Bộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Bộ Y TETRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH TRẦN THỊ HUYÊN GIANG THựC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỘT SÓ YÉU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH LÓP MỘT TẠI 2 HUYẼN/THÀNH PHỐ TỈNH QUẢNG
Trang 1Bộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Bộ Y TE
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
TRẦN THỊ HUYÊN GIANG
THựC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ
VÀ MỘT SÓ YÉU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH LÓP MỘT TẠI 2 HUYẼN/THÀNH PHỐ
TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC sĩ DINH DƯỠNG
THÁI BÌNH, 2017
Trang 2Bộ YTÉ
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
TRẦN THỊ HUYỀN GIANG
THỰC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH LỚP MỘT TẠI 2 HUYẼN/THÀNH PHÓ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Phòng Quán lý đào tạo sau đại học, Khoa Y tế công cộng và Bộ môn dinh dường - An toàn thực phẩm dã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức bô ích trong suốt thời gian học tập ở trường, đồng thời tạo điều kiện giúp đờ tôi trong thời gian nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Quáng Trị, Phòng Tổ chức hành chính dã tạo diều kiện giúp đờ tôi trong quá trình công tác, tham gia học tập.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Trung tâm Y tế, phòng giáo dục Thành phố Đông Hà, Trung tâm Y tế huyện Hải Lăng, Ban giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh của ỉ 7 trường tiểu học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Đặng Văn Nghiễm và Tiến sĩ Trần Thị Xuân Ngọc, những người Thầy đảng kính luôn dành thời gian và công sức để động viên, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới bổ mẹ, chồng, các con của tôi cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này.
np r • *>
Tác giả Trần Thị Huyền Giang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, luận văn chưa được aicông bố trong bất kỳ chương trình nào khác
rp r _ _• 2
Tác gia
Trần Thị Huyền Giang
Trang 5CÁC KÝ HIỆU, CHỦ VIẾT TẮT
ĐẬT VẤN ĐÊ 1
Kí hiêu •
Tiếng Việt
Trang 6Chương 1: TỐNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Khái niệm thừa cân và béo phì 3
1.2 Phân loại thừa cân và bco phì 3
1.2.1 Phân loại béo phì theo sinh bệnh học 3
1.2.2 Phân loại bco phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì 4
1.2.3 Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu 4
1.2.4 Một số phân loại béo phì khác 4
1.3 Cơ chế bệnh sinh của béo phì 5
1.4 Phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em 6
1.5 Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam 8
1.5.1 Trên thế giới 8
1.5.2 Tình hình thừa cân, béo phì ở Việt Nam 9
1.6 Những yếu tố nguy cơ của thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuồi học đường 11
1.6.1 Y ếu tố gia đình 12
1.6.2 Yếu tố di truyền 12
1.6.3 Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới thừa cân và béo phì ở trẻ em 12
1.6.4 Hoạt động thể lực với thừa cân và bco phì 14
1.6.5 Những yếu tố nguy cơ khác gây thừa cân và béo phì 16
1.7 Hậu quả của thừa cân và béo phì 17
1.7.1 T ác hại ngoài tim mạch 18
1.7.2 Tác hại lên tim mạch 18
1.7.3 Tác hại của thừa cân và béo phì ở trẻ em 18
1.8 Phòng ngừa thừa cân và béo phì ở lứa tuổi học đường 18
Trang 71.9 Nguyên tắc dinh dường cho trẻ thừa cân, béo phì 22
Trang 8Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1 Địa điểm 24
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 26
2.2.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu 28
2.2.4 Quy trình tổ chức nghiên cứu và thu thập sổ liệu 29
2.2.5 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 29
2.2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32
2.2.7 Các biện pháp khống chế sai số 32
2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3: KẾT QUÁ NGHIÊN CỦƯ 33
3.1 Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh lớp một tại 2 huyện/thành phố tỉnh Quáng Trị năm 2016 33
3.2 Mô tả một số yếu tố liên quan tới thừa cân bco phì ở học sinh lớp một tại địa bàn nghiên cứu 38
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1 Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh lóp mộttrên địa bàn nghiên cứu 50
4.2 Một số yếu tố liên quan đến thừa cân bco phìở trẻ 55
KẾT LUẬN 67
KHUYẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9PHỤ LỤC
Bảng 3.1 Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo giới và khu vực 33
Bảng 3.2 Cân nặng, chiều cao trung bình cua trẻ theo giới 33
Bảng 3.3 Cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ theo khu vực 34
Bảng 3.4 Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ theo giới 34
Bảng 3.5 Giá trị trung bình các chỉ sổ Z-score của trẻ theo khu vực 35
Bảng 3.6 Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng 35
Bảng 3.7 Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì theo giới và khu vực 36
Bảng 3.8 Mức độ thừa cân, béo phì ở trẻ theo giới và khu vực 36
Bảng 3.9 Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ theo các mức thừa cân, béo phì 37
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người chăm sóc trẻ với thừa cân béo phì ở trỏ 38
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với TCBP ở trẻ 39
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa khu vực sống với thừa cân béo phì ở trẻ 40
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tồng số bữa ăn/ngày với thừa cân bco phì ớ tre 41
Bảng 3.14 Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm giàu đạm ở trẻ em 43
Bảng 3.15 Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm giàu năng lượng ở trẻ 44
Bảng 3.16 Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm giàu lipid ở trẻ em 45
Bảng 3.17 Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên các loại rau và quả chín ở trẻ em 45
Trang 10Bảng 3.18 Mối liên quan giũa nhận thức của người chăm sóc trẻ về hình
dáng của trẻ với thừa cân béo phì ở trẻ 47
Trang 11Bảng 3.19 Môi liên quan giữa quan niệm vê béo phì của người chăm sóc
trẻ với thừa cân bco phì ở trẻ 48Bảng 3.20 Mối liên quan giữa quan niệm trẻ mập khỏe mạnh hơn bình
thường với thừa cân bco phì ở trổ 48Bảng 3.21 Mối liên quan giữa kiến thức phòng chổng thừa cân bco phì
của người chăm sóc trẻ với tình trạng dinh dưỡng cùa trẻ 49
DANH MỤC CÁC BIẺU ĐÒ, sơ ĐÒ
Biểu đồ 3.1 Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh với thừa cân béo phì ở trẻ 40Biểu đồ 3.2 Mối liên quan giữa ănthêm bừa phụ với thừa cân béo phì 41
Biểu đồ 3.3 Mối liên quan giữa thời gian mỗi bừa ăn với TCBP ở trẻ
42Biếu đồ 3.4 Mối liên quan giữa ăn trước ngủ tối với TCBP ở trẻ
42Biểu đồ 3.5 Mối liên quan giữa nhà có sân chơi với TCBP ở trẻ
46Biểu đồ 3.6 Mối liên quan giữa thói quen thích vận động của trẻ với thừa
cân béo phì ở trẻ 46Biếu đồ 3.7 Mối liên quan giữa phương tiện đến trường của trẻ với thừa
cân béo phì ở trẻ 47
Sơ đồ 1.1 Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bco phì 6
Sơ đồ 1.2 Mô hình chia sẻ trách nhiệm 20
Trang 12ĐẶT VẤN ĐÈ
Những nghiên cứu mới đây đêu cho thày, thừa cân và béo phì đã thực sự trởthành một thách thức đối với dinh dưỡng và sức khỏe con người trên toàn cầu.Thừa cân và béo phì không chỉ tăng cao ở các nước phát triển mà còn tăng nhanh ởmức báo động ở các nước đang phát triển
Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo, thừa cân và béo phì cũng là một “Tứchứng nan Y” vì chưa có biện pháp hữu hiệu nào để chặn đứng sự gia tăng này.Nguyên nhân của thừa cân và béo phì không chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học
mà còn do nhiều yếu tố có liên quan như giảm hoạt động thể lực, stress, ô nhiễmmôi trường và những vấn đồ xã hội [5]
Hiện nay, thừa cân và béo phì ở trẻ em đang được đặc biệt quan tâm vì nó
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành do làm gia tăng nguy cơ đổi với cácbệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, ung thư,sỏi mật v.v Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dần tới những ảnhhưởng nặng nề về tâm lý như trẻ chậm chạp, nhút nhát, tự ti, kém hòa đồng và họckém
Béo phì ở trẻ em hôm nay có thể là nguồn gốc thảm họa cùa sức khỏe trongtương lai Dự báo đén năm 2020, Brazil sẽ có số lượng người béo phì đứng thứ 2trên thé giới, khoảng 64 triệu người [42], Không chỉ ở các nước có thu nhập cao
mà ngay tại các nước có thu nhập trung bình và thấp thì tỷ lệ thừa cân, béo phìcũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tình trạng
TC, BP ở trẻ em, nhất là trẻ 6-11 tuổi đã tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế.Năm 1996 tỷ lệ trẻ em béo phì ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Nha Trang,
Hà Nội, Hải Phòng khoáng 1-2%, nhưng hiện nay, tỷ lệ này đã vượt qua ngưỡng10% ở các thành phố lớn [5],
Trang 13Khi đời sống kinh tế được cải thiện, khấu phần ăn chứa nhiều lipid, tỷ lệ nănglượng do lipid tăng, do glucid giảm xuống, lượng mỡ động vật và đường ngọt tănglên Theo Viện Dinh Dưỡng quốc gia, cơ cấu bùa ăn của người Việt hiện nay đã cónhiều biến đổi, tỷ lộ năng lượng của khẩu phần do chất bco cung cấp tăng rõ rệt,năm 1984 là 8,4%, năm 2000 tăng lên 12% và năm 2005 là 16,5% [39], Bên cạnhkhấu phần ăn, lối sống cũng là một yếu tố góp phần tăng tý lệ thừa cân, bco phì vàcác bệnh mãn tính không lây tại cộng đồng
Tỉnh Quảng Trị nằm ở dải đất miền Trung, hiện nay chưa có nhiều nghiêncứu về thừa cân, béo phì, cũng như khảo sát về chế độ ăn, thói quen vận động thểlực của trẻ, sự quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề này Xuất phát từ tình hình thực
tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sình lớp một tại 2 huyện/thành phố tỉnh Quảng Trị năm 2016” với 2 mục tiêu:
1 Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh lớp một tại 2 huyện/thành phố tinh Quảng Trị năm 2016.
2 Mô tủ một sổ yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở học sinh lớp một tại địa bàn nghiên cứu.
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm thừa cân và béo phì
Có nhiều khái niệm về thừa cân và bco phì, tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa về thừa cân,béo phì như sau:
Thừa cân là tinh trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao Còn béo phì là tình trạng tíchlũy mỡ thừa thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Dovậy, khi đánh giá “béo phì” thì không chỉ tính đến cân nặng mà phải quan tâm đến tỷ lệ mỡ của cơ thể [54],
1.2 Phân loại thừa cân và bco phì
1.2.1 Phân loại béo phì theo sinh bệnh học
1 2 1 1 B é o p h ì đ ơ n t h u ầ n ( b é o p h ì n g o ạ i s i n h ) : Là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh
học rõ ràng
1 2 1 2 B é o p h ì b ệ n h l ý ( b é o p h ì n ộ i s i n h ) : Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan tới béo
gây nên:
- Bco phì do nguycn nhân nội tiết
- Bco phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, bco vừa, chậm lớn, da khô, táo bón và chậm phát triểntinh thần
- Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tốn thương tuyến yên hoặc u tuyến thượng thận, tăng cortisol vàinsulin huyết thanh, không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp
- Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ớthân kèm theo chậm lớn
- Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện sau dậy thì Người béo phì có cácdấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo
- Béo phì trong thiếu năng sinh dục
- Bco phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh.Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phátnên thường kèm theo béo phì
Trang 151.2.2 Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì:
- Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại béo phì có tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ
- Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ còn số lượng tế bào mỡ thì bìnhthường
- Bco phì xuất hiện sớm: Là loại bco phì xuất hiện trước 5 tuổi
- Béo phì xuất hiện muộn: Là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi
Các giai đoạn thường xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5 tuổi, 7 tuổi và vị thành niên (tuổi tiền dậy thì vàdậy thì) Béo phì ở các thời kỳ này làm tăng nguy cơ của béo phì trường diễn và các biến chứng khác
1.2.3 Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu:
- Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông - thổ Android): Là dạng béo phì
1.2.4 Một sổ phân loại béo phì khác:
- Bco phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoid liều cao và kéo dài, dùng estrogen, deparkin có thể gây béo phì
- Béo có khôi nạc tăng so với chiêu cao và tuôi: Trẻ béo phì có khôi nạc tăng so với tuổi thường có chiều caocao hơn chiều cao trung bình, thường là trẻ béo phì từ nhỏ, dạng này đặc trưng cho đa số béo phì ờ trẻ em
-Trẻ thừa cân và thừa mỡ, thừa mỡ nhưng không thừa cân (rất ít trẻ thuộc nhóm này) và thừa cân nhưng khôngthừa mỡ [40]
1.3 Cơ chế bệnh sinh của béo phì
Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp, nănglượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừavượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng Người ta nhận thấy 60% - 80% trườnghợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bôn cạnh đó còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thôngqua vai trò điều tiết của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng
và tuyến tụy
Trang 16Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ Vì vậy không nêncoi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây bco mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo Các hành vi ănuống có liên quan tới TC, BP bao gồm tần suất ăn/ăn vặt, khấu phần ăn quá dư thừa, ăn uống nhậu nhẹt, ăn thức ănnhanh ở bên ngoài và vấn đề bú sữa mẹ hoàn toàn Các yếu tố chất dinh dường được nghiên cứu bao gồm chất béo,các loại carbohydrat (bao gồm các loại carbohydrat tinh chế như đường), chí số đường huyết của thực phẩm và chấtxơ.
1.4 Phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ỏ’ trẻ em
Sự phát triển cơ thể thay đổi theo tuổi, vì vậy không thể áp dụng một chuẩn chung đế đánh giá tình trạng thừacân béo phì cho mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em lứa tuổi học đường
Tổ chức Y tế Thế giới chia 4 nhóm tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng: dưới 5 tuổi, từ 5-9 tuổi, từ 10-19tuổi, trên 19 tuổi Ở trẻ em, hai chỉ số thường dùng nhất đé đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì của trẻ là chi sốcân nặng/chiều cao (CN/CC) và chỉ số BMI theo tuổi và giới [55],
So' đô 1.1 Mô hình nguyên nhân và CO’ chê sinh bệnh của béo phì
Trang 17Chi số cân nặng/chiều cao được phân loại theo khuyến nghị của Tổ chức Y tể Thế giới năm 2007 với quần thểtham khảo NCHS Chỉ số này được tính
trên trung bỉnh quần thể và có các mốc: lệch chuẩn -4SD, -3SD, -2SD, -1SD,
TB, + 1SD, +2SD, +3SD, +4SD Bảng được lập riêng theo giới cho trẻ trai và
trẻ gái Trẻ có chỉ số CN/CC thấp hơn -2SD được tính là trẻ suy dinh dưỡng
(SDD) thể gầy còm, trẻ có chỉ số CN/CC cao hơn +2SD được tính là trẻ TC,
BP Trẻ có chỉ số CN/CC trong giới hạn -2SD đến +2SD là bình thường Chỉ
số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo tuổi và giới được sử dụng đế
đánh giá thừa cân béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới với
quần thể tham khảo từ 6 quốc gia: Brazil, Ghana, Án Độ, Na Uy, Oman và
Mỹ [54], BMI được tính theo công thức sau:
Cân nặng (kg)BMI = -— -
Chiều cao (m)2
Xác định tỉnh trạng TC, BP theo chỉ số CN/CC: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng TC, BP cùa trẻ đượctính theo chỉ số CN/CC nếu vượt quá +2SD là thừa cân, nếu vượt quá +3SD là béo phì Đây là chỉ tiêu tốt đề đánhgiá quần thể, tuy nhiên nếu đánh giá cho cá nhân WHO khuyến cáo nên sử dụng thêm biện pháp đo dự trừ mỡ hay
đo lớp mờ dưới da ở hai vị trí cơ tam đầu và dưới xương bả vai đế tăng độ chính xác Ngoài ra, cũng có thế sử dụngbiểu đồ tăng trưởng theo tuổi, giới để theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng Xác định tình trạng TC, BP theochỉ số BMI theo tuổi và giới: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng TC, BP cùa trẻ được tính theo chỉ số BMI theotuổi và giới nếu vượt quá +1SD là thừa cân, nếu vượt quá +2SD là béo phì Ớ trẻ em do sự phát triển của trẻ có khácbiệt giữa hai giới nam và nữ nên BMI được lập riêng thành hai bảng theo tuối và giới nam, tuổi và giới nữ
Ớ trẻ em (từ 5 -19 tuổi) có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên BM1 theo tuổi và giới do ở lứa tuổi vịthành niên cơ thể đang phát triển, chiều cao chưa ổn định nên không dùng một ngưỡng BMI như người lớn mà pháitính theo tuồi và giới của trẻ
1.5 Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em trên thê giói và Việt Nam:
1.5.1 Trên thế giới
Trang 18Trên thế giới, TC, BP là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với gần 2,8 triệu người trướng thành tử vong hàngnăm Bôn cạnh đó, 44% béo phi, 23% thiếu máu cục bộ ở tim và từ 7% đến 41% mắc một số bệnh ung thư cónguyên nhân từ TC, BP Trong 3 thập kỷ qua (1980 - 2010) số ca béo phì đã tăng gấp đôi trên toàn thế giới [45] Tỉ
lệ TC, BP ớ trẻ các khu vực trên thế giới như sau: Toàn cầu (7,6% và 2,7%); Châu Mỹ (23,6% và 8,2%); Châu Âu(15,0% và 4,6%); Châu Á-Thái Bình Dương (4,1% và 1,0%); Châu Phi - cận Sahara ( 1,1 % và 0,2% [54]
Tại châu Á, tỷ lệ TC, BP lứa tuổi trẻ cũng gia tăng nhanh chóng Tại Trung Quốc, các cuộc điều tra theo 4 giaiđoạn khác nhau trong khoảng từ năm 1989 và 1997 thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi tăng rất nhanh, từ15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị [46], Ớ Thái Lan, tỷ lệ BP ở trẻ từ 6 - 1 2 tuổi tăng từ 12% lên 16 % trongvòng 2 năm [44],
Tỉ lệ thừa cân béo phì ở người lớn Nhật năm 2005 là 18,1 % ở nữ và 27,0% ở nam Dự báo ở Nhật đến năm
2015, tỉ lệ TC, BP ở nam và nữ tarớng thành (trên 15 tuổi) như sau: nữ 24,4%, nam 32,7% [54],
Trong 2 thập kỷ qua, tỷ lệ TC, BP dường như đã không tăng ở Châu Mỹ La tinh (ước tính khoảng 4 triệu trẻ
bị mắc TC, BP vào năm 1990, 2000 và 2010) Trong khi đó tỷ lệ này tăng rất cao ở Châu Phi (từ 4% năm 1990, lên5,7% năm 2000 và 8,5% năm 2010), số lượng trẻ em bị mắc TC, BP tăng từ 4 triệu trẻ lên 13 triệu trẻ vào năm 2010[52],
Ở Châu Á, tuy tỷ lệ TC, BP không cao như Châu Phi, nhưng số lượng trẻ bị TC, BP thì rất cao (tăng từ 13triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010 cao nhất trong 3 Châu lục) [50],
Tống hợp số liệu nghiên cứu từ 450 nghiên cứu cắt ngang của 144 quốc gia về tình hình TC, BP ở trẻ tiềnhọc đường đến năm 2010 có 43 triệu trẻ, trong đó 35 triệu trẻ bị TC, BP ở các nước đang phát triển, với tỉ lệ 6,7%[48], Tại các nước khu vực ASEAN: số liệu TC, BP (BMI > 25) ở người trên 15 tuổi năm 2005 và dự báo đến năm
2015 cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của TC, BP tại khu vực ASEAN Một số nước có tỉ lệ TC, BP rất cao nhưBrunei (63,2% ở nữ và 56,4% ở nam) Tỉ lệ TC, BP ở phụ nữ Lào khá cao do theo phong tục Lào thì hình ảnh phụ
nữ mập mạp là biếu hiện của sức khỏe và sự sung túc Dự báo các nước khác trong khối ASEAN có hiện tượng nữgiới gia tăng tỉ lệ TC, BP nhanh hơn nam giới Philippine, Thái Lan, Indonesia, Malaysia tỉ lệ TC, BP ở nam giớikhông tăng nhiều nhưng ở nữ giới lại tăng từ 28,5% lên 38,8%, 35,2% lên 44,7%; 22,7% lên 31,8%, 37,2% lên47,2%, tương ứng [56],
1.5.2 Tinh hình thừa cân, béo phì ở Việt Nam
Trang 19Việt Nam đang phải đối đầu với gánh nặng kép về dinh dưỡng Trong khi tỷ lệ trẻ SDD đang có xu hướnggiảm nhưng vần còn cao thì tỷ lệ trẻ TC, BP lại gia tăng nhanh chóng Trong vài năm trở lại đây, vấn đề TC, BPngày càng được quan tâm, đặc biệt là ở đối tượng trẻ tiếu học.
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010, tỷ lệ TC, BP ở trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta là 5,6%(ở thành phố 6,5% và ở nông thôn 4,2%) Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng So với năm 2000, tỷ lệ TC, BP ở trẻdưới 5 tuổi hiện cao hơn 6 lần [4], Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn năm 2030khắng định nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng là trách nhiệm cùa các ngành, các cấp và mọi người dân Cần phấn đấubảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triền toàn diện về tầm vóc, thể chất,trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống Nội dung cụ thể của Chiến lược bao gồm 6 mục tiêu
cụ thế trong đỏ mục tiêu thứ tư là từng bước kiếm soát có hiệu quả tình trạng TC, BP [6]
Nghiên cứu của Đặng Văn Khôi trên 2050 trẻ em 6-11 tuối tại 6 trường tiểu học nội thành, thành phố TháiBình năm 2004 thấy: có 3,3% trẻ em thừa cân, béo phì Tỷ lệ thừa cân BP ở nam cao hơn nữ, tỷ lệ TC, BP tăng dầntheo tuổi [20], Nghiên cứu tại Đà Nang ở trẻ tiểu học năm 2006 - 2007 thấy tỷ lệ TC là 4,9% và nguy cơ TC là 8,7%[30], Một nghiên cứu tại Thành phố Huế năm 2008 thấy tỷ lệ TC, BP ở trẻ từ 11 - 15 tuổi là 8,3% [16] Theo báocáo giám sát dinh dưỡng học đường của Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM thì tỷ lệ TC, BP của trẻ ở các trường tiểuhọc tại thành phố khoảng 30 - 40% [8], đặc biệt tỷ lệ béo phì ở trẻ 9 - 11 tuổi tại trường Kết Đoàn, quận 1, Thànhphố Hồ Chí Minh năm 2008 đã là 41,1% [9], Theo Bùi Đức Văn, Hoàng Khánh tiến hành nghiên cứu tình trạng thừacân, béo phì của trẻ tiếu học huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2009 cho thấy tỷ lệ TC, BP là 7,26% [38], Kết quảnghiên cứu năm 2009 tại trường tiểu học Kim Đồng, tỉnh Tây Ninh của tác giả Vương Thuận An và cộng sự chothấy tỷ lệ thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7% [1], Theo Nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự về tình trạng thừacân, béo phì của trên 1800 trẻ tiểu học tại 4 thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên năm 2010 cho thấy tỷ lệ thừa cân,béo phì là 6,1% (trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ tiểu học tại Buôn Ma Thuột là 9,4%, PleiKu là 7,8%, thị xãGia Nghĩa và thành phố Kon Turn là 3,6%) [29], Nghiên cứu của Đặng Văn Nghiễm năm 2010, Trẻ em 7-15 tuổivùng ven biển Thái Bình mắc SDD thể nhẹ cân là 23,6%, thể thấp còi là 28,1%, thể gầy còm là 17,0% và có 1,7%thừa cân béo phì [23]
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ TC, BP ở trẻ em tại các thành phố tiêu biếu theo vùng miền: miền Bắc,Tây nguyên miền Trung, miền Nam là khá cao, đặc biệt sự gia tăng thừa cân, béo phì lại rất nhanh ở các thành phố
Trang 20lớn như TPHCM, Hà Nội [14] Nghiên cứu của Đồ Thị Ngọc Diệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 cho thấy tỷ
lệ TC, BP ớ trẻ là 38,1% Năm 2011, Trịnh Thị Thanh Thủy nghiên cứu ở trẻ 6 đến 1 ỉ tuổi tại quận Đống Đa, HàNội và có kết quả tỉ lệ TC, BP là 12,9%, trẻ trai là 17,9% và trẻ gái là 7,4% [36] Kết quả điều tra của Bùi ThịNhung tại Hà Nội trên 3.128 học sinh tiểu học cho thấy gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng đã nghiêng hẳn về phíathừa dinh dưỡng với 23,4% học sinh bị thừa cân và 17,3% học sinh bị béo phì Học sinh nam có tỷ lệ thừa cân vàbéo phì cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ [28] Theo nghiên cứu của Phan Thanh Ngọc tại TháiNguyên cho thấy, tỷ lệ TC, BP chung là 18,1% (thừa cân là 9,8%, béo phì là 8,3%), tỷ lệ TC, BP ở trẻ nam (11,2%;12,3%) cao hơn trẻ nữ (8,3%; 4,3%), tỷ lệ TC, BP cao nhất là ở trẻ 8 tuổi với tỷ lộ 21,8% (thừa cân là 11,5%; bcophì là 10,3%) [24] Nghiên cứu trên 8561 học sinh từ 6 - 14 tuổi của Trần Thị Xuân Ngọc 2012 cho thấy tỷ lệ thừacân, béo phì là 10,7%, trong đó tỷ lệ béo phì là 3,0% và tỷ lệ thiếu dinh dưỡng là 9,1% [26] Nghiên cứu của PhùngĐức Nhật tại quận 5 TP.HỒ Chí Minh cho thấy, tỉ lệ trẻ TC, BP theo chỉ số BMI theo tuổi và giới là 20,1%, trong đóthừa cân là 13,7%, và béo phì là 6,4% Tỉ lệ trẻ TC, BP theo chỉ số cân nặng/chiều cao là 21,2%, trong đó 13,2% làthừa cân, và 8% là béo phì [27], Nghiên cứu gần đây cho thấy, nghiên cứu của Nguyền Mỹ Hạnh tại Việt Trì, PhúThọ 2015 tỷ lệ thừa cân béo phì là 13,1% trong đó thừa cân là 10,8%, béo phì là 2,3% [13]
1.6 Những yếu tố nguy cơ của thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường.
Thừa cân, béo phì là hậu quả của sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao trong thờigian đáng kể, có thể do tăng năng lượng ăn vào hay giảm năng lượng tiêu hao hoặc cả hai
/ 6.1 Yêu tô gia đình
Một số nghiên cứu đã cho thấy TC, BP có tính gia đình: Càng nhiều cá nhàn trong gia đình bị TC thì nguy cơ
TC của các thành viên khác trong gia đình càng cao Hiện nay đã có những bằng chứng kết luận rằng BP thuờng doyếu tố môi truờng tác động lên nhũng cá thể có khuynh huớng di truyền [26]
1.6.2 Yểu tố di truyền
Vấn đề di truyền cũng đuợc đặt ra khi các nhà nghiên cứu thấy có sự liên quan giữa tình trạng béo phì của trẻ
và BMI của cha mẹ, tình trạng TC, BP giũa chị em sinh đôi Cha và mẹ thừa cân thì 40% con có khả năng thừa béo phì Theo Trần Thị Hồng Loan, trẻ có cha thừa cân có nguy cơ thừa cân gấp 6,2 lần so với trẻ có cha mẹ bìnhthuờng [21] Trịnh Thị Thanh Thủy nghiên cứu TC, BP ở trẻ 6 đến 11 tuổi tại Hà Nội năm 2011 cũng thấy trẻ có cha
Trang 21cân-hoặc mẹ thừa cân béo phì có nguy cơ tăng 2,5 lần và trẻ có cả cha lẫn mẹ TC, BP có nguy cơ tăng 3,2 lần so với trẻnhóm chứng [36],
1.6.3 Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới thừa cân và béo phì ở trẻ em
Thức ăn cung cấp năng luợng cho cơ thể duới dạng glucid, lipid và
protcin Sau khi chuyến hoá khoảng 50% năng luợng biến thành nhiệt luợng đế duy trì thân nhiệt, 45% năng luợngbiến thành năng luợng hóa học cung cấp cho sự hoạt động cần thiết cho các tổ chức tế bào sống Khẩu phần ăn giàunăng luợng vuợt quá năng luợng tiêu hao tạo nên một cân bàng duơng tính và phần du thừa đuợc chuyến thành mỡtích trữ trong các tổ chức Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ em ăn vào một luợng calo quá nhiều so vớinhu cầu hàng ngày sẽ gây nên bệnh béo phì do sự bất thuờng cùa các tế bào mỡ Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấncũng cho thấy, luợng chất béo cũng nhu tỷ lệ chất béo trong khấu phần ở nhóm trẻ thừa cân cao hơn hắn so vớinhóm chứng [35],
Trên thực tê có nhiêu yêu tô ảnh hưởng tới quá trình thu nhận thức ăn như: tâm lý ăn nhiều để chống chọi vớinhững vết thương tâm thần hay tình cảm, điều kiện kinh tế của từng gia đình, thói quen ăn uống của trẻ, tập quán ănuống của từng địa phương và nhất là quan điểm nuôi dưỡng trẻ của ông, bà, bố, mẹ Một số nghiên cứu cho thấythói quen ăn uống không hợp lý như ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, uống nhiều nước giải khát công nghiệp, ăn nhiều
thức ăn ớ dạng lát mỏng rán ròn là nguyên nhân dẫn tới béo phì ở trẻ Những thức ăn hấp thu nhanh, đặc biệt là
carbonhydrat còn làm tăng nhanh glucose, insulin máu, kế đó là giảm glucose và gây thèm ăn nhiều hơn Ngoài ra,uổng nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em cần lưu ý rằng, không chì ăn thức ăn nhiều mỡ mới gâybéo mà thức ăn nhiều chất bột đường cũng có thổ gây bco [19] Trong cơ thể, các chất protein, glucid đều có thểchuyến hoá thành lipid, vì vậy ăn nhiều cơm, nhiều mỳ, nhiều mía, nhiều bánh kẹo đều béo Trẻ cũng có thế béo phì
do ăn uống vô độ, ăn quà vặt, ăn thêm bừa phụ vào buổi tối Nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu cho thấy, trẻ có ăn thêmbừa phụ vào buôi tối trước khi đi ngủ thì nguy cơ trẻ mắc thừa cân cao gấp 5,16 lần [17],
Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình đối với trẻ cũng góp phần tạo nên những hành vi, thói quen ănuống không họp lý ngay từ khi còn nhỏ Nhiều ông bố, bà mẹ quá quan tâm bồi dưỡng cho trẻ với suy nghĩ trẻ càng
ăn nhiều chất bố càng tốt, càng lớn nhanh, càng béo khoẻ càng tốt nên thường cho trẻ ăn nhừng thức ăn có nguồngốc động vật nhiều đạm, chất bco như thịt, trứng, sữa, giò, chả Ngoài ra, đối với trẻ là con một, con út, con đầulòng, trẻ ở gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường được nuông chiều và được ăn uống theo ý thích nên thường tăng cân
Trang 22[38] Trẻ nuôi nhân tạo thường hay bị béo phì hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, thời gian bú mẹ càng dài thì tỷ lệ béophì càng giảm [3], Một số tác giả cho rằng, thức ăn nhân tạo có nhiều protein và muối nên làm tăng áp lực thấm thấugây cảm giác khát ở trẻ, từ đó kích thích trẻ bú nhiều hơn và tăng cân Trong sữa mẹ dường như có những hoạt chấtsinh học hạn chế sự phát triển của tế bào mỡ Trẻ bú mẹ có nồng độ insulin trong máu thấp hơn trẻ ăn nhân tạo màinsulin là một hormon có tác động quan trọng trong việc tích trữ mỡ Như vậy, tất cả các yếu tố đưa đến việc sửdụng năng lượng nhiều hơn so với nhu cầu đều dẫn đến béo phì ở trẻ Béo phì do nguycn nhân dinh dưỡng chiếm 60
- 80% các trường hợp [2], Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động vào quá trình này là rất cần thiết nhàmđưa ra các khuyến cáo về dinh dưỡng hợp lý
1.6.4 Hoạt dộng thể lực với thừa cân và béo phì
1.6.4.1 Hoạt động thể lực và chi số khối cơ thể
Cân bằng năng lượng phụ thuộc vào năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao Ngày nay, sự gia tăng tiêu thụcác thực phấm giàu năng lượng cùng với giảm hoạt động thể lực cùa người dân thành thị đang làm gia tăng tìnhtrạng TC, BP Để giảm cân cần phải kết hợp đồng thời giữa việc giảm năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thế lực.Poobalan A và cộng sự đã định nghĩa “sự duy trì cân nặng” là mức độ thay đổi của cân nặng không quá 3% trọnglượng cơ thể Khi mức độ này dao động từ 3% - 5% được gọi là có sự thay đồi cân nặng nhẹ [51]
1.6.4.2 Hoạt động thể lực và béo phì
Béo phì là hậu quả trực tiếp của những thay đổi môi trường sống cùa con người có liên quan tới việc dề dàngtiếp cận với các phương tiện giao thông hiện đại, phương tiện và dụng cụ lao động không tốn nhân lực, phương tiệngiải trí sẵn có tại nhà và thực phẩm cao năng lượng Tỷ lệ mới mắc BP trong vòng 20 năm qua đã tăng tới 20 - 25%
ở Mỹ và đang trờ thành đại dịch ở các nước đang phát triển [51] Các bằng chứng khoa học cho thấy giảm hoạt độngthể lực là yếu tố chủ yếu và có tính quyết định hơn so với tăng khẩu phần năng lượng đối với BP Có nhiều nghiêncứu đã chứng minh lợi ích cùa lối sống tích cực và tăng cường hoạt động thể lực trong phòng chống bco phì Hoạtđộng làm giảm đi mức tăng cân của lứa tuồi trung niên Luyện tập có tác động ớ mức giảm cân trung bình với người
TC, BP và có tác dụng giám cân bố sung với người có chế độ ăn giảm năng lượng Hoạt động thể lực giúp giảm mộtcách có hiệu quá mỡ bụng và mỡ nội tạng Người có hoạt động luyện tập thường xuycn thường duy trì mức giảmcân trong một thời gian dài hơn mức giảm cân của người chỉ phụ thuộc vào việc kiếm soát khấu phần ăn đơn thuần[40], Những thay đổi trong mô hình ăn uống cả ở trẻ em và người lớn luôn song hành với những thay đổi trong mô
Trang 23hình hoạt động thể lực Tình trạng thừa năng lượng của trẻ không chỉ do khâu phần ăn quá nhiều mà còn do tìnhtrạng không tham gia các hoạt động thể lực, thời gian xem vô tuyến nhiều đã làm giảm tiêu hao năng lượng ở trẻ vàtăng nguy cơ mắc TC, BP ở lứa tuổi này Hoạt động thể lực bao gồm những hoạt động hàng ngày, các công việc liênquan với hoạt động thề lực và luyện tập thể dục thể thao Trẻ em hoạt động thế lực nhiều thì càng có cơ thể khoẻmạnh, sẽ ít liên quan đến tăng huyết áp nhất là trẻ dưới 5 tuổi và càng có ít nguy cơ trở thành béo phì khi lớn Hoạtđộng thể thao có vai trò trong giảm tích mỡ, tăng khối nạc, tuy nhiên sau khi ngừng tập luyện quá trình này đảo lại.Thay đổi giữa khối mỡ và nạc có thể xảy ra mà không thay đồi về cân nặng, nhưng nếu hoạt động thể lực được duytrì thường xuyên trong suốt cuộc đời thì việc tăng khối mỡ có thố bị ngăn chặn Ngày nay xã hội càng phát triển,chương trình vô tuyến dành cho trẻ em càng đa dạng và hấp dẫn, số giờ phát sóng lại liên tục trong ngày do đó trẻcàng có nhiều cơ hội tiếp cận với vô tuyến Xem vô tuyến làm giảm hoạt động thể lực, giảm chuyển hoá cơ bản,tăng ăn vặt đặc biệt là thức ăn giàu béo Có tới 54,2% trẻ em 10 tuổi ở Singapore ăn ở các quán bán rong ngoàiđường, 65% trẻ tiêu thụ 2 - 3 lần thức ăn giàu béo trong một ngày như mì tôm, nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn rán.Việc tiêp xúc nhiêu với quảng cáo thực phẩm trcn vô tuyến làm tăng sở thích của trẻ đối với thức ăn như đườngngọt, bánh kẹo dẫn đến tăng tiêu thụ các sản phấm này và là những yếu tố nguy cơ dc gây TC, BP [53] Việc tậpluyện nên bắt đầu từ nhỏ, nếu đi kèm với dinh dường thích hợp sẽ tạo ra lợi ích sức khoẻ tốt nhất, tập luyện lúc nhỏtuổi còn ngăn chặn được BP đặc biệt trong giai đoạn trẻ phát triển nhanh Người ta còn thấy những trẻ hay hoạtđộng thể lực có điểm thể dục cao hơn trẻ ít hoạt động thế lực Những trẻ em BP thường ít hoạt động hơn nhũng trẻcùng lứa tuổi, chúng dường như kém nhanh nhẹn và đôi khi còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạtđộng thể thao.
1.6.5 Những yếu tố nguy cơ khác gây thừa cân và héo phì
TC, BP liên quan các yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hội khi các yếu tố này tạo thuận lợi cho việc gia tăng tiêuthụ thực phẩm giàu năng lượng, nhiều hàm lượng chất béo và lối sống tĩnh tại ít vận động
Tuổi: Một số nghiên cứu cho thấy tuổi xuất hiện TC, BP rất sớm (từ 1- 5 tuổi), tuy nhiên độ tuổi xuất hiệnphổ biến là lứa tuổi học đường
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội: Các yếu tố văn hoá, dân tộc, tầng lớp xã hội, tôn giáo cũng là những yếu
tố môi trường làm ánh hưởng đến lượng thức ăn đưa vào theo nhiều cách khác nhau Người ta thấy ở những nước đã
Trang 24phát triển, có mối liên quan nghịch giữa tình trạng kinh tế xã hội và béo phì còn ở các nước đang phát triển thì xuhướng này có chiều hướng ngược lại Tại các nước giàu có, TC, BP thường xảy ra ở người nghèo; ngược lại ờnhững nước nghèo thi TC, BP thường xảy ra ở người có thu nhập trung bình và khá Đó là do ở nước đang phát triểnkhi thiếu ăn còn phổ biến TC, BP được xem như bàng chứng của sự “giàu có” Người dân có khuynh hướng tin “bco
là khoẻ mạnh” Trong khi đó ớ những nước đã phát triển khi thực phâm dư thừa thì tỉ lệ TC, BP lại cao ở tâng lớpnghèo, ít học, thât nghiệp và ít tiếp cận được với thông tin về chế độ ăn khỏe mạnh Tí lệ TC, BP thấp ở tầng lớp cógiáo dục cao, có nghề nghiệp, có thu nhập cao là do họ dề tiếp cận hơn với thông tin về chế độ ăn cân đối, đú dinhdưỡng mà không gây TC, BP [52], [43] TC, BP thường xảy ra ở các đô thị lớn, nơi có lượng thực phẩm dồi dào vàcác loại thức ăn nhanh khá phố biến Nghiên cứu cùa Trần Thị Minh Hạnh tại thành phố Hồ Chí Minh ở trẻ cho kếtquả trẻ sống trong nội thành có nguy cơ TC, BP cao hơn ở ngoại thành, trẻ sống ở thành phố có nguy cơ TC, BP caohơn trẻ sống ớ vùng nông thôn [15]
Ngủ ít cũng được tìm thấy như một yếu tố nguy cơ cao của trẻ thừa cân Theo một số tác giả có thể đây làmột kiểu sống gia đình thiếu điều độ từ ăn tới ngủ hoặc do sự thiếu hoạt động thể lực tạo những nếp sống thấp trênđiện não đồ khi ngủ cùa trẻ, cũng có thể do hoạt động tiêu mỡ của cơ thế là tối đa về đêm và sự ngủ ít làm giảm tiêu
mỡ nói chung [46]
Nghiên cứu về sự liên quan giữa cân nặng sơ sinh (CNSS) cho các kết quả không đồng nhất Nghiên cứu củaSalvadori M chỉ ra rằng CNSS của trẻ béo phì không cao hơn cân nặng sơ sinh của trẻ bình thường, nhưng trongnhóm trẻ béo phì thì số trẻ có cân nặng sơ sinh trên 4000 gram cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường [47]
1.7 Hậu quả của thừa cân và béo phì
TC, BP là yếu tổ nguy cơ của các bệnh không lây Nhiều tài liệu cho biết thừa cân béo phì làm gia tăng nguy
cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường týp 2, một số ung thư nhưtúi mật, vú, đại tràng, tiền liệt tuyến và thận
7.7.7 7Y/C hại ngoài tim mạch
Thừa cân béo phì gây các biến chứng thuộc về chuyển hóa, nội tiết Thừa cân béo phì thường xảy ra cùng vớihội chứng chuyển hóa, là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2 [7],
7.7.2 Tác hai lên tim mach
• •
Trang 25Các bệnh tim mạch là nguycn nhân tử vong hàng đầu tại các nước phát triển TC, BP làm tăng nguy cơ xơvữa và thuyên tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh tăng huyết áp [47].
7.7.3 Tác hại của thừa cân và hẻo phì ở trẻ em
Trẻ TC, BP và Hội chứng thông khí kém: Trẻ TC, BP đc mắc phải hội chứng thông khí kém do mờ tập trungtrong khoang bụng và bên ngoài lồng ngực làm cho cử động hô hấp và chuyển động cơ hoành hạn chế Trẻ dỗ cócảm giác loạn nhịp thở, thở gấp và rối loạn thông khí khi gia tăng vận động Ban ngày trẻ mệt mòi, ít vận động, ngápvặt, thở ngắn Ánh hưởng của TC, BP lên hô hấp cần được quan tâm, nhất là khả năng gây ngưng thở lúc ngủ TC,
BP ảnh hưởng đến chức năng hô hấp bằng cách giảm suất đàn hồi của phổi và lồng ngực đưa đến giám thông khíphế bào và gây hội chứng ngưng thở lúc ngủ Hội chứng ngưng thở lúc ngủ được định nghĩa là sự xuất hiện đột ngột
sự dừng thở ít nhất 10 giây và hơn 5 lần mồi giờ Hội chứng này đưa đến thiếu khí về đcm và thường xảy ra ở ngườibéo phì có BMI >35 Tuy nhiên, hội chứng này không đặc hiệu cho TC, BP [18]
1.8 Phòng ngừa thừa cân và béo phì ở lứa tuổi học đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống TC, BP là phòng ngừa tăng cân vàthúc đẩy giám cân Biện pháp phòng ngừa tăng cân áp dụng chung cho tất cả cư dân trong cộng đồng, biện pháp nàycũng áp dụng được cho người TC, BP Biện pháp thúc đây giảm cân chỉ áp dụng cho người TC, BP [55] Phòngchống TC, BP thực hiện theo các nguyên tắc: tập trung làm giảm các yếu tố môi trường tạo thuận lợi cho thừa cânbéo phì, làm giảm các yếu tố nguy cơ tác động đến các cá nhân hay nhóm có nguy cơ, đồng thời quàn lý từng trườnghợp cho các đối tượng đã bị TC, BP Riêng đối với quản lý từng trường hợp cho bệnh nhân TC, BP bao gồm 4 chiếnlược: phòng ngừa tăng cân, thúc đấy việc duy trì cân nặng, quản lý và điều trị các bệnh liên quan với TC, BP, thúcđấy việc giảm cân Do vậy, phòng chống TC, BP không chi là phòng ngừa không để người có cân nặng bình thường
bị TC, BP mà còn bao gồm: phòng bệnh cho người TC, BP, phòng ngừa không để người thừa cân chuyến sang béophì, phòng ngừa việc tái tăng trọng của người TC, BP đã giảm cân
Nguyên tắc phòng chống TC, BP ở cộng đồng theo Tổ chức Y tế Thế giới là phải phối hợp hoạt động các bênliên quan và có nhiều thành phần tham gia như cơ quan chính phủ, ngành thương mại, ngành công nghiệp sản xuấtthực phẩm, truyền thông đại chúng và người tiêu dùng [55], Tố chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên phối hợp phòng
Trang 26chống TC, BP trong chương trình phòng chống bệnh không lây của quốc gia và đề xuất mô hình phòng chống TC,
BP theo mô hình chia sẻ trách nhiệm như sơ đồ:
Trang 27Sođồ 1.2 Mô hình chia sẻ trách nhiêm
#
Nguồn: Mô hình chia sẻ trách nhiệm, Tô chức Y tế Thế giới [54].
Can thiệp sớm ở trẻ TC, BP là cần thiết để tránh tình trạng TC, BP kéo dài đến khi trẻ trướng thành, tránh cáctác hại và biến chứng do các bệnh có nguồn gốc từ TC, BP.Các can thiệp dựa vào trường học đều nhằm mục tiêu cảithiện kiến thức và các hành vi sức khỏe Chương trình can thiệp trong nhà trường sẽ giúp trẻ có được kiến thức, thái
độ về cách ăn cân bằng dinh dưỡng và kỹ năng sống phù hợp để có lối sống lành mạnh, ví dụ: thói quen vận độnghàng ngày, giảm thời gian hoạt động tĩnh tại như xem truyền hình, chơi trò chơi vi tính, sử dụng máy vi tính [49],Các can thiệp phòng ngừa TC, BP có thế làm thay đối hành vi nhưng hiệu quả của việc làm giảm tỉ lệ TC, BP vẫn
Chia sẻ trách nhiệm Cộng đồne Người tiêu dùng Công nghệ/
thương mại
Truyền thông đại chúng
Luật lệ về thực phẩm Hướng dẫn thương mai Giáo dục người tiêu dùng
Cung cấp dịch vụ chăm sóc
Nghiên cứu có sự tham gia cộng đồng
Công chúng được giáo dục và có kiến thức Thực hành thực phẩm tại gia đình đúng cách Người tiêu dùng thông thái về dinh dường Tham gia cộng đồng
Đảm bảo chất lượng Đảm bao nhàn mác có tính hướng dẫn
Người quan lý về sản xuât thực phẩm được đào tạo về dinh dường hơp
lý
Quàng cáo có trách nhiệm
Truyền thông và giáo dục sức khóe Vặn động chính sách Truyền thông nguy cơ
do thực phàm (gây thừa càn)
Hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý Cam kết quốc gia về kiểm soát thừa cân béo phì
Tư vắn Tồ chức Y tế Thế giới về thừa cân béo phi
Trang 28chưa rõ rệt Qua tổng hợp các nghiên cứu can thiệp, WHO đề xuất chương trình can thiệp nên kéo dài ít nhất 6 tháng
để có thế đánh giá tác động tích cực của can thiệp [55]
Một trong 6 mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu đến năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới là không tăng tỷ lệ TC, BP.Tuy nhiên, tại Việt Nam sau 10 năm tỷ lệ này tăng đến 9,2 lần, xáy ra ớ mọi lứa tuổi Nghicn cứu về thực trạngchăm sóc dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Viện nghiên cứu y xã hội học chothấy phần lớn các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ Có 30% bà mẹ có con bị thừa cân mà khôngbiết trẻ đã thừa cân, 15% bà mẹ có con thừa cân vần mong muốn con mình tiếp tục tăng cân [39], Nhiều bà mẹmuốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ bị ốm [43],
Can thiệp cho kết quả tốt nhất khi điều trị cho trẻ TC, BP là kết hợp giữa nhà trường, gia đình và trẻ em Tuyvậy, vẫn còn các rào cản văn hóa xã hội cho các chương trình can thiệp tại gia đình Các nghiên cứu này tập trungthay đổi chế độ ăn, tăng cường hoạt động thổ lực Kct quả cho thấy có sự thay đổi chế độ ăn và tăng hoạt động thểlực nhưng ít tác động lên chỉ số BMI Có thể thấy để có thể thay đối chỉ số BMI cần can thiệp có thời gian lâu dài[52],
Qua các kết quả của chương trình can thiệp, người ta nhận thấy các can thiệp y tế công cộng thành công cần cócác yếu tố sau càng nhiều càng tốt như cần có đủ thời gian; tiếp cận lâu dài theo nhiều giai đoạn; có cơ sở các quiđịnh và nền tảng pháp lý cho phép triển khai can thiệp; đặt trên nền tảng giáo dục sức khỏe cho trẻ; vận động chínhsách; chia sẻ trách nhiệm các thành phần xã hội v.v [55]
1.9 Nguyên tắc dinh duõng cho trẻ thừa cân, béo phì
Mục tiêu điều trị bco phì ở trẻ em khác với người trưởng thành, ngoài việc tập trung vào ngăn ngừa tăng cân,còn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dường cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là các vi chấtdinh dường, can xi, sắt, kẽm [19]
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì như sau:
- Giảm năng lượng cung cấp nhưng đảm báo đủ dưỡng chất thiết yếu
- Hạn chế tối đa các thực phẩm cung cấp năng lượng rồng nhưng nghèo chất dinh dường như nước ngọt, bánhkẹo ngọt, thức ăn chế biến sằn như gà rán, xúc xích
- Hạn chế thức ăn giàu béo như mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ
Trang 29- Giảm bót thức ăn cung cấp năng lượng từ nhóm bột đường (ví dụ ăn ít cơm, bún, phở ).
- Tăng các thức ăn có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng, rau, trái cây, ít ngọt Nên chế biến dưới dạng hấp, luộc
- Đám báo đủ khẩu phần đạm thiết yếu bằng cách chọn các loại thịt nạc, cá nạc Ưu tiên thịt gà, cá, đậu đồ,giúp trẻ phát triển thể chất để hoàn thiện
- Đảm bảo trẻ uống đủ sữa theo độ tuổi Nên chọn sữa dành riêng cho trẻ thừa cân, ít béo, thấp năng lượng,giàu đạm và các khoáng chất vi lượng (canxi, D, phosphor, giúp trẻ phát triển tốt chiều cao)
- Ăn điều độ, đủ bữa, đúng giờ, không ăn vặt, không ăn muộn sau 8 giờ tối, hình thành thói quen ăn uống tốt
- Ăn chậm, nhai kỹ, mồi bừa kéo dài ít nhất 20 phút
- Giảm lượng thức ăn Ăn nhiều bừa nhỏ giúp dạ dày quen dần với lượng thức ăn ít, lâu ngày sẽ giảm bớt cảmgiác hay đói, mau đói
- Uông nhiêu nước (trên 2 lít nước/ngày), nên uông nước lọc, sữa hoặc nước trái cây không đường
- Tăng cường tiêu hao năng lượng Vận động càng nhiều càng tốt, tùy theo độ tuổi Có thể chạy nhảy, đạp xe,bơi lội, thể dục thể thao, giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ thừa và phát triển chiều cao hiệu quả Hạn chếcác hoạt động tĩnh tại như xem tivi, chơi game (không được quá 2 giờ/ngày)
- Ngủ đu giấc Trẻ cần ngủ sớm trước 10 giờ đcm, ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mồi ngày giúp cơ thế tăng tiếthormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển chiều cao tốt, hạn chế béo phì [55],
Trang 30Chương 2
2.1 Đối tượng nghiên cứu
và 01 thị trấn Có 21 tnrờng tiểu học, không có trường nào tổ chức cho học sinh ăn bán trú
Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm trên giao lộ củaquốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nốiThái Lan, Lào, Myanma với các nước trong khu vực Đông Hà gồm 9 phường, có 15 trường tiểu học trong đó có 12trường có tố chức cho học sinh ăn bán trú
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
* Giai đoạn 1: Học sinh lớp một đang học tại các trường chọn vào nghiên cứu
* Giai đoạn 2:
+ Học sinh đã tham gia ở giai đoạn 1 được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm học sinh thừa cân béo phì: Là những học sinh lớp một đã kiêm tra cân nặng chiều cao ở giai đoạn 1được xác định là thừa cân béo phì
- Nhóm học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường: Là những học sinh lớp một đã kiểm tra cân nặng vàchiều cao ờ giai đoạn 1 có tình trạng dinh dưỡng bình thường cùng giới, cùng tuồi, cùng lớp với những học sinhthừa cân béo phì
+ Bố, mẹ hoặc người chăm sóc các học sinh được chọn vào nghiên cứu ở giai đoạn 2
Trang 31♦> Tiêu chuẩn loai trừ:
+ Đối với học sinh: Những em bị bệnh bầm sinh, gù, vẹo cột sống, vắng mặt vào ngày tiến hành điều tra.+ Đối với phụ huynh hoặc người chăm sóc: không đồng ý tham gia nghiên cứu, hoặc không có khả năng trảlời các câu hỏi
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: nghiên cứu dịch tề học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang xác định tỷ lệ thừa cân bco phì ở họcsinh lớp một được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2016
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu bệnh chứng xác định 1 số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân bco phì ở họcsinh lớp một được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2017
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Là một nghiên cứu dịch tề học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang kết hợp nghiên cứu bệnh chứng, chia làm 2giai đoạn kế tiếp nhau
- Giai đoạn 1: Là một nghiên cứu dịch tê học mô tả qua một cuộc điêu tra cắt ngang nhằm: Xác định tỷ lộ thừacân béo phì ở học sinh lớp một thông qua các chi số cân nặng và chiều cao
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu mô tá kết hợp với nghiên cứu bệnh chứng (Case - Control) theo tỷ lệ 1 bệnh 1chứng nhằm xác định các yếu tố nguy cơ của thùa cân béo phì tù các yếu tố liên quan nhu chế độ dinh duờng, hoạtđộng thể lực, phuơng tiện đi lại, thói quen ăn uống, cân nặng sơ sinh, tần suất tiêu thụ thực phẩm
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu a/ Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này áp dụng phối hợp một số phuơng pháp chọn mẫu với nhau: chọn mầu hệ thống, phốihợp với chọn mẫu ngẫu nhiên đơn và chọn mẫu toàn bộ có mục đích
* Giai đoạn I: Chọn mẫu xác định tỷ lệ thừa cân béo phì
- Phuơng pháp chọn huyện/thành phố: áp dụng phuơng pháp chọn mẫu có mục đích Nghiên cứu này đua ratiêu chuẩn chọn vùng nghiên cứu là 1 vùng dân cu thành thị và chọn 1 vùng dân cu nông thôn đổ so sánh, do vậychủ động chọn thành phố Đông Hà và huyện Hải Lăng đế tiến hành nghiên cứu
- Phuơng pháp chọn truờng tiểu học vào nghiên cứu: Căn cứ vào cỡ mẫu đã tính cho mồi khu vực (khu vựcthành thị và khu vực nông thôn), lập danh sách toàn bộ học sinh lớp một của mồi truờng
Trang 32Tại khu vực thành thị bốc thăm ngẫu nhiên 6 truờng trong tổng sổ 12 truờng có tổ chức cho học sinh ăn bántrú.
Tại khu vục Nông thôn bốc thăm ngẫu nhiên lấy 11 truờng trong tống số 21 truờng không tồ chức cho họcsinh ăn bán trú
- Phuơng pháp chọn lớp và học sinh nghiên cứu: Áp dụng phuơng pháp chọn mầu toàn bộ, chọn toàn bộ cáchọc sinh lớp một của các truờng
Trang 33n — ^(1- c e /
2 )
Tiểu học đã được chọn vào nghiên cứu theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu và loại mầu cho đú cỡ mẫu đã tính Tất cảhọc sinh có trong danh sách lớp học đều được kiểm tra cân nặng, chiều cao (trừ những học sinh vắng học có ghitrong sổ đầu bài cúa lớp) Số lượng học sinh được cộng dồn cho đến đu cỡ mầu điều tra
* Giai đoạn 2: Chọn đối tượng đê phỏng vẩn xác định các yếu tố liên quan.
Sau khi có kết quả phân loại tình trạng dinh dưỡng cùa trẻ, chúng tôi sử dụng kỳ thuật ghcp cặp chia đối
tượng ra làm 2 nhóm
+ Nhóm học sinh thừa cân béo phì
+ Nhóm học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường có một số đặc điổm tương đồng về tuổi, giới, lớp
n: Cờ mẫu tối thiểu
Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z = 1, 96
p: Là tỷ lệ thừa cân béo phì của học sinh = 18,1% [24]
s = 0,12 (hệ số tương đối)
Thay vào công thức ta được: n = 1208 Thực tế điều tra 1221 học sinh
- Cỡ mẫu cho phỏng vấn kiến thức, thực hành dinh dưỡng của hố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc học sinh
Căn cứ vào kết quả nhân trắc chọn toàn bộ phụ huynh những học sinh có tình trạng dinh dưỡng thừa cân béophì từ đó ghép cặp với phụ huynh những học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường cùng tuổi, cùng giới, cùnglófp theo tỷ lệ là 1:1
Trang 342.2.3 Biên sô và chỉ sô nghiên cứu
- Phân bố trẻ tham gia nghicn cứu theo giới và khu vục
- Cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ theo giới và khu vực
- Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ theo giới và khu vực
- Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì và suy dinh duỡng phân loại theo BMI
- Tỷ lệ trẻ em thùa cân, béo phì theo giới và khu vục
- Mức độ thừa cân, bco phì ở trẻ theo giới và khu vực
- Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ theo các mức béo phì
- Mối liên quan giũa trình độ học vấn/kinh tế/CNSS với TCBP
- Mối liên quan giữa khu vực sống với thừa cân béo phì trẻ
- Mối liên quan giũa ăn thêm bừa phụ/ tổng số bữa ăn/ngày với TCBP
- Mối liên quan giũa thời gian ăn mỗi bừa với thừa cân bco phì
- Mổi liên quan giũa ăn truớc ngủ tối với thừa cân béo phì
- Tần suất (%) tiêu thụ thuờng xuyên nhóm thục phẩm giàu đạm/ giàu lipid/ giàu năng luợng/ các loại rau quả chín với thừa cân béo phì ở trẻ em
- Mối liên quan giũa nhà có sân chơi với thừa cân béo phì
- Mối liên quan giữa thói quen thích vận động của trẻ với thừa cân bco phì
- Mối liên quan giữa phương tiện đến trường của trẻ với thừa cân béo phì
- Mối liên quan giữa quan niệm về béo phì/ nhận thức của người chăm sóc trẻ về hình dáng của trẻ với TTDD của trẻ
- Mối liên quan giữa quan niệm trẻ mập khỏe mạnh hơn bình thường với tình trạng dinh dưỡng của trẻ
- Mối liên quan giữa kiến thức phòng chống thừa cân béo phì của người chăm sóc trẻ với thừa cân béo phì của trẻ
2.2.4 Quy trình tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu
a) - Tố chức nhóm nghiên cứu và cộng tác viên
- Nghiên cứu viên chính: 01 người là học viên Cao học lấy số liệu làm luận văn Thạc sỳ Dinh dưỡng
- Giám sát viên: 03 người/trường tiểu học (Khoa Y tế công cộng, Khoa Y tế học đường của Trung tâm Y tếThành phố, Trưởng Trạm y tế phường)
Trang 35- Điều tra viên: 06 người/ trường tiểu học (thuộc các Khoa y tế công cộng, Khoa Y tế học đường, Khoadinh dưỡng của Trung tâm Y tế thành phố/huyện, trạm y tế phường/xã).
b) - Các bước thu thập thông tin:
- Người nghiên cứu chính cùng với cán bộ Khoa Y tế học đường xuống các trường tiểu học đổ liên hệ, tổchức, lên danh sách các trẻ của từng lớp
- Trường tiếu học lập giấy mời, mời các giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh tham gia theo 2 bước như sau
- Bước 1: Nhóm nghiên cửu phối hợp Ban Giám hiệu và với giáo viên chù nhiệm lớp 1 tổ chức đợt khám sứckhỏe sức khỏe định kỳ, tại đây tất cả học sinh lớp 1 được lập danh sách theo phiếu số 1, tiến hành kiểm tra cân nặng,chiều cao và ghi đầy đủ thông tin theo phiếu số 1
- Bước 2: Sau khi có số liệu từ phân loại tình trạng dinh dưỡng học sinh thì Ban Giám hiệu gửi giấy mời phụhuynh nhóm thừa cân béo phì và nhóm có tình trạng dinh dường bình thường đến để nhóm nghiên cứu phỏng vấntrực tiếp các phụ huynh, thu thập các thông tin theo phiếu sổ 2
2.2.5 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu
2.2.5.1 Kỹ thuật nhân trắc
- Xác định cân nặng:
Dụng cụ: Cân điện tử tita Cân có độ chính xác đến 0,1 kg Cân được đặt trên một mặt phẳng
Tiến hành: Khi cân đối tượng chỉ mặc bộ quần áo lót mỏng, bở dép, mũ và các đồ dùng kèm theo, đứng yên
ớ giữa cân, mắt nhìn thẳng ra phía trước
Đọc kết quả: Đọc kết quả chính xác đến lOOg
- Xác định chiều cao:
Dụng cụ: Thước dây vải mềm chia đến độ mm Thước dây được dán sát vào mặt tường sao cho thước dâyvuông góc mặt phắng của nền nhà và vạch 0 trcn thước dây vừa chạm tới mặt phẳng nền nhà
Tiến hành: Đối tượng đứng thắng người, hai gót chân chụm lại, bàn chân mớ một góc 60°, mắt nhìn thẳng
ra phía trước Các mốc như chẩm, bá vai, lưng, mông và gót chân cùng trên một đường thắng (áp sát vào mặt tường
đầu đối tượng
Đọc kết quả: Giao tuyến giữa tấm gồ và mặt tường cắt thước dây tại điểm tương ứng với chiều cao đứngcủa đối tượng, lấy chính xác đến 0,1 em
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 5 đến dưới 9 tuổi theo WHO
Trang 36- 1995 dựa vào BMI/tuổi Z-Score:
+1SD < BMI /tuổi Z-Score < +2SD: là thừa cân BMI/ tuổi Z-Score > +2SD : là béo
phì
2 2 5 2 C á c h t í n h t u ổ i c ủ a t r ẻ : Theo cách tính của WHO Trẻ đẻ ra 1 ngày đến
29 ngày là 0 tháng tuổi
Trẻ 6 tuổi sẽ tính từ 60 tháng đến 71 tháng 29 ngày
2 2 5 3 P h ỏ n g v ấ n t r ự c t i ế p b ẻ , m ẹ h o ặ c n g ư ờ i c h ă m s ó c : Sứ dụng bộ câu hỏi đã được thiết
kế sẵn để thu thập các thông tin khác nhau về:
2.2.5.3.1 Một sổ thông tin về gia đình trẻ:
- Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sằn đố phỏng vấn phụ huynh trẻ nhàm thu nhận các thông tin về gia đình trẻ
2.2.5.3.2 T ầ n s u ấ t s ử d ụ n g t h ự c p h à m g i à u n ă n g ỉ ư ợ n g và các loại rau, củ, quả của trẻ cm hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng
2 2 5 4 T i ê u c h u ẩ n x á c đ ị n h đ i ể u k i ệ n k i n h t ế g i a đ ì n h : Áp dụng theo điều 2 Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ápdụng cho giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
* Hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đú 700.000 đồng trở xuống;
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ
* Hộ có mức sống trung binh (đủ ăn)
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
Trang 37- Xử lý và phân tích số liệu nhân trắc dinh dưỡng bằng phần mềm Anthro 2007 của WHO.
- Mô hình hồi quy đơn biến logistic được sử dụng đổ phân tích và tìm ra các yếu tố liên quan đến thừa cânbéo phì
2.2.7 Các biện pháp khống chế sai số
- Các số liệu nhân trắc: được các điều tra viên cố định cân, đo với việc sử dụng cùng loại cân, cùng loạithước và trẻ được cân, đo trong cùng một thời gian Sử dụng các loại cân, thước đo với kỳ thuật chuẩn, tuân theophương thức thường quy và thống nhất phương pháp điều tra đã được tập huấn cho điều tra viên nhằm loại trừ khảnăng sai số do điều tra viên hoặc do dụng cụ cân, đo
- Nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, nhóm nghiên cứu có trách nhiệm phải kiểm tra tất cả các số liệucủa các mẫu phiếu điều tra trong ngày, nếu phát hiện các số liệu bất thường, phiếu sẽ được gửi trả lại điều tra viên
đế điều tra viên kiểm tra lại tính xác thực của số liệu
2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu
- Các cá nhân tham gia nghiên cứu được biết rõ mục tiêu nghiên cứu và các thông tin được sử dụng đúng mụcđích nghiên cứu Phụ huynh và đối tượng phỏng vấn hoàn toàn tự nguyện và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu
- Kct quả cân đo nhân trắc của trẻ sẽ được thông báo cho phụ huynh của trẻ Kết quả nghiên cứu được sử dụng
đê đưa ra các khuyến nghị nhàm lựa chọn các giải pháp phòng và chổng thừa cân béo phì ở trẻ em tuổi học đường,
mà không sử dụng vào các mục đích khác
Chương 3
3.1 Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ỏ’ học sinh lóp một tại 2 huyện/thành phố tỉnh Quảng Trị năm 2016
Bảng 3.1 Phân hố trẻ tham gia nghiên cứu theo giới và khu vực
Trang 38Kết quả nghiên cứu bảng 3.1 cho thấy có 54,1% trẻ nam và 45,9% trẻ nữ tham gia nghiên cứu, trong đó có50,7% trẻ ở khu vực nông thôn và 49,3% trẻ ở khu vực thành thị.
Bảng 3.2 Cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ theo giới
Bảng 3.3 Cân nặng, chiêu cao trung bình của trẻ theo khu vực
Trang 39Kêt quả báng trên cho thây cân nặng và chiêu cao trung bình của trẻ theo khu vực nông thôn và thành thị lầnlượt là 19,4±3,4kg; 115,1 ±5,5 em và 22,9±4,8 kg; 119,5±5,8 em, đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Báng 3.4 Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ theo giới
Kêt quả bảng trên cho thây chỉ sô WAZscore, HAZscore, BAZscore của trẻ lần lượt là: 0,50±1,28; 0,46±1,21; -0,59±1,08 Trong đó chỉ số WAZ-score của trẻ nam và trẻ nữ là: -0,18±1,56 và -0,42±1,20 Chỉ sốHAZ- score của trẻ nam và trẻ nữ là: -0,21 ±1,49 và -0,18±1,14; Chỉ số BAZ-score của trẻ nam và trẻ nữ là: -0,09±1,60 và -0,48±1,26
-Kêt quả bảng trên cho thây chỉ sô WAZ-score của trẻ ờ khu vực nông thôn và thành thị là: -0,86±1,12 và0,29±1,44 Chí số HAZ-score lần lượt là: -0,66±1,04 và 0,28±1,44 Chỉ số BAZ-score lần lượt là: -0,69±1,27 và0,15±1,53; sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Trang 40Kêt quả bảng trên cho thây 71,3% trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường; 10,5% trẻ thừa cân; 6,3% trẻbéo phì độ 1 và 1,8% trẻ béo phì độ 2 (nặng).
Kct quâ bâng trên cho thây cô 18,6% trè thùa cân, bco phi theo BMI Trong dô cô 22,7% tré nam và 13,8%
à tré nù Cô 7,9% tré ô khu vue nông thon và 29,6% tré ô khu vue thành thi thùa cân, béo phi, su khâc biêt cô ÿ
nghïa thông kê vôi p<0,05
Báng 3.6 Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng