Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong công tác giải ngânNhìn lại kết quả giải ngân kế hoạch năm 2016 vừa qua có thể thấy ngoài nguyên nhân khách quan do các dự án sử dụng TPCP ở vào năm cuố
Trang 1TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ CHO HỢP LÍ
Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhà ở
Trang 2I Kiểm điểm công tác giải ngân kế hoạch năm 2016
1 Tổng quan kế hoạch năm 2016
Trong năm 2016, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển với tổng số nguồn vốn là 49.463 tỷ đồng, bao gồm 39.384
tỷ đồng KH2016 và 10.080 tỷ đồng KH2015 kéo dài Trong đó, số vốn KH2015 kéo dài chủ yếu bố trí cho các dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015
và bổ sung giai đoạn 2014 - 2016 đã hoàn thành, đang thực hiện thanh quyết toán
Về tổng quan, nguồn vốn kế hoạch năm 2016 bố trí cho các dự án ODA
và các dự án giao thông trong nước rất thấp so với nhu cầu, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA Riêng đối với nguồn vốn TPCP, do năm 2016
là năm cuối của kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015 và bổ sung giai đoạn
2014 - 2016 nên các dự án được giao kế hoạch theo mức vốn TPCP giai đoạn còn lại Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạch vốn TPCP giai đoạn, một
số dự án có dư vốn (Dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, dự án Luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu ) Do đó, số vốn TPCP đã được giao lớn hơn so với nhu cầu sử dụng vốn trong năm 2016 Bộ GTVT đã có văn bản số 13740/BGTVT-KHĐT ngày 21/11/2016 và số 14594/BGTVT-KHĐT ngày 07/12/2016 báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đề nghị điều chỉnh giảm 6.000 tỷ đồng kế hoạch vốn TPCP năm 2016 để thực hiện sang năm 2017
Trên cơ sở nguồn vốn được giao, Bộ GTVT đã tập trung bố trí vốn để trả
nợ đọng xây dựng cơ bản, thực hiện quyết toán các dự án đã hoàn thành, triển khai các dự án chuyển tiếp, chỉ khởi công mới 05 dự án giao thông và 01 dự án thực hiện theo lệnh khẩn cấp (xử lý sự cố cầu Ghềnh) Cụ thể: đã bố trí vốn cho
48 dự án ODA (31 dự án quyết toán, kết thúc năm 2016; 16 dự án chuyển tiếp;
01 dự án khởi công mới); 68 dự án giao thông trong nước (37 dự án quyết toán, kết thúc năm 2016; 26 dự án chuyển tiếp; 4 dự án khởi công mới và dự án xử lý
sự cố cầu Ghềnh)
Trang 32 Kết quả giải ngân
Đến hết tháng 6/2016, các nguồn vốn NSNN và TPCP đã giải ngân được 13.194
tỷ đồng trên tổng số 45.466 tỷ đồng KH được giao (khi đó chưa được bổ sung 4.089 vốn đối ứng ODA và 811 tỷ đồng vốn nước ngoài ODA, chưa giảm trừ 6.000 tỷ đồng KH vốn TPCP 2016), đạt 37,3% so với KH2016 được giao; đạt 29% so với tổng nguồn KH được giao Trước tình hình kết quả giải ngân những tháng đầu năm đạt thấp so với KH được giao, Bộ GTVT đã Chỉ thị số 05/CT-BGTVT ngày 03/6/2016 và Công điện số 32/CĐ-05/CT-BGTVT ngày 04/7/2016 đôn đốc các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh giải ngân KH vốn năm 2016 Đặc biệt, từ sau khi Chính phủ có có Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, Bộ GTVT đã quán triệt, triển khai tới các cơ quan, đơn vị (văn bản số 8645/BGTVT-KHĐT ngày 27/7/2016); Bộ trưởng và các đồng chí Lãnh đạo Bộ đã có nhiều buổi làm việc với các đơn vị còn tồn KH2016 lớn (Ban QLDA 85, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, Ban QLDA Hàng hải, Ban QLDA
1, Ban QLDA 7, Ban QLDA 6, Ban QLDA Thăng Long, Ban QLDA ATGT) để chỉ đạo kiểm điểm, rà soát, tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân KH2016 Kết quả đến hết tháng 12, nguồn vốn NSNN và TPCP đã giải ngân được 33.387
tỷ đồng, đạt 75,2% KH (KH2016 sau khi giảm trừ 6.000 tỷ đồng còn 44.366 tỷ đồng); trong đó: KH2016 giải ngân được 26.890 tỷ đồng, đạt 78,4%; KH 2015 kéo dài giải ngân được 6.496 tỷ đồng, đạt 64,5% Dự kiến đến hết tháng 01/2017, giải ngân được 39.363 tỷ đồng, đạt 88,7%KH; trong đó: KH2016 giải ngân được 32.120 tỷ đồng, đạt 93,7%; KH 2015 kéo dài giải ngân được 7.243 tỷ đồng, đạt 71,8% Cụ thể:
+ Nguồn vốn NSNN: Đến hết tháng 12/2016, giải ngân được 20.242 tỷ đồng, đạt 88,6%KH; trong đó: KH2016 giải ngân được 20.032 tỷ đồng, đạt 88,5%;
KH 2015 kéo dài giải ngân được 210 tỷ đồng, đạt 100% Dự kiến đến hết tháng 01/2017, giải ngân được 22.830 tỷ đồng, đạt 99,9%KH; trong đó: KH2016 giải ngân được 22.620 tỷ đồng, đạt 99,9%; KH 2015 kéo dài giải ngân được 210 tỷ đồng, đạt 100%
+ Nguồn vốn TPCP: Đến hết tháng 12/2016, dự kiến giải ngân được 13.144 tỷ đồng, đạt 61%KH; trong đó: KH2016 giải ngân được 6.858 tỷ đồng, đạt 58,9%;
KH 2015 kéo dài giải ngân được 6.286 tỷ đồng, đạt 63,7% Dự kiến đến hết tháng 01/2017, giải ngân được 16.532 tỷ đồng, đạt 76,8%KH, riêng phần vốn mới điều hòa kế hoạch cho các dự án vốn dư QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn
Trang 4qua Tây Nguyên vào cuối tháng 10/2016 phaỉ kéo dài giải ngân sang năm 2017 (chỉ giải ngân được 885 tỷ đồng trong tổng số 1.883 tỷ đồng được điều hòa); trong đó: KH2016 giải ngân được 9.500 tỷ đồng, đạt 81,5%; KH 2015 kéo dài giải ngân được 7.032 tỷ đồng, đạt 71,2%
Như vậy, tính đến hết tháng 01/2017 sẽ giải ngân đạt yêu cầu đề ra đối với nguồn vốn KH2016; phần KH 2015 kéo dài chưa thực hiện hết do còn đang làm các thủ tục điều hòa vốn dư của các dự án vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015
và bổ sung giai đoạn 2014 - 2016
Trang 53 Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong công tác giải ngân
Nhìn lại kết quả giải ngân kế hoạch năm 2016 vừa qua có thể thấy ngoài nguyên nhân khách quan do các dự án sử dụng TPCP ở vào năm cuối của kế hoạch vốn giai đoạn nên đã được giao mức vốn kế hoạch cao hơn so với nhu cầu sử dụng thực tế thì cũng còn có những nguyên nhân chủ quan khiến kết quả giải ngân kế hoạch vốn TPCP năm 2016 đạt thấp
Một trong những nguyên nhân lớn nhất đó là các Chủ đầu tư, Ban Quản
lý dự án chưa theo dõi, quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư, chi phí thực hiện đầu
tư của các dự án dẫn tới việc lập kế hoạch giải ngân không sát với thực tế; lúng túng, thiếu chủ động trong việc việc xác định vốn dư trong quá trình thực hiện
dự án Ngay từ giữa năm 2015, Bộ GTVT đã có nhiều văn bản yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án rà soát, xác định số vốn không còn nhu cầu sử dụng của các dự án sử dụng vốn TPCP Căn cứ báo cáo rà soát của các đơn vị, cuối năm 2015, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều hòa kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015 và báo cáo Quốc hội cho phép sử dụng vốn dư của các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên Tuy nhiên, đến đầu năm 2016, qua rà soát lại tiếp tục xác định các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên còn dư vốn (dư lần 2) và đến cuối năm 2016, nhiều Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tiếp tục báo cáo có dư vốn sau khi thực hiện các dự án khiến cho việc điều hành kế hoạch của Bộ gặp rất nhiều khó khăn
Việc xử lý các thủ tục phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án (xử lý đền bù lún nứt nhà dân trong quá trình thi công, chủ trương đầu tư các công trình hoàn trả, phê duyệt dự toán các khối lượng phát sinh, xử lý trượt giá ở các
dự án QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; theo dõi, xử lý biến động về giá cả nguyên, vật liệu ở dự án Luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu; phê duyệt lại phương án tài chính dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Cả ) thiếu sát sao, tốn rất nhiều thời gian nhưng không xử lý được dứt điểm cũng là một trong những nguyên nhân khiến kết quả giải ngân kế hoạch đạt thấp
Công tác phê duyệt kết quả thanh toán cuối cùng, quyết toán các dự án cũng còn chậm chễ Tới nay, nhiều dự án sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn
2012 - 2015 cũng chưa phê duyệt được quyết toán để làm cơ sở xác định chính xác chi phí vốn đầu tư thực hiện, xác định kinh phí còn dư hoặc còn thiếu so với mức vốn giai đoạn được bố trí
Trang 6Để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch năm 2017, các tồn tại nêu trên cần được rút kinh nghiệm, xử lý dứt điểm từ những ngày đầu, tháng đầu ngay sau khi được giao
kế hoạch trung hạn và kế hoạch năm
Trang 7II Triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch năm 2017
1 Nguồn vốn NSNN
Theo số thông báo dự kiến kế hoạch vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020,
Bộ GTVT được bố trí 133.411 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn nước ngoài 97.221tỷ đồng, vốn trong nước 36.190 tỷ đồng và chỉ được phân bổ chi tiết 90%
số vốn được thông báo là 120.070 tỷ đồng
Căn cứ hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT đã xây dựng phương án phân bổ nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Nguồn vốn nước ngoài phân bổ theo đúng số dự kiến 87.499,492 tỷ đồng; Nguồn vốn trong nước phân bổ 90% số được thông báo là 32.571 tỷ đồng, trong đó: (1) Trả nợ 100% đọng xây dựng cơ bản: 1.824 tỷ đồng, (2) Hoàn trả khoảng 50% kế hoạch ứng trước chưa thu hồi: 7.425 tỷ đồng (trong đó kiến nghị không thu hồi khoản 2.500 tỷ đồng đã ứng kế hoạch cho dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình), (3) Vốn đối ứng cho các dự án ODA: 13.957 tỷ đồng, (4) Sau khi bố trí các khoản trên, phần vốn còn lại 9.365 tỷ đồng bố trí cho các dự án đang triển khai dở dang Với phương án này, Bộ GTVT kiến nghị được sử dụng toàn bộ số vốn dự phòng trong giai đoạn cho các dự án chuyển tiếp để thi công hoàn thiện đến các điểm dừng kỹ thuật, đảm bảo điều kiện an toàn giao thông, phát huy hiệu quả vốn đầu tư đã thực hiện
Hiện nay, Bộ KH&ĐT đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ giao trước kế hoạch năm 2017 phần vốn nước ngoài và vốn đối ứng cho các dự án ODA Đối với kế hoạch cho các dự án trong nước đang được các cơ quan tham mưu của Bộ KH&ĐT thẩm định, nhưng sẽ được giao kế hoạch muộn hơn
Trang 82 Nguồn vốn TPCP
a) Đối với các dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2014 - 2016: Đến hết năm 2016, Bộ GTVT đã đề nghị bố trí hết số vốn TPCP giai đoạn 2014 - 2016 cho các dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ riêng các dự án sử dụng vốn dư từ dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên (dư lần 1 và dư lần 2) có nhu cầu sử dụng vốn năm 2017, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ KH&ĐT đăng ký kế hoạch năm 2017 cho các dự
án này
b) Đối với các dự án mới đầu tư bằng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2017 -2020: Bộ KH&ĐT hướng dẫn sử dụng nguồn vốn này để bố trí phần vốn tham gia của Nhà nước trong các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam (hiện Bộ KH&ĐT chưa thông báo mức vốn giai đoạn, tuy nhiên theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội dự kiến bố trí 70.000 tỷ đồng) và một phần vốn GPMB dự
án cảng hàng không quốc tế Long Thành (đã được thông báo 5.000 tỷ đồng, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND Đồng Nai thực hiện công tác này)
Ngày 23/12/2016, Bộ GTVT đã có văn bản số 15416/BGTVT-KHĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép phân bổ vốn nguồn vốn TPCP giai đoạn 2017 - 2020 theo Phương án: bố trí 40.551 tỷ đồng (trong đó có 10.961 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng các đoạn đầu tư sau năm 2020) làm vốn tham gia của Nhà nước trong các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam; 7.000 tỷ đồng cho
04 dự án đường sắt cấp bách để cải tạo, sửa chữa các cầu, hầm yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam nhằm đảm bảo điều kiện an toàn giao thông, nâng cao tốc
độ chạy tàu và 22.449 tỷ đồng để triển khai các dự án đã phải dừng giãn tiến độ theo Nghị quyết 11/NQ-CP, các dự án quan trọng cấp bách, đã có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Trang 9III Một số giải pháp thúc đẩy giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công
- Triệt để bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ
có liên quan đến đầu tư xây dựng của ngành GTVT, tập trung chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân các dự
án đã có nguồn vốn, đặc biệt các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành; đẩy nhanh đầu tư dứt điểm để đưa vào khai thác các dự án, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao hạn hẹp như hiện nay
- Khẩn trương triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm 2017 ngay sau khi có quyết định giao chính thức của Thủ tướng Chính phủ Tập trung đẩy nhanh công tác giải ngân kế hoạch năm 2017 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2017 Chủ động tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan bổ sung (hoặc ứng trước kế hoạch) cho các dự án, nhất là vốn đối ứng các dự án ODA để đáp ứng tiến độ
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định thiết kế, dự toán các công trình, dự án đảm bảo đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư; tăng cường công tác quản lý đấu thầu, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng; chấn chỉnh nâng cao năng lực của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; kiên quyết không để các nhà thầu có năng lực yếu kém tham gia các dự án của ngành Tăng cường phối hợp với các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh công tác GPMB và triển khai thi công; thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi về chất lượng, tiến độ thi công, công tác đảm bảo ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các dự án
- Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án phải bám sát các cơ quan liên quan để xử
lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình thực hiện; đẩy nhanh các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn, phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh công tác GPMB để sớm triển khai các dự án khởi công mới; đẩy nhanh hoàn thiện công tác quyết toán các dự án đã hoàn thành; đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục nghiệm thu, thanh toán
để giải ngân kịp thời cho nhà thầu, tư vấn Đặc biệt, các Chủ đầu tư, Ban Quản
lý dự án phải theo dõi chặt chẽ chi phí dự án, xác định chính xác nhu cầu sử
Trang 10dụng vốn của dự án để xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết, đề xuất điều hòa, điều chỉnh kế hoạch kịp thời, tránh lãng phí vốn đầu tư
- Các Chủ đầu tư/Ban QLDA phải kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô,
cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt; theo dõi chặt chẽ chi phí
dự án, xác định chính xác nhu cầu sử dụng vốn của dự án để xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng tháng trong năm kế hoạch, đề xuất điều hòa, điều chỉnh kế hoạch kịp thời, tránh lãng phí vốn đầu tư
- Các cơ quan tham mưu của Bộ theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong công tác bố trí vốn, xử lý các thủ tục liên quan để tạo thuận lợi cho các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, hoàn thành các dự án theo tiến độ yêu cầu
Trang 11 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG, VĂN HÓA, XÃ HỘI
Trong thập niên vừa qua, nhiều sự cố môi trường, trong đó có những sự cố nghiêm trọng đã xảy ra Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường diễn ra ở Việt Nam chủ yếu là do hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đã và đang được thúc đẩy với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao
2016 có thể được coi là năm của các “sự kiện” nóng bỏng về môi trường chưa bao giờ vấn đề môi trường lại “nóng bỏng” như năm 2016 với dồn dập các thông tin khiến dư luận dậy sóng
Điển hình nhất là vụ việc thép Formosa Hà Tĩnh xả thải ra môi trường làm ô nhiễm biển 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, làm hải sản chết hàng loạt, đời sống của người dân lao đao vì mất sinh kế Chưa kể, hiện tượng cá chết hàng loạt ở khắp nơi, kể cả ở Hồ Tây (Hà Nội) đã khiến nỗi ám ảnh ô nhiễm không dứt
Ngoài ra, còn có thể kể đến dự án giấy Lee&Man ở Hậu Giang Dù chưa đi vào vận hành chính thức, nhưng dự án này đã khiến Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản “đứng ngồi không yên” vì lo ngại nhà máy xả thải làm chết tôm cá Rồi đến chuyện Bình Thuận muốn cắt hơn 1.000 ha khu bảo tồn biển Hòn Cau
để “nhường” cho trung tâm nhiệt điện tỷ đô Vĩnh Tân…
Bên cạnh đó, năm 2016 liên tiếp nhiều siêu dự án có số vốn “khổng lồ” được các DN đề xuất đã dấy lên những tranh luận và lo ngại về môi trường Đó là siêu dự án giao thông thủy điện sông Hồng với vốn đầu tư dự kiến lên tới 1,1 tỷ USD, là dự án thép Hoa Sen Cà Ná ở Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư lên tới 10
tỷ USD (giai đoạn 1 là 500 triệu USD)…
Trong một chừng mực nào đó, có thể nói có nhiều nơi, nhiều lúc, việc bảo vệ môi trường đã bị xem nhẹ, những nguyên tắc để đảm bảo phát triển bền vững đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt
Thực tế đó đặt ra vấn đề tăng trưởng kinh tế có nhất thiết phải đánh đổi về môi trường hay không? Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Kiên quyết không đánh đổi môi trường vì lợi ích trước mắt”
Thủ tướng chỉ đạo: “Không được thu hút đầu tư bằng mọi giá, phải chú trọng tiêu chí môi trường Kiên quyết không vì phát triển kinh tế mà đánh đổi môi trường”