Bài báo cáo của em sẽ nói rõ về những công việc của công tác điều dưỡng tạibệnh viện, nhấn mạnh vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe toàn diệncho người dân, phân tích về
Trang 1BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ĐIỀU
DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐẶNG THỊ HẠNH MSSV: 125272031
Tp HCM, 08/2017
[Type text]
[Type text]
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô liên Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế Khoa Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, qua 3 tuần học lý thuyết tại giảng đường, em cảmnhận từng buổi học, từng giờ, từng phút, từng giây mà thầy cô dành thời gian để truyềnđạt kiến thức, kinh nghiệm thực sự hết sức lớn lao và đầy ý nghĩa Những vấn đề vềcông việc Quản lý bệnh viện cũng như vấn đề Kinh tế y tế từ nhỏ đến lớn, từ đơn giảnđến phức tạp đều được thầy cô giảng dạy để chúng em có cái nhìn khái quát, góp phầnquan trọng trong công việc của chúng em sau này
Y-Nhân cơ hội được làm bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và đầy lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng, ngườithầy luôn tận tụy, hết lòng vì học trò, truyền ngọn lửa đam mê Những bài giảng củathầy luôn mang nét đặc sắc riêng, đó là những kiến thức được lồng ghép trong nhữngcâu chuyện về cuộc đời, câu chuyền về hành nghề, câu chuyện về cư xử mà ắt hẳn rấtcần thiết cho cuộc sống và công việc của mỗi đứa học trò nhỏ sau này
Cám ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và các Phòng Chức năng luônhết lòng tạo điều kiện cho chúng em có nơi học tập thuận lợi
Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốcgia TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này
để cho chúng em có những kiến thức bổ ích, là những hành trang không thể thiếu trongcông tác học tập và làm việc Đây là những kiến thức sơ khai nhưng là tiền đề chocông việc Quản lý bệnh viện và những vấn đề Kinh tế y tế về sau
Kiến thức của chúng em còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhấtđịnh, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này.Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy,các cô
Trang 3TÓM TẮT
Trong liên module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế, chúng em nhận thấy có rấtnhiều vấn đề đáng lưu tâm, tất cả đều là vấn đề thiết thực trong đời sống xã hội cũngnhư đời sống y tế hiện nay Một số vấn đề được đặc biệt quan tâm như: bảo hiểm y tế,bác sĩ gia đình hay giao tiếp giữa nhân viên Y tế và bệnh nhân… Tuy nhiên, qua bàigiảng của ThS Phạm Thị Lượm với nội dung: “Chăm sóc điều dưỡng & Hiệu quảcông tác trị liệu người bệnh”, em nhận thấy đội ngũ điều dưỡng trong hệ thống y tếnước nhà hiện nay đã góp phần to lớn trong sự nghiệp nâng cao chất lượng khám, chữabệnh Chính vì thế, thông qua bài báo cáo nhỏ này, em xin phép được trình bày đôidòng về vấn đề: nâng cao vai trò của công tác điều dưỡng tại bệnh viện
Bài báo cáo của em sẽ nói rõ về những công việc của công tác điều dưỡng tạibệnh viện, nhấn mạnh vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe toàn diệncho người dân, phân tích về thực trạng của công tác điều dưỡng của nước ta hiện nay,sau cùng là làm sao để nâng cao vai trò của công tác điều dưỡng tại bệnh viện
i [Type text]
Trang 42.1 Thế nào là công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh? 32.2 Những công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh 3
2.3 Vai trò người điều dưỡng đối với người bệnh 5
2.4 Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam 6
2.5 Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc người bệnh
3.1 Nhận định về vai trò và vị trí của người điều dưỡng ở nước
3.2 Vấn đề về số lượng và chất lượng điều dưỡng ở nước ta hiện nay 13
3.3 Vấn đề đào tạo ngành điều dưỡng và định hướng con đường
phát triển của ngành điều dưỡng nước ta trong những năm tới 15
Tài liệu tham khảo 18
i [Type text]
Trang 5DANH SÁCH HÌNH VẼ
Danh sách hình
Hình ảnh 01 Điều dưỡng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho
Hình ảnh 02 Lễ công nhận và trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng
khóa I tại trường Đại học điều dưỡng Nam Định
15
Hình ảnh 03 Sinh viên Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Đông Á
thực tập tại bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng
16
i [Type text]
Trang 7DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
i [Type text]
Trang 8CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện bao gồm chăm sócsức khỏe toàn diện cho người bệnh là một sự mệnh quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong
sự nghiệp phát triển của nền Y tế Việt Nam nói riêng và nền Y tế thế giới nói chung.Chất lượng khám, chữa bệnh tốt hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố tác động: máymóc, trang thiết bị, năng lực nguồn nhân lực bao gồm trình độ chuyên môn và kỹ nănggiao tiếp, chất lượng trong công tác quản lý, Tại Việt Nam, yếu tố nguồn nhân lựctrong bệnh viện luôn luôn là vấn đề mà người bệnh đặc biệt quan tâm Nhân lực-độingũ cán bộ y tế, những con người hết mình vì lợi ích sức khỏe bệnh nhân, từ bác sĩ,điều dưỡng, hộ lý, mỗi người một vị trí nhưng luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng, phốihợp nhịp nhàng để làm sao tạo được niềm tin nơi bệnh nhân về sức khỏe và y đức.Điều dưỡng là một nguồn nhân lực quan trọng và công tác điều dưỡng gắn liềnvới sự phát triển của ngành Y tế nhằm mục tiêu then chốt là chăm sóc sức khoẻ conngười một cách toàn diện Nghề Điều dưỡng là một nghề phát triển song song vớinhững nghề khác trong ngành Y, luôn tạo được chỗ đứng riêng trong công tác chămsóc bệnh nhân tại bệnh viện thể hiện rõ rệt qua hệ thống đào tạo và hệ thống quản lýngành Tuy nhiên, quay ngược về khoảng thời gian trước, khoảng 30 năm trước, 20năm trước hay thậm chí 10 năm trước, nghề Điều dưỡng vẫn chưa được đánh giá đúngvai trò bởi nhiều lý do và xã hội vẫn nhầm lẫn điều dưỡng là chỉ làm theo chỉ dẫn củabác sĩ Thực tế, điều dưỡng có nhiệm vụ riêng, họ là người gần gũi với bệnh nhân nhất
và công việc của họ là kết hợp thực hiện y lệnh của người bác sĩ cùng với chăm sóc,phục hồi sức khỏe cho người dân
Ta có một ví dụ như sau, tại phòng khám Tim mạch tại bệnh viện, bệnh nhân đếnkhám thường sẽ gặp điều dưỡng đầu tiên để được lấy dấu hiệu sinh tồn: đo huyết áp,mạch, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng nhằm góp phần hoàn thành thông tin cơ bản vềsức khỏe cũng như giúp đỡ một số vấn đề về hành chính trong công tác khám bệnh vàchăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Trong lúc thực hiện những việc trên, người điềudưỡng cũng thường xuyên trao đổi thông tin về tình trạng bệnh Những câu hỏi quenthuộc chúng ta thường được quan tâm khi đến khám bệnh: “Chào bác, bác tên gì?”,
“Sao bác đến khám bệnh ạ?”… Thông qua những cuộc đối thoại dù ngắn nhưng phầnnào giúp người bệnh an tâm, tin tưởng, đặc biệt người bệnh lần đầu đến khám tại bệnhviện Tiếp đó, người điều dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến bàn bác sĩ khám Sau khibác sĩ khám bệnh, chẩn đoán bệnh thông thường điều dưỡng lại là người trực tiếphướng dẫn người bệnh thực hiện những y lệnh của bác sĩ: hướng dẫn liều lượng dùngthuốc, cách dùng thuốc, ngày tái khám cũng như một số lưu ý khác Thật sự, ta nhìnthấy hầu hết khoảng 60-70% thời gian khám bệnh, người bệnh được tiếp xúc với ngườiđiều dưỡng Vì vậy, người điều dưỡng đòi hỏi phải giỏi một cách toàn diện về chuyênmôn, kỹ năng ứng xử, họ phát triển độc lập nhưng luôn song hành với bác sĩ để hoànthành quy trình khám bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất
Từng giai đoạn lịch sử Y học khác nhau, con người ta có những nhận định về vaitrò và bản chất của người điều dưỡng, của công tác chăm sóc người bệnh của điều
8
Trang 9dưỡng mang đậm dấu ấn của từng thời kỳ Nhìn chung, các tác giả đều nêu cao vai tròcủa công tác điều dưỡng trong chăm sóc và phục hồi sức khỏe người bệnh Nhìn
ngược dòng thời gian vào khoảng thế kỉ XIX, Florent Nightingale (1820-1910), là một người phụ nữ vĩ đại, bà còn được tưởng nhớ với danh hiệu: “The Lady with the
Lamp”(Người phụ nữ với cây đèn), là người sáng lập ra ngành y tá hiện đại (cụm từ y
tá thời đó chính là điều dưỡng) và là một nhà thống kê y tế Từ năm 1860, bà Florent
Nightingale đã nhận thấy: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ” Đúng như vậy, những hoạt động của người
điều dưỡng là cả một nghệ thuật Đội ngũ điều dưỡng luôn dùng tình thương, sự tậntâm của mình, và cả kỹ năng nghề nghiệp để giúp người bệnh chống chọi với bệnh tật:những nỗi đau thể xác của căn bệnh và xoa dịu nỗi đau về tinh thần hành hạ bệnhnhân, thông qua việc “sử dụng môi trường của người bệnh” ngay tại bệnh viện hoặcthậm chí tận nhà người bệnh
Ngày nay, nhận định về vai trò của công tác điều dưỡng trong chăm sóc sức
khỏe, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khẳng định: “Nursing encompasses autonomous
and collaborative care of individuals of all ages, families, groups and communities, sick or well and in all settings It includes the promotion of health, the prevention of illness, and the care of ill, disabled and dying people [1] Ta tạm dịch như sau: Công
việc điều dưỡng bao gồm chăm sóc tự trị và chăm sóc hợp tác cho từng cá nhân ở mọilứa tuổi, mọi gia đình, mọi nhóm và cả cộng đồng, dù khi người bệnh ốm yếu haykhỏe mạnh và ở mọi hoàn cảnh Nó bao gồm việc thúc đẩy sức khoẻ, phòng ngừa bệnhtật, và chăm sóc người bị bệnh, tàn tật và ngay cả khi người bệnh đang hấp hối Địnhnghĩa của Tổ chức Y tế thế giới một lần nữa nhấn mạnh về vai trò của công tác điềudưỡng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh
Hơn thế nữa, Tổ chức Y tế thế giới cũng nói rằng: Ở bất cứ quốc gia nào, muốnnâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng.Vậy làm sao để phát triển công tác điều dưỡng tốt nhất, để ngành nghề Điều dưỡngthực sự phát triển theo đúng vị trí của nó trong hệ thống Y tế?
Chúng ta biết rằng để nâng cao chất lượng của công tác điều dưỡng là một vấn đềbức thiết của toàn ngành Y tế Ở nước ta, đào tạo ngành nghề Điều dưỡng cũng đangngày một đổi mới, chú trọng về chất lượng Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngànhĐiều dưỡng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và có những mặt hạn chế đểlàm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh cũng như có thể phát triển xứng tầmvới ngành Điều dưỡng của các quốc gia trên thế giới
[1] http://www.who.int/topics/nursing/en/
9
Trang 10CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Thế nào là công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh?
Về khái niệm công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh, ta có những định nghĩasau:
- Chăm sóc theo từ điển tiếng Việt là trông nom, nuôi nấng, bảo dưỡng, giúp đỡ,
hỗ trợ, chia sẻ, chú ý đến, để ý đến, quan tâm đến, lo lắng đến, cần đến,…
- Chăm sóc điều dưỡng là bao hàm những “công việc” trên, được thực hiện bởingười điều dưỡng dành cho người bệnh
- Một số định nghĩa về Điều dưỡng, tương ứng với thời đại và nền Y học mà cáctác giả đang sống, họ đưa ra định nghĩa phản ánh bản chất công tác chăm sócĐiều dưỡng:
“Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục
hồi của họ”
Florent Nightingale 1860
“Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc hồi phục sức khỏe của người
bệnh hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể thựchiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sựđộc lập càng sớm càng tốt”
Virginia Handerson 1960
“Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi
phục và nâng cao sức khỏe”
America Nurses Association 1965
“Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh
hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra”
America Nurses Association 1995
2.2/ Những công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh:
Theo dòng lịch sử, công tác chăm sóc thể hiện những nguyên lý, những học thuyết củacác chuyên gia Điều dưỡng Học thuyết Điều dưỡng là kết quả những khái niệm đượcxác định, được công nhận một cách có hệ thống qua các nghiên cứu khoa học Điềudưỡng, có liên quan những hiện tượng, sự kiện chăm sóc thực hành điều dưỡng nhằmhướng dẫn việc chăm sóc điều dưỡng đạt được hiệu quả tốt
Một số học thuyết Điều dưỡng tiêu biểu:
- Học thuyết Florence Nightingale (1820 – 1910)
- Học thuyết Virginia Henderson (1960)
- Học thuyết Abdellah’s (1960)
- Học thuyết Dorothea Orem’s (1971)
Những nguyên lý Điều dưỡng hiện đại:
• Quy trình điều dưỡng (Nursing proces):
10
Trang 11Được đưa ra bởi Hall năm 1955, Johnson 1959, Wiedenbach 1963 Quy trình điềudưỡng được xem là công cụ mang tính khoa học để người điều dưỡng thực hiện chứcnăng độc lập của mình trong chăm sóc người bệnh.
Các bước của quy trình điều dưỡng:
- A (Assessing): Nhận định.
- D (Diagnosing): Chẩn đoán điều dưỡng.
- P (Planing): Lập kế hoạch điều dưỡng.
- I (Implementing): Thực hiện kế hoạch.
- E (Evaluating): Đánh giá.
• Chẩn đoán điều dưỡng:
Cũng như bác sĩ, muốn điều trị người bệnh có hiệu quả bác sĩ phải chẩn đoán ra bệnh,người điều dưỡng cũng vậy, muốn chăm sóc người bệnh có hiệu quả điều dưỡng phảichẩn đoán ra những vấn đề của người bệnh và hiểu nguyên nhân của vấn đề (Bảng01)
- Chẩn đoán điều dưỡng là cụm từ nêu lên vấn đề của người bệnh cần điềudưỡng can thiệp
- Chẩn đoán điều dưỡng gồm 2 vế: vấn đề của người bệnh + nguyên nhân
Ví dụ:
- Mất ngủ do stress từ bệnh
- Giảm vận đông do yếu liệt
- Nguy cơ té ngã do kích động, co giật
- Nguy cơ táo bón do người bệnh không vận động
- Mô tả bệnh
- Tồn tại trong quá trình bệnh
Ví dụ: sốt xuất huyết ngày 4
- Mô tả phản ứng người bệnh
- Thay đổi trong quá trình bệnh, theo
sự đáp ứng của người bệnh
Bảng 01: Phân biệt chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị.
• Chăm sóc bệnh nhân toàn diện:
Chăm sóc bệnh nhân toàn diện là sự chăm sóc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của ngườibệnh hàng ngày về thể chất, tinh thần và xã hội Định nghĩa này giúp chúng ta hìnhdung được bức tranh về nội dung của công tác chăm sóc người bệnh toàn diện khôngchỉ các nhu cầu chữa bệnh mà còn nhu cầu cơ bản của một con người như: ăn, mặc, ở,
vệ sinh cá nhân, giao tiếp với thầy thuốc và điều dưỡng, hiểu biết về chăm sóc vàphòng bệnh… Những nhu cầu này ngày càng trở nên thiết yếu và trực tiếp tác độngđến chất lượng trị liệu cũng như sự hài lòng của người bệnh
11
Trang 12Hình ảnh 01: Điều dưỡng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại
bệnh viện (ảnh từ yduoctaynguyen.vn).
• Nội dung chăm sóc toàn diện:
- Chăm sóc y tế
- Chăm sóc thể chất liên quan đến thực hiện các chức năng cơ thể
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần
- Chăm sóc sức khỏe về phương diện xã hội
• Mô hình phân công chăm sóc:
- Chăm sóc người bệnh toàn diện
- Phân công theo công việc
- Chăm sóc theo đội nhóm
- Điều dưỡng ban đầu
2.3/ Vai trò người điều dưỡng đối với người bệnh:
a Khái quát về vai trò người điều dưỡng đối với người bệnh:
• Điều dưỡng là người chăm sóc với đầy đủ ý nghĩa của từ “chăm sóc” được địnhnghĩa trên Những công việc chăm sóc được điều dưỡng thực hành thể hiện cáchọc thuyết đã nêu
• Điều dưỡng là người truyền đạt thông tin cho đồng nghiệp, cho người bệnh,người nhà người bệnh những vấn đề liên quan và cần thiết về người bệnh
• Điều dưỡng là người giáo viên hướng dẫn cho người bệnh, người nhà ngườibệnh, sinh viên, học sinh những vấn đề liên quan cần thiết phải lưu ý hoặc nênlàm hay không nên làm cho người bệnh Điều dưỡng còn là người thường xuyêngiáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh
• Điều dưỡng là người tham vấn, tư vấn Sử dụng những kỹ năng giao tiếp trị liệu
cá nhân để cung cấp thông tin, tham vấn thích hợp, trợ giúp giải quyết những khókhăn và giúp người bệnh đưa ra những quyết định Tư vấn có thể thực hiện cá thểhoặc nhóm người, ở mức cá thể như tư vấn những người cần giảm hút thuốc lá,giảm cân nặng, chấp nhận sự thay đổi hoặc đương đầu với cái chết đang tiến đến
12
Trang 13gần Ở mức nhóm, người điều dưỡng có thể đóng vai trò là người lãnh đạo, thànhviên, người trợ giúp trong việc tạo ra môi trường để nhóm làm việc có hiệu quả
• Điều dưỡng là người bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bệnh và antoàn khi chăm sóc cho tất cả người bệnh trong cơ sở, tin tưởng rằng bệnh nhân cóquyền đưa ra quyết định về sức khỏe và lối sống của họ
• Về phương diện khác, Điều dưỡng còn là người lãnh đạo, người quản lý, ngườilàm công tác nghiên cứu Điều dưỡng và là những chuyên gia giỏi về lâm sàng
b Tầm quan trọng của công tác điều dưỡng đối với hiệu quả trị liệu:
• Thế nào là hiệu quả trị liệu?
Theo từ điển tiếng Việt "hiệu quả” là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được
sử dụng
• Những hiệu quả trị liệu mang lại cho người bệnh
Hiệu quả trị liệu ở đây được hiểu theo quan điểm toàn diện Điều đó có nghĩa, hiệu quảtrị liệu không chỉ đơn thuần là việc chữa trị người bệnh khỏi hay thuyên giảm bệnhhiện có một cách kinh tế nhất mà còn phải mang lại cho người bệnh những hiệu quảkhác về mặt sức khỏe như:
- Trạng thái tâm lý bình an
- Hạn chế các chứng bệnh Y sinh
- Tầm soát những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
- Cho bệnh nhân một số kiến thức phòng bệnh và tự chăm sóc
- Tạo sự gắn bó giữa nhân viên Y tế và người bệnh
• Vai trò người điều dưỡng đối với hiệu quả trị liệu
Người điều dưỡng góp phần to lớn đối với hiệu quả trị liệu, điều này đã được nhìnnhận một cách hiển nhiên, bởi lẽ điều dưỡng là lực lượng đông đảo trong hệ thống Y
tế, chiếm tỉ lệ trên 50% họ có mặt ở mọi nơi từ cộng đồng đến các cơ sở Y tế nhất làbệnh viện, thời gian mà họ có mặt bên người bệnh là 24/24, số lượng công việc mà họđảm nhận khổng lồ, ở một khía cạnh nào đó họ được xem là bộ mặt của bệnh viện, họđược giao những trọng trách làm nên hiệu quả điều trị
Tuy nhiên để có hiệu quả trị liệu tốt cho người bệnh, không phải chỉ là sự đóng gópcủa lực lượng điều dưỡng mà phải là sự đóng góp trực tiếp của đội ngũ chăm sóc–điềutrị (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, thân nhân bệnh nhân và nhân viên y tế khác như vật lý trịliệu, nhân viên dinh dưỡng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…), ngoài ra còn có sựđóng góp của các nhà quản lý cũng như lực lượng hậu cần bệnh viện
Trong đội ngũ trên cần có sự phối hợp nhịp nhàng, nhất là bác sĩ và điều dưỡng Vìđây là thành phần nồng cốt trong đội Bác sĩ là người tìm ra bệnh và cho quyết địnhđiều trị cũng như những can thiệp y khoa trên người bệnh Điều dưỡng là người chămsóc, đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần, theo dõi, gầngủi, động viên an ủi, tạo các điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong sinh hoạt vàđiều trị, ra những quyết định chăm sóc cũng như thực hiện một phần y lệnh điều trị
2.4/ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam: [2]
a LĨNH VỰC 1: Năng lực thực hành chăm sóc:
13