1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

177 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 919,86 KB

Nội dung

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI LỜI NĨI ĐẦU Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối quan tâm hàng đầu của người lớn Sự phát triển của trẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính: phát triển về sinh lí và tâm lí Bản thân hai mặt này lại có liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mật thiết với mơi trường sống của trẻ Trong q trình phát triển, trẻ em có thể có những phát triển khơng bình thường hoặc có rối loạn, nói cách khác là có bệnh, cả về thực thể lẫn tâm lí Chăm sóc trẻ khơng thể chỉ về mặt thực thể mà cịn cần phải chăm sóc cả về mặt tâm lí Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lí của trẻ để có những can thiệp kịp thời là rất cần thiết, có lợi cho sự phát triển Tuổi mầm non giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ em Những bất thường, rối loạn về tâm lí có thể xuất hiện ngay từ thời kì Ở Việt Nam, thực tế chữa trị tâm bệnh lí cho trẻ Trung tâm nghiên cứu tâm lí và tâm bệnh lí trẻ em Nguyễn Khắc Viện (Trung tâm N-T) cho thấy số trẻ từ 6 tuổi trở xuống được cha mẹ và gia đình đưa đến khám chiếm phần nhiều Do đặc trưng phát triển lứa tuổi, rối loạn tâm lí biểu theo cách riêng, làm người lớn dễ khơng nhận thấy Nhận biết để có thể can thiệp sớm những rối loạn tâm lí cho trẻ có thể giúp trẻ lấy lại sự phát triển bình thường Tâm bệnh lĩnh vực phức tạp, có nhiều nghiên cứu cũng có nhiều quan niệm khác nhau Cuốn sách này giới thiệu về tâm bệnh trẻ em lứa tuổi mầm non (0 - tuổi) cho sinh viên sư phạm, những nhà giáo dục tương lai Những nội dung được trình bày chủ yếu nhằm mục đích giúp cho các giáo viên, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ nhận biết rối loạn phát triển tâm lí trẻ để phát hiện chúng và có những ứng xử thích hợp để phịng ngừa và chữa trị Tác giả Chương 1 KHÁI QT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM Chương 2 CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Chương 3 PHỊNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM Ở PHÁP Created by AM Word2CHM Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em Lịch sử hình thành và phát triển tâm bệnh học trẻ em Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí? Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em Những lí thuyết cơ bản của tâm bệnh học trẻ em Phương pháp đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ em CÂU HỎI ƠN TẬP Created by AM Word2CHM Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM 1.1 Tâm bệnh học tre em là gì? Trước hết, cần hiểu thế nào là tâm bệnh học Thuật ngữ này xuất lần đầu năm 1802 bác sĩ người Đức J.C Reil đề cập, Pháp năm 1809 do A.A Royer - Colard và được sử dụng cho đến ngày Có nhiều cách hiểu về vấn đề này Cuối thế kỉ XIX, Th Ribot thực hiện những nghiên cứu về tâm lí bệnh học dựa vào quan điểm: muốn hiểu được đời sống tâm lí bình thường phải nghiên cứu tâm lí bệnh Ví dụ như chức năng bình thường của trí nhớ chỉ có thể được làm rõ khi so sánh với chứng qn tăng trí nhớ Các học trị ơng P Janet, G Dumas học trò G Dumas H Piéron, G Poyer, D Lagache tiến hành nghiên cứu y khoa lẫn tâm bệnh học Tư tưởng trường phái dựa nhiều vào mặt số lượng và sự võ đốn về giới hạn giữa bình thường và bệnh lí của đời sống tâm lí Nó thay đời Tâm bệnh học lâm sàng, với phạm vi rộng hơn nhiều, bao gồm tất cả những nghiên cứu lâm sàng về các bệnh tâm trí Cũng có quan niệm cho rằng tâm bệnh học thuộc về y - sinh lí bệnh học (Cl Bernard) E Minkowski đưa ra hai nghĩa khác nhau của thuật ngữ này: một mặt, nó là khoa học về bệnh của đời sống tâm lí, giống như quan niệm của Ribot; mặt khác, là tâm lí học bệnh học, đặc trưng bởi cách tiếp cận tồn tại để tìm hiểu mặt bên trong của kinh nghiệm tâm lí khơng bình thường của người bệnh tâm trí Trong giáo trình Tâm bệnh học đại cương, G Deshaies, năm 1959, thể hiện cách hiểu khác, cho tâm bệnh học như là một lĩnh vực thuộc tâm bệnh lí lâm sàng… Có thể thấy có nhiều quan điểm nữa tạo nên lịch sử của khoa học này Ngày nay người ta thấy rằng: tâm bệnh học khơng chỉ là khoa học về mặt lí thuyết nhận biết các vấn đề về mặt tâm bệnh lí mà nó là một nhánh của khoa học về con người, trong đó tổng hợp nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh lí học thần kinh, tượng học, tâm lí học, thuyết thực thể, thuyết cấu trúc… Có thể quan niệm tâm bệnh học sau: Tâm bệnh học khoa học nghiên cứu các quá trình và các dạng thức tố chức dẫn đến rối loạn tâm lí người Những rối loạn, bất thường tâm lí gọi tâm bệnh Nghiên cứu đau khổ mặt tinh thần, tâm bệnh học có liên hệ chặt chẽ với tâm lí học phản ánh vào thực tế nghiên cứu, chữa trị chủ yếu thơng qua phương pháp tâm bệnh lí lâm sàng Tâm bệnh học trẻ em là khoa học nghiên cứu các q trình và các dạng thức tổ chức dẫn đến rối loạn tâm lí trẻ em Cùng nghiên cứu về những rối loạn tâm lí, tuy nhiên, tâm bệnh học trẻ em có những đặc trưng riêng Ra đời muộn hơn nhiều so với tâm bệnh học người lớn, tâm bệnh học trẻ em được xuất phát từ nhiều nguồn khác Có thể quy vào hai nguồn chính: giáo dục học trẻ em tâm bệnh học người lớn Về phương diện giáo dục học, nỗ lực tìm cách giáo dục những đứa trẻ được cho là khơng thể giáo dục được đã thúc đẩy nghiên cứu sâu trẻ này, đưa đến hiểu biết mới về sự phát triển khơng như bình thường trong đời sống tâm lí của các em Về phương diện tâm bệnh, những nhà tâm bệnh học trẻ em sử dụng kiến thức phương pháp tâm bệnh học người lớn Như vậy, tâm bệnh học trẻ em được xây dựng từ những kinh nghiệm thực tiễn chứ khơng phải chỉ là từ những kiến thức lí thuyết về tâm bệnh Tâm bệnh học trẻ em phải sử dụng đến nhiều luận thuyết khác Từ những năm 50 của thế kỉ XX người ta đã nhận thấy các lĩnh vực khoa học khác vận dụng vào tâm bệnh học trẻ em Ngoài khoa học truyền thống làm chỗ dựa tâm lí học, phân tâm học là lí thuyết về tri thức luận, tập tính học, lí thuyết hệ thống và giao lưu, tiếp đó là những kiến thức mới về dịch tễ học, giải phẫu thần kinh, sinh lí học thần kinh Tất cả những kiến thức này được vận dụng để hiểu bản chất, cơ chế của các rối loạn tâm lí ở trẻ và làm cơ sở cho việc chữa trị các rối loạn này Trẻ em lứa tuổi mầm non, từ đến tuổi, giai đoạn trong q trình phát triển của trẻ Những rối nhiễu, bất thường về tâm lí có thể từ thời kì Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non nghiên cứu, chẩn đốn và chữa trị các rối nhiễu tâm lí của trẻ em tuổi mầm non 1.2 Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em, nói một cách chung nhất, là những rối loạn về tâm lí ở trẻ Nói cách khác là tâm bệnh học trẻ em nghiên cứu và chữa trị những trẻ em khơng bình thường Cụ thể hơn là trẻ em khơng đủ khả năng hoặc có những rối loạn về tính cách và hành vi, đơi bao gồm hai loại trên, ngun nhân di truyền hoặc mơi trường sống, gặp khó khăn lâu dài đối với những địi hỏi phù hợp với lứa tuổi và mơi trường của trẻ Tâm bệnh trẻ em cần được nhìn nhận theo quan điểm phát triển Trong suốt thời kì thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành, một yếu tố quan trọng để xác định trẻ có rối loạn hay khơng đó là rối loạn đó xảy ra ở thời điểm nào, xuất hiện thường xun hay khơng, kéo dài hay khơng Yếu tố thời gian quan trọng việc đánh giá tình trạng phát triển của trẻ Cùng những biểu hiện nhưng nếu nó xảy ra ở thời điểm này sẽ bị coi là mất cân bằng tâm lí, nếu xảy ra ở thời điểm khác thì lại khơng sao Rối loạn xuất hiện một vài lần trong tiến trình phát triển hay xuất hiện thường xun trong thời gian dài đều phải được nhà chun mơn quan tâm để có đánh giá xác Yếu tố phát triển cần phải ln nhà chun mơn tính đến chẩn đốn chữa trị tâm bệnh trẻ em Những rối loạn tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, từ đến tuổi, là đối tượng nghiên cứu của tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non 1.3 Nhiệm vụ của tâm bệnh học trẻ em Nhận biết và làm rõ những rối loạn tâm lí xuất hiện, tồn tại, biến đổi và có thể mất đi như thế nào trong q trình phát triển của trẻ em, tìm hiểu ngun nhân gây ra những rối loạn đó và chữa trị cho trẻ, giúp em phát triển bình thường trở lại nhiệm vụ tâm bệnh học trẻ em Khi nghiên cứu, chẩn đốn và chữa trị tâm bệnh trẻ em cần phải biết rằng: rối loạn tâm lí ở trẻ em và ở người lớn khơng giống nhau Vì vậy, khơng thể áp dụng cách hiểu và chữa trị tâm bệnh cho người lớn đối với trẻ Khơng nên có cách nhìn cứng nhắc, bất biến trước các rối loạn tâm lí ở trẻ em Trong q trình phát triển của trẻ, có rối loạn xuất hiện ở thời điểm này sẽ mất đi một cách tự nhiên hoặc nhờ chữa trị Có thể có sự tiếp nối giữa trạng thái tâm lí bình thường và bệnh lí ở trẻ Biểu hiện rối loạn tâm lí ở trẻ em cũng khác với người lớn Những bất thường về chức năng cơ thể, những hành vi chống đối… có thể lại là biểu hiện của bất thường về tâm lí Sự biểu hiện các rối loạn cũng thay đổi theo tuổi, có liên quan tới đặc trưng phát triển theo giai đoạn Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm lí trẻ đa dạng, phức tạp Một điều kiện có tính bệnh lí xác định chưa chắc là ngun nhân dẫn đến rối loạn Những nguyên nhân khác gây ra cùng một rối loạn và một nguyên nhân lại dẫn đến nhiều rối loạn khác nhau Cũng có khi một rối loạn này kéo theo những rối loạn khác Tất cả những điều này nói lên nhiệm vụ mà tâm bệnh học trẻ em phải giải quyết là rất khó khăn, phức tạp, địi hỏi nhà chun mơn phải có hiểu biết đầy đủ có kinh nghiệm và rất thận trọng Là phận tâm bệnh học trẻ em, tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non cũng có những nhiệm vụ chung của tâm bệnh học trẻ em, áp dụng vào lứa tuổi mầm non Với đặc trưng là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về cả sinh lí lẫn tâm lí mà ít có thời kì nào sau đó có được, khi giải quyết các vấn đề của tâm bệnh học trẻ em thời kì này càng cần thiết phải qn triệt quan điểm phát triển Created by AM Word2CHM Lịch sử hình thành và phát triển tâm bệnh học trẻ em TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM 2.1 Thời kì trước thế kỉ XX Tâm bệnh học trẻ em có nguồn gốc từ tư tưởng của một số nhà thần học thế kỉ XIII, XIV Saint Thomas d’Aquin (1225 - 1274) và Saint Augustin (1354 - 1430) gắn khiếm khuyết trí tuệ với một ngun nhân tự nhiên Cũng vào thời kì này, tịa án tơn giáo ở châu Âu (thế kỉ XIII) cho rằng người điên và kẻ ngu đần là biểu tượng của tính ma mãnh, ngu ngốc của con người Thế kỉ XV, XVI có sự đối nghịch về quan niệm giữa những người cho rằng tất cả những gì thuộc về con người, thể hiện ở con người đều là do tự nhiên với quan niệm của những người có tư tưởng về người bị ma ám Thời kì này căn ngun của chứng ngu ngốc và điên loạn cịn chưa được biết đến ... TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em Lịch sử hình thành và phát triển tâm bệnh học trẻ em Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí? Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em. .. Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM Quan điểm tiếp cận nhiều mặt sử dụng phân loại tâm bệnh trẻ em Cần sử dụng cách tiếp cận này do tính phức tạp của...TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI LỜI NĨI ĐẦU Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối quan tâm hàng đầu

Ngày đăng: 25/08/2017, 04:54

w