1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về nhà trẻ mẫu giáo

44 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 4,36 MB

Nội dung

• b Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong nhà trường, nhà trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi và t

Trang 1

MÔN THIẾT KẾ ĐỒ ÁN NHÀ TRẺ

Tìm hiểu về nhà trẻ - mẫu giáo

Trang 3

• 2 Quy mô và quy định chung.

• 2.1 Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị :

• 1 Quy mô trường nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

• a) Nhà trường, nhà trẻ có không quá 3 điểm trường

• b) Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong nhà trường, nhà trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú

• 2 Địa điểm trường: nhà trường, nhà trẻ đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường

Trang 4

3 Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: Diện tích sử dụng đất của nhà trường, nhà trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non Các công trình của nhà trường, nhà trẻ được xây dựng kiên cố Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non Trong khu vực nhà trường, nhà trẻ có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.

4 Các phòng chức năng:

a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

- Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo trung bình 1,5 - 1,8 m2 cho một trẻ;

đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ Có thể được dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo; nơi

để đồ dùng phục vụ trẻ ngủ liền kề phòng sinh hoạt chung Phòng sinh hoạt chung được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng,

đồ chơi sắp xếp theo chủ đề giáo dục, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp Tất cả đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo theo đúng quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

Trang 5

Phòng sinh hoạt chung

Trang 6

- Phòng ngủ: Đảm bảo trung bình 1,2 -1,5 m2 cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông với đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ;

- Phòng vệ sinh: Đảm bảo trung bình 0,4 - 0,6 m2 cho một trẻ, được xây khép kín hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có

1 bồn cầu vệ sinh Chỗ đi tiêu, đi tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2 m Kích thước mặt bằng của mỗi hố xí là 0,8 x 0,7 m, chiều rộng

máng tiểu là 0,16 - 0,18 m; đối với trẻ mẫu giáo phải có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái; Đối với trẻ nhà trẻ dưới 24 tháng trung bình 4 trẻ có 1 ghế

ngồi bô Có đủ nước sạch, vòi nước và xà phòng rửa tay Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ;

- Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo trung bình 0,5- 0,7 m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1 m; có lan can bao quanh cao 0,8 -1 m;

khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1 m; thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng

b) Khối phòng phục vụ học tập:

- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: có diện tích tối thiểu là 60 m2, có gương

áp tường và gióng múa, có trang bị các thiết bị điện tử và nhạc cụ, có tủ đồ dùng, đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa

Trang 7

Một số hình ảnh mình họa

Trang 8

c) Khối phòng tổ chức ăn:

- Khu vực nhà bếp đảm bảo trung bình 0,3- 0,35 m2 cho một trẻ được xây

dựng theo quy trình vận hành một chiều: Nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia

thức ăn Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện;

- Kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng

biệt, thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn

d) Khối phòng hành chính quản trị

- Văn phòng trường: diện tích tối thiểu 30 m2 Có bàn ghế họp và tủ văn

phòng, các biểu bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phòng hiệu trưởng: diện tích tối thiểu 15 m2 Có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách;

- Phòng các phó hiệu trưởng: diện tích và trang bị phương tiện làm việc như phòng hiệu trưởng;

- Phòng hành chính quản trị: diện tích tối thiểu 15 m2 Có máy vi tính và các phương tiện làm việc;

Trang 9

Một số hình ảnh mình họa

Trang 10

- Phòng Y tế: diện tích tối thiểu 10 m 2 Có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ Có các biểu bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;

- Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích tối thiểu 6 - 8m 2 , có bàn ghế, đồng hồ, bảng,

sổ theo dõi khách;

- Phòng dành cho nhân viên: diện tích tối thiểu 16 m 2 , có tủ để đồ dùng cá nhân;

- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích tối thiểu 9 m 2 Có chỗ đại, tiểu tiện, rửa tay và buồng tắm riêng;

- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên có mái che Diện tích cho mỗi xe tối thiểu 0,9m 2

5 Sân vườn: Diện tích sân chơi quy hoạch, thiết kế phù hợp Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường Có vườn cây dành

riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập Khu vực trẻ chơi lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ Có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, hình dáng và mầu sắc đẹp Sân vườn thường xuyên sạch sẽ

Trang 11

2.2 QUY ĐỊNH VỀ CHIA NHÓM NHÀ TRẺ

a) Nhóm trẻ: là tổ chức gồm các trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi Tùy từng độ tuổi của trẻ khác nhau, mà số lượng trẻ tối đa trong một nhóm cũng khác nhau Cụ thể:

- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

Trang 12

b) Lớp mẫu giáo: tổ chức gồm trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi Tùy từng độ tuổi của trẻ khác nhau, mà số lượng trẻ tối đa trong một nhóm cũng khác nhau Cụ thể:

- Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: 35 trẻ.

Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ được quy thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

Trang 13

2.3 QUY ĐỊNH VỀ CHIA LỚP NHÀ TRẺ

• Cách chia lớp mẫu giáo theo độ tuổi của bé :

• Lứa tuổi nhà trẻ: - từ 19 đến 24 tháng tuổi -từ 25 đến 36 tháng tuổi

Trang 14

• Lứa tuổi mẫu giáo: -lớp mầm :3 tuổi -lớp chồi: 4 tuổi -lớp lá :5 tuổi

Trang 15

Phân lớp phải phù hợp với lứa tủi và độ phát triển của trẻ

Trang 16

2.3QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ;

Trang 17

Theo thỏa thuận tại văn bản số 3199/BNV-TCBC ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nội vụ về dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non như sau:

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1 Thông tư này quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, bao gồm: thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm, quy định về giờ dạy, chế độ giảm giờ dạy

và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy.

2 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên làm công tác quản lý ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2 Mục đích

1 Làm cơ sở để giáo viên mầm non xây dựng kế hoạch giảng dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ; kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2 Làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phân công, bố trí, sử

dụng, tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động đối với giáo viên.

Trang 18

3 Làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm, đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ,

chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên.

4 Giúp các cơ quan quản lý giáo dục có căn cứ để kiểm tra, thẩm định, đánh giá và xây dựng chính sách, chương trình giáo dục, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

Điều 3 Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

1 Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2 Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác,

Trang 19

Điều 4 Giờ dạy của giáo viên

1 Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định

để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần

2 Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định

để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần

3 Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó,

cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày

4 Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu

trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một

tuần

Trang 20

3.YÊU CẦU VỀ XÂY DỰNG

A Nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc

- Yêu cầu chung

+Bố trí các không gian chức năng trong công trình cần đảm bảo các yêu cầu sau: Độc lập giữa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phòng phục vụ học tập;

Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi;

Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy;

Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng

-Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non được quy định như sau

+Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non

Kích thước tính bằng mét

Tên phòng Chiều cao thông thuỷ

1 Các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các phòng tổ chức 3300

ăn, các phòng hành chính quản trị

Trang 21

Điều 5 Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy

1 Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm

a Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần;

b Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ

dạy/tuần;

c Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;

d Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.

2 Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở

xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.

3 Quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng Việc quy đổi

những hoạt động này ra giờ dạy để tính số giờ dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:

a) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra thì thời gian làm việc một buổi được tính bằng 04 giờ dạy;

b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì

01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.

Nghề “nuôi dạy trẻ” là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”.

Trang 22

Cô và các bé

Trang 23

• Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt

ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà) Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc,

sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ

Tuy nhiên tình yêu của cô dành cho trẻ phải là tình yêu sáng suốt, tình yêu có

cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện Không chỉ yêu trẻ,

mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình Mỗi ngày 6 tiếng, 8 tiếng, có khi là 10 tiếng làm việc ở trường, nào tiếng trẻ khóc, nào là trẻ chạy va vào nhau ngã, trẻ đánh nhau, rồi soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học,… Tất cả đè nặng lên đôi vai người giáo viên, thử hỏi nếu không yêu trẻ và yêu nghề thì làm sao giáo viên có thể làm hết khối lượng công việc ở trường mà vẫn dịu dàng và yêu thương với trẻ,

chưa kể còn áp lực từ phía phụ huynh và áp lực từ chính cuộc sống Yêu trẻ và yêu điều dạy cho trẻ là đặc thù chung của những giáo viên mầm non “Giáo viên mầm non là những người chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ, bởi yêu nghề nên yêu quý lớp măng non”

Những bạn trẻ bắt đầu vào nghề và đang chập chững với nghề, để tồn tại và

Trang 24

trở thành một giáo viên giỏi, trước hết hãy tập làm “Mẹ” Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi: “Càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu” Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử 66 năm đổi mới ngành giáo dục mầm non ngày càng phát triển.

Trang 25

3 Phòng vệ sinh, kho

2700

4 Hành lang, hiên chơi, nhà cầu

2400

2 Các phòng phục vụ học tập

3600 - 3900

Trang 26

Khối phòng đa chức năng

Trang 28

Khu trò chơi dành cho trẻ

Trang 30

b) Chiều rộng của vế thang không nhỏ hơn 1,20 m;

c) Độ cao bậc thang không lớn hơn 120 mm;

d) Bố trí tay vịn cho trẻ cao từ 0,5 m đến 0,6 m (tính từ mặt bậc thang đến tay vịn);

e) Lan can cầu thang không được thấp hơn 900 mm Lan can phải có chấn song chắc chắn Sử

dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10

m Không được phép làm

các thanh phân chia ngang

Ngày đăng: 28/08/2017, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w