Trong thực tế, người ta còn phân biệt ra hai loại tổng thể thống kê: - Tổng thể hữu hạn: tổng thể chỉ có một số lượng hữu hạn các đơn vị thống kê.. Căn cứ vào cách biểu hiện, tiêu thức t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
———————————
TS Nguyễn Duy Thục
Bài giảng NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5/2014
Trang 2MỤC LỤCPHẦN I
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN VÀ MÔ TẢ THÔNG TIN THỐNG KÊ
Chương I: Những vấn đề cơ bản của nguyên lý thống kê kinh tế
Chương II: Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê
Chương III: Thống kê mô tả
Chương IV: Điều tra chon mẫu
PHẦN I
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỐNG KÊ
Chương V: Phân tích tương quan và hồi quy
Chương VI: Phân tích phương sai
Chương VII: Phân tích tăng trưởng và xu thế
Chương VIII: Phương pháp chỉ số
PHẦN III
SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
CỤ THỂ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Chương IX: Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương X: Thống kê giá thành của doanh nghiệp
Chương XI: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương XII: Thống kê tài sản của doanh nghiệp
Trang 3PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
VÀ MÔ TẢ THÔNG TIN THỐNG KÊ
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ
1.1 Thống kê là gì?
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con
số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn cócủa chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể
1.2 Tổng thể thống kê
Khái niệm: Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn gồm những đơn vị (phần tử) cấu
thành hiện tượng cần được quan sát, phân tích mặt lượng Các đơn vị của tổng thể thống
kê gọi là đơn vị tổng thể
Dựa vào sự biểu hiện của đơn vị tổng thể, người ta chia các tổng thể thành hai loại:
- Tổng thể bộc lộ: Là tổng thể mà các đơn vị của nó có biểu hiện rõ ràng, dễ xác định
- Tổng thể tiềm ẩn: Là tổng thể mà các đơn vị của nó không thể nhận biết một cách trựctiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng
Dựa vào mục đích nghiên cứu, ta có thể chia các tổng thể thành:
- Tổng thể đồng chất: Là tổng thể có các đơn vị giống nhau về các đặc điểm chủ yếu liênquan tới mục đích nghiên cứu
- Tổng thể không đồng chất: Là tổng thể gồm các đơn vị có các đặc điểm chủ yếu liênquan tới mục đích nghiên cứu khác nhau
Dựa vào số đơn vị có trong tổng thể, có thể phân loại tổng thể:
- Tổng thể chung: Là tổng thể có các đơn vị là tất cả các đơn vị của tổng thể nghiên cứu
- Tổng thể bộ phận: Chỉ gồm một phần của tổng thể chung
Trong thực tế, người ta còn phân biệt ra hai loại tổng thể thống kê:
- Tổng thể hữu hạn: tổng thể chỉ có một số lượng hữu hạn các đơn vị thống kê
- Tổng thể vô hạn: tổng thể có một số lượng không thể đếm được các đơn vị thống kê
Trang 41.3 Tiêu thức thống kê
Khái niệm: Tiêu thức thống kê là khái niệm dùng để chỉ các đặc điểm (tính chất) của đơn
vị tổng thể
Căn cứ vào cách biểu hiện, tiêu thức thống kê được chia thành hai loại:
- Tiêu thức thuộc tính: Là loại tiêu thức không biểu hiện trực tiếp bằng con số (tiêu thứcphi lượng hoá), các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh loại hoặc tính chất của cácđơn vị tổng thể Ví dụ: giới tính, dân tộc, thành phần kinh tế,…
- Tiêu thức số lượng: Là tiêu thức biểu hiện trực tiếp bằng con số (tiêu thức lượng hoá).Đây là những con số phản ánh đặc trưng có thể cân, đong, đo, đếm được của từng đơn vịtổng thể Ví dụ: Chiều dài của cây cầu, số nhân khẩu trong gia đình, tiền lương tháng củamỗi người lao động,…Mỗi con số này được gọi là một lượng biến Các lượng biến chính
là cơ sở để thực hiện các phép tính thống kê
Các trị số cụ thể khác nhau của một tiêu thức số lượng được gọi lượng biến Ví dụ
tiêu thức tuổi lượng biến là: 18,19, 22, 25…
Một tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể đượcgọi là tiêu thức thay phiên Ví dụ: Tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu hiện không trùngnhau là nam và nữ
1.4 Chỉ tiêu thống kê
Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt lượng gắn với mặt chất của hiện
tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể Mỗi chỉ tiêu thống kê gồm cácthành phần:
- Mặt chất
- Thời gian, không gian
- Mức độ chỉ tiêu
- Đơn vị tính của chỉ tiêu
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 là 5,89% Khi đó
Trang 5Chỉ tiêu thống kê (quy định tại khoản 3, Điều 3 Luật thống kê) là lượng biến phảnánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trongđiều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu thống kê, người ta chia chỉ tiêu thống kê thànhhai loại:
- Chỉ tiêu chất lượng là các chỉ tiêu biểu hiện tính chất của các đơn vị trong tổngthể Ví dụ như giá, giá thành sản phẩm; năng suất lao động; tiền lương…
- Chỉ tiêu khối lượng là loại chỉ tiêu phản ánh qui mô khối lượng của tổng thể Ví
dụ như số lao động, số lượng sản phẩm…
II CÁC THANG ĐO THỐNG KÊ
2.1 Thang đo định danh
Khái niệm: Là thang đo sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính Trong thang đo này người
ta dùng các con số để mã hóa các các biểu hiện của tiêu thức thuộc tính Các con sốtrong thang đo này không có ý nghĩa hơn kém, mà dùng để đếm tần số xuất hiện của cácbiểu hiện của tiêu thức
Ví dụ:+ Về giới tính: Nam - 0, Nữ - 1
+ Về tình trạng hôn nhân: Độc thân -1; Có gia đình-2; ly dị-3; khác -4
2.2 Thang đo thứ bậc
Khái niệm: Thang đo thứ bậc là thang đo cho tiêu thức mà sự chênh lệch giữa các biểu
hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém Sự chênh lệch này không nhất thiết phảibằng nhau Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng
Thứ hai: Thiếu kiến thức
Thứ ba: Thiếu lao động
+ Ví dụ về chất lượng sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm: loại I, loại II,…
+ Trong khen thưởng: Huân chương hạng nhất, hạng nhì…
2.3 Thang đo khoảng
Khái niệm: Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau Nó được
dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng Thang đo khoảng cho phép chúng
ta đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị
Trang 6Ví dụ:
+ Nhiệt độ khơng khí đo theo độ C
+ Đề nghị học viên hãy cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của các vấn đề sauđây trong dạy học ở đại học bằng cách khoanh trịn các con số tương ứng trên thang
đánh giá chỉ mức độ từ 1 đến 5 như sau:
Giảng dạy tốt (Good Teaching Scale) Mức độ đồng ý
Đội ngũ giảng viên (GV) của khóa học động viên, thúc đẩy tôi thực hiện tốt nhất công
việc học tập nghiên cứu của mình 1 2 3 4 5 6 7Đội ngũ GV dành nhiều thời gian bình luận, góp ý về việc học tập nghiên cứu của tôi 1 2 3 4 5 6 7
Đội ngũ giảng viên đã nỗ lực để hiểu được những khó khăn mà tôi có thể gặp phải trong
Đội ngũ GV thường cho tôi những thông tin hữu ích về việc tôi nên làm gì tiếp tục 1 2 3 4 5 6 7
Các giảng viên giải thích điều gì đó đều rất rõ ràng, dễ hiểu 1 2 3 4 5 6 7
Đội ngũ GV đã làm việc tận tụy, nghiêm túc để làm cho các chủ đề của họ trở nên hứng
2.4 Thang đo tỷ lệ
Khái niệm: Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với giá trị 0 tuyệt đối được coi là điểm
xuất phát của độ dài đo lường thang Thang đo này sử dụng các con số để lượng hĩa dữliệu Đây là thang đo định lượng chặt chẽ nhất
Ví dụ: Các đơn vị đo lường vật lý: kg, mét,
Chú ý: Khơng phải lúc nào sử dụng thang đo cĩ chất lượng cao hơn là tốt hơn, mà phải
tùy thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu để sử dụng thang đothích hợp
III VAI TRỊ CỦA THƠNG TIN THỐNG KÊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝDOANH NGHIỆP
3.1 Khái niệm về thơng tin thống kê:
Thơng tin thống kê là những tin tức, các tư liệu được biểu hiện bằng con số hoặcbằng lời văn mơ tả chân thực các hiện tượng kinh tế- xã hội mà người ta cần biết để raquyết định hành động nhằm đạt kết quả tối ưu mà họ mong muốn
Thơng tin thống kê luơn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định đối với mọi cấp quản
lý Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định địi hỏi phải nắm được hiện tượng kinh tế-xãhội cĩ liên quan một cách chuẩn xác Thơng tin thống kê rất đa dạng: cĩ thể là thơng tinbằng con số mà người ta ghi chép mọi hoạt động sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào vàkết quả đầu ra theo nguyên tắc “ai làm việc gì ghi chép việc ấy” được gọi là ghi chép ban
Trang 7đầu Đến theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, lỗ hoặc lãi trong sản xuất kinh doanh,…đều là thông tin thống kê.
Từ những điều trình bày trên có thể rút ra: Thông tin thống kê kinh doanh gồm cóthông tin bằng con số (định lượng) hoặc không phải bằng con số (định tính) Thông tinđịnh lượng như: số lượng lao động, số tài sản dài hạn hoặc tài sản ngắn hạn, số sản phẩmsản xuất được trong kỳ,…Thông tin định tính như: chất lượng sản phẩm tăng lên haygiảm đi, tinh thần làm việc của người lao động trong đơn vị,…
3.2 Vai trò của thông tin đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp
Thông tin thống kê phục vụ cho các nhà quản lý để ra quyết định về:
3.2.1 Xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh
Trước khi xây dựng mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất của doanhnghiệp hoặc thay đổi phương hướng sản xuất, kinh doanh người có quyền ra quyết địnhphải nắm được các thông tin về:
- Quan hệ cung-cầu mặt hàng này ở trong và ngoài nước
- Tình hình phát triển của các mặt hàng thay thế mặt hàng này
- Giá cả các yếu tố đầu vào và giá tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường trong và ngoàinước
- Trình độ phát triển của khoa học, công nghệ đối với quá trình phát triển của mặt hàngnày trong hiện tại và tương lai,
Hệ thống thông tin trên lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế-xã hội khác có liênquan Chẳng hạn xét về quan hệ cung-cầu lại phụ thuộc vào hàng loạt các thông tin khácnhau Nếu sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu sản xuất thì phải xuất phát từ các thông tin
về suất đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nếu nó là sản phẩm tiêu dùng của dân
cư thì phải có được các thông tin liên quan đến thu nhập của dân cư, tỷ lệ quỹ tiêu dùngcủa dân cư dành cho tiêu dùng sản phẩm này, khả năng sản xuất ra và sự biến động cóthể về giá cả các sản phẩm thay thế Ngoài ra, còn phải xem xét khả năng xuất khẩu trên
cơ sở các thông tin về ngoại thương Đây là những vấn đề hết sức phức tạp liên quan đếnviệc thiết lập hệ thống thông tin để lập bảng cân đối liên ngành
3.2.2 Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh
Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường Mọidoanh nghiệp đều phải xuất hiện trên thương trường Đây là điểm rất khác biệt với cơ
Trang 8chế quản lý kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung Để chiến thắngtrong cạnh tranh, một mặt đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải bí mật thông tin về tình hìnhsản xuất và chi phí sản xuất của đơn vị mình, mặt khác lại phải nắm bắt được các thôngtin trên ở các đối thủ cạnh tranh.
Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải tổ chức thu thậpthông tin nội bộ doanh nghiệp vừa phải tổ chức các cuộc điều tra chuyên môn trên thịtrường để có các thông tin về đối thủ cạnh tranh như điều tra thị hiếu, điều tra nhu cầu,giá cả thích hợp, nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư,
3.2.3 Thông tin phục vụ tối ưu hóa sản xuất
Đây là các thông tin có liên quan đến việc cung và sử dụng các yếu tố đầu vào nhưlao động, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc, Trong nền kinh tế thị trường thì "đầura" do thị trường quyết định một cách khắt khe nhưng "đầu vào" còn tùy thuộc một phầnvào việc tìm kiếm nó trên thị trường của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, việctìm kiếm các yếu tố này đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng thậm chí của một quốcgia Người ta có thể tìm thấy nó trên phạm vi toàn cầu do xu hướng toàn cầu hóa
Do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt được các thông tin có liên quan đến sản xuất,giá cả các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường trong vàngoài nước để ra quyết định tối ưu
3.2.4 Thông tin về kinh tế vĩ mô
Những thông tin về kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng để các doanh nghiệp dự đoán
xu thế phát triển trong tương lai gần và tương lai xa để doanh nghiệp tìm ra phươnghướng, bước đi phù hợp với tình hình chung, tranh thủ thời cơ và khắc phục rủi ro tronghoạt động của mình
Xét trên giác độ tổ chức, việc cung cấp thông tin từ bên ngoài vào gồm có:
- Thông tin quản lý: Gồm những thông tin mới nhất về các quan điểm với các loại ýkiến mới nhất rút ra từ các hội thảo khoa học phục vụ cho việc ra quyết định: kinhnghiệm quản lý tiên tiến, những văn bản mới về pháp luật, các chính sách kinh tế - xãhội của Đảng và Nhà nước
- Thông tin kinh tế: Bao gồm những thông tin về giá cả, thị trường tài chính, thươngmại,
- Thông tin khoa học-công nghệ trong và ngoài nước, chọn và đánh giá công nghệ
Trang 9mà doanh nghiệp có thể nhập, giới thiệu và chuyển giao.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1 Trình bày các khái niệm thường dùng trong thống kê?
2 Trình bày các thang đo trong thống kê? Cho ví dụ.
3 Trình bày vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp?
CHƯƠNG II
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
Quá trình nghiên cứu thống kê cũng chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Điều tra thống kê bao gồm thu thập các thông tin ban đầu về các tiêuthức ở từng đơn vị tổng thể;
Giai đoạn II: Tổng hợp thống kê bao gồm tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu đãthống kê để phát hiện các vấn đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp
Các bước và các giai thu thập được từ giai đoạn I;
Giai đoạn III: Phân tích thống kê nhằm sử dụng những phương pháp chuyên môncủa đoạn này đều có mối liên hệ rất chặt chẽ Kết quả và chất
lượng kết quả của bước trước làm cơ sở và có ảnh hưởng đến chất lượng bước sau
I ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1.1 Khái niệm
Điều tra thống kê là tiến hành thu thập các thông tin ban đầu một cách khoa họctheo một kế hoạch thống nhất về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian vàkhông gian cụ thể Việc thu thập thông tin thống kê (thường gọi là điều tra thống kê)
cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp
thời
1.2.Các loại điều tra thống kê
a/ Xét về quá trình thu thập thông tin chia làm hai loại: Điều tra thường xuyên và điều
tra không thường xuyên
Trang 10Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập thông tin một cách thường xuyên vềhiện tượng nghiên cứu Nó áp dụng với hiện tượng nghiên cứu có sự biến động liên tục Điều tra không thường xuyên là chỉ tiến hành thu thập thông tin của hiện tượngnghiên cứu khi thấy cần thiết Nó áp dụng cho những hiện tượng nghiên cứu ít biếnđộng, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên.
b/ Xét trên giác độ phạm vi thu thập thông tin chia làm 2 loại: Điều tra toàn bộ và điều
tra không toàn bộ
Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập thông tin ở tất cả các đơn vị của tổng thể Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập thông tin từ một số đơn vị được chọn ra
từ tổng thể chung Điều tra không toàn bộ là loại thu thập thông tin chủ yếu của thống kêhiện nay Nó tiết kiệm được chi phí, thời gian điều tra được rút ngắn, chất lượng các tàiliệu thu được tốt hơn,…Số đơn vị mẫu chọn ra ít nên có thể đi sâu nghiên cứu đượcnhiều mặt (nhiều chỉ tiêu) về hiện tượng nghiên cứu
c/ Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra, điều tra không toàn bộ được
chia ra:
Điều tra chọn mẫu:
Điều tra chọn mẫu là loại điều tra thống kê không toàn bộ người ta chọn ra một sốđơn vị đủ lớn (gọi là đơn vị mẫu) theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đạidiện cho tổng thể chung để điều tra thực tế Dựa vào kết quả điều tra được có thể tínhtoán suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung
Trong thực tế có nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội không thể điều tra toàn bộ được
Ví dụ: để xác định năng suất sản lượng cây trồng người ta không thể gặt hoặc cân đongtoàn bộ sản lượng cây trồng trong các hộ dân cư Để xác định chất lượng đồ hộp người takhông thể mở tất cả các hộp ra để kiểm tra vì làm như vậy quá tốn kém và mất thời gian.Bằng hai ví dụ nêu trên cho thấy muốn có thông tin trong một số trường hợp có thể tiếnhành điều tra không toàn bộ
Điều tra trọng điểm:
Điều tra trọng điểm là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành điều tra ở bộphận chủ yếu nhất, có đặc điểm nổi bật nhất của tổng thể xét theo tiêu thức điều tra,nhằm nghiên cứu tính chất điển hình của hiện tượng Kết quả điều tra không được dùng
để suy rộng các đặc trưng đó cho tổng thể chung
Điều tra chuyên đề:
Trang 11Điều tra chuyên đề là loại điều tra chỉ được tiến hành trên một số rất ít đơn vịtổng thể Do đó có thể đi sâu thu thập thông tin nhiều tiêu thức Kết quả điều tra khôngđược dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ để đánh giá tổng thể chung mà chủ yếu đểnghiên cứu kinh nghiệm hoặc phân tích nguyên nhân đạt đơn vị điển hình tiên tiến hoặcyếu kém.
Trong thực tế người ta còn có thể kết hợp các loại điều tra trên với nhau Ví dụkhi điều tra về tình hình tiêu thụ hàng hóa (một số mặt hàng) ở Việt Nam, người ta tiếnhành điều tra chọn mẫu ở năm thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ĐàNẵng, Cần Thơ
1.3 Hình thức tổ chức thu thập thông tin
Có hai hình thức thu thập thông tin thống kê: Báo cáo thống kê định kỳ và điều trachuyên môn
a Báo cáo thống kê định kỳ
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báocáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Báo cáo thống kê bao gồm:
- Các quy định về thẩm quyền lập và ban hành biểu mẫu báo cáo
- Các quy định về biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo, bao gồm: mục đích, ý nghĩa,khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính các chỉ tiêu báo cáo, danh mục các loạichỉ tiêu ghi trong báo cáo
- Các quy định về việc thực hiện chế độ báo cáo như đối tượng lập báo cáo, thời hạn nộpbáo cáo, đơn vị (tổ chức) nhận báo cáo,…
Cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành biểu mẫu để các đơn vị thu thập, tổnghợp thông tin theo nội dung, phương pháp thống nhất được sử dụng cho các đối tượngđiều tra trong nhiều năm Các đơn vị tiến hành tổng hợp thông tin ban đầu để ghi vàobiểu mẫu ban hành thống nhất mà người ta gọi nó là “Báo cáo thống kê cơ sở”
Báo cáo thống kê cơ sở là loại báo cáo do các đơn vị cơ sở (doanh nghiệp nhà nước
có hạch toán độc lập, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội,nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài,…) lập từ số liệu ghi chép ban đầu theo hệ thống biểu mẫu thống nhất và báo cáocho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan thống kê nhà nước được quy định trongchế độ báo cáo Dưới đây là biểu báo cáo hàng tháng của các doanh nghiệp nhà nước có
Trang 12hoạt động sản xuất công nghiệp ban hành theo Quyết định số 156/2003/QĐ-TCTK ngày13/3/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê hiện đang sử dụng:
(Áp dụng đối với doanh nghiệp
có hoạt động công nghiệp).
Tên doanh nghiệp ………
Mã số thuế của doanh nghiệp:
Ngành sản xuất kinh doanh………
Loại hình doanh nghiệp………
số
Đơnvịtính
ThựchiệnthángBC
Cộng dồn từđầu năm đếncuối tháng BC
Dự tínhtháng tiếptheo
1.Giá trị sản xuất (Giá cố định) 01 Tr.đ
2.Doanh thu thuần SXKD-Tổng số 02 Tr.đ
Trong đó: DTT bán nguyên, vật liệu
và hàng hoá mua vào, bán ra không
qua chế biến tại DN (nếu có)
03 Tr.đ
Trong đó: Giá vốn hàng bán 04 Tr.đ
3.Thu nhập về cho thuê tài sản cố
định kèm theo người điều khiển
Trang 13(Ghi theo danh mục SPCN)
-Ghi chú: (*)Thuế tiêu thụ gồm: Thuế VAT hàng nội địa, Thuế TTĐB, Thuế XK
7.Tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng
…, ngày…tháng…năm…
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)(Họ, tên)
b Điều tra chuyên môn
Là hình thức thu thập thông tin thống kê bằng các phương pháp chuyên môn nhưđiều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, điều tra chọn mẫu nhỏ,
…
1.4 Phương pháp thu thập thông tin thống kê
Có 2 phương pháp thu thập thông tin thống kê: phương pháp đăng ký trực tiếp vàphương pháp gián tiếp
a Điều tra trực tiếp
Là phương pháp thu thập thông tin mà người điều tra phải trực tiếp gặp gỡ, tiếpxúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin Phái viên điều tra có thể trực tiếp cân,đong, đo, đếm về quy mô, khối lượng hoặc kích thước của đối tượng điều tra hoặc trựctiếp phỏng vấn đối tượng điều tra,…Chẳng hạn để điều tra mức sống của dân cư, pháiviên điều tra phải đến từng hộ thuộc mẫu điều tra để phỏng vấn trực tiếp chủ hộ để thuthập thông tin Với điều tra chăn nuôi, phái viên điều tra phải đến từng nhà, ra tậnchuồng của hộ điều tra dể thu thập thông tin
Phương pháp này thường có độ chính xác cao bởi phái viên điều tra trực tiếp thuthập thông tin Đồng thời họ phải cân đối các thông tin mà người cung cấp thông tinkhông nhớ chính xác tại chỗ để đối tượng cung cấp thông tin tự kiểm tra lại thông tin mà
họ đã cung cấp
Trang 14Căn cứ vào t/ch liên t ục
của việc thu thập thông tin
Căn cứ vào phạm vi tổng thể tiến hành điều tra
Điều tra khôngtoàn bộ
Đ/trtrọngđiểm
Đ/trchuyênđề
Đ/trchọnmẫu
b Điều tra gián tiếp
Là phương pháp thu thập thông tin mà người điều tra không phải trực tiếp gặp gỡ,tiếp xúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin Người điều tra thu thập tài liệu quabản viết (phiếu điều tra gửi cho các đối tượng cần thu thập thông tin rồi họ gửi lại thôngtin cần thu thập) hoặc qua chứng từ, sổ sách hoặc văn bản, tư liệu có sẵn
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí
Hạn chế của phương pháp này thể hiện:
- Mức độ chính xác phương pháp này thường bị hạn chế vì người gửi thông tin ghi cóthể bị sai hoặc nhầm lẫn hoặc không hiểu đầy đủ nội dung chỉ tiêu mà mình cung cấp,…Người thu thập thông tin không thể biết rõ địa chỉ của người cung cấp thông tin nên khiphát hiện ra sai sót trong thông tin được cung cấp cũng không thể gặp gỡ để chỉnh lý lạithông tin
- Nhiều phiếu phỏng vấn không thu lại được do nhiều nguyên nhân
- Các phiếu thường ghi thiếu thông tin làm cho việc tổng hợp gặp nhiều khó khăn, tỷ lệphiếu sử dụng bị hạn chế Điều này đôi khi làm cho người ta lầm tưởng rằng khi tổnghợp tài liệu người ta cố loại bỏ những phiếu trả lời không theo ý đồ của lãnh đạo,…
Phân loại điều tra thống kê được tóm tắt theo mô hình sau:
II TỔNG HỢP THỐNG KÊ
2.1 Khái niệm, ý nghĩa, phương pháp tổng hợp thống kê
Trang 15Những thông tin thu thập được trong điều tra nếu cứ để nguyên như vậy thì khôngrút ra được những đặc trưng chung nhất về hiện tượng nghiên cứu Vì vậy cần phải tổnghợp chúng lại.
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hoá một cách khoa họccác tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê
Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là chuyển từ các đặc trưng cá biệt của từngđơn vị thành đặc trưng chung của tổng thể Là tài liệu để phục vụ cho phân tích và dựđoán thống kê Phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê là phương pháp phân tổ thốngkê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia cácđơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ mà các đơn vị trong cùng một tổ có tínhchất giống nhau
Bảng 2.1 Kết quả điều tra về tuổi nghề và năng suất lao động trong tháng 10 năm 2008của 10 công nhân của phân xưởng A Công ty VLC
Tuổinghề
Năng suất lao động(Tr đ/ người / tháng)
2.2 Một số vấn đề về phân tổ thống kê
a Tiêu thức phân tổ
Để tiến hành phân tổ, trước hết cần phải xác định được tiêu thức phân tổ
Trang 16Tiêu thức phân tổ là tiêu thức mà căn cứ vào đó để tiến hành phân chia hiện tượngnghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau theo tiêu thức nghiên cứu đó.
Nguyên tắc để lựa chọn tiêu thức phân tổ là:
- Trước hết cần phải phân tích về mặt lý luận để tìm ra tiêu thức bản chất nhất và mối liên hệ giữa tiêu thức đó với các tiêu thức khác để quyết định tiêu thức phân tổ
- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn tiêu thức phân tổ
- Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu để chọn tiêu thức phân tổ
b Các loại phân tổ thống kê
- Phân tổ đơn (phân tổ theo một tiêu thức) là trường hợp đơn giản nhất và được sử dụng
phổ biến nhất trong phân tổ thống kê Phân tổ đơn là sự phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu theo một tiêu thức
- Phân tổ phức tạp là phân tổ từ hai hoặc nhiều tiêu thức.
c Phân tổ theo một tiêu thức
Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
-Nếu tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện thì mỗi biểu hiện là cơ sở lập thành 1 tổ.
Ví dụ: Phân tổ các loại hình đoanh nghiệp theo nguồn vốn: DNNN, DN ngoài nhànước, DNFDI
-Nếu tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện thì người ta ghép các một số biểu hiện
có các đặc điểm gần giống nhau vào một tổ: ví dụ phân ngành kinh tế Việt Nam ngànhcông nghiệp được chia thành: công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp khai khoáng;sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;cungcấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
Phân tổ theo tiêu thức số lượng
- Nếu tiêu thức số lượng có ít trị số, thì mỗi trị số là căn cứ lập thành một tổ Ví dụ
phân tổ công nhân theo bậc thợ, phân tổ sinh viên học môn nguyên lý thống kê theođiểm thi
- Nếu tiêu thức số lượng có nhiều trị số Thì thường phân tổ có khoảng cách tổ
Phân tổ có khoảng cách tổ: Phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau hoặc khôngbằng nhau Việc phân tổ có khoảng cách bằng nhau thường được áp dụng cho những tiêuthức có lượng biến biến động tương đối đều đặn Gọi h là khoảng cách tổ thì:
Trang 17k: số tổ cần thiết.
max
x : lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.
min
x : lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.
Trong thực tế số tổ k được xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tùy theo đặc điểmcủa hiện tượng nghiên cứu Ngoài ra ta có thế xác định k bằng công thức: k 32n, với
n là số đơn vị được quan sát
- Phân tổ mở: trường hợp lượng biến rời rạc và quá trễ ở một phía hoặc cả hai phía thìcần phân tổ mở Có thể mở một phía hoặc cả hai phía
Ví dụ: Có số liệu về thu nhập(làm thêm) của 50 sinh viên (đơn vị tính là trăm ngànđồng) như sau:
d Phân theo nhiều tiêu thức: Là tiến hành phân tổ theo từ hai tiêu thức trở lên Có hai
phương pháp phân tổ theo nhiều tiêu thức:
- Phân tổ kết hợp: Là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức Thông thường ưutiên theo thứ tự các tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu hoặc có ít biểuhiện trước Ví dụ tổng thể là dân số, người ta phân tổ theo giới tính trước sau đó đến độtuổi để xây dựng tháp dân số
Trang 18- Phân tổ nhiều chiều, là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau Người tađưa các tiêu thức về một tiêu thức tổng hợp rồi sau đó sử dụng tiêu thức tổng hợp đểphân tổ.
III PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê Phântích thống kê là căn cứ vào tài liệu tổng hợp thống kê để:
- Xem xét mối liên hệ của các nguyên nhân đến kết quả của hiện tượng nghiên cứu
- Để rút ra xu hướng vận động, quy luật vận động của hiện tượng nghiên cứu
- Dự đoán quy mô, khối lượng hoặc chiều hướng vận động của hiện tượng nghiên cứutrong tương lai
Chẳng hạn, từ tài liệu tổng hợp ở bảng 04 rút ra tính quy luật đối với đơn vị này là:Công ty này sản xuất loại sản phẩm mà tuổi nghề càng cao thì năng suất lao động càngcao Có thể:
+ Đây là loại sản phẩm đòi hỏi trình độ khéo léo hơn là sức cơ bắp
+ Hoặc do công nhân của công ty còn trẻ (tuổi nghề cao nhất là công nhân H mới 14).Suy ra tuổi đời mới khoảng 32 đến 34 Do đó chưa thể hiện được mức độ tác động củatuổi đời đến NSLĐ Để có kết luận đúng đắn cần khảo sát thêm
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG II
1 Vì sao người ta lại cho rằng: để thu thập thông tin thống kê thường tiến hành điều tra
không toàn bộ?
2 Để xác định được số sản phẩm công nghiệp sản xuất được hàng tháng thống kê tiến
hành điều tra toàn bộ hay không toàn bộ? Vì sao?
3 Hàng năm (vào cuối tháng 3 năm sau) các DN phải nộp “Báo cáo tài chính DN” cho
các cơ quan liên quan
a/ Đây có phải là cuộc điều tra thống kê không?
b/ Nếu là cuộc điều tra thống kê thì đó là điều tra toàn bộ hay không toàn bộ?
c/ Phương pháp thu thập thông tin là trực tiếp hay gián tiếp?
4 Số hộ trên địa bàn vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 của tỉnh A là 250.000 hộ Để xác
định mức sống của dân cư, Cục Thống kê của tỉnh tiến hành điều tra ở 150 hộ Nhânviên tham gia điều tra có 5 người Họ đến các hộ để thu thập thông tin Hãy xác định:
a/ Tổng thể chung; tổng thể mẫu?
Trang 19b/ Loại điều tra? Phương pháp điều tra?
5.Có số lịệu về tiền lương của 32 công nhân doanh nghiệp A như sau(triệu đồng):
a Hãy phân tổ công nhân theo tiền lương
b Tính tiền lương trung bình theo số liệu ban đầu
c Dùng sơ đồ biểu diễn tần số của các tổ Từ đó đưa ra nhận xét
CHƯƠNG III
THỐNG KÊ MÔ TẢ
Sau khi thu thập và tổng hợp thông tin cần phải biết cách trình bày những thông tin
đó một cách khoa học phục vụ tốt nhất cho yêu cầu của công tác quản lý kinh tế-xã hội.Người lãnh đạo thường rất ít thời gian để nắm bắt thông tin nhưng lại cần nắm đượcnhiều thông tin Để đáp ứng một cách có hiệu quả cao nhất cho lãnh đạo người làm côngtác thống kê cần biết cách trình bày thông tin thống kê đó Các phương pháp tình bàynhững thông tin này được gọi là phương pháp mô tả thống kê Nó bao gồm các phươngpháp sau:
I MÔ TẢ BẰNG BẢNG (BIỂU) THỐNG KÊ
1.1 Khái niệm, tác dụng của bảng thống kê
Bảng (biểu) thống kê là một hình thức phản ánh các tài liệu thống kê một cách hệthống, hợp lý, rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiêncứu
Bảng thống kê có tác dụng cung cấp cho người đọc các thông tin, cho phép nhận biết
và phân tích sơ bộ về hiện tượng làm cơ sở cho các phân tích sâu hơn
1.2 Hình thức và nội dung của bảng thống kê
+ Về hình thức
Trang 20- Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang, các cột dọc, các tiêu đề, các tài liệu và cáccon số.
- Hàng ngang, cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh sốthứ tự
- Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê
- Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng
+ Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải thích
- Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ tổng thể nghiên cứu được phânthành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, loạihình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau Hay nói cách khác,phân chủ đề thể hiện tiêu thức phân tổ các đơn vị tổng thể thành các tổ Vị trí của phầnnày thường để ở bên phải phía dưới của bảng (tên của các hàng- tiêu đề hàng)
- Phần giải thích: Nội dung phần này gồm các chỉ tiêu giải thích về các đặc điểm củađối tượng nghiên cứu (giải thích phần chủ đề của bảng) Vị trí của phần này thường để ởbên trái phía trên của bảng (tên của các cột- tiêu đề cột)
Trang 21- Các tiêu đề, tiêu mục nên ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu;
- Các hàng và các cột được ghi kí hiệu và đánh số;
- Các chỉ tiêu giải thích sắp xếp hợp lí;
Quy ước khi ghi thông tin vào các ô trong bảng thống kê:
- Ghi dấu (-) nghĩa là ô đó không có tài liệu
- Ghi dấu (…) nghĩa là ô đó còn thiếu tài liệu
- Ghi dấu ( ) nghĩa là ô đó không có liên quan gì giữa dòng cà cột
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VLC trong hai năm 2008- 2009Mặt
SP)
Doanh thu (tr.
đ)
Số lượn g (SP)
Đơn giá (tr.
đ/
SP)
Doanh thu (tr.
đ)
Số lượn g (SP)
Đơn giá (tr.
đ/
SP)
Doanh thu (tr đ)
Thực hiện 2009/2008
Thực hiện kế hoạch 2009
(Ghi rõ họ và tên)
Hà Nội, ngày30 tháng 1 năm 2010
GĐ Công ty Trần Văn B(đã ký tên và đóng dấu)(Ghi rõ họ và tên)
Qua cột 11 bảng 01 cho thấy, doanh thu năm 2009 so với 2008 tăng 34,46% trong đómặt hàng A tăng nhanh nhất 37,5%, mặt hàng C tăng chậm nhất 32% Nếu so với kếhoạch đề ra cho năm 2009 (cột 12) thì mặt hàng A hoàn thành vượt kế hoạch nhiều nhất
là 20,19%, mặt hàng B vượt kế hoạch ít hơn cả, nó chỉ vượt 5,19%
Tổng của cột 2, 3, 5, 6, 8 và cột 9 không có ý nghĩa và cũng không thể cộng lại được vìđơn vị tính toán các cột 2, 5 và 8 khác nhau
II MÔ TẢ BẰNG ĐỒ THỊ THỐNG KÊ
Trang 22Đồ thị thống kê là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách kháiquát bằng các hình vẽ, màu sắc Nó là sản phẩm của sự kết hợp một cách khoa học cáchình vẽ, đường nét hình học, số liệu, màu sắc,…dùng để miêu tả có tính chất quy ướccác tài liệu thống kê Đồ thị thống kê giúp người ta dễ nhận biết được quy mô, nhịp độbiến động, xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu.
Nhờ vậy người xem không mất nhiều thời gian công sức để đọc các con số mà vẫnnắm được vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng
Đồ thị thống kê chỉ trình bày một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất
và xu hướng phát triển của hiện tượng
Do các đặc điểm nêu trên, đồ thị thống kê có tính quần chúng có sức hấp dẫn và sinhđộng làm cho người ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể lĩnh hội được vấn đề chủ yếu mộtcách dễ dàng đồng thời giữ được ấn tượng sâu sắc đối với hiện tượng nghiên cứu Vìvậy, đồ thị thống kê thực sự đã trở thành một phương tiện tuyên truyền, biểu dương cáckết quả công tác, sản xuất một cách rất hữu hiệu
Tuỳ theo nội dung phản ánh người ta đặt tên gọi các loại đồ thị:
Trình độ phổ biến của hiện tượngTuỳ theo hình thức biểu hiện, người ta lại có các tên gọi tương ứng:
Trang 23- Bản đồ thống kê.
Những yếu tố chính của đồ thị
1/ Tên và lời ghi chú : Mỗi đồ thị đều phải có tên một cách rõ ràng, chính xác, có lời ghi
chú giải thích các ký hiệu quy ước các con số và ghi chú dọc theo thang tỷ lệ Các con số
và ghi chú bên cạnh từng bộ phận của đồ thị
2/ Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ quyết định hình dáng của đồ thị Các ký hiệu hình
học có nhiều loại như các đường chấm, đường thẳng, đường cong hoặc gấp khúc Cáchình vẽ khác trên đồ thị cũng thay đổi nhiều loại, tuỳ tính chất của hiện tượng nghiêncứu.Ví dụ: khách sạn, vườn thú,…
3/ Hệ toạ độ giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký hiệu hình học trên đồ thị Đồ
thị thống kê thường trình bày trên toạ độ vuông góc, trong đó trục hoành biểu thị thờigian, trục tung biểu hiện biến số theo thời gian của chỉ tiêu Trường hợp phân tích mốiliên hệ giữa hai tiêu thức thì tiêu thức nguyên nhân để ở trục hoành, tiêu thức kết quảđược biểu hiện trên trục tung
Thang và tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng trên đồ thị khoảng cáchtrên trục toạ độ có thể gây ảo giác làm sai lệch bản chất của hiện tượng cần thể hiện.Phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc mô tả để lựa chọn dạng đồ thị, quy mô
đồ thị, thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị,…
Chẳng hạn, có tài liệu thống kê về quy mô và cơ cấu GDP của địa phương Y nhưsau:
Bảng 3.2 Quy mô GDP của địa phương Y năm 2000 và 2009
a/ Nếu sử dụng đồ thị hình tròn: Để thể hiện sự khác nhau về quy mô phải vẽ diện tích
hình tròn thể hiện GDP năm 2009 có diện tích lớn gấp 1,6 lần năm 2005 Để thể hiện sự
Trang 24khác nhau về cơ cấu phải phân chia góc của các hình quạt tương ứng với tỷ trọng củatừng khu vực như sau:
Bảng 3.3 Cơ cấu GDP của địa phương Y năm 2005 và 2009
b/ Nếu sử dụng đồ thị hình cột: Để thể hiện sự khác nhau về quy mô phải vẽ chiều cao
của hình cột thể hiện GDP năm 2009 gấp 1,6 lần năm 2005 Để thể hiện sự khác nhau
về cơ cấu phải phân chia chiều cao của hình thành 3 phần tương ứng với tỷ trọng củatừng khu vực Mỗi khu vực kinh tế, trên đồ thị sử dụng một màu Với kỹ thuật phối màugiúp cho người ta dễ nhận biết được sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội
Hình 3.1 Biểu diễn bằng đồ thị hình tròn về cơ cấu GDP của địa phương Y năm 2005
1 2 3
Ký hiệu
1- là tỷ trọng của khu vực I2- là tỷ trọng của khu II3- là tỷ trọng của khu III
Trang 25Hình 3.2 Biểu diễn bằng đồ thị hình tròn về cơ cấu GDP của địa phương Y năm 2009
1 2 3
Nếu có một chuỗi số liệu biểu hiện sự biến động theo thời gian người ta thườngdùng đồ thị hình cột hoặc đường gấp khúc (đồ thị hình gậy) Giả sử có thông tin vềdoanh thu của Công ty X qua các năm như sau:
Bảng 3.4 Doanh thu của Công ty X trong thời kỳ 2000 và 2007
Series1
Hình 3.4 Biểu diễn bằng đồ thị đường gấp khúc doanh thu của Công ty X qua các năm
Trang 260 20 40 60 80 100 120 140 160
Series1
III MÔ TẢ BẰNG SỐ LIỆU
3.1 Số tuyệt đối trong thống kê
a Khái niệm về số tuyệt đối
Số tuyệt đối trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng, kích thước,
… của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
Ví dụ, báo cáo tổng kết năm 2009 của Hội đồng nhân dân xã Phúc Sơn có đoạn viết:
“Mặc dù có những khó khăn do thiên tai gây ra nhưng do sự phấn đấu không mệt mỏicủa toàn dân trong xã nên sản lượng thóc thu được trong năm là 1.200 tấn, cao hơn nămngoái 100 tấn Tuy dịch lợn tai xanh đã làm chết mất 150 con nhưng đàn lợn của xã vẫngiữ được quy mô như năm trước Sản lượng thịt sản xuất được trong năm đạt 700 tấn.Dân số của xã tính đến ngày 1 tháng 7 có 4.000 người.”
Sản lượng thóc thu được, số lợn bị chết, sản lượng thịt sản xuất được, số dân nêutrong báo cáo của Hội đồng nhân dân xã Phúc Sơn là các số tuyệt đối
b Ý nghĩa của số tuyệt đối
Số tuyệt đối phản ánh quy mô, mức độ, khối lượng của hiện tượng như các con sốnói trên: cả năm sản xuất được những sản phẩm gì? bao nhiêu?
Số tuyệt đối còn nói lên số đơn vị của tổng thể (số doanh nghiệp, số máy móc thiếtbị,…) hoặc tổng số các trị số về biểu hiện của một tiêu thức nào đó Chẳng hạn, số sảnphẩm sản xuất được trong 1 tháng hoặc trong 1 quý của một đơn vị nào đó
Số tuyệt đối là cơ sở để tính toán số tương đối, số bình quân, để tiến hành phân tíchthống kê,… Chẳng hạn, với báo cáo trên tính được sản lượng thóc, sản lượng thịt sảnxuất được tính bình quân một người dân trong xã
c Đặc điểm của số tuyệt đối
Trang 27Số tuyệt đối là sản phẩm của điều tra thống kê và tổng hợp thống kê.
Số tuyệt đối luôn gắn với một nội dung kinh tế- xã hội cụ thể, trong điều kiện lịch sử
cụ thể, có đơn vị tính cụ thể
d Đơn vị tính của của số tuyệt đối
Đơn vị tự nhiên như: cái, con, chiếc,…
Đơn vị vật lý (hiện vật): tấn, m3, lít,…
Đơn vị hiện vật quy ước: máy kéo tiêu chuẩn, sản lượng lương thực quy thóc, sản lượng ngũ cốc,…
Đơn vị tiền tệ
Đơn vị kép: tấn.km, lượt người,…
e Loại số tuyệt đối
Có 2 loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm
Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng được tích luỹ trong
một thời kỳ nào đó Thời kỳ có thể là ngày, tháng, quý, năm,… Số tuyệt đối thời kỳ là sựtích lũy về mặt lượng trong cả thời kỳ Khi cộng số tuyệt đối thời kỳ thì kết quả đó cónghĩa như mở rộng khoảng thời gian nghiên cứu
Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một
thời điểm nhất định Khi cộng số tuyệt đối thời điểm thì kết quả đó không có ý nghĩa gì,
Trang 28Chỉ tiêu 1, 3 và 4 là số tuyệt đối thời điểm Bởi lẽ nó chỉ biểu hiện giá trị hàng dựtrữ, số lao động, tài sản ngắn hạn có ở ngày đầu tháng Giá trị hàng dự trữ số lao động,tài sản ngắn hạn của các ngày trước và sau nó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn Nếu cộngtổng số giá trị hàng dự trữ số lao động, tài sản ngắn hạn tại ngày đầu của cả 7 tháng ở cột
8 thì con số này không có ý nghĩa kinh tế gì
Chỉ tiêu thứ 2 là số tuyệt đối thời kỳ Bởi lẽ doanh thu tiêu thụ hàng là số tích luỹ(tổng số) của doanh thu tất cả các ngày trong tháng Do đó con số tổng cộng 3410 cónghĩa là cả 7 tháng công ty đạt doanh thu là 3410 tr.đ Số tổng của dãy số thời kỳ có ýnghĩa như mở rộng khoảng thời gian nghiên cứu
3.2 Số tương đối trong thống kê
a Khái niệm về số tương đối
Số tương đối trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉtiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian, không gian hoặc giữa hai chỉ tiêuthống kê khác loại nhưng có quan hệ với nhau
Nếu so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian ta có
số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch Nếu so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kêcùng loại nhưng khác nhau về không gian có số tương đối không gian hay số tương đối
so sánh, số tương đối kết cấu Nếu so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê khác loại nhưng cóquan hệ với nhau ta có số tương đối cường độ Trong hai đại lượng đem ra so sánh của
số tương đối, một đại lượng được chọn làm gốc
b Ý nghĩa của số tương đối
Để đánh giá sự biến động của hiện tượng theo thời gian người ta thường phải sửdụng số tương đối
Số tương đối được dùng để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, trình
độ phát triển, để lập kế hoạch và kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biếncủa hiện tượng trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể
Người ta sử dụng số tương đối để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúngnhằm giữ bí mật thông tin khi cần thiết
Ví dụ, nếu nói bão lụt đã gây thiệt hại cho tỉnh A rất lớn, nó làm cho 30% diện tíchlúa vụ mùa 2009 không thu hoạch được Đọc con số này ta không biết được thiệt hại lớnđến mức độ nào Nếu tỉnh đó gieo cấy 1000 ha mà mất 30% thì chỉ mất 300 ha, còn nếutỉnh đó gieo cấy 100.000 ha thì diện tích không thu hoạch được sẽ là 30.000 ha
Trang 29Số tương đối còn được dùng để so sánh những hiện tượng không cùng quy mô.Chẳng hạn, dân số của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Định rất khác nhau Do đó
số trẻ em sinh ra trong năm chắc chắn ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ nhiều hơn tỉnh BìnhĐịnh từ 5 đến 7 lần Muốn đánh giá công tác kế hoạch hóa gia đình ở đâu thực hiện tốthơn ta phải dùng số tương đối như tỷ lệ sinh thô trong năm hoặc tỷ lệ phụ nữ trong độtuổi sinh sản sinh con thứ 3 Đơn vị nào có các tỷ lệ trên cao chứng tỏ ở đó công tác dân
số kế hoạch hoá gia đình thực hiện chưa tốt
c Đặc điểm của số tương đối
Số tương đối là sản phẩm của tính toán Căn cứ vào các số tuyệt đối đã có để tính ra
số tương đối Chẳng hạn, căn cứ vào các số tuyệt đối trong báo cáo của Hội đồng nhândân xã Phúc Sơn ta tính được các số tương đối như:
Sản lượng thóc sản xuất được tính bình quân cho 1 nhân khẩu = 1.200.000 kg : 4000người = 300 kg/người
Sản lượng thịt heo sản xuất được tính bình quân cho 1 nhân khẩu = 700.000 kg : 4000người = 175 kg/người
Sản lượng thóc sản xuất của năm 2009 so với 2008 = (1200:1100) 100 = 1,091 lần haybằng 109,1%
Các con số tính được ở trên được gọi là số tương đối Từ thực tế tính toán đó có thểrút ra nhận xét tổng quát sau:
Muốn tính được số tương đối phải có gốc để so sánh
d Đơn vị tính của số tương đối
Đơn vị tính của số tương đối là: lần, % (nếu nhân với 100 đơn vị tính là %, nếukhông nhân với 100 thì đơn vị tính là lần) hoặc đơn vị kép (như kg/người, số dân /km2)
e Các loại số tương đối
Tuỳ theo việc lựa chọn chỉ tiêu so sánh theo thời gian hay theo không gian mà hìnhthành nên số tương đối Để tiện cho việc theo dõi ta quy ước:
yo - Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở kỳ gốc
y1 - Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu
yK - Mức độ kỳ kế hoạch của hiện tượng nghiên cứu
1.e Số tương đối động thái
Số tương đối động thái là sự so sánh mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu (hay kỳbáo cáo) với kỳ gốc so sánh
Trang 301 D 0
y t y
(3.1)Công thức trên nếu nhân với 100 đơn vị tính là %, nếu không nhân với 100 thì đơn
vị tính là lần Kết quả tính cho hay, so kỳ nghiên cứu với kỳ gốc thì hiện tượng nghiêncứu đã lớn lên hay nhỏ đi bao nhiêu lần hoặc bằng bao nhiêu %?
Cũng từ tài liệu trên ta có số tương đối động thái là sự so sánh sản lượng thóc (hoặcsản lượng thịt của xã Phúc Sơn) năm sau so với năm trước Cụ thể, sản lượng thóc sảnxuất của năm 2009 so với 2008 = (1200:1100) 100 = 1,091 lần hay bằng 109,1%
Số tương đối động thái được sử dụng nhiều trong nghiên cứu và quản lý kinh tế - xãhội ở cả tầm vĩ mô và vi mô
2.e Số tương đối kế hoạch
Số tương đối kế hoạch được dùng để lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củatừng đơn vị cơ sở hoặc trên phạm vi rộng như cả tỉnh hoặc cả nước,… và kiểm tra việcthực hiện kế hoạch đó Nó được tính bằng hai chỉ tiêu:
2.e 1 - Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch (t kh ) được dùng để lập kế hoạch phát triển của
hiện tượng nghiên cứu Trong trường hợp này người ta thường gọi là “Số tương đối kếhoạch”
kh 0
k y t y
k
y t y
(3.3)Chú ý: Tích của số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối thực hiện kế hoạch =
Số tương đối động thái
Ví dụ, doanh thu của Công ty Vạn Phúc năm 2008 đạt 150 tỷ đồng Kế hoạch đặt ra chonăm 2009 là 160 tỷ đồng Thực tế doanh thu của Công ty đạt 165 tỷ đồng
Căn cứ vào các thông tin tính được:
1 D 0
100
y t y
= 165 : 150 = 1,1 lần hay 110%
Trang 31kh 0
100
k y t y
= 165:160 = 1,0312 hay 103,12%
tD = tkh tth = 165:150 = 1,06661,0312 =1,1 lần hay 110%
3.e Số tương đối kết cấu (còn gọi là số tương đối cơ cấu hay tỷ trọng)
Số tương đối kết cấu (tkc) là tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành trong tổng thể củahiện tượng nghiên cứu
kc i
i
y t
y
Trong đó: yi - Mức độ của bộ phận thứ i trong tổng thể nghiên cứu
yi - Mức độ chung của tổng thể nghiên cứu
Ví dụ: GDP của việt Nam năm 2012:
4.e Số tương đối so sánh
Số tương đối so sánh (tSS) là loại số tương đối được tính bằng cách (a)so sánh hai mức độcủa một chỉ tiêu thống kê nhưng khác nhau về không gian (còn gọi là số tương đốikhông gian), (b) so sánh giữa hai bộ phận trong cùng một tổng thể
ss i
j
k t k
(3.6)Trong đó: tSS - Số tương đối so sánh
ki - Mức độ của bộ phận i hay đơn vị i
kj- Mức độ của bộ phận j hay đơn vị j
Ví dụ, từ tài liệu bảng 2 ta thấy năm 2005 GDP của khu vực I gấp 1,667 lần khu vực II(= 2500 tỷ đ./1500 tỷ đ = 1,6666 lần) Nhưng đến năm 2009 thì GDP của khu vực I chỉbằng 0,75 lần khu vực II ( = 2.400 tỷ đ / 3.200 tỷ đ = 0,75 lần) Qua kết quả đó cho thấyđịa phương đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất rất nhanh
Trang 325.e Số tương đối cường độ
Là loại số tương đối so sánh hai chỉ tiêu thống kê khác loại nhưng có quan hệ vớinhau Ví dụ như mật độ dân số / km2 (người / km2), thu nhập / đầu người (nghìn đồng /người),…Đơn vị đo của số tương đối cường độ là đơn vị kép
cd i
p
h t h
(3.7)Trong đó: tcd - Số tương đối cường độ
hi - Mức độ của chỉ tiêu i
hp- Mức độ của chỉ tiêu p
Điều kiện vận dụng số tương đối và số tuyệt đối
a/ Khi sử dụng hai loại số này phải chú ý đến đặc điểm của hiện tượng để rút ra kết luận
được chính xác Ví dụ, trong điều kiện lao động thủ công, quy mô lao động được coi làtiêu chuẩn để đánh giá quy mô doanh nghiệp Song trong điều kiện kinh tế phát triển thìphải xét đến quy mô vốn Với lao động thủ công, trình độ tay nghề (bậc thợ) của ngườilao động được dùng để thể hiện trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp nhưng trong điềukiện hiện nay phải là mức trang bị vốn/lao động, trình độ học vấn (bằng cấp),…
b/ Phải sử dụng kết hợp số tương đối với số tuyệt đối
Mặc dù tốc độ phát triển GDP của Việt Nam khá cao (số tương đối) nhưng do điểm xuấtphát (số tuyệt đối) quá thấp nên mức sống của dân cư còn ở mức thấp so với thế giới.Cuối năm 2007 Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 10,2% Xét về số tươngđối ta có cảm giác mức sống được cải thiện rất nhiều Song mức lương cơ bản xuất phátquá thấp là 490 nghìn đồng Nay được nâng lên 540 nghìn đồng Như vậy mức lương cơbản tăng 90 nghìn đồng và với số tiền này chỉ mua được khoảng 1 kg thịt bò loại ngon.Bởi thế khi sử dụng số tương đối phải luôn xem xét gắn nó với số tuyệt đối
Bảng 3.6 Bảng tổng kết về số tuyệt đối và số tương đối
1 Khái niệm Số tuyệt đối trong thống kê
là loại chỉ tiêu biểu hiện quy
mô, khối lượng, kích thước,
… của hiện tượng kinh tế–
xã hội trong điều kiện thờigian và địa điểm cụ thể
Số tương đối trong thống kê là loại chỉtiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa haichỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khácnhau về thời gian, không gian hoặc giữahai chỉ tiêu thống kê khác loại nhưng cóquan hệ với nhau
2 ý nghĩa Biểu hiện quy mô, khối Để đánh giá sự biến động của hiện
Trang 33lượng,… hiện tượng nghiêncứu.
Để tính các số tương đối, sốbình quân
tượng
Để giữ bí mật thông tin khi cần thiết
Để lập và kiểm tra việc thực hiện kếhoạch
Để so sánh những hiện tượng khôngcùng quy mô
3 Đặc điểm Kết quả của điều tra hoặc
tổng hợp thống kê
Kết quả của tính toán
4 Đơn vị đo Đơn vị tự nhiên, đơn vị vật
lý, đơn vị tiêu chuẩn, đơn vịtiền tệ, đơn vị kép
IV CÁC ĐẶC TRƯNG MÔ TẢ VỊ TRÍ CỦA PHÂN PHỐI
Để nghiên cứu được thuận lợi người ta cần cô đặc các biểu hiện về mặt lượng saukhi đã tổng hợp thống kê Sự cô đặc đó là rất cần thiết nếu ta tiến hành so sánh nhiềuphân phối và so sánh sự biến động của các phân phối đó theo thời gian hoặc không gian.Người ta thường dùng hai nhóm đặc trưng: đặc trưng mô tả vị trí (số bình quân, số trung
vị và mốt) và đặc trưng phân tán (khoảng biến thiên, độ lệch tuyệt đối bình quân,phương sai, độ lệch tiêu chuẩn và hệ số biến thiên) Trong giáo trình này, chúng ta chỉnghiên cứu đặc trưng mô tả vị trí của hiện tượng nghiên cứu Nó được biểu hiện bằng sốbình quân (hay số trung bình)
Số bình quân (hay số trung bình) trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu hiện mức độđiển hình theo một tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại
4.1 Số bình quân cộng ( hay số trung bình cộng)
a Khái niệm
Số bình quân cộng (hay số trung bình cộng) là trung bình của tổng các lượng biến
của các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu Nó được tính bằng việc cộng các lượng biến
của tiêu thức nghiên cứu chia cho số đơn vị của tổng thể
b Đặc điểm
- Mỗi dãy số (tập hợp số liệu) chỉ có một số bình quân
- Số bình quân san bằng mọi sự chênh lệch về lượng biến giữa các đơn vị của tiêu thứcnghiên cứu
Trang 34- Số bình quân chịu sự tác động bởi giá trị của mỗi quan sát Do đó lượng biến của mộtquan sát nào đó thay đổi làm cho số bình quân thay đổi Chịu ảnh hưởng mạnh của cáclượng biến đột xuất.
- Phân phối càng không đối xứng thì tính đại diện của số bình quân càng kém
c Tác dụng (hay ý nghĩa)
Số bình quân cộng được sử dụng để:
- Nêu lên đặc điểm chung nhất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian vàđịa điểm cụ thể
- So sánh các tổng thể cùng loại nhưng không cùng quy mô
- Dãy tập hợp số bình quân theo thời gian của một tiêu thức nào đó của hiện tượngnghiên cứu cho thấy xu hướng, tính quy luật của sự phát triển
- Dùng để lập kế hoạch về mức bình quân như thu nhập bình quân, năng suất lao độngbình quân, năng suất cây trồng bình quân,…
d Điều kiện vận dụng
- Nó chỉ được tính ra từ một tổng thể đồng chất vì chỉ có tổng thể đồng chất mới thựchiện được pháp tính cộng
- Số bình quân chung cần được sử dụng kết hợp với số bình quân tổ và dãy số phân phối
n
(3.8)Trong đó: xi - Lượng biến của tiêu thức ứng với đơn vị thứ i (i1,n)
n- Số đơn vị (hay còn gọi là tần số, hay quyền số, hay số lần gặp) của hiệntượng nghiên cứu
Số bình quân cộng giản đơn áp dụng trong trường hợp tần số của các tổ chỉ có 1 đơn vị
Ví dụ, có tài liệu thống kê về năng suất lao động của 5 công nhân trong 1 tổ trong tháng
10 năm 2009 như sau:
NSLĐ bình quân = Tổng kết quả / Tổng số lao động = 68 tr đ / 5 ng = 13,6 tr.đ./ng
Trang 354.2 Số bình quân cộng gia quyền
Gọi xi - Lượng biến của tiêu thức ở nhóm (tổ) thứ i (i= 1,…,n)
fi - Quyền số (còn gọi là trọng số, số lần gặp, tần số, tần suất) thì số bình quân cộnggia quyền có các dạng như sau:
a/ Số bình quân cộng gia quyền tính trong trường hợp phân tổ không có khoảng cách tổ:
i i i
x f x
f
b/ Trường hợp quyền số là số tương đối kết cấu (tần suất):
Số tương đối kết cấu hay còn được gọi với cái tên như: cơ cấu hay tần suất
Trong trường hợp này số bình quân được tính bằng việc sử dụng quyền số là số tươngđối kết cấu Tức là fi được tính bằng lần hoặc %
c/ Tính số bình quân cộng gia quyền trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ:
Giả sử có tài liệu thống kê của Công ty Sao Mai như sau:
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp thu nhập của lao động của Công ty Sao Mai tháng 1 năm 2009:
Hãy tính mức thu nhập bình quân của một lao động toàn công ty?
Để tính được số bình quân trong trường hợp này ta phải thực hiện qua các bước sau:Bước 1: Tính số bình quân giản đơn của từng tổ thứ i (i= 1,…,n)
Bước 2: Nhân giá trị bình quân giản đơn của nhóm (tổ) với quyền số của nhóm (tổ) đó
Trang 36Bước 3: Tính số bình quân chung của tổng thể theo công thức sau:
i i i
x f x
xmax- Lượng biến lớn nhất của nhóm thứ i (giới hạn trên của nhóm i)
xmin- Lượng biến nhỏ nhất của nhóm thứ i (giới hạn dưới của nhóm i)
x f x
f
= 227,5 tr đ : 70 ng = 3,25 tr đ / ng.
d/ Số bình quân cộng gia quyền tính trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ mở:
Đây là trường hợp tổng quát nhất Bởi vì có những phân phối rất phân tán ở 2 đầu.Trường hợp phân tổ mở có khoảng cách tổ bằng nhau thì ngoại suy khoảng cách của tổ
Trang 37Mức thu nhập
(Tr đ./ng.) (x ) i
Số lao động(người) ( f ) i
x f x
f
4.2 Số bình quân điều hoà
Số bình quân điều hòa là một dạng đặc biệt của số bình quân cộng Số bình quân điềuhòa được sử dụng trong trường hợp biết lượng biến và tổng lượng biến của tiêu thứcnghiên cứu nhưng không biết quyền số của từng tổ trong tổng thể hiện tượng nghiêncứu Để tiện theo dõi ta quan sát bảng 3.9 dưới đây
Bảng 3.9 So sánh những thông tin đã có và chưa biết để tính số bình quân theo phươngpháp tính số bình quân cộng và số bình quân điều hoà
Trang 38Tính năng suất lúa bình quân 1 ha của toàn xã?
Năng suất lúa bình quân = Tổng sản lượng lúa của vụ : Tổng diện tích cấy lúa của vụ.Gọi - Năng suất thu hoạch lúa bình quân 1 ha của toàn xã
xi - Năng suất thu hoạch lúa bình quân 1 ha của thôn i (i = 1, 2, 3)
fi- Diện tích cấy lúa của thôn i
4.3 Số bình quân nhân (bình quân hình học)
Số bình quân nhân (bình quân hình học) là loại số bình quân được tính trong mốiquan hệ tích số (tính tốc độ phát triển bình quân) Ví dụ, có tài liệu thống kê về doanhthu của Công ty VLC qua các năm như sau:
Từ tài liệu trên tính tốc độ phát triển bình quân/năm của thời kỳ 2001-2006 của Công tyVLC
xi - Là tốc độ phát triển của năm thứ i so với năm thứ i-1
Tốc độ phát triển doanh thu
108,47
Trang 39Trường hợp bình quân gia quyền có công thức tính:
n
Với fi – Quyền số của tổ i (i = 1, 2…, n)
Ví dụ, có tài liệu thống kê tốc độ phát triển so với năm trước về doanh thu của Công tyVLC trong thời kỳ 2000-2007 (8 năm) như sau: có 3 năm tốc độ phát triển so với nămtrước là 108%, 2 năm 110%, 2 năm là 111% Từ tài liệu trên, tính tốc độ phát triển bìnhquân / năm của thời kỳ 2000-2007 của Công ty VLC?
Gọi - Tốc độ phát triển bình quân năm
x
3
10
Trang 40Chẳng hạn, thống kê về mức lương tháng 7/2008 của phân xưởng may của X Công
ty may Hoàn Mỹ như sau:
Tổng số lao động của công ty có 57 người (57=5+7+10+20+5+3) Như vậy trung vị sẽ là
mức lương của người có thứ tự cộng dồn (thường gọi là tần số tích luỹ) thứ 29 Vì
người thứ 29 là người đứng ở chính giữa của dãy số phân phối
Bảng 3.10 Tính tần số tích luỹ của số công nhân của phân xưởng may X
Trung vị là người thứ 29 Nếu tính cộng dồn về lao động (hay tần số tích luỹ) sẽ nằm ở
tổ thứ 4 Như vậy số trung vị về tiền lương trong tháng của phân xưởng X là 1.500 nghìnđồng Điều đó còn có nghĩa là có đúng 50% công nhân của phân xưởng nhận mức lươngdưới 1.500 nghìn đồng và cũng có đúng 50% người nhận mức lương trên 1.500 nghìnđồng
Nếu dãy số phân phối chuẩn (phân phối đối xứng) thì số trung vị chính bằng số trungbình cộng Ví dụ ở mục 3.1 ở Công ty D
Đối với dãy có khoảng cách tổ:
1
i Me
Me Me
Me
f S