1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học văn thuyết minh trong chương trình trung học phổ thông từ định hướng so sánh đối chiếu (tt)

30 311 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 553,45 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ ĐỊNH HƯỚNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ S

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG

DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ ĐỊNH HƯỚNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG

DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ ĐỊNH HƯỚNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỜI TÂN

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1.Yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành giáo dục đang từng bước chuyển mình đáp ứng công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại mới Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của xã hội nhằm đào tạo con người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa.Thực trạngdạy học các môn học ở phổ thông nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn luận Với tâm lí ngại thay đổi, giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy, trong khi đó học sinh ngày càng không còn hứng thú với môn Văn vì cảm thấy không thiết thực trong đời sống Mâu thuẫn trên đã khiến cho môn Ngữ văn càng ngày càng “tội nghiệp” trong cái nhìn của cả người dạy và người học Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn càng là một yêu cầu cần thiết

Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa Trung học phổ thông các bài làm văn đã được đưa vào theo hướng tích hợp Tích hợp chương trình từ Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông Tích hợp trong một khối lớp giữa Làm văn- Đọc văn- Tiếng Việt.Hơn nữa, bài làm văn là một sản phẩm tổng hợp về vốn sống, về tâm lí, tư duy, tình cảm nhận thức, cá tính của mỗi người học sinh Cho nên khi bắt tay vào giảng dạy làm văn, người dạy cần phải có ý thức thật rõ bản chất của bộ môn và vị trí đặc biệt của nó trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn

Ai cũng hiểu “Văn chính là cuộc đời, là con người”, điều đó có nghĩa là mỗi câu

chữ là một hình bóng của con người, một quan niệm sống, một nhân cách Có thể nói rằng, làm văn thử thách một cách tổng hợp toàn vẹn con người học sinh

về nhiều phương diện, hình thành trong các em nhiều năng lực: năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, tích lũy vốn sống Chính vì thế phương pháp học

là rất cần thiết đối với người học Để người học có phương pháp học tốt, người

Trang 4

dạy cần đổi mới phương pháp hiệu quả, thiết thực với học sinh.Như vậy, mới điều hòa được những mâu thuẫn ở trên

1.2.Thực trạng dạy học làm văn trong nhà trường phổ thông

Dạy môn văn học trong nhà trường phổ thông hiện nay đã và đang từng bước đổi mới Người dạy bước đầu chú trọng đến phương pháp dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn trên cơ sở các mối liên hệ giữa Làm văn-Đọc văn - Tiếng Việt; tích hợp liên môn Văn học - Lịch sử - Địa lý- Giáo dục công dân Bên cạnh việc hình thành kiến thức cho học sinh, giáo viên đã chú ý đến việc vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học nhằm phát triển tư duy và năng lực cho người học Tuy nhiên, đôi lúc người dạy lại quên không chú trọng đến sự kết nối tri thức giữa các phần kiến thức làm văn mà coi như đó là một đơn vị kiến thức độc lập, chính vì thế học sinh còn lúng túng khi áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế Người học chỉ biết làm các bài văn một cách thụ động với những đề kiểm tra của giáo viên Khi tựtạo lập một văn bản trong cuộc sống lại không thể làm được Nguyên nhân cũng một phần do các bài kiểm tra cuối cấp chỉ tập trung vào kĩ năng làm văn nghị luận nên người dạy đã không có ý thức kết nối tri thức giữa các phần làm văn trong giảng dạy Đây là một lỗ hổng rất lớn đang cần được bù đắp

1.3.Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân

Với kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy của bản thân, cùng việc tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và những người đi trước, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn giáo viên và học sinh chưa thực sự chú trọng đến việc rèn kỹ năng làm văn thuyết minh trong chương trình Trung học phổ thông Giáo viên chỉ cung cấp đủ cho người học những kiến thức trong sách giáo khoa Học sinh chưa biết vận dụng kiến thức kĩ năng để viết một bài thuyết minh Trong khi đó văn bản thuyết minh lại rất thông dụng và phổ biến trong đời sống hàng ngày Làm thế nào để giới thiệu về mình cho người khác cảm thấy gần gũi, thân quen, yêu mến? Làm thế nào để giới thiệu về nơi mình sống? Làm thế nào để người khác có thể chấp

Trang 5

nhận một sản phẩm mới do mình làm ra?Những câu hỏi ấy đòi hỏi người học cần có một kĩ năng tối thiểu- Kĩ năng làm văn thuyết minh

Chính vì thế với việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Dạy học văn thuyết

minh trong chương trình Trung học phổ thông từ định hướng so sánh đối chiếu”,chúng tôi mong muốn tìm ra một định hướng dạy phù hợp, mang tính

khoa học, thích hợp với phần làm văn thuyết minh, góp phần nâng cao hiệu quả giờ giảng dạy Ngữ văn trong chương trình Trung học phổ thông, cũng là đóng góp một phần nhỏ bé cho đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh hiện nay

2 Lịch sử vấn đề

Văn bản thuyết minh có một tính hữu dụng rất cần thiết trong đời sống, vì thế kĩ năng làm văn thuyết minh trong nhà trường cũng đã được sự quan tâm của nhiều tác giả có tâm huyết với nghề Đã có những nghiên cứu về văn thuyết minh như: sách giáo khoa ở nhiều cấp học, các tài liệu nghiên cứu hướng dẫn của giáo viên, các đề tài nghiên cứu khoa học.Nằm trong hệ thống chương trình Ngữ văn lớp 10, làm văn thuyết minh có mục đích củng cố hoàn thiện nâng cao các kĩ năng đã học ở Trung học cơ sở, yêu cầu học sinh viết bài thuyết minh vừa chuẩn xác, vừa hấp dẫn Đồng thời học sinh cũng làm quen với dạng bài làm văn thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học

2.1 Trong sách giáo khoa phổ thông

Văn bản thuyết minh lần đầu được đưa vào chương trình giảng dạy trong

sách giáo khoa Làm văn 11 (Tài liệu sách giáo khoa thí điểm ban Khoa học xã

hội, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1994) Trong quyển sách này, những người

biên soạn đã cung cấp những tri thức cơ bản nhất về làm văn thuyết minh: khái niệm, đặc điểm, một số kiểu bài làm văn thuyết minh và kĩ năng làm văn thuyết minh Trong lần thay sách giáo khoa năm 2007,văn bản thuyết minh đã được đưa vàomột phần trong phần làm văn ở các sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, lớp 9

ở bậc Trung học cơ sở và lớp 10 ở Trung học phổ thông cả hai ban cơ bản và

nâng cao Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (tập I) có một số bài như: Tìm hiểu

chung về văn bản thuyết minh[5, Tr.114]; Phương pháp thuyết minh[5,Tr.126];

Trang 6

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh[5,Tr.137]; Luyện nói – thuyết minh về một thứ đồ dùng[5,Tr.144]; Thuyết minh về một thể loại văn học[5,Tr.153];Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh[6,Tr.13]; Thuyết minh

về một phương pháp[6,Tr.24]; Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh[6,Tr.33]; Ôn tập về văn bản thuyêt minh[6,Tr.35].Tiếp nối về làm văn

thuyết minh ở lớp 9 (tập I) là các bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

trong văn bản thuyết minh[9,Tr.12]; Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh [9,Tr.15]; Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh[9,Tr 24]; Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh [9,Tr.28] Trong chương trình Ngữ văn lớp 10ở Trung học phổ thông cũng

có tri thức phần làm văn thuyết minh ở dạng củng cố kĩ năng cho học sinh: Các

hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh[1,Tr.165]; Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh[1,Tr.169]; Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh[2,Tr.24]; Phương pháp thuyết minh[2,Tr.48]; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh[2,Tr 62]; Tómtắt văn bản thuyết minh[2,Tr.69]

2.2.Trong sách tham khảo

Hệ thống các sách tham khảo về hướng dẫn làm văn thuyết minh cũng rất

đa dạng Có thể kể tên các cuốn sách như: Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ

thơ văn lớp 8 (Cao Bích Xuân, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007), Ngữ Văn 9 nâng cao (Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Việt Hùng, Vũ Băng Tú; Nhà xuất bản Giáo dục,

2007), Hướng dẫn tập làm văn 9 (Vũ Nho chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)…Rèn luyện kĩ năng làm văn 10 (Lương Duy Cán, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007), Hướng dẫn Làm văn 10 (Nguyễn Thuý Hồng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009), Thực hành làm văn lớp 10 (Lê A chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009), Giúp em viết tốt các dạng bài làm văn 10 (Huỳnh Thị Thu Ba, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009), Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh (Trần Thị Thành chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012) Phương pháp dạy học tập

làm văn ở Trung học cơ sở(Nguyễn Thanh Hùng chủ biên, Nhà xuất bản Đại

học sư phạm, 2008)

Trang 7

2.3 Trong các đề tài nghiên cứu

Vấn đề về làm văn thuyết minh còn có trong các luận văn nghiên cứu về

văn bản thuyết minh và dạy học văn bản thuyết minh cho học sinh như: Sử dụng

một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh và việc

tổ chức rèn luyện kĩ năng này cho học sinh lớp 9 (Đặng Thuỳ Như, Luận văn

thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 2006), Phương pháp thuyết minh và việc dạy

học phương pháp thuyết minh cho học sinh lớp 8 (Mai Đức Tám, Luận văn thạc

sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 2006), Rèn luyện cho học sinh THCS kĩ năng sử

dụng phép so sánh và nhân hoá trong văn bản thuyết minh (Lê Thị Thu

Trang,Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008)…

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài “Dạy học văn thuyết minh trong chương trình Trung

học phổ thông từ định hướng so sánh đối chiếu”, chúng tôi mong muốn:

Trang bị cho mình những hiểu biết cặn kẽ và sâu sắc vềlàm vănthuyết minh- một loại văn bản mới đưa vào chương trình học của học sinh nhưng lại rất phổ biếnthông dụng trong cuộc sống Từ đó có một phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại

Thông qua luận văn này, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp phương pháp dạy học làm vănthuyết minh trong cái nhìn tương quan với các kiểu loại làm văn khác, để giúp cho người dạy có thêm phương pháp và hướng tiếp cận dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

Chúng tôi cũng mong muốn rằng thông qua luận văn, học sinh sẽ nhận thức được vai trò của làm văn thuyết minh trong đời sống xã hội, các em hứng thú với phần làm văn thuyết minh, từ đó các em tự ý thức và rèn luyện kĩ năng,

tư duy cho một loại văn bản các em thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Trang 8

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được kết quả nghiên cứu như mục đích đề ra, chúng tôi xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những kiến thức lí luận vềlàm văn thuyết minh từ khái niệm, đến ngôn ngữ, các phương pháp thuyết minh và dàn ý cho bài làm văn thuyết minh, để làm nổi bật những đặc điểm của văn bản thuyết minh

Thứ hai, tìm hiểu thực tế về việc giảng dạy, học tập làm vănthuyết minh của giáo viên và học sinh trong nhà trường; khảo sát chất lượng của các bài làm văn thuyết minh của học sinh

Thứ ba, đề xuất các biện pháp cụ thể để người dạy làm văn thuyết minh

có định hướng so sánh đối chiếu trong quá trình dạy học

Thứ tư, tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài,

để từ đó có những kiến nghị kịp thời để góp phần đổi mới phương pháp dạy học

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Làm văn thuyết minh được giới thiệu và trở thành một phần làm văn trong chương trình Trung học cơ sở ở lớp 8 và lớp 9, tuy nhiên đối tượng mà luận văn hướng tới là học sinh lớp 10 ở Trung học phổ thông,các em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về làm văn thuyết minh Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 phần làm văn thuyết minh chủ yếu đi sâu củng cố, nâng cao và hoàn thiện các kĩ năng làm văn thuyết minh, hướng tới viết văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 10 với các bài học về kĩ năng, luyện tập về văn bản thuyết minh, chú trọng đến kiểu bài thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Các biện pháp đề xuất và phần thực nghiệm sư phạm của luận văn này cũng hướng một cách thiết thực đến các bài làm văn thuyết minh trong chương

trình lớp 10 là: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh[2,Tr.62]; Các bài viết số 4,

bài viết số 5, bài viết số 6 trong phần làm văn học kỳ II.Trong luận văn, chúng

Trang 9

tôi cũng sử dụng sách giáo khoa và các sách hướng dẫn, tham khảo khác theo chương trình chuẩn (Ban cơ bản)lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

5.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp này dùng để nghiên cứu những vấn đề về lí thuyết làm văn thuyết minh để làm cơ sở lí luận cho đề tài

5.2.Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp này được dùng để điều tra, khảo sát chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, lớp 9, lớp 10 Khảo sát thực tế giảng dạy và học tập phần làm văn thuyết minh trong nhà trường Trung học phổ thông

5.3.Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu

Phương pháp này được dùng để xử lý các kết quả đã thu được từ việc điều tra, khảo sát thực tế cũng như quá trình thực nghiệm đề tài, từ đó rút ra những kết luận cần thiết, bổ ích

5.4 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình nghiên cứu

đề tài,chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng những vấn đề

đã nghiên cứu từ đó có những đề xuất về phương pháp phù hợp với thực tiễn

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3

chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học Làm văn thuyết

minh trong trường phổ thông Ở chương này, luận văn nghiên cứu về cơ sở lí luận của dạy học làm văn thuyết minh: thế nào là một văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những đặc trưng cơ bản nào? Các phương pháp thuyết minh

cơ bản, phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy làm văn thuyết minh.Thực tiễn của việc dạy và học văn thuyết minh trong nhà trường Trung học phổ thông

Trang 10

Chương 2: Các định hướng so sánhđối chiếu khi dạy làm văn thuyết

minh Đây là phần trọng tâm của luận văn, chúng tôi đề xuất những biện pháp cụ thểđể dạy học làm văn thuyết minh trong ý thức so sánh đối chiếu, với mục đích giúp học sinh làm văn thuyết minh đạt hiệu quả

Chương 3: Thực nghiệm dạy học làm văn thuyết minh từ định hướng so

sánh đối chiếu.Trong chương 3, chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp đề xuất đối với quá trình dạy văn thuyết minh trên cơ sở thực tiễn, từ đó tổng hợp kết quả, rút ra kết luận và những khuyến nghị

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Cơ sở lí luận về văn thuyết minh

1.1.1 Khái niệm về văn thuyết minh

Thuyết minh là văn bản rất thông dụng trong cuộc sống của chúng ta Mua một đồ dùng điện tử như ti vi, tủ lạnh, máy giặt…chúng ta cũng thấy kèm theo bản hướng dẫn sử dụng, đó là thuyết minh Đến thăm quan một di tích lịch

sử, thắng cảnh, ta lại được nghe lời giới thiệu về di tích lịch sử, thắng cảnh, đó cũng là văn bản thuyết minh Đọc một biển quảng cáo trên đường ta cũng nhận thấy dấu hiệu của văn thuyết minh Chúng ta vẫn gặp văn bản thuyết minh ở mọi nơi, mọi lúc,bất cứ đâu trong cuộc sống

Các tác giả viết sách khá thống nhất khi đưa ra các định nghĩa về văn bản thuyết minh:

“Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời

sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích” [5, Tr.117]

“Thuyết minh giúp chúng ta hiểu biết một cách đầy đủ, rõ ràng các phương diện của cuộc sống Thuyết minh được dùng trong đời sống hàng ngày, trong khoa học, chính trị…Đó là loại văn bản mà ngành nghề nào cũng cần

đến.” [26,Tr.5]

“Thuyết minh là nói cho rõ ràng tường tận về đặc điểm nội dung, hình

thức của đối tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.” [18, Tr 198]

“Văn thuyết minh là một kiểu văn bản được sử dụng rất thông dụng trong

đời sống Đó là loại văn bản được soạn thảo với mục đích trình bày tính chất, cấu tạo công dụng, lý do phát sinh, quy luật phát triển của sự vật, nhằm cung cấp những thông tin về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống tự nhiên và xã hội, hướng dẫn con người tìm hiểu và sử dụng chúng” [11, Tr 9,10]

Trang 12

“Bài văn thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp cho người đọc những tri thức

về đối tượng được thuyết minh trong lĩnh vực của cuộc sống và trong lĩnh vực văn học” [19, Tr 69]

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về văn thuyết minh nhưng đều hướng đến nhìn nhận thống nhất theo một cách hiểu Đó là loại văn bản thông dụng trong cuộc sống, nhằm mục đích trình bày, giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu rõ về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống một cách khách quan và khoa học Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, viết văn thuyết minh không chỉ

mở rộng vốn tri thức khoa học về các lĩnh vực của cuộc sống mà còn giúp các

em rèn luyện tư duy mạch lạc, lôgic - một năng lực tư duy rất quan trọng khi trình bày một vấn đề

1.1.2 Đặc điểm của văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh cũng mang những đặc điểm của một văn bản nói chung như sự thống nhất về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, đảm bảo các yêu cầu về tính chính xác, rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ Tuy nhiên, văn bản thuyết minh cũng mang những đặc điểm rất riêng khác với các văn bản khác

- Tính khách quan, khoa học

Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan giúp người đọc, người nghe hiểu đúng về sự vật, hiện tượng Chính vì vậy, các tri thức của văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính khách quan, trung thực Người thuyết minh cần phải tôn trọng sự thật, không thể dùng cảm quan cá nhân để thay đổi thông tin

về đối tượng, sự việc được thuyết minh, phải miêu tả sự vật hiện tượng như nó vốn có Ngôn ngữ của bài văn thuyết minh cần chính xác, giản dị gần gũi với đời sống Tùy từng đối tượng, ngôn ngữ thuyết minh có thể được sử dụng linh hoạt Tuy nhiên cần đảm bảo tính chính xác, khoa học

Ví dụ: Văn bản thuyết minh vềlễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần (Nam Định) diễn ra từ ngày mồng 10 đến ngày 28 tháng 8

âm lịch Đây là lễ hội có quy mô lớn được tổ chức hằng năm, không chỉ đơn thuần mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần

Trang 13

mang đậm đạo lí truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (còn gọi là Đức thánh Trần)- người có công xây dựng và bảo vệ đất nước.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà quân sự thiên tài, một nhà chính trị xuất sắc và một nhà văn hóa lớn Với vai trò Quốc công Tiết chế, ông đã thống lĩnh toàn bộ lực lượng ba lần chiến thắng giặc Mông-Nguyên xâm lược nước ta (năm 1258, năm 1285 và 1287) Ông mất năm 1300 (ngày 20 tháng

8 âm lịch).Trong các vị anh hùng dân tộc ở nước ta vào thời phong kiến, hiếm có nhân vật nào được quảng đại quần chúng nhân dân tự nguyện thờ phụng nhiều như Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Theo số lượng thống kê của Ban quản lí di tích Nam Định, trên địa bàn toàn tỉnh có tới 195 di tích thờ Đức Thánh Trần

Mỗi năm lễ hội đền Trần thu hút đông đảo du khách thập phương và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Từ đầu tháng 8, du khách từ nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đã nô nức đổ về quần thể di tích đền Trần, đền Bảo Lộc thuộc thành phố Nam Định và huyện Mĩ Lộc để trảy hội Để lễ hội diễn ra trang trọng, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, UBND tỉnh Nam Định đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, địa phương liên quan Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền tạo khí thế vui tươi cho nhân dân và khách thập phương về dự lễ hội, các nghành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra , xử lí nghiêm những vi phạm về hoạt động văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp…

(Trích theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư)

Thuyết minh về một lễ hội, tác giả đã sử dụng rất nhiều các số liệu, dữ kiện một cách chính xác được tham khảo từ các tài liệu khoa học đáng tin cậy Tri thức của văn bản thuyết minh là tri thức khách quan, khoa học vì thế cần đảm bảo tính chính xác để văn bản thuyết minh có độ tin cậy với người đọc, người nghe Văn bản thuyết minh về lễ hội đền Trần trên đây đã đảm bảo tính khách quan, khoa học

Trang 14

- Tính hữu dụng

Đây là đặc điểm độc đáo, khác biệt của văn bản thuyết minh so với các văn bản khác Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rất rộng, có mặt trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề của cuộc sống xã hội nhằm cung cấp cho con người những mục đích hữu dụng, cần thiết để nắm bắt và tiếp cận sự vật hiện tượng Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người cần sử dụng đến rất nhiều máy móc để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống: ti vi, tủ lạnh, điều hoà, máy tính, máy phát điện…Các máy móc ấy đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu

rõ về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản Đến một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nếu ta được đọc lời giới thiệu về lai lịch của thắng cảnh sẽ giúp ta

có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về địa danh đó Sách giáo khoa trình bày những thí nghiệm, sự kiện lịch sử hay giới thiệu về tiểu sử của các nhà văn, giới thiệu tác phẩm… chính là những “bản chỉ dẫn” quan trọng để chúng ta có thể thực hành được thí nghiệm, hiểu về các sự kiện lịch sử hay nhà văn, tác phẩm Như thế, văn bản thuyết minh vô cùng cần thiết trong các lĩnh vực đời sống Đọc văn bản thuyết minh giúp người đọc có thể hiểu được, làm theo, sử dụng hay nắm bắt, tiếp cận sự vật hiện tượng được đúng đắn, chính xác nhất Tuy vậy, văn bản thuyết minh cũng cần hấp dẫn để thu hút chú ý theo dõi của người đọc người nghe Muốn thế, cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể,

và câu văn phải biến hoá, linh hoạt Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc

Ví dụ: Văn bản “Cốm”- Nguyễn Tuân

Những cây sấu đứng đường của Hà Nội mà bắt đầu lộp độp rụng xuống những trái sấu chín cây thì trên vỉa hè Hà Nội cũng bắt đầu hiện ra hình ảnh người ghánh cốm di bán rong Trái với thói thường của hàng rong, gánh cốm cứ

êm ả mà đi, người bán cốm không phải cất tiếng rao hàng Hình thù người gánh cốm cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị, thơm thảo hiền

Trang 15

hậu, vừa chắc vừa tinh tế Đứng trên ban công nhìn xuống, đứng trong ngõ hoặc đứng trong quầy hàng nhìn ra, mà nhận được gánh cốm thì khắc gọi lấy mà mua Cái gánh cốm Vòng cổ truyền đã quen quá đi rồi với con mắt của nhiều người đã chết đi sống lại nhiều lần với Hà Nội Ai mà lầm được cái gánh cốm Vòng có cái đòn gánh dị thường một đầu thẳng một đầu cong vút lên như cái ngọn chiếc hia tuồng Bình Định Cái đòn gánh cổ truyền ấy là cả một thân tre đánh cả gốc, đầu cong chính là phần gốc cây mà có khi phải chọn hàng chục bụi tre mới tìm đúng được một chiếc đòn gánh cốm vừa ý Cho nên đã có những cái đòn gánh cong truyền đi vai người này đến vai người khác có hàng mấy đời liền Trong thúng là cốm, trên mặt thúng là một bó cọng rơm tươi còn xanh màu

[Trích Cảnh sắc và hương vị đất nước -Nguyễn Tuân]

Ngày đăng: 29/08/2017, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w