1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

131 640 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Kế thừa thành quả của dự án ADDA năm 2008, của tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch ADDA và sự hỗ trợ về kỹ thuật của trường Cao đẳng Nông nghiệp &PTNT Bắc Bộ, sản xuất rau

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào Các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ

Hà Nội ngày 06 tháng 12 năm 2014

Tác giả

Vương Huy Huấn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Võ Định, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn khoa Kinh tế, Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài, hoàn chỉnh luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ, phòng kinh tế nông nghiệp, Hội nông dân huyện Lương Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình công tác, học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này

Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè, những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn

Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc Xin trân trọng cảm ơn

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Vương Huy Huấn

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.2 Vai trò và đặc điểm sản xuất rau hữu cơ 10

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ 21

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 25

1.2.1 Kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ trên thế giới 25

1.2.2 Kinh nghiệm của Việt Nam 30

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 31

1.4 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 32

Chuơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 ĐẶC ĐIỂM HUYỆN LUƠNG SƠN 37

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 37

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 39

2.2 PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 45

Trang 4

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 46

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 48

2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 48

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50

3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 50

3.1.1 Thực trạng sản xuất rau nói chung của huyện Lương Sơn, Hòa Bình 50

3.1.2 Thực trạng phát triển rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn 51

3.1.3 Thực trạng về tổ chức sản xuất và phát triển rau hữu cơ 53

3.1.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các hình thức tổ chức sản xuất 59

3.1.5 Đánh giá chất lượng rau hữu cơ và công tác thanh tra, giám sát sản xuất tại huyện Lương Sơn 64

3.1.6 Đánh giá tiêu thụ rau hữu cơ 69

3.1.7 Hiệu quả sản xuất rau hữu cơ 73

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình 76

3.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 76

3.2.2 Quy hoạch vùng sản xuất rau hữu cơ 77

3.2.3 Các điều kiện sản xuất rau hữu cơ của hộ 78

3.2.4 Trình độ của người sản xuất 84

3.2.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 85

3.2.6 Những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân tồn tại phát triển sản xuất rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn 87

3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 88

Trang 5

3.3.1 Cần phải quy hoạch vùng sản xuất rau hữu cơ chuyên môn hóa

sản xuất 88

3.3.2 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau hữu cơ 88

3.3.3 Lựa chọn các giống rau phù hợp, năng suất cao Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà chuyên môn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và công tác khuyến nông.89 3.3.4 Hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn 90

3.3.5 Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ 92

3.3.6 Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng rau hữu cơ 93

3.3.7 Tăng cường đầu tư hỗ trợ vốn cho người sản xuất 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

SXRHC Sản xuất rau hữu cơ

PGS Participatory Guarantee System

ADDA Tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch

PTNT Phát triển nông thôn

Trang 7

3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng rau từ giai đoạn 2011 – 2013 của

huyện Lương Sơn

50 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ từ giai đoạn 2011 –

3.3 So sánh diện tích trồng rau hữu cơ với diện tích trồng rau toàn

3.4 So sánh năng suất rau hữu cơ và rau thông thường ở huyện Lương

3.5 So sánh sản lượng rau hữu cơ và rau thông thường ở huyện Lương

3.6 Số mảnh ruộng trồng rau hữu cơ ở mỗi xã và diện tích trồng rau hữu

3.7 Chủng loại rau hữu cơ và thời gian gieo trồng trong năm 55 3.8 Hiê ̣n tra ̣ng cơ sở ha ̣ tầng phu ̣c vu ̣ phát triển sản xuất rau hữu cơ ở

3.9 Một số hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn 58

3.10 Những lợi ích và hạn chế của sản xuất RHC trong nhà lưới 58

Trang 8

3.12 Số lượng xã viên, diê ̣n tích và sản lượng rau hữu cơ của HTX 62 3.13 Hàm lượng đường, Vitamin C, chất khô, E.coli và một số kim loại

3.14 Phân biệt mẫu rau Su hào hữu cơ với Su hào thông thường 66 3.15 Đội ngũ thanh tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn 67 3.16 Tổ chứ c thanh tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ trong thời gian qua 69

3.17 Tình hình giá tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn 71 3.18 Giá mua và giá bán rau hữu cơ các loại của các công ty tại thời

3.19 Chi phí đầu tư trồng 1 sào/vụ giữa bắp cải hữu cơ và bắp cải thông

3.20 So sánh rau hữu cơ và rau truyền thống (triệu đồng/sào) 75

3.22 Tình hình sử dụng đất đai, lao động và vốn của các hộ điều tra 80

3.25 Nguồn thu của các hộ từ nông nghiệp có sản xuất rau hữu cơ 83

3.26 Trình độ của các hộ điều tra (tính bình quân 1 hộ điều tra) 84

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.1 Số lượng nông hộ canh tác rau hữu cơ trên thế giới 26

3.1 Biến động sản xuất các rau hữu cơ trong tháng 55

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đối với sức khỏe của con người và cả cộng đồng Nhu cầu về rau xanh là rất cần thiết

và không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người và toàn xã hội Song thời gian qua việc ô nhiễm hóa chất độc hại như kim loai nặng, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau củ quả đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng Do đó vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với rau xanh luôn được xã hội quan tâm, đã và đang trở thành yêu cầu cần thiết trong đời sống hiện nay

Trong các sản phẩm nông sản hiện nay rau là thức ăn hàng ngày, là sản phẩm tươi sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người Rau hữu cơ (RHC) được canh tác theo tiêu chuẩn không sử dụng phân bón hóa học; không sử dụng thuốc diệt cỏ; không sử dụng sản phẩm biến đổi gen Được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt kể từ khi gieo trồng cho tới khi thu hoạch , bảo quản và lưu thông

Phát huy hiệu quả, thế mạnh về vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội huyện Lương Sơn có diện tích gieo trồng các loại rau hàng năm gần 600

ha phân bố trên 20 xã, thị trấn Năng suất bình quân 150 - 160 tạ/ha, tổng sản lượng rau cả huyện gần 10 nghìn tấn/năm, với chủng loại rau tương đối phong phú trong đó có các loại rau truyền thống được thị trường ưa chuộng như rau ngót, lặc lày, dưa chuột, măng tươi…

Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau của Lương Sơn rất rộng lớn không chỉ cung cấp cho nhân dân, người tiêu dùng trong huyện mà còn cung cấp ra thị trường ngoài huyện được thị trường chấp nhận Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu sản xuất rau đáp ứng với như cầu người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người lao động là một vấn đề đặt ra cấp bách và cần thiết

Trang 11

Kế thừa thành quả của dự án ADDA năm 2008, của tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch (ADDA) và sự hỗ trợ về kỹ thuật của trường Cao đẳng Nông nghiệp &PTNT Bắc Bộ, sản xuất rau hữu cơ (SXRHC) đã được áp dụng tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện và bước đầu đã sản xuất được các sản phẩm RHC có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng chấp nhận nhưng việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún làm cho hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện Lương Sơn

Việc xây dựng, phát triển sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện là rất cần thiết, tạo đà cho việc phát triển trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi khác góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, sức khỏe con người, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển lâu dài của huyện, đặc biệt là rau xanh

Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần phát triển sản xuất rau hữu cơ nói chung và ở Lương Sơn nói riêng được bền vững và xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, quy hoạch quỹ đất sản xuất hàng hóa tập trung, tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực

tiễn trong việc nhân rộng mô hình và ban hành chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất rau hữu cơ

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Trang 12

1.3 câu hỏi nghiên cứu

1 Thực trạng, diễn biến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn trong thời gian qua diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn đang gặp phải?

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn?

3 Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn?

1.4 Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trong các hộ nông dân, HTX, các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm

1.4.2 Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu tập trung khảo sát các đối tượng gồm: hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ là thành viên nhóm sở thích và hợp tác xã; khảo sát các trưởng nhóm sở thích và chủ nhiệm hợp tác xã

Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát các cán bộ kỹ thuật, chủ doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, cán bộ quản lý của địa phương, cán bộ dự án tài trợ, các nhà khoa học trực tiếp tham gia hỗ trợ phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn

Trang 13

- Phân tích những yếu tố tác động chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

1.4.3.2 Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các khu vực sản xuất rau hữu cơ, bao gồm: thị trấn Lương Sơn, xã Hòa Sơn, xã Nhuận Trạch, xã Hợp Hòa, xã Thành Lập

1.4.3.3 Phạm vi về thời gian

Số liệu phản ánh thực trạng được thu thập từ kết quả điều tra năm 2011,

2012, 2013 và số liệu phản ánh năm 2014 Các giải pháp đưa ra định hướng áp dụng cho các năm 2014-2020

Trang 14

về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân của con người"

Theo Giáo trình Phát triển nông thôn (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình

Hà, 2005), "Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội Ngoài ra, việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển"

Như vậy, phát triển là một phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền

tự do công dân của mọi người dân Hay nói cách khác phát triển là sự tăng lên

về chất lượng và số lượng nó bao gồm cả về chất và lượng

1.1.1.2 Phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội Không những vậy, phát triển còn đảm bảo tăng khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới của quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp và của mọi người dân Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng cao phúc

Trang 15

lợi của người dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng,

sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp cư dân và

sự bình đẳng trong phát triển giữa nam và nữ (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình

Hà, 2005)

Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội

Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là: + Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số

+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững

+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm về phát triển bền vững được rất nhiều cơ quan, tổ chức đưa ra và đang dần hoàn thiện Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio De Janerio đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế

hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế

hệ tương lai”

Ngày nay, quan điểm về phát triển được Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002 tại Nam Phi đưa ra: "Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường"

Trang 16

1.1.1.3 Khái niệm rau hữu cơ

Khái niệm về RHC được đưa ra khoảng những năm 1940 khi những người tiên phong tìm ra phương pháp canh tác mới gọi là “canh tác hữu cơ” nhằm cải tiến phương pháp canh tác truyền thống Đây là thời điểm trước khi phát minh ra các hóa chất tổng hợp sử dụng trong nông nghiệp như phân bón hóa học và thuốc trừ sâu

Đến những năm 1970, cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp bắt đầu bộc lộ những mặt trái do lạm dụng hóa chất trong sản xuất làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng Do vậy, người tiêu dùng càng nhận thức rõ hơn lợi ích của nông nghiệp hữu cơ

Đến nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về RHC, tuy nhiên có thể hiểu RHC là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ là một hình thái của nền nông nghiệp trong đó không dùng phân bón hóa học, thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng, giống biến đổi gen (Mai Thanh Nhàn, 2011)

1.1.1.4 Phát triển sản xuất rau hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang tính chất sản xuất tự nhiên, truyền thống lâu đời của con người, đặc biệt là không có tác động của hoá chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển Loài người khủng hoảng thiếu và bùng phát dân số thường sau những biến động lớn, nhất là sau cuộc chiến tranh thế giới mang tính toàn cầu Kèm theo đó là nhu cầu tăng đột biến về dinh dưỡng cho phát triển của nhân loại Ở Việt Nam, sau khi đất nước được hoà bình thống nhất năm 1975, nền nông nghiệp đã được phát triển mạnh mẽ nhất là trong nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cào sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm Nền nông nghiệp Việt Nam phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật như sản xuất lương thực và đã xuất khẩu gạo đứng thứ nhì trên thế giới

Trang 17

Hiện nay, trên thị trường người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm an toàn, sản phẩm không an toàn Nhằm góp phần xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, bền vững cần phải đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển ổn định bền vững, không sản xuất những sản phẩm làm tăng về năng suất nhưng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước đảm bảo cung cấp những sản phẩm sạch bảo vệ môi trường Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ không có sự tác động của hoá là hình thức canh tác không có hoá chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển góp phần xây dựng một nền nông nghiệp phát triển an toàn bền vững không những tăng về năng suất, sản lượng mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh đáp ứng nhu cầu đảm bảo cung cấp cho người dân các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa các biến đổi khí hậu cũng như để xuất khẩu nâng cao đời sống cho người lao động nhất là nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ Phát triển sản xuất rau hữu cơ gắn với hệ thống đảm bảo

có sự tham gia Participatory Guarantee System (PGS)

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là sự phát triển bền vững, đa dạng và hội nhập với nền kinh tế quốc tế Nông nghiệp hữu cơ bảo tồn tài nguyên, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và vệ sinh an toàn thực phẩm Nông nghiệp hữu cơ cung cấp các cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài nước có giá cao hơn và thu nhập cao hơn

1.1.1.5 Phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, nâng cao năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn nâng cao thu nhập cho người sản xuất Phát triển sản xuất gồm cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu cả quy mô và chất lượng

Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Là phát triển sản xuất bằng cách tăng

số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài

Trang 18

sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu

Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Là phát triển sản xuất chủ yếu nhờ

đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến

tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu Kết quả phát triển kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người

Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan

có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển nên phát triển kinh tế theo chiều rộng vẫn còn có vai trò quan trọng Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, phát triển kinh tế theo chiều sâu phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện

có cho phép

Trang 19

1.1.2 Vai trò và đặc điểm sản xuất rau hữu cơ

1.1.2.1 Vai trò của sản xuất rau hữu cơ

- Sự bền vững và sản lượng cao

Người ta phát hiện rằng việc chuyển đổi sang lối canh tác hữu cơ trên tầm vĩ mô có thể nuôi sống cả thế giới Nghiên cứu của Đan Mạch và nhiều quốc gia khác đã chứng minh canh tác hữu cơ trên các vùng đất trước đây chưa được tận dụng đã cho sản lượng thực phẩm cao hơn

Trên thực tế, nguồn hoa lợi lớn mà phương pháp canh tác thông thường hiện nay mang lại đã phải trả giá bằng sức khỏe, đất đai và môi trường sống của chúng ta Những vụ mùa lớn và đơn canh, chẳng hạn như đậu nành, hầu hết được sản xuất để nuôi gia súc lấy thịt chứ không phải để nuôi con người

Tại châu Phi, Chương trình Môi sinh Liên hiệp quốc đã nghiên cứu và phát hiện rằng sản lượng hoa màu đã tăng gấp đôi khi những nông trại nhỏ áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ Trong trường hợp này, nhờ áp dụng các phương pháp hữu cơ như ủ phân xanh, luân canh, cải tạo đất thay vì mua phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, nên người nông dân có thể dùng số tiền đó để mua những hạt giống tốt hơn Một trong những nhân tố chính giúp tăng sản lượng là do người nông dân trồng các cây họ đậu như đậu que, đậu nành xen

kẽ giữa các vụ mùa, việc này giúp duy trì đủ lượng nitơ tự nhiên trong đất, đảm bảo sản lượng hoa màu cao

- Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học

Canh tác hữu cơ cũng rất tốt cho thú vật và tất cả mọi sinh vật trên địa cầu, bao gồm cả cây cối và đất đai Một phần vì phương pháp này không dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, mà nhiều loại trong số đó đã được Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu xác nhận là nguyên nhân tiềm

ẩn gây bệnh ung thư cũng như làm suy giảm số lượng loài ong, đồng thời giết hại nhiều loài khác mà chúng ta không thể kể hết ở đây Nước thải nhiễm phân

Trang 20

bón hóa học và thuốc trừ sâu cũng được biết là góp phần tạo nên các vùng biển chết Chúng ta đang giết dần Địa Cầu của mình bằng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

Ngoài ra, nông sản hữu cơ cũng không bị biến đổi gen và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ thật sự cao hơn những rau trái được trồng theo phương pháp thông thường

- Cải thiện đất đai và môi trường

Nếu tất cả mọi người, tất cả nông dân và tất cả đất canh tác trên thế giới đều chuyển sang canh tác hữu cơ, ngay lập tức 40% khí cacbonic sẽ được hấp thụ

Chuyển sang canh tác hữu cơ sẽ phục hồi độ màu mỡ cho đất đã bị suy thoái bởi phương pháp canh tác thông thường Lớp đất mặt sẽ được giữ lại và chống chịu tốt hơn với bão lũ

- Lợi ích cho nông dân và giúp thế giới chống đói nghèo

Thực phẩm hữu cơ từ lâu được xem là thị trường nhỏ và xa xỉ, chỉ dành cho giới trung và thượng lưu bởi giá bán cao Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sự chuyển dịch phần lớn nền nông nghiệp sang phương thức cách tác hữu cơ vừa có thể giúp hạn chế tình trạng đói nghèo trên thế giới vừa góp phần cải thiện môi trường

Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực” diễn ra ở Rome (Italia) năm 2011, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ Đan Mạch nhận định, an ninh lương thực cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ được bảo đảm nếu từ 2011 đến năm

2020, 50% diện tích đất nông nghiệp trong những vùng chuyên canh xuất khẩu ở đây được chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ

Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy, khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và

Trang 21

phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản bình thường Do đó, nông dân có được thu nhập cao hơn so với trước đây

- Cải thiện sức khỏe và an toàn thực phẩm

Thực phẩm hữu cơ không độc hại và giàu dinh dưỡng, không bị biến đổi gen và không có thuốc trừ sâu gây bệnh ung thư Khác với các sản phẩm động vật mà chúng ta đã biết là nguyên nhân gây bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, béo phì và nhiều căn bệnh khác, rau quả hữu cơ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp ngăn ngừa tất cả các căn bệnh thời hiện đại Thực phẩm hữu

cơ chắc chắn là loại thực phẩm duy nhất cho chúng ta cảm giác an tâm khi sử dụng, trong hiện tại cũng như tương lai

1.1.2.2 Đặc điểm sản xuất rau hữu cơ

* Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau hữu cơ

Rau hữu cơ được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt với các yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước, phân ủ, cây che phủ )

Rau hữu cơ là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc

bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học

Sản xuất rau hữu cơ phải đầu tư nhiều công lao động, nhất là các khâu làm đất, làm cỏ, chăm sóc và bắt sâu do không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật

Sản xuất rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá, sản phẩm rau có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó vận chuyển và khó bảo quản

Rau hữu cơ là sản phẩm của quá trình trồng trọt nên mang tính trời vụ,

do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan

Trang 22

hiếm ở thời điểm giáp vụ Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ thời điểm nào trong năm, vì vậy phát triển cây rau trái vụ thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúc chính vụ (do giá bán cao hơn)

Sản xuất rau hữu cơ cho năng suất thấp hơn, thời gian sinh trưởng dài hơn

và ngon hơn rau thông thường nên có giá thành và giá bán cao hơn Do đó, đối tượng tiêu dùng rau hữu cơ là những người có thu nhập cao trong xã hội

- Phân biệt các loại rau: Hiện nay có nhiều kênh cung cấp rau với chất lượng rau khác nhau, việc phân biệt khái niệm các loại rau là rất quan trọng Trước hết, cần phải phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn bởi khách hàng thường bị nhầm lẫn giữa các khái niệm này

Sự khác biệt chính của sản xuất rau hữu cơ với sản xuất rau an toàn liên quan tới việc sử dụng các hóa chất Trong sản xuất hữu cơ “không được phép”

sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học trong quá trình sản xuất mà sử dụng phân ủ hoai mục (thành phần gồm có rơm, rạ, phân chuồng, cây họ đậu ) và áp dụng biện pháp sinh học để bảo vệ thực vật như luân canh, xen canh, cây thiên dịch, cây dẫn dụ và dung dịch thuốc thảo mộc

từ gừng, tỏi, ớt và rượu để diệt trừ sâu bệnh Ngược lại, sản xuất rau an toàn

“được phép” sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV hóa học với liều lượng nhất định Thực tế cho thấy công tác kiểm soát giới hạn sử dụng hóa chất trong trồng trọt nói chung và sản xuất rau nói riêng còn rất nhiều tồn tại, việc lạm dụng hóa chất vẫn diễn ra khá phổ biến gây nguy cơ mất VSATTP từ rau xanh

Trang 23

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuất rau hữu cơ

và rau an toàn Tiêu

- Đất trồng được xét nghiệm đảm bảo

không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các

hóa chất độc hại khác

- Được quy hoạch thành vùng,

có thể được cơ quan chức năng địa phương lấy mẫu xét

nghiệm

Được kiểm soát, độ màu mỡ của đất

ngày càng được cải thiện và duy trì

Khó kiểm soát, có nguy cơ bị

ô nhiễm cao

Nước

Lấy từ giếng khoan hoă ̣c đào Đươ ̣c xét

nghiệm để đảm bảo nguồn nước đủ tiêu

chuẩn sản xuất hữu cơ

Lấy từ sông, hồ , ao, suối hoă ̣c giếng khoan Có thể được cơ quan chức năng tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm

Được kiểm soát thường xuyên, đảm

bảo nguồn nước tưới không bị nhiễm

hóa chất và kim loại nặng

Khó kiểm soát được nguy cơ

các sản phẩm biến đổi gen Chỉ sử dụng

các đầu vào hữu cơ được kiểm soát

gồm:

+ Phân ủ nóng: là nguồn phân hữu cơ

chính được sử dụng để bón vào đất tạo

môi trường cho các vi sinh vật đất hoạt

động tốt để phân hủy chất hữu cơ cho

Được sử dụng phân chuồng, phân vi sinh, phân bón lá các chất kích thích sinh trưởng và các loa ̣i phân bón hóa ho ̣c:

Trang 24

cây trồng sử dụng

+ Cây phân xanh, đậu tương, ố c bươu

vàng, thân cây chuối, vỏ sò, hến, xương

gà, cá, lợn vv…và phế thải nhà bếp

được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng

bổ xung cho cây khi cần

Cung cấp dinh dưỡng một cách tự

nhiên theo nhu cầu của cây trồng

thông qua tiến trình hoạt động của

các vi sinh vật

Phân hóa học chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, không nuôi dưỡng đất

Thường bi ̣ la ̣m du ̣ng để tăng năng suất dẫn đến phá hủy môi trường đất, nước và không khí Sản phẩm dễ bị tồn dư hóa chất độc hại cao gây tổn hại sức khỏe người

sa ̉ n xuất và người sử du ̣ng

Bảo vệ

thực

vật

Không được phép sử dụng thuốc

BVTV hóa học, chủ yếu áp dụng quy

luật đấu tranh sinh học tự nhiên để

kiểm soát sâu bệnh:

- Tăng cường đa dạng sinh học bằng

cách trồng xen canh, luân canh các loại

cây khác nhau, kết hợp các loại cây dẫn

dụ, cây xua đuổi, cây phân xanh vv…

để duy trì mối cân bằng giữa các sinh

vật sống trong hệ canh tác

- Bắt bằng tay, sử dụng bẫy bả (không

có hóa chất) và các chế phẩm tự chế từ

thảo mộc như gừng, tỏi, rượu, hoặc các

chế phẩm sinh học được PGS cho phép

để kiểm soát sâu bệnh hại khi cần thiết

- Được phép sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa chất có trong danh mục cho phép của bộ nông nghiệp với thời gian cách

ly nhất định

- Chủ yếu trồng độc canh, không quan tâm nhiều đến xen canh, luân canh và đa dạng sinh họcà nhiều sâu bệnh hại à tăng cường phun thuốc trừ sâu bệnh, khó đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch

Trang 25

Kiểm soát tốt, đảm bảo không có

thuốc ba ̉ o vê ̣ thực vâ ̣t tồn dư trong

rau

Khó kiểm soát và nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm cao

Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên,

thời gian sinh trưởng dài hơn so với sản

xuất thông thường nên tích lũy được

nhiều dinh dưỡng

Bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển nhanh để tăng năng suất Tích lũy được ít dinh dưỡng do thời gian sinh trưởng bị rút ngắn

Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng,

khoáng, vitamin cao

Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin thấp, trữ nhiều nước

Giám

sa ́ t

Có các bên liên quan bao gồm các công

ty phân phối, người tiêu dùng, liên

nhó m,Ban điều phố i PGS cùng tham

gia giám sát thường xuyên

Không có ai giám sát, chủ yếu

dựa vào sự “tự giác” của người

sản xuất

Kiểm soát và truy xuất được nguồn

gốc, Có thể quy trách nhiệm tới từng

cá nhân Có xử pha ̣t nghiêm minh

Kho ́ tin câ ̣y, khó truy xuất được nguồn gốc, không có khả năng quy trách nhiệm được tới từng cá nhân

Nguồn: vietnamorganic.vn

* Quy trình sản xuất rau hữu cơ

Canh tác nông nghiệp hữu cơ là một trong những cách tiếp cận đến nông nghiệp bền vững Có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng trong canh tác hữu

cơ như trồng xen, luân canh, canh tác hỗn hợp, cây che phủ

1 Chuẩn bị ruộng: Cách ly ruộng hữu cơ với các ruộng khác bằng tường bao hay trồng cỏ Hay nói một cách khác là phải tạo vùng đệm cách ly với các ruộng sản xuất thông thường Việc cách ly sẽ giúp không để các hóa

Trang 26

chất độc hại từ thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học từ rưộng sản xuất thông thường lây nhiễm sang ruộng hữu cơ

2 Lên kế hoạch sản xuất: Một yêu cầu tất yếu của sản xuất hữu cơ là luân canh cây trồng Cùng sự hỗ trợ của dự án ADDA và kỹ sư nông nghiệp của công ty tiêu thụ sản phẩm, người dân nhóm các nhóm rau với nhau: nhóm

ăn lá, nhóm củ quả, nhóm họ đậu… sau đó lên kế hoạch luân canh quay vòng Biện pháp này giúp cây trồng tránh được sâu bệnh, sử dụng cân bằng hơn dinh dưỡng trong đất

3 Chuẩn bị phân bón: Yêu cầu đầu tiên của sản xuất hữu cơ là không được phép sử dụng phân bón vô cơ (hóa học) Để bù đắp dinh dưỡng cho cây, người dân phải ủ phân (compost) Nguyên liệu ủ phân bao gồm:

- Phân chuồng như phân gà, phân lợn, phân trâu bò…: cung cấp đạm

- Các vật liệu xanh như phụ phẩm lá rau, cây cỏ tươi: cung cấp chất khoáng

- Các loại vật liệu nâu như rơm, lá khô: cung cấp kali

Các vật liệu trên phải được trộn đều với nhau và ủ nóng trong khoảng 2-3 tháng cho đến khi hoai mục hoàn toàn Ngoài ra, trong quá trình ủ các vi sinh vật

hô hấp tạo ra nhiệt độ bên trong của khối phân lên tới 60 - 70oC nên đã tiêu diệt được hầu hết mầm sâu bệnh và hạt cỏ dại Sau đó phân ủ được đem bón cho đất

Có ý kiến hỏi: phân tươi, nước tiểu có được dùng để sản xuất hữu cơ không? Câu trả lời: Trong qui định sản xuất hữu cơ, yuyệt đối cấm sử dụng phân tươi và nước tiểu Tất cả các nguyên liệu trên phải được ủ nóng trước khi bón vào đất

4 Chuẩn bị nước tưới: Nước tưới trong sản xuất hữu cơ, đặc biệt trong sản xuất rau rất quan trọng Nguồn nước tưới phải đảm bảo không lây nhiễm hóa chất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong vùng Chính vì vậy, các vùng sản xuất hữu cơ phải đào giếng hoặc dẫn nước trực tiếp từ vòi nước sinh hoạt về ruộng

Trang 27

5 Phòng trừ sâu bệnh: Thuốc trừ sâu, hóa chất tuyệt đối bị cấm trong sản xuất hữu cơ Thay vào đó, người nông dân phải áp dụng các biện pháp dân gian hay còn gọi là sinh học như chiết xuất nước tỏi, gừng để phun trừ sâu bệnh Bên cạnh đó, trồng các cây dẫn dụ hoặc xua đuổi côn trùng cũng được áp dụng xung quanh ruộng rau hữu cơ Một đặc tính quan trọng nữa của sản xuất hữu cơ

là khi đất đai ổn định, cây trồng tăng trưởng tốt, thường cây hữu cơ sẽ khỏe hơn cây trồng thông thường nên khả năng kháng bệnh của cây hữu cơ sẽ cao hơn

6 Trồng và chăm sóc: Việc trồng và chăm sóc rau hữu cơ về nguyên tắc không khác với rau thông thường Tuy nhiên, trồng rau hữu cơ đòi hỏi nhiều công lao động hơn do phải chuẩn bị hết các vật tư sản xuất từ tạo vùng đệm, phân bón, nước tưới đến biện pháp phòng trừ sâu bệnh Bên cạnh đó, người dân cũng không được phép dùng thuốc trừ cỏ nên phải làm cỏ hoàn toàn bằng tay

7 Ghi chép sổ sách: Quản lý canh tác hữu cơ đỏi hỏi người nông dân phải ghi chép đầy đủ các vật tư đầu vào, các biện pháp tác động, xử lý trong quá trình canh tác Người nông dân cũng phải ghi chép sản lượng thu hoạch Các thông tin này cho thấy sự minh bạch trong sản xuất hữu cơ, giúp tránh được việc tái sử dụng hóa chất hay trộn hàng từ bên ngoài Toàn bộ quá trình này sẽ được thanh tra hàng năm bởi một bên thứ ba

* Tiêu chuẩn sản xuất và hệ thống giám sát chất lượng PGS

Trong khuôn khổ Dự án Phát triển sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009), Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á - Đan Mạch phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (ADDA - VNFU) đã chiểu theo Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ 10 TCVN 602-2006, được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 30/12/2006 để xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiê ̣p hữu cơ gồm 24 tiêu chuẩn liên quan đến điều kiện sản xuất như đất, nước, không khí, phân ủ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế

Trang 28

Bảng 1.2 Tóm tắt tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản

3 Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ

4 Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học

10 Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải

có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các hóa chất từ ruộng bên cạnh Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m)

Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua

11 Các loại cây trồng hàng năm phải qua giai đoạn chuyển đổi 6 tháng nếu khu vực sản xuất được chứng nhận là “đủ điều kiện sản xuất an toàn” hoặc 12 tháng trong trường hợp không có chứng nhận an toàn Sản phẩm trong thời kỳ chuyển đổi không được bán là hữu cơ

12 Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một vòng đời từ khi kết thúc thu vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo Sản phẩm sau thời gian chuyển đổi có thế được bán như sản phẩm hữu cơ sau khi đó được cấp chứng nhận PGS

13 Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs

14 Nên sử dụng hạt giống và các vật liệu trồng trọt hữu cơ sẵn có Nếu không có sẵn, có thể sử

Trang 29

dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng Nếu không thể tìm được hạt giống không xử lý hóa chất thì được phép rửa hạt giống bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất trước khi sử dụng

15 Cấm đốt cành cây và rơm rạ, phá rừng và hủy hoại môi trường sinh thái

16 Cấm sử dụng phân người

17 Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ

18 Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị

19 Các sản phẩm từ biogas gồm nước và chất lắng không được sử dụng trực tiếp mà phải đưa vào ủ nóng trước khi đưa ra ruộng để sử dụng

20 Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất

21 Một loại cây phân xanh cần được đưa vào cơ cấu luân canh cây trồng trong một năm

22 Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ

23 Thuốc BVTV bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho trữ sản phẩm hữu cơ

24 Chỉ những phân bón, chất dưỡng đất và các đầu vào được liệt kê trong danh mục phê chuẩn của PGS mới được phép sử dụng

Để giám sát và chứng nhận cho việc thực hiện 24 tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ADDA- VNFU đã giới thiệu ý tưởng tới cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, người phân phối, người tiêu dùng và đã được chấp

nhận vào tháng 10/2008 về “Hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các

tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ được

gọi là Hệ thống bảo đảm cùng tham gia - PGS (Participatory Guarantee

System)” (hệ thống này đã được IFOAM chấp nhận là đảm bảo có giá trị cho

các sản phẩm hữu cơ đặc biệt là cho thị trường nội địa ở tất cả các nước vào năm 2004)

Trang 30

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ

1.1.3.1 Các yếu tố tự nhiên

* Thời tiết khí hậu:

Sản xuất rau hữu cơ cần lưu ý sự biến đổi của thời tiết liên quan đến cấp gió và tình hình hạn hán, lũ lụt Yêu cầu của sản xuất rau hữu cơ phải có sự ngăn cách môi trường không khí với sản xuất thông thường để tránh ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật được phun từ các thửa ruộng lân cận sang khu vực sản xuất rau hữu cơ, nếu tốc độ gió lớn và thường xuyên thay đổi sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất rau hữu cơ Nước tưới trong sản xuất rau hữu cơ phải sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước sinh hoạt (không bị ô nhiễm kim loại nặng), vì vậy khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán hoặc lũ lụt có thể dẫn đến sự xâm nhập của nguồn nước không đảm bảo điều kiện quy định

* Đất đai:

Đất sản xuất rau hữu cơ yêu cầu là loại đất thịt nhẹ, tơi xốp; cách xa đường quốc lộ, khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang để tránh những tác động xấu đến môi trường nước, không khí và nhiệt độ; thân đất cao, thoát nước tốt và ít bị ảnh hưởng của hạn hán hoặc lũ lụt

1.1.3.2 Yếu tố kỹ thuật

* Giống: Giai đoạn đầu khi người sản xuất chưa nắm vững quy trình

canh tác rau hữu cơ, chưa từ bỏ được tập quán canh tác thông thường, việc sử dụng các biện pháp tự nhiên trong phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại thường đem lại hiệu quả thấp Do đó, cần lựa chọn các giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

để đưa vào sản xuất mới đem lại năng suất và chất lượng ổn định Sau thời gian dài (3-5 năm) canh tác hữu cơ trên diện tích lớn, điều kiện đất đai và môi trường được cải tạo tốt, thuận lợi cho cây trồng sẽ đưa vào các giống mới, đa dạng hóa cây trồng nhằm tăng cao năng suất, sản lượng và chất lượng

Trang 31

* Thời vụ gieo trồng: Sản xuất rau hữu cơ thể hiện tính chất mùa vụ rõ

rệt nhất bởi phương thức canh tác hữu cơ dựa vào sự tương tác của hệ sinh thái và hạn chế sự tương tác nhân tạo, đặc biệt là không cho phép tác động bằng hóa chất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và bảo vệ thực vật Do

đó, phải bố trí đúng khung thời vụ mới đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất, chất lượng cao

* Khoa học kỹ thuật: Do nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ

thực vật hóa học, khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất rau hữu cơ trước tiên cần tập trung vào các công nghệ ngăn chặn sự xâm hại của côn trùng gây bệnh (nhà lưới, nhà kính), thiết kế loài thiên địch, loài dẫn dụ để phòng trừ sâu bệnh… Tiếp đó là công nghệ làm đất, làm cỏ, chăm sóc, thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quan sau thu hoạch Tác động của khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm sức lao động của con người và

đa dạng hóa sản phẩm hữu cơ

1.1.3.3 Yếu tố về kinh tế - quản lý

Sản xuất rau hữu cơ chịu sự chi phối của các quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, tác động của chính sách và của rất nhiều yếu

tố đầu vào khác như đất đai, lao động, giá sản phẩm đầu ra, vốn sản xuất, thị trường

a Yếu tố về kinh tế

* Lao động: Ở giai đoạn đầu của canh tác hữu cơ nói chung và sản xuất

rau hữu cơ, lao động là yếu tố quyết định đến kết quả và sự tồn tại của mô hình

Sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong phương thức canh tác, yêu cầu người nông dân phải thay đổi trước hết từ tập quán canh tác truyền thống lâu đời, đó là tập quán sử dụng phân hóa học để cung cấp dinh dưỡng cho cây, “thấy cây chậm lớn là bón” hay là việc "phun thêm cho chắc" (IFPRI, 2002) trong bảo vệ thực vật; tiếp đó là khả năng tiếp nhận và vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Như vậy, yêu cầu họ phải đủ trình độ để hiểu bản chất sự phát triển của cây rau và sự vận động của nó

Trang 32

trong hệ sinh thái, quy trình tích lũy dinh dưỡng trong tự nhiên; hiểu rõ đặc tính của các loại sâu bệnh để áp dụng các biện pháp dẫn dụ và thiên địch

Do đó, lực lượng lao động phải hiểu được ý nghĩa, mục đích, lợi ích của canh tác hữu cơ đồng thời phải tiếp nhận được tri thức mới

* Vốn: Khác với sản xuất thông thường, sản xuất rau hữu cơ gắn chặt

với điều kiện sinh thái bản địa, không cho phép sự tác động của biện pháp hóa học lên sự sinh trưởng, phát triển của cây rau Do đó, đối với chi phí cố định thì người sản xuất cần một lượng vốn lớn đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất như nhà lưới, nhà kính (ngăn chặn côn trùng xâm nhập, điều hòa nhiệt độ, ánh sáng ), hệ thống thủy lợi và hạ tầng khác; đối với chi phí lưu động, tập trung

ở chi phí phân ủ để cung cấp dinh dưỡng cho cây, trong khi canh tác thông thường dành phần lớn chi phí cho phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, điều này dẫn đến thời điểm huy động vốn cho sản xuất rau hữu cơ cũng có sự khác biệt, tập trung chủ yếu vào giai đoạn đầu của chu kỳ sản xuất (thời điểm ủ phân và chuẩn bị giống)

* Giá sản phẩm: Sản xuất rau hữu cơ tốn nhiều công lao động hơn, thời

gian sinh trưởng và phát triển của cây rau dài hơn, năng suất thấp hơn thông thường nên giá cả là yếu tố quyết định sự duy trì và phát triển sản xuất Sự biến động của giá cả theo mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp (vụ sớm và vụ muộn thường bán giá cao, lúc chính vụ lại giá thấp; được mùa rớt giá, mất mùa lại được giá ) có tác động rõ rệt đến hộ sản xuất rau hữu cơ, giá thấp dẫn đến tỷ lệ

hộ sẵn sàng từ bỏ canh tác hữu cơ sang phương thức khác có thể rất lớn, còn khi giá cao, việc mở rộng sản xuất lại không thể nhanh chóng

Thông qua sự biến động của giá cả sẽ cho thấy ứng xử của người sản xuất gắn với điều kiện nguồn lực hiện có của họ Khi giá cao, các hộ sẽ tập trung vốn, lao động, đất đai để sản xuất và ngược lại khi giá thấp các hộ thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi đối tượng sản xuất

* Cơ sở hạ tầng sản xuất: Sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi sự đầu tư hạ tầng

Trang 33

lớn hơn nhiều so với canh tác thông thường bởi cần nhiều hạ tầng riêng biệt mà không thể “khai thác” hạ tầng sẵn có như hệ thống kênh mương (vì nghiêm cấm sử dụng nước từ sông, suối, ao hồ tự nhiên) Mỗi khu vực sản xuất rau hữu

cơ bắt buộc phải xây dựng giếng đào hoặc giếng khoan; nguyên tắc không được phép sử dụng thuốc bảo vệ hóa học để diệt trừ sâu bệnh dẫn đến nhu cầu

về hệ thống nhà lướt và nhà kính ngăn chặn côn trùng cấp thiết hơn sản xuất rau thông thường

* Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ: Rau hữu cơ luôn có giá cao hơn các loại rau khác trên thị trường nên rất “kén khách” Người tiêu dùng trong thị trường tiêu thụ rau hữu cơ thường có thu nhập khá và cao

Các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ tập trung phân phối tại các khu đô thị lớn, định hướng đối tượng người tiêu dùng có mức sống cao sẽ đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn Vì rau hữu cơ là một khái niệm mới, còn xa lạ đối với đại bộ phận người tiêu dùng, cần lưu ý một

số đặc điểm thói quen tiêu dùng của khách hàng để có phương án chăm sóc phù hợp

* Chính sách của Nhà nước: Trong cơ chế thị trường, chính sách của Nhà nước có tác động ở tầm vĩ mô đối với việc phát triển sản xuất rau hữu cơ Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước vẫn chưa ban hành chính sách dành riêng cho sản xuất-tiêu thụ rau hữu cơ, điều này dẫn đến tâm lý của người sản xuất chưa

ổn định, không khuyến khích đầu tư cho sản xuất, khó nâng cao tốc độ tăng trưởng và đặc biệt là chưa giác ngộ được người tiêu dùng coi rau hữu cơ là một sản phẩm chính thống

Trang 34

đổi ruộng tự phát thì sẽ không hình thành vùng sản xuất tập trung Do đó, phát triển sản xuất rau hữu cơ phải gắn liền với công tác quy hoạch

Quy hoạch vùng sản xuất còn có tác động tích cực đến công tác quản lý dịch bệnh, tưới tiêu, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhất là tạo ra vùng nguyên liệu lớn sẽ thu hút doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ rau hữu cơ

* Tổ chức thực hiện: Công tác quy hoạch sản xuất rau hữu cơ phải gắn với công tác tổ chức thực hiện Việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ, thống nhất cũng như sự liên kết của "Bốn Nhà" phải chặt chẽ để phát huy các nguồn lực trong sản xuất Nếu việc liên kết tốt sẽ thúc đẩy việc mở rộng, phát triển sản xuất rau hữu cơ và ngược lại

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ trên thế giơ ́ i

1.2.1.1 Tình hình chung về rau hữu cơ trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có 26 triệu ha đất nông nghiệp đang được quản

lý sản xuất theo công nghệ hữu cơ Ước tính giá trị nông sản canh tác bằng công nghệ hữu cơ trên toàn cầu năm 2005 đạt gần 30 tỷ USD Xu hướng này đang tăng rất nhanh

Đến cuối năm 2009, diện tích đất NNHC trên thế giới có 37,2 triệu ha, trong đó dẫn đầu là châu Đại Dương đạt 12,15 triệu ha, tiếp theo là châu Âu đạt 9,3 triệu ha, Mỹ La tinh đạt 8,6 triệu ha Trong 10 năm, kể từ năm 2000, đất NNHC thế giới đã tăng hơn gấp đôi, riêng châu Á phát triển vượt bậc, năm 2009 tăng gấp 59 lần năm 2000

Trang 35

Bảng 1.3 Phát triển diện tích rau hữu cơ theo khu vực, 2000-2009 Khu vực 2000 2002 2004 2006 2008 2009

Châu Đại Dương 5,31 6,25 12,18 12,43 12,11 12,15

Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (STINFO) số 10/2011)

Trên thế giới có 1,8 triệu nông hộ canh tác NNHC vào năm 2009, tăng hơn 0,4 triệu so với năm 2008 Riêng ở Ấn Độ, số nông hộ canh tác NNHC năm 2009 tăng gấp 2 lần năm 2008 và đứng đầu thế giới

Hình 1.1 Số lượng nông hộ canh tác rau hữu cơ trên thế giới

Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (STINFO) số 10/2011)

Thị trường thực phẩm và thức uống từ NNHC năm 2009 ước đạt 40 tỉ Euro, thị trường lớn nhất là Mỹ với 17,8 tỉ Euro, tiếp theo là Đức với 5,8 tỉ Euro và Pháp là 3 tỉ Euro

Trang 36

Hình 1.2 Thị trường nông nghiệp hữu cơ trên thế giới

Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (STINFO) số 10/2011)

Riêng châu Á có gần 3,6 triệu ha đất NNHC, chiếm 10% so với của thế giới, hơn 700.000 nông hộ tham gia sản xuất Các quốc gia mới phát triển NNHC trên thế giới, đồng thời đứng đầu châu Á là Trung Quốc với 1,9 triệu

ha, Ấn Độ với 1,2 triệu ha

1.2.1.2 Kinh nghiệm sản xuất hữu cơ của một số nước trên thế giới

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Năm 1990, Trung Quốc xuất khẩu chè hữu cơ đầu tiên và đã được Hà

Lan cấp giấy chứng nhận Theo báo cáo “The world of organic agriculture 2011” được công bố bởi FiBL và IFOAM, năm 2009, diện tích đất NNHC là

1.853.000 ha, đứng thứ 4 trên thế giới và chiếm 0,3% tổng diện tích đất nông nghiệp của Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc tồn tại một số mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ sau đây:

- Mô hình công ty thuê đất của nông dân để sản xuất và chế biến Tức

là công ty thuê đất của nông dân, họ quản lý trang trại và bán các sản phẩm

Trang 37

hữu cơ Nông dân vừa thu được tiền thuê đất đồng thời họ có thể tham gia lao động trong các công ty đó

- Mô hình thứ hai là: Công ty - Cơ sở - Nông dân Các công ty hợp tác với các cở sở, chính quyền địa phương Nông dân ở địa phương sẽ sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của công ty và các kế hoạch phát triển của chính phủ Công ty sẽ ký kết hợp đồng mua bán với nông dân địa phương trong dài hạn

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm NNHC trong nước của Trung Quốc ngày càng tăng cao trong những năm gần đây do mức sống được tăng lên đáng kể, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và vấn đề bảo vệ môi trường

Thị trường xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là Bắc Mỹ, các nước thành viên EU và Nhật Bản Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là trà, các loại rau

và ngũ cốc Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm hữu cơ năm 2006 của Trung Quốc khoảng 400 triệu USD Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt trên 30%

Chính phủ Trung Quốc đã sớm thừa nhận các sản phẩm hữu cơ thông qua các chính sách phát triển, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hữu cơ, cấp giấy chứng nhận và miễn phí kiểm tra chất lượng sản phẩm trong thời gian đầu Đặc biệt, trong quá trình phát triển thị trường hữu cơ, Trung Quốc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sản phẩm hữu cơ, hỗ trợ mua sắm thực phẩm hữu cơ cho các trường học và xúc tiến xuất khẩu

* Kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ Thái Lan

Rau hữu cơ Thái Lan phần lớn là do người dân và khu vực tư nhân tự xây dựng trong khi vẫn còn thiếu sự hỗ trợ của chính phủ Năm 2003, tại Thái Lan có 3.993,02 ha đất sản xuất hữu cơ, chiếm 0,02% diện tích đất nông nghiệp và tới năm 2009 tỷ lệ này đã tăng đạt 0,07%

Sản phẩm NNHC Thái Lan chủ yếu là lúa gạo, rau và hoa quả Hiện nay, gạo hữu cơ của Thái Lan chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Âu và một số lượng nhỏ được bán tại địa phương Rau hữu cơ là loại cây trồng nhiều

Trang 38

sau gạo nhưng hầu hết được tiêu thụ trong thị trường nội địa thông qua ba kênh tiêu thụ chính là chuỗi siêu thị, cửa hàng chuyên ngành và bán trực tiếp

Hiện nay, Thái Lan có hai hệ thống cung cấp giấy chứng nhận hữu cơ

là Chính phủ Thái Lan và các tổ chức chứng nhận nước ngoài Điều này giúp đảm bảo chất lượng thực phẩm hữu cơ trên thị trường, tạo được lòng tin cho người tiêu dùng về sản phẩm hữu cơ vốn chiếm tỷ lệ rất thấp, ít được biết đến Thách thức lớn nhất của NNHC Thái Lan là khả năng tiếp cận thị trường của nông dân canh tác hữu cơ

* Kinh nghiệm của Malaysia

Kenji Fresh Food (KFF) là một tổ chức nông nghiệp hữu cơ của Malaysia, đã có 8 năm hoạt động, thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của KFF ngày càng mở rộng KFF đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển phong trào nông nghiệp hữu cơ ở Malaysia và là thành thành viên chính thức của IFOAM

Sản xuất hữu cơ ở nông trại của Malaysia được tiến hành trong vườn có mái che, lợp bằng nhựa trong suốt cho ánh sáng xuyên quan Nguồn nguyên liệu và cách ủ phân như sau:

- Phân ủ có thành phần: 30% phân gà, 10% cám gạo, 40% mùn cưa, và 0,3% men Các nguyên liệu này được trộn đều, thêm nước, bảo đảm độ ẩm 40

- 50%, ủ trong 3 tháng

- Hàng tuần đảo chuyển từ ô này sang ô khác trong kho Loại phân ủ này để bồi dưỡng nâng cao độ phì đất Lượng bón của loại phân này là 3 tấn/ha

Trang trại tự làm lấy phân Bocasi bằng cách trộn 30% phân gà, 20% bánh khô dầu, 3% cám, 47% đất, trộn với 0,3% men Hỗn hợp trên trộn đều, đem ủ trong 1 tuần Trong thời gian ủ, thường xuyên đảo Trong hỗn hợp trên

có phân gà và khô dầu có hàm lượng đạm cao, sau khi ủ được phân giải thành amino acid mà cây có thể hấp thụ được

Trang 39

- Ủ các loại lá già, bộ phận thừa của rau đem trộn với phân gà và men đem ủ Tuy nhiên loại phân ủ này có hàm lượng mùn thấp, chỉ khoảng 2%, nếu thay bằng rơm rạ thì hàm lượng mùn đạt 10%, nếu thay bằng mùn cưa thì hàm lượng mùn đạt đến 30% Cách thứ hai tốt hơn đó là các lá già và bộ phận thừa của rau đem ngâm cho nát, lấy nước tưới Phần bã đem trộn với phân ủ

Khó khăn năm đầu chuyển đổi là có sức ép từ những người khác, họ không tin và chê bai cách làm hữu cơ, phải tìm tòi chọn các giống cây phù hợp với biện pháp canh tác hữu cơ, có khả năng chống chịu sâu bệnh, loại bỏ những giống không phù hợp và nhiễm sâu bệnh Các trang trại hữu cơ đã rất kiên nhẫn, quyết tâm thực hiện Khi đã chuyển đổi được 3 năm, nông dân đã

có thể tự cấp, tự túc được phân ủ mà không phải mua từ bên ngoài Việc trừ sâu bằng biện pháp thủ công và bẫy dẫn dụ côn trùng bằng Feromon, không ảnh hưởng đến cây trồng Thu nhập trung bình của 1 trang trại là 26.000 - 30.000 Ringgit/năm Hiện nay ở Malaysia có 40 nông trại sản xuất hữu cơ

Một trong những công đoạn của quá trình sản xuất, tiêu thụ nông sản là đóng gói Rau sau khi thu hoạch từ các trang trại hữu cơ, được rửa sạch và chuyển đến cơ sở đóng gói của KFF Rau tiếp tục được đưa kiểm tra, bỏ bớt

lá già, rồi hong khô bằng quạt, sau đó đóng gói bằng các bao bì sạch, có in nhãn hiệu sản phẩm hữu cơ được chứng nhận Tiếp đó sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh trước khi phân phối cho các cửa hàng hoặc siêu thị Các cửa hàng bán rau đều có kho lạnh và tủ kính lạnh để bảo quản cho rau được tươi lâu Các nhà kinh doanh tiếp thị bằng nhiều cách: Vận động người bị bệnh ung thư sử dụng rau hữu cơ, tuyên truyền trên Đài phát thanh, tuyên truyền bằng các tờ gấp, tờ rơi về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

1.2.2 Kinh nghiệm của Việt Nam

Phát triển nông nghiệp hữu cơ thành công ở Việt Nam là mô hình sản xuất gạo thơm Hoa Sữa của công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Viễn Phú tại An Khánh huyện U Minh tỉnh Cà Mau Mô hình đã triển khai cung ứng sản phẩm hữu cơ HoaSuaFoods từ trang trại đến bàn ăn Hàng năm công

Trang 40

ty sản xuất lúa hữu cơ trên 2.000 tấn/năm; rau hữu cơ 1.000 tấn/năm; cá đồng

tự nhiên 100 tấn/năm và cá tai tượng xuất khẩu 300 tấn/năm

Mô hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ bền vững được tổ chức Agriterra (Hà Lan) tài trợ cho Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên được triển khai

ở 4 xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân và TP Thái Nguyên đã quy hoạch

và phát triển chè thành mặt hàng đặc sản

Mô hình sản xuất cam sành ở Hàm Yên, Tuyên Quang có trên 2.4000

ha trong đó có 2.200 ha đang cho thu hoạch, sản lượng hàng năm đạt 28-30 nghìn tấn quả, giá trị thu nhập từ 150 – 200 tỷ đồng Cam Hàm Yên được xây dựng thương hiệu và cấp giấy chứng nhận

Dự án nông nghiệp hữu cơ được tổ chức ADDA – Đan Mạch triển khai

7 năm triển khai ở 9 tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình và Hà Tĩnh Dự án đã xây dựng được nhiều nhóm sản xuất trồng rau, lúa, cảm, chè và cá nước ngọt với diện tích trên 70 ha cung cấp sản phẩm thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng Đã phát triển thành công hệ thống đảm bảo có sự tham gia PGS

1.3 Bài học kinh nghiệm

Từ lý luâ ̣n và thực tiễn, rút ra bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho phát triển sản xuất rau hữu cơ ta ̣i huyê ̣n Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình như sau:

Thứ nhất, mô hình sản xuất rau hữu cơ bước đầu đem lại hiệu quả về

kinh tế, xu hướng ngày càng lan rộng ra khắp thế giới Đặc biệt, sản xuất rau hữu cơ đem lại hiệu quả rõ rệt về môi trường bởi canh tác hữu cơ tập trung vào cải tạo độ phì của đất và tăng cường đa dạng sinh học Có thể thấy, đây là

mô hình phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ hai, nhà nước cần sớm công nhận các sản phẩm hữu cơ thông qua

các chính sách phát triển, xây dựng tiêu chuẩn hữu cơ thống nhất và cấp giấy chứng nhận Đẩy mạnh tuyên truyền cho người tiêu dùng về thực phẩm hữu

cơ và xây dựng hội chợ dành riêng cho sản phẩm hữu cơ

Ngày đăng: 01/09/2017, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Thị Mai Hương (2007). “Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”. Báo cáo tại hội thảo Malica trong khuôn khổ dự án“Phát triển cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam”, Hà Nội tháng 12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”". Báo cáo tại hội thảo Malica trong khuôn khổ dự án “Phát triển cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hương
Năm: 2007
6. Anh Tùng. “Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (STINFO) số 10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới”
7. Tọa đàm: “Để có bữa ăn an toàn cho mọi nhà” qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ( www.gov.vn ) ngày 16/10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để có bữa ăn an toàn cho mọi nhà
8. “Nông nghiệp hữu cơ - Kinh nghiệm từ Malaysia”, Báo điện tử Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ (http://www.bvtvphutho.vn ), 12/3/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp hữu cơ - Kinh nghiệm từ Malaysia”
10. Bùi Thị Tươi (2012). Nghiên cứu mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Bùi Thị Tươi
Năm: 2012
11. Mai Thanh Nhàn (2011). Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Tác giả: Mai Thanh Nhàn
Năm: 2011
12. Đào Duy Tâm, Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau hữu cơ ở Hà Nội. Luận án tiến sĩ - Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau hữu cơ ở Hà Nội
13. Báo cáo tổng kết 2 năm (2008-2010) thực hiện phong trào sản xuất rau hữu cơ trong khuôn khổ Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009) tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Liên nhóm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009)
14. Báo cáo tổng kết 4 năm (2008-2012) thực hiện phong trào sản xuất rau hữu cơ trong khuôn khổ Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009) tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Liên nhóm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009)
1. Mai Thanh Cúc (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
2. Đỗ Kim Chung (1999), Nông nghiệp và phát triển nông thôn dưới tác động của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Kinh tế, Hà Nội Khác
3. David Colman & Tre Vor Young (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp (Lê Ngọc Dương, Trần Trung Tá dịch), NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Khác
15. Dự thảo đề án sản xuất và tiêu thụ RHC huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (2012) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w