Tuần: 32 - Tiết: 32 Thực hành ngoại khóa Các loại tai nạn thương tích và cách phòng tránh I.. Kiến thức: Nhận biết các loại hình tai nạn thương tích thường gặp.. Kĩ năng: Biết cách tự bả
Trang 1Tuần: 32 - Tiết: 32 Thực hành ngoại khóa Các loại tai nạn thương tích và cách phòng tránh
I Mục tiêu bài dạy:
1 Kiến thức:
Nhận biết các loại hình tai nạn thương tích thường gặp
2 Kĩ năng:
Biết cách tự bảo vệ mình để phòng tránh tai nạn thương tích
3 Thái độ:
- Có ý thức và trách nhiệm đối với việc gây nên tai nạn thương tích cho người khác cũng như bản thân mình
- Biết phê phán, tố cáo những hành vi cố ý gây nên tai nạn thương tích cho người khác
II Giáo dục ky năng sống
Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ mình
III Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giáo án
- Học sinh: đọc trước bài ở nhà
IV Phương pháp:
- Phân tích, xử lý tình huống
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi, sắm vai
V Các bước lên lớp
1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi (1phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
? Quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân như thế nào? Nêu một vài ví dụ về hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn
và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
3 Bài mới:
3.1 Gới thiệu bài: (1 phút)
Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích Đó cũng
là nội dung của bài học ngày hôm nay
3.2 Hoạt động dạy và học
Thời
10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
GV: Tai nạn là gì
HS: Suy nghĩ trả lời.
I Khái niệm:
- Tai nạn là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có
Trang 220’
GV: Thương tích là gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Tai nạn thương tích là gì?.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Theo em, đối tượng nào dễ bị TNTT nhất? Vì sao?
HS: Trẻ em dễ bị TNTT nhất Vì ở lứa tuổi của các em
thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình TNTT hiện nay
GV: Nêu sơ lượt về tình hình TNTT hiện nay trên thế
giới và VN cho HS nắm
- Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết do
TNTT
- Kèm theo 1 trường hợp tử vong thì có vài ngàn người bị
thương tích có thể bị thương tật vĩnh viễn
- 40% trường hợp tử vong ở trẻ từ 1 – 14 tuổi ở các nước
đang phát triển là do chấn thương và hàng năm có tới
20.000 trẻ em ở các nước này tử vong do TNTT
- Kết quả điều tra cộng đồng ở VN năm 2001, số trẻ em
tử vong do TNTT chiếm gần 75% tổng số trẻ em tử vong
HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại TNTT
GV: Yêu cầu mỗi HS lấy 1 tờ giấy ghi 1 tình huống
TNTT thường gặp
HS: Suy nghĩ tìm tình huống TNTT.
GV: Cho HS trình bày tình huống đã chuẩn bị.
HS: Trình bày tình huống Các HS khác theo dõi, nhận
xét, bổ sung (nếu có)
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Theo em, TNTT có mấy loại chính? Kể tên?
HS: Dựa vào các tình huống đã trình bày ở trên để phân
loại TNTT
nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được
- Thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người gây thiệt hại về thể chất và tinh thần của người bị nạn
- TNTT là những sự việc xẩy ra bất ngờ, gây tổn thương đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của người
bị nạn Trường hợp nặng có thể tử vong
- Ai cũng có thể bị TNTT, đặc biệt là trẻ em
II Các loại TNTT thường gặp
TNTT thường được chia
Trang 3GV: Chốt lại thành 2 nhóm lớn: TNTT
không chủ định và TNTT
có chủ định
- Nhóm TNTT không chủ định gồm: TNGT, bỏng/cháy, đuối nước, ngã, điện giật, súc vật cắn, ngộ độc, cắt, đâm, ngạt thở, hóc nghẹn
- Nhóm TNTT có chủ định:
tự tử, giết người, chiến tranh, đánh nhau, hành hạ trẻ em
3.3 Củng cố kiến thức : (3 phút)
TNTT là gì? Có mấy loại TNTT? Kể tên
3.4 Hướng dẫn HS bài ở nhà : (2 phút)
- Học thuộc nội dung bài học
- Chuẩn bị bài: “Thực hành ngoại khóa các loại TNTT và cách phỏng tránh” tiếp theo
? Nguyên nhân dẫn đến TNTT?
? TNTT có thể phòng tránh được không?
? Nêu cách phòng tránh các loại TNTT thường gặp?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy