1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO-BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP

7 660 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 176,03 KB

Nội dung

BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP I.BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI 1. Khái niệm: Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng về cơ hội hoặc lợi ích giữa các nhóm người hay giữa các cá nhân trong xã hội. 2. Phân loại : Gồm 2 loại chính:  Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.  Bất bình đẳng giới. II. BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Khái niệm - Bất bình đẳng về thu nhập là để chỉ sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân hay nhóm người trong xã hội. Bất bình đẳng về thu nhập trở thành một vấn đề của phát triển. - Ví dụ: sự chênh lệch trong thu nhập giữa các vùng: giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi… Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều xảy ra tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, từ những nước đang phát triển và có tiềm năng phát triển như Malaysia, Trung Quốc… hay đến những nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Đức… thì tình trạng bất bình đẳng cũng không thể tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó cũng có những nước phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, lại vừa giảm được bất bình đẳng thu nhập như Thụy Điển… Vậy ở Việt Nam, trong những năm gần đây thì tình trạng bất bình đẳng diễn ra theo chiều hướng như thế nào, đặc biệt trong giai đoạn khi chúng ta tham gia vào nền kinh tế thị trường, và sau khi gia nhập tổ chức WTO? Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân, và những giải pháp kiến nghị để giảm tình trạng bất bình đẳng. III. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2010 Để có cái nhìn tổng quan về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam từ năm 2001 - 2010 chúng tôi sẽ đưa ra 3 tiêu chuẩn thường gặp là:  Hệ số GINI  Tiêu chuẩn 40 của World Bank  Tỷ số Kuznets 1. Đánh giá bất bình đẳng qua hệ số GINI. • Hệ số GINI chia theo thành thị, nông thôn và vùng: Nguồn: gso.gov.vn • Nhận xét: Hệ số GINI về thu nhập tính chung cả nước có xu hướng tăng qua các năm (năm 2002; 2004 là 0,420; năm 2006 là 0,424; năm 2008 là 0,434 và 2010 là 0,433) cho thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập đang gia tăng nhưng nhìn chung sự bất bình đẳng về thu nhập chấp nhận được. Xu hướng gia tăng qua các năm của hệ số GINI theo thành thị, nông thôn và vùng. Mức độ bất bình đẳng về thu nhập lớn nhất ở các khu vực đô thị lớn đặc biệt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì ở các vùng này thường có các hộ giàu nhất cả nước và cả những hộ mới nhập cư thu nhập của họ không cao hơn thu nhập của hộ nông thôn. 2, Tiêu chuẩn 40% của World Bank: Tiêu chuẩn 40% xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%- 17% là có sự bất bình đẳng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Nguồn: gso.gov.vn Nhận xét: Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 16,06% năm 2002; 15,77% năm 2004; 15,81% năm 2006; 15,11% năm 2008; 14,96% năm 2010. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức bất bình đẳng vừa nhưng đang có xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng cao. 3, Tỷ số Kuznets Tỷ số Kuznets là một thước đo bất bình đẳng xác định bởi tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất trong tổng dân số so với tỷ trọng thu nhập của 20% nghèo nhất trong tổng dân số. Nguồn: gso.gov.vn Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ số Kuznets qua các năm đang có xu hướng tăng dần (năm 2002 là 8,1; năm 2004 là 8,3; năm 2006 là 8,4; năm 2008 là 8,9 và năm 2010 là 9,2). Nhìn chung sự bất bình đẳng trong thu nhập ở mức chấp nhận được. IV, TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1. Tích cực Bất bình đẳng thu nhập trong một chừng mực nào đó lại chính là một dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế. Bởi vì luôn có sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và bình đẳng xã hội. 2. Tiêu cực  Làm trầm trọng thêm sự phân hóa giàu nghèo.  Mâu thuẫn xung đột trong xã hội dễ nảy sinh gây bất ổn trong chính trị.  Giảm hiệu quả trong các chính sách của nhà nước. V. NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP.  Sự bất bình đẳng về thu nhập cá nhân có nguồn gốc thu nhập từ lao động, thu nhập từ tài sản, thu nhập từ kinh doanh. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân từ phía chính phủ trong việc thiết lập cơ chế để chuyển giao một phần thu nhập từ nhóm người giàu sang nhóm người nghèo.  Việt Nam đã chọn mô hình trăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý. Việc định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực cho doanh nghiệp, ngành và dự án dùng nhiều vốn, ưu ái các vùng có khả năng tăng trưởng cao đã tạo ra sự bất cân đối giữa các vùng miền và làm gia tăng bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân.  Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến tình trạng mất đất của nông dân. Ví dụ : Ở Đồng bằng sông Mêkông, 1/3 người nghèo nông thôn không có đất, và tỷ lệ người dân mất đất đã tăng gấp đôi. Hệ quả là nguồn thu nhập chính của họ bị giảm sút mạnh, khiến khoảng cách nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng.  Quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường cũng tạo ra những cú sốc và tổn thương đối với tầng lớp lao động và người nghèo ở nước ta. Do vậy, hạn chế trong khả năng tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội cũng làm gia tăng bất bình đẳng.  Cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh doanh nghiệp bình đẳng, thông tin thiếu minh bạch đã tạo kẽ hở cho một số người giầu lên nhờ đầu cơ (đất đai, chứng khoán…), buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế…. Trong khi một bộ phận dân cư không có cơ hội làm giầu hoặc bị chèn ép vì không có “quan hệ” tốt.  Ảnh hưởng của khu vực FDI cũng làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia WTO. Dẫn chứng : + Các doanh nghiệp FDI, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sẽ cho phép họ tuyển mộ được (hay cạnh tranh để thu hút) những nhân viên ưu tú từ các doanh nghiệp nhà nước. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước, tạo thêm nhiều doanh nghiệp thua lỗ, và do đó, làm gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng ở thành thị. + Có thể nói là lao động ở các doanh nghiệp FDI có năng suất lao động và tiền lương cao hơn lao động ở doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp FDI đã trở thành đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước trên thị trường lao động, đặc biệt là lao động có trình độ. Kết luận: Như vậy, trong ngắn hạn, làn sóng FDI sau khi VN gia nhập WTO có thể làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập không chỉ ở khu vực thành thị, mà cả giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mức lương cao hơn ở khu vực thành thị sẽ kích thích làn sóng nhập cư từ nông thôn, trong khi thu nhập của lao động ở nông thôn không được cải thiện. V, GIẢI PHÁP  Thực hiện các chính sách tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội.  Đầu tư phát triển vốn nhân lực.  Khuyến khích đầu tư vào những khu vực kém phát triển.  Thiết lập cơ chế phân phối lại thu nhập: xây dựng hệ thống thuế thu nhập lũy tiến và thuế đánh vào tài sản thừa kế…  Chính phủ phải có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công.  Chính phủ tiến hành trợ cấp kịp thời công bằng cho những đối tượng khó khăn.  Nhà nước cũng phải nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công. . xã hội. 2. Phân loại : Gồm 2 loại chính:  Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.  Bất bình đẳng giới. II. BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Khái niệm - Bất bình đẳng về thu nhập là để. là 9,2). Nhìn chung sự bất bình đẳng trong thu nhập ở mức chấp nhận được. IV, TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1. Tích cực Bất bình đẳng thu nhập trong một chừng mực nào đó. nước. V. NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP.  Sự bất bình đẳng về thu nhập cá nhân có nguồn gốc thu nhập từ lao động, thu nhập từ tài sản, thu nhập từ kinh doanh. Ngoài ra,

Ngày đăng: 17/05/2015, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w