Theo Quyết định số 106/2006-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT: “Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi Tất cả các nội dung và số liệu trong đề tài này là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, số liệu thu thập là đúng và trung thực Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước nhà trường và những quy định của pháp luật
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Lừ Thị Anh
Trang 2Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn trân thành tới TS Trần Việt Hà - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn
Xin trân thành cảm ơn phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn
Tác giả cũng xin cảm ơn khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, UBND xã Lóng Sập và BQL bản A Má 1 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn
Cuối cùng tác giả xin trân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Lừ Thị Anh
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Khái niệm về cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng 3
1.1.1 Cộng đồng 3
1.1.2 Cộng đồng tham gia quản lý rừng 4
1.1.3 Quản lý rừng dựa vào cộng đồng 4
1.1.4 Quản lý rừng cộng đồng 5
1.1.5 Đồng quản lý 7
1.1.6 Nhóm hộ tham gia quản lý rừng 7
1.1.7 Quy ước BV&PTR của cộng đồng 7
1.2 Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu 7
1.2.1 Trên thế giới 7
1.2.2 Ở Việt Nam 14
1.2.3 Sinh kế của người dân trong quan hệ với tài nguyên rừng 24
1.2.4 Thảo luận 26
Trang 4Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Mục tiêu của đề tài 28
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 28
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 28
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
2.3 Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1 Thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu 28 2.3.2 Đánh giá kết quả các hoạt động quản lý rừng cộng đồng 29
2.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của mô hình quản lý rừng cộng đồng đến phát triển sinh kế của người dân tại địa phương 29
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng bền vững 29
2.4 Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 29
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 30
Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 31
3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực NC 31
3.1.1 Vị trí đi ̣a lý 31
3.1.2 Địa hình- đi ̣a ma ̣o 31
3.1.3 Khí hâ ̣u, thủy văn 31
3.1.4 Tài nguyên đất 31
3.1.5 Tài nguyên rừng 32
3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực NC 32
3.2.1 Dân số , lao đô ̣ng viê ̣c làm và thu nhâ ̣p: 32
3.2.2 Thực tra ̣ng phát triển các ngành kinh tế: 32
3.2.3 Thực tra ̣ng phát triển cơ sở ha ̣ tầng kỹ thuâ ̣t, ha ̣ tầng xã hô ̣i 33
3.3 Đánh giá chung về đối tượng nghiên cứu 33
Trang 5Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu 34 4.1.1 Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng 34
4.1.2 Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng tại địa phương 36
4.1.3 Vai trò của các bên liên quan đến quản lý rừng cộng đồng tại địa phương 37
4.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý rừng cộng đồng 41
4.1.5 Kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 42 4.1.6 Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng 44
4.1.7 Quy chế quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng 45
4.2 Đánh giá kết quả các hoạt động quản lý rừng cộng đồng 45
4.2.1 Kết quả phát triển tổ chức cộng đồng 45
4.2.2 Kết quả thực hiện Quy chế quản lý, quy ước bảo vệ rừng và quản lý quỹ phát triển rừng cộng đồng 47
4.2.3 Kết quả nâng cao năng lực quản lý cho cộng đồng 49
4.2.4 Kết quả thực hiện phát triển rừng 52
4.2.5 Đánh giá chung kết quả thực hiện qua phân tích: điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội của mô hình 54
4.3 Đánh giá ảnh hưởng của mô hình quản lý rừng cộng đồng đến phát triển sinh kế của người dân tại địa phương 58
4.3.1 Ảnh hưởng tới lợi ích của hộ gia đình 58
4.3.2 Ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng 61
4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng cộng đồng 63
4.4.1 Giải pháp về thông tin truyền thông 63
4.4.2 Giải pháp về tổ chức cộng đồng 65
Trang 64.4.3 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh 65 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
4.1 Hiện tra ̣ng sử du ̣ng đất và điều kiê ̣n canh tác hiê ̣n nay 35
4.4 Bình quân hộ gia đình hưởng lợi từ nguồn tài nguyên
thu được từ rừng cộng đồng trong 01 năm 564.5 Cân đối thu nhập và chi phí cho 1 hộ gia đình trong
Trang 10Lóng Sập là một xã thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, nằm trong lưu vực Sông Mã có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi là tiềm năng để phát triển nhiều loại sản phẩm nông, lâm nghiệp Cùng với truyền thống đoàn kết dân tộc và những kiến thức bản địa phong phú, lao động dồi dào là những tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và ổn định cuộc sống cho người dân địa phương Trong nhiều năm gần đây do khai thác và sử dụng rừng chưa hợp lý, hoạt động săn bắn động vật hoang dã và khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng, làm cho diện tích rừng tự nhiên của xã Lóng Sập bị thu hẹp, chất lượng rừng suy giảm, tình trạng hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông, lâm nghiệp, dẫn đến tình trạng kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống nhân dân nghèo nàn, lạc hậu
Trước tình hình đó Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách cho hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại địa phương Với sự hỗ trợ của dự án KfW7, Ban quản lý rừng cộng đồng tại xã Lóng Sập đã được thành lập Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định Nhà nước vào quản lý rừng cộng đồng tại các địa phương khác nhau cần linh hoạt và phải vừa dựa trên các yếu tố truyền thống của cộng đồng, vừa phải căn cứ vào hiện trạng tài nguyên của mỗi địa phương
Trang 11Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện mô hình QLRCĐ là việc rất cần thiết, từ đó rút ra được những bài học kinh nghệm và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng và phát triển kinh tế tại địa phương Đó là lý do để tiến hành thực
hiện đề tài: "Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại xã Lóng Sập,
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La"
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm về cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng
1.1.1 Cộng đồng
Theo Darcy Davis Case (1990): “Cộng đồng là nhóm người sống trên cùng một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ
xã hội chung hoặc có quan hệ gia đình với nhau”
Thuật ngữ “cộng đồng” theo FAO (1996) [47]: “cộng đồng là những người sống tại một chỗ trong một tổng thể hoặc là một nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”
Ở Việt Nam, cụm từ “cộng đồng” là sự kết hợp của hai từ “cộng” và
“đồng” Từ “cộng” được hiểu là cộng vào, gộp vào, thêm vào, kết hợp vào, còn
từ “đồng” có nghĩa là cùng nhau, giống nhau, chung nhau về một số đặc điểm: nhân chủng học, lãnh thổ, phong tục tập quán, sở thích, Từ ý nghĩa trên “cộng đồng” được hiểu là “Toàn thể những người sống thành tập thể hay xã hội mà có nhũng đặc điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối và giữa họ có một
sự liên hệ, hợp tác với nhau để cùng nhau hoạt động, cùng nhau thực hiện những lợi ích của mình và lợi ích chung của toàn xã hội” [32]
Nguyễn Hồng Quân (2000) [29] đã phân biệt cộng đồng ra làm hai loại: cộng đồng dân tộc và cộng đồng làng bản Theo thống kê và phân tích của tác giả thì khái niệm “cộng đồng” được sử dụng trong quản lý rừng cộng đồng ở nước ta là “cộng đồng thôn bản”
Theo Phạm Xuân Phương (2001) [18] :“cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những điểm tương đồng về mặt văn hóa,
Trang 13truyền thống, có mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau, thường có ranh giới không gian trong một làng, bản”
Điều 9, Luật đất đai (2003) [30], xác định rõ: “cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt nam sinh sống trên cùng một địa bàn thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục tập quán hoặc
có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”
Tại Điều 3, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương” Như vậy, “cộng đồng” được dùng trong tài liệu này là khái niệm cộng đồng được quy định tại
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004
1.1.2 Cộng đồng tham gia quản lý rừng
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ chung nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) Theo FAO, LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này
Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa
có một định nghĩa chính thức nào được công nhận Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi người đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO bao gồm quản lý rừng cộng đồng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng
1.1.3 Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Theo Denr (2001) [38], Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM), dựa trên quan điểm: “con người trước và lâm nghiệp bền vững sẽ theo sau đó”, nó trao cho các cộng đồng quyền và trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưởng lợi từ tài nguyên rừng Quan điểm này cho thấy CBFM nhắc đến việc phân cấp quản lý rừng một cách
Trang 14mạnh mẽ trong đó nhấn mạnh đến giao quyền quản lý các khu rừng và tạo cơ hội cho người dân trong cộng đồng có quyền được hưởng lợi từ rừng
Ở Việt Nam, quản lý rừng dựa vào cộng đồng là quản lý rừng được thực hiện bởi cộng đồng Cộng đồng có thể là chủ thể quản lý rừng hoặc cộng đồng tham gia
quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ rừng Hay nói cách khác, “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là việc bảo vệ, xây dựng, phát triển và sử dụng rừng có sự tham gia điều hành bởi cộng đồng, bất kể rừng đó thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hay không”
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:
- Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…)
- Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng
1.1.4 Quản lý rừng cộng đồng
Một khái niệm cụ thể hơn là “Quản lý rừng cộng đồng” đã được đề xướng
và thực thi ở nhiều nước, nó là một phạm trù của quản lý rừng dựa vào cộng đồng Tuy nhiên, nó nhấn mạnh và làm rõ quyền sở hữu rừng của cộng đồng, trên cơ sở đó cộng đồng tự tổ chức quản lý sử dụng theo nhu cầu và đảm bảo tính bền vững [49]
Quản lý rừng cộng đồng là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc
Trang 15quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng
Ở Việt Nam, khái niệm Quản lý rừng cộng đồng được hiểu là cộng đồng quản lý rừng thuộc sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản được quản lý theo truyền thống trước đây, rừng trồng của hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hay giải thể hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và thực hiện các kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát, đánh giá rừng
do Nhà nước giao cho cộng đồng
Theo Quyết định số 106/2006-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT: “Quản
lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản
lý rừng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh giá rừng do Nhà nước giao cho cộng đồng”
Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó
Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho
Trang 16cộng đồng dân cư thôn, bao gồm các đối tượng chính sau: Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời; Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao; Các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng
1.1.5 Đồng quản lý
Đồng quản lý là sự thỏa thuận trực tiếp và tự nguyện giữa chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn nhằm đạt được mục tiêu chung là quản lý tài nguyên rừng một cách tốt nhất và thỏa mãn mục tiêu riêng của từng đối tác trên cơ sở thỏa thuận về trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chia sẻ lợi ích tương xứng với sự đóng góp của các bên một cách hợp pháp
1.1.6 Nhóm hộ tham gia quản lý rừng
Một số hộ gia đình là thành viên trong cộng đồng tạo thành nhóm, hợp tác cùng nhau quản lý rừng của các hộ thành viên, hoặc cùng nhau nhận khoán bảo
vệ rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức, cá nhân khác
1.1.7 Quy ước BV&PTR của cộng đồng
Là quy ước do cộng đồng dân cư thôn lập ra, nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng bằng việc kết hợp giữa truyền thống và tập tục của cộng đồng với chính sách của Nhà nước, trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1.2 Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng về các khía cạnh: cải tiến chính sách; thể chế tiếp cận; phát triển công nghệ trên cơ sở kinh nghiệm bản địa để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện Việt Nam
Trang 17a) Đổi mới chính sách lâm nghiệp phục vụ tiến trình quản lý rừng cộng đồng:
Nghiên cứu của Arnol, JEM và Steward, W.C (1989) [36] đã kết luận rằng: “ Mặc dù có sự suy thoái về rừng cộng đồng và quản lý tài nguyên sở hữu cộng đồng (CPRM), chúng vẫn còn đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống lâm nghiệp và trong đời sống dân nghèo” Các tác giả cho rằng để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công cộng bền vững cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách, sự yếu kém và sai sót của luật lệ hiện dang phá hủy các
tổ chức quản lý tài nguyên sở hữu công cộng hoặc đang khuyến khích việc tiếp tục tư nhân hóa
Năm 1987, nghiên cứu của Basu, N.G [37] chỉ ra các vấn đề lâm nghiệp được phân tích dựa trên quan điểm của những cộng đồng sống tại rừng Tác giả đề nghị một chính sách lâm nghiệp mới để ngăn chặn quá trình phát triển đồi trọc và
để lôi cuốn nhân dân tham gia vào quá trình quản lý rừng
Theo Denr (2001), [40] mặc dù chính sách lâm nghiệp cộng đồng đã có ở nhiều quốc gia, nhưng việc thực hiện chính sách cũng thường gặp các trở ngại như:
Thiếu sự cam kết và mất công bằng trong phân bổ ngân sách
Tiếp cận từ trên xuống và thiếu tính linh hoạt
Quyền sử dụng đất và tài nguyên rừng không ổn định
Hệ thống quản lý, kỹ thuật lâm nghiệp chưa tương thích với kiến thức
và năng lực của cộng đồng trong quản lý rừng
Nhân viên kỹ thuật lâm nghiệp thiếu kỹ năng thúc đẩy để quản lý rừng dựa vào cộng đồng có sự tham gia vào tiến trình ra các quyết định ở địa phương
Thiếu khung pháp lý để hõ trợ lâm nghiệp cộng đồng Nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận nhân viên lâm nghiệp về chính sách lâm nghiệp cộng đồng hiện hành và tổ chức thực hiện nó
Trang 18 Thiếu công bằng và rõ ràng trong phân bổ lợi ích từ rừng
Để thực hiện Quản lý rừng cộng đồng điều đầu tiên cần có là sự đổi mới
về chính sách, thể chế và quan điểm tiếp cận, phát huy dân chủ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên
Quản lý rừng cộng đồng cũng đòi hỏi có sự thay đổi trong tiến trình ra quyết định, đổi mới chính sách cho phù hợp với quản lý kinh doanh, trong đó giải pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân được chú trọng và tạo ra cơ sở cho phát huy dân chủ Nhân tố cốt lõi của cải cách thể chế, chính sách để hỗ trợ lâm nghiệp cộng đồng là nâng cao tính dân chủ, sự tham gia lập kế hoạch, các quyết định giám sát và phát triển nguồn nhân lực
b) Các yếu tố kinh tế - xã hội và lợi ích từ rừng cộng đồng:
Năm 1988, Verman, D.P [44] đã thực hiện một nghiên cứu điểm tại một khu rừng trồng 4ha dược tạo lập năm 1974 trên đất chăn thả của cộng đồng thôn Dhanori bang Gujarat, Ấn Độ, theo kế hoạch “rừng làng” của Nhà nước trong 4 năm liền việc cắt cỏ để bán ra bên ngoài bị cấm Cây cối được chặt vào năm
1983 – 1984 và lợi nhuận được phân bổ theo gia đình của cộng đồng, chỉ số lợi nhuận nội bộ của gỗ, củi và cỏ được tính tới 35% Dân làng được hưởng củi, gỗ nhỏ để làm nhà và sửa lại nhà cửa, có thêm công ăn việc làm Thành công đó đã giúp thôn tự tổ chức được một hội trồng cây và tiếp tục trồng thêm vào năm
1984 – 1986 Kết quả trình diễn của khu rừng đã đem lại thêm 200 ha rừng trồng
ở khu vực này
Lam tom Linson (1994) và Banerjee (1996) [45] cho rằng, nếu chúng ta nhận thức rằng sự mất rừng có liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội thì việc cần thiết để có thể đảm bảo được sự thành công trong công tác quản lý rừng chính là mối quan tâm và sự tham gia của cộng đồng đại phương vào các hoạt động đó, phải chú trọng đến mối quan tâm của người dân trong cộng đồng đó là vấn đề sinh kế
Trang 19Hiện nay, rất nhiều chương trình dự án tham gia quản lý rừng, phục hồi rừng nhưng Chokkalingaman Ravindranath (2001), [39] cho rằng đã thiếu sự chú trọng dài hạn tới cả hai yếu tố sinh thái và kinh tế xã hội Chúng thường khởi đầu với sự nhiệt tình trong việc đầu tư kinh phí cũng như phổ biến kỹ thuật cho cộng đồng địa phương nhưng ở giai đoạn cuối của dự án, sự chú trọng này bị giảm sút đáng kể hoặc thậm chí mất di với một nguyên nhân không rõ ràng Chính thực tế này đã làm giảm sự quan tâm của cộng đồng và kết quả của việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng không được như mong đợi
Như vậy, trong quản lý rừng cộng đồng do thiếu nghiên cứu về các vấn đề kinh tế và xã hội một cách đầy đủ, cụ thể, thích hợp mà những biện pháp kỹ thuật thường không được áp dụng hoặc áp dụng một cách hình thức nên không đạt kết quả như mong đợi Vì vậy, cần xem vấn đề kinh tế và xã hội là những yếu tố có tính quyết định đến việc lựa chọn và áp dụng các giải pháp kỹ thuật vào các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở địa phương
c) Phương pháp điều tra rừng có sự tham gia của người dân:
Tại Nepal, với sự hỗ trợ của dự án lâm nghiệp cộng đồng do chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, phương pháp điều tra rừng đơn giản có sự tham gia của người dân
đã được phát triển và được xem là nhân tố cốt lõi cho quản lý rừng bền vững Điều này giúp cho người sử dụng rừng nhận biết được tiềm năng sản xuất của các khu rừng của họ từ đó lập kế hoạch quản lý rừng
Theo Chandra Bahadur (200), [48] và báo cáo: “NSCFP-Nepal Swiss Community Forestry Project- Dự án LNCĐ cua Thụy Sỹ tại Nepal năm 2001” [43] đã đề cập đến các tài liệu hướng dẫn về điều tra và phân tích dữ liệu tài nguyên rừng đơn giản só sự tham gia (bao gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ) ở các nước Nepal, Thái Lan, Philippines được thiết lập các nội dung hướng dẫn chính như sau:
Trang 20 Phương pháp thu thập dữ liệu: bao gồm xác định kích thước và số ô mẫu điều tra, phương pháp đo đếm
Phân tích dữ liệu: Chất lượng tái sinh, dự đoán trữ lượng, sản lượng gỗ củi, cỏ, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ
Lập kế hoạch quản lý rừng, phân loại rừng chức năng theo kiến thức bản địa, kế hoạch quản lý tái sinh, khai thác gỗ củi, cỏ, lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất, nước và phương pháp giám sát có sự tham gia
Năm 2000, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Thế giới (CIFFOR), [47]
đã đưa ra tài liệu hướng dẫn bao gồm các phương pháp như xác định vấn đề, chủ
đề điều tra rừng, sử dụng ảnh viễn thám, phân tích dữ liệu và đánh giá các kết quả điều tra Trong đó đã phối hợp các phương pháp điều tra thông thường với PRA và sử dụng công nghệ thông tin để mô hình hóa nhằm dự đoán thể tích cây rừng theo 01 và 02 nhân tố đường kính (D) và chiều cao (H), loài cây:
V= f(D,H, loài cây) từ đây lập biểu đơn giản để hỗ trợ cho việc dự báo thể tích, trữ lượng rừng
Phương pháp điều tra rừng có sự tham gia được xây dựng trên nguyên tắc phương pháp điều tra và quy hoạch rừng phổ biến trên thế giới do đó đảm bảo tính kỹ thuật đồng thời các công cụ điều tra và công thức tính toán đơn giản
để cộng đồng có thể tiếp cận, đặc biệt là tiếp cận với kiến thức sinh thái địa phương trong phân loại để quản lý rừng theo chức năng cộng đồng Tuy nhiên, một vài công cụ, phương pháp điều tra còn phức tạp và hàn lâm như:
Dự báo trữ lượng rừng dựa vào 2 nhân tố tổng tiết diện ngang và chiều cao lâm phần
Phân chia các lô và tuyến điều tra tương đối phức tạp
Trong khi đó việc xác định sản lượng khai thác, đảm bảo ổn định rừng chưa được thiết kế rõ ràng, do đó việc tính toán khối lượng gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ thu
Trang 21hoạch hàng năm theo kế hoạch chỉ là ước đoán, chưa thực sự có cơ sở để đảm bảo
sự cân bằng và ổn định sản lượng rừng
Nhìn chung, các hướng dẫn điều tra chỉ phù hợp để cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp tổ chức, đánh giá tài nguyên rừng cho từng làng, xã Cộng đồng địa phương được tham gia như người cung cấp thông tin và hưởng thụ kết quả phân tích tài nguyên rừng
d) Lập kế hoạch trong quản lý rừng cộng đồng:
Một loạt các nghiên cứu ở các quốc gia về chủ đề này đã cho thấy sự cần thiết phải lập kế hoạch quản lý rừng đơn giản có sự tham gia của cộng đồng Năm 1987, các tác giả Gallertti HA và Arguelless A [41] đã trình bày khái niệm lập kế hoạch và mô tả sự thực hiện theo kinh nghiệm của chương trình thí điểm quản lý rừng đơn giản và có sự tham gia này
Việc đưa người dân vào quá trình lập kế hoạch là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi phải có sự đơn giản hóa và công khai trong lập kế hoạch và thực hiện Để cho các kế hoạch lập ra thành công cần phải dựa vào sự hỗ trợ của thống đốc bang
và các cán bộ cấp cao ở liên bang, các tiêu chuẩn khác cũng quan trọng để thực hiện
là thái đọ của nhân dân địa phương, quản lý lâm sinh đúng đắn, công nghiệp hóa, marketing sản phẩm và các vấn đề về tổ chức
Các kết quả trong lập kế hoạch được đánh giá sau 3 vụ thu hoạch
Năm 1986, các tác giả Moench, M và Bandy Opadhyah, J [46], đã chỉ rõ là các nhu cầu về sinh tồn của dân làng đã bị bỏ qua trong việc lập kế hoạch quản lý rừng Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cần phải hướng vào nhiên liệu, thức
ăn gia súc, đồng thời nghiên cứu cũng trình bày các mối tương quan giữa mức tiêu thụ sinh khối của thôn bản và sức sản xuất của rừng
Năm 1988, các tác giả Leuscher, WA và Shakya.K.M [42] đã tuyên bố rằng việc hợp tác giữa cư dân địa phương với cán bộ cấp huyện là rất quan trọng để manng lại sự thành công trong các dự án Tài nguyên rừng cộng đồng (CFR) và có
Trang 22thể trở nên dễ dàng bằng cách thu hút các nhóm người dân đó vào lập kế hoạch quản lý rừng Đánh giá các tài nguyên nguồn lực, khả năng của dự án, sự tham gia của người dân là cơ sở cho việc lập kế hoạch quản lý Mặc dù, sự thu hút có hiệu quả dân làng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, tạo nên sự phấn chấn đối với họ
và đạt được mục tiêu của dự án, nhưng tác giả cho rằng chi phí còn cao và đồng thời có thể tạo ra “cái bẫy” mong đợi và có thể không phải khi nào cũng dẫn tới việc thực hiện kế hoạch tốt
Năm 1988, Brink W [38] tập trung nghiên cứu vào việc quản lý và tiềm năng sử dụng thôn bản được xây dựng theo một dự án toàn quốc về năng lượng không thường lệ của Chính phủ Vương quốc Thái Lan Việc xây dựng và kết quả của các khu rừng thôn bản đã được xem xét một cách có phê phán Dân làng đã không tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và không có các kế hoạch để quản
lý hoặc để phân bổ lợi ích được thỏa thuận với dân Trong khi đó các tầng lớp dân nghèo đặc biệt cần phải phụ thuộc và việc đến các khu rừng để chăn thả gia súc, thu hái tài nguyên lâm sản như củi đun, hoa quả tại rừng… Trường hợp này
là một điển hình minh họa cho sự cần thiết việc cộng đồng địa phương phải tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển, các tổ chức xã hội và các nhóm quyền lợi chung rất cần chúng ta phải quan tâm
Tóm lại: từ những nghiên cứu về vấn đề quản lý rừng cộng đồng của các tác giả kể trên có thể rút ra một số nhận định sau:
Viêc đổi mới, sửa đổi lại chính sách lâm nghiệp đã chú trọng đến các khía cạnh, vị trí pháp lý của cộng đồng, kinh tế, xã hội, môi trường cùng với việc
hỗ trợ cộng đồng để duy trì vai trò sản xuất của rừng, khuyến khích tham gia và đóng góp ý kiến của người dân địa phương trong lập kế hoạch quản lý rừng là thành công rất to lớn ở các nước này
Trang 23 Nhiều nước đã tiến hành giao đất, giao rừng, xu hướng chung là quay trở lại với hình thức quản lý truyền thống dựa trên cơ sở gắn đất đai và tài nguyên rừng với người dân sở tại
Cách tiếp cận có sự tham gia của người dân, chú ý đến tiến trình phát huy kiến thức bản địa, nâng cao năng lực của các cộng đồng để xây dựng các mô hình quản lý rừng cộng đồng cũng như lập kế hoạch quản lý rừng là cách tiếp cận phù hợp nhất trong bối cảnh chung về quản lý rừng cộng đồng hiện nay
Các nghiên cứu đã phản ánh được nhu cầu phát triển phương thức quản
lý dựa vào cộng đồng ở các quốc gia và đưa ra được các vấn đề cần quan tâm để phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực:
+Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng
+ Xây dựng mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan để phát triển lâm nghiệp cộng đồng
+ Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở tất cả các lĩnh vực
+ Phát triển các cách tiếp cận đơn giản về kỹ thuật lâm sinh, về điều tra rừng có sự tham gia và đưa ra các tài liệu hướng dẫn về điều tra và phân tích dữ liệu tài nguyên rừng đơn giản có sự tham gia trong quản lý tài nguyên để xây dựng các kế hoạch quản lý bền vững dựa vào cộng đồng Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện của Việt Nam
1.2.2 Ở Việt Nam
a)Những chính sách định hướng phát triển quản lý rừng cộng đồng:
- Luật đất đai dược công bố ngày 10/12/2003 đã chính thức công nhận
“Cộng đồng dân cư thôn gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có
Trang 24cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được công bố ngày 14/12/2004 ngoài quyền được công nhận quyền sử dụng ổn định lâu dài, cộng đồng dân cư còn được khai thác sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho các thành viên trong cộng đồng được sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Quy chế quản lý rừng; được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ, phát triển rừng và được hưởng lợi từ các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng và các quy định khác có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về thi hành Luật đất đai (Nghị định 181) quy định cộng đồng dân cư thôn được giao đất rừng phòng hộ với các quyền chung như hộ gia đình và cá nhân được giao đất lâm nghiệp nhưng cộng đồng dân cư thôn không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Luật Dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và cùng quản
lý, cử dụng theo thỏa thuận vì lợi ích cộng đồng
Ba luật này và các nghị định liên quan đã tạo một môi trường thuận lợi cho việc quản lý rừng thông qua cả giao rừng, khoán bảo vệ rừng Việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đã được thông qua một chương trình
Trang 25giao đất giao rừng (GĐGR) toàn quốc hay “xã hội hóa” lâm nghiệp và đã hình thành cơ sở cho việc thử nghiệm RCĐ
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam (VFDS) 2006-2020 đã coi RCĐ thuộc 20 ưu tiên hàng đầu cho ngành lâm nghiệp, thiết lập mục tiêu quản lý RCĐ thuộc 20 ưu tiên hàng đầu cho ngành lâm nghiệp, thiết lập mục tiêu quản lý RCĐ đặt 2,5 triệu ha vào năm 2010 và 4 triệu ha vào năm 2020 Việc giao rừng cho cộng đồng và việc công nhận cho cộng đồng là một chủ thể quản lý rừng đã đưa phương thức quản lý rừng cộng đồng ở nước ta lên tầm cao mới
1 Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1998 đã cho biên dịch tài liệu về Lâm nghiệp cộng đồng và Sổ tay cẩm nang của Lâm nghiệp cộng đồng
do tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO-UNDP) xuất bản về các vấn đề cơ bản có liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng, như: “Khái niệm, phương pháp, công cụ phục vụ luận chứng, kiểm tra, đánh giá có sự tham gia của người dân trong LNCĐ:; “Thẩm định nhanh quyền hưởng dụng đất và cây rừng của cộng đồng”[13]… rất hữu ích cho việc nghiên cứu phát triển LNCĐ ở Việt nam trong giai đoạn tiền phát triển Theo các tài liệu này thì Lâm nghiệp cộng đồng là mọi hoạt động lâm nghiệp được những cá nhân trong cộng đồng thực hiện nhằm tăng các lợi ích mà họ cho là có giá trị
- Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam – Thụy Điển đã cho xuất bản các tài liệu rất hữu ích cho quản lý rừng cộng đồng như: “Điều tra dánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân [8], xây dựng kế hoạch ở thôn bản”, “phát triển quỹ thôn bản”[15]
- Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà, chương trình hợp tác với Cộng hòa liên bang Đức trong tài liệu giới thiệu về “Lâm nghiệp cộng đồng” có đề cập đến Hưởng dụng đất và cây rừng ở cấp cộng đồng xác định rằng :” Trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng, hưởng dụng là một nhân tố quan trọng vì nó điều tiết sự
Trang 26kiểm soát và sự tiếp cận với tài nguyên rừng”[18] Cần phân biệt giữa hưởng dụng trên thực tế và hưởng dụng theo quy định Quyền sử dụng một tài nguyên được địa phương công nhận là cơ sở cho hưởng dụng trên thực tế Nếu quyển sử dụng một tài nguyên được pháp luật công nhận và nhà nước ủng hộ thì được gọi
là hưởng dụng theo quy định
- Chương trình tài trợ các dự án nhỏ quản lý rừng bền vững rừng nhiệt đới (SGP PTF/UNDP) cho xuất bản Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng –
2007, trong đó có phân tích và hướng dẫn chi tiết về những điều kiện cơ bản trong quản lý rừng cộng đồng; những cơ sở pháp lý tác động đến quản lý rừng cộng đồng và các hoạt động trong quản lý rừng cộng đồng
- Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác xuất bản tài liệu “Cẩm nang ngành Lâm nghiệp – chương Lâm nghiệp cộng đồng” năm 2006 Trong đó
có trình bày khái quát kinh nghiệm về lâm nghiệp cộng đồng của một số nước Châu Á, tại Việt nam [1] cẩm nang này cũng đã trình bày, phân tích về các khái niệm, đặc trưng, các tiêu chí nhận biết lâm nghiệp cộng đồng, khuôn khổ pháp lý
và hưởng lợi từ quản lý rừng cộng đồng ở Việt nam
- Dự án Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng năm 2008 đã xuất bản 2 tài liệu: Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng và tài liệu Hướng dẫn tập huấn tiêu giáo viên (ToT) về lâm nghiệp cộng đồng Các tài liệu này đã giúp cho các dự án khác có liên quan đến Hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng xây dựng được các nội dung hướng dẫn và tập huấn cho cộng đồng
2 Các hoạt động, chương trình, dự án có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng:
Xây dựng thể chế và thiết lập các mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng
Trang 27Có thể nói sự tham gia của cộng đồng dân cư nói chung và thôn bản nói riêng trong quản lý rừng đã được các chương trình, dự án có liên quan đến bảo
vệ và phát triển rừng hết sức quan tâm như dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng hạ lưu sông Mê Kông (SMRP); Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt nam (ADB/FSD); Dự án Quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia của người dân huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh(GCPNIE/023/BEL) và dự án Lâm sản ngoài
gỗ (NTFP: Non-Timber Forest Productx) Các hoạt động chính có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng của các chương trình, dự án là: đưa ra thể chế hỗ trợ cộng đồng dân cư trong quản lý rừng trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình quản lý rừng cộng đồng trong các khu vực quản lý của chương trình, dự án Ví dụ như:
Nghiên cứu Quản lý rừng cộng đồng ở 2 tỉnh Hà Giang và Yên Bái được thực hiện trong chương trình Hỗ trợ trồng rừng và bảo vệ rừng hiện còn ở những vùng đầu nguồn xung yếu vùng cao của Việt Nam Nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ của Chương trình Phát trển nông thôn miền núi (MRDP) và việc xây dựng kế hoạch xã, làng Mục tiêu chính của chương trình nghiên cứu này là cung cấp cơ sở cho việc xây dựng thể chế và xây dựng kế hoạch hành động trên
cơ sở tổng kết các kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng được rút ra từ những nghiên cứu điển hình tại 10 xã thuộc hai tỉnh Hà Giang và Yên Bái
- Tổng kết đánh giá các mô hình quản lý rừng cộng đồng và hỗ trợ thực hiện các chính sách của tổ Công tác Quốc gia về Lâm nghiệp cộng đồng (NWG-CFM) Từ năm 1999, thông qua một số chương trình nghiên cứu, hội thảo, đi hiện trường, lấy ý kiến chuyên gia, tổ Công tác Quốc gia về Lâm nghiệp cộng đồng đã có những đóng góp quan trọng trong việc đề xuất cơ sở pháp lý cho vấn
đề quản lý rừng cộng đồng Kết quả có được một số tài liệu, văn bản pháp luật sửa đổi tập trung chính vào vấn đề phân cấp quản lý, trao thêm trách nhiệm cho
Trang 28các cấp dưới và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn rừng cho các cộng đồng sống gần rừng hoặc trong rừng
- Tập hợp các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng thông qua các hội thảo quốc gia Từ năm 2000 đến nay đã có 6 cuộc hội thảo quốc gia được tổ chức xoay quanh vấn đề quản lý rừng cộng đồng Kết quả của các cuộc hội thảo và các ấn phẩm được công bố sau hội thảo thực sự là những tài liệu rất hữu ích về mặt lý luận cũng như thực tế cho việc sửa đổi, bổ sung các chính sách có liên quan và các công trình nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng
+ Hội thảo lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 2 năm 2000, trong đó tập trung vào chủ đề “Những kinh nghiệm và tiềm năng quản lý rừng cộng đồng” nhằm xác định những yếu tố chủ chốt trong quản lý rừng cộng đồng, xem xét đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm cũng như xác định vai trò của các tổ công tác về quản lý rừng cộng đồng cấp quốc gia và địa phương trong tương lai
+ Hội thảo lần thứ hai được tổ chức vào tháng 11 năm 2001 [13] tập trung vào phân tích “Khuôn khổ chính sách hỗ trợ rừng cộng đồng” Kỳ vọng của hội thảo là sẽ giúp cho lãnh đạo và những nhà hoạch định chính sách ở các cấp thấy được nhu cầu cấp thiết của quản lý rừng do cộng đồng thôn, bản đảm nhiệm, từ
đó đề xuất những thay đổi và điều chỉnh hoặc xây dựng chính sách mới nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và phát triển rừng
+ Hội thảo lần thứ ba được tổ chức vào tháng 11 năm 2004 [14] sau khi Luật Đất đai được sửa đổi và ban hành, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã được chỉnh sửa Hội thảo nhằm mục đích trao đổi và thảo luận các khuôn khổ hướng dẫn về: Thể chế và quản lý rừng cộng đồng; chính sách hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng và đánh giá tài nguyên, khai thác rừng cộng đồng để cụ thể hóa
Trang 29Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giúp cho việc quản lý rừng cộng đồng được chặt chẽ và có hiệu quả
+ Hội thảo lần thứ tư được tổ chức vào năm 2006 [15] đã tập trung vào chủ đề “Chia sẻ tri thức và các bài học kinh nghiệm trong 5 năm thực hiện Dư án: Hỗ trợ phương thức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng, phổ biến những ý tưởng đổi mới và kinh nghiệm bản địa; xây dựng quan hệ đối tác và mạng lưới để nâng cao cho quần chúng địa phương nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân địa phương”
+ Hội thảo lần thứ năm được tổ chức vào tháng 7 năm 2007[16] Hội thảo tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho việc hình thành những tài liệu hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng trên cơ sở tập hợp các kết quả,
ấn phẩm của các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu
+ Hội thảo lần thứ sáu được tổ chức vào tháng 6 năm 2009[17] với chủ đề Chính sách và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Mục tiêu cụ thể của hội thảo là chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng để nâng cao nhận thức, tăng cường kỹ năng quản lý rừng cộng đồng, góp phần phát triển thể chế, chính sách lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam
- Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (GTZ-SFDP) đã hỗ trợ thực hiện các
mô hình quản lý rừng cộng đồng tại Sơn La và Điện Biên
- Dự án “Hỗ trợ và phổ cập đào tạ cho cán bộ nông lam nghiệp vùng cao”(ETSP-Helvetas) đã hỗ trợ thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng đồng tại 03 tỉnh là Hòa Bình, Đắc Nông và Thừa Thiên Huế
- Dự án “Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng”do Cục Lâm nghiệp chủ trì đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý hỗ trợ 40 xã thuộc vùng dự án trong quản lý rừng cộng đồng Trong các văn bản này có nhiều quy định có liên quan đến hưởng lợi và cơ chế hưởng lợi từ dự án cũng như từ rừng
Trang 30- Dự án KfW3- pha 3, trong hợp phần “Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng cho cán bộ quản lý Dự án cấp cơ sở và cán bộ cộng đồng dân cư thôn” đã rất chú ý đến các nội dung hưởng lợi và cơ chế hưởng lợi
từ hỗ trợ của dự án và từ rừng
- Dự án “Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quản lý bền vững rừng nhiệt đới (EC/UNDP SGP PTF) đã hỗ trợ kinh phi cho 23 cộng đồng thôn bản tại các địa phương trong cả nước thực thi các mô hình về quản lý rừng cộng đồng Ví
dự, để thực hiện các nội dung: Bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng, ươm cây trong 5 năm (2006-2010), riêng năm 2007 dự
án đã hỗ trợ 122 triệu đồng
- Dự án ADB-FSP thí điểm các quy trình lập kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Gia Lai
3 Hiệu quả từ mô hình quản lý rừng cộng đồng:
- Theo Bảo Huy (2002)[19], hiệu quả quản lý rừng và đất rừng bởi cộng đồng cho thấy rừng giao cho cộng đồng được quản lý tốt hơn, người dân có ý thức và niềm vui rừng là tài sản của mình, kết quả này được khẳng định ở hầu hết các địa phương giao rừng Người dân đã quân tâm đầu tư vào các khu rừng của mình, một số khu rừng giao cho cộng đồng đầu tư chăm sóc, làm giàu rừng,
áp dụng kinh nghiệm bản địa để kinh doanh Ở tỉnh Đắc Nông, hoạt động sau giao đất giao rừng đã được triển khai ở một số nơi như cộng đồng đã tổ chức phân công bảo vệ rừng đặc biệt là hoạt động kinh doanh rừng với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng tạo ra nguồn thu nhập từ rừng thông qua công tác lâm sinh như tỉa thưa
Quản lý rừng cộng đồng dựa trên luật tục truyền thống và các quy ước, hương ước được phát triển bởi cộng đồng đã tỏ ra có hiệu lực trong đời sống cộng đồng và góp phần thu hút lực lượng nhân dân trong bảo vệ rừng, họ không còn đứng ngoài cuộc với tình trạng phá rừng
Trang 31- Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng thể hiện khá rõ nét ở các cộng đồng vùng cao, nơi sản xuất hàng hóa và thị trường chưa phát triển, nơi còn đang tồn tại nhiều phương thức sử dụng rừng với mục đích chung Điểm này thể hiện khá
rõ mô hình quản lý rừng cộng đồng người H’mông ở Điện Biên Trong trường hợp này quản lý rừng mang lại hiệu quả trên các mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường hơn là hiệu ủa về kinh tế Trong khi đó, khi sản xuất hàng hóa phát triển việc quản lý rừng cộng đồng chuyển sang một hình thức mới đó là tạo thành xu hướng cộng đồng nhóm hộ trong quản lý rừng Trong trường hợp này hiệu quả quản lý rừng cộng đồng được nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế Từ đây nhận thấy rằng đã hình thành hai loại hình quản lý rừng cộng đồng như đã tổng kết, đó là lâm nghiệp cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế của địa phương và lâm nghiệp cộng đồng tiếp cận với sản xuất hàng hóa ở các vùng sản xuất và thị trường.(Nguyễn Bá Ngải – 2003)[26]
4 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong quản lý rừng cộng đồng
- Theo Bảo Huy (2006)[20], các dự án Phổ cập và đào tạo nông lâm nghiệp vùng cao (ESTP: Extension Training Support Project) và Dự án Phát triển nông thôn Daklak (RĐL: Rural Development Daklak) đã tổ chức thử nghiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh đơn giản trong thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng ở các tỉnh Hòa Bình – Thừa Thiên Huế - Đắc Nông – Đắc Lắc đã đưa ra một số so sánh để làm rõ sự khác biệt của hai phương thức quản lý rừng Xét về quy mookyx thuật lâm sinh truyền thống thường áp dụng đối với các lâm trường quốc doanh, các công ty lâm nghiệp trong khi kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho quản lý rừng cộng đồng thường áp dụng trên quy mô nhỏ ở trong phạm vi cộng đồng
- Việc áp dụng kỹ thuật lâm sinh vào rừng hiện nay chủ yếu tuân theo quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hanh năm 1993 quy phạm này
Trang 32được xây dựng phục vụ cho các đơn vị kinh doanh rừng có quy mô diện tích lớn, nay úng dụng vào điều kiện quản lý rùng cộng đồng sẽ không còn phù hợp với nguồn lực địa phương và phát sinh những trở ngại Thậm chí như Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản nhiều địa phương không thể triển khai thực hiện được
+ Cường độ khai thác lớn ứng với luân kỳ kinh doanh dài từ 20 – 30 năm Điều này không thích hộ vì diện tích rừng giao cho cộng đồng không đủ lớn để
tổ chức không gian và thời gian trong luân kỳ quá dài, cường đọ khai thác lớn sẽ không thực tế với điều kiện đầu tư của cộng đồng
+ Các quy định về đường kính khai thác chỉ phù hợp với việc kinh doanh
gỗ, chưa đề cập đến việc ứng dụng các nhu cầu đa dạng sản phẩm từ rừng ở cộng đồng
+ Hướng dẫn nặng về kỹ thuật nhưng lại thiếu cự thể hóa để có thể ứng dụng
+ Chưa đề cập đến kiến thức/ kinh nghiệm bản địa và điều kiện đặc thù của cộng đồng để lựa chọn giải pháp kỹ thuật phù hợp
+ Tiêu chuẩn xác định đối tượng khai thác rừng cao trong khi đó rừng giao cho cộng đồng hầu hết là rừng nghèo kiệt mới phục hồi sau khai thác, nên không tạo ra thu nhập trong một thòi gian quá dài cho người nhận rừng
+ Các phương pháp xác định trạng thái rừng, đánh giá tài nguyên rừng, tính trữ lượng rừng phức tạp, nhiều công thức khó có thể áp dụng vì không phù hợp với trình độ người dân sống ở miền núi
+ Trên thực tế giao đất giao rừng các cán bộ kỹ thuật thường tự điều tra đánh giá tài nguyên rừng, ấn định những kết quả này cho cộng đồng dẫn đến cộng đồng sẽ không hiểu họ sẽ quản lý các số liệu tài nguyên đó như thế nào? Hoặc sẽ nghi ngờ vì họ không tin vào phương pháp Quản lý rừng cộng đồng bên
Trang 33cạnh các vấn đề về chính sách, kinh tế xã hội cũng cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật đảm bảo nguyên tắc cộng đồng có thể hiểu và áp dụng được Cho nên cần đòi hỏi phải xây dựng phương pháp điều tra, lập kế hoạch kinh doanh rừng, cũng cần đơn giản hóa, thích ứng và có sự tham gia của người dân Vì vậy, trong phương hướng phát triển quản lý rừng cộng đồng đã nêu lên các tiêu chí để xây dựng phương pháp điều tra, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là đơn giản, thực tế, chi phí thấp, dễ theo dõi giám sát, rủi ro thấp về sử dụng tài nguyên quá mức
1.2.3 Sinh kế của người dân trong quan hệ với tài nguyên rừng
a) Khái niệm và phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững
Ý tưởng về sinh kế được đề cập tới trong tác phẩm nghiên cứu của R.Chamber những năm 80 [50] Về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis [52], Barlett and Reardon, Morrison, Dorward… Mặc
dù có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, song chung quy lại đều nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình Về căn bản các hoạt động sinh kế là
do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của
họ, đồng thời chịu sự tác động của thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội
mà cá nhân hay hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng
Theo R.Chamber (1989) [50]; T.Reardon, and J.E.Taylor (1996), một sinh
kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của
nó ở hiện tại và tương lai mà không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis [52], [53], [54] cho rằng sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện, vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt
Trang 34động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội) mà theo đó các quy định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ gia đình
Theo DFID (2001) [51], một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính sau:
- Các nguồn lực và khả năng mà con người có được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại: vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất
- Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sư dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ
- Kết quả sinh kế là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống, cả trước mắt và lâu dài Bao gồm: sự hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên
b) Vai trò của rừng đối với sinh kế của người dân
Theo phát biểu của Subinay Nandy (Hôi nghị tư vấn quốc tế xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường 2006 – 2010, Hà Nội, 2005): “Sinh kế của hầu hết người nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước và đất đai” Sự sống con người phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng tài nguyên này Tài nguyên rừng cung cấp một vài dạng tài sản cho người dân và chúng có vai trò rất quan trọng Ngoài việc cung cấp đất, rừng cũng là nơi cung cấp các nguồn năng lượng, lương thực, thuốc chữa bệnh hay các vật liệu để làm nhà ở, đóng thuyền và vật liệu khác (Sato, 2000) Sato còn cho rằng, người dân sống phụ thuộc vào rừng ở hai khía cạnh: thứ nhất là phụ thuộc vào thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập của họ có được bằng việc bán ra các sản phẩm từ rừng; thứ hai là sự phụ thuộc vào sinh kế được tính toán bằng các loại sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày [35]
Trang 35Theo Guha (1989), sự phụ thuộc của người dân vùng núi vào tài nguyên rừng đã được thể chế hóa thông qua rất nhiều thể chế xã hội và văn hóa Thông qua tôn giáo, văn hóa và truyền thống, các cộng đồng bản địa tạo ra một vành đai bảo vệ xung quanh rừng Khi được tôn trọng và dưới các nghi lễ phù hợp, các thế lực này sẽ duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho cộng đồng [35] Như vậy, việc thừa nhận và hiểu rõ các giá trị của tài nguyên rừng giúp mang lại các cơ hội kiếm sống cải thiện điều kiện sống cho người dân
1.2.4 Thảo luận
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu cho thấy:
Xu hướng phát triển quản lý rừng cộng đồng là khách quan trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự tham gia của các cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng cộng đồng trước hết là nhằm tìm kiếm giải pháp cải thiện đời sống người dân dựa vào các hoạt động lâm nghiệp Có nhiều chính sách nhà nước quy định liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và quy định chính sách hưởng lợi từ rừng chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đến tài nguyên rừng và người dân sống trong và gần rừng
Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại các vấn đề nổi cộm như:
- Người dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn; nhưng
họ vẫn chưa ý thức được vai trò của rừng và giá trị bảo tồn của rừng
- Hành lang pháp lý đã có nhưng chưa đi vào cuộc sống của người dân, thậm chí họ còn không biết đến quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân
- Vấn đề cân bằng lợi ích của các bên liên quan có vai trò đặc biệt quan trọng, mặc dù vậy cơ chế và khung pháp lý cho vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo và lợi ích của người dân dưới vai trò người bán các dịch vụ sinh thái còn thấp, chưa đáp ứng được mong đợi của người dân
Trang 36Các nghiên cứu về rừng cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng trên thế giới cũng như ở Việt Nam tương đối nhiều, cung cấp đa chiều các kiến thức cũng như các bài học kinh nghiệm để các quốc gia, địa phương có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc quản lý rừng cộng đồng Việt Nam đã xây dựng, tạo lập một khuôn khổ gồm nhiều các chính sách nhằm quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả Tuy nhiên, đối với từng địa phương có những đặc thù khác nhau về tài nguyên rừng, các vấn đề kinh tế - xã hội Điều này thường dẫn đến việc thực thi và áp dụng các chính sách rừng cộng đồng sẽ có sự khác nhau đáng kể
Trang 37Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu của đề tài
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại xã Lóng Sập,
đề tài góp phần đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng cộng đồng và phát triển sinh kế người dân tại tỉnh Sơn La
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng tại xã Lóng Sập Phân tích được ảnh hưởng của mô hình quản lý rừng cộng đồng đến sinh kế của người dân tại xã Lóng Sập
Đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng cộng đồng và phát triển sinh kế tại địa phương
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động, kết quả của các hoạt động quản lý rừng cộng đồng và ảnh hưởng của nó tới sinh kế của người dân địa phương
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại bản A má 1, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài dự kiến sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
2.3.1 Thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu
- Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng
- Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
- Vai trò của các bên liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
- Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý rừng cộng đồng
Trang 38- Kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
- Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
- Quy chế quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
2.3.2 Đánh giá kết quả các hoạt động quản lý rừng cộng đồng
- Kết quả phát triển tổ chức cộng đồng
- Kết quả thực hiện Quy chế quản lý, quy ước bảo vệ và phát triển rừng và quản lý quỹ phát triển rừng cộng đồng
- Kết quả nâng cao năng lực quản lý cho cộng đồng
- Kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển rừng
- Đánh giá chung kết quả thực hiện qua phân tích: điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội của mô hình
2.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của mô hình quản lý rừng cộng đồng đến phát triển sinh kế của người dân tại địa phương
- Ảnh hưởng tới lợi ích của hộ gia đình
- Ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng bền vững
- Giải pháp về thông tin truyền thông
- Giải pháp về tổ chức cộng đồng
- Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1 Phương pháp kế thừa
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương cũng như liệt kê và phân tích tiến trình tổ chức thực hiện, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình triển khai và thực hiện mô hình quản lý rừng cộng đồng thông qua:
Trang 39- Những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn của địa phương như: khí hậu, thủy văn, kết quả điều tra đất, thực vật, động vật,tài liệu về tài nguyên đất, dân số, lao động, chính sách về kinh tế - xã hội,…vv
- Các tài liệu, báo cáo kết quả thực hiện của mô hình
- Các văn bản luật pháp của Việt Nam về bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, các chính sách lâm nghiệp như: chính sách giao đất khoán rừng, chính sách thuế lâm nghiệp…
- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Sơn La
2.4.1.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được sử dụng để thu thập và phân tích các thông tin về tiến trình, kết quả thực hiện mô hình quản lý rừng cộng đồng Sử dụng một số công cụ PRA để thu thập số liệu hiện trường, cụ thể là:
- Phỏng vấn cá nhân: 30 phiếu phỏng vấn để thu thập tình hình hoạt động của Ban quản lý rừng cộng đồng tai địa phương
- Phỏng vấn hộ gia đình: 30 cuộc phỏng vấn điều tra về hoạt động và thu nhập kinh tế của hộ gia đình
- Thảo luận nhóm với các thành viên tham gia bao gồm: Lãnh đạo, cán bộ UBND xã; thành viên BQLRCĐ cũ và mới; một số thành viên tích cực trong cộng đồng
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này áp dụng để kiểm tra kết quả, xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy, cản trở, thách thức và cơ hội với quá trình quản lý tài nguyên rừng ở cộng đồng, lựa chọn những giải pháp ưu tiên, đề xuất những khuyến nghị về chính sách cho quản lý rừng cộng đồng
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trên máy vi tính Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp và tham khảo ý kiến chuyên gia để rút ra kết luận
Trang 40Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực NC
3.1.1 Vi ̣ trí đi ̣a lý
Xã Lóng Sập cách trung tâm huyê ̣n Mô ̣c Châu 30 km về phía Tây Nam, có đường biên giới Viê ̣t - Lào khoảng 18 km Tổng diê ̣n tích tự nhiên của xã theo đi ̣a giớ i hành chính là: 10.958,78 ha gồm 13 bản có vi ̣ trí giáp ranh như sau:
-Phía Bắc giáp xã Chiềng Khừa và Mường Sang
-Phía Đông giáp xã Chiềng Sơn
-Phía Nam giáp nước CHDCND Lào
-Phía Tây giáp xã Chiềng Khừa và nước CHDCND Lào
3.1.2 Đi ̣a hình- đi ̣a mạo
Đi ̣a hình dốc, chia cắt ma ̣nh nên khả năng lưu giữ nguồn nước gă ̣p nhiều khó khăn, nhiều khu vực không có nguồ n nước dự trữ, sản xuất phu ̣ thuô ̣c vào nước mưa làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân Vì vâ ̣y ở những nơi đất dố c canh tác không còn hiê ̣u quả thì viê ̣c trồng rừng ở đây để ta ̣o thành những
vành đai chống xói mòn đất và tăng khả năng giữ nước cũng là mô ̣t viê ̣c cần đươ ̣c quan tâm
3.1.3 Khi ́ hậu, thủy văn
Khí hậu ta ̣i Lóng Sâ ̣p nằm trong vùng khí nhiê ̣t đới gió mùa, hàng năm có
2 mù a rõ rê ̣t Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa này thường xuất hiện các đợt gió Lào khô hanh và sương muối gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng
Mù a mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong đó mưa tâ ̣p chung chủ yếu
vào các tháng 5,6,7 và 8 lươ ̣ng mưa trung bình từ 1.600- 1.800 mm/năm đây là
mù a trồ ng rừng phù hơ ̣p