1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

phần nội dung về bất bình đẳng trong gia đình

3 351 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 20,87 KB

Nội dung

Phụ nữ ở Việt Nam nhận được thù lao công việc ít hơn, số tiền trung bình mỗi tháng họ nhận được 14% ít hơn so với nam giới.. Trong khi sự bất bình đẳng về thu nhập trong lao động có thể

Trang 1

I Thực trạng, biểu hiện về bất bình đẳng trong gia đình:

1 Về thu nhập:

Ở Việt Nam, bảy mươi phần trăm phụ nữ trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 55 tuổi) tham gia vào lực lượng lao động và chiếm 52% so với nam giới Song phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng số lao động được trả lương Cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1998 cho thấy rằng phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới (Desai, 2000[2]) Phụ nữ ở Việt Nam nhận được thù lao công việc ít hơn, số tiền trung bình mỗi tháng họ nhận được 14% ít hơn so với nam giới Qua nghiên cứu cho thấy, thực sự có sự bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam: tỷ số thu nhập nữ/nam

là 0,77 năm 1993 và 0,82 năm 1998 [3] Theo số liệu của điều tra VHLSS năm 2002 cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ chiếm 85% thu nhập của nam, tỷ lệ này

ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78% Trong khi sự bất bình đẳng về thu nhập trong lao động có thể phản ánh sự kết hợp của các yếu tố trong đó

có sự khác nhau về trình độ văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm công tác và những nguyên nhân khác cộng với sự phân biệt đối xử, cần phải giải quyết từng phương diện thể hiện sự bất bình đẳng giới này

Các kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ chỉ được nhận 86% mức tiền lương cơ bản của nam giới Tiền lương cơ bản trong của lao động nữ trong tổng thu nhập (71%) cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nam giới (73%) Tiền công chiếm phần lớn trong cơ cấu thu nhập Lao động nữ trong mọi loại hình doanh nghiệp đều có mức lương cơ bản thấp hơn so với lao động nam khoảng 68% lương cơ bản của lao động nam

Từ các số liệu tổng hợp về thu nhập của nam và nữ ở nước ta có thể cho thấy mức thu nhập của nam và nữ trong gia đình có sự chênh lệch, nam giới cao hơn nữ giới mặc dù thời gian làm việc như nhau

2 Về chăm sóc con cái

Tuy thời gian làm việc và mức độ làm việc là như nhau nhưng phụ nữ khi về nhà phải đảm nhiệm thêm trọng trách chăm sóc con Thực tế cho thấy rằng hàng ngày phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới từ 2-3h, thế nhưng khi về nhà phụ nữ phải đảm nhận thêm việc chăm con như tắm cho con, cho con ăn, dạy con học

3 Công việc nhà

Hầu hết công việc nhà là do phụ nữ đảm nhiệm, đây được coi là trách nhiệm cũng như thiên chức của người phụ nữ Phụ nữ đảm nhiệm hầu hết các công việc từ nhà bếp, giặc

áo quần đến lau dọn nhà cửa, nam giới đi làm về chỉ việc chờ cơm lên mâm và ăn

Trang 2

Khi ăn xong thì người phụ nữ phải lau dọn, rửa chén, thời gia chăm sóc cho bản thân là sau khi hoàn thành các công việc nhà Trong khi phụ nữ lo toan công việc nhà thì người chồng lúc này có thể xem ti vi hay đọc báo Toàn thời gian của phụ nữ là dành cho gia đình và công việc, ít có thời gian chăm sóc cho bản thân

II Nguyên nhân:

- Do tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào suy nghĩ và tiềm thức của mỗi người, mỗi gia đình

- Do mức thu nhập cuả mỗi người trong gia đình khác nhau

- Sự áp đặt từ bố mẹ chồng

- Do định kiến của xã hội áp đặt lên người phụ nữ trong công việc của gia đình

- Do sự sĩ diện của người chồng là làm trụ cột trong gia đình nên việc lớn nặng và

xã hội là để người đàn ông làm

- Nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động vào gia đình

- Tư tưởng việc nhà và việc chăm sóc con cái là việc của phụ nữ, đàn ông chỉ cần lo công việc bên ngoài

III Đề xuất

Thứ nhất: Cần tăng cường tuyên truyền giáo dục các vần đề giới, bình đẳng giới trong

gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội Từ đó, mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”

Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự giải

phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội Phụ nữ cần phải dịu dàng, khéo léo thuyết phục, kêu gọi sự cảm thông, sẻ chia trách nhiệm của người chồng trong công việc gia đình, vợ chồng phải tôn trọng nhau “Chồng nóng thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa mấy đời cơm khê”

Trang 3

Thứ ba: Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường (đặc biệt là các

trường THPT), giúp cho thanh thiếu niên nhận thức được những vần đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống Giúp các em ý thức được trách nhiệm trong xây dựng gia đình sau này

Thứ tư: Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới Tiếp tục

hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới

Ngày đăng: 29/08/2017, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w