Vì vậy, khi nắm được những nộidung cơ bản của trường phái triết học này ta sẽ có một cái nhìn bao quát, toàn cảnh và là cơ sở quan trọng để tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật cũng như nhữn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ MÔN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG
VĂN HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Ngọc Phương
Nhóm thuyết trình:
Trang 2
MỤC LỤC
Dẫn nhập 4
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH 4
1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học hiện sinh 4
1.2 Hai trường phái chính của triết học hiện sinh 5
1.3 Những nội dung cơ bản của triết học hiện sinh 5
1.3.1 Hiện sinh có trước bản chất 5
1.3.2 Ý dục hầu như luôn chiến thắng trước trí năng của con người 5
1.3.3 Sự xung đột thường xuyên xảy ra 6
1.3.4 Sự âu lo 7
1.3.5 Sự tự do 7
CHƯƠNG II: CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC 8
2.1 Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa hiện sinh 9
2.2 Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện sinh 10
2.3 Đặc điểm chủ yếu 11
2.4 Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh 11
2.4.1 Tác giả Jean-Sartre và tiểu thuyết “ Buồn Nôn” 10
2.4.2 Tác giả Albert Camus và tiểu thuyết “ Kẻ xa lạ” 11
2.5 Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách tham khảo
- Trang wed tham khảo
Trang 3DẪN NHẬP
Thế kỷ XX là thời đại bất tín, bất an và hoài nghi Nằm trong sự vận độngcủa nghệ thuật luôn đi tìm cái mới nền văn học thế kỷ này đã chứng kiến một sựbùng nổ của những trào lưu, tư tưởng Chúng ta có nền văn học Khai sáng vào thế
kỷ XVIII và đến thế kỷ XIX là thời hoàng kim của hai dòng chủ lưu lãng mạn vàhiện thực cổ điển Trước sự vận động rất nhanh của tư duy nghệ thuật khi qua thế
kỷ XX đã có đến hàng chục khuynh hướng và trào lưu văn học hình thành Trong
số đó chúng ta phải kể đến chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hiệnsinh, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,
Nằm trong nền văn học của thế kỷ XX - Chủ nghĩa hiện sinh có nguồn gốc
từ một trường phái triết học: triết học hiện sinh Vì vậy, khi nắm được những nộidung cơ bản của trường phái triết học này ta sẽ có một cái nhìn bao quát, toàn cảnh
và là cơ sở quan trọng để tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật cũng như những đặcđiểm chủ yếu của nền văn học đi theo Chủ nghĩa hiện sinh
CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH
1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học hiện sinh
Triết học hiện sinh ra đời ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX Đó là lúc người tahoàn toàn bất ngờ khi trước mắt là một thực tại đổ nát sau những cuộc cách mạng
và chiến tranh Kèm theo đó là sự thất bại của Napoleon và sự trở lại của dòng họBourbons ở Pháp Nền cộng hòa không được thiết lập Tư tưởng hiện sinh ra đờikhi mà những tia sáng từ thời đại lý trí đã yếu ớt và không thể cưu mang niềm hyvọng của con người, có những nỗi bi quan và những vấn đề của thời đại cần phảigiải quyết Và tư tưởng hiện sinh ra đời để làm nhiệm vụ đó
Các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh trong thế kỷ XIX là SorenKierkegaard (1813-1855), Arthur Schopenhauer (1788-1860), Friedrich Nietzshe(1844-1890) về sau được tiếp nối bởi Jean-Paul Sartre (1905-1980), Albert Camus
Trang 41.2 Hai trường phái chính của triết học hiện sinh
Triết học hiện sinh chia làm hai trường phái là hiện sinh hữu thần và hiện sinh vôthần
+ Hiện sinh hữu thần với đại diện là Soren Kiergeraard, Karl Jaspers, GarielMarcel: Giả thiết về sự tồn tại của Thượng đế và cho rằng có một Thượng đế vẫntồn tại
+ Hiện sinh vô thần với đại diện là Friedrich Nietzsche, Jean-Paul Sartre,Albert Camus: Không công nhận sự có mặt của Thượng đế, cho rằng con ngườiphải tự mình vươn lên cũng như tự mình chịu trách nhiệm cho mình F.Nietzsche
nói “Chúa đã chết”.
1.3 Những nội dung cơ bản của triết học hiện sinh
1.3.1 Hiện sinh có trước bản chất
Con người sinh tồn và phát triển trong tư cách của một cá thể tự do, nhưng
sự tự do này không thật sự đem lại hạnh phúc mà chỉ tạo ra sự khốn khổ và khiếp
sợ Cá nhân con người đã ý thức được sự tự do đó, dù mơ hồ và trách nhiệm về mặtđạo đức với mọi hành động của mình Xuất phát từ chỗ bản thân con người ý thứcđược tự do cho nên không thể không cảm thấy mình là một người hoàn toàn xa lạtrong một thế giới đầy sự xa lạ
1.3.2 Ý dục hầu như luôn thắng thế trước trí năng của con người
A Schopenhauer có nói: “Ý thức chỉ là bề mặt của tâm thức ta, về tâm thứcnày, cũng như về quả đất, ta không biết bên trong mà chỉ biết cái vỏ” Một ý dụcvới sự thèm khát mãnh liệt và dai dẵng được tạo từ trong vô thức, thúc đẩy conngười đi tới
Con người càng có nhiều ham muốn, càng nhiều ý dục thì con người sẽ càngđau khổ Thế giới là ý dục vì vậy thế giới đồng thời cũng là đau khổ, vì hầu như tất
cả các ý dục không bao giờ được thỏa mãn một cách trọn vẹn nhất Cuộc sống của
Trang 5chúng ta là một cái bẫy do ý dục giăng ra, ở đó con người sống trong một sự xấu
xa từ trong bản chất
1.3.3 Những cuộc xung đột thường xuyên xảy ra
Theo các nhà hiện sinh, xã hội ngày càng mang tính duy lý quá cao, conngười cá nhân đã và đang bị tách ra khỏi cuộc sống trần thế, bị buộc phải sống theonhững tiêu chuẩn cao nhất định Từ đây đã nảy sinh một hệ quả là xảy ra sự xungkhắc thường xuyên với Thượng đế, với thiên nhiên, với người khác và với chínhbản thân mình
Xung đột với thiên nhiên, con người hiện đại đang tự mình từng bước xâydựng những bức tường kỹ nghệ cao để ngăn chặn bản thân đến với một cuộc sống
tràn đầy sinh lực phù hợp với “thiên nhiên” Để xử lý được những vấn đề này các
tác giả hiện sinh thường được thể hiện như một lời kêu gọi con người hiện đại cầnphải xa lánh cái trừu tượng để quay về với cụ thể, hiện thực và sự trọn vẹn
Xung đột với người khác, trước sự phát triển ồ ạt về nhiều khía cánh khácnhau như chia nhỏ lao động nhấn chìm con người trong chức năng của nền kinh tế,chính quyền trung ương tập quyền ra đời,các hoạt động giải trí và thông tin phát
triển mạnh - tất cả những điều này đã đẩy con người vào “Đám đông cô độc” của
Riesman – hủy diệt cá tính của con người.Theo Berdyaev thì sự bộc lộ xung khắc
ra bên ngoài có gốc rễ từ tình trạng nô lệ, trong khi tự do là suy tư về mối xungkhắc ấy Đây là một đề tài quan trọng khác của văn chương phương Tây mà cácnhà hiện sinh thời đại chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ là khôi phục lại sự phảnkháng đó trước những khuôn mẫu hoặc những thế lực nào đang manh nha hìnhthành có ý định dập tắt đi sự tự tại trong đời sống cá nhân con người
Xung khắc với bản thân, con người hiện đại đã quá đề cao lý trí mà vô tình
để quên bản chất của chính mình, đây là một đề tài đóng vai trò quan trọng trong
sự nổi loạn của chủ nghĩa lãng mạn Sau cuộc Đệ chiến thứ nhất, người hùng biếnmất, con người trở nên trống rỗng, bất lực và vô danh, là kẻ yếu đuối, luôn bị đènặng bởi nỗi sợ hãi khôn tả
Xung khắc với Thượng đế được thể hiện qua câu nói của Friedrich
Trang 6một sự thiếu vắng điểm tựa về tâm linh,mà chính điều này cũng đã tạo nên mộttiếng vọng lớn trong những tác phẩm của các nhà hiện sinh Để khi lên đến đỉnhđiểm, sự thiếu vắng đó đưa con người ta bước vào một cuộc chạm trán, đụng mặt
đó là: chạm trán với cái hư vô
1.3.4 Sự âu lo
J-P.Sartre gọi nỗi âu lo đang đè nén con người hiện đại là “nỗi thống khổ củaAbraham” Các nhà hiện sinh cho rằng tự thân mỗi con người cũng phải thực hiệnnhững quyết định luân lý trong cuộc đời và do chính sự lựa chọn đó, họ sẽ phảigánh chịu nỗi thống khổ tương tự như Abraham
1.3.5 Sự tự do
Với J.P.Sartre thì tự do có nghĩa là tự do lựa chọn bởi vì con người là sinhlinh duy nhất có thể tự vượt qua chính mình Chính vì không có Thượng đế manglại cứu cánh cho vũ trụ, cho nên mỗi người phải nhìn nhận trách nhiệm cá nhân,đây là một gánh nặng sẽ trở nên nặng nề hơn, vì khi chọn lựa cho chính mình, anh
ta cũng đồng thời chọn lựa cho tất cả những người khác “một hình ảnh con người
mà anh ta phải là” Con người là toàn bộ các hành vi làm nên đời sống anh ta không hơn, không kém - và dẫu cho một kẻ đớn hèn đã tạo nên mình một cách hènmạt, thì lúc nào cũng có thể tự mình thay đổi để biến thành kẻ anh hùng Trong thếgiới của J.P Sartre, con người phải định hướng cho tiến trình trở thành của mìnhtrên lối đi hàng ngày của đời sống thường nhật
-Riêng các nhà hiện sinh hữu thần lại giải thích sự tự do của con người theocách khác đó là luôn luôn coi sự hiện diện của Thượng đế Họ nhấn mạnh nhiềuđến đức tin hơn là ý chí, họ giải thích rằng tình trạng tồn tại của con người là mộttình trạng xung khắc với bản chất căn bản vốn có của anh ta, và vấn đề của anh ta
là phải hàn gắn giữa anh ta và bản chất Đây cũng được coi là ý nghĩa của đức tin,gần giống như đức tin của Abraham, sự hy sinh đớn đau ước mơ và báu vật yêuthương nhất của chính mình theo ý Thượng đế
Trang 7CHƯƠNG II: CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC
2.1 Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh chính thức được khai sinh vào năm 1927 với tác phẩm
“ Hữu thể và thời gian” của Heidegger, và thoái trào vào năm 1960 như một triếtthuyết với “Phê bình lý trí biện chứng” của J S Sartre
Bằng các tên gọi khác nhau - chủ nghĩa hiện sinh (Sartre), triết học hiện hữu(K Jaspers), triết học về hiện sinh - triết học này có điểm chung cho tất cả các đạidiện là triết học về tồn tại của con người, bản thể luận về con người, là tất cả nhữngsuy tư về thân phận con người, trước hết là con người cá nhân, cụ thể trong thời đạikhủng hoảng về giá trị, những nỗi đau, những lầm lạc và những khát vọng của conngười Ra đời và phát triển tại các nước phương Tây, nhất là tai Đức và Pháp, sauhai cuộc đại chiến thế giới (1914 - 1918, 1939 - 1945), triết học hiện sinh biểu thịthái độ của con người trước những diễn biến không đồng nhịp của xã hội
Nếu triết học cổ điển thể hiện tính tích cực tinh thần của con người, thì triếthọc hiện sinh đặt ra vấn đề sự chịu đựng tinh thần của mỗi cá nhân trước nhữngbiến động của đời sống, từ đó gợi ra một lối thoát cho họ Trong “Thư về nhân bảnchủ nghĩa” (Ueber den humanismus) Heidegger đã “nâng cấp” khái niệm
“existentia”, tức tồn tại theo tiếng Latinh, thành một diễn đạt đặc trưng - Eksistenz,hay Ek-sistenz, nhằm nhấn mạnh hiện thể “xuất tính thể’ của con người, phân biệtvới những tồn tại khác, những tồn tại mà Sartre cho là không thể sánh được với chủquan tính của con người (Sartre Hiện sinh một nhân bản thuyết) Heidegger vàSartre là hai đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ XX
Theo Lê Tôn Nghiêm, Kinh ThánhKitô giáo, có phần mô tả số phận chìm nổicủa các vị tiên tri, các vị thánh, sự đày đọa Jesus Christ, đáng được xem là cộinguồn sau xa của chủ nghĩa hiện sinh với tính cách là tiếng kêu bi thiết về số phậncon người Thứ đến là Thánh Augustin, người nói nhiều đến những suy tư, xaoxuyến, lo âu, những kinh nghiệm đau đớn trong quãng đời phóng đãng, lầm lạctrên con đường tìm về Thiên Chúa, khẳng định rằng tri thức sơ khởi và đầy đủ nhất
là sự tìm hiểu bản chất con người qua sự hiểu biết về Thiên Chúa Tuy nhiên, ông
tổ thực sự của chủ nghĩa hiện sinh là S Kierkegaard (1813 - 1855), người ĐanMạch Kierkegaard xuất hiện trên sân khấu triết học với tính cách là người phêbình gay gắt thời đại Khuynh hướng hiện sinh tôn giáo của Kierkegaard đặt ra câuhỏi: tại sao tâm hồn con người bị khô kiệt ? Trả lời: vì những toan tính đầy tham
Trang 8vọng của lý trí, vì sự mổ xẻ không thương tiếc, sự phân đôi bản chất con ngườitrong thời đại khoa học, vì cái nhìn cứng nhắc, máy móc đối với thế giới Để phụchồi nhân tính cần hiến mình cho tôn giáo - đó là chủ đề cơ bản của triết họcKierkegaard Triết học cần giúp con người trở về hệ thống các giá trị tôn giáo, vốn
bị chìm vào lãng quên từ thời Descartes Triết học dẫn ta vào cảm thụ quan tôngiáo, khắc họa chiều sâu tâm linh của con người
Sự phản ứng của Kierkegaard đối với trật tự tư sản là sự phản ứng mang tínhlãng mạn Bản thân sự hiện hữu của con người được phân tích từ góc độ thẩm mỹ -đạo đức - tôn giáo Các giai đoạn hiện hữu:
1 Giai đoạn thẩm mỹ đồng nhất với khoái cảm Con người sống bằng những quantâm hiện tại, chưa biết lựa chọn Giai đoạn này có ba chặng nhỏ là buồn chán toàndiện, bạo dâm, trung gian (còn gọi là “mỉa mai”, là chặng liên kết thẩm mỹ và đạođức)
2 Giai đoạn đạo đức, thể hiện cuộc đấu tranh chống lại những đam mê cảm tính vàchế ngự chúng Con người sống bằng nghĩa vụ, quan tâm đến nhau và cùng hyvọng vào tương lai Hạn chế của đạo đức là ở chỗ nó dễ ru ngủ con người, biến họthành một sinh vật máy móc, mù quáng tuân theo những quy luật, những môtíp đạođức định sẵn Thay vì lựa chọn tự do là nỗi sợ hãi của cá nhân
3 Giai đoạn tôn giáo, nơi hiện hữu của cá nhân thống nhất với Thượng đế Đó là
sự chuyển sang lối sống tôn giáo, một bằng chứng về “nổi ô nhục và sự bất lực của
lý trí” Con người phụng sự Thượng đế, cảm nhận sự an ủi nơi cuộc đời đau khổ,song không bao giờ sánh ngang cùng Đấng tối cao Quan niệm đó của Kierkegaardnhằm chống lại Hegel, người đã duy lý hóa niềm tin vào Thượng đế
Thế kỷ XIX là thế kỷ giai cấp tư sản ở nhiều nước phương Tây lần lượt giànhthắng lợi và củng cố chính quyền sau các cuộc cách mạng tư sản Công nghiệp hóa
tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học Giaicấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp
tư sản Từ giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triểnmạnh với quy mô lớn Đặc biệtcuộc cách mạng công xã Paris 1817 của tầng lớpthợ thuyền.Vì vậy văn học gắn với ý thức hệ tầng lớp cần lao Và đó là những sựmanh nha đầu tiên của chủ nghĩa hiện sinh Vào cuối thế kỷ XIX, để khi sang thế
kỷ XX chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện Khi mà con người cảm thấy bất ổn với đời
Trang 9sống Hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra liên tiếp là thế chiến thứ nhất 1914 –
1918 và thế chiến thứ hai 1939 – 1945 Đã làm cho con người ta cảm thấy hoangmang và con người tự đặt câu hỏi cho chính mình Liệu những điều chúng ta luôntinh tưởng theo một lối mòn, theo một hệ thống có thật sự đúng hay không
Khái niệm triết học phi lý là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh mànhững triết gia đại diện là Soren Kierkegaard ( Đan Mạch, 1813 – 1815),M.Heidegger ( Đức, 1889 – 1976), Karl Jaspers ( Đức, 1883 – 1969)…Các triết giahiện sinh đều có tư tưởng chống lại hệ thống Hệ thống là một khuôn khổ trừutượng gói gém toàn bộ chân lý cuộc đời mà người tạo ra hệ thống đó tuyên bố vớithế giới Bản chất của hệ thống là sự phục tùng, từ Plato cho đến Hegel đều có một
hệ thống triết lý được cho là chân lý mà ở đó buộc mọi người phải tuân theo ( Ởphương Đông thì đặc biệt là Nho giáo với khái niệm “ trung quân”, có đạo hồiIslam mà bản chất của cái tên Islam có nghĩa là phục tùng.) Các nhà hiện sinh chủnghĩa cho rằng chân lý không phải là cái chung, mà chân lý mang chủ thể tính,không ai có quyền áp đặt bất cứ một hệ thống chân lý nào lên người khác và buộcngười khác phải tuân theo
Như vậy hiện sinh chủ nghĩa coi trọng con người như là một hữu thể hoàncảnh, tôi là tôi phối kết với hoàn cảnh của riêng tôi, nên không thể có một chân lýchung nào giữa cái tôi này với cái tôi khác, đồng thời sinh ra những mâu thuẫn lẫnnhau và tự mâu thuẫn với chính mình
2.2 Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện sinh
Các nhà văn hiện sinh hầu như không có một tuyên ngôn chung cho trường
phái của mình Albert Camus thậm chí còn phát biểu “Tôi không phải là nhà văn hiện sinh” Tuy nhiên, thông qua những cách khác nhau, những tác giả thuộc trào
lưu này vẫn thể hiện một hệ thống quan điểm nghệ thuật tương đối nhất quán,chúng ta có thể thấy rõ ba quan điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, có nguồn gốc từ triết học cho nên nghệ thuật hiện sinh cũng khẳngđịnh mối quan hệ giữa hiện sinh với bản chất, sự phi lý của tồn tại và sự hạn chếcủa lý trí, bên cạnh đó là sự tự do của con người
Trang 10Thứ hai, những nhà văn hiện sinh quan niệm con người đang tồn sinh trongmột thế giới hỗn độn không có nơi nương tựa vì vậy buộc con người phải hànhđộng để tự tạo ra chân lý và đạo đức cho chính mình Trong chủ nghĩa hiện sinh,trọng tâm không phải là ý tưởng, mà vào kẻ tư duy Kierkegaard đã nhấn mạnh sựkhác biệt giữa sự thật chủ quan và sự thật khách quan và nói rằng chúng ta chạmtrán với sự thật không phải trong sự phân chia của lý trí, mà trong sự dấn thân trọn
vẹn và trong niềm bi tráng khi sống tận tuỵ cho điều chọn lựa của mình, “con người chẳng là cái gì khác hơn ngoài cái mà nó tự tạo”.
Thứ ba, với quan niệm “Hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản”, J-P Sartre từ
chối coi văn chương là một hình thức giải trí và muốn nhắc nhở nhà văn về côngviệc của họ - viết văn là một hình thức dấn thân, nhà văn phải là người dám dấn
thân vào cuộc đời Albert Camus cũng khẳng định: “Mọi nghệ sĩ ngày nay ngồi trong con thuyền của thời đại”, phải biết “sống và sáng tạo” Tác phẩm của những
nhà văn hiện sinh có thể bao gồm nhiều thể loại nhưng bao giờ cũng có tính thời
sự Những nhà văn hiện sinh đi tìm và khẳng định con người tự do cá nhân thôngqua những hoạt động của nó chứ không phải đi vào cái tôi nội quan và sống vớinhững mộng ước như những nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn đã làm trước đó
2.4 Đặc điểm chủ yếu
*Về chủ đề
Chủ đề thường thấy là sự vô lý của cuộc đời và tính hữu hạn của lý trí, mô tảcái hiện thực vô nghĩa, phi logic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của conngười Bên cạnh đó là nỗi âu lo, cảm giác tội lỗi và nỗi cô độc thường trực xuấtphát từ quan niệm con người là một cá thể hiện sinh, chủ đề tha hóa đi liền với thái
độ phê phán ý thức bầy đàn
Cái phi lý là sự tồn tại vô nghĩa của con người, là sự suy giảm giá trị của
mọi lý tưởng con người.Thế giới của cái phi lý là thế giới “không thể giải thích được và không có một ý nghĩa trọng tâm”(Martin Esslin, The theatre of the
Absurd) Văn học hiện sinh khẳng định sự tồn tại không thể được hiểu thấu đáo
bằng kinh nghiệm Ionesco đã viết trong nhật ký của ông: “Tất nhiên không thể tưởng tượng được rằng mọi cái sẽ không tồn tại, rằng không có cái gì tồn tại.
Trang 11Tôi cố gắng muốn hiểu cái không thể hiểu được: bỗng nhiên tôi có một hình ảnh về một điều gì đó vô cùng chắc nịch và phi lý Sự không tồn tại là một điều không thể có được và tỏ ra phi lý; sự tồn tại cũng là một điều phi lý không kém mặc dù nó là việc có thể có được” Văn học hiện sinh gợi suy nghĩ về tính độc
đáo và kỳ bí của mỗi thân phận Nó nhấn mạnh đến chủ thể hơn là khách thể.Một cuộc đời cá nhân không thể giải thích bằng lý lẽ của những người khác,
bằng không, nó sẽ dẫn tới mâu thuẫn và phi lý, “Tất cả đều đúng nhưng không
có gì đúng cả”, “cuộc đời thật phi lý biết bao”.
Có rất nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác có đề cập đến cái phi lý ởthời xa xưa, từ những sáng tác dân gian sử dụng các thủ pháp trào phúng và hàihước vô nghĩa, chơi chữ loạn nghĩa, hay những sáng tác phiêu lưu hoang tưởngnhư Cuộc phiêu lưu của Giulliver (J Swift- nhà văn Ailen) hay Alice ở xứ sở diệu
kỳ (Lewis Carrol- nhà văn Anh)… cho đến truyện “chưởng” của Trung Hoa… Thế
nhưng, cái phi lý trong những sáng tác trên dựa vào nguyên tắc tạm thời quên đi thế giới thực tại rồi trở về lại với thế giới thực tại Theo cái logic riêng của thế giới
tưởng tượng đó thì không có gì là phi lý cả Văn học phi lý khác với những sángtác trên ở quan điểm nghệ thuật chứ không phải ở thủ pháp nghệ thuật
Khái niệm phi lý nói chung đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng khái niệm phi
lý hiện đại mới chỉ xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX với chủ nghĩa phi lý tính và
sau đó là với chủ nghĩa hiện sinh, và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn học rõ rệt từ đầu thế kỷ XX với người mở đường là Kafka Cho nên khi nói đến văn
học phi lý thì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỷ XX, là mộtphản ứng của thời đại lịch sử
Văn học phi lý phản ánh những hiện tượng và sự việc trái với sự phát triểncủa tư duy logic thông thường, nói đúng hơn là trái với logic nhân văn tiến bộ củaloài người.Trước đó, Dostoevski (1821-1881), thông qua nhân vật Ivan Karamazov
đã phát biểu rằng: “Thế giới được dựa trên những điều phi lý, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lý đó.”(Anh em nhà Karamazov).
Nhưng đó chỉ là một lời nhận xét chứ Dostoevski không khai thác đề tài đó.Tuyvậy, bản thân ông có đầy đủ hoàn cảnh để sản sinh ra cái phi lý nên sau này ôngđược Albert Camus xem ông và F.Kafka là những thần tượng của mình
Trang 12
*Không có tiêu chuẩn cơ bản cho nhận thức về các vấn đề tôn giáo và chủng tộc, đó chính là triết lý tự do hiện sinh
Oreste trong vở kịch “Ruồi” của J-P.Sartre, là hình ảnh của tự do và chiếnthắng của chàng cũng chính là thắng lợi của tự do Chàng là chính chàng, với ý
chí và tự do lựa chọn của mình: “Tôi chỉ có thể theo con đường của tôi Bởi vì tôi là một người [ ] và mỗi người phải tạo ra con đường của mình.”Vị thần tối cao Jupiter thừa nhận thất bại trước Oreste: “Một khi tự do đã nổ tung trong tâm hồn một người, thì thần linh không còn thế lực gì đối với người ấy” Có tự
do, có lựa chọn, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm của mình về hành động
ấy - Oreste có thể được xem là nhân vật tiêu biểu nhất cho triết lý tự do hiệnsinh chủ nghĩa của J-P.Sartre
*Về nghệ thuật
Các nhà văn hiện sinh khước từ truyền thống về tiểu thuyết đặt cơ sở trên người
kể chuyện toàn tri Để tạo ấn tượng “dấn thân”, nhà văn hiện sinh thường chọncách thuật sự được dệt bởi cái nhìn chủ quan của các nhân vật, từ đó tạo chongười đọc cảm giác hòa nhập vào hành động của chính nhân vật Ngôi kể trongcác tiểu thuyết thường là ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba đã được cá tính hóa
cao độ Khi tuân thủ cái nguyên tắc cho rằng “những gì tồn tại trái với quy tắc logic và trái với năng lực nhận thức lí tính đều bị coi là phi lý” thì những sáng
tác có khung cảnh trái với tư duy lý trí thông thường được tác giả đặt vào hệlogic thông thường thì được coi là sáng tác phi lý
*Đối với việc xây dựng nhân vật
Trong tâm thế đối diện với những câu hỏi, nhà văn hiện sinh thường làmsống lại những huyền thoại lớn Đó là cách mà J-P.Sartre xây dựng nhân vậtOreste thành tượng đài của sự tự do Đó cũng là cách Albert Camus đã tìm thấy
ý nghĩa từ câu chuyện Sisyphs trong thần thoại Hy Lạp hay biến một trận dịchhạch (gợi nhớ về trận dịch khủng khiếp ở châu Âu thời Trung cổ) trở thành ám
dụ cho sự tràn lan của cái ác
Các nhà văn phi lý không chỉ mô tả cái phi lý mà họ còn hành động đểchống lại cái phi lý đó Hành động này được thể hiện ở mỗi con người khácnhau với mỗi mức độ khác nhau và theo một cách khác nhau
*Ví dụ chứng minh cho các luận điểm trên
Trang 13Có những nhà văn mà ta không thể xếp họ vào một trường phái nào nhưng
tác phẩm của họ lại là những cột mốc của quá trình phát triển văn học thế giới
Họ là những hiện tượng đặc biệt mà những người cùng thời không theo kịp đểlàm thành một trường phái, ảnh hưởng của họ chỉ diễn ra sau khi một thời gianthế giới đã hết ngỡ ngàng Họ là những hiện tượng không thể lặp lại, màF.Kafka là một hiện tượng như vậy.Ông đã khai phá một mảng đề tài khó xử lý
đó chính là cái phi lý của cuộc đời
“Lâu đài” của Kafka kể về một anh chàng trắc địa có tên là K được mờiđến làm việc tại một khu làng thuộc quyền cai quản của một lãnh chúa (bá tướcWest”) sống trong một lâu đài ngự trên một quả đồi Anh chàng K không baogiờ được tiếp cận với những người sống trong lâu đài.Anh tìm mọi cách để gặpnhững người trong lâu đài nhưng không thành.Thậm chí ngay cả những ngườidân xung quanh khu lâu đài cũng không ủng hộ anh Còn “Vụ án” thì kể về mộtanh nhân viên ngân hàng tên Josef K, vào ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 30 củamình, anh đã bị một tòa án bí hiểm nào đó mà anh chẳng biết gán cho cái tộinào đó mà anh cũng không biết Suốt một năm ròng rã anh đã phải trải quanhững cuộc thẩm vấn của những người trung gian chứ không được gặp bất kìmột quan tòa nào và cũng không được ra vành móng ngựa trước một tòa án nào.Đến ngày kỉ niệm ngày sinh lần thứ 31 của mình, anh bị hai người đàn ông tobéo đến lôi ra một khu khai thác đá ở ngoại ô thành phố và dùng dao cắm phậpvào trái tim anh mà chẳng nói chẳng rằng
Trong hai tác phẩm, đối tượng nhận thức không hề lộ mặt Josef K trong
“Vụ án” trong những lần anh đi tìm tòa án, anh đã gặp nhiều người ngồi vào vịtrí bị cáo như anh Họ đợi để được gặp tòa mà chẳng có hy vọng Khi Josef K.hỏi đợi gì thì họ chỉ biết ngơ ngác trả lời: “Tôi đợi” Đây là một motif đặc thùcủa văn học phi lý mà sau này được nhiều người khai thác Cho đến lúc chếtJosef K vẫn không hết bị dằn vặt bởi câu hỏi vô vọng về pháp luật: “Viên quantòa anh chưa bao giờ gặp ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa bao giờ đến ở đâu?”
K trong “Lâu đài” có vẻ tích cực hơn Josef K trong việc tìm hiểu sự vậnhành của bộ máy quyền lực Tuy nhiên, những con đường xung quanh lâu đàicũng chỉ dẫn anh đến những con đường quanh co khác mà anh càng đi càng rời
xa lâu đài: “Chàng tiếp tục đi về phía trước, nhưng đường còn rất dài” Hóa ra
Trang 14con đường chính của làng lại không dẫn lên quả đồi có Lâu đài, mà chỉ dẫn đếngần đó, rồi như cố ý, nó rẽ ngang, không bỏ xa lâu đài mà cũng không dẫn đếngần K nóng lòng mong sao con đường sẽ hướng về phía Lâu đài, vì thế chàngtiếp tục đi Chắc là do đã mệt nên chàng không muốn tránh con đường đó,nhưng chàng hết sức ngạc nhiên thấy cái làng này mới dài làm sao, đi mãi cũngkhông hết Những ngôi nhà nhỏ nối đuôi nhau vô tận với những con mắt cửa sổ
đã bị đóng băng Khắp nơi đều có tuyết, nhưng không ở đâu có một bóngngười K đành rời con đường hấp dẫn đó, rẽ vào một cái ngõ hẹp, ở đây tuyếtcòn phủ dầy hơn Chân ngập trong tuyết nên mỗi bước đi đều làm cho chàngmệt mỏi, ê chề Mồ hôi vã ra, chàng bỗng dừng lại, không thể tiếp tục đi tiếpđược nữa.” Đến cả những người sống trong làng dưới quyền cai trị của lâu đàicũng trở thành một thế giới xa lạ Một người nông dân đã nói với K rằng:
“Chắc là ngài ngạc nhiên vì chúng tôi không hiếu khách Nhưng hiếu kháchkhông phải là mốt ở đây, chúng tôi không cần khách.” Trong “Vụ án”, anhchàng sinh viên ngành pháp lý cũng nói với Josef K.: “Lẽ ra ông có thể đi từnãy, chẳng ai luyến tiếc ông cả,…” Cuối cùng, cả K trong “Lâu đài” lẫn Josef
K Trong “Vụ án” khi càng tìm hiểu thì càng lạc sâu vào cái mê cung của mộtthế giới phi lý không thể nào hiểu nổi và tồn tại ngoài ý muốn con người Vàkhi càng đi sâu vào cái mê cung đó thì hai anh chàng này càng trở nên xa lạ vớithế giới, cũng như chính tác giả của họ Kafka đã viết trong “Nhật kí” của
mình: “Tôi sống xa lạ hơn một kẻ xa lạ”.
Ở Kafka, chủ đề tha hóa thường đi liền với thái độ phê phán ý thức bầyđàn, sau này được các nhà văn khác và A.Camus tiếp thu Dưới con mắt của K.thì những người trong ngôi làng đều có những hành động giống nhau Anh và
họ là hai thực thể không thể hòa hợp được Một bên là nhân vật chính, bên kia
là phần còn lại của thế giới với lối sống bầy đàn Lối sống bầy đàn là một trongnhững điều phi lý tồi tệ nhất trong xã hội hiện đại được các nhà văn phi lý cựclực phê phán
Phi lý là một đối tượng nhận thức khách quan đối với Kafka Nó khôngđơn thuần là một hiện tượng xã hội mà nó có liên quan, chi phối vận mệnh củacon người mà muốn tồn tại, con người buộc phải đấu tranh để loại trừ nó Do
đó, trong phần lớn các tác phẩm phi lý của ông, thế giới huyền thoại ông tạo rathường là thế giới không có địa danh Lâu đài và ngôi làng nơi K làm việc
Trang 15không có tên, thành phố của Josef K cũng chẳng có tên tuổi.Vì vậy, phi lý củaKafka là bi kịch bản thể Tuy vậy, cái bi kịch bản thể ấy gắn liền với xã hộiđương thời, vẫn có nguyên nhân xã hội của nó, nó đã phản ánh bản chất của xãhội: xã hội phi lý trong “Vụ án”, “Lâu đài” mà Josef K và K đã đấu tranh tuyệtvọng chống lại nó.
2.4 Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh
2.4.1 Tác giả Jean-Paul Sartre và tiểu thuyết “Buồn nôn”
Jean-Paul Sartre sinh ngày 21 tháng 06 năm 1905 ở Paris Cha ông từngtốt nghiệp trường Bách Khoa (École Polytechnique) làm sĩ quan thủy quân Ôngmất năm 1907, khi đó Jean-Paul Sartre vừa mới hai tuổi; sau này ông ví mình làmột đứa con hoang dã (faux bâtard) Hai mẹ con ông trở về sống với ông ngoại,dòng họ Schweitzer, có quan hệ huyết thống với bác sĩ Albert Schweilzer Mẹông tái giá năm 1916, hai mẹ con theo chồng mới tới sống ở La Rochelle
Năm 1917- 1919, Jean- Paul Sartre học trung học ở La Rochelle, khônglấy gì làm xuất sắc cho lắm Năm 1920, ông theo mẹ trở về Paris, rồi hai nămliền, đậu tú tài phần 1 và phần 2 Năm 1924, thi vào trường Cao đẳng Sư phạm,sống nội trú trong trường từ năm 1924-1929; trong thời gian này ông đậu cửnhân triết học (năm 1926), rồi đậu thạc sĩ triết học (năm 1929), đứng đầu bảng,cùng với Simone de Beauvoir Năm 1929-1930, ông đi quân dịch ở Tours trongngành khí tượng Quân dịch xong, được bổ nhiệm làm giáo sư triết học ở LeHavre, Jean- Paul Sartre dạy ở trường trung học thành phố này ba năm liền(1931-1933) Thành phố Le Havre được lấy làm khung cảnh cho tiểu thuyết
“Buồn nôn” nhưng trong sách được đổi thành Bouville Ông đã đọc nhiều sáchcủa các triết gia Đức như: Husserl và Heidegger Niên học 1933-1934, ông xinnghỉ dạy, sang Đức tòng học Husserl ở Berlin
Từ 1934-1939, ông lần lượt dạy triết học ở Le Havre, Lyon, rồi Paris,trường Trung học Louis Pasteaur Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, quânđội Hitler chiếm đóng nước Pháp, chính phủ bù nhìn được thành lập ở Paris, rồi
ở Vichy; Jean- Paul Sartre nhập ngũ trong Quân đoàn 70 Năm 1940 bị bắt làm
tù binh ở Padoux, đến tháng 5-1941, nhờ khai là dân thường nên được phóng
Trang 16thích Sau đó ông gia nhập tổ chức bí mật kháng Đức: Xã hội chủ nghĩa và tự
do, tổ chức này tập trung hầu hết những nhà trí thức Pháp kháng Đức
Từ năm 1941- 1944, ông tiếp tục dạy ở các trường Louis Parteur,Condorcet của Paris Năm 1945, sáng lập và chủ trương tạp chí “Les TempsModernes” (“Thời mới”) Cũng năm này, ông vĩnh viễn xin ra khỏi ngành giáodục; sang Mỹ làm phóng sự cho nhiều nhật báo ở Paris Kể từ năm 1946, ôngsống ở Paris, lần lượt du lịch, viếng thăm và chứng kiến thực tại các nước vàkhu vực có thể chế chính trị khác nhau như: Mỹ, Island, Liên Xô, Thụy Điển,Bắc Phi, Nam Phi, châu Phi Đen và nhiều nước khác nữa Trong thời gian này,Jean-Paul Sartre tiếp tục sự nghiệp triết lý và văn nghệ không ngừng nghỉ, mỗilần cho xuất bản một cuốn sách (luận thuyết, khảo luận, tiểu thuyết, kịch, phim)
là mỗi lần gây nên tranh luận quyết liệt trong giới văn nghệ Pháp và quốc tế Sựnghiệp triết lý và văn nghệ này không bao giờ tách rời các hành động của ông:
Ở con người Jean- Paul Sartre hành động và lý thuyết bao giờ cũng khắng khítmật thiết với nhau Xin kể: Ông là một trong những nhân sĩ đã gây dựng phongtrào chống chiến tranh ở Việt Nam (1950-1954), chiến tranh ở Algerie (1954-1961), lên án các vụ tra tấn (“Tuyên ngôn của 121 nhà trí thức”, 1951-1960), tốcáo chính quyền Franco (Tây Ban Nha) về vụ án Julien Grimau (1964), phảnđối Mỹ trong chiến tranh Việt Nam…
Năm 1964, ông được Hội đồng Viện Hàn lâm Thụy Điển tuyên bố tặnggiải Nobel về văn chương nhưng ông đã tuyên bố không nhận giải
* Tiểu thuyết “Buồn nôn”
Tóm tắt tác phẩm: “Buồn nôn” (“La Nausée) mang danh là một cuốn tiểu
thuyết, nhưng thật ra là một suy tư triết lý viết theo thể nhật ký Tiểu thuyết kể vềnhân vật Antoine Roquentin, sau nhiều năm lưu lạc khắp thế giới, trở về Bouville,định tâm hoàn tất công việc tra cứu cuộc đời Công tước de Rollebon làm tài liệucho một cuốn khảo luận lịch sử Nhưng dần dà, càng đi sâu vào cuộc đời bịp bợmcủa tên công tước này, y bỗng cảm thấy chán ngấy ghê tởm không còn hăng hái vớicông việc giả tạo đó nữa, rồi rốt cuộc y bỏ dở cuốn sách định viết Y nhận chânrằng đã không làm sao có thể hy vọng cứu vớt quá khứ của một kẻ khác ra khỏilãng quên được Và cứ thế, ngày lại ngày, y ghi lại đầy đủ mọi ý nghĩ cay đắng vềnhững điều tai nghe mắt thấy như: dáng bộ lố bịch của những bức chân dung treo