1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuyển tập Thuyết trình văn học đạt giái cấp tỉnh

28 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

Tuyển tập những bài thuyết trình xuất sắc của học sinh dự hội thi thuyết trình văn học đạt giải cấp tỉnh. Là bài viết của học sinh nên hệ thống luận điểm rất cụ thể, dễ nhớ, trình bày hồn nhiên, dễ xúc cảm. Tuy nhiên trong bài của các em không tránh khỏi những thiếu sót. Những bài trong tuyển tập đều đạt giải cao. Tài liệu trên có thể trở thành những bài viết tham khảo hữ ích cho giáo viên bồi dưỡng HSG hay học sinh có ích định thi TTVH hoặc thi HSG Ngữ văn THCS

Trang 1

Niềm tin và giá trị nhân văn qua hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm

cùng tên của nhà văn O.Hen-ri

Sự kiên trì và dũng cảm đeo đeo bám cành của chiếc lá thường xuân cuối cùng

đã đánh thức niềm tin về sự sống của Giôn-xi, giúp cô chiến thắng bệnh tật

8.Luận điểm 8:

Bí mật về chiếc lá thường xuân cuối cùng và giá trị nhân văn của nó

9.Luận điểm 9:

Giá trị tinh thần của hình tượng chiếc lá cuối cùng và tấm lòng nhân đạo của

nhà văn trước sự hi sinh thầm lặng của người họa sĩ nghèo Bơ-men

10.Luận điểm 10:

Thông điệp của nhà văn muốn gửi đến mọi người thông qua hình tượng chiếc lácuối cùng

III.Kết thúc vấn đề.

Hình tượng chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp đẽ nhất, lung linh nhất, là biểu

tượng của tình nhân ái, của giá trị nghệ thuật đích thực và của niềm tin cuộc sống.

Trang 2

Bài thuyết trình:

Cuộc đời là dòng sông tuôn trào hối hả và đời người như mảnh vỡ củachiếc gương thiên thần xanh Ai sinh ra không một lần gặp gian khó, khôngmột lần mất niềm tin cuộc đời…Mọi thứ có thể mất đi, nhưng tình người,niềmtin là mãi mãi…Ngày nay, hàng triệu bạn đọc trẻ khắp mọi miền đất nướcđang say sưa đọc những trang sách diệu kì mong kiếm tìm được giá trị đíchthực của cuộc sống…Bởi vậy, trong các nhà văn nổi tiếng, người được bạnđọc yêu mến nhất có lẽ là O.Hen-ri Ông là “nhà văn của tình nhân ái” Nhữngbài viết của ông mượt mà, giàu cảm xúc Cái se se lạnh của vùng Bắc Mĩ, vớihoa tuyết rơi, với dây thường xuân và những ngôi nhà mái thấp kiểu Hà Lannhư đưa người đọc bước vào thế giới của tình đời nhân ái

O.Hen-ri(1861-1910) là nhà viết truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ Truyệncủa ông đều mang những nét riêng biệt, thể hiện tình cảm ưu ái của ông đốivới những con người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội Mĩ.Chiếc lá cuối cùng

là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông Số lượng nhân vật của câuchuyện không nhiều Chỉ có bốn người: Giôn xi- cô họa sĩ bị bệnh viêm phổi Xiu –bạn trọ chung phòng với Giôn-xi Cụ Bơ men –người họa sĩ già sốngcùng khu phố , và vị bác sĩ tận tâm chữa bệnh cho Giôn-xi… Và tất cả họ, đều

là những người lương thiện

Với “Chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã dẫn chúng ta bước vào thế giới củanhững người nghệ sĩ nghèo.Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viênOa-sinh-tơn không phải vì cái vẻ cổ kính, kì quái, cũng không phải vì phongcảnh “tuyệt vời”, “thơ mộng” đến hoang vu mà vì giá tiền thuê ở đây khá rẻ

Họ đến từ các miền quê khác nhau Một người từ bang Men tới, cô kiaquê ở Ca-li-pho-ni-a Và họ đã thuê cùng một phòng trọ Sở thích của họ vềnghệ thuật món rau diếp xoăn trộn dầu dấm, cùng với kiểu ống tay áo rộnghợp nhau Với cái nghề hội họa, đem tài năng tưới cho đời đã gắn kết hai côthành một đôi bạn tri kỉ Họ thuê phòng trọ sống ở đấy Hằng ngày, họ cùngnhau làm việc “lát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minhhọa cho các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết để lát con đường của họ dẫn tớivăn học”.Tất cả không ngoài mục đích tìm đến cái để lèn chặt dạ dày thườnghay trống rỗng của họ Cao hơn nữa là để duy trì sự sống của chính mình khimùa đông băng giá đến

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh Đối với người nghèo khổ, cho dù làhọa sĩ, thì đói rét và bệnh tật là những vị khách không mời mà đến Vị khách

ấy thường xuyên gõ cửa, rình rập và đe dọa họ Và Giôn- xi là nạn nhân Cômắc chứng viêm phổi nặng

Thưa quý thầy cô, cùng tất cả các bạn học sinh thân mến! Như chúng ta

đã biết: nửa đầu thế kỉ XX trở về trước, bệnh viêm phổi hoàng hoành ở khắpchâu Âu và Bắc Mĩ Vào thời kì ấy, bệnh viêm phổi là căn bệnh nan y, đượcmiêu tả như một gã đàn ông vô hình nhưng vô địch, một gã lực sĩ ngoại hạng

Trang 3

sẵn sàng so găng và đánh hạ mọi đối thủ cho dù ở bất kì hạng cân nào Đó là

“một gã khách lạ, lạnh lẽo, chưa ai từng thấy mà thầy thuốc gọi là chứng viêmphổi, oai vệ đi khắp xóm, ngón tay lạnh ngắt của gã chạm vào chỗ này mộtngười, chỗ kia một người” Hắn đã tàn nhẫn đánh vào Giôn-xi- một phụ nữyếu đuối, xanh xao và thiếu máu khiến cho cô ngã lăn ra bất động…Chuyện

đó xảy ra vào tháng mười một

Giôn xi mắc phải căn bệnh viêm phổi Phần do bệnh tật, phần do nghèotúng đã đẩy cô vào con đường tuyệt vọng.Cô bất hạnh, bất lực trước số phận,trước ước mơ của tuổi thanh xuân Cô nằm bất động trên chiếc giường sắtsơn, tạo ra ấn tượng như một bức tranh được đóng khung treo tường…Khônggian trở nên hẹp hơn, sự vật đi vào chiều sâu tĩnh lặng Cô sống như là đãchết, duy có chỉ đôi mắt là còn dấu hiệu của sự sống, song đôi mắt ấy cứ “trântrân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh” –nơi có dây thường xuân đang rụng

lá Cô nằm trên giường bệnh nhưng mắt không rời chúng Cô đếm từng chiếc

lá thường xuân đang rụng dần trong giá lạnh Chiếc lá thường xuân cuối cùngrụng sẽ là lúc cô rời bỏ cõi đời này như một niềm tin định mệnh đớn đau

“Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵnsàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình Nhưng sợi dây ràng buộc cô vớitình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kiahình như lại càng choáng lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn” Sự so sánh cuộc đờicon người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũphàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời và sâu sắc Đồng thời nócũng nói lên sự đồng cảm, xót xa của nhà văn trước đồng loại Nghèo thường

đi đôi với hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếuđuối trong niềm tin, trong bản lĩnh Trong cuộc sống tựa vai vào người khácnhư vậy, Giôn-xi cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác Cô đau khổ tựgiày vò vì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình Niềm

hi vọng ở đây duy nhất cô đặt cả vào chiếc lá thường xuân vàng úa, nhỏ nhoiđang quằn quại trong giá lạnh.Cuộc đời của cô sẽ chấm dứt khi chiếc lá cuốicùng đó lìa cành Đây là một sự so sánh rất tuyệt vời, phù hợp với kiểu tư duyhình tượng Đông phương.Cuộc đời được ví với cái mảnh mai yếu ớt, dễ đổ, dễ

vỡ, là bóng câu vèo qua cửa sổ, là ngọn đèn cạn dầu leo lét trước gió.Và cuộcđấu tranh để bảo tồn cái nhỏ nhoi ấy, để bảo vệ cái yếu ớt ấy lại là phẩm chấttuyệt vời của tình người, của lòng nhân ái và bao dung

Câu chuyện Giôn-xi nhìn chiếc lá định mệnh để đón chờ phút lâm chung,được Xiu, cô bạn gái, người cưu mang Giôn-xi, nói lại với cụ Bơ-men Cụ làmột người họa sĩ nhưng “lại là người thất bại trong nghệ thuật” Bởi lẽ “cụmúa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữthần của mình” Nhưng con người “già nua” trong tuổi tác ấy lại không hề giàtrong ý đồ tạo dựng nghệ thuật Cụ luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tácnhưng tiếc thay cụ “chưa bao giờ bắt đầu cả”, cụ chỉ vẽ tranh quảng cáo hoặc

Trang 4

ngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ…Cho dù vậy, cụ vẫn luôn nói về cái “tácphẩm kiệt tác sắp tới” Điều đáng quý ở cụ là “chế nhạo cay độc sự mềm yếucủa bất kì ai” và tự coi mình là “con chó xồm lớn” chuyên gác cửa bảo vệ chohai cô nàng họa sĩ nghèo.

Câu chuyện về cuộc đời yếu đuối và mong manh như chiếc lá giữa cơnphong ba, bão tuyết của Giôn-xi qua lời kể của cô nàng Xiu đã được họa sĩBơ-men tiếp nhận bằng sự nhạo báng Nhưng bất chấp thái độ của cụ, Giôn-xingày càng bệnh hoạn hơn trong tinh thần Và cụ đã hứa một cách trịnh trọngqua mùi rượu dâu loại nặng “sặc sụa” : “Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phẩmkiệt suất” Tác phẩm kiệt suất là ước mơ suốt đời của cụ già nghệ sĩ này

Một ngày mới lại về, ánh dương bừng sáng, khu phố trọ im lìm, tĩnhmịch Giôn-xi “thều thào ra lệnh” kéo chiếc màn xanh để cô nhìn ra ngoài.Cho dù không muốn, Xiu vẫn làm theo một cách chán nản “Nhưng ô kìa, sautrận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởngchừng không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tườnggạch Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanhsẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng óa, tuy vậy chiếc ládũng cảm vẫn bám vào cành cách mặt đất chừng sau thước”… “Ngày hôm đótrôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn trông thấy chiếc lá thườngxuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi cùng màn đêmbuông xuống, gió bấc lại lồng lộn, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ vàmái hiên thấp kiểu Hà Lan, mưa rơi lộp độp xuống mặt đất”

Sau đêm mưa gió phũ phàng, tuyết rơi giăng lối, bình minh lại về Chiếcmàn xanh lại được kéo lên Kì diệu thay! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó Và

cô nàng Giôn-xi chợt hiểu ra một điều: “có một cái gì đó đã làm cho chiếc lácuối cùng vẫn còn đấy để em thấy mình tệ như thế nào, và chết là có tội”…Niềm tin cuộc sống cựa quậy trong tâm hồn tuyệt vọng của Giôn-xi Cô hivọng : “Một ngày nào đó, sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” Cùng với niềm hi vọng ấy,nhựa sống lại lên men, khiến bác sĩ phải giật mình thốt lên: “Được năm phầnmười rồi” “Chăm sóc chu đáo chị sẽ thắng”…

Điều gì đã ươm sống từ cõi chết? Có thể một phần do thuốc men pháthuy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu Hẳn làthế Nhưng bao trùm lên tất cả , cái lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi

hư vô là màu xanh diệu kì của chiếc lá thường xuân-chiếc lá cuối cùng trênbức tường đối diện với phòng của họ “Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rungrinh hoặc lay động khi gió thổi” Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụBơ-men.Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng Và để tạođược tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộcsống của chính mình

Chiếc lá thường xuân ấy được họa sĩ Bơ-men vẽ trong đêm tối, mưa tuyết,giá lạnh Ấy thế mà chiếc giống như thật, giống đến nỗi hai cô nàng họa sĩ

Trang 5

không phân biệt được thật giả Điều kì diệu hơn, chiếc lá ấy đã đem lại sự hồisinh cho một người sắp bước vào cõi chết Chiếc lá ấy mang trong mình niềmtin sự sống, và là sản phẩm của một con người có tâm, có tài, có khát vọng.

Nó xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật, là niềm mong mỏi mà người họa sĩ chânchính hướng đến Bằng ngòi bút tài hoa và nhân ái, nhà văn đã giúp chúng tahiểu được giá trị của nghệ thuật chân chính Và cũng qua hình tượng chiếc lánày, người đọc hiểu hơn về phẩm chất cao đẹp của những người họa sĩnghèo:họ cầm bút vì tình người, vì niềm tin và lẽ sống…

Chiếc lá nghệ thuật của cụ Bơ-men mang trong mình chức năng sinhthành và tái tạo Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường chonhững khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ tái tạo Vì thế, cho

dù hình tượng họa sĩ Bơ-men chỉ được phác tả, lại là hình tượng tạo được ấntượng sâu sắc nhất Trong tác phẩm này, dưới ngòi bút của O.Hen-ri, con quỷbệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạn niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã

bị cụ Bơ-men đánh bại Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã vàng óa, trả lạimàu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao, trả lại niềm tin, nghị lựccho những con người yếu đuối Và cho dù chỉ được phác tả, hình tượng cụBơ-men vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi kiệt tác mà cụ tạo ra bằngmàu xanh hi vọng, một chiếc lá đã cứu được một mạng người Chiếc lá cuốicùng trở thành niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người,bằng sự hi sinh thầm lặng…

O.Hen-ri đã dồn hết tâm lực và trí lực của mình để xây dựng nên hìnhtượng chiếc lá cuối cùng lung linh, kì diệu Cũng qua hình tượng chiếc lá này,tác giả truyền cho người đọc những rung động, những xót xa, những thươngcảm cho số phận người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội Hình ảnh cụ Bơ-men nằm cô đơn giữa căn phòng lạnh lẽo , rồi ra đi trong thầm lặng đã làmnhói lòng bao thế hệ người đọc Từ bước chân dò dẫm vào nghề, rồi ngồi làmmẫu, cho đến khi vẽ được kiệt tác mong ước của đời mình là một hành trìnhdằng dặt đi tìm giá trị nghệ thuật đích thực của người họa sĩ Bằng ngòi bútgiàu tình nhân ái, nhà văn đã khéo léo tạo dựng cho người họa sĩ nghèo Bơ-men một niềm hạnh phúc mãn nguyện ở nơi thiên đường xa xôi Sự ra đi của

cụ để lại sự hồi sinh cho một thiên tài mới, một niềm ước mơ mới

Tác giả-sứ giả của tình nhân ái ấy muốn gửi đến mọi người một thôngđiệp: “Hãy biết cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của đồng loại Hãy mở rộnglòng mình tiếp nhận sự khoan dung, đừng để sự độc ác đóng băng tâm hồn”.Thông điệp ấy là lời nguyện cầu thiết tha của tác giả, của những con người cólương tri biết rung động trước nỗi đau của đồng loại, sống là biết sẽ chia, biết

hi sinh thầm lặng… Bởi lẽ biết san sẻ cùng đồng loại cũng là một niềm hạnhphúc

Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” , hình tượng chiếc lá thường xuân đơnđộc đeo bám trên cành là hình tượng đẹp đẽ nhất, lung linh nhất Nó là biểu

Trang 6

tượng của tình nhân ái, của nghệ thuật chân chính Qua hình tượng chiếc láthường xuân, O.Hen-ri đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc

là bình dị, hoặc là kì diệu của người nghệ sĩ Và ông cũng khẽ nhắc nhở mọingười biết san sẻ tình thương, đừng có phủ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau,bất hạnh của người nghèo khổ O.Hen-ri có lối viết nhẹ nhàng Giá trị nhânvăn của truyện “Chiếc lá cuối cùng” giúp ta thấy được ông là “nhà văn củatình nhân ái” Cũng qua truyện này, ta hiểu ra được một điều thật giản dị: hạnhphúc là biết sẽ chia, là biết hi sinh, hãy sống hết mình vì một ngày mai tươiđẹp để đời ngập tràn niềm vui, để mọi người quanh ta cùng hát vang bài cahạnh phúc…

Trang 7

Cuộc đời là dòng sông tuôn trào hối hả và đời người như mảnh vỡ củachiếc gương thiên thần xanh Ai sinh ra không một lần gặp gian khó, khôngmột lần mất niềm tin cuộc đời…Mọi thứ có thể mất đi, nhưng tình người,niềmtin là mãi mãi…Ngày nay, hàng triệu bạn đọc trẻ khắp mọi miền đất nướcđang say sưa đọc những trang sách diệu kì mong kiếm tìm được giá trị đíchthực của cuộc sống…Bởi vậy, trong các nhà văn nổi tiếng, người được bạnđọc yêu mến nhất có lẽ là O.Hen-ri Ông là “nhà văn của tình nhân ái” Nhữngbài viết của ông mượt mà, giàu cảm xúc Cái se se lạnh của vùng Bắc Mĩ, vớihoa tuyết rơi, với dây thường xuân và những ngôi nhà mái thấp kiểu Hà Lannhư đưa người đọc bước vào thế giới của tình đời nhân ái.

O.Hen-ri(1861-1910) là nhà viết truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ Truyệncủa ông đều mang những nét riêng biệt, thể hiện tình cảm ưu ái của ông đốivới những con người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội Mĩ.Chiếc lá cuối cùng

là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông Số lượng nhân vật của câuchuyện không nhiều Chỉ có bốn người: Giôn xi- cô họa sĩ bị bệnh viêmphổi Xiu –bạn trọ chung phòng với Giôn-xi Cụ Bơ men –người họa sĩ giàsống cùng khu phố , và vị bác sĩ tận tâm chữa bệnh cho Giôn-xi… Và tất cả

họ, đều là những người lương thiện

Với “Chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã dẫn chúng ta bước vào thế giới củanhững người nghệ sĩ nghèo.Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viênOa-sinh-tơn không phải vì cái vẻ cổ kính, kì quái, cũng không phải vì phongcảnh tuyệt vời, thơ mộng đến hoang vu mà vì giá tiền thuê ở đây khá rẻ

Họ đến từ các miền quê khác nhau Một người từ bang Men tới, cô kiaquê ở Ca-li-pho-ni-a Và họ đã thuê cùng một phòng trọ Sở thích của họ vềnghệ thuật món rau diếp xoăn trộn dầu dấm, cùng với kiểu ống tay áo rộnghợp nhau Với cái nghề hội họa, đem tài năng tưới cho đời đã gắn kết hai côthành một đôi bạn tri kỉ Họ thuê phòng trọ sống ở đấy Hằng ngày, họ cùngnhau làm việc “lát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức trang minhhọa cho các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết để lát con đường của họ dẫn tớivăn học”.Tất cả không ngoài mục đích tìm đến cái để lèn chặt dạ dày thườnghay trống rỗng của họ Cao hơn nữa là để duy trì sự sống của chính mình khimùa đông băng giá đến

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh Đối với người nghèo khổ, cho dù làhọa sĩ, thì đói rét và bệnh tật là những vị khách không mời mà đến Vị khách

ấy thường xuyên gõ cửa, rình rập và đe dọa họ Và Giôn- xi là nạn nhân Cômắc chứng viêm phổi nặng

Thưa quý thầy cô, cùng tất cả các bạn học sinh thân mến! Như chúng ta

đã biết: nửa đầu thế kỉ XX trở về trước, bệnh viêm phổi hoàng hoành ở khắpchâu Âu và Bắc Mĩ Vào thời kì ấy, bệnh viêm phổi là căn bệnh nan y, đượcmiêu tả như một gã đàn ông vô hình nhưng vô địch, một gã lực sĩ ngoại hạngsẵn sàng so găng và đánh hạ mọi đối thủ cho dù ở bất kì hạng cân nào Đó là

Trang 8

“một gã khách lạ, lạnh lẽo, chưa ai từng thấy mà thầy thuốc gọi là chứng viêmphổi, oai vệ đi khắp xóm, ngón tay lạnh ngắt của gã chạm vào chỗ này mộtngười, chỗ kia một người” Hắn đã tàn nhẫn đánh vào Giôn-xi- một phụ nữyếu đuối, xanh xao và thiếu máu khiến cho cô ngã lăn ra bất động…Chuyện

đó xảy ra vào tháng mười một

Giôn xi mắc phải căn bệnh viêm phổi Phần do bệnh tật, phần do nghèotúng đã đẩy cô vào con đường tuyệt vọng.Cô bất hạnh, bất lực trước số phận,trước ước mơ của tuổi thanh xuân Cô nằm bất động trên chiếc giường sắtsơn, tạo ra ấn tượng như một bức tranh được đóng khung treo tường…Khônggian trở nên hẹp hơn, sự vật đi vào chiều sâu tĩnh lặng Cô sống như là đãchết, duy có chỉ đôi mắt là còn dấu hiệu của sự sống, song đôi mắt ấy cứ “trântrân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh” –nơi có dây thường xuân đang rụng

lá Cô nằm trên giường bệnh nhưng mắt không rời chúng Cô đếm từng chiếc

lá thường xuân đang rụng dần trong giá lạnh Chiếc lá thường xuân cuối cùngrụng sẽ là lúc cô rời bỏ cõi đời này như một niềm tin định mệnh đớn đau

“Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵnsàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình Nhưng sợi dây ràng buộc cô vớitình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kiahình như lại càng choáng lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn” Sự so sánh cuộc đờicon người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũphàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời và sâu sắc.Đồng thời nó cũngnói lên sự đồng cảm, xót xa của nhà văn trước đồng loại Nghèo thường đi đôivới hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếu đuốitrong niềm tin, trong bản lĩnh Trong cuộc sống tựa vai vào người khác nhưvậy, Giôn-xi cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác Cô đau khổ tự giày

vò vì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình Niềm hivọng ở đây duy nhất cô đặt cả vào chiếc lá thường xuân vàng úa, nhỏ nhoiđang quằn quại trong giá lạnh.Cuộc đời của cô sẽ chấm dứt khi chiếc lá cuốicùng đó lìa cành Đây là một sự so sánh rất tuyệt vời, phù hợp với kiểu tư duyhình tượng Đông phương.Cuộc đời được ví với cái mảnh mai yếu ớt, dễ đổ, dễ

vỡ, là bóng câu vèo qua cửa sổ, là ngọn đèn cạn dầu leo lét trước gió.Và cuộcđấu tranh để bảo tồn cái nhỏ nhoi ấy, để bảo vệ cái yếu ớt ấy lại là phẩm chấttuyệt vời của tình người, của lòng nhân ái và bao dung

Câu chuyện Giôn-xi nhìn chiếc lá định mệnh để đón chờ phút lâm chung,được Xiu, cô bạn gái, người cưu mang Giôn-xi, nói lại với cụ Bơ-men Cụ làmột người họa sĩ nhưng “lại là người thất bại trong nghệ thuật” Bởi lẽ “cụmúa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữthần của mình” Nhưng con người “già nua” trong tuổi tác ấy lại không hề giàtrong ý đồ tạo dựng nghệ thuật Cụ luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tácnhưng tiếc thay cụ “chưa bao giờ bắt đầu cả”, cụ chỉ vẽ tranh quảng cáo hoặcngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ…Cho dù vậy, cụ vẫn luôn nói về cái “tác

Trang 9

phẩm kiệt tác sắp tới”.Điều đáng quý ở cụ là “chế nhạo cay độc sự mềm yếucủa bất kì ai” và tự coi mình là “con chó xồm lớn” chuyên gác cửa bảo vệ chohai cô nàng họa sĩ nghèo.

Câu chuyện về cuộc đời yếu đuối và mong manh như chiếc lá giữa cơnphong ba, bão tuyết của Giôn-xi qua lời kể của cô nàng Xiu đã được họa sĩBơ-men tiếp nhận bằng sự nhạo báng Nhưng bất chấp thái độ của cụ, Giôn-xingày càng bệnh hoạn hơn trong tinh thần Và cụ đã hứa một cách trịnh trọngqua mùi rượu dâu loại nặng “sặc sụa” : “Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phẩmkiệt suất” Tác phẩm kiệt suất là ước mơ suốt đời của cụ già nghệ sĩ này

Một ngày mới lại về, ánh dương bừng sáng, khu phố trọ im lìm, tĩnhmịch Giôn-xi “thều thào ra lệnh” kéo chiếc màn xanh để cô nhìn ra ngoài.Cho dù không muốn, Xiu vẫn làm theo một cách chán nản “Nhưng ô kìa, sautrận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởngchừng không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tườnggạch Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanhsẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng óa, tuy vậy chiếc ládũng cảm vẫn bám vào cành cách mặt đất chừng sau thước”… “Ngày hôm đótrôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn trông thấy chiếc lá thườngxuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi , cùng màn đêmbuông xuống, gió bấc lại lồng lộn, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ vàmái hiên thấp kiểu Hà Lan, mưa rơi lộp độp xuống mặt đất”

Sau đêm mưa gió phũ phàng, tuyết rơi giăng lối, bình minh lại về Chiếcmàn xanh lại được kéo lên Kì diệu thay! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó Và

cô nàng Giôn-xi chợt hiểu ra một điều: “có một cái gì đó đã làm cho chiếc lácuối cùng vẫn còn đấy để em thấy mình tệ như thế nào, và chết là có tội”…Niềm tin cuộc sống cựa quậy trong tâm hồn tuyệt vọng của Giôn-xi Cô hivọng : “Một ngày nào đó, sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” Cùng với niềm hi vọng ấy,nhựa sống lại lên men, khiến bác sĩ phải giật mình thốt lên: “Được năm phầnmười rồi” “Chăm sóc chu đáo chị sẽ thắng”…

Điều gì đã ươm sống từ cõi chết? Có thể một phần do thuốc men pháthuy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu Hẳn làthế Nhưng bao trùm lên tất cả , cái lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi

hư vô là màu xanh diệu kì của chiếc lá thường xuân-chiếc lá cuối cùng trênbức tường đối diện với phòng của họ “Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rungrinh hoặc lay động khi gió thổi” Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụBơ-men.Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng Và để tạođược tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộcsống của chính mình

Chiếc lá thường xuân ấy được họa sĩ Bơ-men vẽ trong đêm tối, mưa tuyết,giá lạnh Ấy thế mà chiếc giống như thật, giống đến nỗi hai cô nàng họa sĩkhông phân biệt được thật giả Điều kì diệu hơn, chiếc lá ấy đã đem lại sự hồi

Trang 10

sinh cho một người sắp bước vào cõi chết Chiếc lá ấy mang trong mình niềmtin sự sống, và là sản phẩm của một con người có tâm, có tài, có khát vọng.

Nó xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật, là niềm mong mỏi mà người họa sĩ chânchính hướng đến Bằng ngòi bút tài hoa và nhân ái, nhà văn đã giúp chúng tahiểu được giá trị của nghệ thuật chân chính Và cũng qua hình tượng chiếc lánày, người đọc hiểu hơn về phẩm chất cao đẹp của những người họa sĩnghèo:họ cầm bút vì tình người, vì niềm tin và lẽ sống…

Chiếc lá nghệ thuật của cụ Bơ-men mang trong mình chức năng sinhthành và tái tạo Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường chonhững khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ tái tạo Vì thế, cho

dù hình tượng họa sĩ Bơ-men chỉ được phác tả, lại là hình tượng tạo được ấntượng sâu sắc nhất Trong tác phẩm này, dưới ngòi bút của O.Hen-ri, con quỷbệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạn niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã

bị cụ Bơ-men đánh bại Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã vàng óa, trả lạimàu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao, trả lại niềm tin, nghị lựccho những con người yếu đuối Và cho dù chỉ được phác tả, hình tượng cụBơ-men vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi kiệt tác mà cụ tạo ra bằngmàu xanh hi vọng, một chiếc lá đã cứu được một mạng người Chiếc lá cuốicùng trở thành niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người,bằng sự hi sinh thầm lặng…

O.Hen-ri đã dồn hết tâm lực và trí lực của mình để xây dựng nên hìnhtượng chiếc lá cuối cùng lung linh, kì diệu Cũng qua hình tượng chiếc lá này,tác giả truyền cho người đọc những rung động, những xót xa, những thươngcảm cho số phận người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội Hình ảnh cụ Bơ-men nằm cô đơn giữa căn phòng lạnh lẽo , rồi ra đi trong thầm lặng đã làmnhói lòng bao thế hệ người đọc Từ bước chân dò dẫm vào nghề, rồi ngồi làmmẫu, cho đến khi vẽ được kiệt tác mong ước của đời mình là một hành trìnhdằng dặt đi tìm giá trị nghệ thuật đích thực của người họa sĩ Bằng ngòi bútgiàu tình nhân ái, nhà văn đã khéo léo tạo dựng cho người họa sĩ nghèo Bơ-men một niềm hạnh phúc mãn nguyện ở nơi thiên đường xa xôi Sự ra đi của

cụ để lại sự hồi sinh cho một thiên tài mới, một niềm ước mơ mới

Tác giả-sứ giả của tình nhân ái ấy muốn gửi đến mọi người một thôngđiệp: “Hãy biết cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của đồng loại Hãy mở rộnglòng mình tiếp nhận sự khoan dung, đừng để sự độc ác đóng băng tâm hồn”.Thông điệp ấy là lời nguyện cầu thiết tha của tác giả, của những con người cólương tri biết rung động trước nỗi đau của đồng loại, sống là biết sẽ chia, biết

hi sinh thầm lặng… Bởi lẽ biết san sẻ cùng đồng loại cũng là một niềm hạnhphúc

Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” , hình tượng chiếc lá thường xuân đơnđộc đeo bám trên cành là hình tượng đẹp đẽ nhất, lung linh nhất Nó là biểutượng của tình nhân ái, của nghệ thuật chân chính Qua hình tượng chiếc lá

Trang 11

thường xuân, O.Hen-ri đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc

là bình dị, hoặc là kì diệu của người nghệ sĩ Và ông cũng khẽ nhắc nhở mọingười biết san sẻ tình thương, đừng có phủ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau,bất hạnh của người nghèo khổ O.Hen-ri có lối viết nhẹ nhàng Giá trị nhânvăn của truyện “Chiếc lá cuối cùng” giúp ta thấy được ông là “nhà văn củatình nhân ái” Cũng qua truyện này, ta hiểu ra được một điều thật giản dị: hạnhphúc là biết sẽ chia, là biết hi sinh, hãy sống hết mình vì một ngày mai tươiđẹp để đời ngập tràn niềm vui, để mọi người quanh ta cùng hát vang bài cahạnh phúc…

Trang 12

Huy Cận là một nhà thơ của tình yêu cuộc sống thiết tha và say đắm, cũnggiống như người bạn thơ gần gũi nhất của ông”Không muốn đi, mãi mãi ở vườntrầu –Chân hóa rễ để hút màu dưới đất”(Xuân Diệu) Có khác chăng, một nétthường thấy trong thơ ông là cảm xúc về cuộc sống, về con người luôn gắn với cảmxúc về vũ trụ dường như ông muốn tìm ra câu trả lời về ý nghĩa , sự tồn sinh củacon người trong vũ trụ bao la, huyền bí, không cùng.Trong thơ ông trước Cáchmạng tháng Tám, cảm nhận đó thật cô đơn , nhỏ bé, lạc lõng, bơ vơ qua hình ảnhmột cành củi khô , những cánh bèo dập dềnh, trôi nổi không biết về đâugiữa mộtkhông gian “Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót – Sông dài, trời rộng bến cô liêu”qua hình ảnh “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc – Chim nghiêng cánh nhỏ , bóng chiềuxa” (Tràng Giang) Chính Cách mạng tháng Tám kỳ diệu và cuộc sống mới sauCách mạng đã mang tới cho ông một cái nhìn ấm áp, tươi trẻ tràn đầyniềm tin yêuvào con người, con người trong sự đối diện và giao cảm với đất trời, vũ trụ Bài thơ

“Đoàn thuyền đánh cá” của ông là một minh chứng điều đó.

Bài thơ ra đời năm 1958 trong nguồn mạch cảm xúc biết bao yêu thương, vềcuộc sống “mỗi ngày lại sáng” Đó là một bức tranh đẹp đẽ, vừa là một khúc ca hàohùng về những người đánh cá trên biển cả bao la của Tổ Quốc, những người thậthào hứng, phấn khởi, say mê với công việc của mình trong tư thế thực sự làm chủbiển trời, làm chủ cuộc đời mới Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển vừađiểm lệ, huy hoàng, vừa hùng vĩ, đầy sức sống:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Điểm nhìn của nhà thơ ở đây là điểm nhìn tưởng tượng, phải ở rất xa bờ mớithấy được vùng biển phía Tây, nơi mặt trời đang lặn xuống giống như một hòn lửarực cháy khổng lồ - cảnh này chỉ có thể thấy vào một buổi chiều hè Cảm quan vũtrụ của nhà thơ mở ra trong trí tưởng người đọc những liên tưởng so sánh thật bấtngờ, thú vị: Vũ trụ bao la, huyền bí như một ngôi nhà khổng lồ mà đêm tối là cánhcửa sập xuống và những con sóng chạy ngang trên biển là những chiếc then cài Cáiquang cảnh kết thúc thật kỳ vĩ, tráng lệ của một chu kỳ thiên nhiên ấy lại là sự mởđầu “một ngày” lao động mới của con người:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Từ “lại” cho thấy đây chỉ là sự tiếp diễn nhịp điệu lao động của họ, cảnh rakhơi khi hoàng hôn xuống này diễn ra thường xuển trong nhiêu đêm Và “trên conđường mòn” vô hình mà xiết bao thân thuộc ấy, cũng như mọi lần, tiếng hát họ vútcao, vang xa trên sóng nước mênh mông Ở đây “buồm căng” là có (thật vì giómạnh trên biển khơi), nhưng “câu hát căng buồm” lại là hư ảo Tuy vậy, chính cái

hư ảo ấy lại biểu hiện một cái có thực, đó là khí mạnh mẽ, của con người trong laođộng tập thể Tiếng hát chính là sự thể hiện niềm vui của những người đánh cá, khi

họ cảm nhận rõ ràng sức mạnh vĩ đại của tập thể trong lao động, sức mạnh ấy sẽ tạonên điều kỳ diệu mà một vài cá nhân đơn lẻ không thể làm được Chỉ một tiếng hát

mà nói được bao điều về thân phận, về sự tự ý thức của con người qua hai chế độ.Cũng không còn nữa cái cảm nhận từ nghìn xưa về sự nhỏ bé, yếu đuối của con

Trang 13

người trước biển cả bí ẩn, chứa đầy sức mạnh tàn phá, hủy diệt vô cùng dữ dội.Tiếng hát của họ là tiếng hát từng con người chinh phục biển khơi:

Hát rằng:cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muông luồng sáng

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Biển cả thật là đẹp đẽ, giàu có và thân thiết biết bao đối với con người.trongcâu thơ thứ nhất, từ “bạc” là một định ngữ nghệ thuật, có ý nghĩa số lượng cánhiều,phong phú tạo nên sự giàu có, quý giá của biển Cái giàu có đó còn còn được

cụ thể hóa ở câu thơ thứ hai Hình ảnh so sánh rất đẹp này đượcn xây dựng trên mộtliên tưởng thực tế: cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên mặt biển nhưcon thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải Từ đó mới hiểu được hai câu thơsau là những nhân hóa rất tinh tế Trong sự tưởng tượng của những người đánh cáyêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển, cá dệt biển và cá vào lưới là

cá dệt lưới “Đến dệt lưới ta”, bắt đầu từ đây từ “ta” sẽ vang lên đầy tự hào, kiêuhãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như những ngày xưanữa mà là cái ta tập thể đầy sức mạnh, trong đó có sự nhân lên đến vô hạn tiềm lựccủa mỗi cá nhân Dường như đó mới là mới sức mạnh chính tạo nên cái phơi phớicủa đoàn thuyền đang lướt giữa trùng khơi:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Đoàn thuyền đánh cá như đi trong sự vây bọc, vây bọc của thiên nhiên đầyyêu thương, gắn bó Biển cả bao la mà êm ả, hiền hòa;gió như người bạn thân thiếtlái con thuyền ra khơi, gió thổi phồng căng cánh buồm như vầng trăng khuyết; trờimây như cũng cao hơn, thoáng đãng hơn, tất cả được nhìn với con mắt chan chứatình yêu thương của những con người đã giành được quyền làm chủ trời biển quêhương Cảnh phóng khoáng, thoáng rộng bởi con người sảng khoái, tự do.Trongmối quan hệ giao hòa, thiên nhiên càng huy hoàng, kỳ vĩ bao nhiêu thì càng tôn vẻđẹp của con người lên bấy nhiêu Tầm vóc của họ vụt cao lên, sáng ngang với biểntrời, vũ trụ Đoàn thuyền, hay cũng chính là những con người, đi giữa bao la, hùng

vĩ của biển trời – cảnh thực mà đẹp như trong mơ Động từ “lướt” cho ta thấy đoànthuyền chạy rất nhanh và rất nhẹ nhàng trên mặt biển, nó còn biểu hiện rõ hơn khíthế phơi phới của những người lao động được thực sự làm chủ cuộc sống mới Họđược tự do, chủ động tìm đến những vùng biển xa (ra đậu dặm xa)đẻ thăm dò nơinào nhiều cá dò bụng biển Cũng chính như thế làm chủ khiến họ có được quyết tâmcao độ và khí thế chuẩn bị lao động mạnh mẽ như trong chiến đấu (Dàn đan thế trậnlưới vây giăng)

Huy Cận không chỉ tinh tế về cảm xúc thẩm mĩ mà còn phong phú về vốnsống Bài thơ cho thấy ông hiểu biết khá tường tận công vịêc của những người đánh

cá, ông cảm nhận được những gì đang diễn ra trong tâm hồn những con người hồnhậu, bình dị và rất đáng kính yêu ấy Doàn thuyền đã tìm đúng bãi cá lưới đã buôn

Trang 14

xuống Những người đánh cá nghĩ gì trong những giây phút đợi chờ ấy? Đây làcảnh thực hay là tưởng tượng ?

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Đúng ra ở đây có sự pha trộn cả thực tế thực tế và mộng ảo, làm cho biển đêm

có một vẻ đẹp thật lãng mạn, huyền ảo Những con cá song lấp lánh như nhữngngọn đuốc hồng giữa biển đêm thăm thẳm Họ như đã nhìn thấy cái đuôi cá songquẫy chẳng khác gì mảnh trăng vàng lóe sáng trên mặt biển Hình ảnh thật nên thơ

ấy cùng với cách gọi cá là “em” biểu hiện niềm yêu say cuộc sống thật hồn nhiên

và mãnh liệt của những người đánh cá, và trước hết là của nhà thơ Nhà thơ mởrộng hồn mình đẻ đón nhận bao vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc sống, để cảm thấy nhịp thơcủa bển đêm qua những đợt sóng dâng lên hạ xuống đầy ánh sao Biển và trời như

đã hòa vào nhau và hình ảnh con người càng hiện lên đẹp đẽ biết bao giữa cái vũ trụlung linh ấy Một lần nữa tiếng hát của họ lại cất lên giữa bao la trời nước:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Có biết bao và thân thiết với biển khơi, với vũ trụ mênh mông, huyền diieeujtrong tiếng hát ấy Tiếng hát còn biểu hiện niềm vui trong lao động tập thể với họ,biểu hiện niềm mong muốn của họ sẽ đánh bắt được thật nhiều cá đẻ làm giàu cho

Tổ Quốc Cảm xúc của họ thật phóng khoáng, bay bổng, chứa chan niềm yêu đời:

họ lao động khẩn trương, luôn tay gõ nhịp dồn cá vào lưới má vẫn không quên vẻđẹp của biển cả, trăng gió, trời mây Vầng trăng trên trời cao bao la được nhân hóatrở nên thật gần gụi, thân thiết; trăng như đồng cảm với tâm trạng của con người,trăng gõ nhịp cho tiếng hát của họ Đó thật sự là một bài ca lao động vừa hào hùngvừa giàu chất thơ Và bài ca say đắm nhất là bài ca về sự giao hòa xiết bao thânthiết, ưu ái giữa con người và biển cả “Biển cho ta cá như lòng mẹ” – một so sánhthật đẹp: lòng biển bao la như lòng mẹ , nguồn tình cảm yêu thương vô hạn đã nuôidưỡng mỗi con người Biển không chỉ đẹp đẽ, giàu có mà còn rất ân tình; biểnkhông chỉ nuôi dưỡng con người hôm nay và mai sau, mà biển đã “Nuôi lớn đời ta

tự buổi nào”, từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất Biển và ta, thêm một lầnnữa tầm vóc những người đánh cá vụt lớn cao hơn, và càng gắn bó với biển cả yêuthương

Nhưng đêm sắp tàn rồi, một ngày mới đang đến

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Ngày đăng: 28/08/2017, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w