dự trữ của nó Ví dụ, một ngày là thời gian dự trữ cho công tác D1 có thể được sử

dụng, và DI có thể được sắp xếp lại để bắt đầu vào ngày § và kết thúc vào ngày 10

Trong các dự án lớn với các công tác lặp đi lặp lại, một phân tích đầy đủ các công

tác theo các công tác và sự điều chỉnh của mạng CPM là cần thiết để đảm bảo tính

liên tục tài nguyên, một quá trình quá cồng kềnh và nhiều khuyết điểm

Nó cũng có thể được thé hiện trong hình 2.1 rằng các mạng CPM cho các dự

án với các đơn vị mà các công việc lặp đi lặp lại có hình bậc thang, mà mỗi bậc là một mạng bao gồm các công tác và liên kết ưu tiên cho một đơn vị Bởi vì sơ dé CPM hiển thị tất cả các mối liên kết giữa các công tác tương tự như trong các đơn vị liên tiếp, số lượng các liên kết và các nút có khả năng sẽ lớn và mạng sẽ xuất hiện

Trang 24

Hinh 2.1 Mang CPM cho 3 đơn vị lặp

Mohammad (2013) [1] cũng đã đề xuất phương pháp tích hợp đường cân bằng

(LOB) và CPM cho dự án lặp Trong đó sử dụng những thuật toán lan truyền để

thực hiện mô hình

Hình thức phổ biến của sự diễn tả LOB sẽ được trình bày ở phần sau

*Đại diện co ban cha LOB

Trang 25

13

nhất của LOB trong hình 2.2, trong đó mỗi thanh biểu diễn cho một công tác lặp đi

lặp lại và mỗi đơn vị được biểu diễn bởi một đường ngang Chiều rộng của thanh là

thời gian công tác của một đơn vị, nó giả định thống nhất dọc theo tat cả don vi Gia định này là không đúng sự thật nhưng thực tế, đặc biệt là trong các dự án với một số

lượng lớn các đơn vị lặp đi lặp lại Một đường ngang tại bất kỳ đơn vị giao cắt với thanh công tác tại thời điểm bắt đầu và kết thúc kế hoạch thời gian công tác tại đơn vị đó Unit „NE—=—————_— _ jo Star Finish Multiple Crew 5 Movement 4 _dudng ngang tai don vii 3L Crew3 _ _ 2 | _ X—mmmmmmme QC ICW 1 1-2 Time

Hình 2.2 Mô hình biêu diễn cơ bản công tác lặp, biéu dién sự di chuyển tổ đội thi

Trang 26

Unit ( đơn vị )

N

fT

| _ Single Crew Movement _ | " | ( một đội thi cổng di chuyén ) 5 HN Activity A | 4 i ( công tấp A) ~ | | | 3 | ¬ _ | | | 2 "¬ | | | 1 | | Ì Time( thời gian)

Sa: thời gian bắt đầu của công tác A trong đơn vii

Fa: thời gian kết thúc của công tác A trong đơn vị ¡

Hình 2.3 Mô hình biểu diễn cơ bản công tác lặp, biểu diễn thời gian

Sự biểu diễn này cho phép sử dụng nhiều đội thi công trong các công tác

tương tự, như thể hiện trong hình 2.2 Duy trì sự liên tục công việc đã được đề nghị

để giảm thiểu sự gián đoạn và làm tăng tột độ tác dụng có lợi của đường cong học

Thời gian thay đổi tại các đơn vị khác nhau của một công tác có thể được giả định

Nhưng là quá khó khăn để được mô hình hóa bằng cách sử đụng trực quan này Harris va Ioannou (1998) [13] gidi thiéu biéu diễn khác, trong đó một công

tác lặp đi lặp lại được biểu diễn bởi một đường duy nhất thay vì một thanh Hai điểm biểu diễn cho mỗi đơn vị; điểm biểu thị thời gian bắt đầu đơn vị, trong khi diém thứ hai biểu thị thời gian kết thúc của nó, như thể hiện trong hình 2.3 Sự khác

biệt nằm ngang giữa hai điểm là thời gian công tác cho đơn vị đó Độ đốc của một đường công tác lặp đi lặp lại biểu điễn cho tốc độ thực hiện công tác Sự hiển thị

này một cách dễ dàng xử lý thời gian thay đổi công tác (ví dụ, số lượng công việc

thay đổi) cùng các đơn vị khác Tuy nhiên, sử dụng nhiều đội thi công không thể

được sử dụng mô hình biểu diễn đường Biểu diễn đầu tiên sẽ được áp dụng trong

Trang 27

15

*Tích hợp CPM-LOB

Trong việc phát triển các mô hình đề xuất, thiếu sót của cả hai CPM và LOB trong lập kế hoạch và tiến độ các dự án lặp đi lặp lại đều tránh được Phương pháp

tích hợp khả năng của CPM, như là một phương pháp phân tích với những kỹ thuật

LOB (sử dụng nhiều nhân viên và duy trì sự làm việc liên tục) Harris và loannou

(1998) [14] lần đầu tiên đề xuất khả năng sử dụng các công tác ưu tiên để mô hình

công tác chồng chéo lặp đi lặp lại Ammar và Elbeltagi (2001) [8] str dụng các công

tác chồng chéo để mô hình cho dự án lặp đi lặp lại, và trình bày một phương pháp

phân tích dé lập kế hoạch dự án lặp đi lặp lại và để xác định đường dẫn kiểm soát

Tuy nhiên, hai phương pháp trước đây chỉ xem xét một đội thi công mỗi công tác

Trong trường hợp thực tế, hầu hết các công tác lặp đi lặp lại sử dụng nhiều đội

Trong mô hình đề xuất, các công tác ưu tiên chồng chéo được sử dụng để mô hình

công tác lặp đi lặp lại với nhiều đội

2.2.2 Tình hình nghiền cứu trong nước

Thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến tiến độ thực hiện

dự án lặp lại, nhưng với các phương pháp khác với phương pháp nghiên cứu trình bay trong dé tai này Điển hình như các đề tài sau:

-Phân tích họach định tiến độ dự án bao gồm những công tác có tính chất lặp

lạ và kết hợp nhân tố rủi ro (Lê Trung Kiên-LVThS, 2009, ĐHBK Tp.HCM)

-Phương pháp tiến độ đa mục tiêu (thời gian, chỉ phí), xem xét sự liên tục của

nhiều tổ đội cho dự án có nhiều đơn vị lặp lại (Trần Đỗ Tuấn Vũ- LVThS,

2010, ĐHBK Tp.HCM)

-Phương pháp tiến độ cho dự án xây dựng với những công tác lặp lại có thứ tự lặp thay đổi (Nguyễn Thành Trung- LVThS, 2009, ĐHBK Tp.HCM)

Ở Việt Nam chưa thấy nghiên cứu nhiều và toàn diện về “phương pháp

đường cân bằng (LOB) tích hợp CPM lập tiến độ cho dự án xây dựng có nhiều

đơn nguyên lặp lại “, do đó trong bài này muốn phát triển một phương pháp lập

Trang 28

2.2.3 Tình hình áp dụng phương pháp lập tiến độ cho dự án tại Tp.Hồ Chí

Minh

Trong quá trình tìm hiểu và tham gia nhiều đự án xây dựng tại Tp.Hồ Chí Minh, các công ty xây đựng từ trước đến nay thường sử dụng phương pháp lập tiến độ thanh ngang để biểu diễn cho các dự án có công tác lặp lại, phần lớn các công ty sử

dụng phần mềm Microsoft Project để lập tiến độ, vì vậy đường đi của các công tác

lặp lại giữa các đơn nguyên sẽ bị cắt nhau chồng chéo nhau rất đễ bị rối trong quản

lý, cũng như phương pháp CPM không đảm bảo tính liên tục của tổ đội (nguồn

Trang 29

17

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ THUYÉT, LÝ LUẬN, GIÁ THUYET KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý thuyết

3.1.1 Tính chất của dự án lặp, trình tự các công tác lặp, thứ tự lặp

3.1.2 Khái niệm Tính chất của dự án lặp

Dự án lặp là những dự án có các đơn nguyên được xem như gần giếng nhau

theo chiều không gian (các tầng của các tòa cao ốc), theo vị trí (các khối nhà biệt

trong khu biệt thư, các đường cao tốc, các đường ống ), mà thứ tự, tính chất và số

lượng các công tác trong các đơn nguyên của các đự án này có tính lặp lại

Các loại dự án này yêu cầu một kế hoạch tiến độ tối ưu, đảm bảo các mối quan

hệ ràng buộc hợp lý, đảm bảo tính liên tục của công việc và sử dụng nguồn nhân lực không bị gián đoạn từ đơn nguyên này đến đơn nguyên khác

Hiện nay các dự án xây dựng có nhiều loại công trình khác nhau, trong đó dự án lặp lại chiếm một phần không nhỏ trong các dự án đầu tư xây dựng Dự án lặp lại

bao gồm những bộ phận công trình giống nhau tại các vị trí khác nhau hoặc các đơn nguyên giống nhau Các công tác phải đáp ứng đúng theo trình tự kỹ thuật thi công, các ràng buộc trước sau mang tính logic, sự chồng chéo phức tạp của các công tác

lặp lại, đáp ứng yêu cầu vẻ thời gian nhất định của từng công tác, đáp ứng được các

yêu tố tác động bên trong và bên ngồi mà khơng làm ảnh hưởng đến kế hoạch của

dự án

Hoạt động lặp lại là công việc diễn ra thường xuyên, liên tục và có tính lặp lại; trong khi, Dự án là nhưng công việc mang tính tạm thời và duy nhất Vì vậy, một,dự án có thể được định nghĩa bằng một đặc tính đặc biệt của nó: Một dự án là một chuỗi các công việc mang tính tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm

mang tính duy nhất Tính tạm thời được hiểu là các dự án có một điểm khởi đầu xác

định và điểm kết thúc xác định

Các dự án được thực hiện tại tất cả các mức độ khác nhau của tổ chức Chúng

có thê liên quan đến chỉ một người hoặc hàng nghìn người Các dự án có thé mat

vài tháng và cũng có thể mất vài năm để hoàn thành Các dự án có thể liên quan

đến một đơn vị nhỏ trong tổ chức hoặc có thể vượt qua biên giới của tổ chức như

Trang 30

phương pháp khác nhau đã được đề nghị cho việc lên kế hoạch, hoạch định và kiểm tra quá trình thực hiện dự án này

3.1.2.1 Trình tự các công tác lặp, thứ tự lặp

Trong công trình xây dựng có các công tác lặp lại việc xác định trình tự các công

tác là vô cùng quan trọng, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức về chuyên môn quản lý dự án và kỹ thuật chuyên ngành cùng với tầm nhìn bao quát và sự hiểu biết

thật sâu rộng ca dy an

Cơ cấu phân chia công việc (work breakdown structure - WBS) là công cụ rất quan trong dé phân chia nhỏ một dự án thành các bộ phận của nó Cấu trúc này biến

một công việc lớn lao, độc nhất, có lẽ khó hiểu của dự án thành nhiều nhiệm vụ nhỏ có thể quản lý được WBS sử dụng những kết quả đầu ra từ việc xác định dy án, và

xác định những nhiệm vụ nào là nền tảng đối với toàn bộ việc hoạch định kế tiếp

WBS đôi khi được để cập như một bản danh sách nhiệm vụ bao gồm biểu liệt kê

(bóc tách, thống kê), trong đó thể hiện đầy đủ các công việc cần thực hiện để đự án được hoàn thành toàn bộ, đạt được các mục tiêu đề ra Tùy theo mục đích sử dụng

mà biểu liệt kê này có phạm vi và mức độ chỉ tiết khác nhau

Khi thi công bất kỳ công trình nào cũng phải xác định trình tự trước sau thực

hiện các công việc và mối quan hệ của chúng để [22]:

- Đảm bảo chất lượng công trình

- Dé ôn định và bất biến công trình vừa thi công xong

- Dé an toàn cho công tác kết hợp và sao cho việc thi công công tác sau không

ảnh hưởng đến chất lượng hoặc hư hại đến công việc đã hoàn thành trước

đó

Từ đó ta đưa ra năm nguyên tắc về trình tự thi cơng như sau:

® Ngồi cơng trường trước, trong công trường sau Nghĩa là: trước khi xây dựng công trình phải làm đường, điện, nước từ ngồi vào đến cơng trường

e© Ngồi nhà trước, trong nhà sau Nghĩa là: trước khi bắt tay vào thi công ta phải tiến hành san nền, làm rãnh tiêu thoát nước, làm đường nội địa, kho bãi,

lán trại V V

Trang 31

19

nông)

e Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn làm sau (Đặt đường cống phải đặt từ hạ

lưu đến thượng lưu, phần cuối làm trước để tận dụng tiêu thoát nước ngầm, thuận tiện thi công phần đất)

e Kết cầu trước, trang trí sau, kết cấu từ dưới lên, trang trí từ trên xuống (Thi công kết cấu phải từ móng đến mái Hoàn thiện từ mái xuống nếu nhà một

tầng, nếu nhà nhiều tầng thì có thể hoàn thiện phần dưới trước khi việc thi

công kết cầu đã hoàn thành được ba sàn, trát trần trước, trát tường sau Láng

nền sau khi quét vôi tường ) [22]

Như vậy rõ ràng trình tự các công tác lặp trong một đơn nguyên, hay nhiều

đơn nguyên của dự án lập cũng phải tuân thủ theo những nguyên tác ràng buộc

về mặt kỹ thuật thi công, một công tác nói chung có thể có nhiều công tác đi

trước và công tác đi sau Có nhiều kiểu quan hệ giữa mỗi cặp công tác đi trước

va di sau (FF, SS, FS, SF) [25]

Vi dụ: công tác xây và lắp đặt toàn bộ hệ thống điệ n, nước âm trong tường hồn tat thi cơng tác trát mới bắt đầu được Trát tường xong mới lát nên v.v

Thứ tự lặp của các công tác lặp tại các đơn nguyên cũng phải đảm bảo trình

tr của các công tác như trình bày bên trên Khi thực hiện các công tác lặp từ đơn này đến đơn nguyên khác thì vẫn phải tuân thủ công tác nào thi công trước thì

sang đơn nguyên khác vẫn phải thi công trước, công tác nào thi công sau thì sang đơn nguyên khác vẫn phải thi công sau

Như ví dụ trên giả sử thứ tự các công tác thi công tại tầng 1, thì khi chuyển

sang tang 2 xem như giống hệt nhau thì trình tự lặp lại vẫn như tầng 1, và lưu ý

thứ tự lặp các công tác phải tiến hành tại các đơn nguyên từ thấp lên cao nếu là

cao tang và liên tục các tầng từ tầng 1 đến 2, từ tầng 2 đến 3, và cứ t hế tuần tự 3.1.3 Nguồn tài nguyên cần thiết cho dự án có tính chất lặp

Như đã trình bày phần trên, nguồn tài nguyên trong phần trình bày này là nguồn tài nguyên sử dụng lại, hay còn gọi là nguồn lực

Trang 32

vữa; công tác trát bột tường thì cần máy trộn bột; công tác gia công thép thì cần máy gia công thép, máy cắt thép .v v), các dụng cụ đỗ nghề phù hợp cho từng công tác

Mỗi công tác có mỗi tô đội chuyên môn riêng là những công nhân có tay nghề cao trong các công việc mà tô đội đảm nhận, trong mỗi tổ đội số lượng công nhân

và thiết bị phụ thuộc vào mức yêu cầu của công việc (khối lượng của từng công

tác) Trong mỗi tô đội cho một loại công tác tuỳ theo độ lớn của tô đội mà chia ra thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng 10 đến 20 công nhân có một tô trưởng

điều hành để phối hợp với các nhóm khác trong đội

Các đội thi công sẽ di chuyển từ vị trí này (đơn nguyên này) đến các vị trí khác

(đến đơn nguyên khác thay đổi về không gian) để thực hiện thự hiện công tác mà

đội đảm nhận thực hiện theo từng chuyên môn, theo một kế hoạch đã được các nhà quản lý hoạch định trước, và cách di chuyên này như trình bày theo hình 2.2 điều

này giúp cho các đội thi công một cách liên tục và không bị gián đoạn tăng hiệu

suất làm việc, tránh lãng phí Nên nhớ rằng mỗi công tác nhằm đáp ứng được kế

hoạch tiến độ thời gian dự án, do đó sẽ có nhiều đội thi công cùng một công tác tại các vị trí khác nhau (các tầng khác nhau) Mỗi tổ đội có nhiều nhóm nhỏ thi công

cùng lúc tại một vị trí (tại một tang hay còn gọi là một đơn nguyên), để tránh tình

trạng va chạm lẫn nhau trong thi công các đội trướng phải có kế hoạch phân vùng theo trục trên một mặt bằng thi công cho từng nhóm nhỏ

3.1.4 Mô tá vấn đề lập tiến độ những dự án với những công tác có tính chất

lặp

Một dự án thường bao gồm nhiều công tác và những công tác này thường được

lặp lại trong nhiều đơn vị, mỗi đơn vị lặp của dự án được mô hình như một mạng

công việc trên nút, với tập N nút dùng đề biểu diễn N công tác trong mỗi đơn vị lặp,

những công tác (1) (ở đây i=1, ,N) này có quan hệ logic (ví dụ: kết thúc bắt đầu, bắt

đầu-bắt đầu), và mạng này được lặp lại Q lần tương ứng với Q đơn vị trong dự án

Tài nguyên được yêu cầu cho mỗi công tác sẽ di chuyển từ đơn vị thứ nhất (j=1)

đến đơn vị cuối cùng (j= Q) để thực thi công tác đó, hình 3.1

Thời gian thực hiện (dij) mỗi phần khối lượng công việc của công tác (ï) ở mỗi

Trang 33

21

là có thể khác nhau Những công tác được chia làm 2 kiểu, loại kiểu {X} và loại kiểu {Y}

Theo nguyên tắc sau đây:

se Nếu một công tác là loại X, thì công tác này phải được thực thi một cách liên

tục

e Néu một công tác là Y, thì công tác này có thể cho phép sự gián đoạn trong

việc thực thi

Việc phân loại công tác là X hay Y được quyết định bởi người quản lý dự án, dựa theo tính chất của từng công tác để thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật và tổ chức của dự

án (ví dụ, công tác chống vách khi đào một đường hằm nên được làm liên tục không gián đoạn chọn loại X\)

Vấn đề đặt ra là phải cực tiểu thời gian hoàn thành dự án, trong khi duy trì sự liên tục trong công việc của các công tác X (loại công tác cần được thực hiện liên

tục), và cực tiêu hóa số ngày gián đoạn trong việc sử dung tài nguyên ở những công

tác Y (loại công tác cho phép sự gián đoạn trong việc thực thi) [27]

Hình 3.1 Ví dụ của một mạng công tác trên nút dùng đề biểu diễn một đơn vị lặp gồm 6 công tác (N=6) trong một dự án gồm 2 đơn vị lặp (Q=2) [27]

3.1.5 Phương pháp tô chức thực hiện công vệc theo dây chuyền:

Là một phương pháp tô chức (tức là bố trí và sắp xếp) việc thực hiện các công

việc trong sản xuất hay trong thực hiện dự án Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền (Stream-line) là trường hợp đặc biệt của phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo tổ đội chuyên nghiệp, tức là các công việc có cùng một tính chất chuyên môn trong các gói công việc khác nhau được gom lại để giao

Trang 34

máy móc (vật lực) ôn định, thực hiện tuần tự theo thời gian lần lượt từ gói công việc này sang gói công việc khác nhưng chỉ trên những phân việc theo đúng chuyên môn

của tổ đội đó thôi Nhưng khác với phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo tổ

đội chuyên nghiệp (sự thực hiện tuần tự theo thời gian có thể là không liên tục hoặc

liên tục), trong phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền

từng công việc chuyên môn (tức là công việc có cùng tính chất chuyên môn) trên các gói công việc, được thực hiện liên tục theo thời gian (không có gián đoạn thời

gian thực hiện giữa các công tác chuyên môn đo mỗi tô đội chuyên nghiệp đảm

nhiệm lần lượt trên các gói công việc), tạo thành một chuỗi liên tục không ngừng

nghỉ các công tác chuyên môn giành cho tổ đội chuyên nghiệp đó thực hiện được gọi là đây chuyền đơn vị (hay dây chuyền đơn) Trong thực hiện dự án, do tính hữu

hạn của dự án nên dây chuyên đơn cũng có độ dài hữu hạn (các tổ đội chuyên nghiệp biên chế cố định thực hiện tuần tự một cách liên tục các công tác chuyên môn lần lượt trên một số hữu hạn các gói công việc khác nhau ) [26]

Khác hoàn tồn với phương pháp tơ chức theo công việc trọn gói (vốn chú

trọng tới đường găng) phương pháp tô chức theo dây chuyên tập trung vào việc bố

trí sắp xếp (tức là tổ chức) các công việc theo tính chuyên nghiệp của chúng, các

công việc có cùng một chuyên môn sâu được tổ chức hợp lại thành một dây chuyền đơn vị (dây chuyển đơn, hay dây chuyển thành phần), do 1 tổ lao động (nhân lực) chuyên nghiệp với thành phần biên chế cố định sử dụng một số lượng máy móc (vật

lực) ôn định thực hiện liên tục, từ ngày này sang ngày khác, lần lượt trên từng sản

phẩm công nghiệp (dây chuyển sản xuất) hay trên từng không gian phân đoạn sản

phẩm, dịch vụ (của dự án xây dựng ) [26]

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền là sự kết hợp giữa 2

phương pháp là: phương pháp tô chức thực hiện công việc tuần tự và phương pháp tổ chức thực hiện công việc song song Trong một dây chuyền chuyên môn (tức là

dây chuyền đơn vị), các công tác cùng chuyên môn được thực hiện tuần tự lần lượt trên từng sản phẩm đang được sản xuất Trên cùng một sản phẩm hàng hóa các công tác có chuyên môn khác nhau, nhưng nằm trong quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm, thì được thực hiện tuần tự nhau cho đến khi hình thành sản phẩm hoàn

Trang 35

23

thời điểm trong quá trình sản xuất có 2 dây chuyền đơn vị kế cận nhau hoạt động,

mỗi dây chuyền đơn ở trên một sản phẩm, và 2 dây chuyên kế cận này hoạt động

song song đồng thời với nhau (tức là trên 2 sản phẩm liên tục thì có 2 công tác chuyên môn khác nhau, nhưng kể cận nhau trong quy trình sản suất, thực hiện song

song đồng thời) [26]

3.2Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp luận

3.2.2 Sơ đồ ngang

Sơ đỗ ngang hay tiến độ ngang có đạng báng trình bày sự diễn tiến của các công

việc trong dự án theo trục thời gian [23]

3.2.2.1 Lý thuyết phương pháp CPM (Critical Path Method)

Sơ đồ mạng coi đự án là một tập hợp các công việc có liên quan với nhau, được trình diễn đưới dạng đồ thị, gồm các nút và các cung, để chỉ mối liên quan giữa các

công việc [23]

Phân tích dự án bằng sơ đồ mạng người ta có thể phát hiện một số công việc,

nếu bị trì hoãn, thì sẽ ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thành toàn bộ dự án [23]

e Phương pháp sơ đồ mạng CPM hay “phương pháp đường găng”

Bắt đầu 1957 do công ty DuPont đề xuất, phương pháp CPM này, được

người Mỹ phát triển vào năm 1959 gần như đồng thời với phương pháp PERT (năm 1958), đầu tiên được gắn với dạng thể hiện công việc trên mũi tên (phương pháp

ADM), nén thường được đồng nhất với phương pháp sơ đồ mạng ADM

Phương pháp đường găng hay phương pháp đường găng CPM, Sơ đồ mạng

CPM (Critical Path Method) là loại kỹ thuật phân tích mạng tiến độ, công cụ quan

trọng để quản lý dự án có hiệu quả Cùng với các phương pháp tổ chức tuần tự, tô

chức song song, và tổ chức theo dây chuyền, phương pháp đường găng là một phương pháp tổ chức thực hiện dự án và tô chức sản xuất Phương pháp đường găng

sử dụng mạng đồ thị có hướng trong lý thuyết đồ thị để tổ chức các hoạt động công

việc, các công tác trong một dự án dưới dạng một sơ đồ mạng Mà việc quản lý dự án này tập trung vào việc nắm lấy một hoặc nhiều chuỗi xuyên suốt dự án của các

Trang 36

tiễn độ)

Ngay sau đó người Mỹ đã ứng dụng phương pháp đường găng CPM vào

sơ đồ mạng PERT (tức là Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình, hay

kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án), kết hợp với lý thuyết xác suất thống

kê, (để ước tính thời lượng công việc trong các dự án mà công việc có thời

lượng không xác định trước)

— Nhằm cân đổi giữa chỉ phí và thời gian

— Phương pháp tắt định - thời gian công tác xác định

~ Biểu điễn AON- Công tác trên nút (đang sử dụng rộng rãi trên thế giới) e Các dạng thể hiện sơ đồ mạng của phương pháp đường găng và các khái

niệm

Có hai dạng phương pháp sơ đồ mạng CPM là dạng "công việc trên nút" (các

đỉnh của mạng đồ thị có hướng thể hiện các công việc, còn các cung dé thị nối các

đỉnh đại diện cho mối quan hệ), và dạng "công việc trên mũi tên" (các đỉnh của

mang đồ thị có hướng thể hiện các mối quan hệ giữa các công việc, còn các cung đề

thị nối các đỉnh (mũi tên) đại điện cho công việc) Trong đó:

-Dạng sơ đồ mạng mũi tên ("công việc trên mũi tên", AOA, Activity On

Arrow)

-Dạng sơ đồ mạng nút (“công việc trên nút", AON, Activity On Node)

Một mô hình dạng đồ thị thể hiện mối quan hệ của các công tác trong một dự

án

Bảng 3.1.Diễn giải các ký hiệu và các quan hệ của công tác

Công tác Một nhiệm vụ cân thực hiện để hoàn thành dự án như là thiết

kế nền móng, xét duyệt bản vẽ, đỗ bê tông cột, xây tường, tô

tường .v v Một công tác cần thời gian, kinh phí hay cả

thời gian và kinh phí

Thời lượng (D) | Thời gian dự kiến cân thiết dé thực hiện công tác Thời gian

Trang 37

25 Finish cộng với thời gian dy kién EF = ES + D Kết muộn (LF) Late Finish Thời điểm muộn nhất cơng việc có thê hồn thành khởi muộn (LS) Late Start

Thời điểm muộn nhất công việc có thê khởi công mà không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thanh dự án dự kiến LS = LF-D

Dự trữ toàn phần (TF) Total Float

Tông số thời gian công tác có thê kéo dài thêm mà không làm

ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành đự án TF = LF - EF = =LS - ES Công tác găng Các công tác trong sơ đô mạng có thời gian dự trữ toàn phân và riêng phần bằng không

Đường găng Một chuỗi sắp xếp các công tác nối nhau trong sơ đồ mạng có

thời gian dự trữ toàn phần và riêng phần bằng không Đường găng ấn định thời hạn hoàn thành ngắn nhất của dự án

Các kỹ thuật cân thiết để sử dụng phương pháp Đường găng CPM là xây

dựng một mô hình của dự án bao gồm những yếu tổ sau:

-Một danh sách với cấu trúc logic của tat cả các công việc dự kiến phải thực

hiện để hoàn thành dự án (được phân loại theo một cầu trúc có logic trong cơ cấu phân chia công việc (WBS — Work Breakdown Structure))

-Thời gian (thời lượng) cần thiết để mỗi công việc sẽ được thực hiện đến khi

hoàn thành xong công việc đó

-Các mối quan hệ (các phụ thuộc về mặt thời gian) giữa các công việc (hay công tác) Các quan hệ thể hiện cấu trúc logic của cơ cầu phân chia công việc

+Xác định thời lượng công tác (D) Bằng một trong ba phương pháp:

- Phân tích các số liệu lưu của các dự án đã hoàn thành

Trang 38

_ Qựt_

Tớ G 1)

trong đó:

D,- Thời gian thi công công việc k, Q, khối lượng công việc (k),

u,- Dinh mirc lao động cho một khối lượng công việc (k),

N¿- Số người của tổ công nhân tham gia hoàn thành công việc (thường lấy là bội số của tô sản suất co ban);

a- Số ca làm việc trong ngày

+Quan hệ giữa các công tác

-FS (Finish to Start): 1 công tác chỉ có thé bat đầu trước khi công tác

đứng trước nó kết thúc VD: Khi xây dựng 1 ngôi nhà - ta phải đào móng, tiếp đó đỗ bêtông lót, sau đó làm móng

-SS (Start to Start): 2 công tác cùng bắt đầu tại 1 thời điểm VD: Bắt đầu lợp ngói nhà bếp, bắt đầu đặt thảm trong phòng khách

-FF (Finish to Finish): công tác đứng sau chỉ có thê kết thúc khi công

tác đứng trước kết thúc

-SF (Start to Finish): Công tác đứng sau chỉ có thể kết thúc khi công tác đứng trước bắt đầu

Trang 39

27

Sơ dé mạng CPM theo hình 3.1 nhằm mô tả một ví dụ thực hiện các công tác trong một đơn vị (Nguồn: Lương Đức Long (2013) “Bài giảng Quán lý dự án”)

3.2.2.2 Lý thuyết phương pháp LOB truyền thống

Hoạch định dự án dẫn dắt bởi tài nguyên thì khác và tập trung hơn vào các

nguồn tài nguyên Mục tiêu của nó là để sắp xếp các công tác (xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc) để thỏa mãn thời hạn hoàn thành dự án đã đặt ra với giới hạn

các nguồn lực sẵn có được xác định trước Kỹ thuật LOB được trình bày trong

phan nay là kỹ thuật được định hướng bởi tài nguyên

e© Trình bày cơ bản về phương pháp LOB

Chúng ta xem xét một tòa nhà cao tầng loại vừa gồm 40 tầng điển hình Việc xây dựng mỗi tầng điển hình, chắc chắn bao gồm các hoạt động có mối liên quan với nhau Nếu một mạng CPM được phát triển cho toàn bộ dự án này, chắc chắn nó

sẽ rất phức tạp và sẽ bao gồm việc lặp đi lặp lại các công tác trong một tầng điển hình Biểu đồ dạng thanh của đự án cũng sẽ rất phức tạp và sẽ không phục vụ mục đích của một công cụ giao tiếp tốt giữa người lập kế hoạch và những người thực

hiện công việc này

Trang 40

- Mỗi thanh dốc đại diện cho một công tác (A, B, C hoặc D) trong du án va

chiều rộng của thanh là thời gian thực hiện của công tác đó trong một đơn vị, đó là

đều nhau đọc theo tất cả các đơn vị

- Các công tác (các thanh xiên) là liên tục không có sự can thiệp hoặc chồng

chéo nhau Điều này được quyết định bởi mối quan hệ logic tuần tự giữa các công tác Các công tác tuần tự này là các công tác của bất kỳ chuỗi công tác liên tục nào đó trong một mạng lưới CPM được lặp đi lặp lại cho một số đơn vị

- Một đường ngang tại vị trí một đơn vị nào đó giao cắt với các thanh xiên

công tác tại thời điểm bắt đầu và kết thúc kế hoạch của các công tác ở đơn vị đó

- Một đường thẳng đứng tại một ngày (thời gian) bất kỳ cho thấy các công tác theo kế hoạch sẽ được hoàn thành trước ngày đó và các công tác theo kế hoạch

được bắt đầu vào ngày đó

- Độ đốc của từng đường xiên công tác biểu diễn tốc độ kế hoạch của tiền

trình và là hàm trực tiếp của số lượng tô đội công tác tham gia thực hiện công tác này Độ dốc của đường xiên công tác cuối cùng là tốc độ bàn giao các đơn vị của dự

án

- Thời điểm “kết thúc” của đơn vị cuối cùng trong đường xiên công tác cuối

cùng biểu diễn ngày hoàn thành dự án

Cũng có thể thêm nhiều chỉ tiết vào tiến độ LOB cơ bản như được thể hiện

Ngày đăng: 04/09/2017, 22:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w