1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học đồng phú qua phân môn luyện từ và câu

109 782 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì c

Trang 1

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non của Trường Đại học Quảng Bình đã hết lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại tường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Mai Thị Liên Giang, giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận

Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ, động viên của toàn thể bạn bè, người thân trong suốt quá trình làm khóa luận này

Mặc dù đã nổ lực cố gắng song khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý để khóa luận hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện

Cao Thị Hoài Thu

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào

Đồng Hới, tháng 05 năm 2016 Tác giả khóa luận

Cao Thị Hoài Thu

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4.1 Khách thể nghiên cứu 4

4.2 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4

6.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu 4

6.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu 4

6.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 4

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5

7.3 Phương pháp thống kê toán học 5

8 Đóng góp mới của đề tài 5

8.1 Về mặt lí luận 5

8.2 Về mặt thực tiễn 5

9 Cấu trúc đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG………7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 7

1.1.1.1 Vị trí của phân môn Luyện từ và câu 7

1.1.1.2 Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 8

1.1.1.3 Vài nét về nội dung chương trình và sách giáo khoa lớp 5 phân môn “Luyện từ và câu” 9

1.1.2 Hiện tượng đồng nghĩa trong Tiếng Việt 11

1.1.2.1 Khái niệm từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt 11

1.1.2.2 Phân loại từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt 14

1.1.2.3 Đặc điểm của từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt 16

Trang 4

1.1.2.4 Giá trị biểu đạt của từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt 18

1.1.2.5 Nội dung dạy học từ đồng nghĩa qua phân môn Luyện từ và câu 29

1.1.3 Đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh trong tiếp nhận từ đồng nghĩa 32

1.2 Cơ sở thực tiễn 34

1.2.1 Khái quát một số thông tin về thực trạng dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Phú có liên quan đến đề tài 34

1.2.2 Thực trạng phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học đồng Phú qua phân môn Luyện từ và câu 36

1.2.2.1 Mục đích điều tra 36

1.2.2.2 Đối tượng điều tra 36

1.2.2.3 Nội dung điều tra 36

1.2.2.4 Kết quả điều tra 37

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG PHÚ THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ & CÂU 45

2.1 Bồi dưỡng thói quen sử dụng từ đồng nghĩa qua hoạt động góc Tiếng Việt 45

2.1.1 Nguyên tắc, cơ sở của biện pháp 45

2.1.2 Cách thức thực hiện biện pháp 48

2.2 Hình thành quy tắc sử dụng từ đồng nghĩa qua hệ thống tư liệu dạy học 52

2.2.1 Nguyên tắc, cơ sở của biện pháp 52

2.2.2 Cách thức thực hiện biện pháp 54

2.3 Phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 68

2.3.1 Nguyên tắc, cơ sở của biện pháp 68

2.3.2.Cách thức thực hiện biện pháp 69

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 78

3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 78

3.2 Giả thuyết khoa học 78

3.3 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 78

3.4 Kế hoạch thực nghiệm 79

3.5.Tiến hành thực nghiệm 91

3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 91

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… ………98

1 Kết luận 96

2.Kiến nghị 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

[1;63] Trích dẫn từ tài liệu số 1 trang 63

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với sự phát triển về mọi

mặt đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo, đáp ứng cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng Muốn vậy, trước hết cần phải xây dựng nền tảng cơ sở kiến thức vững chắc cũng như rèn luyện kĩ năng cho học sinh tiểu học – những chủ nhân tương lai của đất nước Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhồi nhét những lí thuyết suông một cách khô khan mang tính áp đặt, mà phải khơi dậy cho các em sự hứng thú trong học tập để giúp các em lĩnh hội tri thức, phát triển khả năng sử dụng từ Vì vậy, ngoài đổi mới phương pháp dạy học cần quan tâm tới năng lực chung như năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sáng tạo Đặc biệt, môn Tiếng Việt sẽ phải chú ý đến những năng lực chuyên biệt như năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh

1.2 Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành

một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn độc lập khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn Nội dung dạy học Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt chiếm một tỉ lệ đáng kể Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy

Luyện từ và câu ở tiểu học Luyện từ và câu có nhiệm vụ làm giàu vốn từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ và cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt cho học sinh tiểu

học Chẳng hạn, một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt như từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ,… trong đó có từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là nội dung dạy học khá thú vị trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5

1.3 Từ đồng nghĩa là một hiện tượng độc đáo trong tiếng Việt Cùng với các

lớp từ khác, từ đồng nghĩa làm cho tiếng Việt thêm phong phú và tươi mới hơn bởi những biến tấu về sắc thái nghĩa, khả năng kết hợp, phong cách chức năng Ở một phạm vi rộng lớn hơn, phù hợp với việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, hiện tượng đồng nghĩa vượt ra khỏi ranh giới từ Sử dụng từ đồng nghĩa giúp người nói, người viết biểu đạt một cách hấp dẫn, hiệu quả tư tưởng, cảm xúc Tuy nhiên, nội dung, phương pháp dạy học lớp từ này ở nhà trường phổ thông chưa thực sự phát huy được tác dụng giúp học sinh làm giàu vốn từ, nắm được các quy tắc sử dụng và chiếm lĩnh thứ công cụ hữu hiệu ấy nhằm đạt đến đích giao tiếp Từ đồng nghĩa chưa

Trang 7

tạo được dấu ấn trong các sản phẩm ngôn ngữ của học sinh tiểu học, chưa mang đến những nét vẽ sinh động về cuộc sống trong các bài văn miêu tả,…

Từ các khảo cứu cả trên phương diện lí luận và thực tiễn, trên cơ sở những đòi hỏi cấp thiết về việc phát triển ở người học năng lực sử dụng tiếng Việt, chúng tôi lựa

chọn đề tài “Phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Đồng Phú qua phân môn Luyện từ và câu”

2 Lịch sử vấn đề

Từ đồng nghĩa là một trong những phương tiện ngôn ngữ có vị trí đặc biệt quan trọng, giúp chúng ta biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chính xác hơn, ấn tượng hơn, có hình ảnh và giàu sức biểu cảm Đây là nội dung được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về Từ vựng học như:

 Giáo trình Việt ngữ (tập 2) của Đỗ Hữu Châu

 Giải thích từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn của Trương Chính

 Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học của Lê Thị Thanh Nhàn

 Dạy học từ ngữ ở tiểu học của Phan Thiều – Lê Hữu Tỉnh

 Từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Đức Tồn

 Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt của Nguyễn Văn Tu

Các công trình trên không những cung cấp đầy đủ hệ thống tri thức lí luận khái quát về lớp từ vựng tiếng Việt đồng nghĩa như lịch sử nghiên cứu, khái niệm, phân loại, các nhóm từ đồng nghĩa thường dùng… mà còn khẳng định và làm nổi bật vai trò của nó - “hạt mang lực hấp dẫn” cũng như hoạt động giao tiếp thường ngày

Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học và Dạy học từ ngữ ở tiểu học là hai công trình

nghiên cứu chuyên sâu về từ vựng, trong đó tác giả đã giành khá nhiều trang viết cho hiện tượng đồng nghĩa - một hiện tượng ngôn ngữ có sức lan tỏa rộng lớn, đã làm rõ mối quan hệ giữa lí luận ngôn ngữ và thực tiễn dạy học các đơn vị từ vựng Những mô tả về nội dung dạy học các lớp từ trên cùng những chỉ dẫn về cách thức, phương pháp

tổ chức bài học thực sự có ý nghĩa với quá trình triển khai xây dựng các biện pháp dạy học mà đề tài hướng tới

Tác giả Trương Chính trong Giải thích từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn đã

mang đến một tập hợp từ “gần âm, gần nghĩa”, góp phần rất lớn trong việc làm đầy

“túi chữ” cho bạn đọc, đồng thời phát triển kĩ năng so sánh, phân biệt nghĩa và năng lực vận hành ngôn từ trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể thông qua việc “cung cấp

Trang 8

nghĩa trong tương quan với các từ trong từng nhóm, đủ để giúp cho sự phân biệt giữa các từ trong nhóm” Đây là một cuốn sách công cụ giúp thầy và trò dạy tốt, học tốt, luyện tập cho học sinh viết đúng và hay, nhằm thực hiện được mục đích thiết thực của môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông

Vấn đề dạy học từ, dạy học từ vựng ở nhà trường phổ thông cũng được đề cập đến trong khá nhiều các công trình về phương pháp dạy học Tiêu biểu là Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II của Lê Phương Nga; Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học công trình của Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh;…

Trong “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II” (NXB Giáo dục, 2000)

đã đưa ra phương pháp dạy học Tiếng Việt cụ thể cho từng phân môn theo chương trình giáo dục cũ, khi đó phân môn “Luyện từ và câu” chưa xuất hiện mà nó tồn tại dưới hai phân môn: Từ ngữ và ngữ pháp”

Công trình “Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” (NXB

Giáo dục, 2006) đã đưa ra phương pháp dạy học Tiếng Việt và cụ thể cho từng phân môn Tiếng Việt Trong đó có phương pháp dạy học “Luyện từ và câu” và điểm qua về dạy học theo hướng đổi mới, tích cực, tạo hứng thú học tập cho HS

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cho tôi nền tảng cơ sở lí luận vững chắc và định hướng quý báu trong việc triển khai đề tài Phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh qua phân môn Luyện từ và câu là một vần đề đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm, đề cập trên nhiều phương diện, tuy nhiên nó vẫn chỉ dừng lại ở mức khái quát chung Với khóa luận này, tôi tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về việc phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 qua phân môn Luyện từ và câu nhằm rèn luyện và pháp triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa của HS để đạt đến đích giao tiếp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ những phân tích, đánh giá về lí luận và thực tiễn của việc sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Đồng Phú Đề tài tập trung đề xuất các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn “Luyện từ và câu”

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận phải thực hiện nhiệm vụ sau:

Trang 9

- Hệ thống lí luận về từ đồng nghĩa

- Khảo sát thực trạng dạy học từ đồng nghĩa và sử dụng từ đồng nghĩa của HS

lớp 5 ở trường Tiểu học Đồng Phú qua phân môn “Luyện từ và câu”

- Đề xuất biện pháp nhằm phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học

sinh lớp 5 qua phân môn “Luyện từ và câu”

- Tiến hành thu thập tài liệu, thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả việc sử

dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 qua phân môn Luyện từ và câu

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động dạy từ đồng nghĩa và năng lực sử dụng từ đồng nghĩa của học sinh

lớp 5 ở trường Tiểu học Đồng Phú

- Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 qua phân môn Luyện từ và câu

5 Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên coi trọng đúng mức, biết lựa chọn các biện pháp mà khóa luận đã đề xuất một cách hợp lí trên cơ sở bảo đảm nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học phân môn nhằm phát

triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh

6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

6.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên 80 HS và 6 GV trường Tiểu học Đồng Phú

6.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu mức độ hiểu và sử dụng từ đồng nghĩa của HS lớp 5; xây dựng một số biện pháp phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho HS lớp 5 thông qua phân môn Luyện từ và câu

6.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2015 – 4/2016

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau đây:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để thu thập thông tin nhằm tìm hiểu, tham khảo, xây dựng đề cương nghiên cứu và được sử dụng

Trang 10

để xây dựng cơ sở lí luận trong suốt quá trình thực hiện đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động dạy học từ đồng nghĩa và việc sử dụng từ đồng nghĩa qua phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Đồng Phú nhằm nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho giờ dạy thực nghiệm

7.2.2 Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của giáo viên về vấn đề nghiên cứu

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh để biết được khả năng tiếp nhận và sử dụng từ đồng nghĩa của học sinh lớp 5 qua phân môn Luyện từ và câu

7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm tra khả năng ứng dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 trong giờ Luyện từ và câu Kết quả thực nghiệm là cơ sở để đánh giá hướng nghiên cứu và tính khả thi của đề tài

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả điều tra thực trạng và làm tăng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Luyện từ và câu

8 Đóng góp mới của đề tài

8.1 Về mặt lí luận

Đề tài góp phần cụ thể hóa lí luận dạy học phân môn Luyện từ và câu, nhất là lí luận về việc sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh qua phân môn Luyện từ và câu ở

trường Tiểu học

8.2 Về mặt thực tiễn

- Xác định yêu cầu và đề xuất biện pháp sư phạm trong quá trình dạy Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh

- Khóa luận là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, học sinh trong quá trình dạy và học phân môn Luyện từ và câu

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của đề tài được cấu trúc gồm 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài

Chương 2: Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học

sinh lớp 5 thông qua phân môn Luyện từ và câu

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

1.1.1.1 Vị trí của phân môn Luyện từ và câu

Phân môn “Luyện từ và câu” chiếm một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt lớp 5 nói riêng Đây là một phân môn mới trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn này được hình thành trên cơ sở của hai phân môn cũ trước đây: Từ ngữ và ngữ pháp Việc nhập hai phân môn lại với nhau dựa vào quan điểm tích hợp trong việc biên soạn SGK Tiếng Việt ở Tiểu học mới Theo quan điểm trên, việc dạy kiến thức Tiếng Việt không tách rời cung cấp những kiến thức của môn học khác, đồng thời các phân môn khác nhau trong Tiếng Việt cũng gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau “Luyện từ và câu” là một phân môn khoa học cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu và khả năng diễn đạt cho HS

Việc dạy và học “Luyện từ và câu” ở Tiểu học có một tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành cho HS năng lực sử dụng từ và sử dụng câu Việc dạy từ không thể tách rời việc dạy câu Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Từ chỉ cho chúng ta biết khái niệm, còn câu mới cho chúng ta biết một thông báo Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp Muốn hiểu rõ những đặc điểm khác nhau về từ, cần đặt từ vào trong câu Ngược lại câu được cấu tạo nên bởi một số lượng từ nhất định Do đó, việc dạy từ và câu trong phân môn “Luyện từ và câu” phải đi kèm với nhau

Bên cạnh đó, việc dạy “Luyện từ và câu” nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của HS, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản, rèn cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách linh hoạt Thông qua phân môn “Luyện từ và câu” hướng dẫn cho HS trong việc nghe, viết, đọc, nói và phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ

Trong giao tiếp, chúng ta nói một người nào đó nắm được ngôn ngữ có nghĩa là chúng ta đã khẳng định người đó có số lượng từ nhất định và biết sử dụng vốn từ đó đúng với các quy tắc ngữ pháp, với nghi thức lời nói trong hoạt động giao tiếp của mình Một HS khi sở hữu một số lượng từ phong phú, điều đó có nghĩa là các em đã

Trang 13

hiểu về thế giới xung quanh mình nhiều hơn, các em đã lưu giữ được kinh nghiệm, bài học về cuộc sống tốt hơn thông qua các khái niệm mà các em có được Bên cạnh đó nhờ có vốn từ dồi dào giúp cho các em tư duy một cách chính xác, chặt chẽ và logic hơn Không có vốn từ, các em sẽ không có đủ điều kiện thể hiện một cách sinh động, đầy đủ ý nghĩ của mình Nhờ có vốn từ ngày càng được mở rộng và phong phú mà việc giao tiếp của các em sẽ trở nên tốt hơn trong cuộc sống học tập, sinh hoạt và vui chơi của mình

Chính vì lẽ đó, việc dạy và học “Luyện từ và câu” có một tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành cho các em năng lực sử dụng từ và cách đặt câu Đặc biệt, khi học tốt phân môn này sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho các em học tốt Tiếng Việt và những môn học khác

Thông qua phân môn “Luyện từ và câu” sẽ tạo tiền đề và là cơ sở cho việc phát triển tư duy của HS Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi để phát triển tư duy cho HS thông qua phân môn “Luyện từ và câu” là việc làm không thể thiếu được với mỗi người GV, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS

1.1.1.2 Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu

Phân môn “Luyện từ và câu” thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ và câu

Nhiệm vụ này bao gồm những công việc sau:

+ Dạy nghĩa từ: Việc dạy nghĩa từ giúp HS nắm và hiểu được nghĩa của từ, cung cấp cho HS những từ mới và nghĩa của những từ đã biết, giúp các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ Việc dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau

+ Hệ thống hóa vốn từ: việc làm này giúp HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ Công việc này hình thành ở HS kỹ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo , tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ Dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết

Trang 14

của HS, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được HS dùng thường xuyên Tích cực hóa vốn từ tức là dạy HS biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình

+ Dạy cho HS biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp

- Rèn luyện cho HS kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu

Phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp cho HS một số kiến thức và câu cơ bản,

sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em “Luyện từ và câu” trang bị cho HS những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng Cụ thể đó là các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp

- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng khi nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp

Phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp cho HS một hệ thống vốn từ đa dạng và phong phú Thông qua việc dạy “Luyện từ và câu” tạo cho HS thói quen dùng từ đúng khi nói và viết thành câu, rèn cho HS kỹ năng dùng từ đặt câu đúng để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách tốt nhất

Việc dạy cho HS cách dùng từ đúng, hiểu nghĩa từ, từ đó HS thêm yêu ngôn ngữ mẹ đẻ, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp

1.1.1.3 Vài nét về nội dung chương trình và sách giáo khoa lớp 5 phân môn

“Luyện từ và câu”

a Nội dung chương trình

Luyện từ và câu ở lớp 5 được học 62 tiết, mỗi tuần 2 tiết trong cả năm học (trừ

ôn tập), bao gồm các nội dung:

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo các chủ điểm: Tổ quốc, nhân dân;

Hòa bình, hữu nghị; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh phúc; Công dân; Trật tự,

an ninh; Truyền thống; Nam và nữ; Trẻ em, quyền và bổn phận

Thông qua các bài tập:

+ Tìm từ ngữ theo chủ điểm;

+ Tìm hiểu nắm nghĩa của từ;

+ Phân loại từ ngữ;

+ Tìm hiểu nghĩa của tục ngữ, thành ngữ theo chủ điểm;

+ Luyện cách sử dụng từ

Trang 15

- Nghĩa của từ: Cung cấp một số tri thức sơ giản về các lớp từ có quan hệ về

ngữ nghĩa và cách sử dụng:

+ Từ đồng nghĩa, luyện tập về từ đồng nghĩa

+ Từ trái nghĩa, luyện tập về từ trái nghĩa

+ Từ đồng âm, dùng từ đồng âm để chơi chữ

+ Từ nhiều nghĩa, luyện tập về từ nhiều nghĩa

- Từ loại:

+ Đại từ, đại từ xưng hô

+ Quan hệ từ, luyện tập về quan hệ từ

Dạy học HS luyện tập sử dụng 2 loại từ này để HS ứng dụng vào hoạt động giao tiếp

- Câu ghép:

+ Cung cấp khái niệm câu ghép

+ Cách nối các vế câu ghép

+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, bằng cặp từ hô ứng

- Ngữ pháp văn bản: Cung cấp các kiến thức sơ giản về 3 phương thức liên kết

câu cơ bản:

+ Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp từ ngữ

+ Liên kết các câu trong bài bằng phép thay thế từ ngữ

+ Liên kết các câu trong bài bằng phép nối

- Ôn tập: Hệ thống hóa tất cả nội dung về từ và câu mà HS được học ở Tiểu

học:

+ Ôn tập về từ loại

+ Tổng kết vốn từ

+ Ôn tập về cấu tạo từ dấu câu

+ Ôn tập về câu đơn

+ Ôn tập về dấu câu

b Cấu trúc phân môn Luyện từ và câu trong SGK lớp 5

 Cấu trúc kiểu bài lí thuyết gồm 3 phần:

- Nhận xét:

1 Cung cấp ngữ liệu: thường là những câu thơ, câu văn, đoạn văn, đoạn thơ có chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu

Trang 16

2 Cung cấp hệ thống câu hỏi gợi ý để HS tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tượng được khảo sát

 Cấu trúc kiểu bài thực hành gồm:

+ Tên bài

+ Các bài tập từ 3-5 bài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

1.1.2 Hiện tượng đồng nghĩa trong Tiếng Việt

1.1.2.1 Khái niệm từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt

“Mỗi từ đồng nghĩa là một bức tranh, một mảnh nhỏ của một tác phẩm văn học

cô gọn lại trong một từ Cho nên, các từ đồng nghĩa là những phương tiện quý báu của nghệ thuật văn học, nhất là nghệ thuật thơ ca” [5;72] Đồng nghĩa có vai trò cực kì

quan trọng, đây là một trong những nguồn bổ sung làm phong phú vốn từ của mỗi ngôn ngữ không chỉ về mặt số lượng mà đặc biệt còn về chất lượng Nó giúp chúng ta diễn đạt chính xác và tinh tế nội dung tư tưởng của mình Cái khó nhất khi học và sử dụng từ cũng như nắm được cái “thần” của một ngôn ngữ cũng chính là nằm ở địa hạt đồng nghĩa Vì lẽ đó, hiện tượng đồng nghĩa luôn có sức lan tỏa rộng lớn, hiện diện với vị trí đặc biệt trong các công trình nghiên cứu lí luận lẫn các sản phẩm ngôn ngữ

Vậy thế nào là hiện tượng đồng nghĩa?

Trong lịch sử ngôn ngữ học, đồng nghĩa thuộc vào loại những vấn đề có tính chất “cổ điển”, không có một cuốn sách ngôn ngữ học đại cương hay từ vựng - ngữ nghĩa nào không đề cập đến Tuy nhiên, khái niệm đồng nghĩa được xác định khác nhau Sự bất đồng trước tiên khi giải quyết vấn đề này là do kết cấu ngữ nghĩa đa dạng và phức tạp của từ gây nên

Trước hết, đồng nghĩa được hiểu “là loại quan hệ giữa các từ trong trường

nghĩa” Theo Đại từ điển bách khoa Xô viết: Hiện tượng đồng nghĩa, thuật ngữ tiếng

Anh là Synomyny, có gốc từ tiếng Hi Lạp là Synònymia có nghĩa là “cùng tên”, chỉ

Trang 17

quan hệ giữa hai biểu thức đẳng nghĩa nhưng không đồng nhất Tính chất đẳng nghĩa ở đây được hiểu là tính tương ứng hoặc là với cùng một biểu vật (denotat) (sự kiện, khách thể…) hoặc là cùng một biểu niệm (signifikat) (cái được biểu hiện thuộc ngôn ngữ)” (Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn [16, 65]) Hiện tượng đồng nghĩa là một trong những khái niệm có tính nền tảng, bao gồm hai trường hợp đó là hiện tượng đồng nghĩa biểu vật và hiện tượng đồng nghĩa biểu niệm Trong ngôn ngữ học, người ta chủ yếu nghiên cứu hiện tượng đồng nghĩa biểu niệm Các biểu thức A và B được gọi là đồng nghĩa (giữa A và B xảy ra hiện tượng đồng nghĩa) nếu cái biểu hiện của chúng không như nhau, nghĩa là Hình thức (A) khác Hình thức (B), còn cái được biểu hiện của chúng là như nhau, nghĩa là Nội dung (A) bằng Nội dung (B) Các đơn vị đồng nghĩa là trường hợp riêng của các biểu thức đồng nghĩa Ví dụ: to - lớn - khổng lồ - vĩ đại; trông - nhìn - ngó - nhòm - liếc…

Tác giả Từ đồng nghĩa tiếng Việt cũng phân tích và đưa ra những chỉ dẫn quan

trọng cho việc nghiên cứu hiện tượng đồng nghĩa ở nhiều cấp độ nhằm thỏa mãn thực tiễn và những yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của con người:

“Hiện tượng đồng nghĩa trong ngôn ngữ có thể là hiện tượng đồng nghĩa từ vựng hoặc hiện tượng đồng nghĩa ngữ pháp Trong ngôn ngữ học truyền thống, người ta nghiên cứu chủ yếu hiện tượng đồng nghĩa từ vựng và các đơn vị đồng nghĩa từ vựng Trong ngôn ngữ học hiện đại, người ta chú ý nhiều nhất đến hiện tượng đồng nghĩa của các phát ngôn hoàn chỉnh (các mệnh đề và các khúc đoạn văn bản lớn hơn)” [16; 68]

Ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng đã bàn đến lí luận lớp từ vựng này Trước hết là nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, ông được xem là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm chung về hiện tượng đồng nghĩa, từ đồng nghĩa Năm 1962,

trong cuốn Giáo trình Việt ngữ (tập 2) tác giả viết: “Trong vốn từ hội của bất cứ một ngôn ngữ nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa (tức là nghĩa của từ) là giống nhau; do đó, trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể có thể thay thế cho nhau được Những từ này là những từ đồng nghĩa” [1; 63] Thực ra, đây chưa phải là một định nghĩa thật sự khoa học về từ đồng

nghĩa Bởi lẽ, tác giả chỉ mới nêu ra cái gọi là từ đồng nghĩa có những đặc điểm gì chứ chưa nói rõ được sự giống nhau về ý nghĩa đến mức nào thì mới được coi là đồng nghĩa Do đó, đến năm 1981, chính Đỗ Hữu Châu đã phân tích một cách rõ ràng hơn về “khả năng thay thế cho nhau giữa các từ khi xác lập dãy đồng nghĩa” Ông còn bàn

Trang 18

luận rộng hơn về hiện tượng đồng nghĩa trong toàn bộ hệ thống từ vựng “giữa các từ ít

nhất có chung một nét nghĩa” và đã nhìn nhận: “Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng

có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù) Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau Mức độ /đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc một vài nét nghĩa cụ thể nào đó.”

[2;184] Tuy rằng cuối cùng tác giả có phân ra chia nhiều mức độ đồng nghĩa, nhưng nói chung quan niệm này nhìn nhận về hiện tượng đồng nghĩa vẫn quá rộng Về sau, năm 1995, Đỗ Hữu Châu đã nhìn nhận lại một cách khoa học hơn về tiêu chí “có thể thay thế cho nhau” của các từ đồng nghĩa Trong Giáo trình Giản yếu về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, ông đã đưa ra quan niệm tinh giản hơn về từ đồng nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về nghĩa, hoặc nghĩa biểu vật, hoặc nghĩa biểu niệm”

Tác giả Nguyễn Văn Tu – người đã có nhiều công trình nghiên cứu và biên

soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, cho rằng: “Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh.” [21; 95] Đây là một quan niệm khá hẹp,

bởi theo quan điểm này, các từ đồng nghĩa lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau được Trong khi đó, Đỗ Xuân Thảo và Lê Hữu Tỉnh đã đưa ra nhận định trong giáo

trình Tiếng Việt II: “Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh nhưng có chung ít nhất một nét nghĩa” Theo quan niệm này, các từ đồng nghĩa có mức độ

đồng nghĩa cao thấp khác nhau tùy theo số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất Cho nên, cách định nghĩa này là quá rộng, không phù hợp với ngữ cảnh về từ đồng nghĩa của người dùng tiếng Việt

Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định

nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh, tương đồng nhau về nghĩa

và có phân biệt về một số sắc thái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và phạm vi sử dụng” [8; 346] và chỉ ra rằng: “Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh những tương đồng” Đây là hướng quan niệm thỏa đáng được đông đảo người dùng

chấp nhận hơn cả Cách định nghĩa này vừa ngắn gọn vừa đầy đủ Các tác giả đã đi

Trang 19

vào chi tiết, cụ thể về khái niệm từ đồng nghĩa và chỉ ra được mức độ khác nhau của các từ đồng nghĩa, đó là phân biệt một số nét nghĩa về sắc thái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và phạm vi sử dụng Điều đó thể hiện được nét bản chất của sự tồn tại hệ thống từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ Có thể nói chính những khác biệt về sắc thái nói trên là lí do tồn tại của lớp từ này

Đồng nghĩa là một hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng, thể hiện trên nhiều cấp độ ngôn ngữ Tuy nhiên cho đến nay, quan niệm về hiện tượng này vẫn chưa được thống nhất Nó được biết đến nhiều ở cấp độ từ Mặc dù thế, trong một số trường hợp, từ không thể diễn tả hết nội dung ý nghĩa cũng như tình cảm cảm xúc của người nói, người viết mà thay vào đó cần phải sử dụng một ngữ hay một câu tương đồng về ngữ nghĩa để thay thế, làm nổi bật và nâng cao giá trị của lời nói hay một câu văn nào đó mà ý nghĩa vẫn không thay đổi

Như vậy từ đồng nghĩa là một dạng thức, cấp độ biểu đạt sinh động của hiện

tượng đồng nghĩa trong ngôn ngữ Từ những thành tựu nghiên cứu về hiện tượng này, đặc biệt là những chỉ dẫn khoa học của các nhà ngôn ngữ học như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Tồn… chính là cơ sở để chúng tôi khảo sát, phân tích và đề xuất các biện

pháp nâng cao năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho HS lớp 5 qua phân môn Luyện từ

và câu

1.1.2.2 Phân loại từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt

* Cũng như vấn đề định nghĩa từ đồng nghĩa, cách phân loại về từ đồng nghĩa

có những khác biệt nhất định Theo mô tả của Nguyễn Đức Tồn, từ đồng nghĩa có

ba nhóm chính:

- Các từ đồng nghĩa ý niệm: là các từ đồng nghĩa trung tính về phong cách,

khác biệt nhau về sắc thái của ý nghĩa cơ bản, chung cho mỗi từ

Ví dụ: đừng – chớ có nghĩa chung là biểu thị ý “khuyên ngăn không nên làm điều gì” Tuy nhiên, hai từ này có sắc thái ý nghĩa khác nhau ở chỗ:

+ Đừng biểu thị ý khuyên ngăn nói chung Như: đừng làm ồn, đừng khóc nữa + Chớ biểu thị ý khuyên ngăn không nên làm điều gì, thường cốt sự không hay nào đó, biểu thị thái độ dứt khoát hơn so với đừng Như: Chớ ăn quả xanh, chớ uống

nước lã Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (Tục ngữ)

- Các từ đồng nghĩa phong cách: là những từ đồng nhất về ý nghĩa của chúng

và khác nhau về màu sắc phong cách

Trang 20

Có thể xác định một từ là từ đồng nghĩa phong cách khi đối chiếu nó với từ trung tính về phong cách tương ứng Xem xét các cặp từ đồng nghĩa phong cách sau để thấy rõ đặc trưng của loại từ đồng nghĩa phong cách Ví dụ:

+ Chân - Cẳng (khẩu ngữ)

+ Máy bay – Phi cơ (từ cũ)

+ Hói – Sói (từ địa phương)

- Các từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách: là những từ và các đơn vị tương

đương của chúng biểu thị cùng một khái niệm hoặc cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan và khác nhau không chỉ về màu sắc phong cách mà còn khác nhau về cả sắc thái của ý nghĩa ở mỗi từ

Chẳng hạn có các từ đồng nghĩa ý niệm – phong cách như: trinh sát, do thám, thám thính

+ Trinh sát: là từ thường dùng trong quân sự, có nghĩa là “dò xét, thu thập tình hình của đối phương để phục vụ tác chiến” như máy bay trinh sát, lính trinh sát …

+ Do thám và thám thính tuy cùng có nghĩa “dò xét, nghe ngóng để thu thập tình hình” nhưng ngày nay thám thính đã ít dùng hơn; còn do thám thì thường

dùng với sắc thái ý nghĩa xấu, để nói về thực dân, đế quốc xâm lược hoặc bọn phản cách mạng, nói chung về lực lượng phi chính nghĩa

Ví dụ: Địch tung gián điệp đi do thám

* Tác giả Nguyễn Văn Tu từng đề xuất 2 cách phân loại từ đồng nghĩa đó là: từ đồng nghĩa phân loại theo nguyên nhân hình thành và nguồn gốc, từ đồng nghĩa về sắc thái ý nghĩa Trong đó, mỗi loại lại được chia thành các tiểu loại nhỏ

- Từ đồng nghĩa phân loại theo nguyên nhân hình thành và nguồn gốc:

+ Từ cũ và từ mới cùng tồn tại

Ví dụ: học trò (cũ) – học sinh (mới)

+ Từ địa phương và từ của tiếng phổ thông cùng tồn tại

Ví dụ: bố, cha (từ phổ thông) – tía (miền Nam)

+ Từ thuần Việt và từ vay mượn cùng tồn tại

Ví dụ: bệnh nhân (từ gốc Hán) – người bệnh (từ thuần Việt)

+ Thuật ngữ và từ thường dùng cho toàn dân cùng tồn tại

Ví dụ: trần bì (thuật ngữ đông y) – vỏ quýt (thường dùng)

Trang 21

- Từ đồng nghĩa phân loại theo sắc thái ý nghĩa

+ Sắc thái tình cảm: những từ này không khác nhau về nghĩa mà chỉ khác nhau về thái độ của người nói đối với sự vật

Ví dụ: khái niệm ăn được biểu thị bởi các từ như ăn, xơi, chén, táp

+ Về phạm vi to – nhỏ, rộng – hẹp khác nhau

Ví dụ: lâu đài và nhà là hai từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về phạm vi to, nhỏ Lâu đài là cái nhà to của những nhà quyền quý thời xưa; còn nhà chỉ chung

chỗ ở

+ Về mức độ khái quát khác nhau

Ví dụ: Từ cây cụ thể hơn từ ghép cây cối

+ Về mức độ năng – nhẹ, cao – thấp khác nhau

Ví dụ: ngại có mức độ nhẹ hơn sợ, kinh lại có mức độ cao hơn sợ

+ Về thái độ thân mật, kính trọng hay bình thường

Ví dụ: các từ chết, mất, toi mạng, từ trần

Chết: thái độ bình thường

Mất: thái độ thân mật

Toi mạng: thái độ khinh thường

Từ trần: thái độ kính trọng

+ Về phương pháp hay phương tiện khác nhau

Ví dụ: xóa, gạch, tẩy

Xóa: làm cho mất đi vết tích bằng giẻ lau hoặc bằng bút

Gạch: xóa đi bằng một nét thẳng (bút, phấn )

Tẩy: xóa bằng cái tẩy

1.1.2.3 Đặc điểm của từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt

“Bạn thử tưởng tượng rằng, bỗng một ngày nào đó, ngôn ngữ đột nhiên như có đôi cánh nhiệm màu rời khỏi loài người vốn đã sáng tạo ra nó, bay đến một thiên hà xa

xôi nào khác… Thật là một tai hoạ khủng khiếp!” (Nguyễn Trọng Tạo)

Rõ ràng, ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự duy trì tồn tại vàphát triển của loài người Sự vận động của các phương tiện ngôn ngữ đã thêu dệt nên bức tranh cuộc sống muôn sắc điệu, luôn thu hút con người ta phải tìm tòi và khám phá Sự kì diệu của ngôn ngữ không chỉ được nhìn nhận từ khả năng phản ánh, lăng

Trang 22

kính tái hiện, hiện thực khách quan một cách chân thực nhất mà còn được khẳng định bởi sự chuyển tải tinh tế, uyển chuyển nhất các cung bậc cảm xúc, trạng thái, bởi hiệu năng tuyệt vời của nghệ thuật kiến trúc nhiều tầng bậc, bởi những biến điệu thú vị về nghĩa

Hiện tượng đồng nghĩa vừa là biểu hiện tập trung của một loại quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng: quan hệ đồng nghĩa, vừa là một hiện tượng có tính chất xã hội, phản ánh những kết quả nhận thức, chiếm lĩnh thực tế của một dân tộc nào đó Nó cũng đồng thời vừa là hệ quả, vừa là phương tiện của những yêu cầu của sự diễn đạt, giao tiếp bằng ngôn ngữ

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, lớp từ đồng nghĩa rõ ràng có những đặc trưng riêng về nghĩa, làm nên tính hấp dẫn của từ với những “dáng vóc” khác lạ

Từ đồng nghĩa là những từ “khác nhau về âm thanh nhưng tương đồng với nhau về nghĩa” Song, từ góc nhìn của sự “gặp gỡ trong biểu đạt nghĩa đó”, cần chú ý một số đặc điểm cơ bản sau:

- Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương nhau về

số lượng nghĩa Ví dụ: Trong hai từ lui và lùi thì lui có số lượng nghĩa nhiều hơn từ lùi Lùi tức là di chuyển ngược trở lại về phía sau trong khi vẫn giữ nguyên tư thế như đang tiến về phía trước Lui có các nghĩa là di chuyển ngược lại trong không gian

theo bất cứ tư thế nào còn; chỉ hành động trừu tượng hoặc hành động diễn ra

không phải trong không gian Người ta chỉ nói: “Tôi xin rút lui ý kiến” chứ không nói:

“Tôi xin rút lùi ý kiến”.

- Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hòa về mặt phong cách, có tần số xuất hiện cao, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác Từ đó gọi là từ trung

tâm của nhóm Ví dụ: từ ăn trong nhóm ăn, xơi, chén, nhậu, dùng, đớp, tạp… Về

mặt hình thức, nếu trong nhóm có cả từ đơn tiết và đa tiết thì từ trung tâm thường là

từ đơn tiết, đó cũng là từ có khả năng tạo từ phái sinh cao nhất Ví dụ: hiền là từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa hiền - hiền lành – hiền hậu – hiền từ - nhân hậu – nhân từ… ; ác là từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa ác – dữ - độc ác – hiểm độc –

ác nghiệt… Cũng cần lưu ý rằng, một từ nhiều nghĩa có thể đồng thời tham gia

vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau nên có thể ở nhóm này nó là từ trung tâm nhưng ở nhóm khác nó không mang tư cách đó

Trang 23

- Trong nhóm từ đồng nghĩa bao giờ cũng có sự tương đồng và dị biệt Sự tương đồng sẽ có ở tất cả các từ còn sự dị biệt sẽ có ở từng từ trong nhóm Ví

dụ: Trong câu “Con chim bé bỏng trở nên nhỏ nhoi giữa cái rộng lớn, bát ngát của trưa hè”, dù mang nghĩa giống nhau nhưng “bé bỏng” và “nhỏ nhoi” vẫn có những dị biệt thú vị “Bé bỏng” gợi dáng vẻ nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng “nhỏ nhoi” lại tạo ấn tượng về sự “mỏng manh, yếu ớt” trong bức tranh đối lập “rộng lớn, bát ngát”

của trưa hè

- Các từ đồng nghĩa phải thuộc cùng một từ loại Chẳng hạn như:

+ Từ đồng nghĩa là động từ: ăn, xơi, chén, táp…

+ Từ đồng nghĩa là danh từ: ô, dù

+ Từ đồng nghĩa là tính từ: trắng, trắng trẻo, trắng muốt…

Tất cả các ngôn ngữ đều phong phú về hiện tượng đồng nghĩa Nhưng hiện tượng đồng nghĩa trong Tiếng Việt có những vẻ riêng, nó là một trong những bản sắc giàu, đẹp, trong sáng và cũng là một trong những quy luật chi phối sự phát triển của tiếng Việt Cần phải tôn trọng, nghĩa là phải có ý thức lựa chọn, sử dụng đúng đắn các từ trong nhóm đồng nghĩa sao cho tốt nhất đối với một nội dung nào đấy của văn bản, và phải rút ra trong các từ đồng nghĩa những bài học lớn về cách quan sát, thể nghiệm tự nhiên và xã hội

1.1.2.4 Giá trị biểu đạt của từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt

Từ đồng nghĩa có vai trò cực kì quan trọng trong bất kì một thứ tiếng nào Đây là một trong những nguồn bổ sung, làm phong phú cho vốn từ của mỗi ngôn ngữ không chỉ về mặt số lượng mà đặc biệt còn về mặt chất lượng Cuộc sống đa thanh âm,

đa sắc điệu được ghi nhận, phản chiếu và chuyển tải bằng nhiều loại phương tiện, đơn vị ngôn ngữ khác nhau, trong đó không thể không kể đến phương tiện đồng nghĩa Các từ đồng nghĩa giúp chúng ta diễn đạt được một cách chính xác và tinh tế nội dung tư tưởng của mình Mẫn cảm ngôn ngữ của một người chủ yếu nằm ở khả năng phân biệt sự khác nhau tinh tế về ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa và biết sử dụng mỗi từ đồng nghĩa ấy trong những hoàn cảnh “đắc địa” của nó Cái khó nhất khi học và sử dụng từ cũng như để nắm được cái “thần” của một ngôn ngữ cũng chính là nằm ở địa hạt từ đồng nghĩa Thực tế cho thấy, trong rất nhiều tình huống giao tiếp, khi từ không thể đảm nhận tròn vai chức năng mô tả, thay thế để biểu đạt tư tưởng, cảm xúc thì cụm từ cố định hay tổ hợp từ mang ý nghĩa tương đồng lại có khả năng giúp người nói, người

Trang 24

viết chuyền tải trọn vẹn thông tin, giúp người nghe, người đọc tiếp nhận và cảm được

ý đồ mà mình muốn thể hiện Hơn nữa, trong sự phức hợp các đơn vị ngôn ngữ được vận hành để giao tiếp, từ đồng nghĩa được biết đến như những “vỉa quặng” ngôn từ hấp dẫn đối với học sinh tiểu học bởi khả năng khắc họa cuộc sống một cách tinh tế và sống động Bên cạnh đó, chúng còn là phương tiện ngôn ngữ giúp gia tăng tính liên kết trong phát ngôn, tránh được lỗi lặp từ; đồng thời tạo nên các phép tu từ hiệu quả

* Giá trị biểu đạt của từ đồng nghĩa trong giao tiếp

Với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục, thay sách giáo khoa …, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh được xem là yêu cầu có tính cấp thiết và thời sự Trong bối cảnh này, cần phải tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em, nhất là về kiến thức và các kĩ năng từ vựng như sử dụng các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa - những đơn vị ngôn ngữ được sử dụng hiệu quả và rộng rãi hằng ngày trong đời sống

Mỗi lớp từ đều có một đặc trưng riêng, trong đó đồng nghĩa là một trong những lớp từ vựng được sử dụng thường xuyên trong hoạt động giao tiếp của mỗi người nói riêng và cả cộng đồng dân tộc nói chung, có tác dụng miêu tả, thay thế, tránh lỗi lặp, giúp cho hình thức diễn đạt trở nên sinh động hơn

Trước hết, từ đồng nghĩa giúp diễn đạt được đúng nội dung tư tưởng của người nói Nếu như trong tư duy của chúng ta đã nảy sinh ý tưởng, nội dung để nói nhưng không có tổ hợp các từ, cụm từ thì chắc chắn ý tưởng đó khó có thể trở thành dạng hành chức Mặt khác, trong các từ, cụm từ đó lại có vô vàn cách diễn đạt, vì vậy muốn lời nói đạt hiệu quả cao đòi hỏi người nói phải biết lựa chọn chính xác một từ trong dãy đồng nghĩa phù hợp với nội dung mình đang nghĩ Triết học Mác - Lênin đã từng

khẳng định “ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy”, nó chính là hình thức biểu hiện tư

tưởng, tình cảm, thái độ hay tư duy của người nói Do đó, để sử dụng từ đồng nghĩa đạt hiệu quả, người nói cần phải có kĩ năng sử dụng từ ngữ chuẩn xác và tinh tế, đó là

“lựa chọn” và “kết hợp”

Chẳng hạn khi muốn trao cái gì đó cho ai được quyền sử dụng riêng vĩnh viễn mà không đòi hoặc đổi lại lấy một cái gì thì người nói phải hết sức tinh tế trong lựa

chọn và sử dụng 3 từ: cho, biếu, tặng

- Dùng cho khi vị thế giao tiếp của người trao cao hơn hoặc ngang với người

nhận, vật được trao là cái có giá trị vật chất, giá trị sử dụng

Trang 25

Ví dụ: • Mẹ cho con tiền ăn quà sáng

• Cho bạn quyển sổ

• Cho mọi người quyền quyết định địa điểm đi nghỉ mát

- Dùng biếu khi vị thế giao tiếp của người trao thường thấp hơn hoặc bằng

người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận, vật được trao là cái có giá trị vật chất hay sử dụng

Ví dụ: • Con biếu mẹ ái áo len

• Cảm ơn bà biếu gói cam

Nhận thì không đúng từ làm sao đây!

(Hồ Chí Minh)

- Dùng tặng khi vị thế giao tiếp của người trao có thể cao hơn, thấp hơn hoặc

ngang bằng với người nhận, vật được trao mang giá trị tinh thần (thực sự hoặc chỉ trong ý thức đánh giá) để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng quý mến

Ví dụ:

• Khi tan bão ta lại nghe biển hát

Và sống mang hoa trắng tặng tàu

(Phạm Tiến Duật)

• Mình tặng bạn ngòi bút làm kỉ niệm

Vì vật để tặng khác với vật để biếu hoặc cho ở chỗ: một bên mang giá trị tinh

thần, môt bên mang giá trị vật chất, giá trị sử dụng nên trong những câu sau, chúng ta

không thể dùng các từ cho, biếu để thay cho từ tặng được:

Ví dụ:

Cha tôi được Nhà nước tặng Huân chương lao động

Hồ Chủ tịch đã tặng Nam Bộ bốn chữ: Thành đồng tổ quốc

Mặc dù phạm vi ngữ nghĩa của ba từ cho, biếu, tặng có nhiều phần giao nhau

song chúng lại có sự khu biệt về vị thế giao tiếp giữa người trao và người nhận cũng như thái độ của người trao đối với người nhận Đặc biệt là thái độ đánh giá của người trao đối với hiện thực khách quan - tức là sự vật được trao - mang giá trị vật chất, giá trị sử dụng hay có giá trị tinh thần Tóm lại các từ này tương đồng với nhau chứ không bao nhau Có khi, cùng một hành động trao bó hoa hồng cho người khác, nếu là học

sinh đối với cô giáo ngày 20 tháng 11 thì chỉ có thể dùng động từ tặng mà thôi Còn

Trang 26

nếu như em học sinh ấy đang bán hoa ở cửa hàng gặp cô giáo đi mua hoa, thì em ấy sẽ

phải nói khác: “Em xin biếu cô chứ không lấy tiền đâu ạ!” Vì thế trong quá trình giao

tiếp, người nói cần phải xem xét kĩ trước khi phát ngôn, để người nghe không những hiểu rõ nội dung mà còn cảm được thái độ, tình cảm của người nói muốn gửi gắm

Thực tế trong nói năng bình thường, có không ít người nói theo thói quen “tự nhiên” mà không hề ý thức đến việc mình dùng thao tác này hay thao tác kia để cân nhắc, lựa chọn

Ví dụ: Khi nói chuyện với một người mới quen, lớn tuổi hơn mình nhưng khoảng cách không xác định rõ thì từ ngữ mình dùng để xưng hô phải cân nhắc kĩ

Nếu gọi là bác thì xem người đó quá già, họ có phật ý không? Nếu gọi là anh thì họ sẽ

nghĩ mình vô duyên, xấc xược dám xem người ta bằng vai bằng lứa chăng?

Hoặc trong một số trường hợp kiêng kị, cần nói giảm nói tránh như khi có chuyện buồn, hay trong một hoàn cảnh giao tiếp trang trọng thì bắt buộc người nói phải biết lựa chọn những từ đồng nghĩa phù hợp.Ví dụ như nhóm từ đồng nghĩa với từ

chết Để thể hiện sự tôn trọng và tránh được đau buồn, làm cho chuyện buồn trở nên nhẹ nhàng hơn, người nói nên lựa chọn từ mất hay qua đời, yên nghỉ, đi, khuất, … Sử dụng từ hi sinh khi nói đến cái chết vì nghĩa vụ và lí tưởng cao đẹp Từ Hán - Việt như từ trần, băng hà, tạ thế, quy tiên,… khi biểu thị thái độ kính trọng, có sắc thái phong

cách cao

Từ đồng nghĩa đã tạo nên một sức hấp dẫn diệu kì cho tiếng nói của dân tộc Nhờ những từ ngữ “có nghĩa giống hoặc gần giống nhau” này, con người có thể thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách sinh động; có thể gọi tên sự vật bằng những cách khác nhau để tạo dấu ấn trong lòng người nghe Như trong lời giới thiệu về gia đình sau đây của bạn nhỏ, gia đình bạn ấy hiện lên thật ấn tượng: “Nhà tớ ai cũng có

thân hình “vĩ đại” Bố tớ vừa cao vừa to Mẹ tớ quá tròn trịa Chị tớ luôn tự hào với vóc dáng mập mạp “đầy sức sống” của mình Còn tớ, như các bạn thấy rồi đấy… Tớ béo ú Nhưng sự phì nhiêu màu mỡ của tớ quả thật rất đáng yêu, phải không nào?”

Tóm lại trong quá trình giao tiếp, từ đồng nghĩa có vị trí rất quan trọng Nó giúp người nói tránh được sự nhàm chán, đồng thời làm phong phú thêm cho ngôn ngữ giao tiếp, tạo điều kiện để người nói linh hoạt lựa chọn được từ ngữ phù hợp, đạt được mục đích nói cao nhất

Trang 27

* Giá trị biểu đạt của từ đồng nghĩa trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau

Để có thể biểu hiện tư duy, tình cảm của mình một cách chính xác, rõ ràng và cao hơn là diễn đạt được hay một nội dung, tư tưởng, tình cảm nào đó, chúng ta cần phải nắm được vốn từ vựng và các phương tiện ngữ pháp hết sức phong phú, đa dạng của ngôn ngữ Bên cạnh các vấn đề có liên quan đến từ và các đặc điểm của nó thì từ đồng nghĩa cũng là một một vấn đề đang được chú ý và quan tâm, cần phải giải quyết một cách triệt để Nó có vai trò quan trọng trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau

- Từ đồng nghĩa giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, có hình ảnh hơn, giàu sức biểu cảm hơn

Khả năng sử dụng từ đồng nghĩa thuộc những phong cách ngôn ngữ khác nhau

là rất phong phú và đa dạng Nếu chúng ta biết chọn lựa chính xác một từ nào đó trong một dãy đồng nghĩa hoặc chọn được đúng một kết cấu đồng nghĩa nào đó thì khi ấy chúng ta sẽ giải quyết tốt nhiệm vụ diễn đạt chính xác nội dung tư tưởng

Bởi có sự khác biệt nhau về sắc thái, ý nghĩa và màu sắc phong cách, lớp từ đồng nghĩa đã thực hiện được hàng loạt chức năng quan trọng trong ngôn ngữ như: làm tăng tính chính xác và rõ ràng của phát ngôn; đa dạng hóa về mặt ngữ âm cho lời nói, đặc biệt là trong thi ca; tạo ra sự phong phú trong phong cách nói và viết Do đó, từ đồng nghĩa đã được các nhà nghiên cứu coi là yếu tố quan trọng trong việc biểu đạt độ phong phú, độ phát triển cũng như tính uyển chuyển của ngôn ngữ Trong các văn bản nghệ thuật, nó mang đậm màu sắc, dấu ấn cá nhân của người viết Tô Hoài đã mượn lớp từ đồng nghĩa để phác thảo nên bức tranh “Quang cảnh làng mạc

ngày mùa”: “Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại Nắng nhạt ngả màu vàng hoe Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng Từng chiếc lá mít vàng ối Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng ”

Từ đồng nghĩa là một phương thức biểu đạt hiệu quả khiến cho lời nói trở nên sinh động, hấp dẫn và nhiều màu sắc Với lớp từ ngữ này, các tác giả không chỉ tạo ra được những văn bản đạt yêu cầu về ngôn ngữ văn chương mà còn thể hiện được chính xác tư tưởng, tình cảm mà mình đã gửi gắm qua tác phẩm - “đứa con tinh thần” ấy Từ đồng nghĩa có thể là những từ có sẵn trong vốn từ vựng, cũng có thể là những từ mới

Trang 28

được người viết sáng tạo nên (thường là của các nhà văn, nhà thơ) và được lĩnh hội trong ngữ cảnh được sử dụng mà thôi Chẳng hạn, để đảm bảo sự gieo vần, âm luật cho câu thơ, nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau”

Ở đây, hai từ tàu và thuyền là những từ đồng nghĩa ngữ cảnh cùng chỉ Tổ quốc

Việt Nam

Hoặc trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã phát triển và sáng tạo rất

nhiều từ biểu thị cùng một khái niệm (từ đồng nghĩa) ở những ngữ cảnh khác nhau để

bộc lộ thái độ, tình cảm tinh tế bậc nhất Đại thi hào đã dùng tên gọi nước mắt trong

những câu thơ mang sắc thái tình cảm trung hòa:

“Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao”

Khi muốn tỏ thái độ trang trọng, nhà thơ lại sử dụng lệ:

“Đinh ninh mài lệ chép thư Dầu trong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

Nước mắt của Thúc Sinh khi nghe lại tiếng đàn của Kiều là nước mắt nhớ tiếc

người yêu cũ nên thi nhân lại gọi nó là giọt tương:

“Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương”

Nước mắt thương thân tủi phận của Kiều lại được Nguyễn Du gọi là giọt tủi:

“Áo đầm giọt tủi, tóc xe mối sầu”

Nước mắt của mẹ con Thúy Kiều trước cảnh biệt li, xót xa đau đớn đến chảy

máu đứt ruột là giọt hồng:

“Nhìn càng lã chã giọt hồng”

Với Nguyễn Du, nước mắt quý giá của tình người là giọt châu, giọt ngọc:

Giọt châu lai láng khôn cầm Đầm đìa giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai

Đặc biệt hơn, từ đồng nghĩa còn giúp cho văn chương tránh được sự sáo mòntrong cách diễn đạt Bởi lẽ, văn chương diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người viết bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ Với từ đồng nghĩa, cùng một ý nhưng sẽ có cách diễn đạt bằng những hình tượng sáng tạo, độc đáo khác nhau

Trang 29

Chẳng hạn: chờ và đợi là những động từ có cùng nghĩa là “ở trạng thái mong

ngóng cái sẽ đến, sẽ có, sẽ xảy ra” Trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng chúng

với tư cách hoàn toàn đồng nghĩa với nhau như: “Lan chờ mẹ về.” hay “Lan đợi mẹ

về.”

Tuy vậy, trong một số trường hợp khác, người ta phân biệt nét nghĩa riêng của chúng làm cho nghĩa của các từ này trở nên phong phú hơn, việc lựa chọn để sử dụng các từ này một cách tinh tế nhất cũng chính là thước đo năng lực của mỗi nhà văn, nhà thơ

- Chờ được sử dụng với hàm ý khi điều ta đang mong ngóng có thể đến hoặc

không, hoặc chưa chắc đã đến Ví dụ:

“Chờ anh chờ ngẩn chờ ngơ Chờ hết mùa mận, mùa mơ, mùa đào.”

(Ca dao)

- Đợi lại thường được sử dụng với hàm ý khi điều ta mong ngóng chắc chắn sẽ

đến trong thời gian không lâu lắm, vì ít nhiều đã có cơ sở Ví dụ:

“Những là nấn ná đợi tin

Nắng mưa đã biết mấy phen đổi đời.”

(Nguyễn Du) Có thể nói, từ đồng nghĩa là sản phẩm ngôn từ kì diệu của con người mà cùng với nó, những dư vị cuộc đời được khắc chạm một cách tinh tế, uyển chuyển

- Từ đồng nghĩa giúp liên kết, thay thế, tránh lỗi lặp và gợi ấn tượng về sự phong phú, linh hoạt trong nghệ thuật dùng từ

Chính nét nghĩa khu biệt giữa các từ đồng nghĩa cho phép sử dụng chúng cạnh nhau, gối đầu lên nhau trong một câu, đoạn để diễn đạt một ý nghĩa giống nhau nào đó, nhằm nêu bật đặc trưng của đối tượng một cách đầy đủ, là phương tiện diễn đạt nội dung tư tưởng chính xác hơn và trọn vẹn nhất Việc làm này còn có thể tạo thành sự trùng điệp thú vị và sức “công phá” mãnh liệt về nghĩa trong tạo lập ngôn bản cũng

như giao tiếp thường ngày

Các từ đồng nghĩa có chung nghĩa biểu niệm có thể sử dụng từ này thay cho từ kia nhằm đạt mục đích đa dạng hoá về ngữ âm lời nói Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" có nhiều câu:

Nhưng bụng vẫn bồn chồn

Lòng anh cứ bề bộn

Bác ngủ không an lòng

Trang 30

Càng thương càng nóng ruột

Lòng vui sướng mênh mông

Các từ "bụng", "lòng", "ruột" trong bài thơ có chung biểu tượng chỉ ý nghĩ, tình cảm, ý chí, tinh thần của con người Những câu thơ trên đã góp phần thể hiện những tình cảm chân thành, lo lắng, cảm thông của Bác Hồ và anh chiến sĩ trong đêm không ngủ Sự đa dạng hoá về mặt ngữ âm tạo nên tính sinh động, nhịp nhàng trong lời thơ, khả năng kết hợp sáng tạo ngôn từ của tác giả đã thể hiện những cung bậc tình cảm trong sáng của nhân vật trữ tình

Khi sử dụng những từ đồng nghĩa trong một câu, đoạn hoặc bài thơ, tác giả muốn tạo nên sự đa dạng về nghĩa, biểu thị cách nhìn nhận và xúc cảm của mình đối tượng trữ tình một cách cô đọng, sâu lắng nhất

Trong thơ khi sử dụng từ đồng nghĩa này bên cạnh từ đồng nghĩa khác, nhà thơ có dụng ý hiện thực hoá nét nghĩa khác biệt của mỗi từ đồng nghĩa, gợi được chiều sâu nghệ thuật của ngôn ngữ thơ Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Kiều:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Hai chữ "hờn", "ghen" thường kết hợp kèm với nhau nhưng nhà thơ đã tách riêng trong một câu thơ để phân biệt sắc thái riêng của mỗi từ "Hờn"và "ghen" đều bộc lộ không bằng lòng, khó chịu đối với một đối tượng hơn mình nhưng "ghen" bộc lộ ra ngoài còn "hờn" không nói ra mà chỉ tỏ ý bằng thái độ nào đó Chính sự im lặng đó mới đáng sợ và có nhà phê bình cho rằng chính sự hờn dỗi của tạo hoá mới gây cho Kiều bao nhiêu nỗi đoạn trường về sau

Trong bài thơ "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã nói lên được nỗi niềm hoài cổ sâu sắc của mình thông qua sắc thái nghĩa biểu cảm giữa các từ đồng nghĩa:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Trong đoạn thơ trên với ba cụm từ "ông đồ già, ông đồ xưa, người muôn năm cũ" có nét nghĩa chung chỉ nghệ nhân viết chữ nhưng với sắc thái biểu cảm riêng:

Trang 31

"già" chỉ người nhiều tuổi; "xưa" chỉ ý nghĩa lâu lắm rồi về mặt thời gian; "cũ" thuộc về thời đã qua nay không còn nữa

Nét nghĩa khu biệt từ đồng nghĩa này với từ đồng nghĩa khác cho phép sử dụng chúng cạnh nhau để làm phương tiện diễn đạt nội dung tư tưởng chính xác hơn Trường hợp này thường xảy ra với các từ gần nghĩa, các từ đồng nghĩa ý niệm và đồng nghĩa ý niệm phong cách

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

(Bếp lửa - Bằng Việt) Bài thơ "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải xuất hiện một loạt từ đồng nghĩa, gần nghĩa bộc lộ nỗi đau của một tâm hồn thi sĩ, một người dân yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu Trông cơ đồ nhường xé tâm can Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu

Từ đồng nghĩa trong hành trình phản chiếu cuộc sống và những biến điệu trong tâm hồn đã cho thấy sức mạnh biểu đạt nghĩa và khả năng liên kết hiệu quả của nó Nếu các từ trái nghĩa đứng cạnh nhau là một cách làm “nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái… đối lập nhau”, nếu từ đồng âm vừa tạo nên sự hòa phối âm thanh vừa đồng thời đưa người đọc, người nghe đến những nẻo rẽ khác nhau về nghĩa thì những từ đồng nghĩa lại mang đến sự “sum vầy”, “hội tụ” nghĩa Cách thức “góp nghĩa” này gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận và làm bật nổi ý nghĩa, tạo nên

“điểm nhánh thông tin” thu hút tất cả mọi người Ví dụ: “Bà bế bồng, dìu dắt chúng

cháu đi qua những năm tháng cách trở, lọc lừa, phản trắc, bất công Bà đưa chúng cháu qua nơi hỗn độn đến sự an bằng Có mẹ, có cha mà hóa ra côi cút, bao oan khổ, đắng cay, thiệt thòi của chúng cháu đều được bà san lấp, đền bù, an ủi…” (Ma Văn

Kháng) Trong phức hợp của những điều không may mắn, vẹn toàn được diễn tả bằng loạt từ “cách trở”, “lọc lừa”, “phản trắc”, “bất công”, “oan khổ”, “đắng cay”, “thiệt thòi” tưởng chừng kéo lê những đứa trẻ bên lề đường đời vất vưỡng thì lòng yêu

Trang 32

thương mở ra vô cùng ấm áp với “bế bồng”, “dìu dắt”, khép lại ám ảnh, bất hạnh, nhọc nhằn và cảm giác đơn côi bằng “san lấp”, “đền bù”, “an ủi” của người bà

 Từ đồng nghĩa được sử dụng trong biện pháp tu từ thế đồng nghĩa

Tức là dùng từ đồng nghĩa để gọi tên sự vật, hiện tượng đã được nói đến nhằm

bổ sung cho sự vật hiện tượng ấy những đặc trưng thuộc về một khía cạnh mới nào đó Đó có thể là kiểu thế từ điển, cả hai yếu tố liên kết là những từ đồng nghĩa nhằm cung cấp thêm thông tin phụ về sự đánh giá, ngoài chức năng chủ yếu là liên kết

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê, rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần (Mã Giám Sinh mua Kiều, Nguyễn Du) Trong văn chương, ta còn bắt gặp hiện tượng đồng nghĩa được sử dụng như là phép thế đồng nghĩa phủ định Tức là một trong hai cách diễn đạt đồng nghĩa sử dụng cụm từ được cấu tạo từ từ trái nghĩa và từ phủ định

Ví dụ: “Mẹ ạ, hãy nghe con nói! Anđrây Anđrâyevich của mẹ có là cái gì cơ

chứ! Anh ta chẳng thông minh đâu mẹ ạ! Lạy Chúa! Xin mẹ hãy hiểu cho con, anh ấy ngu ngốc lắm

Hay: “Cô ấy xinh nhưng lại thấp / không được cao.”

Hiện tượng đồng nghĩa lâm thời cũng đã xuất hiện trong một số bài thơ và tạo nên những giá trị thẩm mĩ sâu sắc cho tác phẩm Chúng bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, tính cách, sự đánh giá của người nói nhưng đồng thời cũng “khêu gợi” tình cảm, cảm xúc nơi người đọc, buộc người đọc phải suy nghĩ về những điều người viết không trực tiếp nói ra:

“Đêm nay Bác không ngủ

Bác ơi! Bác chưa ngủ?

Bác vẫn ngồi đinh ninh Bác thức thì mặc Bác Đêm nay, Bác ngồi đó

Đồng nghĩa lâm thời là hiện tượng không có sẵn trong cấu trúc ngôn ngữ mà được hình thành trong từng văn bản (ngôn cảnh) cụ thể Phương thức ẩn dụ mang đến sự bắc cầu liên tưởng hài hước trong thơ, đồng thời làm nên tính đồng nghĩa cho những từ vốn “xa lạ” với nhau “Méo” và “lệch” trong trường hợp sau cũng thể hiện

rõ nét sự tương đồng về nghĩa vốn chỉ xảy ra trong những ngữ cảnh cụ thể:

Trang 33

Lươn ngắn mà chê chạch dài

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm

Ngoài ra, các từ đồng nghĩa phong cách với tư cách là phương tiện biểu hiện giàu hình ảnh cũng có giá trị vô cùng to lớn, góp phần đắc lực trong việc khắc họa hình tượng Bên cạnh các từ cổ, từ địa phương, v.v từ đồng nghĩa được sử dụng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng đã khẳng định được vai trò của mình, tái tạo lại được bản sắc thời đại, bản sắc địa phương, khu biệt lời nói của nhân vật và tác giả

Không chỉ trong sáng tạo nghệ thuật, việc sử dụng từ đồng nghĩa như một phương tiện hiệu quả giúp chuyển tải thông tin, liên kết tạo hiệu ứng trùng điệp nhằm nhấn mạnh ý cần biểu đạt cũng được dùng trong văn chính luận, trong các văn bản khoa học… Khai thác năng lực biểu đạt nghĩa, huy động tối đa sự vận động của các từ ngữ có nghĩa tương đồng góp phần tô đậm những tư tưởng cần thể hiện Khi nói đến

thanh điệu (thanh âm của một tác phẩm văn học nghệ thuật), cụ thể là thanh điệu tươi vui, M.K Bogoliupxkaia và V.V Septsenko trong “Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” đã sử dụng hàng loạt từ đồng nghĩa: “Thanh điệu tươi vui cần được dùng đến khi trình bày một bài văn, trong đó khung cảnh nhộn nhịp của thiên nhiên mùa xuân chắc chắn gây cho chúng ta tình cảm vui sướng, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc vì mùa xuân đang bước tới Những dòng thơ của N.A Neekraxốp viết với nhịp điệu hớn hở, tạo lại tiếng cây reo mùa xuân, nhắc nhở người đọc phải sử dụng thanh điệu tươi vui…”

Trong phong cách ngôn ngữ thường ngày (khẩu ngữ), từ đồng nghĩa cũng đã khẳng định được vị trí của mình Chúng thường là những từ đồng nghĩa bị hạn chế về phong cách, có sắc thái biểu cảm rõ ràng hơn so với những từ không bị hạn chế về

phong cách Ví dụ: ăn (trung tính) - xơi (trang trọng) - đớp (thông tục), v.v Hay cùng nói đến tính chất bẩn, sự im lặng trong cuộc sống, người đời cũng tùy theo đối tượng cũng như sắc thái phong cách mà sử dụng các thành ngữ đồng nghĩa sau: bẩn như ma lem, bẩn như hủi, bẩn như trâu đầm, v.v ; câm như hến, câm miệng hến, im như hến, câm như thóc, im như thóc, v.v

Tại đây, dù với dạng thức nào, từ đồng nghĩa cũng chứng tỏ khả năng kì diệu và màu sắc tu từ của chúng Những biến điệu thú vị trong giọng điệu giễu nhại của câu ca

“Đi tu Phật bắt ăn chay - Thịt chó thì được thịt cầy thì không” hay lối chơi chữ vận

dụng hiện tượng đồng nghĩa giữa một từ thuần Việt với một từ Hán Việt (ví dụ: “Có

răng nói thật đi nha - Lúc trăng đang tỏ thì hoa đang thì…”; “Rắn hổ đất leo cây thục địa - Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên”) đều khẳng định được sức sống của từ đồng nghĩa

Trang 34

trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, gần gũi và dân dã Sự tương đồng về nghĩa chính là địa hạt lí tưởng, đầy tiềm năng cho nghệ thuật chơi chữ Mẫu đối thoại sau của hai cha con có thể xem là minh chứng cho sự hấp dẫn mà từ đồng nghĩa mang lại trong hoạt động thường nhật:

Con: - Bố ơi, sao người ta lại treo biển “Vá vỏ ô tô”?

Bố: - Vỏ là lốp đó con Thế con có biết lợn khác heo chổ nào không?

Con: - Lợn mà khác heo hả bố? À, con lợn ăn ngô còn con heo ăn bắp

Tóm lại, chúng ta rõ ràng, không thể phủ nhận giá trị biểu đạt, vai trò của từ

đồng nghĩa trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau Nó có sự “phủ sóng” rộng khắp và đã khẳng định được giá trị của mình - một thứ chất liệu quý trong các loại hình văn bản Sự vận hành lớp từ này một cách khoa học, sáng tạo trên phong nền của ngữ cảnh, văn hóa giao tiếp không những đảm bảo được: “sự sống” của một ngôn ngữ mà còn góp phần làm thi vị hóa cuộc sống bằng nghệ thuật ngôn từ

1.1.2.5 Nội dung dạy học từ đồng nghĩa qua phân môn Luyện từ và câu

Nội dung dạy học lí thuyết

Cùng với các hiện tượng từ vựng thông thường khác như: trái nghĩa, đồng âm với tư cách là một đơn vị kiến thức ngôn ngữ có tính độc lập tương đối, từ đồng nghĩa

đã có mặt trong cuộc chơi kì thú của ngôn từ, “chính danh” tham dự vào cấu trúc nội dung dạy học Luyện từ và câu Đây là một trong những nội dung dạy học quan trọng góp phần rất lớn trong việc bổ sung và làm phong phú vốn từ cho học sinh không chỉ về mặt số lượng mà đặc biệt còn về chất lượng Qua đó, các em không những diễn đạt một cách chính xác và tinh tế nội dung tư tưởng của mình đến với người nghe mà còn phân biệt được sự khác nhau tinh tế về ngữ nghĩa trong dãy đồng nghĩa để sử dụng mỗi từ phù hợp với hoàn cảnh “đắc địa” vốn có của nó

Các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt được hình thành thông qua bài tập và các kiến thức lí thuyết chỉ được cung cấp cho học sinh ở mức độ sơ giản Trong chương trình sách giáo khoa ở Tiểu học nội dung dạy học lí thuyết về từ đồng nghĩa được học trong tiết ở phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Cụ thể: 1 tiết lí thuyết ở tuần 1, tr.7

Nội dung lí thuyết:

 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

 Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói

 Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: nội dung về từ đồng nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 đã triển khai theo đúng quy trình Nội dung dạy học lí thuyết tinh gọn, dễ hiểu…, phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh

Trang 35

- Nhìn chung, ngoài việc cung cấp khái niệm sơ giản nhất về từ đồng nghĩa, sách giáo khoa đã chọn lựa được những vấn đề cụ thể, đặc trưng của lớp đơn vị từ này để giới thiệu cho học sinh Từ các ngữ liệu trích dẫn trong tác phẩm “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Hồ Chí Minh) và “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tô Hoài), qua việc giải quyết yêu cầu ở

Nhận xét 1, học sinh bước đầu hiểu biết sơ giản về từ đồng nghĩa - “những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau” Đồng thời, qua phép thay thế ở Nhận xét 2, học sinh

nhận thức một cách rõ ràng về việc có hoặc không thể sử dụng từ đồng nghĩa để thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh cụ thể Từ đó, các ghi nhớ về từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn được khai vỡ một cách hợp lí, logic và khá đầy đủ, phù hợp với học sinh tiểu học về tư duy lẫn nhận thức Ở đây, dựa vào “khả năng thay thế” của các từ đồng nghĩa trong giao tiếp mà vấn đề phân loại từ đồng nghĩa đã được giải quyết Điều này cho thấy rõ, mục tiêu hành dụng của lớp từ vựng đồng nghĩa bước đầu được chú ý khai thác

Có thể nói, đối với học sinh lớp 5, việc hoàn bị các tri thức cơ bản về lớp từ vựng đồng nghĩa là vô cùng cần thiết Theo nguyên tắc tinh giản, chọn lọc, gắn với mục tiêu sử dụng trong hoạt động giao tiếp, những nội dung trình bày trong tiết lí thuyết đảm bảo đáp ứng được việc bổ sung kiến thức về các đơn vị ngôn ngữ cho học sinh, đồng thời giúp các em có được những chỉ dẫn cần thiết để vận hành lớp từ này nhằm đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất

Hệ thống bài tập

Ý thức làm giàu vốn từ cho bản thân, ý thức tìm hiểu nghĩa từ ngữ của học sinh… tất cả đều chỉ được hình thành, phát triển qua việc thực hành luyện tập của học sinh Có như vậy, học sinh mới hiểu sâu hơn về các kiến thức lí thuyết đã được học, mới đạt được mục tiêu đề ra, đạt được hiệu quả mong muốn Vì vậy, việc dạy học từ đồng nghĩa ở Tiểu học phải được tổ chức theo tinh thần thực hành, mang tính thực hành Nội dung dạy học thực hành được thể hiện dưới dạng các bài tập

Cụ thể, có 3 tiết thực hành tuần 1, tr.13; tuần 2, tr.22; tuần 3, tr.32 Với 12 bài tập, trong đó:

+ 5 bài tập thuộc nhóm nhận diện, hệ thống hóa các từ đồng nghĩa

+ 1 bài tập giải nghĩa từ

+ 6 bài tập sử dụng từ: bài tập điền từ (bài tập 3, tr.13; bài tập 1, tr.32), đến bài tập đặt câu (bài tập 3, tr.8; bài tập 2, tr.13) và bài tập viết đoạn văn (bài tập 3, tr.22;

bài tập 3, tr.33) Ngoài ra, các bài tập về từ đồng nghĩa còn xuất hiện rải rác trong các bài Luyện từ và câu khác

Trang 36

Sau đây là bảng thống kê một số ví dụ minh họa các dạng bài tập:

1 Nhận diện, hệ

thống hóa từ

- Bài tập 1, SGK TV5 – tập1, trang 13:

Tìm các từ đồng nghĩa:

a Chỉ màu xanh

b Chỉ màu đỏ

c Chỉ màu trắng

d Chỉ màu đen

- Bài tập 2, SGK TV5 – tập1, trang 22:

Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:

bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang

- Bài tập 3, SGK TV5 – tập1, trang 22:

Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má Bạn Hòa gọi mẹ bằng u Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ

2 Giải nghĩa từ - Bài tập 2, SGK TV5 – tập1, trang 33:

Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau:

a Cáo chết ba năm quay đầu về núi

b Lá rụng về cội

c Trâu bảy năm còn nhớ chuồng

(làm người phải thủy chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ)

3 Sử dụng từ - Bài tập 3, SGK TV5 – tập1, trang 33:

Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một

đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa

- Bài tập 3, SGK TV5 – tập1, trang 8:

Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2

Qua khảo sát, chúng tôi rút ra một số nhận xét về hệ thống bài tập như sau: So với từ trái nghĩa, từ đồng âm - các lớp từ mà Trịnh Mạnh, Nguyễn Huy Đàn gọi là “lớp

Trang 37

từ có quan hệ so sánh” - thời lượng dành cho việc luyện tập về từ đồng nghĩa là khá lớn Bài tập về từ đồng nghĩa khá phong phú và đa dạng về kiểu bài; lệnh bài tập rõ ràng, dễ hiểu, ngữ liệu lôi cuốn Các bài tập này được thiết lập theo mạch kiến thức và kĩ năng của lớp từ vựng đồng nghĩa từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát với cấu trúc

“lặp lại”, đồng tâm và phát triển Ưu điểm nổi trội của nội dung dạy học từ đồng nghĩa hiện nay, đó là việc chú trọng đúng mức tỉ lệ bài tập sử dụng từ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa trong quá trình tạo lập phát ngôn Những bài tập này cũng có tác dụng hỗ trợ luyện nói, viết trong các phân môn Kể chuyện và Tập làm văn

Hệ thống bài tập về từ đồng nghĩa là sự tường minh về khả năng sử dụng và sự linh hoạt trong biểu đạt nghĩa, định danh, gọi tên sự vật… Mặc dù vậy, tính lặp lại của các dạng thức bài tập, sự đóng khung học sinh vào những tình huống dạy học khuôn mẫu, giáo khoa ít nhiều đẩy các em vào “vai” những người “làm văn” hơn là nói tiếng nói của cuộc sống đầy sắc màu và thanh âm, chưa tạo được điều kiện để học sinh sáng tạo và chủ động thể hiện năng lực của mình Việc nâng cao tỉ lệ các bài tập điền - thế, đặt câu, viết đoạn… đã đáp ứng chủ trương “giảm nhận diện, tăng sử dụng” song vốn từ được tích cực chưa thực sự gắn với thực tiễn giao tiếp sống động, thiếu những chỉ dẫn cần thiết về phạm vi sử dụng, phong cách ngôn ngữ… Vẫn thấy thời lượng luyện tập dành cho từ đồng nghĩa nhiều hơn hẳn so với các hiện tượng từ vựng thông thường khác nhưng so với địa vị quan trọng của nó trong tạo lập ngôn bản cũng như cuộc sống thường nhật thì thời lượng đó vẫn chưa thực sự xứng đáng Phần hướng dẫn kĩ năng, đặc biệt là thao tác thực hành vẫn chưa được quan tâm đúng mức

1.1.3 Đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh trong tiếp nhận từ đồng nghĩa

Theo Karl Marx, để tìm được biện pháp mang lại một hiệu quả nào đó thì tất nhiên cần phải biết đối tượng mà ta tác động tới là ai Như vậy, để nâng cao việc hiệu quả sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh thông qua phân môn Luyện từ và câu thì trước tiên giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh trong tiếp nhận từ đồng nghĩa

“Học sinh Tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển” Ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi, trẻ em có hoạt động học là hoạt động chủ đạo Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về mặt thể chất cũng như trí tuệ của mỗi người, sự phát triển tâm, sinh lí của các em giai đoạn này hết sức biến động và rất nhanh chóng Ở lớp 1, 2, 3 tri giác của học sinh còn gắn liền với hoạt động “tiếp xúc”

Trang 38

trực quan (sờ, nắn, cầm, nếm,…) nhưng với học sinh lớp 5, tri giác của các em không còn gắn với hoạt động thực tiễn Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu bước vào tuổi thiếu niên Các em lớn nhanh, kích thước và tổ chức cơ thể đã tiến gần đến người trưởng thành Hành vi và đời sống nội tâm của các em đang có những thay đổi rõ rệt Các em đã biết phân tích từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp các kiến thức từ thực tiễn, đặc điểm của các đối tượng và các đặc điểm riêng lẻ theo nhiều hướng, nhiều bình diện khác nhau Bên cạnh đó, đặc điểm trí nhớ, tư duy của học sinh lớp 5 đã được tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi để vốn từ ngữ của các em được sử dụng tích cực và hoàn thiện Ngoài ra, do các em phải học tập nhiều môn khác nhau nên đã giúp cho các

em mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn so với các lớp trước và mở rộng tri thức về nhiều mặt Để có thể đáp ứng nhiệm vụ học tập với lượng kiến thức ngày càng nhiều và khó, kĩ năng sử dụng từ thành thạo sẽ giúp học sinh vượt qua những khó khăn trong học tập một cách dễ dàng hơn

Ngoài ra, ngôn ngữ của học sinh lớp 5 đã phát triển mạnh mẽ về ngữ âm, ngữ pháp Học sinh nắm được các quy tắc cơ bản trong vận hành từ ngữ, cấu tạo câu, viết văn… của Tiếng Việt, đặc biệt là khái niệm về từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa với những đặc tính về sự đa dạng, linh hoạt, nhiều màu sắc đã kích thích mạnh mẽ hứng thú tiếp nhận tạo nên ấn tượng, hào hứng cho người học Các từ đồng nghĩa mang đến lợi ích về cách thức biểu đạt nghĩa, tránh lỗi lặp trong dùng từ HS sẽ thấy được cái hay khi cùng một sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái, hoạt động lại được biểu thị bởi rất nhiều từ khác nhau Chẳng hạn khi tìm những từ ngữ “chỉ màu đen” (Tiếng Việt 5, tập 1, tr13) học sinh có thể tìm thấy những từ như “đen đen”, “đen sì”, “đen nhánh”, “đen thui”, “đen ngòm”… nhưng cũng thích thú với sắc độ “đen” trong các kết hợp mới như “ngựa ô”, “mắt huyền”, “mèo mun”, “chó mực”, “quần thâm” hay với các cụm từ cố định “đen như cột nhà cháy”, “đen như than”, “đen như củ súng” Hay những từ ngữ “chỉ màu đỏ” được sử dụng để tạo ra một giá trị biểu cảm độc đáo như khi miêu tả ánh sáng của mặt trời ta có từ “đỏ rực”, “đỏ chói” nhưng khi miêu tả mặt của em bé ta không thể sử dụng từ “đỏ rực” hay “đỏ chói” được mà là “đỏ hây hây” hay “đỏ hồng” và sử dụng từ “đỏ hỏn” khi miêu tả em bé mới sinh… Cũng chỉ với sắc đỏ đơn thuần ta lại có thể biến hóa thành các sắc đỏ đa dạng: đỏ đắn, đỏ đọc,

đo đỏ…mang giá trị gợi hình khác nhau tùy vào ngữ cảnh miêu tả Khi HS tiếp nhận dễ dàng và sử dụng tốt từ đồng nghĩa thì ngôn ngữ các em sẽ phong phú hơn, nhiều

Trang 39

màu sắc hơn Có thể thấy rằng, các em có nền tảng, cơ sở khá vững vàng để làm bàn đạp, thúc đẩy đến quá trình hoàn thiện các tri thức, kĩ năng ngôn ngữ Đó là một đặc điểm lớn ảnh hưởng tích cực đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng từ cho học sinh Nhận thức, tư duy và ngôn ngữ phát triển đã giúp cho các em tiếp nhận tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách có ý thức, tích cực và hiệu quả hơn

Tuy nhiên, khả năng chú ý của học sinh còn kém, chưa thật bền vững Các em chóng mệt mỏi Đặc biệt học sinh tiểu học thường ghi nhớ một cách máy móc Do vốn ngôn ngữ còn ít và chưa được rèn luyện tốt nên các em có xu hướng học thuộc lòng theo khuôn mẫu, thiếu linh hoạt Đồng thời, ý thức học tập của một số học sinh vẫn chưa cao, còn có thói quen chờ thầy cô làm rồi chép bài; khả năng vận dụng kiến thức trong quá trình học còn yếu… Những điều đó sẽ gây khó khăn lớn trong quá trình rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và sử dụng từ cho các em

Chính vì vậy, để giúp các em được sử dụng từ đồng nghĩa một cách hiệu quả nhất, mỗi nhà sư phạm phải nhận ra được rằng: “Dạy học không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà phải làm thế nào để học sinh hứng thú học tập đối với nội dung mình dạy mới là thành công của người đứng trên bục giảng” Đồng thời, biến vốn từ

“tĩnh” thành vốn từ “động” trong kho tàng ngôn ngữ của các em, để các em luôn sẵn sàng, tự tin, sáng tạo hơn không chỉ trong học tập mà còn trong hoạt động giao tiếp hằng ngày

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát một số thông tin về thực trạng dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Phú có liên quan đến đề tài

Trường Tiểu học Đồng Phú nằm ở trung tâm Thành phố Đồng Hới, là điểm sáng về giáo dục tiểu học tỉnh Quảng Bình Trường đã 15 năm liên tục được nhận cờ dẫn đầu cấp Tiểu học toàn tỉnh Nhà trường được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba Là đơn vị duy nhất của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới Những vinh dự đó nhờ trường có sự quan tâm động viên thường xuyên của phòng Giáo dục – Đào tạo Đồng Hới Sự chỉ đạo sát sao của cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể và lực lượng cha mẹ luôn kề vai sát cánh với nhà trường Đội ngũ giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn của trường luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, yêu trường, yêu lớp, nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần

Trang 40

trách nhiệm cao trong công việc được giao Năng lực đội ngũ giáo viên khá đồng đều, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; đặc biệt luôn là đội ngũ đi đầu trong việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Chính những nhân tố này đã góp phần tạo nên một môi trường giáo dục tiến bộ, lành mạnh Chất lượng giáo dục tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng Trong những năm qua Nhà trường đều có học sinh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% Học sinh ở đây đã dần dần làm quen với phương pháp học tập mới; đặc biệt là biết tìm tòi, sáng tạo, tích cực trong giờ học Luyện từ và câu

Bên cạnh đó, nhà trường luôn đảm bảo về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ Các phòng học đều kiên cố, được trang bị bàn ghế đúng chuẩn, có bảng chống lóa và tủ thiết bị đựng đồ dùng được trang trí đẹp mắt, tạo không gian lớp học thân thiện gần gũi với học sinh Mang lại cho học sinh cảm giác thích thú khi đến trường Yếu tố này giúp cho quá trình dạy học của các giáo viên được thuận lợi hơn và học sinh có hứng thú học, hình thành ý thức học tập, biết cố gắng phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước

Ở trường Tiểu học Đồng Phú, môn Tiếng Việt do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đảm nhận Điều này cũng có nhiều thuận lợi, vì giáo viên có thể hiểu sâu sắc hơn về nội dung, yêu cầu của môn học, đủ năng lực để tổ chức các hoạt động và tiến trình các tiết dạy một cách linh hoạt, hợp lí, không bị khống chế bởi thời gian.Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho học sinh thông qua phân môn Luyện từ và câu đối với khối 5 ở trường Tiểu học Đồng Phú là có tính khả thi

Bên cạnh những thuận lợi đó thì nhà trường còn một số bất cập Thói quen sinh hoạt do môi trường sinh hoạt, do môi trường công việc, hoàn cảnh xã hội của cộng đồng dân cư chưa phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay của nhà trường; ý thức động

cơ học tập của HS chưa tốt, chưa chăm học nên một phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nhà trường Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên bằng lòng với thành tích hiện tại, chưa chịu khó học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nâng cao tay nghề nên chưa đáp ứng với yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh trong thời kỳ đổi mới; việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm Một số GV chưa coi trọng vấn đề phát triển năng lực sử dụng từ đồng nghĩa cho HS Về cơ sở vật chất, một số phòng

Ngày đăng: 30/08/2017, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1962
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1981
3. Đỗ Hữu Châu (1972), Trường từ vựng các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1972
4. Đỗ Hữu Châu (2001), Giáo trình từ vựng học Tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình từ vựng học Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2001
5. Đỗ Hữu Châu (1995), Giáo trình giản yếu về từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giản yếu về từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1995
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
7. Trương Chính (2006), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
8. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
9. Hữu Đạt (1999), Phong cách học Tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1999
10. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
11. Bùi Thị Huệ (2001), Giáo trình tâm lí Tiểu học, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí Tiểu học
Tác giả: Bùi Thị Huệ
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 2001
12. Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Giáo trình Tiếng Việt II, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng Việt II
Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
13. Lê Phương Nga (1998), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 1998
14. Lê Thị Thanh Nhàn (2013), Từ vựng tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Lê Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
16. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ - NXB Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2000
17. Nguyễn Đức Tồn (2011), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ đồng nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2011
18. Nguyễn Đức Tồn (2001), Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
19. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2010), SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt lớp 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
20. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2010), SGV Tiếng Việt lớp 5, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGV Tiếng Việt lớp 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
21. Đặng Mạnh Thương (2006), Luyện từ và câu 5, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện từ và câu 5
Tác giả: Đặng Mạnh Thương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w