Tuy nhiên trong giai đoạn này thì xã hội Việt Nam có sự biến đổi: như là các đô thị bắt đầu được hình thành và mở rộng, thị trấn mọc lên, quan hệ xã hội tư bản xuất hiện, cá nhân trở thà
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
MÔN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
GVHD: ThS Lê Ngọc Phương
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
TRONG VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Trang 21. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện thực
Thế Giới:
Sau sự thành công của cách mạng tư sản Pháp 1789, phương Tâybước sang một giai đoạn lịch sử mới: tầng lớp tư sản củng cố quyền lực vàthúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa Con người ở thế kỉ này làcon người say mê tự do, chiến đấu chinh phục tự do Những ước muốnthành đạt được kích thích bởi tư tưởng giải phóng cá nhân trở thành mộttrong những điều các thế hệ ra đời sau cách mạng tư sản mong ước và ra sứcthực hiện Những ước muốn ấy ngoài những điều tích cực tốt đẹp còn mangđến những hệ lụy xấu, lối sống đầy màu sắc thực dụng rất đáng bị lên án.Đây cũng là thế kỷ mà các nước phương Tây bước tới ngưỡng cửa của thờiđại khoa học, thành tựu khoa học góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội theohướng tích cực Với những tác động trên ở phương Tây đã hình thành thờiđại văn học đỉnh cao với ba trào lưu văn học chủ đạo: trào lưu lãng mạn,trào lưu hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa, trào lưu văn học có xu hướng hiệnđại Mà ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về trào lưu hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học ra đời vào thập niên 30của thế kỷ XIX ở Tây Âu, sau đó lan rộng và có mặt trong hầu khắp các nềnvăn học trên thế giới Với những nguyên tắc như lịch sử - cụ thể, điển hìnhhóa và khách quan…, chủ nghĩa hiện thực tỏ ra có ưu điểm vượt trội trongphản ánh chân thực, sinh động hiện thực đời sống cũng như thế giới bêntrong con người Chính vì lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực đã trở thành một tràolưu quan trọng trong tiến trình văn học thế giới, và vai trò, vị trí của chủnghĩa hiện thực luôn là một vấn đề được quan tâm
Trang 3Việt Nam:
Sau khi xâm lược Việt Nam thực dân Pháp ra sức củng cố địa vịthống trị, chúng bắt tay vào khai thác thuộc địa đẩy dân ta lún sâu hơn đếncảnh bần cùng Tiếp đó, chúng ra sức bóc lột dân ta để bù lại những thiệt hại
to lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra, đẩy nền kinh tế ViệtNam vào chỗ điêu đứng: sản xuất bị đình đốn, vỡ nợ thất nghịêp ngày càngtăng, hạn hán lụt lội liên tiếp xảy ra, thuế khoá nặng nề, đói trầm trọng, nhândân bị bóc lột đến tận xương tuỷ trong khi tầng lớp địa chủ sống xa hoa Từ
đó dẫn đến mâu thuẫn giữa dân tộc và thực dân Pháp, nông dân và địa chủngày càng sâu sắc
Tuy nhiên trong giai đoạn này thì xã hội Việt Nam có sự biến đổi: như
là các đô thị bắt đầu được hình thành và mở rộng, thị trấn mọc lên, quan hệ
xã hội tư bản xuất hiện, cá nhân trở thành một thực thể, văn học Việt Namdần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoc Trung Quốc, bắt đầu tiếp xúc vớinền văn học phương Tây
Xã hội Việt Nam lúc ấy chịu ảnh hưởng của rất nhiều luồng tư tưởng
Tư tưởng phong kiến được thực dân Pháp ra sức khuyến khích: suy tônKhổng giáo, kêu gọi trở về với nền văn học cũ với mục đích triệt tiêu tinhthần đấu tranh của nhân dân ta Tư tưởng tư sản với hai chiều hướng tíchcực và tiêu cực: tiêu cực ở chỗ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng duy tâm
tư sản trong triết học của Sigmund Freud (1856 - 1939), FriedrichNietzche(1844-1900), tích cực là chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dânchủ tư sản qua một số tác phẩm của các nhà văn hiện thực của Pháp, của thếgiới và tiếp thu triết học duy vật biện chứng Jean-Jacques Rousseau (1712 –1778), Denis Diderot (1713 – 1784)… Tư tưởng Mác xit và tinh thần nhânvăn nhân đạo Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam nảy sinh từ hoàn cảnh xã hội,lịch sử văn hóa đó Nó tiếp thu thành tựu vĩ đại của trào lưu hiện thực phêphán thế giới song nó đi theo con đường riêng
Trang 42. Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực gắn liền với quan niệm vị nhân sinh, văn họcphải vì cuộc sống con người, bản chất của nó là phản ánh hiện thực cuộcsống và phục vụ con người Sự sáng tạo của nhà văn qua cái nhìn bìnhthường về cuộc sống xung quanh, thấy sao viết vậy một cách chân thựcnhất Hình thành nên nguyên tắc lịch sử- cụ thể trong chủ nghĩa hiện thựcphê phán thay cho chủ nghĩa lý tính đã tồn tại trước đó, đòi hỏi nhà vănphản ánh cuộc sống không trừu tượng, chung chung hay mơ hồ mà phảibám sát vào hiện thực của thực trạng cuộc sống và phải cụ thể đến từng chitiết như hình tượng nhân vật, thời gian, không gian sự kiện , nhưng khôngthể hiện một cách xô bồ, tràn lan như chủ nghĩa tự nhiên, đồng thời cũngphản ánh đúng hiện thực khách quan của xã hội, chọn lọc các sự kiện tiêubiểu để phản ánh cho tinh thần của thời đại
Honoré de Balzac (1799–1850) - một cây bút sung sức của văn họcphê phán Pháp thế kỷ XIX, bậc thầy của tiểu thuyết chủ nghĩa hiện thực đãtừng nói: “tôi mang cả xã hội trong đầu”, và khi cầm bút để viết nên nhữngtác phẩm vĩ đại ông đã tâm niệm: “tôi miêu tả thực tại trong từng bước đi”(Nông dân), những câu nói ấy như đã chứng minh rằng nhà văn có ý thứcsâu sắc về bản chất, nhiệm vụ của văn học là phải nhìn nhận, quan sát mộtcách bao quát và phản ánh hiện thực xã hội Nhà văn Nam Cao đã có mộttuyên ngôn nghệ thuật rằng: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là nhữngtiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than, nó làm cho con ngườithật sự người hơn, và nghệ thuật không cần đến những người thợ khéo taychỉ làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, nghệ thuật phải đào sâu tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”, chính vì thếquan điểm này vừa nhấn mạnh đối tượng sáng tác của văn học, vừa đề caovai trò, tài năng và đầu óc lao động sáng tạo của người nghệ sĩ góp phần
Trang 5giáo dục con người, giúp con người nhận thức được cuộc sống ở nhiều góc
độ khác nhau
Vũ Trọng Phụng - một trong những cây bút nổi tiếng của văn họchiện thực phê phán đã có quan niệm văn chương phải là sự thật ở đời: “Cácông muốn tiểu thuyết là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí hướng nhưtôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời Các ông muốn tiểu thuyết tùy thời,chỉ nói những gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối, chúng tôi chỉ muốnnói cái gì đúng sự thực, vì sự thực mất lòng” (đáp lời báo Ngày Nay) và
“Văn chương phải mổ xẻ nỗi đau để cải tạo xã hội, vì văn chương chỉ là mộtmón ăn tiêu khiển nếu nó than mây khóc gió Quan niệm văn chương làmột phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hộicon người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi thương xót đối vớinhững kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị bóc lột ” (Quan niệm củatôi về phóng sự và tiểu thuyết)
Nếu như chủ nghĩa lãng mạn là lý tưởng hóa thì chủ nghĩa hiện thựcluôn điển hình hóa, xây dựng tính cách điển hình, nhân vật và sự kiện điểnhình Khi đưa hiện thực vào trong tác phẩm của mình, nếu như nhà văn táihiện hết tất cả những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và đầy đủthì vô tình sẽ biến tác phẩm của mình thành những trang sử học không hơnkhông kém, chính vì thế đòi hỏi phải có sự chọn lọc chi tiết Con người, sựkiện, hoàn cảnh phải mang tính điển hình cho thời đại Tính điển hình có thểhiểu là tính cách của nhiều loại người, tiêu biểu cho một giai cấp nào đótrong xã hội như Friedrich Engels (1820 - 1895) đã từng nhận định: “Cácnhân vật chính thì thực sự là đại biểu cho những giai cấp, trào lưu nhất địnhcho thời đại của họ Hoàn cảnh, sự kiện điển hình phải gắn với những sốphận, những tính cách điển hình ấy chứ không phải là những vấn đề baotrùm xã hội chung chung”
Trang 6Chủ nghĩa hiện thực sáng tác theo nguyên tắc khách quan, khác vớihai phương pháp sáng tác chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn cònnặng về nguyên tắc chủ quan Sở dĩ như thế vì chủ nghĩa hiện thực yêu cầutái hiện cuộc sống một cách chân thực và cụ thể, hay việc chỉ ra sự pháttriển tự thân của tính cách trong mối quan hệ với hoàn cảnh đòi hỏi nhà vănxây dựng nhân vật trên nguyên tắc khách quan, và hết sức trung thực khiđưa hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm của mình như chính Balzac đãtừng tự nhận mình: “Tôi chỉ là thư ký trung thành của thời đại” Nhờ tínhkhách quan mà các nhà văn hiện thực có cái nhìn về nhân sinh, về thế giớitiến bộ hơn nhiều so với các nhà văn cổ điển và lãng mạn.
3. Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa hiện thực
3.1 Những đặc điểm chính về nội dung của chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực là sự phản ánh thực tại một cách chân thực, lịch sử
Với cái nhìn tổng quát, chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi thể hiện đời sống như nóvốn có, quan đến những sự kiện bình thường của cuộc sống hằng ngày trongcác tầng lớp
Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là những sản phẩm của các nhân tố
xã hội và môi trường, họ nhận thức như những chỉnh thể trọn vẹn và kết hợpnhuần nhuyễn đầy kịch tính
Trang 7Thừa nhận giá trị của thực tế khách quan:
Không quay lưng với thực tế, các nhà hiện thực luôn cố gắng nhậnthức nghiên cứu và đi sâu vào bản chất để phát hiện ra những mâu thuẫn tồntại trong chính xã hội ấy cũng như sự xấu xa của giai cấp thống trị Khi đóchủ nghĩa hiện thực trở thành bản tố cáo, phê phán xã hội (chủ nghĩa hiệnthực phê phán) đã làm tha hóa con người giữa các mối quan hệ, vạch trần bộmặt của xã hội chạy theo đồng tiền, biến con người thành những kẻ nô lệthấp hèn
3.2 Những đặc điểm về nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực
Nguyên tắc điển hình hóa trong chủ nghĩa hiện thực
Có thể xem nguyên tắc điển hình hóa là đặc điểm nổi bật, đặc trưngnhất của chủ nghĩa hiện thực
Định nghĩa về điển hình, theo M.X.Pêtơrốp: “Phạm trù điển hình làphạm trù quan trọng nhất của Mỹ học hiện thực” Trần Đình Sử cho rằng:
“Điển hình là một sự khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật”
VD: Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố là điển hình
cho thân phận của người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Một điển hình văn học bao giờ cũng phải thỏa mãn tính chung và tínhriêng Một tính cách chỉ được xem là điển hình khi có sự thống nhất giữatính chung có ý nghĩa khái quát cùng với tính riêng sắc nét giữa hai mặt kháiquát hóa và cụ thể hóa
Để xây dựng được một nhân vật điển hình trong văn học, nhà vănphải tuân thủ các nguyên tắc của điển hình hóa Theo nghĩa rộng, điển hìnhhóa được hiểu là con đường sáng tạo nghệ thuật tới chất lượng cao Theonghĩa hẹp điển hình hóa có nghĩa là hình thức khái quát hóa đặc trưng của
Trang 8phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sáttính lặp đi lặp lại tương đối ổn định của các hiện tượng tính cách và quátrình cuộc sống cùng loại trong thực tế.
Nguyên tắc điển hình hóa trong chủ nghĩa hiện thực khác với nguyêntắc lý tưởng hóa của chủ nghĩa lãng mạn Ở chủ nghĩa lãng mạn, khi miêu tảhình tượng nhân vật nhà văn thường không chú trọng đến hoàn cảnh lịch sử
cụ thể Trong khi đó, chủ nghĩa hiện thực đi xây dựng hình tượng nhân vậtnhà văn thường chăm chút hiện thực và miêu tả nhân vật đó gắn với hoàncảnh lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội Từ đó tìnhcách nhân vật được hình thành và gắn chặt với hoàn cảnh
Friedrich Engels nhận định rằng: “Theo tôi, ngoài chi tiết chân thật,chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện chân thật những tính cáchđiển hình trong hoàn cảnh điển hình”
Tính cách điển hình cần phải được đặt trong hoàn cảnh điển hình Đó
là toàn bộ hiện thực về hoàn cảnh sống của nhân vật được tái hiện trong tácphẩm, phản ánh được mối quan hệ giai cấp hay một khía cạnh nào đó của xãhội Hoàn cảnh điển hình phải vừa bao quát vừa cụ thể, đồng thời phải gắnvới một tính cách, một số phận nhất định
Như vậy, nguyên tắc điển hình hóa là nguyên tắc tạo nên những điểnhình bao gồm tính cách nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình
Về thi pháp
Chủ nghĩa hiện thực kế thừa và đổi mới thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn
Trước hết là về vấn đề mở rộng đề tài: Trong thời kì phục hưng, thời
kì cổ điển đề tài của văn học thường bị bó hẹp phần lớn chỉ xoay quay đờisống của giới quý tộc và thượng lưu Chủ nghĩa lãng mạn tích cực đã gópphần giải phóng nghệ thuật trong việc mở rộng đề tài Từ đó chủ nghĩa hiệnthực đã nhấn mạnh thêm tất cả những thứ vụn vặt của cuộc sống, kể cả
Trang 9những điều xấu xa vào trong văn học Văn học hiện thực đã làm tròn nhiệm
vụ lớn lao là phản ánh một cách chân thực, đầy đủ nhất toàn bộ bức tranh xãhội với những biến cố lịch sử cùng với sự phát triển của từng quốc gia trênthế giới
Chủ nghĩa hiện thực kế thừa chủ nghĩa lãng mạn đề cao chất trữ tình.Nếu như văn học cổ điển đề cao lý trí của con người là tuyệt đối Chủ nghĩalãng mạn lại đề cao chất lãng mạn, trữ tình Mặc dù luôn hướng đến hiệnthực, nhưng chủ nghĩa hiện thực lại tiếp thu chất chữ tình của chủ nghĩalãng mạn có giới hạn cho phép Bằng cách thổi những làn gió lãng mạn,chất trữ tình vào khiến tác phẩm hiện thực càng có giá trị và thu hút độc giảhơn
VD: Điển hình là nhà văn Balzac đã có sự kế thừa chủ nghĩa lãng mạn của
các nhà văn trước Cùng với tiểu thuyết Eugénie Grandet với sự nhận xét
của nhà phê bình Longson: “Một chân dung vẽ bóng của chủ nghĩa lãngmạn”
Cái nhìn hiện thực:
Là thi pháp đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Các nhà văn hiện thựcđều nhất quán với cái nhìn hiện thực và nó là tiêu chí hàng đầu trong việcsáng tác của chủ nghĩa hiện thực Nói về tính hiện thực Tolstoi cho rằng:
“Nhân vật mà tôi yêu quý nhất là sự thật” Từ cái nhìn hiện thực của nhàvăn, mang lại cho tác phẩm những chi tiết chân thực
Sự chân thực của chi tiết:
Theo Lê Phương Lựu: “Chi tiết là đơn vị nhỏ nhất có thể chia ra đượctùy theo một tương quan và một yêu cầu nhất định Nó có thể là một hìnhdáng, một lời nói, một cử chỉ, một nét sinh hoạt, một khâu quan hệ Chi tiếtchân thực là cái có thật hoặc có thể có thật về những phương diện nói trêntrong thiên nhiên, trong xã hội và trong lòng người” Mọi chi tiết chân thực
Trang 10trong các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực đều mang ý nghĩa riêng Chi tiếttrong chủ nghĩa hiện thực góp phần làm nổi bật lên hình tượng nhân vật điểnhình trong hoàn cảnh điển hình.
Cái nhìn phê phán:
Gắn liền với cảm hứng phê phán, các nhà văn hiện thực đi miêu tả cáixấu, cái ác dưới sự thắng thế Qua đó phê phán, tố cáo và vạch trần bộ mặtxấu xa của chúng
Cái nhìn nhân đạo:
Trong chủ nghĩa hiện thực, cảm hứng nhân đạo cũng bao trùm các tácphẩm Chủ nghĩa hiện thực với cái nhìn nhân đạo đề cao, ca ngợi con người.Đồng thời cũng phê phán, lên án các thế lực chà đạp con người
Cảm hứng bi kịch:
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” nói rõ bi kịch phản ánh không phảibằng tự sự mà là ở hành động của nhân vật, mối quan hệ không thể điều hòađược giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn , diễn ra trong mộttình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường thoát ra khỏi nó bằng cáichết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ với công chúng.Kết thúc bi thảm của nhân vật thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về mộtđiều tốt đẹp
4. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
1. Honoré de Balzac
Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầuthế kỷ XIX, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực, người đã sáng tạo nênnhững điển hình văn học tầm cỡ thế giới Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ
Tấn trò đời.
Trang 11Các tiểu thuyết đặc biệt xuất sắc gồm Miếng da lừa (1831) đã khái quát hóa sức mạnh hủy hoại của đồng tiền với chính cuộc sống con người, Eugénie Grandet (1833), Lão Goriot (1834) phơi bày bi kịch của những tính cách và quan hệ gia đình khi bị đồng tiền chi phối, Vỡ mộng (1837-1843) khai thác đời sống tiểu thị
dân và những mong ước tốt lành đã bị thực tại và đồng tiền chà đạp không
thương tiếc, Nông dân (1838-1845) là bức tranh tả thực hướng về cuộc đấu
tranh giành giật ruộng đất, quyền lợi ở nông thôn khi nhuốm mùi tư bản hóa
Bộ tiểu thuyết 4 tập Chiến tranh và hoà bình (1863-1869) kể về số phận của
những gia đình Nga và tái hiện cuộc chiến đấu ngoan cường và chiến thắng hiểnhách của quân dân Nga đầu thế kỷ XIX chống lại cuộc xâm lược của quân Phápdưới quyền thống lĩnh của Napoléon Bonaparte
Tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình (1863-1869) cùng với các kiệt tác khác của ông như tác phẩm Anna Karenina (1873-1879), Lời thú tội (1879-1882),
Phục sinh (1889-1899)… đã nói lên những tư tưởng, tâm trạng của hàng triệu
nông dân Nga trước năm 1905, phản ánh lòng căm thù, ý chí muốn giải phóngkhỏi quá khứ của họ Ông đã kịch liệt tố cáo trật tự nhà nước, trật tự kinh tế - xãhội, xây dựng trên cơ sở của sự nô dịch và bóc lột quần chúng lao động Các tácphẩm của ông công kích giai cấp thống trị, vạch trần bất công của toà án Ngahoàng và tính chất giả nhân giả nghĩa của đạo đức tư sản Toàn bộ tác phẩm củaLev Stolstoy được Lênin đánh giá là: “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”,
“Di sản của ông có cái không chìm vào dĩ vãng, có cái thuộc về tương lai”
Trang 123. Maksim Gorky
Aleksey Maksimovich Peshkov (1868 – 1936), được biết đến nhiều hơn vớicái tên Maksim Gorky, là một nhà văn, người đặt nền móng cho trường pháihiện thực xã hội trong văn chương và là một nhà hoạt động chính trị người Nga.Ông được xem là nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỷ XX.Gorky đã viết không ngừng, phản ánh hiện thực của xã hội để đánh thứclương tâm của mọi người Ông đã mô tả cuộc sống của những con người ở tầnglớp dưới đáy xã hội và bị gạt ra ngoài lề của xã hội, bộc lộ sự gian khổ của họ,
sự cực nhọc và bị đối xử hung bạo, nhưng cũng thể hiện ánh sáng lương tâm củahọ
Tác phẩm Thời thơ ấu là tuổi thơ của nhà văn, là chuỗi ngày nghiệt ngã bên
cạnh người ông nghiêm khắc, chỉ biết dùng những hình phạt và những đòn roi,những người cậu không biết yêu thương, cuộc sống nghèo khó của người dânNga
Để hiểu rõ về chủ nghĩa hiện thực trong văn chương, chúng tôi xin lấy nhữngdẫn chứng để giải thích thêm về vấn đề này:
Chủ nghĩa hiện thực của Honoré de Balzac trong “Lão Goriot”:
Tiểu thuyết “Lão Goriot” được sáng tác và xuất bản năm 1834 Tiểu thuyếtlấy bối cảnh kinh đô Paris năm 1819 Giai đoạn sau khi Napoléon thất bại ở trậnWaterloo và nhà Bourbon quay trở lại nắm vương quyền Pháp Xã hội Pháp thế
kỉ XIX có nhiều biến động chính trị dữ dội Lúc này, xã hội tư sản đang trên đàphát triển Nó như sự phát triển vượt bậc của cơ thể thanh niên đang trưởngthành
Toàn bộ xã hội Pháp thế kỉ XIX được nhà văn thu nhỏ trong tiểu thuyết này,
đó là quán trọ Vauquer, nơi dừng chân tạm thời của những con người, nạn nhâncủa xã hội kim tiền Tất cả đều bị cuốn hút theo danh lợi và địa vị Đó là lão phó
Trang 13mì Goriot suốt đời chỉ biết hy sinh vì hai cô “công chúa” bé nhỏ Trong khi hai
cô này vô tư, không hề để ý đến cảm xúc của cha Một tên tù khổ sai vượt ngụccáo già chuyên “săn” những thanh niên trẻ tuổi đầy tham vọng như Rastignac,chàng trai hiếm hoi trong tác phẩm có tâm hồn trong sáng nhưng cuối cùngcũng biến chất thành kẻ xấu xa, dối trá, lọc lừa
Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm thông qua: cách đặt tên tác phẩm “LãoGoriot”, nghệ thuật miêu tả và xây dựng cốt truyện, kết cấu của tiểu thuyết,quán trọ Vauquer – sân khấu nhỏ của “Tấn trò đời”, hai nhân vật điển hình tronghoàn cảnh điển hình là Lão Goriot và thanh niên Rastignac và một số nhân vậtkhác của đất nước Paris lúc bấy giờ: đó là giới thượng lưu, quý tộc và nhữngcon người lầm lũi bất hạnh trong quán trọ
Tóm tắt tiểu thuyết:
Lão phó mì Goriot làm việc chăm chỉ, tần tiện, khả năng nhạy bén biếttận dụng thời cơ nên giàu lên một cách nhanh chóng và trở thành triệu phú Lúcnào lão cũng khao khát được trở thành quý tộc nên đã kết hôn với người phụ nữquý tộc và có hai cô con gái là Anastasie và Delphine Gia đình lão sống êmđềm và hạnh phúc Nhưng không lâu sau vợ lão mất, tất cả tình thương lão dànhhết cho con của mình Càng lớn Anastasie và Delphine càng xinh đẹp Vì quáthương con, lão muốn con mình trở thành giới thượng lưu quý tộc, một lần nữalão lại kết thân với gia đình quý tộc Lão tìm cho Anastasie một bá tướcRestaud, tìm cho Delphine một chủ ngân hàng nam tước Nucingen Khi lấychồng, lão đã cho hai cô con gái rất nhiều trang sức, vàng ngọc hồi môn, chìuchuộng hai đứa con gái như vật báu trên đời, nhưng hai cô luôn chạy theo sựphù hoa của quý tộc và bắt đầu sa đọa Hai nàng và hai người chồng của mìnhthản nhiên bòn rút tiền của bố và không hề ý thức hành động tồi tệ của mình.Cảm nhận được sự lạnh nhạt, khó chịu đó, lão Goriot tự mình rút lui đến ở quántrọ bà Vauquer mà không hề oán trách, để con mình được vui và hạnh phúc Lão
Trang 14lúc nào cũng trông hai cô con gái đến thăm Mỗi lần họ đến là lão mất đi mộtmón quý giá Dần dần lão Goriot trở thành một kẻ nghèo túng.
Trong quán trọ có những khách thuê phòng dài hạn như Vautrin – tên tù khổ saivượt ngục; Victorine – cô gái nhà tỷ phú ngân hàng Taillefer, bị cha ruồng bỏ,dành tất cả tài sản cho con trai; bà Coutere hết mực yêu thương và cưu mangnàng; chàng sinh viên ngành Luật từ tỉnh lẻ lên Paris học, De Rastignac Vàcùng với một số khách trọ ngắn hạn khác
Rastignac chán ngán cuộc sống nghèo khó, khao khát được gia nhập vào giớithượng lưu Nhờ vào sự chỉ dẫn của bà Beauséant, Rastignac quen đượcDelphine và chinh phục nàng, mặc dù chàng biết Delphine đã có gia đình Sau
đó Rastignac hiểu ra quan hệ giữa lão Goriot Lão càng quý chàng và tìm mọicách cho họ được ở bên nhau Lão đã dùng hết số tiền còn lại 12000 franc đểmua căn nhà cho hai người và cùng họ sống chung ở đó Đúng thời gian đó, hết
cô chị đến cô em đến khóc lóc về chuyện gia đình Lão buồn và ốm nặng Hai
cô con gái không hề đến thăm chỉ có Rastignac và Bianchon chăm sóc ông Khiông lão sắp trút hơi thở cuối cùng họ cũng không đến dù Rastignac đã đến nhàthông báo
Thật ra họ không phải hoàn hoàn mất tính người, khi nghe cha mình sắp chết họcũng hoảng hốt nhưng cả hai cô đều không thể đi vì kẹt chuyện gia đình Cuốicùng khi lão tắt thở thở, cô chị mới chạy đến một lúc và ngất xỉu Cô em khôngđến vì khi chuẩn bị đi thì cãi vã kịch liệt với chồng rồi cũng ngất xỉu Thế là lãochết trong sự tủi hờn, uất ức, cô đơn
Lễ tang được tổ chức sơ sài bằng những đồng tiền ít ỏi của Rastignac, thậm chíRastignac còn vay tiền của Christophe để trả tiền công cho hai phu huyệt Lúcđưa tang, người ta thấy có hai chiếc xe mang gia huy của hai dòng họ Restaud
và Nucingen nhưng trên xe trống rỗng Tác phẩm khép lại với hình ảnh
Trang 15Rastignac nhìn xuống phố phường Paris với hành động thách thức đầu tiên làđến ăn tối nhà bà ngân hàng Nucingen.
Chúng tôi xin phân tích chủ nghĩa hiện thực thông qua hai nhân vật điểnhình trong hoàn cảnh điển hình là Lão Goriot và chàng thanh niên Rastignac:
Lão Goriot:
Số phận và cuộc đời lão Goriot nói lên rất nhiều vấn đề gay gắt trong xãhội Paris ngày ấy Cái tình giữa người và người đã không còn, nó chẳng đánggiá một xu Và ở giữa hai con người không phải là người – tình – người mà làngười – tiền – người Xã hội chỉ có tiền và tiền Sức mạnh của đồng tiền làmđảo điên cả xã hội Bằng chứng là làm đảo điên cuộc đời của lão Goriot đángthương và những con người nhỏ bé trong quán trọ Vauquer
Lão thương con nhưng hai cô con gái không màn đến Goriot khóc khôngphải vì căn bệnh mà lão khóc vì nhận ra được chân lý đau đớn “tiền khôngmang lại tất cả kể cả những đứa con” Và giọt nước mắt ấy đã nhận ra rằng “ítnhất khi một con người bất hạnh được yêu thương, thì ông ta có thể chắc chắnmình được yêu thương thật” Người duy nhất yêu thương lão thật sự không phảicon gái lão mà là Rastignac – người bạn, người con chăm lo cho lão suốtkhoảng thời gian ở quán trọ Chỉ có chàng thanh niên đó không chê bai một lãogià nghèo hèn vô tích sự “A! Con trai yêu quý của ta, đứa con duy nhất của ta,
ta lại yêu quý việc bị bỏ rơi và nỗi khổ của ta” Tình yêu ông dành cho con làthứ tình yêu “vô tiền khoáng hậu” Một thứ tình yêu “hoàn toàn không bị tì vết
vì một chút lợi ích cá nhân nào”
Trong tác phẩm, Balzac không ngớt lời ca ngợi tình yêu cao cả đó “Thầntượng của người cha luôn trong sáng và đẹp đẽ, và tình yêu con tha thiết đã lớndần lên trong quá khứ cũng như trong tương lai” Sự thật thì “Một người chacần phải luôn luôn giàu, ông ta cần kìm chặt những đứa con như kìm chặt những
Trang 16lại là người làm tim lão rỉ máu Họ tạo cho lão một vết thương lòng không thểxóa mờ “Tất cả đều rất khéo léo và chúng đã đâm thủng trái tim ta Ta thấy rõràng đó là những điều giả dối, những nỗi đau này không có thuốc gì chữađược” Hai mươi năm “ông dành trọn tình thương của một người mẹ, tình yêucủa một người cha cho các con mình; rồi một ngày ông cụ cho đi tất cả cơnghiệp của mình” Để rồi, “Ôi chúa ơi, làm sao ngài có thể hiểu được nỗi khốnkhổ, những nỗi đau đớn mà con đã phải chịu, làm sao ngài có thể đếm được hết
sự phản trắc mà con đã nhận được vào lúc mà con già đi, thay đổi, kiệt sức, bạcđầu, vì sao ngày hôm nay ngài còn làm con đau đớn đến như vậy?” Lão đauđớn nói trong mê sảng và giận dữ Nhưng có lẽ đây là lúc lão tỉnh táo nhất Lão
vô cùng tỉnh táo khi nhận ra nỗi đau khổ mà mình mang không phải tại Chúa mà
là lỗi của bản thân “Tất cả đều là lỗi của ta”, “ta phải đền tội vì đã quá yêuthương” Dù đau đớn oán trách, nguyền rủa con nhưng từ trong thâm tâm lãolúc nào cũng muốn gặp con “Con gái của ta, con gái của ta, Anastasie,Delphine! Ta muốn gặp chúng”
Lão nhận ra rằng “Ta đã làm hư hỏng chúng”, “Chính ta là thủ phạmnhưng ta làm thế vì tình yêu” Lão Goriot không cầu mong gì hết, không cầumong được sống mà chỉ là cầu mong mãi mãi là trái tim yêu thương và che chởcho hai đứa con những lúc khó khăn nhất, những lúc chúng cần đến lão
Qua bi kịch đau đớn của lão Goriot, Balzac như muốn người đọc nhận rarằng nếu sống trong xã hội, con người quá chân thực, sống bằng tình thương thì
sẽ có kết cục đau đớn, lúc ấy, tình thường đè bẹp con người, nên phải biết cư sửđúng cách Quy luật xã hội này, bà Beauséant, người từng là nạn nhân của chínhtình yêu thương đã kịp nhận ra và dạy cho Rastignac “Nếu có tình cảm thànhthực, giấu kín như một vật báu, đừng bao giờ cho người khác đoán thấy Cậu sẽkhông được là đao phủ nữa mà thành nạn nhân” Bi kịch của lão Goriot là mộtminh chứng hùng hồn nhất Số phận lão Goriot không hề mang tính chất cánhân, riêng biệt mà nó mang ý nghĩa chung cho xã hội Trong xã hội đương thời