Mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hoạt động của cơ thể người trong điều kiện thể dục thể thao nhằm đảm bảo cho cơ thể tồn tại, phát triển một cách tối ưu nhất và thích ứ
Trang 1(Dành cho sinh viên chuyên ngành GDTC hệ đại học)
Tác giả: GVC.TS TRẦN THỦY Năm 2017
Trang 22
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SINH LÝ HỌC 8
THỂ DỤC THỂ THAO 8
1 1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH LÝ HỌC 8
1.1.1 Thời kỳ cổ xưa 8
1.2.2 Thời kỳ phát triển 8
1.1.3 Thời kỳ sinh học phân tử 9
1.1.4 Sự hình thành và phát triển sinh lý học thể thao 9
1.2 CƠ THỂ VÀ CÁC ĐẶC TÍNH SINH LÝ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC SỐNG 9
1.2.1 Kích thích, hưng phấn và chức năng sinh lý 9
1.3 HOẠT TÍNH ĐIỆN CỦA TỔ CHỨC SỐNG 10
1.4 CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN 11
1.5 SỰ DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN QUA XINAP 11
1.5.1 Khái niệm 11
1.5.2 Cấu tạo Xinap 12
1.5.3 Đặc điểm dẫn truyền hưng phấn qua Xinap 13
CHƯƠNG 2 SINH LÝ HỆ THẦN KINH - CƠ 14
2.1 ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH 14
2.2 CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA TẾ BÀO THẦN KINH 14
2.2.1 Thân(xoma) 15
2.2.2 Sợi trục (acxon) 15
2.2.3 Đuôi gai (dendrit) 16
2 3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH 16
2.3.1 Khái niệm 16
2.3.2 Phản xạ 16
2.3.3 Cung phản xạ 17
2.3.4 Phân loại cung phản xạ 17
2.4 HỆ THẦN KINH THỰC VẬT 18
2.4.1 Đặc điểm 18
2.4.2 Chức năng hoạt động 18
2.4.3 Phân loại 18
2.5 HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH CAO CẤP 19
Trang 33
2.5.1 Bối cảnh ra đời của hoạt động hệ thần kinh cao cấp 19
2.5.2 Học là quá trình „„ điều kiện hóa” 19
2.6 SINH LÝ THẦN KINH - CƠ TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO 21 2.6.1 Cấu tạo sợi tơ cơ 21
2.6.2 Trao đổi chất và chức năng sinh lý 21
2.6.3 Sự huy động các sợi tơ cơ khi cơ hoạt động khác nhau 22
2.6.4 Các hệ thống trao đổi chất và cung cấp năng lượng trong huấn luyện thể thao 23
CHƯƠNG 3 SINH LÝ MÁU 25
3.1 ĐẶC ĐIỂM 25
3.3 CHỨC NĂNG SINH LÝ 26
3.3.1 Chức năng của hồng cầu 26
3.3.2 Chức năng sinh lý của bạch cầu 27
3.3.3 Chức năng sinh lý của tiểu cầu 28
3.3.4 Chức năng sinh lý của huyết tương 28
3.4 NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ TRONG VẬN ĐỘNG TDTT 29
3.4.1 Hồng cầu 29
3.4.2 Bạch cầu 29
3.4.3 Hemoglobin 30
3.4.4 Acid lactic 30
3.4.5 Crêatinin trong máu 31
3.4.6 Urê huyết 31
CHƯƠNG 4 SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN 32
4.1 KHÁI QUÁT CHUNG 32
4.1.2 Đặc điểm 32
4.1.2 Chức năng 32
4.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA TIM 32
4.2.1 Sự phân buồng tim và van tim 33
4.2.2 Tần số nhịp tim 34
4.3 SINH LÝ MẠCH MÁU 34
4.3.1 Chức năng của hệ mạch 34
4.3.2 Huyết áp 35
4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA TDTT 36
Trang 44
4.4.1 Ảnh hưởng đến cấu tạo tim 36
4.4.2 Ảnh hưởng đến tần số mạch đập 38
4.4.3 Ảnh hưởng đến mạch đập cơ sở 38
4.4.4 Ảnh hưởng đến mạch đập yên tĩnh 38
4.4.5 Ảnh hưởng đến Huyết áp 39
Chương 5 CƠ SỞ SINH LÝ CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 40
KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG 40
5.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG KỸ XẢO VẬN ĐỘNG 40
5.1.1 Khái niệm 40
51.2 Đường liên hệ tạm thời là cơ sở để hình thành 40
5.2 ĐẶC ĐIỂM TIẾP THU ĐỘNG TÁC Ở NGƯỜI 40
5.3 CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH KỸ NĂNG KỸ XẢO VẬN ĐỘNG 41
5.3.1 Giai đoạn lan tỏa hưng phấn 41
5.3.2 Giai đoạn tập trung hưng phấn 41
5.3 GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH HƯNG PHẤN 42
5.4 THÀNH PHẦN CỦA KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG 42
5.4.1 Thành phần thực vật của kĩ năng vận động 42
5.4.2.Thành phần vận động của kĩ năng 42
5.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG – KỸ XẢO 43
Chương 6 CƠ SỞ SINH LÝ CỦA CÁC TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG 45
6.1 CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TỐ CHẤT SỨC MẠNH 45
6.1.1 Phân loại sức mạnh 45
6.1 2 Cơ chế sinh lý điều hoà sức mạnh 47
6.1.3 Quan hệ với các tổ chức khác 47
6.2 CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TỐ CHẤ TỐC ĐỘ 48
6.2 1 Phân loại tố chất tốc độ 48
6.2 2 Cơ sở sinh lý - sinh hoá của tốc độ 48
6.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến co cơ 49
6.3.1 CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TỐ CHẤT SỨC BỀN 50
6.3.1 Khái niệm 50
6.3.2 Các yếu tố phụ thuộc 50
6.4 CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TỐ CHẤT KHÉO LÉO 52
Trang 55
6.4.1 Khái niệm 52
6.4.2 Bản chất 52
6.4.3 Các hình thức biểu hiện 52
6.5 CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TỐ CHẤT MỀM DẺO 53
6.5.1 Khái niệm 53
6.5.2 Phân loại 53
6.5.3 Các yếu tố phụ thuộc 53
6.6 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG 54
Chương 7 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TÍNH SINH LÝ CHUNG CỦA 55
BÀI TẬP THỂ THAO 55
7.1 PHÂN LOẠI CÁC BÀI TẬP THỂ THAO 55
7.2 ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA BÀI TẬP CÓ CHU KỲ 56
7.2.1 Bài tập công suất tối đa 56
7.2.1 Bài tập công suất dưới tối đa 57
7.2.3 Bài tập công suất lớn 57
7.2.4 Bài tập công suất trung bình 57
7.3 ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA NHỮNG HOẠT ĐỘNG CÓ CHU KỲ VỚI CÔNG SUẤT BIẾN ĐỔI 57
7.4 ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG CÓ CHU KỲ VÀ THAY ĐỔI 58
7.4.1 Hoạt động sức mạnh 58
7.4.2 Hoạt động sức mạnh – tốc độ 59
7.5 ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG TĨNH LỰC 59
7.6 ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TÍNH 60
CHƯƠNG 8 ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẠNG THÁI SINH LÝ CỦA CƠ THỂ XUẤT HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO 61
8.1 TRẠNG THÁI TRƯỚC VẬN ĐỘNG VÀ KHỞI ĐỘNG 61
8.1.1 Trạng thái trước vận động 61
8.1.2 Đặc tính sinh lý của khởi động 62
8.2 TRẠNG THÁI BẮT ĐẦU VẬN ĐỘNG, CỰC ĐIỂM VÀ HÔ HẤP LẦN 2 63
8.2 1 Trạng thái bắt đầu vận động 63
8.2 2 Cực điểm và hô hấp lần hai 63
Trang 66
8.3 TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH 64
8.4 TRẠNG THÁI MỆT MỎI 64
8.4.1 Khái niệm mệt mỏi 64
8.4.2 Nguyên nhân và cơ chế mệt mỏi 65
8.5 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC 66
8.5.1 Các pha phản ứng 66
8.5.2 Trạng thái hồi phục 66
8.6 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VỀ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN 66
CHƯƠNG 9 SINH LÝ LỨA TUỔI 68
9.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN TRONG TẬP LUYỆN TDTT 68
9.1.1 Phân loại lứa tuổi 68
9.1.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 68
9.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ NGƯỜI CAO TUỔI 72
9.2.1 Phân loại lứa tuổi 72
9.2.2 Những biến đổi sinh lý của cơ thể tuổi già 72
9.3 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ PHỤ NỮ 74
9.3 1 Đăc điểm về hình thái, chức năng của cơ thể phu ̣ nữ 74
9.3.2 Đặc điểm về hệ vâ ̣n đô ̣ng 74
CHƯƠNG 10 THỰC HÀNH 76
10.1 KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ HÔ HẤP GIỮA CÁC QUÃNG NGHỈ CỦA QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN 76
10.2 KIỂM TRA TẦN SỐ MẠCH TRƯỚC VÀ SAU TẬP LUYỆN 76
10.3 ĐO HUYẾT ÁP TRƯỚC - SAU TẬP LUYỆN, THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP HỒI PHỤC 76
10.4 KIỂM TRA TEST SỨC MẠNH, TỐC ĐỘ, SỨC BỀN, MỀM DẺO VÀ KHÉO LÉO 76
10.5 KIỂM TRA CÁC TEST THỂ LỰC TRONG CÁC MÔN THỂ THAO CÓ CHU KỲ VÀ KHÔNG CÓ CHU KỲ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 77
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Sinh lý học Thể dục thể thao là môn học cơ bản dành cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Giáo trình được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết môn học của Trường đại học Quảng Bình Mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hoạt động của cơ thể người trong điều kiện thể dục thể thao nhằm đảm bảo cho cơ thể tồn tại, phát triển một cách tối ưu nhất và thích ứng với điều kiện trong tập luyện, thi đấu thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất con người
Cấu trúc của Giáo trình “Sinh lý học thể dục thể thao” được chia thành
10 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung về sinh lý học thể dục thể thao
Chương 2: Sinh lý hệ thần kinh - cơ
Chương 3: Sinh lý máu
Chương 4: Sinh lý hệ tuần hoàn
Chương 5: Cơ sở sinh lý của quá trình hình thành kỹ năng vận động
Chương 6: Sinh lý của các tố chất vận động
Chương 7: Phân loại và đặc tính sinh lý chung của bài tập thể thao
Chương 8: Đặc điểm các trạng thái sinh lý của cơ thể xuất hiện trong tập
luyện thể dục thể thao
Chương 9: Sinh lý lứa tuổi
Chương 10: Thực hành kiểm tra các chức năng vận độn của cơ thể trước và
Chúng tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo trường Đại học Quảng Bình, lãnh đạo Khoa Giáo dục thể chất – Quốc phòng và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành cuốn Giáo trình này
TS TRẦN THỦY
Trang 8giải thích một số hiện tƣợng khác nhƣ về các chức năng của cơ thể sống
Decartes (1596 – 1650) với các thực nghiệm về bản chất phản ứng của cơ thể khi bị kích thích Malpighi (1628 –1694) nghiên cứu về tuần hoàn mao mạch phổi nhờ quan sát bằng kính hiển vi
Những phát hiện về hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể của các nhà sinh lý học thông qua các thực nghiệm ngày càng nhiều hơn, cụ thể hơn và bắt đầu tìm cách giải thích bản chất các hiện tƣợng của sự sống nhƣ bản chất của quá trình hô hấp và tiêu hóa là do hoạt động của hệ thống men (Boe de Sylvius 1614-1672; Lavoisier 1713-1794)
Từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, các nhà sinh lý học nhƣ: Sherrington (1859-1947), Setchenov (1829-1905), Broca (1861) đã nghiên cứu về sinh lý học thần kinh và đặc biệt I P Pavlov (1849-1936) nhờ nghiên cứu thực nghiệm trên cơ thể đã đƣa ra học thuyết thần kinh để giải thích về điều hòa chức năng
Trang 99
1.1.3 Thời kỳ sinh học phân tử
Nhờ kính hiển vi điện tử ra đời, hàng loạt các nghiên cứu của các nhà sinh
lý học đã đạt được những thành tựu mới như: Watson và Crick (1953) nghiên cứu về cấu trúc xoắn kép của axit nucleic; Jacob và Monod (1965) phát minh
về RNA thông tin; Nirenberg, Holdey, Khorana phát minh về mã di truyền…
1.1.4 Sự hình thành và phát triển sinh lý học thể thao
Nhà sinh lý học người Nga Ocbêli (1882-1958) lần đầu tiên đã nghiên cứu thành công và có công rất lớn trong việc phát triển sinh lý học thể thao với những công trình về cơ chế thích nghi của người và động vật ở các điều kiện hoạt động khác nhau Tiếp đó là các nghiên cứu của A.N Crextôpnhicôp (1885-1955) về cơ chế sinh lý của việc hình thành kỹ năng vận động và phát triển các tố chất vận động Những công trình nghiên cứu trên đã đóng vai trò rất to lớn trong việc phát triển cơ sở lý luận của thể dục thể thao
Sinh lý học thể dục thể thao hiện nay đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước phát triển có phong trào thể dục thể thao lớn mạnh và rộng lớn nhằm phục vụ sức khoẻ và nâng cao thành tích cho VĐV
Ở Việt Nam ta hiện nay, phong trào TDTT đang được phát triển, để đáp ứng nhu cầu tập luyện và nâng cao sức khoẻ, môn sinh lý học thể dục thể thao ngày càng được chú trọng và phát triển Ngoài các trường Đại học TDTT có bộ môn sinh lý học thể dục thể thao mà tại Viện khoa học TDTT, các trung tâm huấn luyện TDTT Quốc Gia cũng có trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ y – sinh học TDTT và đặc biệt là đã có bệnh viện thể thao ra đời phục vụ cho công tác nghiên cứu và điều trị các bệnh liên quan đến chấn thương
1.2 CƠ THỂ VÀ CÁC ĐẶC TÍNH SINH LÝ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC SỐNG
1.2.1 Kích thích, hưng phấn và chức năng sinh lý
2.1.1 Kích thích
Trang 1010
Cơ thể người là một hệ thống tự điều chỉnh hoàn chỉnh, đây là tính chất phức tạp cho phép cơ thể thích nghi với những biến đổi của môi trường sống
và duy trì sự ổn định bên trong
Cơ thể người là một hệ sinh học thống nhất: vì cơ thể người và môi trường bên ngoài luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng (các chất dinh dưỡng, oxi và đào thải các sản phẩm phân giải) Sự trao đổi chất đó được chia làm hai quá trình: đó là quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá
- Đồng hoá: là hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxi ở bên ngoài vào bên trong cơ thể
- Dị hoá: là quá trình liên tục phân giải các chất hoá học phức tạp đã hấp thụ để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động
Tất cả các tế bào, tổ chức và cơ quan sống đều có đặc tính cơ bản là tính hưng phấn, nghĩa là khả năng đáp ứng lại khi bị kích thích, ví dụ: các yếu tố như nhiệt độ, dòng điện, áp suất, ánh sáng…
2.1.2 Hưng phấn
Khi một hoạt động đạt tới ngưỡng thì nó sẽ có sự thay đổi trạng thái
hoạt động, trạng thái hoạt động đó gọi là hưng phấn Trong hưng phấn có hàng
loạt các quá trình sinh lý – sinh hóa diễn ra làm thay đổi trạng thái chức năng của tế bào Ví dụ: lưu thông của máu, mạch đập, hô hấp…
2.1.3 Chức năng sinh lý
Là sự kết hợp hoạt động giữa các bộ phận, các thành phần trong cơ cấu một hệ thống chức năng sống (ví dụ sự liên quan giữa cơ và xương, tim mạch – hô hấp…)
1.3 HOẠT TÍNH ĐIỆN CỦA TỔ CHỨC SỐNG
- Mọi biểu hiện của hoạt động sống đều kèm theo những dòng điện sinh vật
Cơ chế phát sinh những dòng điện này về cơ bản giống nhau ở tất cả các tổ chức sống, đây là cơ sở của sự xuất hiện quá trình hưng phấn
- Sự phát sinh những dòng điện sinh vật cũng như các chức năng cơ bản của tổ chức sống là hưng phấn và dẫn truyền hưng phấn có liên quan đến nạp điện trên màng tế bào
Trang 1111
- Màng tế bào và những hiện tượng điện ở tế bào trong trạng thái tĩnh
- Sự thay đổi trạng thái điện của tế bào khi hưng phấn (-3,-4 SV tự nghiên cứu) Tham khảo: http://www.blogsinhhoc.com/2013/01/300-mang-te-bao.html
1.4 CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN
Do đặc điểm cấu tạo màng ngoài của bề mặt tích điện âm, còn khu vực yên tĩnh bên cạnh tích điện dương, khi có sự chênh lệch này sẽ phát sinh một dòng điện gọi là dòng điện cục bộ, dòng điện này sẽ kích thích khu vực bên cạnh làm thay đổi thẫm thấu của nó, tạo ra sự khử cực làm phát sinh điện thế động, nhờ có dòng điện này mà hưng phấn được truyền sang các vùng bên cạnh và được truyền tiếp theo
Hình 1 Sự dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh có myelin
1.5 SỰ DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN QUA XINAP
1.5.1 Khái niệm
Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác (xinap hay còn gọi là khớp thần kinh cơ)
Có 3 kiểu xinap:
+ Xinap giữa tế bào thần kinh – tế bào thần kinh
+ Xinap giữa tế bào thần kinh – tế bào cơ
+ Xinap giữa tế bào thần kinh – tế bào tuyến (tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến yên, tuyến tử cung… )
Trang 1212
1.5.2 Cấu tạo Xinap
Cấu tạo xinap hóa học gồm 3 bộ phận
- Chùy xinap: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap Trong chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học
- Khe xinap: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap
- Màng sau xinap: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin
Hình 2 Cầu tạo của xinap
Trang 1313
1.5.3 Đặc điểm dẫn truyền hưng phấn qua Xinap
- Hưng phấn dẫn truyền qua Xinap theo một chiều nhờ chất môi giới,
mà chất này chứa ở màng sau xinap, vì vậy chất này chỉ truyền từ màng trước qua màng sau theo một chiều
- Khi truyền qua Xinap hưng phấn bị chậm lại một khoảng thời gian nhất định, đó là khoảng thời gian cần thiết để hình thành điện thế sau màng, phát sinh điện thế động
- Khi truyền các sóng hưng phấn được tổng hợp lại để có thể truyền đi tiếp và liên tục tiếp diễn, còn nếu đường truyền bị yếu lập tức dừng hoạt động
Trang 1414
CHƯƠNG 2 SINH LÝ HỆ THẦN KINH - CƠ 2.1 ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH
Về mặt giải phẫu, hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương (não bộ
và tuỷ gai) và hệ thần kinh ngoại biên (các dây sọ, dây gai với các hạch và các
rễ, kể cả các đầu tận cùng cảm giác và vận động)
Về mặt chức năng, người ta phân biệt hệ thần kinh thực vật (còn gọi là thần kinh tự chủ hay hệ thần kinh dinh dưỡng đảm nhận chức năng dinh dưỡng, chi phối các đáp ứng xảy ra ở bên trong cơ thể không phụ thuộc vào ý muốn) và hệ thần kinh động vật (đảm nhận chức năng liên hệ với các hoạt động bên ngoài)
Như vậy, tuy có sự phân biệt rất rõ ở ngoại biên, hai hệ thần kinh động vật và thực vật nhập lại làm một ở các phần cao của trục thần kinh khiến cho
cả hai hệ thống nhất với nhau và vì thế đảm bảo được sự thống nhất của cơ thể
Cả hai hệ cùng phối hợp để điều hoà các chức năng của cơ thể và đảm bảo cho sự sống
2.2 CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA TẾ BÀO THẦN KINH
Trong hệ thần kinh, có vào khoảng hàng chục tỷ nơron là những tế bào được biệt hóa cao độ để thực hiện các chức năng cơ bản sau:
- Tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài
- Phân tích, tổng hợp và cải tiến các kích thích
- Dẫn truyền xung động thần kinh đến các nơron khác hoặc đến các cơ quan hành động
Tế bào thần kinh (nơron) (H 3) có nhiều dạng và kích thước khác nhau, được bao bọc bởi một màng bán thấm nhưng gồm những thành phần chính là: thân, sợi trục và đuôi gai
Trang 1515
Hình 3 Neron và các hợp phần của nó A – Tế bào thần kinh, sợi trục,
cơ; B- Cấu trúc sợi thần kinh
2.2.1 Thân(xoma)
Thân có hình dáng và kích thước rất khác nhau, thân có chứa nhiều ARN
(Axít ribonucleic là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử) có vai trò tổng hợp
protein Trong thân có các tơ thần kinh, ty lạp thể và nhân Nhân nơron to
chiếm 1/3 -1/4 thân Khi hưng phấn, tính thấm của màng nơron biến đổi để
để hình thành điện thế động
2.2.2 Sợi trục (acxon)
Là tua bào tương dài từ vài micromet đến vài chục centimet Đầu tận
cùng chia thành nhiều nhánh gọi là nhánh tận cùng, mỗi nhánh đó lại tận cùng
bằng các cúc tận cùng; trong cúc tận cùng có chứa nhiều bọc nhỏ bên trong
Trang 1616
chứa chất dẫn truyền đạt thần kinh Trong sợi trục thì các tơ thần kinh chạy
song song với trục và tiếp nối với mạng lưới tơ thần kinh ở thân Trong sợi trục có nhiều ty lạp thể có vai trò tổng hợp các chất truyền đạt
Ghi chú
- Ty thể là những bào quan hình que và có thể được coi là những nhà
máy sản xuất năng lượng của tế bào Tại đây xảy ra quá trình hô hấp tế bào chuyển ôxy và chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP)
- Myelin là một lớp cách điện hình thành xung quanh các dây thần kinh, bao gồm cả những dây thần kinh trong não và tủy sống Nó được tạo thành từ các chất protein và chất béo Mục đích của võ myelin là cho phép các xung
để truyền tải một cách nhanh chóng và hiệu quả cùng các tế bào thần kinh
2.2.3 Đuôi gai (dendrit)
Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh như cành cây, ở gần thân nơron Trừ nơron của hạch gai là chỉ có một đuôi gai và một sợi trục, các nơron thường có nhiều đuôi gai Ở trong tuỷ, các đuôi gai lan ra xung quanh thân nơron tới 1mm, các tín hiệu được truyền vào neron thông qua đuôi gai
2 3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH
Là phản ứng của cơ thể đối với một kích thích từ môi trường bên ngoài
và bên trong cơ thể, được thực hiện với sự tham gia của hệ thần kinh trung ương
Một phản xạ là một phản ứng ngoài ý thức được thực hiện qua hệ thần kinh để đáp ứng với một sự kích thích đúng ngưỡng
Phản xạ là đơn vị chức năng của hệ thần kinh và phần lớn hoạt động của
Trang 17Hình 4 Cung phản xạ của hệ thần kinh Cung phản xạ bao gồm:
- Cơ quan cảm thụ
- Dây thần kinh cảm giác
- Trung tâm phản xạ ( tuỷ sống)
- Dây thần kinh vận động
- Cơ quan hiệu ứng
2.3.4 Phân loại cung phản xạ
- Dựa vào số lƣợng xináp để phân loại phản xạ: phản xạ giản đơn (gồm 1 xináp) gọi là đơn cực nhƣ phản xạ co và duỗi; phản xạ phức tạp (gồm nhiều
Trang 1818
xináp tham gia) có nhiều nơ ron trung gian ở trung tâm gây phản xạ
- Phân loại theo chức năng sinh lý: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không
có điều kiện Ngoài ra phản xạ còn phân loại theo các cách sau:
+ Phụ thuộc vào vị trí của trung tâm thần kinh ta có phản xạ tuỷ sống, phản xạ hành não, phản xạ não giữa…
+ Căn cứ vào cơ quan cảm thụ của phản xạ có phản xạ thị giác, thính giác, phản xạ cơ, gân, dây chằng…
+ Căn cứ vào ý nghĩa sinh học của phản xạ có phản xạ dinh dƣỡng, phản
- Hệ thần kinh thực vật điều hoà huyết áp động mạch, cử động và bài tiết dịch của ống tiêu hóa, co cơ bàng quang, tiết mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác
2.4.3 Phân loại
Hệ thần kinh thực vật gồm những phần sau đây:
Trang 192.5 HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH CAO CẤP
2.5.1 Bối cảnh ra đời của hoạt động hệ thần kinh cao cấp
Đương thời, Pavlov dùng từ phản xạ vì ông quan niệm – cũng như tư
tưởng tiên tiến thời bấy giờ của Setchenov – các hành vi đều là những chuỗi
phản xạ của não Sau đó, rất nhiều công trình nghiên cứu đã góp phần xây
dựng khái niệm bao quát hơn về sinh lý của học, nhớ, tư duy – tức là hoạt
động trí tuệ mà điều kiện hóa là một cơ sở của thông minh và hành vi ứng xử
2.5.2 Học là quá trình ‘‘ điều kiện hóa”
Theo sinh lý học, thuật ngữ “học” để chỉ quá trình trong hệ thần kinh hình thành mối quan hệ mới giữa hoàn cảnh môi trường và hành vi của cơ thể Phát kiến của Pavlov về phản xạ có điều kiện đã được đánh giá cao Do công trình khoa học của ông, trong ngành sinh lý học đã hình thành khái niệm
điều kiện hóa và thuật ngữ này ngày nay được dùng rất phổ cập
Sau phát kiến của Pavlov, đã có thêm rất nhiều dữ liệu sinh lý thực
nghiệm về học, nhớ, luyện tập, là những hiện tượng điều kiện hóa
2.2.2.1 Khái niệm phản xạ
Phản xạ là “một hoạt động tự động, không tuỳ ý tương đối nhanh và định hình, chạy qua một cung phản xạ bắt đầu bằng receptor (thụ cảm) kết thúc bằng cơ quan đáp ứng và có một trung tâm thần kinh”
Trang 2020
2.2.2.2 Phản xạ không có điều kiện
Phản xạ không có điều kiện là phản xạ bẩm sinh, có tính di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác như phản xạ nuốt, phản xạ định hướng, phản xạ bảo vệ… Phản xạ không có điều kiện được sản sinh để đáp ứng với những kích thích rất xác định và các trung tâm phản xạ ở tuỷ sống hoặc hành tuỷ (hay còn gọi là hành não, là phần thần kinh trung ương tiếp nối với tủy sống) Các phản xạ bẩm sinh phức tạp gọi là bản năng Các phản xạ không có điều kiện
có tính ổn định cao, bền vững và thể hiện một cách chính xác Chúng là cơ
sở hoạt động của thần kinh cấp cao và mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường sống
2.2.2.3 Phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện được hình thành trong cuộc sống hằng ngày, có tính
cá nhân và không hằng định Phản xạ có điều kiện là những mối quan hệ tạm thời của người đối với môi trường
Các điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện
- Các phản xạ có điều kiện chỉ hình thành trên cơ sở phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện Các kích thích phải được lặp đi lặp lại nhiều lần
- Các phản xạ có điều kiện được hình thành khi tác động của kích thích
có điềukiện xảy ra trước kích thích không điều kiện và có tần số với thời gian thích hợp
- Các phản xạ có điều kiện được hình thành khi cơ thể ở trạng thái tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ có tính hưng phấn cao Các phản xạ
có điều kiện có thể mất đi nếu khoảng cách kích thích ức chế
- Các phản xạ có điều kiện được hình thành nếu không có những kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự định (tập trung chú ý, loại bỏ những kích thích không cần thiết)
Các phản xạ có điều kiện có liên quan chặt chẽ với hoạt động vỏ não, bởi
vì các cung phản xạ có điều kiện có trung tâm của nó ở các phần dưới của hệ thần kinh trung ương
Trang 2121
2.6 SINH LÝ THẦN KINH - CƠ TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO
2.6.1 Cấu tạo sợi tơ cơ
- Cơ chậm (ST) có màu đỏ Xuất hiện ở những vận động viên sức bền, sợi
cơ được bọc bởi nhiều chất Albumin có nhiều lỗ nhỏ, thúc đẩy tạo nguồn
năng lượng cho cơ hoạt động trong thời gian dài Sợi cơ ST có kích thước
nhỏ, màu đỏ, lực co 2gam/sợi cơ (ưa khí)
- Cơ nhanh (FTa) có màu hồng Kích thước lớn hơn sợi ST, có tính chất
sức bền nhưng sức mạnh co lớn hơn, gọi là sợi cơ sức mạnh tốc độ, lực co
30gam/sợi (hỗn hợp ưa – yếm khí)
- Cơ nhanh mạnh (FTb) có màu trắng Sợi cơ to, không có Albumin, chỉ
hoạt động tốt trong thời gian ngắn, truyền xung động thần kinh mạnh, nhanh,
sợi cơ tạo sức mạnh bộc phát, tốc độ, lực cơ 50gam/sợi (yếm khí)
2.6.2 Trao đổi chất và chức năng sinh lý
Cấu trúc sợi tơ cơ có liên quan đến sự trao đổi chất và chức năng sinh
Chức năng sinh lý Lực cơ Tính năng
ST(chậ
m)
Ưa khí Co cơ chậm, không gây mệt
Nồng độ axit lactic thấp, thời gian hoạt động dài
2gam/sợi Sức bền
FTa
(nhanh)
Hỗn hợp ưa – yếm khí
Cơ rút nhanh, có tính đề kháng, mệt, sức mạnh trung- đại Nồng độ axit lactic trung bình, hoạtđộng thời gian nhất định
30gam/sợi Bền – sức
mạnh tốc
độ
Trang 2222
FTb
(nhanh,
mạnh)
Yếm khí Công năng rất nhanh, mau
mệt, axit lactic cao, sức mạnh lớn
50gam/sợi Tốc độ
Axít lactic hay axít sữa là một hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và lần đầu được phân tách vào năm 1780 Axit lactic là một axít carboxylic với công thức hóa học C3H6O3
Khi vận động viên vận động mạnh và cơ thể không cung cấp đủ oxi nữa, thì cơ thể chúng ta sẽ mượn glucose từ các tế bào để biến thành axit lactic Axit lactic là chất chính tạo ra cảm giác mỏi ở cơ bắp
2.6.3 Sự huy động các sợi tơ cơ khi cơ hoạt động khác nhau
Gollnich nghiên cứu sự tiêu hao glucose trong các sợi cơ nhanh và cơ chậm khi thực nghiệm cho các VĐV đạp xe lực kế với cường độ 2/3 VO2max cho thấy hàm lượng glucose trong sợi cơ chậm (ST) ở đùi thiếu hụt, nếu tiếp tục đạp xe hàm lượng glucose sẽ hết trong cơ chậm, song trong cơ nhanh (FT) vẫn còn Nhưng khi cho VĐV đạp xe lực kế với cường độ lớn (lớn hơn VO2max thì cơ nhanh (FT) tiêu hao glucose, lượng glucose thiếu hụt
=> Qua kết quả trên thấy rằng: Mức độ cung cấp năng lượng cho cơ nhanh và cơ chậm khi hoạt động khác nhau thì có sự khác nhau về cung cấp năng lượng Kết quả nghiên cứu chỉ rõ:
- Ở VĐV cấp cao, các nhóm cơ chính chịu tác động LVĐ tập luyện thì tỷ
lệ các dạng sợi cơ nhanh (FT%) của VĐV chạy ngắn rất cao
- Các VĐV môn chạy cự ly dài, trượt tuyết thì tỷ lệ cơ chậm (ST%) chiếm
ưu thế
Các môn ném - đẩy, chạy cự ly trung bình thì tỷ lệ sợi cơ nhanh FT% và chậm ST% lại tương đối bằng nhau
Tóm lại: khi các bài tập có chu kỳ có cường độ khác nhau thì mức độ
tham gia cơ nhanh và cơ chậm cũng khác nhau, các bài tập sức mạnh có mức
độ dùng lực khác nhau thì cơ nhanh và cơ chậm tham gia cũng khác nhau …
Trang 232.6.4.1 Miền năng lượng phosphagene (ATP; CP): Bao gồm các môn
thể thao có đặc điểm kỹ chiến thuật và tố chất thể lực đòi hỏi phải có tốc độ tối
đa, sức mạnh tốc độ lớn, tần số động tác hoặc tốc độ một động tác nhanh, đó là các môn cử tạ, ném lao, tạ xích, đẩy tạ, các môn nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào,
chạy 100m… [ATP (adenozin triphotphat): ATP là phân tử mang năng lượng,
có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng Chỉ có thông quaATP, tế bào mới sử dụng được thế năng hóa học cất giấu
trong cấu trúc phân tử hữu cơ; CP (creatin phophat) là chất chuyển hóa năng lượng cao này được sử dụng để tạo ra nguồn năng lượng tối ưu cho cơ (nguồn năng lượng này gọi là ATP)]
Tái tổng hợp ATP khi hoạt động cơ có thể xảy ra trong tiến trình phản
ứng yếm khí, cũng như các phản ứng oxy hóa ở tế bào có liên quan tới việc sử dụng oxy Ở điều kiện bình thường, tái tổng hợp ATP xảy ra bằng con đường chuyển hóa ưa khí, nhưng khi hoạt động cơ căng thẳng việc vận chuyển oxy đến cơ khó khăn thì trong các tổ chức đồng thời cũng tăng cường quá trình tái tổng hợp ATP yếm khí Trong cơ vân của người có ba dạng tái tổng hợp ATP yếm khí:
- Phản ứng CP (creatininphotphokinaza), ở đó sự tái tổng hợp ATP xảy ra
nhờ quá trình photphoric hoá giữa CP và ADP (ADP (Adenosine Diphosphat) được hình thành từ ATP sau bị đứt một liên kết cao năng, giải phóng một gốc Phosphat để cung cấp năng lượng (7,3 cal/mol) cho mọi hoạt động sống của tế bào
- Phản ứng myokinaza, ở đó tái tổng hợp ATP bằng cách diphotphoryl hoá một phần nhất định của ADP
Trang 2424
- Gluco phân (quá trình gluco phân yếm khí), ở đó tái tổng hợp ATP bằng cách phân huỷ đường yếm khí để tạo thành sản phẫm cuối cùng axit lactic
2.6.4.2 Miền năng lượng hỗn hợp phosphagen và glucolyzic
Bao gồm các môn thể thao chu kỳ như chạy 200m, bơi 50m và các môn phi chu kỳ như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cầu mây, vật tự do, vật cổ điển, võ thuật, karate, teakwondo, judo, … Đặc điểm sinh hóa nổi bật của những môn thể thao này là năng lực dự trữ phosphagen lớn, khai thác tới mức tối đa năng lượng creatin phosphat, CP cạn kiệt sau vận
động, lượng AL trong máu thấp [Glucolyzic là sản phẩm trao đổi chất từ
glucose]
2.6.4.3 Miền năng lượng glycolyzic
Bao gồm các môn chạy 400m, bơi 100m, xe đạp, 1000m…
6.4.4 Miền năng lượng hỗn hợp glycolyzic và oxy hóa glucose
Bao gồm các môn chạy 800m, 1500m, bơi 200m, 400m….Những môn thể thao thuộc miền năng lượng glycolyzic và hỗn hợp glycolyzic– oxy hoá đường có chung một đặc điểm nổi bật là lượng AL trong máu cao và rất cao
Câu hỏi thảo luận: Phân tích để làm sáng tỏ phản xạ vận động trong hoạt
động TDTT
Trang 2525
CHƯƠNG 3 SINH LÝ MÁU 3.1 ĐẶC ĐIỂM
- Máu là một thành phần tổ chức của cơ thể rất quan trọng vì máu liên
hệ với mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể
- Về phương diện vật lý, máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn nhưng luôn luôn có sự trao đổi mật thiết với các chất dịch gian bào, làm nhiệm vụ vận chuyển các nguyên liệu dinh dưỡng và các sản phẩm chuyển hóa cho các tổ chức và cơ quan trong cơ thể (H 5)
Hình 5 Thành phần của máu
3.2 THÀNH PHẦN
- Huyết tương: là thành phần lỏng có dung dịch keo bao gồm nước,
các muối khoáng đã phân ly thành ion, các chất gluxit, protit, lipit, vitamin và hormon
- Các tế bào máu: là thành phần đặc, hữu hình bao gồm các huyết cầu
như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, trong đó hồng cầu chiếm hơn 95% số lượng và khối lượng
Trang 2626
Trong yên tĩnh với người khoẻ mạnh, thành phần của máu luôn ổn định Các chỉ số máu chỉ thay đổi khi bệnh lý hoặc khi cơ vận động Sự thay đổi này thể hiện ở sự thay đổi tỷ lệ phần trăm giữa thành phần hữu hình của máu trên khối lượng máu chung
3.3 CHỨC NĂNG SINH LÝ
3.3.1 Chức năng của hồng cầu
- Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển hemoglobin (Hb) rồi
Hb sẽ vận chuyển oxy từ phổi tới các mô Hb được chứa đựng bên trong các hồng cầu, nhờ đó mà Hb có thể được giữ lại trong máu tuần hoàn
- Ngoài ra hồng cầu còn có những chức năng khác nhau như hồng cầu chứa một lượng lớn men carbonic anhydrase Men này xúc tác cho phản ứng giữa CO2 và H2O, làm tăng tốc độ của phản ứng này lên hàng ngàn lần, giúp cho máu có thể vận chuyển một lượng lớn CO2 từ các mô đến phổi dưới dạng ion HCO3-Hb là một chất đệm có tác dụng điều hoà cân bằng toan kiềm làm cho khả năng đệm của hồng cầu bằng khoảng 70% khả năng đệm của máu toàn phần
Chú ý: Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có
chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu
b a Không có a, b
Có a, b Lưu ý
- Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự
phản ứng để chống lại, những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch"
để tự bảo vệ Ví dụ như vi khuẩn gây bệnh, virus gây bệnh, độc tố của vi khuẩn hoặc vi nấm là những kháng nguyên đồng thời là mầm bệnh
Trang 2727
- Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau
khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm
khuẩn càng cao
Nguyên tắc khi truyền máu
- Trước khi truyền máu phải xác định nhóm máu người nhận và người cho
để truyền máu cho thích hợp
- Phải tránh sao cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng không gặp nhau Tốt nhất là truyền máu cùng nhóm
- Nhóm máu O không có kháng nguyên A, B, không có sự ngưng kết hồng cầu do kháng thể a, b của người nhận, nên gọi là máu “cho phổ thông”
- Nhóm máu AB không có kháng thể a và b nên không có khả năng ngưng kết hồng cầu của máu người cho Vì thế nhóm này nhận được tất cả các nhóm máu, gọi là nhóm máu “nhận phổ thông”
3.3.2 Chức năng sinh lý của bạch cầu
Khái niệm: bạch cầu là những tế bào có khả năng vận động, chúng được
tạo ra một phần trong tuỷ xương và một phần trong các mô bạch huyết Sau khi được tạo ra, chúng được đưa vào máu và được chuyển đến khắp cơ thể để được sử dụng, đặc biệt là các vùng đang bị viêm để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng
Chức năng của các loại bạch cầu
- Bạch cầu hạt trung tính: Thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào, chúng chỉ ăn được các vật có kích thước nhỏ hơn như vi khuẩn Mỗi bạch cầu hạt trung tính có thể thực bào từ 5 – 20 vi khuẩn
- Bạch cầu hạt ưa toan: Thực hiện khử các protein lạ xâm nhập vào cơ thể Bạch cầu này thường tập trung ở các niêm mạc tiêu hóa và ở tổ chức phổi
- Bạch cầu hạt ưa kiềm: Bạch cầu này rất ít gặp trong máu, có nhiệm vụ tổng hợp heparin để duy trì trạng thái lỏng của máu Ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong một số loại phản ứng và dị ứng
Trang 2828
- Bạch cầu mônô: Bạch cầu này hay xuyên mạch Chúng thự hiện chức năng thực bào Mỗi tế bào bạch cầu mônô có khả năng ăn tới 100 vi khuẩn và những vật lạ có kích thước lớn hơn Ngoài ra chúng còn thực hiện chức năng miễn dịch
- Bạch cầu limphô: Là những tế bào có khả năng miễn dịch cao nhất, tạo ra các kháng thể lưu thông trong máu để bao vây và tiêu diệt các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể
3.3.3 Chức năng sinh lý của tiểu cầu
- Ở dạng lưu động trong máu, tiểu cầu là những tế bào không nhân và không có khả năng phân chia, có phần tử rất nhỏ, số lượng tiểu cầu trong máu người bình thường vào khoảng 200.000 –300.000/mm3 máu Đại bộ phận tiểu cầu được dự trữ trong gan, lách và tổ chức phổi
- Tiểu cầu có một vai trò quan trọng là tạo thành huyết cục, ngăn cản các
tế bào máu không cho ra khỏi thành mạch Các tế bào tiểu cầu trong thành mạch bị tổn thương sẽ tiết vào huyết tương một chất thrombokinaza, có tác dụng trong quá trình đông máu
- Đông máu phát triển trong vòng 15 – 20 giây nếu là tổn thương nặng và trong 1 – 2 phút nếu là tổn thương nhẹ Những chất hoạt hoá do thành mạch tổn thương, do tiểu cầu giải phóng ra cùng với các protein của máu khởi động quá
3.3.4 Chức năng sinh lý của huyết tương
Chức năng:
- Chức năng điều hoà cân bằng toan kiềm (bằng 1/6 khả năng đệm của máu)
Trang 2929
- Chức năng đông máu, chức năng bảo vệ cơ thể (thông qua các kháng thể)
- Chức năng vận chuyển các hormon tuyến giáp, hormon vỏ thương thận, hormon sinh dục…
3.4 NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ TRONG VẬN ĐỘNG TDTT
3.4.1 Hồng cầu
Trong y học TT, hồng cầu được xem như chỉ số phản ánh mức độ chuẩn
bị thể lực của VĐV và sự tác động của LVĐ tập luyện và thi đấu Trong vận động, hồng cầu có thể tăng lên 10% do máu dự trữ được huy động và sự “cô đặc” của máu do mất nước
Sự tăng hồng cầu trong và sau vận động về bản chất là tăng giả, phụ thuộc vào lượng nước bị mất trong tập luyện và thi đấu Ở các hoạt động kéo dài, bên cạnh sự phá huỷ hồng cầu kèm theo chứng thiếu hồng cầu trong vận động VĐV hoạt động với công suất cao, thời gian hoạt động từ 1 đến 40 phút
có tốc độ tuần hoàn dòng máu cao Các tế bào hồng cầu già rất nhạy bén với
sự thay đổi thành phần máu và dễ bị phá vỡ do va chạm dẫn đến hiện tượng thiếu máu, giảm quá trình vận chuyển oxy cho tổ chức tế bào
Khi tập luyện với cường độ căng thẳng, kéo dài, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra mãnh liệt, sản sinh ra các vật trung gian như urê, acid lactic và các gốc tự do như gốc amin là những hợp chất dễ gây độc cho cơ thể Các chất này khi di chuyển vào máu sẽ gây nên tác dụng thúc đẩy nhanh sự tan vỡ hồng cầu, gây nên thiếu máu trong thể thao
3.4.2 Bạch cầu
- Khi vận động cơ bắp, bạch cầu trong máu tăng lên không những về thể tích mà còn thay đổi cả tỷ lệ Sự thay đổi bạch cầu trong hoạt động không chỉ phụ thuộc vào công suất, thời gian hoạt động mà còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ luyện tập
Số lượng bạch cầu tăng trong vận động giúp cơ thể chống lại hiện tượng stress, do các kích thích quá mức của vận động gây cho cơ thể VĐV Như vậy trong mọi trường hợp bạch cầu được coi như là rào chắn bảo vệ cơ thể khi có kích thích quá mức từ bên ngoài
Trang 3030
3.4.3 Hemoglobin
- Hemoglobin là loại protit có chứa sắt (Fe), một thành phần chủ yếu trong
tế bào hồng cầu, chiếm khoảng 95% trọng lượng hồng cầu Chức năng chủ yếu của Hb là vận chuyển oxy
Trong y học TT, HGB là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ chuẩn bị thể lực, là tiêu chí để đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ và mức độ thiếu máu của VĐV Trong vận động hàm lượng HGB không thay đổi lớn
Ở VĐV hàm lượng HGB cao hơn người bình thường, tuy nhiên không phải HGB của VĐV càng cao là tốt, nguyên nhân là khi HGB trong hồng cầu quá cao sẽ làm tăng áp lực bên trong màng tế bào hồng cầu, khiến cho sự kết hợp giữa HGB với O2 và CO2 trở nên khó khăn, sẽ làm giảm năng lực vận chuyển O2 và CO2 của máu
Hiện tượng thiếu máu trong TT thường gặp là thiếu Hb, vì vậy thiếu Hb
còn gọi là thiếu máu nhược sắc Thiếu máu nhược sắc trong TT có xác suất
khá cao ở thời kỳ tập luyện nặng Nguyên nhân do chế độ hoạt động thể lực cao, tuổi thọ của hồng cầu giảm
Tuổi thọ hồng cầu giảm do cường độ trao đổi khí (O2, CO2) tăng cao trong tập luyện, hồng cầu lão hóa và tan vỡ, mặt khác tốc độ máu vận chuyển trong mạch tăng nhanh gây nên cọ sát mà tổn thương Khi tập luyện với chế
độ căng thẳng, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra mãnh liệt, sản sinh các sản phẩm trung gian: urê, acid lactic và các gốc tự do như gốc amin là những hợp chất dễ gây độc cho cơ thể
3.4.4 Acid lactic
AL trong máu là sản phẩm của quá trình đường phân yếm khí Ở trạng thái yên tĩnh, hầu hết các cơ quan, các tổ chức trong cơ thể hoạt động nhờ nguồn năng lượng sinh ra từ quá trình trao đổi chất ưa khí; chỉ có số ít tổ chức dựa vào một phần hoặc toàn phần năng lượng đường phân yếm khí cung cấp
để hoạt động như: tổ chức da, võng mạc mắt, dịch hoàn, tuỷ tuyến thượng thận và hồng cầu
Trong điều kiện đủ oxy, tại các cơ quan, các tổ chức này vẫn diễn ra quá trình phân giải đường phân yếm khí, sản sinh ra acidlactic và đi vào máu, vì
Trang 3131
vậy ở trạng thái yên tỉnh, trong máu luôn duy trì mức độ acic lactic nhất định
Giữa VĐV và người bình thường không có sự khác biệt lớn về lượng
AL trong máu lúc yên tĩnh Tuy vậy, ở thời gian huấn luyện trước thi đấu hoặc thời kỳ thi đấu căng thẳng, lúc yên tĩnh, nồng độ AL trong máu VĐV có thể cao gấp 2 - 3 lần so với lúc yên tĩnh Nguyên nhân do tâm lý căng thẳng, hưng phấn thần kinh giao cảm tăng mạnh, kích thích tuỷ tuyến thượng thận tăng Khi luyện tập với LVĐ có thời gian và CĐ khác nhau, các hệ năng lượng
ưa khí và yếm khí sẽ tham gia cung cấp năng lượng với những tỷ lệ khác nhau nên nồng độ acid lactic trong máu cũng rất khác biệt Vì vậy, dùng chỉ tiêu acid lactic trong máu để theo dõi đánh giá nội dung, phương pháp huấn luyện và cường độ vận động đối với việc phát triển năng lực của từng hệ năng lượng môn TT tương ứng
3.4.5 Crêatinin trong máu
3.4.6 Urê huyết
(3.4.5 và 3.4.6 sinh viên tự nghiên cứu)
Trang 32Máu được vận chuyển trong cơ thể theo vòng khép kín như sau:
- Máu từ tâm thất trái đẩy ra động mạch chủ đến các cơ quan và quay về tâm nhĩ phải bằng tĩnh mạch, ta gọi đó là vòng tuần hoàn lớn Chức năng của vòng tuần hoàn này là thực hiện chức năng hô hấp trong hay gọi là hô hấp tế bào
- Máu từ tâm thất phải lên phổi theo động mạch phổi, tại phổi trao đổi CO2 và O2 rồi trở về tâm nhĩ trái theo tĩnh mạch phổi, ta gọi đó là vòng tuần hoàn nhỏ Chức năng của vòng tuần hoàn này là thực hiện chức năng hô hấp ngoài
4.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA TIM
Đặc điểm chung: tim có tác dụng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu Cân nặng khoảng 260 – 270 gr Thể tích to bằng nắm tay người lớn Mỗi bên tim có 2 buồng, buồng trên gọi là nhĩ có thành mỏng chủ yếu làm chức năng chứa máu từ tĩnh mạch đổ về; buồng dưới gọi là thất có thành dày là khối co lớn là lực chính đẩy máu vào động mạch (H 6)
Trang 3333
4.2.1 Sự phân buồng tim và van tim
Giữa tâm nhĩ và tâm thất của mỗi bên có van nhĩ thất, bên phải gọi là
van 3 lá, bên trái gọi là van 2 lá Các van này chỉ cho máu đi một chiều từ
nhĩ xuống thất Khi tâm thất co, các van đó đóng lại để máu đi ra động mạch
Hình 6 Hình chiếu tim trên mặt trước thân thể ở tư thế đứng thẳng và khi
có tải sinh lý Tim nhìn thẳng
Ở lỗ thông từ mỗi bên thất ra động mạch, có van động mạch Bên trái là van động mạch chủ cho máu từ tâm thất trái qua động mạch chủ ra ngoại vi
nuôi cơ thể Bên phải có van động mạch phổi cho máu từ tâm thất phải đi lên
phổi để trao đổi khí
Ở thì tâm trương, tim nghỉ không co bóp, các tâm thất giãn ra, nhưng máu ở động mạch không lộn về tâm thất được vì các van động mạch đóng lại, máu vẫn đi ra ngoài ngoại vi
Trang 3434
4.2.2 Tần số nhịp tim
Là tần số tim đập trong khoảng thời gian một phút, theo hằng số sinh lý người Việt nam, người bình thường khoảng 70 – 80 lần/phút Tần số này phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ; yếu tố tâm lý; tư thế cơ thể; trình độ luyện tập
Khi hoạt động, nhịp tim tăng nhanh, cường độ càng cao, nhịp tim càng tăng nhanh Trong một điều kiện nhất định tần số nhịp tim tăng tỷ lệ thuận với lưu lượng tim Khi tần số tăng tối đa lên đến 200 – 220 lần/phút thì lưu lượng tim giảm Tần số nhịp tim tối đa = 220 – tuổi Tuổi càng cao nhịp tim càng giảm
4.3 SINH LÝ MẠCH MÁU
4.3.1 Chức năng của hệ mạch
- Động mạch có chức năng vận chuyển máu dưới áp suất cao, do đó có
thành mạch khoẻ, bền, dẫn máu chảy nhanh Càng xa tim, thiết diện của động mạch càng nhỏ, nên vận tốc của máu giảm dần khi xa tim Tính chất sinh lý của động mạch là tính đàn hồi của thành mạch và tính co thắt
Trang 3535
Hình 7 Sơ đồ tuần hoàn máu
- Tiểu động mạch là các nhánh nhỏ cuối cùng của hệ động mạch, hoạt
động nhƣ các van điều hoà lƣợng máu đến mao mạch tuỳ nhu cầu Đó là nhờ
có lớp cơ khoẻ của thành mạch có thể đóng tịt dòng mạch hoặc mở rộng cho máu qua nhiều
- Tĩnh mạch là ống dẫn máu từ mô quay về tim và là nơi chứa máu quan
trọng Áp suất ở đây thấp nên thành mạch mỏng Tuy vậy thành tĩnh mạch là lớp cơ có thể co hoặc giãn để thay đổi sức chứa máu dự trữ tuỳ nhu cầu
- Tiểu tĩnh mạch thu gom máu từ mao mạch, hội tụ dần thành tĩnh mạch
Trang 3636
phần, đó là huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
+ Huyết áp tối đa
Do lực co bóp của tim tạo ra và được ghi ở thời kỳ tâm thất thu Thông
số này phản ánh lực co của tâm thất Huyết áp tối đa ở người bình thường Việt Nam là 110 -120mmHg, giới hạn từ 90 – 140mmHg Dưới 90 là huyết áp thấp, cao hơn 140mmHg là cao huyết áp
+ Huyết áp tối thiểu
Huyết áp này được ghi ở thời kỳ tâm thất trương, thông số này phản ánh trạng thái trương lực của mạch Huyết áp tối thiểu của người bình
thường Việt Nam vào khoảng 60 - 70mmHg, giới hạn từ 50 – 90mmHg
Huyết áp có sự thay đổi, phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hoạt động thể thao và bệnh lý Ngoài ra huyết áp còn phụ thuộc vào lưu lượng tim, lực bóp của tim, độ nhớt của máu và tính đàn hồi của thành mạch máu
Ngoài huyết áp tối và tối thiểu còn có 2 loại huyết áp sau:
+ Huyết áp hiệu số: là mức chênh lệch giữa huyết áp tối đa và tối thiểu
Bình thường huyết áp hiệu số bằng 40mmHg Thông số này phản ánh hiệu lực một lần tống máu của tim
+ Huyết áp trung bình: là huyết áp tối thiểu cộng với 1/3 huyết áp hiệu
số Bình thường huyết áp trung bình của người bình thường là 90 – 100mmHg
4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA TDTT
4.4.1 Ảnh hưởng đến cấu tạo tim
Do ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao, cấu trúc của tim có sự thay đổi, thể hiện ở giãn buồng tim và sự phì đại cơ tim của các vận động viên luyện tập chủ yếu ở các môn sức bền ưa khí tối đa Giãn buồng tim làm cho lượng máu chứa trong các buồng tim tăng lên, đó là yếu tố quan trọng để tăng thể tích tâm thu khi cần thiết Phì đại cơ tim làm tăng lực bóp của tim, tức là
làm tăng thể tích tâm thu
Theo Letunốp (1940), không phải tất cả các môn thể thao đều làm thay đổi về mặt cấu trúc của tim, làm cơ tim phì đại và tăng thể tích buồng tim Sự
Trang 3737
tăng độ dày của thành tim chủ yếu là tâm thất trái, đó là do tim của các vận động viên co bóp nhiều đẩy máu đi theo nhu cầu của vận động cơ bắp Qua nghiên cứu ông đưa ra kết luận sau: Đối với vận động viên sức bền thì tim giãn to, đối với vận động viên sức mạnh thì cơ tim dày lên
Nhà khoa học Kox đã nghiên cứu ở các vận động viên, kết quả cho thấy các vận động viên tập luyện sức bền ưa khí tối đa có trọng lượng tim trên một kg thể trọng (tim/ “Kg” trọng lượng cơ thể) cao hơn ở vận động viên các môn hoạt động sức mạnh và tốc độ
Nhà nghiên cứu Mỹ Reindell đã nghiên cứu và đưa ra kết quả so sánh sự khác nhau giữa thể tích buồng tim ở người bình thường và các vận động viên như sau:
Bảng 3 So sánh thể tích buồng tim
Môn thể thao Số người thực
nghiệm
Thể tích tim ((cm3))
Thể tích tim/kg cơ thể Người thường
Dưới ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao cơ tim dày lên từ 0,5
đến 1 cm, tim to hơn, chắc và khỏe, được gọi là “ tim thể thao”, vì thế tần số
mạch của các vận động viên giảm hơn nhiều so với người bình thường, khoảng 40 – 45 lần/phút Điều đó cho thấy rằng tim hoạt động kinh tế, ít tiêu hao năng lượng hơn và có thời gian nghỉ dài hơn nhưng vẫn luôn cung cấp
đủ máu cho cơ thể trong quá trình vận động, nghĩa là không làm cho thể tích phút của máu bị giảm đi, vì đồng thời với giảm nhịp tim, lực co bóp của tim, tức là thể tích tâm thu đã tăng lên do phì đại cơ tim và giãn buồng tim
Thể tích phút của dòng máu trong nghỉ ngơi của vận động viên trình độ cao thấp hơn so với người thường, do nhu cầu về máu của tổ chức thấp hơn,
vì chúng sử dụng oxy từ máu tốt hơn
Trang 3838
4.4.2 Ảnh hưởng đến tần số mạch đập
Tần số mạch đập rất nhạy cảm với các dạng hoạt động thể lực và xúc cảm tâm lý, có mối tương quan tuyến tính với khả năng hấp thụ oxy và LVĐ của bài tập phát triển năng lực ưa khí (nhịp tim từ 170 – 180 lần/phút trở xuống), nhưng không có mối tương quan như vậy trong bài tập phát triển năng lực yếm khí (nhịp tim lớn hơn 180 lần/phút) Căn cứ vào tần số mạch mà biết được LVĐ của bài tập tác động lên cơ thể VĐV ở mức nào và phân biệt được tính chất của LVĐ thuộc miền trao đổi chất ưa khí hay yếm khí
4.4.3 Ảnh hưởng đến mạch đập cơ sở
Nhịp tim đo vào sáng sớm, chưa xuống giường, phản ánh mức độ trao đổi chất cơ sở của cơ thể Đối với mỗi cá thể, nhịp tim cơ sở thường ở mức ổn định
Tuỳ theo thời gian tập luyện và trình độ tập luyện mà mạch đập cơ sở giảm chậm lại VĐV tham gia tập luyện các môn TT thuộc vùng cường độ trung bình (cự ly dài) lưu lượng tâm thu ngày một lớn và nhịp tim cơ sở ngày một chậm Lưu lượng tâm thu càng lớn thì nhịp tim cơ sở càng chậm, thậm chí có thể xuống tới 30 lần/phút và điều này được coi là dấu hiệu của sự phát triển đến đỉnh cao của trình độ luyện tập trong các môn sức bền
Mạch đập cơ sở của VĐV đột nhiên tăng nhanh hoặc giảm chậm đều phản ánh sự mất bình thường trong trao đổi chất cơ sở nói riêng và cũng là dấu hiệu của sự rối loạn trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nói chung Nguyên nhân là do sắp xếp LVĐ ngày hôm trước không hợp lý, quá khả năng chịu đựng của cơ thể VĐV, gây nên những biến đổi mất cân bằng của hệ thần kinh thể dịch điều tiết quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, VĐV chưa thể hồi phục và sẽ tích luỹ thành mệt mỏi quá sức nếu nâng LVĐ
4.4.4 Ảnh hưởng đến mạch đập yên tĩnh
Là mạch đập trước vận động, VĐV thấp hơn người thường, người có trình
độ tập luyện cao có mạch yên tĩnh thấp hơn người có trình độ thấp, VĐV các môn TT sức bền có mạch yên tĩnh thấp hơn VĐV các môn khác, lưu lượng tâm thu càng lớn, mạch yên tĩnh càng thấp
Trang 39Mức độ biến đổi của nhịp tim lúc yên tĩnh và sau buổi tập có giá trị để đánh giá LVĐ hợp lý hay chưa?
4.4.5 Ảnh hưởng đến Huyết áp
Huyết áp là chỉ tiêu đặc trưng và nhạy cảm phản ánh chức năng của hệ tim mạch Sự biến đổi huyết áp có quan hệ với lưu lượng tâm thu, tần số nhịp tim,
trở lực ngoại vi, tính đàn hồi của các động mạch lớn, độ nhớt của máu …
Huyết áp cơ sở: Huyết áp đo trong các buổi sáng mới thức dậy, chưa
xuống giường Huyết áp cơ sở của VĐV thường ổn định ở mức nhất định vào các buổi sáng các ngày, khoảng 130/60 mmHg
Huyết áp tâm thu tăng hoặc giảm trong phạm vi 10mmHg thì có thể cơ thể VĐV đang biến đổi thích nghi với LVĐ hợp lý của ngày hôm trước, nếu huyết áp tâm thu tăng lên nhưng chưa vượt quá 20% là biểu hiện LVĐ ngày hôm trước quá lớn, cần điều chỉnh LVĐ