1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn ngữ văn có đáp án chi tiết

25 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 97,36 KB

Nội dung

- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình.. Hai đứa trẻ của

Trang 1

Suy nghĩ của Anh/chị về nhận định trên.

Câu 2 (7,0 điểm).

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua hai truyện ngắn Đời thừa và Hai đứa trẻ.

-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh………

Trang 2

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013

ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT chuyên) Câu 1 (3,0 điểm).

I Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phốihợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứng chọn lọc,thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung

cơ bản sau:

1 Giải thích.

- Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức hợp của

cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão giông

- Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc của mình.

- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình.

- Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộcsống của chính mình Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ýnghĩa cuộc sống của mỗi người

2 Bàn luận, mở rộng.

- Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc

- Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống mộtcách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt

đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc đời mình thật tuyệt đẹp

- Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc

đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí

- Mở rộng và nêu phản đề: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai,muốn trở thành thế nào cũng được Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác độngkhông nhỏ của hoàn cảnh khách quan

3 Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí

tưởng, có ước mơ Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất đểlàm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình

III Biểu điểm:

- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng chọn lọc

Trang 3

- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.

Câu 2 (7,0 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng để làmsáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết có cảm xúc.Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh phải làm rõ tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn lớn Nam Cao và Thạch Lam

qua hai tác phẩm Đời thừa và Hai đứa trẻ trong sự đối sánh Từ đó thấy rõ những điểm

tương đồng và khác biệt Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảmbảo được các ý sau:

- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn

bộ nền văn học Việt Nam Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời kì, giaiđoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác nhau nên có

những biểu hiện riêng Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Đời thừa của Nam Cao là những tác

phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của văn học hiện đại Việt Nam

- Hai đứa trẻ: Qua khung cảnh phố huyện nghèo đói, lụi tàn, Thạch Lam muốn bày

tỏ niềm xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ biết đến ánhsáng hạnh phúc Họ phải sống cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa, đời sống cạn kiệt, mỏi mòn về cảvật chất và tinh thần

- Đời thừa: Qua số phận nhân vật văn sĩ Hộ, một con người có khát vọng, có ước mơ

hoài bão cao đẹp Con người coi tình thương là lẽ sống, nhưng vì gánh nặng cơm áo mà phải

chịu tấn bi kịch đời thừa, vi phạm lẽ sống tình thương Nam cao bày tỏ niềm xót thương với

người trí thức tiểu tư sản

b Gián tiếp tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người vào cuộc sống khốn cùng

Trang 4

- Hai đứa trẻ: Gián tiếp tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người

vào cuộc sống mòn mỏi, vô nghĩa nơi phố huyện , miền đất bị lãng quên trong đói nghèotăm tối

- Đời thừa: Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đày đoạ con người trong

sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ làm chết mòn đời sống tinh thần, lẽ sống, nhân cáchcao đẹp của con người

c Cả hai nhà văn đều trân trọng tình người, đồng cảm với những ước mơ, nguyện vọng chính đáng, ý thức cuộc sống hạnh phúc cá nhân của con người.

- Hai đứa trẻ: Thạch Lam muốn đánh thức, lay tỉnh những tâm hồn đang uể oải, lụi

tàn ngọn lửa của lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát đượcthoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, tù đọng, mòn mỏi đang muốn chôn vùi họ

- Đời thừa: Nam Cao thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời Viết Đời thừa, Nam Cao đã đồng tình với khát vọng được cống hiến

được sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính Qua tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ,Nam Cao thể hiện khát vọng của con người vươn tới một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, đượcphát huy cao độ khả năng tiềm tàng chứa đựng trong mỗi con người

d Cùng yêu thương con người, trân trọng con người nhưng cả Thạch Lam và Nam Cao đều chưa chỉ ra con đường để nhân vật của mình đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui của cuộc đời mới Họ nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tình thương nhưng chưa gắn với tinh thần đấu tranh cách mạng.

- Hai đứa trẻ: Kết thúc với chi tiết phố huyện lại chìm trong sự tĩnh mịch và đầy

bóng tối

- Đời thừa: Kết thúc bằng lời ru ai oán của Từ.

e Nguyên nhân của sự gặp gỡ.

- Do hoàn cảnh lịch sử xã hội: Nam cao và Thạch Lam sống và sáng tác trong môi trường

xã hội thực dân nửa phong kiến thiếu sinh khí, ngột ngạt và tăm tối về tinh thần

- Do ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phương Tây, đề cao cái tôi cá nhân của con người

- Thạch Lam và Nam Cao đều là các nhà văn chân chính, đều là những nhà nhân đạo

từ trong cốt tuỷ (Sê-khốp).

- Đời thừa: Nam Cao viết về người tri thức tiểu tư sản trong trạng thái căng nọc mình trên trang giấy, nên mỗi trang văn của ông đã khơi dậy những bi kịch tinh thần thầm

kín, day dứt của người trí thức tiểu tư sản hay cũng chính là những day dứt của nhà văn

b Khám phá những sắc thái, cung bậc khác nhau trong nỗi đau tinh thần của con người.

- Hai đứa trẻ: Trước đây văn học chú ý đến cái đói vật chất (như nỗi đau dân nô, thời

thế ) giờ văn học của ý thức cá nhân mới chạm đến được cái buồn chán cá nhân, tới nỗiđau riêng của mỗi người Cái nghèo là cái đói vật chất, cái buồn chán là cái đói tinh thần,

Trang 5

âm ỉ hơn, tê tái hơn Nỗi đau tinh thần của con người nơi phố huyện được Thạch Lam miêu

tả trong một sắc thái nhẹ nhàng nhưng gieo vào lòng người đọc rất nhiều bận bịu

- Đời thừa: Nam Cao cũng miêu tả cái nghèo đói về vật chất và tinh thần nhưng cả

cuộc đời Hộ đau nỗi đau triền miên dai dẳng, âm ỉ và dày vò Nó tàn phá cuộc sống của Hộ

khiến cuộc sống của anh mòn mục, rỉ ra trong kiếp đời thừa.

c Thái độ thấu hiểu, tin yêu vào con người khác nhau.

- Hai đứa trẻ: Ngòi bút của Thạch Lam tin yêu vào con người nên trong tác phẩm

của ông, dù nhân vật phải sống cuộc sống mòn mỏi, tù túng thì nhà văn vẫn dẫn dắt nhân vật

hướng về phía ánh sáng của sự sống Vì thế, Hai đứa trẻ mang âm hưởng lãng mạn bay

bổng

- Đời thừa: Trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động

tàn nhẫn, nằm bên bờ vực của sự tha hoá, Nam Cao vẫn dứt khoát không chấp nhận cái ác,vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình, quyết không bỏ lòng thương NamCao đặt niềm tin sâu sắc vào con người Những giọt nước mắt đầy xót thương chảy dài cuốitác phẩm đã cho ta thấy điều đó

d Nghệ thuật thể hiện khác nhau.

- Hai đứa trẻ: Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi truyện như

một bài thơ Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với nhữngcảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuậtđối lập tương phản Thạch Lam có một phong cách, một giọng điệu rất riêng Đó là lối kể chuyệnthủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ Người đọc thấy ẩn hiện, kín đáo, lặng lẽ sau những hìnhảnh, những dòng chữ, một tâm hồn Thạch Lam đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biếnthái của tạo vật và lòng người

- Đời thừa: Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao được truyền tải tới người đọc qua thể

loại truyên ngắn mang tính luận đề Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính đểđẩy xung đột nội tâm nhân vật đến đỉnh điểm Cách xây dựng truyện rất tự nhiên, dung dịnhưng vẫn gây được ấn tượng sâu đậm và tạo được hiệu quả nghệ thuật cao Cách dẫnchuyện linh hoạt, phóng túng mà vẫn nhất quán chặt chẽ Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm

lý đạt đến bậc thầy Giọng văn lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn nhưng ẩn chứa trong đó tinh thầnnhân đạo thống thiết

e Nguyên nhân của nét khác biệt:

- Bản chất của văn chương là sáng tạo

- Mỗi nhà văn cá tính riêng, phong cách riêng Nam Cao là nhà văn hiện thực xuấtsắc còn Thạch Lam là cây bút tiêu biểu cho Tự lực văn đoàn

3 Đánh giá:

- Vừa kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có thêm những nét sâusắc, mới mẻ Thạch Lam và Nam Cao xứng đáng là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn Họ

đã làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam

- Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độcđáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật Muốn có đượcđiều đó cần tạo ra được cách cảm và đặc biệt cách thể hiện khác nhau Tuy nhiên cái gốc

của nhà văn vẫn là tấm lòng “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” vì thế trên hết nhà văn phải

viết vì cuộc đời, vì con người, tức là phải là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa

Trang 6

III Biểu điểm:

- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài viết

thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng

- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt

trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích được

dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.

- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

SỞ GD&ĐT VĨNH

PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - THPT

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (3 điểm):

Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan Ai không biết im lặng

là không biết nói” Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.

Từ hai ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài luận bàn về vấn đề cần im lặng hay lên tiếng

trong cách xử thế của con người trong cuộc sống

Câu 2 (7 điểm):

Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:

“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.”

(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14).Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác

phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất nước” (trích trường ca

“Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 7

HẾT

-(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ tên học sinh……… ……… Số báo danh…………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - THPT

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

(Đáp án gồm 05 trang)

A YÊU CẦU CHUNG

- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khíchnhững bài viết có cảm xúc, sáng tạo

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễnđạt tốt vẫn cho điểm tối đa

- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,25 điểm)

2 Giải thích hai ý kiến (1,0 điểm)

* Giải thích câu nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan Ai không

biết im lặng là không biết nói”.

- Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể

đem lại tai hoạ cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác

- Câu nói đề cao giá trị của sự im lặng, xem im lặng là cách xử thế khôn ngoan

nhất của con người trong cuộc sống Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó,

0,25

Trang 8

con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì 0,25

* Giải thích câu nói: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày

mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.

- Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của

cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêu đối với con người và

cuộc sống

- Câu nói của Martin Luther King Jr nói về tác hại của sự im lặng trước những vấn

đề hệ trọng Từ đó mong muốn con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề

quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống con người, liên quan đến

cuộc sống gia đình, bản thân

0,25

0,25

3 Bình luận, chứng minh (1,0 điểm)

* Từ câu nói của Pythagos, luận bàn về giá trị của sự im lặng:

- Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì:

+ Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó

+ Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng

+ Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc

sống trước khi nói hay hành động

+ Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm

+ Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn

đề nào đó

+ Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác

+ Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn

0,5

* Từ câu nói của Martin Luther King Jr luận về giá trị của việc lên tiếng trước

những vấn đề hệ trọng:

- Lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng là một cách sống đẹp vì:

+ Lên tiếng để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động tự tin

của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình

+ Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên cuộc

sống của con người

+ Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp

+ Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác

+ Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời

0,5

4 Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm)

- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau: Con người cần phải vận dụng

linh hoạt để “im lặng” hay “lên tiếng” trước những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc

sống

- Cần hiểu và phân biệt im lặng khác với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó

không phải là “cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan” Cần hiểu sự lên tiếng xuất

phát từ thiện ý tốt đẹp của bản thân, lên tiếng đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm

và lời nói phải đi kèm với hành động

0,25

0,25

5 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)

Câu 2 (7,0 điểm)

Trang 9

a Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận

- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)

2 Giải thích nhận định (1,5 điểm)

- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có

tính chất toàn dân tộc Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh

hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng

đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân Con người chủ yếu được khám phá ở

bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn Lời văn

sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,

hào hùng

- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và

hướng tới lí tưởng Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975

chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống

mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin

tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn

làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng

được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển

cách mạng Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn

học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt

yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra

0,5

0,5

0,5

3 Phân tích, chứng minh (4,0 điểm)

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học

giai đoạn 1945 – 1975

- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác

phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

0,5

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm

nhuần tinh thần lạc quan:

- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu

nhiều mất mát, hy sinh…

- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc

quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức

mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi

đẹp…

1,0

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp

ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển

1,5

Trang 10

của cách mạng:

- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực

rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá

trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng

chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độclập tự do cho đất nước

- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quândân, tình đồng chí đồng đội…

- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chícủa cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộcách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách

nhiệm bảo vệ Tổ quốc…

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang

trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ

pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”,

“Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để

làm sáng tỏ những luận điểm trên.

1,0

4 Đánh giá chung (1,0 điểm)

- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc

điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và

phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộcchiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm Không khí cáchmạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩcủa người cầm bút

- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đờikhông chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao

quát của lịch sử, dân tộc và thời đại

- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng

vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc

- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn

chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩmthiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

0,25

0,25

0,250,25

HẾT

-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12

Trang 11

VĨNH PHÚC THPT NĂM HỌC 2012-2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 02/11/2012

Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong

bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

-HẾT - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ tên học sinh……… Số báo danh………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 12

dụng phối hợp nhiều thao

tác nghị luận Hành văn trôi

nguồn sáng đem lại hơi ấm

và sự sống cho muôn loài

Mặt trời còn là biểu tượng

cho những điều tươi sáng,

đẹp đẽ, là niềm tin và hi

vọng tốt đẹp ở tương lai

trong cuộc đời con người

- Bóng tối là

màn đêm âm u, tăm tối

Bóng tối cũng là biểu tượng

cho sự đen đủi, bi đát, bất

mà hướng về tương lai tươi sáng, tốt đẹp ởcuộc sống phía trước

2 Bàn luận, mở rộng vấn đề

- Cuộc sống không phải lúcnào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng,cuộc sống là một trường tranh đấu Bởithế, cuộc đời mỗi con người cũng khôngthể tránh khỏi những gian nan, trắc trở,những khó khăn, thất bại

- Mỗi người cần phải có ý chí,nghị lực, dũng khí để vượt lên những thấtbại Phải xem những gian nan, trắc trở nhưmột thử thách để ta được rèn luyện, trưởngthành

- Cần biết hướng về phíatrước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, cóbản lĩnh vững vàng để vượt lên những vấpngã của bản thân Đây là xu hướng pháttriển, là yêu cầu tất yếu phù hợp với quyluật khách quan của cuộc sống Nếu cứđắm chìm trong những thất bại, đau buồn

là tự hại mình

- Phê phán những ngườikhông có niềm tin, không có ý chí phấnđấu vươn lên trong cuộc sống

3 Bài học nhận thức và hành động

- Cần phải có ý chí, nghị lực,niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đểvững bước trong cuộc đời

- Trong cuộc sống cũng nhưtrong học tập phải biết vượt lên chínhmình, không nên chùn bước trước những

Ngày đăng: 19/02/2016, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w