1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bạn đọc và tiếp nhận văn học của bạn đọc

24 8,6K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 62,56 KB

Nội dung

Sự xuất hiện nghĩa thông qua sự đọc của người đọc Mỗi người là một cá thể khác nhau, có suy nghĩ khác nhau, cuộc sống khácnhau, vấn đề tâm sinh lí hoàn toàn khác nhau thì tiếp nhận văn h

Trang 1

I. TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC:

Một tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được tiếp nhận Người đọc từ

đó tiếp nhận và bị tác phẩm chi phối, chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẫm mỹ.Nhờ đó người đọc được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng,tình cảm, năng lực cảm thụ và tư duy Đối với tác phẩm văn học, sự tiếp nhận củangười đọc là khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo Lịch sử tác phẩm văn học sở dĩ

có được, một mặt do giá trị của chính tác phẩm, mặt khác là do sự tiếp nhận mộtcách sáng tạo và năng động của công chúng Ta có thể thấy tầm quan trọng củangười đọc rất là lớn, có thể quyết định được số phận của một tác phẩm văn học Kể

cả những đại danh hào, những nhà văn đại tài của thế giới vẫn phải chịu sự chiphối, quyết định của sự tiếp nhận từ độc giả

1. Người đọc

Người đọc không đồng sáng tạo với nhà văn, nhưng lại là một yếu tố bêntrong của sáng tác Người đọc đối với sáng tạo nghệ thuật cũng giống như mộtngười tiêu dùng trong lao động sản xuất Với tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu,

bản thân sự tiêu dùng là một yếu tố nội tại của hoạt động lao động sản xuất (C Mác) Người tiêu dùng là mục tiêu của sản xuất, người đọc là mục tiêu của

sáng tác Chính nhu cầu của người tiếp nhận, người tiêu dùng, người sử dụng vănchương là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với quá trình văn chương Người đọchiện lên trước nhà văn dưới một hệ thống câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viếtnhư thế nào? Người đọc yêu cầu, đòi hỏi, chờ đợi và phê bình nhà văn Nhà vănsáng tác để đáp ứng đòi hỏi bạn đọc Người đọc tạo nên mối quan hệ trực tiếp vớitác phẩm của sáng tác - tiếp nhận

Người đọc là chủ thể tiếp nhận văn học có vai trò tích cực, chủ động trongtoàn bộ tiến trình văn học Đối với nhà văn, chủ thể sáng tác, người đọc bao giờcũng là hiện thân của nhu cầu xã hội Trong mọi trường hợp, mỗi khi nói tới ngườiđọc, nhà văn đều cảm thấy họ “yêu cầu”, “đòi hỏi”, “tin cậy”, “hứng thú”, “phêbình”, “dè bỉu”, “hồi hộp”, “trông chờ”,… Còn nhà văn thì “đáp ứng”, “lí giải”,

“tác động”, “lôi cuốn”, “thuyết phục”, “giúp đỡ”, “truyền đạt”, “phơi bày”, “chothấy”,… Tuy nhiên, khái niệm người đọc có nhiều nghĩa Hoặc đó là người đọc cóthực, cụ thể, lịch sử đời sống, hoặc đó là một quan niệm về một người độc giả thiết

mà nhà văn hướng tới và cuối cùng là nhân vật mang danh người đọc Nhà văn lúcnào cũng hướng đến người đọc thực tế, họ sẽ tiếp nhận sáng tác một cách cá thể,

Trang 2

mỗi người sẽ có mỗi một quan điểm khác nhau, theo một phong cách riêng, theo cátính của mỗi người Tuy nhiên, nhà văn không thể biết được ai sẽ là người đọc cácsáng tác của mình và người đó sẽ là ai, muốn tác phẩm mình sẽ như thế nào…Tácgiả sẽ viết cho tất cả mọi người, tất cả mọi người đều trở thành người đọc

2. Phân loại người đọc

Nếu xét một cách cụ thể, người đọc có thể được chia thành nhiều loại trênnhiều phương diện

Trên phương diện nhà văn, họ sẽ chia người đọc thành ba loại: người đọc thực

tế là anh A, chị B, ông C,… Những người cụ thể trong đời sống và người độc giảthiết do tác giả tưởng tượng ra Người đọc lí tưởng là loại cuối cùng, chỉ tồn tại ởmột số người nhất định mà họ chính là người có thể hiểu thấu được tất cả tâm tưtình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, một người đọc có thể được tác giảxem là tri kỷ

Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra 4 loại Thứ nhất làngười đọc tiêu thụ Ðây thường là loại người đọc đọc ngấu nghiến cốt truyện, hamthích tình huống éo le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy Loại người này đọc lướtnhanh vào giờ nhàn rỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá dễ dãi Thứ hai là, loạingười đọc điểm sách, loại người này có ý thức tìm ở văn chương những thông tinmới về cuộc sống, đạo đức,… để thông báo cho độc giả của các báo Thứ ba là loạingười đọc chuyên nghiệp - những người giảng dạy nghiên cứu phê bình ở cáctrung tâm nghiên cứu Thứ tư là những người sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theocảm hứng bất chợt hoặc để tham gia viết những trang phê bình ngẫu hứng

Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm 3 loại Thứ nhất làngười đọc hiện tại, tức loại người đọc đang sống đồng thời với tác giả, họ thực sựtiếp nhận tác phẩm của tác giả và lên tiếng khen chê trực tiếp với tác giả Trong sốngười đọc hiện tại, có thể chia ra làm nhiều lớp theo cách khác nhau: người đọcbình thường; người đọc của người đọc - nhà phê bình; người đọc thiếu nhi, thanhniên, công nhân, nông dân, trí thức… Thứ hai là người đọc quá khứ, đây là loạingười đọc không thể và không bao giờ tiếp nhận tác phẩm cả Nhưng nhiều khi nóquyết định thành bại của tác phẩm khi Tố Hữu viết Kính gửi cụ Nguyễn Du thìđây không phải là bức thư gửi cụ Nguyễn Du nào đó đang sống thực sự ở đâu đó,

mà là gửi cho linh hồn cụ Nguyễn Du Và chính Nguyễn Du lúc sinh thời cũng đã

Trang 3

có loại người đọc như thế, đó là Tiểu Thanh (xem bài thơ Ðộc Tiểu Thanh

ký) Nhân vật nàng trong Màu tím hoa sim của Hữu Loan cũng lại là một người

đọc quá khứ Thứ ba là người đọc tương lai Loại người đọc này chưa tồn tại thực

tế sẽ có thể, hoặc không thực sự đọc tác phẩm nhưng vẫn xuất hiện trong quá trìnhlàm tác phẩm của tác giả, và có khi là chủ đích hướng tới của nhà văn Nhà vănmuốn gửi thế kỉ mai sau, muốn nói chuyện với người 300 năm sau như Nguyễn Du

đảo bạn đọc loại này Ðây là loại bạn đọc chí cốt mà Tố Hữu đã nói: “Tôi buộc hồn tôi với mọi người - Để tình trang trải khắp muôn nơi - Để hồn tôi với bao hồn khổ

- Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.Thứ hai là loại người đọc đối thủ (người đọc tiêu cực) Loại người đọc này trái với chí hướng, lập trường giai cấp xã hội của mình Chẳng hạn cụ Ngáo trong bài thơ Hỡi cụ Ngáo của Tố Hữu

Tùy theo trình độ tiếp nhận của mỗi người, mỗi loại người đọc đều có đónggóp ở những mức độ khác nhau đối với sự phát triển của văn học Người đọc làyếu tố nội tại của quá trình sáng tạo văn học Dĩ nhiên người đọc thực tế là một sứcmạnh vật chất xã hội, giữ vai trò ở tính thứ nhất, nghĩa là nếu không có họ thìkhông có tất cả Nhưng để cho tác động đó thực hiện được thì nó phải chuyển hóathành yếu tố nội tại của sáng tác Chẳng hạn “đặt hàng” là một tác động của ngườiđọc thực tế Nhưng chỉ khi “đơn đặt hàng” trở thành càm hứng, trở thành sự thôithúc chân thành muốn nói một cái gì đó với công chúng, thì lúc đó nhà văn mới tạo

ra tác phẩm đích thực

3. Vai trò của người đọc đối với đời sống lịch sử của văn chương

Có thể nói rằng vai trò của người đọc là một phương diện hữu cơ trong suốtquá trình sáng tạo nghệ thuật Có nghĩa rằng không phải chỉ sau khi tác phẩm đếntay người đọc thì số phận của nó mới được quyết định mà kể cả trong lúc nhà văn

Trang 4

đang sáng tác, nhà sản xuất đang in ấn thì người đọc đã ngấm ngầm tạo một hìnhảnh vô hình của mình do tác giả, nhà sản xuất tạo ra để hướng đến

3.1. Sự xuất hiện nghĩa thông qua sự đọc của người đọc

Mỗi người là một cá thể khác nhau, có suy nghĩ khác nhau, cuộc sống khácnhau, vấn đề tâm sinh lí hoàn toàn khác nhau thì tiếp nhận văn học khác nhau.Cùng một tác phẩm nhưng mười người có thể hiểu tác phẩm ấy theo mười cáchkhác nhau, không thể cố định một xu hướng tiếp nhận văn học nào đó cho ngườiđọc Với độc giả “tí hon”, Truyện Kiều chỉ là những dòng, những trang, tồn tại mộtcách “vật thể” Nhưng với trưởng thành thì Truyện Kiều làm sống dậy trong ta nỗibuồn vui, oán giận một cách mãnh liệt, được chúng ta từng bước “tín hiệu hoá”,đánh thức trong cảm nhận của chúng ta hệ thống hình tượng…Đó chính là nét đặctính hữu cơ của nghệ thuật bằng ngôn ngữ, thường xuyên hướng về độc giả, thínhgiả, hướng về sự thụ cảm của họ đối với những giá trị nghệ thuật Bởi “sự đọc” củangười tiếp nhận là hoạt động lĩnh hội, giải mãi tín hiệu ngôn ngữ của nhà văn, cóngôn ngữ cốt là để thể hiện và truyền đạt cho những người khác những tư tưởng,tình cảm, cái chân lý, hoặc cảm hứng mà anh ta có được” Văn bản tác phẩm là kếtquả sự hình thức hoá, phù hiệu hoá, vật chất hoá những suy tư, chiêm nghiệm củanhà văn về nhân tâm thế sự… như thế nó vốn đã bao hàm mét ý nghĩa nhất địnhnào đó Đó là quá trình tạo nghĩa từ phía nhà văn Do đó phải có người đọc thì quátrình tạo nghĩa mới bắt đầu, mà chúng ta không thể phủ nhận chính tác giả là ngườiđọc đầu tiên tác phẩm của mình, thậm chí đọc ngay trong quá trình sáng tác

3.2. Tác phẩm chỉ tồn tại và kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp

tại trường cửu cùng thời gian Không phải ngẫu nhiên Truyện Kiều có sức sống lâu

bền đến vậy GS Trần Đình Sử khẳng định sự “nói mãi khôn cùng” về tác phẩmđược coi như một sinh thể sống này Nhưng lại có những tác phẩm bị “người taquên ngay sau khi đọc” bởi sự sáng tác vội vàng, cẩu thả, bởi sự đánh giá của

Trang 5

chính độc giả Cho đến khi nào sự đọc của người đọc còn tồn tại, thì tác phẩm ấyvẫn tồn tại, khi tác phẩm đã trở nên cũ, không còn có gì mới mẻ thì nó sẽ đượcchuyển qua một chương khác, tuy nhiên sự tiếp nhận của người đọc đối với tácphẩm ấy sẽ không còn cho đến khi có ai đó khai quật lại nó và lặp lại chu kì ấy.

3.3. Sự đọc giúp sự tiếp nhận hiện hữu và tồn tại.

Nói đến quá trình tiếp nhận văn học, đầu tiên ta nghĩ ngay đến “sản phẩm”được làm ra Sản phẩm ấy, tác phẩm ấy chưa qua tay người tiêu dùng, cũng tức làchưa có sự tác động ngược lại của chủ thể tiếp nhận, thì sản phẩm ấy, tác phẩm ấy-theo cách nhìn nào đó- chỉ tồn tại trong dạng tiềm năng (GS Nguyễn Lai) Nếukhông có sự đọc, nghĩa chỉ tồn tại với dạng những vệt đen trên nền giấy trắng

4. Mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc:

Nhắc lại các khái niệm cơ bản:

Nhà văn là người trí thức sáng tạo nên những tác phẩm ngôn từ, được xã hộiđánh giá và công nhận những tác phẩm đó Nhà văn có những năng lực đặc biệt:năng lực cảm nhận và quan sát thế giới xung quanh, năng lực tưởng tượng và táitạo hiện thực, năng lực sử dụng ngôn từ; có những phẩm chất đặc biệt: nhạy cảm,rung cảm trước hiện thực, giàu tình cảm

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, được sáng tạo bởi nhàvăn qua tiến trình lao động nghệ thuật

Độc giả là người người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản,

cơ quan báo chí, thư viện…

Trang 6

Mô hình mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và độc giả

Qua đó ta có thể thấy, nhà văn là người tạo ra sản phẩm là tác phẩm văn học

để người đọc sử dụng sản phẩm sản phẩm này vào mục đích tinh thần Các thành

tố trong chuỗi quan hệ này là một cá thể hoàn chỉnh vừa độc lập với nhau nhưngcũng vừa tương tác lẫn nhau Tác phẩm là cầu nối, là kênh thông tin gián tiếp củanhà văn và người đọc Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm văn học, khi trang cuối cùnghoàn tất, tác phẩm thoát khỏi vòng tư tưởng của nhà văn và dịch chuyển đến mộtđời sống mới đó là đời sống mà người đọc tạo ra cho nó Người đọc là động lực đểnhà văn sáng tạo ra tác phẩm văn học, người đọc đánh giá nhà văn thông qua đánhgiá tác phẩm văn học tạo nên những dư luận trong đời sống tiếp nhận của tác phẩmvăn học, nhà văn tiếp thu những ý kiên đó để có những định hướng sáng tác phùhợp với nhu cầu của người đọc Mặt khác, nhà văn cũng truyền đi thông điệp củamình đến với người đọc thông qua tác phẩm, người đọc tiếp cận tác phẩm văn học

và bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi đời sống tinh thần mà nhà văn xây dựng trong tácphẩm văn học Tất cả các thành tố trong qua trình tương tác này đều quan trọng và

có vị trí không thể thay thế trong chỗi tương tác làm nên khái niệm văn học

5. Chân trời chờ đợi

Chân trời chờ đợi còn được biết đến là tầm đón đợi (tiếng ĐứcErwartungshorizont, tiếng Pháp dịch là Horizon d’attente, tiếng Anh dịch là

TÁC PHẨM

NHÀ VĂN

ĐỘC GIẢ

Trang 7

Horizon of expectation) là thuật ngữ được Karl Manheim, nhà triết học và xã hộihọc người Đức, đề xuất Là người kế thừa truyền thống tư tưởng thông diễn học

mà cụ thể là những luận điểm của Gadamer, Jauss đề xuất khái niệm tầm đón đợi,nhưng vận dụng nó không cố định, bất biến mà luôn hiệu chỉnh, mở rộng quanhững công trình trong những bối cảnh và triển vọng lí thuyết khác nhau Lần đầutiên Jauss đề cập đến khái niệm này là vào năm 1959, trong công trình nghiên cứu

về lịch sử văn học trung cổ viết chungvới Erich Köhler đăng trong tập san GermanReseach Association, số 13 Trong đó, Jauss cho rằng để thâm nhập vào nền vănhọc trung cổ cần một phương pháp mới, đó là nghiên cứu “tầm đón đợi” (thehorizon of expectaion) hoặc “bối cảnh đời sống” (place in life) và “lịch sử chứcnăng của các thể loại văn học” (the history of the function of literary genres)

Hans Robert Jauss vận dụng khái niệm trên vào nghiên cứu văn học có thểđịnh nghĩa khái niệm chân trời chờ đợi của người đọc là hệ thống những chuẩnmực và hệ quy chiếu của công chúng văn học vào một thời điểm lịch sử nhất định,xuất phát từ đó mà việc đọc, thẩm bình và đánh giá một tác phẩm được tiến hành.Theo Jauss, “hệ quy chiếu này bao gồm ba nhân tố chính: kinh nghiệm thườngthức mà công chúng sẵn có về thể loại của tác phẩm; hình thức và hệ chủ đề củanhững tác phẩm nổi tiếng trước đó mà tác phẩm này kế thừa; sự đối lập giữa ngônngữ thi ca với ngôn ngữ thực tiễn, giữa thế giới tưởng tượng với thực tế hàngngày”

Jauss cho rằng chân trời chờ đợi có thể hiểu như là phạm vi những dữ kiệncủa kinh nghiệm văn học trong mối tương tác với kinh nghiệm sống có trước làmtiền đề cho sự tạo nghĩa và sự diễn giải, có nghĩa là làm cho những yếu tố ngônngữ, hình ảnh, không gian, sự kiện… của tác phẩm hiện ra và được hiểu trong mộtvăn cảnh kinh nghiệm Kinh nghiệm văn học trước hết bao gồm sự hiểu biết về thểloại văn học, đề tài văn học và ngôn ngữ văn học Nhưng đặc biệt là sự hiểu biết vềbản chất hư cấu của văn học Những yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, sự kiện chỉ đượchiểu ở góc độ ý nghĩa văn học nếu người đọc hiểu về bản chất hư cấu của văn học.Kinh nghiệm sống là tri thức về thực tại, về ngôn ngữ đời sống có trước làm tiền đềtạo nên sự đối sánh giữa hư cấu và thực tại, ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực dụnghằng ngày trong quá trình tiếp nhận Ở đây, kinh nghiệm văn học là trung tâm,nhưng trên cơ sở tiền đề là kinh nghiệm sống, Jauss tiếp nhận tư tưởng nàyHusserl

Trang 8

Kế thừa Gadamer, Jauss cho rằng trong văn bản cũng có một chân trời chờđợi đề xuất một phạm vi diễn giải ý nghĩa gợi ý cho người đọc nó Trong quá trìnhđọc, tầm đón đợi nơi người đọc tự thiết lập và hiệu chỉnh liên tục trong sự tươngtác với tầm đón đợi của văn bản.

Đồng ý với Stempel, Jauss cho rằng “nếu mỗi chân trời chờ đợi có trước củavăn bản là đồng vị quy chiếu (paradigmatic isotopy) được chuyển hóa thành tầmngữ đoạn nội tại của những đón đợi theo từng bước triển khai của cách viết, thì quátrình tiếp nhận có thể mô tả được thành một sự triển khai của hệ thống kí hiệu, sựtriển khai tự thực hiện mình giữa phát triển và hiệu chỉnh hệ thống” Văn bản chỉ

có thể được giải nghĩa như một hệ thống kí hiệu khi những chỉ dẫn của nó (chântrời chờ đợi có trước trong văn bản) được người đọc ý thức và đoán đợi (chờ đợitrong sự phác thảo trước, tiên đoán trước – theo quan điểm của Heidegger) những

gì xảy ra tiếp theo Người đọc vừa hồi tưởng lại dữ kiện kinh nghiệm trong quákhứ, vừa tiếp thu những dữ kiện mới, vừa giải nghĩa và hiệu chỉnh phạm vi dữ kiệncủa mình

Theo Jauss, chân trời chờ đợi nơi chủ thể tiếp nhận thể hiện mình qua nhữngquan hệ tương tác trong quá trình tiếp nhận: tương tác giữa kinh nghiệm văn học

và kinh nghiệm sống, tương tác giữa văn bản và người đọc tạo nên sự vận dụng và

sự tự hiệu chỉnh chính nó trong quá trình đối thoại với những chỉ dẫn mà văn bảnvăn học gợi ra Hai quan hệ tương tác này diễn ra đồng thời, thẩm thấu vào nhau.Chính trong tương tác với văn bản mà kinh nghiệm đọc được khơi gợi lại, những

dữ kiện kinh nghiệm về thể loại, đề tài, ngôn ngữ trở thành tiền đề cho việc tiếpnhận văn học Nó tạo điều kiện để người đọc phát hiện và giải nghĩa ý nghĩa củavăn bản

Khái niệm chân trời chờ đợi nói lên khoảng cách và sự đứt quãng trong mốiquan hệ giữa tác phẩm và người đọc đương thời Ở đây, có thể dẫn đến sự va chạm,thậm chí xung đột, giữa chân trời chờ đợi của công chúng với chân trời mà tácphẩm đề xuất từ đó xuất hiện những khả năng: giữa hai chân trời có sự nhượng bộ,chấp nhận lẫn nhau hay sự phản ứng do những khác biệt và mâu thuẫn không hóagiải được

Nghiên cứu tiếp nhận văn học chính là khảo sát mối quan hệ giữa chân trờichờ đợi của tác phẩm và chân trời chờ đợi của độc giả

Trang 9

Chân trời chờ đợi tham gia vào quá trình tiếp nhận trên cơ sở sự tương tác giữa kinh nghiệm văn học và kinh nghiệm đời sống làm chuyển hóa kinh nghiệm thẩm mĩ và kinh nghiệm sống của chủ thể.

Kinh nghiệm văn học chủ yếu thể hiện qua năng lực giải mã ngôn ngữ vànăng lực tưởng tượng tổng hợp Hai năng lực này quyện thấm vào nhau, soi chiếucho nhau trong quá trình đọc, mà theo Jauss, chúng cũng là cái mà người sáng tácphải tính đến để định hướng người đọc Ở bình diện năng lực giải mã ngôn từ nghệthuật, Jauss cho rằng có sự đối kháng giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực dụnghằng ngày mà người đọc nhạy bén luôn tiềm tàng khả năng so sánh Điều này cónghĩa là, trong quá trình tiếp nhận, nếu người tiếp nhận giải mã ngôn ngữ dựa trênkinh nghiệm ngôn ngữ hằng ngày, anh ta sẽ xem điều được nói của văn bản làthông báo đích thực của con người công dân nhà văn, cái thông báo quy chiếu vàothực tại lúc nói; nếu như từ kinh nghiệm ngôn ngữ hằng ngày, người tiếp nhận hìnhdung nó là ngôn ngữ thi ca, như Jakobson nói, là thứ ngôn ngữ hướng vào chính

nó, anh ta sẽ hướng vào chính bản thân văn bản để hình dung những khả năngnghĩa và cảm nhận những cảm xúc thẩm mĩ từ hình thức ngôn từ

Mặt khác, trong thực tế quá trình tiếp nhận, người tiếp nhận phải dựa vàonhững trải nghiệm đời sống có trong kí ức mình làm vật liệu cho sự tưởng tượng.Nguy cơ đồng hoá đối tượng của sự hồi ức kinh nghiệm của thực tại đời sốngthành đối tượng của nhận thức thẩm mĩ vừa hạn chế năng lực tưởng tượng thẩm mĩvừa kéo nhận thức thẩm mĩ trở về với nhận thức thực tại và nhận thức đạo đức.Chính ở điểm này, theo Jauss, xuất hiện “sự đối kháng giữa hư cấu và thực tại, sựđối kháng đóng vai trò như một khả năng so sánh luôn sẵn sàng được người đọcnhạy bén vận dụng trong suốt quá trình đọc” Theo Jauss, đặc điểm này cũng “baohàm khả năng mà một người đọc tác phẩm mới có thể chỉ hiểu tác phẩm trong tầmđón đợi văn học hạn hẹp, cũng như là trong tầm kinh nghiệm đời sống phong phúhơn bản thân tác phẩm” Theo Jauss, trong nhận thức thẩm mĩ, cái hư cấu và cáithực tại đối sánh, đối kháng và thấm quyện vào nhau trong quá trình tiếp nhận từnghình ảnh, từ ngữ của tác phẩm Cái thực tại được hình dung trên cơ sở kinh nghiệmsống của cá nhân, cái hư cấu được hình dung trên cơ sở kinh nghiệm thẩm mĩ củangười tiếp nhận

Như vậy là trong quan hệ tương tác giữa kinh nghiệm văn học và kinh nghiệmsống khi chân trời chờ đợi thực hiện mình, chỉ khi người tiếp nhận vượt qua giới

Trang 10

hạn kinh nghiệm sống của mình, nhìn nhận tác phẩm như một thế giới giả định,vượt lên trên thực tại, trong một không gian của hư cấu và tưởng tượng, anh ta mớikhông đặt nó trong quan hệ trực tiếp với thực tại khác trong đời sống con người và

xã hội, và vì thế, sẽ không nhìn nhận nó bằng con mắt của thực tiễn đời sống xãhội Đó cũng là lí do mà Jauss đã đồng ý với câu nói của Friedrich Schiller: “Luậtcủa sân khấu bắt đầu ở nơi mà quyền hạn của luật thế tục kết thúc”

Mối quan hệ tương tác giữa văn bản và người đọc.

Jauss cho rằng những chỉ dẫn về thể loại, đề tài, về ngôn ngữ văn học gợi chongười đọc sự quen thuộc từ những dữ kiện có trước để chờ đợi những diễn biến và

sự kiện xảy ra tiếp theo trình tự tuyến tính của tác phẩm Và quá trình tiếp nhận làquá trình giải nghĩa theo chiều tuyến tính cái hệ thống kí hiệu được mở rộng theotrình tự thời gian đọc

Một tác phẩm ban đầu gợi lên trong người đọc một tầm đón đợi với nhữngquy ước quen thuộc rồi sau đó từng bước phá vỡ, thay đổi và hiệu chỉnh tầm đónđợi này, sẽ tạo nên những tác động có thể mô tả được về mặt thẩm mĩ đối với côngchúng đọc thời điểm tác phẩm ra đời Don Quixote của Cervantes là một tác phẩmnhư vậy Thay vì đáp ứng sự chờ đợi của độc giả về những chiến tích của hiệp sĩ,một đặc trưng của thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ lúc bấy giờ, thì nó từng bước đưa vàonhững thất bại, phá vỡ tầm đón đợi của độc giả, và theo đó cho thấy ý nghĩa giễunhại sâu sắc cấu trúc thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ Truyện Kiều ở Việt Nam cũng làmột tác phẩm như vậy Thay vì đáp ứng sự chờ đợi của độc giả về một kết cấu hộingộ - tai biến - lưu lạc - đoàn viên trong hạnh phúc như các truyện thơ Nôm khác(và như Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) thì nó lại tạo ra một cáikết mà ở đó nhân vật Kiều đoàn viên nhưng không hưởng hạnh phúc đôi lứa màsống cuộc đời tìm quên (“Chẳng tu thì cũng như tu mới là” – Truyện Kiều)

II. TIẾP NHẬN CỦA BẠN ĐỌC

Mọi hình thái ý thức xã hội điều là sự phản ánh của thế giới khách quan, nhânsinh quan thông qua chủ thể con người Trong tầng ý nghĩa đó, sáng tác văn họcvừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, nó không đơn thuần chỉ là mộthoạt động phản ánh mà còn là một hoạt động sáng tạo Sự sáng tạo vừa trực tiếp

Trang 11

vừa gián tiếp, để cuối cùng tác phẩm ra đời như nảy sinh trong cuộc sống một hiệntượng hoàn toàn mới mẻ Tác phẩm ra đời là một quá trình tích lũy, thai ngén, nhàvăn đưa tác phẩm tới tay bạn đọc như là đặt đứa con mà mình mạng nặng đẻ đauvới biết bao trăn trở… Liệu những gì gửi gắm trong tác phẩm có tìm được sự trântrọng, đồng cảm của người đọc như là sự gặp gỡ giữa tri kỉ tri âm Và rõ ràng, tácphẩm là điểm tiếp xúc giữa thế giới bên trong của người nghệ sĩ với thế giới bênngoài hay nói cách khác, tác phẩm không là sự đứng yên trong sự tồn tại của nó,nhờ vào sự tiếp nhận của người đọc mà nó có sức sống trường cửu, bất chấp thờigian và không gian.

Nói đến sự tiếp cận trong văn học chúng tôi đề cập đến những vấn đề sau:

1. Tiếp nhận- quá trình cuối cùng vòng đời một tác phẩm

Tác phẩm hình thành trong quá trình sáng tác nhưng năng lượng thẩm mĩ của

nó không phải là một cái gì đó nhất thành bất biến, mà ngược lại nó sẽ được sángtạo thêm, phong phú thêm khi trải qua sự tiếp nhận của người đọc

Nhìn từ gốc độ biện chứng cho thấy, tác phẩm nghệ thuật bất kì chỉ kéo dài sựsống khi sự tiếp nhận còn tiếp diễn Tác phẩm nó không tĩnh tại trên những trangviết như nhiều người đã lầm tưởng, không phải lúc nhà văn đánh dấu chấm câucuối cùng kết thúc tác phẩm là đồng nghĩa với việc họ đánh luôn dấu chấm hết chovòng đời tác phẩm ấy Tác phẩm được sinh ra và hoà vào thế giới bên ngoài thì nóchỉ mới bắt đầu vòng đời của nó như một đứa con mới lọt lòng mẹ vậy Nó vậnđộng theo những quỹ đạo riêng vô hình, chỉ có điều quỹ đạo ấy được thực thi khichừng nào nó nhận được một lực lượng tác động từ bên ngoài, xã hội, của ngườiđọc…cái lực tác động ấy mạng tên “sự tiếp nhận” Trong “Cánh đồng bất tận” củaNguyễn Ngọc Tư cũng thế, chính vì chịu sự tác động mạnh mẽ nơi người đọc và xãhội nên nó lại vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau, có chủ thể tiếp nhận nó

ở bình diện tích cực về cuộc sống mưu sinh Nhưng cũng có chủ thể tiếp nhận nótiêu cực ở bình diện đạo đức

Nhờ có sự tiếp nhận của độc giả, tác phẩm có được thời gian và không gian cụthể, tiếp nhận và thưởng thức tác phẩm muôn màu muôn vẻ Tuy nhiên sự tiếpnhận đó của độc giả có sự khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, và đặc biệt

là cá tính, trình độ văn hóa của từng chủ thể tiếp nhận Tác phẩm như một quả lắcgiao động điều hoà giữa người đọc và tác giả, từ đó tác phẩm nghệ thuật dần hìnhthành những chân giá trị của nó ngay trong những rung động của đời, sự cảm của

người đọc Một điều mà ta đễ thấy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã hết

Trang 12

sức sáng tạo từ hình tượng, nhân vật, ngôn từ… dựa trên cốt truyện của tác phẩn

“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, người Trung Quốc, tạo nên sựphong phú cho nền văn học nước nhà

Một tác phẩm từ khi nó được thai nghén tới khi nó được người nghệ sĩ sinh ra,rồi đặt nó vào cuộc sống, thì tác phẩm ấy như mang một thân phận “làm dâu trămhọ”.Có thể nói tác giả là người sinh còn độc giả là người dưỡng, vì vậy độc giả tiếpnhận nó bằng cách nào, họ hiểu nó ra sao thì đó lại là sự sáng tạo riêng tư mà tácgiả không thể can thiệp hay nói cách khác nhà văn không thể giải thích tường tậncho từng người ở từng nơi Nhất là khi nhà văn không còn sống trên cõi đời nàynữa mà tác phẩm thì luôn còn lại với độc giả và nó vẫn tiếp tục cuộc hành trình gâynhiều tranh cãi, bàn luận của nó để tạo nên sự đánh giá mới do ảnh hưởng của hoàncảnh lịch sử cũng như tâm lí tiếp nhận của những độc giả đến sau

Khi một tác phẩm bước vào cuộc sống là đồng nghĩa với việc nó chịu sự mổ

xẻ, phanh phui của người đọc ở nhiều khía cạnh, bình diện tiếp nhận khác nhau.Đọc một tác phẩm luôn là một sự sáng tạo lại, tuy nhiên điều này phụ thuộc vàomôi trường và thời đại cũng như tâm thế của người đọc khi tác phẩm xuất hiệntrong thời điểm tiếp nhận ấy

Sự tiếp nhận của độc giả giữ vai trọng trong việc hoàn thiện và làm phong phútác phẩm

Một tác phẩm hay nhưng không có độc giả hay sự tiếp nhận của độc giả hạnchế thì tác phẩm cũng chỉ là những vệt đen trên tờ giấy trắng Người đọc là ngườitrực tiếp tái hiện lại tư tưởng của nhà văn bằng tư duy của mình

Toàn bộ cấu trúc của một tác phẩm bao gồm hình tượng, ngôn từ, cấu trúc…không phải như một thành quả sản sinh mà như một đối tượng của sự cảm thụ,thưởng thức và tiếp nhận Và trong quá trình tiếp nhận đó người đọc thổi vào tácphẩm một sức sống của thời đại mới Đó là sự sáng tạo lại của người đọc

Konstan viết: “không thể không quan niệm đời sống của tác phẩm văn họctrong lịch sử nếu không có sự tham gia của những người mà tác phẩm phục vụ”.Tóm lại, một tác phẩm sẽ chết đi trong sự tĩnh lặng của thời đại nếu không có

sự tiếp nhận của người đọc Sự tiếp nhận đó chính là sự kéo dài sự sống của tácphẩm để nó đi vào, hòa vào dòng chảy liên tục của văn học, đời sống xã hội

Ngày đăng: 28/08/2017, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w