1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng tâm lí học dùng cho sinh viên các lớp đại học sư phạm

131 16 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 6,62 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC QUANG BINH

KHOA: SU PHAM TIEU HOC MAM NON

BAI GIANG (Lưu hành nội bộ)

TÂM LÝ HỌC

(DŨNG CHO SINH VIEN CAC LOP DAI HOC SU PHAM)

GV: HOANG THI TUONG VI

Trang 2

MUC LUC

CHUONG 1 TAM LY HOC LA MOT KHOA HOC

1.1 Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí và ý nghĩa của tâm lý học 5

1.2 Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý 7

1.3 Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý 10

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI 2.1 Cơ sở tự nhiên 14 2.2 Cơ sở xã hội 17 CHƯƠNG 3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN TÂM LÝ, Ý THỨC VÀ NHÂN CÁCH 3.1 Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức 22 3.2 Nhân cách và sự hình thành nhân cách 27 CHƯƠNG 4 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC 4.1 Nhận thức cảm tính 38 4.2 Nhận thức lý tính 43 CHUONG 5 NGON NGU VA TRI NHO 5.1 Ngôn ngữ 51 5.2 Trí nhớ 53 CHUONG 6 TINH CAM VA Y CHI 6.1 Tinh cam 58 6.2 Ý chí 62

PHAN 2 TAM LY HOC LUA TUOI VA TAM LY HOC SU PHAM

CHUONG 1 NHUNG VAN DE CHUNG VE TAM LY HOC LUA TUOI VA TAM LY HOC SU PHAM

1.1 Khai quat về tâm học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm 67

1.2 Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em 68

1.3 Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý 72

CHUONG 2 TAM LY HOC LUA TUÔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.1.Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 75

2.2 Những điều kiện và sự phát triển tâm lí ở học sinh THCS 78 2.3 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ học sinh THCS 80

2.4 Hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS 83

2.5 Sự phát triển nhân cách ở học sinh THCS S7

CHƯƠNG 3 TAM LY HOC LUA TUÔI HỌC SINH TRUNG HOC PHO THONG

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển tâm lý học sinh THPT 89

3.2 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ học sinh THPT 92

3.3 Sự phát triển nhân cách ở học sinh THPT 97

Trang 3

CHUONG 4 TAM LY HOC DAY HOC

4.1 Hoat dong day 4.2 Hoat dong hoc

4.3 Sự hình thành khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo học tap 4.4 Dạy học và sự phát triển trí tuệ

CHUONG 5 TAM LY HOC GIÁO DỤC

5.1 Đạo đức và hành vi đạo đức

5.2 Cầu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

5.3 Nhân cách là chủ thể hành vi đạo đức

5.4 Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phố thông

CHƯƠNG 6 TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN

6.1 Sự cân thiết trau dồi nhân cách người giáo viên 6.2 Đặc điểm lao động của người giáo viên

Trang 4

LOI NOI DAU

Nham phuc vu cho công tac giang dạy va học tập tại Trương Đại học Quang Binh, chung tôi biên soan Bài giảng Tâm ly học cho đối tượng la sinh viên cac nganh ĐHSP

Trang 5

PHAN 1 TAM LY HOC DAI CUONG

CHUONG 1 TAM LY HOC LA MOT KHOA HOC

1.1 ĐÔI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA TAM LY HOC

1.1.1 Tâm lý học là øì?

Trong tiếng Việt thuật ngữ tâm lý đã có từ lâu Từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một

cách tổng quát: “ tâm lý là ý nghĩa, tình cảm, làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”

Trong cuộc sống hàng ngày, chữ tâm thường được sử dụng ghép với các từ khác Ta

thường có cụm từ “tâm địa”, tâm can, tâm tình tâm trạng, tâm tư, được hiểu là lòng người thiên về mặt tình cảm Như vậy tâm lý được dùng để chỉ những hiện tượng tính thần của

COn người

Khái niệm tâm lý trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thân như cảm giác, tư duy, tình cảm hình thành trong đầu óc con người điều chỉnh, điều khiển mọi hoạt động của con người

Nói một cách chung nhất: /ớm jý là tất cả những hiện tượng tỉnh thân nảy sinh trong đâu óc con người, găn liền và điểu hành mọi hành động, hoạt động của con nguời

Tam ly hoc (Psychology) la khoa hoc nghién citu các hiện tượng tâm lý Nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phái triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Sự ra đời của tâm lý học với tư cách

là một khoa học độc lập là kết quả phát triển lâu dài của nhưng tư tưởng triết học, những quan điểm tâm lý học trong trường kỳ lịch sử và phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học

khác

1.1.2 Đối tượng của tâm lý học

1.1.2.1 Đặc điểm của tâm lý học so với các khoa học khác

Tâm lý học là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý gần gũi, gắn bó với đời sống con người Từ những hiện tượng tâm lý đơn giản như cảm giác âm thanh đến những hiện tượng tâm lý phức tạp hơn như: trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, ý chí, ý

thức, nhân cách Các hiện tâm lý dù ở dạng hiện thực hay tiềm năng, cụ thể hay trừu

tượng, đều hoà quyện đan xen vào nhau khó tách bạch ra được, song dù nó trừu tượng đến đâu cũng được bộc lộ thể hiện qua hành vi, cử chỉ, cách nói năng, đi đứng của con người từ

đó ta có thể nhận thức được nó

Tâm lý học là nơi hội tụ nhiễu khoa học nghiên cứu về con người Nó là khoa học trung

gian giữa tự nhiên - xã hội và triết học Đối tượng nghiên cứu là những hiện tượng tinh

thân, nhưng nó không tôn tại lơ lửng, trừu tượng, phi vật chất mà nó gắn liền với hiện tượng

sinh lý thân kinh, cũng như các quá trình sinh lý hoá khác trên não và được thể hiện qua hệ

thống một hành vi hoạt động của con người Mặt khác, tâm lý có nội dung bản chất xã hội

lịch sử và bị chế ước bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, mang tính xã hội lịch sử

Tâm lý học là sự hội tụ, giao thoa của nhiều khoa học, nó là bông hoa lưỡng tính, sự phát triển tâm lý học là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc thành tựu của các khoa học khác nhau

Tâm lý học là một bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa học về con người Nó là một bộ phận nghiệp vụ, tham gia vào qúa trình giáo dục đào tạo con người, nhằm

Trang 6

khác như: văn học nghệ thuật, quân sự, pháp lý, y học, thương mại, quản lý xã hội, công tác

chính trỊ, tự giáo dục, tự rèn luyện

1.1.2.2 Đối tượng của tâm lý học

Theo quan điểm duy vật biện chứng, thế giới luôn vận động biến đổi không ngừng Mỗi

khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới: Khoa học tự nhiên nghiên cứu các dạng vận động của thế giới tự nhiên, khoa học xã hội nghiên cứu các dạng vận động của xã

hội Có những khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyền tiếp, trung gian từ dạng vận

động này sang dạng vận động khác (cơ- vật lý học, hoá- sinh học, lý- sinh học, sinh - tâm lý

học ) Trong đó, tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyền tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế giới khách quan vào não người sinh ra hiện tượng tâm lý với tư

cách là một hiện tượng tinh than

Nhu vay, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý người với tư cách là một

hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra (gọi chung là các hoạt động tâm lý) Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý

1.1.3 Nhiệm vu cua tam ly hoc

- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ

giữa các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu:

+ Những yếu tố khách quan chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người;

+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý:

+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào?

+ Chức năng vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người - Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thê của tâm lý học như sau:

+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng;

+ Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển tâm lý:

+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý;

Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho

việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tổ con người có hiệu quả nhất Đề thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều

khoa học khác

1.1.4 Vị trí, ý nghĩa của tầm lý học 1.1.4.1 Vi tri cua tam lý học

Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt nào đó của con người Trong đó tâm lý học chiếm một vị trí đặc biệt Nó là trung tâm của 3 khoa học: tự nhiên - xã hội - triết học

Triết học cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ đạo tâm lý học (những nguyên tắc, phương hướng chung) Ngược lại, tâm lý học làm cho triết học phong phú hơn

Tâm lý học quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên: giải phẫu sinh lý người, hoạt động

thần kinh cấp cao là cơ sở tự nhiên của các hiện tượng tâm lý Các thành tựu của sinh vật học,

di truyền học, tiến hoá luận đã góp phân làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất tâm lý người

Trang 7

trình giáo dục là quá trình hiện thực hoá nội dung tâm lý cần hình thành và phát triển ở con

người

1.1.4.1.1.Ý nghĩa của tâm lý học

Tâm lý học có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn: Góp phân tích cực vào việc đấu tranh chống lại các quan điểm phản khoa học về tâm lý con người Trực tiếp phục vụ sự nghiệp giáo dục Nó giúp giải thích một cách khoa học những hiện tượng tâm lý xảy ra trong bản thân mình, người khác, trong cộng đồng xã hội Nó là cơ sở cho việc tự rèn luyện, hoàn thiện nhân cách và xây dựng mối quan hệ giao lưu, quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã

hội Ngoài ra, tâm lý học còn có ý nghĩa thực tiễn đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội

1.2 BAN CHAT, CHỨC NĂNG, PHẦN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TAM LY

1.2.1 Bán chất của hiện tượng tâm lý theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Tâm lý con người là chức năng

của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thê mỗi người Tâm

lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử 1.2.1.1 Tam lý là chức năng của não

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất có trước, tinh thân, tâm lý có sau, song

không phải ở đầu có vật chất thì ở đó có tâm lý, dù hiện tượng tâm lý đơn giản đến các hiện tượng tâm lý phức tạp bậc cao đều thực hiện thông qua chức năng của bộ não người- thứ vật

chất đặc biệt, có tô chức cao nhất “Tâm lý, ý thức là sản phẩm của vật chất có tô chức

cao, là chức năng của khối vật chất đặc biệt phức tạp là não người” (V.LLênin)

Hình ảnh tâm lý có được là do hiện thực khách quan tác động vào giác quan rồi chuyển lên não Não hoạt động theo cơ chế phản xạ, từ đó sinh ra các hiện tượng tâm lý Trong đó vai trò của phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý Hoạt động phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích ứng với môi trường luôn thay đối

Sự hình thành và thể hiện tâm lý người chịu sự chi phối chặt chẽ của sự tác động qua lại

giữa hai hệ thống tín hiệu, trong đó hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của hoạt động trực

quan cảm tính, cảm xúc, còn hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của tư duy, ngôn ngữ, ý thức, tình cảm và các chức năng tâm lý cấp cao của con người

Tóm lại, các hiện tượng tâm lý người có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thân kinh cơ

động của não bộ, tâm lý là chức năng của não, tâm lý có cơ chế phản xạ của não

1.2.2.2 Tâm lý là sự phan anh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ

thê

Tâm lý người không phải do lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra, cũng không phải do não “tiết ra” mà là sự phản ánh hiện thực khách quan vảo não thông qua “lăng kính chủ quan”

- Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận

động Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động, đó là sự tác

động qua lại giữa hệ thống này lên hệ thông khác, kết quả la dé lại "dẫu vết" (hình ảnh) trên

cả hai hệ thông

Sự phản ánh đó diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ phản ánh cơ, lý, hoá, sinh đến phản ánh xã hội, trong đó có sự phản ánh tâm lý

- Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt:

+ Tâm lý là hình ảnh tinh thần (tâm lý) do thế giới khách quan tác động vảo não - tổ

Trang 8

tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trén nao hinh anh tinh thần chứa đựng trong dau

vết vật chất C.Mác đã nói: Tinh thần, tư tưởng, tâm lý chăng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có

+ Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” như một bản sao về thế giới, là kết quả của

quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não, song hình ảnh tâm lý khác về chất so với

các hình ảnh cơ, lý hoá, sinh ở chỗ:

e_ Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo hơn (sự khác nhau giữa quyền sách trước gương với quyền sách trong đầu một người biết chữ)

e«_ Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lý đó Nói cách khác, hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực

khách quan Mỗi chủ thể khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, kinh

nghiệm, cái riêng của mình (nhu cầu, hứng thú, xu hướng, năng lực, phâm chất ) vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan Nghĩa là, hình ảnh tâm lý mỗi cá nhân (hay nhóm người) phản ánh thế giới khách quan thông qua “lăng kính chủ quan” của minh

+ Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:

Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những

chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau

Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể nhưng ở các thời

điểm khác nhau, hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, tỉnh thần khác nhau có thể sẽ cho ra mức độ

biểu hiện và sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy

Tâm lý người này khác với người kia do nhiều yếu tố chi phối: mỗi người có những đặc

điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thân kinh và não bộ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác

nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích

cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống

Từ luận điểm nêu trên, có thê rút ra một số kết luận thực tiễn sau:

- Tâm lý người có nguôn gốc từ thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lý phải nghiên cứu hoàn cảnh con người sống và hoạt động

- Tâm lý người mang tính chủ thể, vì vậy trong dạy học, giáo dục, quản lý con người phải chú ý đến nguyên tắc sát đôi tượng

- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý người

1.2.1.3 Tâm lí người mang bản chất xã hội, lịch sử

Tâm lí người khác xa về chất so với tâm lí động vật đó là có bản chất xã hội lịch sử

- Trước hết tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan Trong thế giới khách quan

các hiện tượng tự nhiên, xã hội đều ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí, trong đó phân xã hội

(các mối quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội, đạo đức, pháp luật 2) đặc biệt quan hệ con người với con người có ý nghĩa quyết định tâm lí người Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi xã hội, quan hệ người - người thì tâm lý sẽ mất bản tính người (trường hợp trẻ bị lạc sống

cùng động vật)

- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người với tư cách là chủ

thể tích cực, chủ động, sáng tạo trong các mối quan hệ xã hội Con người vừa là một thực

thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Ngay cả phần tự nhiên ở con người như đặc điểm

Trang 9

hình thành năm giác quan người là công việc của toàn bộ xã hội lịch sử ”(Ăngghen) Vì thế

tâm lý con người mang đây đủ dấu ấn xã hội lịch sử

- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm lịch sử,

nên văn hoá xã hội loài người biến thành cái riêng của mỗi người thông qua hoạt động, giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định

- Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của

lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng xã hội Tâm lý của mỗi con người chịu sự chế

ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng

Từ những luận điểm trên cần chú ý nghiên cứu môi trường xã hội, các quan hệ xã hội để hình thành và phát triển tâm lý, cần tô chức có hiệu quả hoạt động đa dạng ở từng giai đoạn

lứa tuôi khác nhau giúp cho con người lĩnh hội nền văn hoá xã hội để hình thành và phát

triển tâm lý

Tóm lại, khi xem xét bản chất hiện tượng tâm lý người, có thể phân tích trên 3 phương diện: - Về cơ chế: Tâm lý diễn ra theo cơ chế phản xạ của não

- Về nội dung: Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua lăng kính chủ

quan (chủ thể)

- Về bản chất: Tâm lý có bản chất xã hội và mang tính lịch sử

1.2.2 Chức năng của tâm lý

Tâm lý giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người Nó điều hành mọi hoạt động,

hành vi của con người, nó tác động trở lại hiện thực băng tính năng động sáng tạo của nó

- Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho mọi hoạt động thông qua hệ thống động

cơ, mục đích của hoạt động, hướng hoạt động vào mục đích đã được xác định

- Tam ly là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đề ra

- Tâm lý điều khiến, kiểm tra quá trình hoạt động băng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động con người trở nên có ý thức,

đem lại hiệu quả nhất định

- Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, với

điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép

Tóm lại, nhờ các chức năng trên mà tâm lý giúp con người không những thích ứng với

hoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo thế giới và chính trong quá

trình đó con người cũng nhận thức, cải tạo chính bản thân mình 1.2.3 Phần loại hiện tượng tâm lý

1.2.3.1 Cách phân loại phổ biến

Phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tổn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý

- Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngăn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng Người ta thường phân biệt ba quá trình tâm lý:

+ Quá trình nhận thức, gồm: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy

+ Quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay

thờ ơ

Trang 10

- Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý tâm trạng

- Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ốn định, khó hình thành và

khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách Người ta thường nói tới bốn nhóm

thuộc tính tâm lý cá nhân, như: xu hướng tính cách, khí chất và năng lực

Có thê biêu điên môi quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý băng sơ đô sau:

1.2.3.2 Các cách phán loại khác

- Các hiện tượng tâm lý có ý thức và chưa được ý thúc;

- Hiện tượng tâm lý song dong (thé hién trong hành vi, hoạt động) và hiện tượng tâm lý

tiềm tàng (tích đọng trong sản phẩm của hoạt động)

- Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội

(phong tục, tập quán, định hình xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, "mốt" )

Như vậy, thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau

1.3 CAC NGUYEN TAC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ

1.3.1 Các nguyên tắc phương pháp luận

1.3.1.1 Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

Nguyên tắc này khăng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thông qua "lăng kính chủ quan" của mỗi người Tâm lý định hướng, điều khiến, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người tác động trở lại thế giới, trong đó yếu tố xã hội là quan trọng nhất Do đó khi nghiên cứu tâm lý người cần thấm nhuần nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

1.3.1.2 Nguyên tắc thông nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động

Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách, đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động Vì thế chúng thống nhất với

nhau Nguyên tắc này cũng khăng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển Cân phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm của hoạt động

1.3.1.3 Nguyên tắc phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mỗi quan hệ giữa chúng với nhau và trong mỗi liên hệ giữa chúng với các loại biện tượng khác

Các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ với

nhau, bố sung cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau, đồng thời chúng còn chỉ phối và chịu sự chỉ

phối của các hiện tượng khác

1.3.1.4 Nguyên tắc phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể, chữ không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, nghiên cứu tâm lý ở một con người trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng

Trang 11

1.3.2.1 Phwong phap quan sat

Quan sát là phương pháp nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của tâm lý con người

(hành vi, cử chỉ, nét mặt, lời nói, dáng điệu vv ) diễn ra trong điêu kiện sinh hoạt tự nhiên, bình thường của họ đê từ đó rút ra kêt luận

- Quan sat là loại tri giác có chủ định, cho phép chúng ta thu được nhiều tài liệu cụ thể, sinh động, trực quan, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người

- Quan sat co nhiéu hình thức: quan sát toàn diện, quan sát bộ phận, quan sát có trọng điêm, quan sát trực tiêp hay gián tiếp và tự quan sát

- Muốn quan sát có hiệu quả cao cần chú ý:

+ Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

+ Tiến hành quan sát một cách cần thận, có hệ thống

+ Ghi chép một cách khách quan và rút ra những nhận xét trung thực

- Ưu điểm của phương pháp quan sát là sẽ cho ta thu được các tal liệu cụ thể, khách quan, các thông tin thô Tuy nhiên, nó phụ thuộc khá lớn vào người tiên hành quan sát (trình độ, kính nghiệm, tính trạng sức khoẻ .), đê dân đên suy diện, nhận định chủ quan Phương pháp này sẽ tôn nhiêu thời gian và công sức Đôi với các biêu hiện tâm lý sâu kín (niêm tin, lý tưởng, thói quen, nguyện vọng vv ) rât khó có thê quan sát được

1.3.2.2 Phương pháp trò chuyện (đàm thoqi)

Trò chuyện là phương pháp nghiên cứu tâm lý con người thông qua VIỆC trò chuyện chân

tinh, CỚI mở với họ, nêu ra các câu hỏi và dựa vào câu trả lời của họ nhăm thu thập thông tin

vê vân đê nghiên cứu

¬ Ưu điểm của phương pháp này là cho phép đi sâu nghiên cứu nội tâm con người mà Ít tơn kém Tuy nhiên, nó lệ thuộc khá lớn vào kinh nghiệm và khả năng tiêp xúc Của người nghiên cứu, đê xây ra việc lông y chu quan cua người nghiên cứu qua trao đôi Hơn nữa không phải đôi tượng nào cũng dê dàng châp nhận lôi nghiên cứu này Dê đưa đên những

nhận định chủ quan

- Có thể đàm thoại trực tiếp hay gián tiếp, hỏi thắng hoặc hỏi đường vòng

- Khi đàm thoại muốn thu được tải liệu tốt nên:

+ Xác định rõ mục đích yêu cầu (vấn đề cần tìm hiéu)

+ Tìm hiểu thông tin về đối tượng

+ Có kế hoạch chủ động “lái hướng câu chuyện”

+ Cần linh hoạt, khéo léo tế nhị khi lái hướng câu chuyện, vừa giữ được lôgíc tự nhiên

vừa đáp ứng yêu câu nghiên cứu

+ Tạo không khí tâm lý tự nhiên, gần gũi, cởi mở, chân thành

1.3.2.3 Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng lớn đối

tượng nghiên cứu nhăm thu thập ý kiên chủ quan của họ về một vân đề nào đó

- Có thể trả lời miệng (phỏng van) hoặc bằng viết gọi là Ankét (enquete) Câu hỏi dùng

trong điêu tra có thê băng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở

` Dùng phương pháp điều tra có thể trong một thời gian ngắn thu thập được một SỐ Ý

kiên của nhiêu người nhưng là ý kiên chủ quan Đê có tải liệu tương đôi chính xác phải điêu

Trang 12

- Ưu điểm của phương pháp này là thu thông tin khá nhanh và nhiều Đảm bảo tự do tư

tưởng cho người được hỏi, nhưng cần có sự hợp tác và trách nhiệm cao của người trả lời để thông tin được chính xác và khách quan

- Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao khi sử dụng cần:

+ Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với trình độ của đối tượng được nghiên cứu

+ Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên- người sẽ phô biến câu hỏi điều tra cho các đối tượng

+ Khi xử lý số liệu cần dùng phương pháp toán xác suất thống kê để tránh sự sai sót 1.3.2.4 Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm là phương pháp tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những điều kiện đã được khong chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu, có thể

lặp đi lặp lại nhiều lần đo đạc định lượng, định tính một cách khách quan - Thường có hai loại thực nghiệm:

+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: được thực hiện dưới điều kiện khống chế một

cách nghiêm khác các ảnh hưởng bên ngoài, chủ động tạo ra những điêu kiện làm nây sinh nội dung tâm lý cân nghiên cứu

+ Thực nghiệm tự nhiên: được tiễn hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống

Ngoài ra, tuỳ theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà người ta phân biệt thực nghiệm tự

nhiên lại được phân thành hai loại:

e Thuc nghiệm nhận định: là thực nghiệm nhằm xác định thực trạng van đề nghiên cứu

ở một thời điêm cụ thê

«_ Thực nghiệm hình thành: ở loại thực nghiệm này người nghiên cứu tien hanh cac tac động giáo dục, rèn luyện nhăm hình thành mot pham chât tâm lý nào đó ở đôi tượng thực nghiệm (nghiệm thê)

- Yêu cầu:

+ Lựa chọn đối tượng tiêu biểu để thực nghiệm

+ Phải xây dựng giả thuyết tốt

+ Phải thực nghiệm nhiêu lần và tách yếu tố tất nhiên - ngẫu nhiên

+ Phối hợp với các phương pháp khác 1.3.2.5 Phương pháp trắc nghiệm (Test)

Test la mot phep thu để đo lường tâm lý, đã được chuẩn hoá trên một số lượng người là

đại diện tiêu biếu

- Ngày nay có rất nhiều loại Test khác nhau để xác định các loại phẩm chất tâm lý, sinh lý của con người, như: khả năng trí tuệ, năng lực, trí nhớ, độ nhạy cảm của các giác quan, đời sông tình cảm

- Ưu điểm của Test là có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo trực tiếp bộc lộ qua

hành động giải bài tập Test, tiên hành tương đôi đơn giản băng giây bút, tranh vẽ, lượng hoá và chuân hoá chỉ tiêu tâm lý cân đo Tuy nhiên, Test cũng có những hạn chê như: khó soạn một bộ test đảm bảo tính chuân hố, hồn chỉnh Test chủ yêu là cho ta biệt kêt qua, ít bộc lộ qúa trình suy nghĩ của nghiệm thê đê đi đên kêt quả Vì thê, cân sử dụng Test như là một trong các phương pháp chân đoán tâm lý con người ở một thời điệm nhất định

- Yêu cầu: Khi soạn thảo bộ Test phải đảm bảo tính chuẩn hoá, phải bảo đảm 4 phân: văn bản Test; hướng dân quy trình tiên hành; hướng dân đánh giá; bản chuân hóa

1.3.2.6 Phương pháp phân tích sản phẩm

Trang 13

_- Phuong phap nay co uu điểm là dễ thực hiện, vì sản phẩm của con người dễ dàng có

thê lay ra dé quan sat va danh gia, hon nữa lại có thê cùng một lúc sử dụng đề nghiên cứu

nhiêu người Nhưng nó có nhược điêm là người nghiên cứu phải giỏi nghiệp vụ mới đưa ra

các kêt luận chính xác

- Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này: + Cần thu thập nhiều sản phẩm khác nhau

+ Phân loại sản phẩm (sản phẩm chính, sản phẩm ngẫu nhiên )

+ Nghiên cứu lịch sử quá trình tạo ra sản phẩm + Phân tích tìm ra bản chất

1.3.2.7 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân

Đây là phương pháp nghiên cứu tâm lý gián tiếp thông qua hồ sơ, tiểu sử hoạt động của đối tượng nghiên cứu để chân đoán những đặc điểm tâm lý của họ

- Phương pháp nảy nó có ưu điểm là dễ thực hiện, nhưng lại có nhược điểm là cần phải quản lý tốt hồ SƠ, đồng thời lý lịch theo mẫu định sẵn chỉ có thể phản ảnh một cách tong quát theo một số nội dung nhất định nên khó phát hiện yếu tổ tâm lý sâu sắc của họ

Tóm lại, các phương pháp nghiên cứu tâm lý khá phong phú Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Vì vậy, muốn nghiên cứu một chức năng tâm lý một

cách khoa học cần:

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp với vẫn đề nghiên cứu;

- Sử dụng phối hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa học toàn diện

Cầu hỏi ôn tập và thảo luận

1 Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu tâm lý học là gì ? 2 Phân tích bản chất hiện tượng tâm lý người và rút ra bài học sư phạm

Thảo luân:

- Tại sao nói tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể ? Bài học sư phạm rút ra từ luận điểm này là gì ?

- Chứng minh tâm lý người mang bản chất xã hội, lịch sử Từ đó rút ra những kết luận cần thiết

Trang 14

CHUONG 2

CƠ SO TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CÚA TÂM LÝ NGƯỜI

Con người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hoá Do đó cần nghiên cứu, tiếp cận

con người trên cả ba mặt: sinh vật - tâm lý - xã hội Muốn giải thích đời sống tâm lý của con

người một cách khoa học và duy vật cần phải hiểu biết cơ sở tự nhiên (cơ sở vật chất, cơ sở

sinh lý) và cơ sở xã hội của nó

2.1 CƠ SỞ TỰ NHIÊN

Bàn về cơ sở tự nhiên của tâm lý con người có nhiều vấn dé cần nghiên cứu, ở đây chúng ta chủ yếu chỉ giới hạn ở một số mối quan hệ giữa di truyền, bộ não, phản xạ có điều

kiện và hệ thống tín hiệu thứ hai với tâm lý

2.1.1 Não và tâm lý

Mối liên hệ giữa não và tâm lý là một trong những vấn đề cơ bản trong việc lý giải cơ sở tự nhiên, cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý người Song, xung quanh mối liên hệ giữa tâm lý và não cũng có nhiều quan điểm khác nhau:

- Quan điểm tâm lý vật lý song song: ngay từ thời R.Đêcac với quan điểm nhị nguyên, các đại biểu của tâm lý học kinh nghiệm chủ nghĩa coi quá trình sinh lý và tâm lý thường song song diễn ra trong não người, không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lý được coi là hiện tượng phụ

- Quan điểm đồng nhất tâm lý với sinh lý: đại biểu của chủ nghĩa duy vật tầm thường

Đức (Bucsơne, Phôxtơ, Môlêsôt) cho răng: tư tưởng do não tiết ra giống như mật do gan tiết ra

- Quan điểm duy vật: coi tâm lý và sinh lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ sở vật chất là hoạt động của não bộ, nhưng tâm lý không song song hay đồng nhất với sinh lý

Phobach (1804 - 1872) - nhà triết học duy vật trước Mác đã khăng định: tinh thần, ý

thức không thể tách rời ra khỏi não người, nó là sản vật của vật chất đã được phát triển tới

mức độ cao nhất là bộ não V.I Lênin đã chỉ ra răng: "Tâm lý là cơ năng của cái phần nhỏ

đặc biệt phức tạp của vật chất mà ta gọi là bộ não của con người” Tất nhiên tâm lý và sinh

lý không đồng nhất với nhau Ph.Ăngghen cũng đã từng viết: "Chắc hắn đến một lúc nào đó qua con đường thực nghiệm, chúng ta "sẽ quy” được tư duy thành những vận động phân tử và hoá học ở trong óc, nhưng điều đó có bao quát được bản chất của tư duy chăng?"

Các nhà tâm lý học khoa học đã chỉ ra răng, tâm lý là chức năng của não: bộ não nhận tác động của thế giới dưới tác các dạng xung động thân kinh cùng những biến đổi lý hoá ở từng noron, từng xinap, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm cho não

hoạt động theo quy luật, tạo nên hiện tượng tâm lý này hay hiện tượng tâm lý kia theo cơ

chế phản xạ (nội dung là tâm lý nhưng có cơ chế là phản xạ sinh lý của não)

Cau tao cua nao bao gom Trước a Sau

- Hành tủy ( nôi liên tủy sông ) per

- Cầu não (ở giữa não tủy và hành tủy) mm HỘ Dưới đồi

- Não giữa (gôm hai cuông đại não và bôn củ não sinh tư)

Tiểu não

- Não trung gian (gôm mâu não, hai đôi thị) Pane ea

Dây sống

- Tiêu não ( năm phía sau trụ não, dưới các bán câu đại não) Hành tuỷ

Trang 15

Như vậy, tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của não, cùng với quá trình sinh lý não, hiện tượng tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điêu

chỉnh, điều khiến hành vi của con người

2.1.2 Van đề định khu chức năng tâm ly trong não

Đây là vẫn đề hết sức phức tạp, từ trước đến nay có nhiêu quan điểm khác nhau:

Theo quan điểm duy vật biện chứng (tâm lý học hoạt động) khăng định: Trên vỏ não có

nhiêu miễn (vùng, thùy), mỗi miễn là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng

Tuy nhiên, mỗi quá trình tâm lý xảy ra là do sự phối hợp của nhiêu miễn trên vỏ não Một hiện tượng tâm lý xây ra, nhất là các hiện tượng tâm lý phức tạp, bao giờ cũng có nhiêu

trunø khu, nhiều miễn tham gia tạo thành hiện tượng đó Tùy theo hiện tượng tâm lý khác

nhau mà các trung khu thân kinh cũng được tạo thành khác nhau - nghĩa là hệ thống trung khu thân kinh luôn luôn thay đổi Sự hoạt động dựa trên nguyên tắc “phân công” kết hợp với nguyên tắc “nhịp nhàng” như vậy tạo nên một hệ thống mà các nhà sinh lý học, tâm lý hoc Nga (A.R.Luria, P.K.Anokhin ) gọi đó là hệ thông chức năng cơ động

1 Vung thi giác; 2 Vung thinh giac;

3 Vung vi giac; 4 Vùng cảm giác cơ thé;

5 Vùng vận động: 6 vùng viết ngôn ngữ;

7 Vùng nói ngôn ngữ; 8 Vùng nghe hiểu tiếng nói:

9 Vùng nhìn hiểu chữ viết Một số vùng chức năng của vỏ não

2.1.3 Phản xạ có điêu kiện và tâm lý

- Toàn bộ hoạt động của não là họat động phản xạ Vào thê kỷ thứ XVII, R.Đêcac là người đâu tiên nêu ra khái niệm "phan xạ" và dùng phản xạ để giải thích hoạt động tâm lý Tuy nhiên, Đêcac chỉ mới nói đến hoạt động vô thức gắn với phản xạ

- LM.Xêtrênôy - nhà sinh lý học Nga đã mở rộng nguyên tắc phản xạ đến toàn bộ hoạt

động của não Năm 1863, ông viết: "tất cả các hiện tượng tâm lý, kế cả có ý thức lẫn vô

thức, về nguôn gốc đều là phản xạ" Theo ông phản xạ có 3 khâu chủ yếu:

+ Khâu đâu tiên là quá trình nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phan theo

đường hướng tâm dẫn truyền vào não;

+ Khâu giữa là quá trình thân kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lý;

+ Khâu kết thúc dẫn truyền hưng phân từ trung ương theo đường li tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thê

- I.P.Pavlôv kế tục sự nghiệp của I.M.Xêtrênôy, qua nhiều năm thực nghiệm đã sáng lập ra học thuyết phản xạ có điêu kiện - cơ sở sinh lý của hiên tương tâm lý

Thí nghiệm cua I.P.Pavlov:

- Bật đèn, cho thức ăn => tiết nước bọt

(thực hiện nhiều lân)

- Bật đèn => tiết nước bọt (đã thành lập

Trang 16

- Dac diém của phản xạ có điều kiện:

+ Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống từng cá thể để thích ứng với môi trường luôn luôn thay đổi, là cơ sở sinh lý của hoạt động tâm lý

+ Cơ sở giải phẫu sinh lý của phản xạ có điều kiện là vỏ não và hoạt động bình thường

của vỏ não

+ Quá trình diễn biễn của phản xạ có điều kiện là quá trình thành lập đường liên hệ thần

kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích có điều kiện và đại diện của trung khu trực

tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện

+ Phản xạ có điều kiện thành lập với kích thích bất kỳ, đặc biệt ở người, tiếng nói là một

loại kích thích đặc biệt có thể lập bất cứ một phản xạ có điều kiện nào

+ Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thé

Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện Hoạt động phản xạ có điều kiện giúp cơ thê thích ứng với môi trường luôn thay đổi

2.1.4 Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao 2.1.4.1.Quy luật hoạt động theo hệ thông

Trong điều kiện tự nhiên của đời sống, các kích thích không tác động một cách riêng lẻ, mà chúng thường tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp đến cơ thể Mặt khác, cơ thể cũng không phản ứng một cách riêng lẻ mà phản ứng một cách tổ hợp với các kích thích đó Như vậy, hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẻ hay không riêng lẻ thành một hệ thông Các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp

nhau theo một thứ tự nhất định, tạo nên hệ thống định hình động lực của vỏ não, làm cho

trong não khi có một phản xạ nào đó xảy ra thì kéo theo các phản xạ khác cũng xảy ra 2.1.4.2.Quy luật lan toa và tập trung

Hưng phan va ức chế là hai trạng thái cơ bản của thần kinh (Hưng phan là hiện tượng

hoạt hoá tổ chức sống khi có kích thích tác động, đây là quá trình giúp hệ thần kinh thực

hiện chức năng tăng độ mạnh của một hay nhiều phản xạ Ức chế là quá trình hoạt động

thần kinh nhằm làm mắt hoặc yếu hưng tính của tế bảo thần kinh, nói cách khác nó giúp kìm hãm hoặc làm mắt đi một hay một số phản xạ) Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) nào đó hưng phần hoặc ức chế, thì nó sẽ không dừng lại ở điểm ấy mà lan tỏa ra các điểm, vùng

khác (gọi là lan tỏa) Sau đó, trong điều kiện bình thường, chúng tập trung lại một điểm nhất

định Hai quá trình này diễn ra nối tiếp nhau trong một trung khu thân kinh Nhờ đó mà hình

thành một hệ thống chức năng các phản xạ có điều kiện

2.1.4.3 Quy luật cảm ứng qua lại

Hai quá trình thần kinh cơ bản luôn ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên qui luật cảm ứng qua lại Có bốn loại cảm ứng:

- Cảm ứng qua lại đồng thời: diễn ra giữa nhiều trung khu, hưng phan ở điểm nảy gây

nên ức chế ở điểm kia và ngược lại

- Cảm ứng qua lại tiếp diễn: tại một trung khu (một điểm hay vùng) nào đó vừa có hưng

phần, sau đó có thể chuyên sang ức chế ở chính trung khu ấy

- Cảm ứng dương tính: đó là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn và ngược lại ức chế làm hung phan manh hon

Trang 17

Trong trạng thái, điều kiện bình thường của vỏ não thì độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ kích thích Ở người, quy luật này có tính tương đối vì phản ứng Của con người không chỉ phụ thuộc vào cường độ kích thích mà còn phụ thuộc vào chủ thê (tâm sinh lý ) Mặt khác, trong trường hợp vỏ não chuyên từ trạng thái hưng phân sang ức chê thì sự phản ứng còn tuỳ thuộc vào mức độ ức chê nông hay sâu của vỏ não

Tóm lại, các qu1 luật cơ bản của hoạt động thân kinh cấp cao có quan hệ với nhau, chi phôi lân nhau, ảnh hưởng đên sự hình thành, diễn biên và biêu hiện hoạt động tâm lý của

con nguoi

2.1.5 Hai hệ thông tín hiệu

2.1.5.1 Hệ thống tín hiệu thứ nhất: ở động vật chỉ có tín hiệu thứ nhất, bao gồm những

tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng tác động vào giác

quan và não gây ra Hệ thống tín hiệu này là cơ sở của hoạt động cảm tính, trực quan, tư

duy cụ thể và xúc cảm cơ thể ở cả người và động vật

2.1.5.2 Hệ thống tín hiệu thứ hai: đó là các tín hiệu ngôn ngữ, chỉ có ở người, nó là tín hiệu của tín hiệu, là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức, tình cảm

Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ chặt chẽ với nhau, hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở, tiền để cho hệ thống tín hiệu thứ hai Ngược lại, hệ thống tín hiệu thứ hai làm cho con người

nhận thức rõ hơn bản chất của sự vật hiện tượng so với hệ thống tín hiệu thứ nhất

2.1.6 Các kiểu thần kinh cấp cao

Căn cứ vào độ mạnh của quá trình thân kinh thê hiện ở cường độ vận động của hưng

phân ức chê mạnh hoặc yêu Sự can bang cua hai qua trinh than kinh cũng như tính linh hoạt của hai quá trình thân kinh (tôc độ chuyên hóa) giữa hưng phân và ức chê mà ta có 4 kiêu thân kinh chung cho cả người và động vật:

- Kiểu thần kinh mạnh, cân băng, linh hoạt - Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng không linh hoạt - Kiểu thần kinh mạnh, không cân băng

- Kiểu thân kinh yếu

Ngoài ra ở người còn có 3 kiểu thân kinh:

- Kiểu "Nghệ sĩ" loài người này ưu thế hoạt động thuộc về tín hiệu một - Kiểu "Tri thức" ưu thế hoạt động thuộc về tín hiệu hai

- Kiểu "Trung gian" cả hai hệ thống một và hai tương đương nhau

2.2 CƠ SỞ XÃ HỘI

2.2.1 Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lý con người 2.2.1.1 Thuyết tiến hoá thực chứng luận của G.Spenxơ

Con người không chỉ tổn tại trong môi trường tự nhiên mà còn tổn tại trong môi trường

xã hội, sau khi chuyến biến thành người, các qui luật và cơ chế thích nghi của động vật kế

cả cơ chế tự tạo trong kinh nghiệm cá thể cũng không thay đổi (theo quan điểm này họ đề

cao yếu tố sinh học, hạ thấp vai tro yéu tố xã hội)

2.2.1.2 Quan điểm xã hội học

Coi xã hội tạo ra bản chất người, con người là một tồn tại “giao lưu” chứ không phải là

một tôn tại xã hội hành động và quá trình “xã hội hoá” cá thê là quá trình giao lưu ngôn

ngữ, giao lưu tinh thần giữa người này với người khác đề lĩnh hội “biểu tượng xã hội”, các

tập tục, lề thói tạo ra “hành vi xã hội” Đây là quan điểm tiền bộ, đã đề cao vai trò xã hội

Trang 18

Chu nghia Mac da khang định: Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người, “ bản

chất con người không phải là cái gì trừu tượng, tổn tại đối với từng cá nhân riêng biệt, trong

tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Qui luật cơ bản chi phối sự phát triển xã hội loài người là quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng

sản xuất chứ không phải quy luật chọn lọc tự nhiên Hoạt động tâm lý của con người chịu sự tác động của qui luật xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất Chỉ có song

và hoạt động trong xã hội con người mới thực hiện được chức năng phản ánh tâm lý

Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý của con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hoá xã hội Đặc điểm cơ bản của qúa trình lĩnh hội là nó tạo ra ở con người những chức năng tâm

lý mới, những năng lực mới Qúa trình lĩnh hội là quá trình tái tạo những thuộc tính, những

năng lực của loài người thành những thuộc tính, năng lực của cá thể mỗi người, hay nói khác, thông qua cơ chế lĩnh hội mà con người tơng hồ các mỗi quan hệ xã hội, nền văn hoá

xã hội thành bản chất người, tâm lý con người

2.2.2 Hoạt động và tâm lý

2.2.2.1 Khái niệm chung về hoạt động a Hoạt động là gì?

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động tuy theo góc độ xem xét:

- Dưới góc độ triết học, hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới - Dưới góc độ sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con

người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thoã mãn những nhu cầu vật chất và

tinh thần của mình

- Dưới góc độ tâm lý học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới (khách quan) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới (khách thể) lẫn về phía con

người (chủ thé)

Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời bố sung cho nhau

+ Quá trình đối tượng hoá chủ thể: Là quá trình chủ thể chuyển năng lực của mình

thành sản phẩm của hoạt động hay nói cách khác: tâm lý con người được bộc lộ được khách

quan hoá trong quá trình tạo ra sản phẩm (còn gọi là quá trình xuất tâm)

+ Quá trình chủ thể hoá đối tượng: Khi hoạt động, con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới dé tạo nên tâm lý, ý thức nhân cách (gọi là quá trình nhập tâm)

Như vậy, bằng hoạt động con người đã tạo ra sản phâm cho thế giới vừa tạo ra tâm lý

của mình (“sản phẩm kép”) Nói cách khác, tâm lý được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động

b Đặc điểm của hoạt động

- Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”: Đối tượng hoạt động là cái mà con người cân làm ra, cần chiếm lĩnh Đó là động cơ luôn thúc đây con người hoạt động

nhằm tác động vào khách thể để làm thay đối, biến nó thành sản phẩm Đồng thời, tiếp nhận

ở đối tượng chuyển vào đầu óc mình, tạo nên cấu tạo tâm lý mới, năng lực mới cho bản

thân

- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể: hoạt động do chủ thể thực hiện (có thể một hoặc

Trang 19

- Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế

giới (khách thể) và biến đối bản thân chủ thể Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng và bị chế ước bởi nội dung xã hội

- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: trong hoạt động, con người gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý trong đầu, phương tiện ngôn ngữ, công cụ lao động Như vậy, công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung gian

giữa chủ thê - khách thể tạo nên tính gián tiếp của hoạt động

2.2.2.2 Các loạt hoạt động

Có nhiều cách phân loại khác nhau:

- Xét về phương diện cá thể, có: hoạt động học tập, vui chơi, lao động, xã hội

- Xét về phương diện sản phẩm, có: hoạt động thực tiễn, hoạt động lý luận

- Căn cứ vào tính chất, có: hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định

hướng giá trị và hoạt động giao lưu

2.2.2.3 Cấu trúc hoạt động

Theo quan điểm của N.A.Lêônchiev, hoạt động có cấu trức vĩ mô bao gồm sáu thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau, chia thành hai dãy:

Dãy thứ nhất (về phía chủ thể): hoạt động - hành động - thao tác Ba thành tổ này thuộc các đơn vị thao tác (mặt kỹ thuật của hoạt động)

Dãy thứ hai (về phía khách thể): động cơ - mục đích - điều kiện Ba thành tổ nay tao nên nội dung đối tượng (mặt tâm lý của họat động)

Trong mỗi hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động, trong mỗi hành động được thực hiện bởi những thao tác, động tác khác nhau, bản thân thao tác, động tác không có mục

đích riêng mà nó chỉ là điều kiện, phương tiện, để thực hiện các hành động, hoạt động Đối

diện với hoạt động có động cơ (mục đích chung), đối diện với hành động có mục đích

(riêng) Đối diện với thao tác là phương tiện, điều kiện Các điều kiện bảo đảm để thực hiện

mục đích của các hành động nhằm thực hiện mục đích chung (động cơ) của hoạt động Kết quả hoạt động tạo ra sản phẩm (cả về phía khách thể lẫn chủ thể) và được thực hiện trong môi trường tự nhiên, xã hội nhất định

Trang 20

2.2.3 Giao tiép va tam ly

2.2.3.1 Khai niém

Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đôi với nhau về thông tin, cảm xúc, trị giác lần

nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau

Giao tiếp xác lập, vận hành các mối quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thê này với chủ thê khác

Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xây ra với các hình thức sau đây: - Giao tiệp giữa cá nhân với cá nhân

- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm

- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng 2.2.3.2 Chức năng của giao tiếp

Trong giao tiếp, những người tham gia đều là chủ thể, do vậy họ có tác động và ảnh hưởng lần nhau

- Chức năng thông tin: Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau Môi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vua la noi tiêp nhận thông tin Thu nhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng đê phát triên nhân cách

- Chức năng cảm xúc: Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thê Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người

- Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ

quan điêm, tư tưởng, thái độ, thói quen của mình, do đó các chủ thê có thê nhận thức được

vê nhau, làm cơ sở đánh giá lần nhau và tự đánh giá bản thân mình

- Chức năng điều chỉnh hành vi: Trên cơ sở nhận thức và đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá mà môi chủ thê có khả năng tự dieu chinh hanh vi cua minh cting nhu có thê tác động đên

động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thê khác

_- Chức năng phối hợp hành động: Nhờ giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động

đê cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhăm đạt tới mục tiêu chung Đây là chức năng ø1ao tiêp phục vụ các nhu câu chung của xã hội hay một nhóm người

2.2.3.3 Các loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại dựa trên những góc độ khác nhau:

- Căn cứ vào phương tiện, có: giao tiếp vật chất; giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ

- Căn cứ vào khoảng cách, có: giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) và giao tiếp gián tiếp (qua phương tiện trung gian)

¬ Căn cứ vào qui cách, có: giao tiếp chính thức (theo quy định, thể chế, chức trách) và giao tiép không chính thức (tự do)

2.2.4 Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp 2.2.4.1 Quan hệ giao tiếp và hoạt động

Trang 21

- Giao tiép là một dạng đặc biệt của hoạt động, nó cũng diễn ra bằng các hành động thao tác, sử dụng các phương tiện khác nhau nhằm đạt mục đích, thoả mãn nhu cầu cụ thể và

được thúc đây bởi những động cơ

- Hoạt động - giao tiếp là hai phạm trù đồng đăng, phản ánh hai loại quan hệ của con

người đối với thế giới Hoạt động được hiểu là quan hệ với đối tượng là vật thể, giao tiếp là

quan hệ với con người Hoạt động và giao tiếp có quan hệ qua lại với nhau trong đời sống COn người

+ Có trường hợp, giao tiếp là điều kiện để hoạt động

+ Có trường hợp, hoạt động là điều kiện để con người thực hiện mối quan hệ giao tiếp

Ø1ữa con người với con người

2.2.4.2 Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp

Tâm lý người có nguồn góc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyền vào não người bằng chính hoạt động người đó.Trong thế giới đó, các quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội quyết định tâm lý người

Tâm lý người là kinh nghiệm lịch sử xã hội chuyển thành kinh nghiệm bản thân thông

qua hoạt động, giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo

Tâm lý là sản phẩm hoạt động, giao tiếp Hoạt động, giao tiếp và mối quan hệ giữa chúng là quy luật tông quát hình thành, biểu lộ tâm lý người

Có thể khái quát thành sơ đồ sau:

Giao tiếp

Hoạt động

Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1 Phân tích cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người 2 Tại sao nói tâm lý là sản phẩm hoạt động và giao lưu ?

Thảo luận:

- Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao

- Hoạt động là gì? Tại sao nói hoạt động tạo ra “sản phẩm kép”? Lay vi du thuc tién dé minh hoa cho 2 qua trinh xuat tam va nhập tâm của hoạt động

- Lay ví dụ về một hoạt động cụ thê để phân tích cầu trúc của hoạt động

- Giao tiếp là gì? Phân tích các chức năng của giao tiếp và cho ví dụ cụ thể về các loại giao tiếp

Trang 22

CHUONG 3

SU HiNH THANH VA PHAT TRIEN TAM LY, Y THUC VA NHAN CACH

3.1 SU HINH THANH VA PHAT TRIEN TAM LY , Y THUC 3.1.1 Sw hinh thanh va phat trién tam ly

3.1.1.1 Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý

Xét trong lịch sử tiến hoá sinh vật, những sinh vật bậc thấp có tế bào thần kinh năm rải

rác khắp cơ thể có khả năng đáp lại các tác động bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến sự

tôn tại và phát triển của cơ thể, gọi là tính chịu kích thích (ví dụ: cơ thể đơn bào do có tính chịu kích thích nên vận động di chuyền về phía ánh sáng hoặc nhiệt độ cao hơn) Đây là cơ

sở đầu tiên cho tính cảm ứng, nhạy cảm xuất hiện

Trên cơ sở tính chịu kích thích bắt đầu xuất hiện hệ thân kinh mẫu hạch đã giup cơ thể có kha nang dap lai kích thích có ảnh hưởng trực tiếp lân gián tiếp đổi với sự tôn tại của cơ

thé mà tính cảm ứng (nhạy cảm) xuất hiện (ví dụ: ếch phản ứng với kích thích gián tiếp

thông qua màu vàng hoa mướp, nhện giăng luới bắt môi, con cóc vô đớp que diêm có hình thù giống như con sâu mà nó quen ăn, que diêm gỗ chỉ báo hiệu tín hiệu cho con cóc về một

thức ăn quen thuộc) Tính nhạy cảm được coI là mầm mống đầu tiên của tâm lý Hiện tượng

tâm lý đầu tiên là cảm giác, từ hiện tượng tâm lý đơn giản nhất này dân dân phát triển lên

thành các hiện tượng tâm lý khác phức tạp hơn 3.1.1.2 Các thời kỳ phát triển tâm lý

a Xét theo mức độ phản ảnh

- Thời kỳ cảm giác: Đây là thời kỳ đầu tiên của sự phát triển tâm lý ở những động vật

không xương sống có khả năng trả lời kích thích riêng lẻ (gọi là cảm giác)

- Thời kỳ tri giác: Bắt đầu xuất hiện ở loài cá Hệ thần kinh hình ống với tuỷ sống và vỏ

não giúp động vật có khả năng đáp lại một tổ hợp kích thích ngoại giới (gọi là tri giác) - Thời ky tư duy:

+ Tư duy bằng tay: Có ở động vật bậc cao (vượn oxtralopitec) cách đây khoảng hơn 10

triệu năm, vỏ não phát triển trùm lên các phần khác của não, con vật đã biết dùng "bàn tay" để sờ mó, lắp ráp, giải quyết các tình huồng cụ thể trước mat

+ Tư duy ngôn ngữ: Đây là loại tư duy chỉ có ở người, giúp con người nhận thức được bản chất, quy luật của thế giới Nhờ có loại tư duy này mà hoạt động của con người có tính mục đích, tính kế hoạch cao nhất, hoàn chỉnh nhất, giúp con người không chỉ nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và sáng tạo chính bản thân mình

b Xét theo nguồn gốc nảy sinh

- Thời kỳ bản năng: Bản năng là hành vi bấm sinh, mang tính di truyền có cơ sở là những phản xạ không điều kiện Nhằm thoả mãn nhu cầu có tính thuần tuý của cơ thể Nhưng bản năng của con người khác xa về chất so với bản năng của con vật “bản năng của con người là bản năng có ý thức“ (C.Mác) Bản năng của con người có sự tham gia của tư duy, mang tính xã hội và mang đặc điểm lịch sử loài người

- Thời kỳ kỹ xảo: Kĩ xảo là hành vi mới tự tạo do lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành định

hình trong não động vật So với bản năng, hành vi kỹ xảo có tính mềm dẻo và khả năng biến

đổi lớn hơn

Trang 23

mối quan hệ có tính quy luật, nhằm thích ứng và cải tạo thế giới khách quan, gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thức

3.1.1.3 Sự hình thành tâm lý về phương diện cá nhân

3.1.1.3.1 Thế nào là sự phát triển tâm lý (về phương diện cá thê)

Theo nguyên lý chung của mọi sự phát triển trong thế giới, sự phát triển tâm lý trải qua nhiều giai đoạn khác Đó là quá trình chuyển đối liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác, ở

mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo quy luật đặc thù Sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo quy luật đặc thù gan

liền sự phát triển hoạt động trong đó hoạt động chủ đạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển

Mỗi giai đoạn lứa tuôi có một hoạt động chủ đạo :

- Tuổi sơ sinh là hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn

- Tuổi nhà trẻ là hoạt động với đồ vật

- Tuổi mẫu giáo là hoạt động vui chơi

- Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh

- Lao động và hoạt động xã hội là hoạt dộng chủ đạo của lứa tuôi thanh niên và người

trưởng thành

Các hoạt động chủ đạo có tác dụng quyết định chủ yếu nhất đối với sự hình thành những

nắt đặc trưng và cơ bản cho mỗi giai đoạn (thời kỳ, lứa tuôi), đông thời nó quy định tính

chât của các hoạt động khác

3.1.1.3.2 Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi - Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi: 0 -> 12 tháng

- Giai đoạn trước tuổi học: 1 -> 6 tuổi - Giai đoạn tuổi đi học: 6 -> 25 tuổi

- Giai đoạn tuổi trưởng thành: 25 -> 55, 60 tuổi - Giai đoạn tuổi giả: > 60 ti

3.1.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ý THỨC 3.1.2.1 Khái niệm chung về ý thức

3.1.2.I.I Khái niệm

Theo nghĩa rộng, ý thức được dùng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng (ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thân dân chủ )

Theo nghĩa hẹp, khái niệm ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con

người

Y thức là hình thức phản anh tam ly cao nhất chỉ có ở người, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng hiệu được Các tri thức mà con người đã tiêp thu được (phản ánh của phản ánh, tri thức về tr1 thức, hiệu biệt của hiệu biêt)

3.1.2.1.2 Các thuộc tính cơ bản ý thức

- Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thể giới: + Nhận thức cái bản chất, khái quát băng ngôn ngữ

+ Dự kiến trước kế hoạch hành vi, kết quả và làm cho hành vi mang tính chủ định

- } thức thê hiện thái độ của con người đối với thé giới: Ý thức không chỉ là nhận thức

sâu sắc của con người về thê giới mà còn thê hiện thái độ của con người đôi với nó

- Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi cua con người: Trên cơ sở nhận thức bản chât khái quát và tỏ rõ thái độ với thê giới, ý thức điêu khiên, điêu chỉnh

Trang 24

- Khả năng tự ý thức: Con người không chỉ nhận thức thế giới mà ở mức độ cao hơn là

khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiến, điều chỉnh và hoàn thiện mình 3.1.2.1.3 Cấu trúc của ý thức Trong ý thức có 3 mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiến hoạt động có ý thức của COn người: - Mặt nhán thức: + Quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức, là tang bac thấp của ý thức

+ Quá trình nhận thức lý tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đem lại

cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về hiện thực khách quan Đây chính là

nội dung cơ bản, là hạt nhân của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt

động và hoạch định kế hoạch hành vi

- Mặt thái độ của ý thức: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của

chủ thê đối với thế giới

- Mặt năng động của ý thức: Thể hiện ở khả năng điều khiến, điều chỉnh mọi hoạt động

của con người, đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cả biến cả bản thân Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động, cấu trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức Vì thế, nhu cầu,

động cơ, hứng thú, ý chí đều có vị trí nhất định trong cầu trúc của ý thức

3.1.2.1.4 Sự hình thành và phát triển ý thức

3.1.2.1.4.1 Sự hình thành ý thức của con người (xét về phương điện loài)

Chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động

là ngôn ngữ, đó là hai động lực chủ yếu đã biến bộ não vượn thành bộ óc con người, đây

cũng chính là hai yếu tô tạo nên sự hình thành ý thức con người a Vai trò lao động đối với sự hình thành phái triển ý thức

Điều khác biệt ø1ữa người với vật (người kiến trúc sư với con ong, người thợ dệt với con nhện) là trước khi lao động con người đã hình dung ra trước mồ hình cái cần làm và cách

làm ra cái đó trên cơ sở huy động toàn bộ vốn hiểu biết, năng lực trí tuệ của mình, từ đó con

người có ý thức về cái mà mình sẽ làm ra

Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiễn hành các

thao tác và hành động lao động tác động vào đối tượng tạo ra sản phẩm Ý thức của con người được hình thành, phát triển và thể hiện trong quá trình lao động

Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm con người làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm đã hình dung ra trước để đánh giá hoàn thiện sản phẩm đó

Tóm lại, ý thức được hình thành, phát triển và biểu hiện trong quá trình lao động thống

nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra b Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đổi với sự hình thành ý thức

Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm Hoạt động ngôn ngữ giúp con người ý thức về việc

sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác lao động để làm ra sản phẩm

Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra Hoạt động lao động là hoạt động tập thê mang tính xã hội Trong lao động nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo trao đối thông tin với nhau, phối hợp tác động VỚI nhau để cùng làm ra sản phẩm Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người ý thức về bản

thần mình, ý thức được người khác (biết mình, biết người), ý thức được hình thành phát

Trang 25

3.1.2.1.4.2 Sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân

a Y thức được hình thành trong hoạt động và được thê hiện trong san pham hoat dong của cả nhân: Trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm, năng lực cá nhân, hưúng thú,

nguyện vọng của mình thể hiện trong quá trình tạo ra sản phẩm Đồng thời, qua sản phẩm

hoạt động mà con người thu đựơc mọi giá trị cho bản thân tạo nên tâm lý - ý thức — nhân

cách

b Ý thức cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của con người với người khác, với xã hội: Trong giao tiếp con người đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội để có ý thức về người khác và ý thức về chính bản thân mình

c Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nên văn hoá xã hội, ý thức xã hội: Thông qua các hoạt động đa dạng, bằng con đường dạy học, giáo dục và giao tiếp

trong quan hệ xã hội, từ đó cá nhân tiếp thu, lĩnh hội các chuẩn mực, giá trị xã hội để hình

thành ý thức cá nhân

d Ý thúc cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhán thức, tự đánh giá, tự phán tích hành vì của mình: Trên cơ sở đỗi chiễu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự

giáo dục, tự hoàn thiện bản thân mà cá nhân có ý thức về bản thân mình (ý thức bản ngã - tự ý thức)

3.1.2.1.4.3 Các cấp độ ý thức

a Cấp độ chưa ý thức (vô thức)

Hàng ngày có những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người (mộng du, say rượu, người bị thôi miền, người bị động kinh ) Hiện tượng tâm lý không có ý thức (vô thức) này khác xa với từ “vô ý thức” mà ta vấn dùng (vô ý thức tổ chức kỷ luật ) Ở đây, người vô ý thức thể hiện sự thiếu ý thức tôn trọng tô chức, tôn trọng kỷ luật, quy định chung của tập thể

Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tang bác chưa ý thức - nơi mà ý thức không thực hiện

được chức năng của mình (điều khiến, điều chỉnh ) Nó bao gồm những hiện tượng tâm lý khác nhau ở tầng không (chưa) ý thức:

- Vô thức ở tầng bản năng (dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục) tiém tang, mang tinh bam sinh,

di truyền

- Vô thức còn bao gồm những hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức (tiền ý thức)

- Hiện tượng tâm thế: Là hiện tượng tâm lý dưới ý thức, hướng tâm lý sẵn sàng chờ đợi, tiếp nhận một điều gì đó, ảnh hưởng đến tính linh hoạt và tính ồn định của hoạt động Cũng

có lúc phát triển xâm nhập cả vào tầng ý thức

- Có những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần chuyên thành dưới ý thức Chăng hạn một số kĩ xảo, thói quen trở thành “tiềm thức”, một dạng tiềm tàng sâu lãng của ý thức Tiềm thức thường trực chỉ đạo hành động, lời nói, suy nghĩ của một người tới mức không cần ý thức tham gia

b Cấp độ ý thức và tự ý thức

- Ở cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi

của mình làm cho hành vi có ý thức

- Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức, biểu hiện ở các mặt sau:

+ Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến bên trong, cũng như vị thế bản thân và các quan hệ xã hội;

+ Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá;

+ Tự điều khiến, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác; + Tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân

c Y thức nhóm và ÿ thức tập thể

Trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức cá nhân sẽ phát triển dân đến cấp độ ý

Trang 26

ý thức dân tộc ) Ý thức xã hội thường được biểu hiện trong cuộc sống bằng những hành

động vì tập thể, cộng đồng, xã hội

Tóm lại, các cấp độ ý thức luôn tác động chuyển hoá bố sung cho nhau tạo nên sức

mạnh của ý thức, ý thức thông nhất với hoạt động, hình thành phát triển và thể hiện trong hoạt động, nó chỉ đạo điều khiến điều chỉnh mọi hoạt động làm cho hoạt động có ý thức

3.1.2.1.4.4 Chú ý- Điều kiện của hoạt động có ý thức

3.1.2.1.4.4.1 Khải niệm

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng

hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu

quả

Chú ý được xem như là một trạng thái tâm lý luôn “đi kèm” với các hoạt động tâm lý

khác, giúp chúng hoạt động có hiệu quả (ví dụ: chăm chú nghe, lăng tai nghe, tập trung là

biểu hiện của chú ý) Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng

của hoạt động tâm lý mà nó đi kèm Vì thế, chú ý được xem là phông, nên, điều kiện của

hoạt động có ý thức

3.1.2.1.4.4.2 Phán loại chủ ý a Chủ ý không chu định

Là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân, chủ yếu do tác động kích thích bên ngoài gây nên, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích như:

- Độ mới lạ của vật kích thích;

- Cường độ kích thích:

- Sự trái ngược giữa vật kích thích với bối cảnh; - Độ hấp dẫn, ưa thích

Loại chú ý này thường nhẹ nhàng, ít căng thăng thần kinh nhưng kém bền vững, khó duy tri lau dai

b Chú ý có chủ định

Là loại chú ý có mục đích định trước, có sự nỗ lực của bản thân Chú ý có chủ định liên

quan đến hệ thống tín hiệu 2 (ngôn ngữ) tình cảm, ý chí, xu hướng cá nhân

Hai loại chú ý trên có liên quan chặt chẽ với nhau, bố sung và chuyền hoá lẫn nhau, giúp con người phản ánh đối tượng có kết quả

c Chu y sau chủ định

Là loại chú ý vốn lúc đầu là chú ý có chủ định nhưng về sau do sự hấp dẫn, lôi cuốn vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức khoái cảm đem lại hiệu quả cao chuyển thành

không chủ định (gọi là sau chủ định)

3.1.2.1.4.4.3 Các thuộc tính cơ bản của chủ ý

a Sức tập trung chú ý: Là khả năng chỉ chú ý đến đối tượng ở trong phạm vi hẹp nhưng cần thiết cho hoạt động Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng đến gọi là khối lượng chú ý Khối lượng này phụ thuộc vào đặc điểm đối tượng cũng như nhiệm vụ và đặc điểm của

hoạt động

Nếu không tập trung chú ý sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng có những trường hợp quá say mê tập trung vào đối tượng nào đó mà quên đối tượng khác gọi là hiện tượng đãng trí

b Sự bên vững chú ý: Là khả năng duy trì chú ý lâu dài vào một hay một số đối tượng

của hoạt động, ngược với độ bền vững là sự phân tán chú ý (không bền vững) Phân tán chú

ý diễn ra theo chu kỳ có xen kẽ của sự bền vững chú ý gọi là sự dao động của chú ý

c Sự phân phối chú y: La kha nang cing một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay

Trang 27

d Sự đi chuyển chú ý: Là khả năng di chuyên chú ý từ đối tượng này sang đối tượng

khác theo yêu cầu hoạt động

Trên đây là những thuộc tính cơ bản chưa chú ý, chúng có quan hệ bố sung cho nhau

Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ vai trò tích cực hay không tuỳ thuộc vào việc ta biết sử

dụng từng thuộc tính hay phối hợp các thuôc tính theo yêu cầu của hoạt động

3.2.NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 3.2.1.KHÁI NIỆM CHƯNG VỀ NHÂN CÁCH

3.2.1.1 Nhân cách là gì?

3.2.1.1 I Khái niệm con người, cá nhân, cả tính, nhân cách

* Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự

nhiên, vừa là một thực thể xã hội

Có một định nghĩa được thừa nhận khá rộng rãi: “con người là một thực thé sinh vật- xã

hội và văn hoớ” Với quan niệm này cần nghiên cứu, tiếp cận con người trên cả 3 mặt: sinh

học, tâm lý, xã hội

* Cá nhán: dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hóa nhưng được xem xét cụ thể riêng

ở từng người, với đặc điểm vẻ sinh lý, tâm lý và xã hội, để phân biệt cá nhân này với cá

nhân khác trong cộng đồng

* Cá tính: dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý hay

sinh lý của cá thê

* Chủ thể: Khi cá nhân thực hiện một cách có ý thức, có mục đích một hoạt động hay

một quan hệ xã hội thì cá nhân đó được coi là chủ thể

* Nhán cách: Khải niệm nhân cách chỉ bao hàm phan xã hội và tâm lý của cá nhân, với

tư cách là thành viên của xã hội nhất định, là chủ thể mối quan hệ giữa người với người, của

hoạt động có ý thức và giao lưu

3.2.1.2 Khái niệm nhân cách trong tâm lÿ học

Nhân cách là một phạm trù lớn trong tâm lý học đã được nhiều trường phái, nhiều nhà tâm

lý học nghiên cứu Ở mỗi góc độ khác nhau, có các quan niệm khác nhau về nhân cách

a Một số quan niém sai lam về nhân cách:

- Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách năm trong các đặc điểm

hình thể, ở góc mặt, ở thể trạng, ở bản năng vô thức

- Quan điểm xã hội hóa nhân cách: lây các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng

xóm ) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân

Có những quan niệm chỉ chú ý đến cái chung, bỏ qua cái riêng, cái đơn nhất của con người Ngược lại, một số quan niệm khác lại chỉ chú ý đến tính đơn nhất, có một không hai của nhân cách

b Quan niệm khoa học về nhân cách:

Khái niệm nhân cách được xem như một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội- lịch sử,

nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội

cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người Có thể nêu lên một số định nghĩa như sau:

- “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang

thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A.G.Covaliov)

- “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm

Trang 28

Từ những quan điểm trên có thể nêu lên một định nghĩa về nhân cách như sau: Nhdn cách là tô hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội Của COH HgưỜi

- Trước hết, nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm của cá thể mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý

xã hội, biểu hiện giá trị và cốt cách làm người của cá nhân

- Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm

lý trọn vẹn, là tong hợp những đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cầu xác định Do vậy,

con người sinh ra không phải đã có nhân cách mà nó được hình thành trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ xã hội

- Nhân cách quy định ban sac, cái riêng của mỗi người trong sự thông nhất biện chứng với cái chung, cái phố biến của cộng đồng

- Nhân cách biểu hiện trên ba cấp độ:

+ Bên trong cá nhân: nhần cách được thể hiện dưới dạng cá tính, khác biệt với mọi

người, với cái chung Chính vì vậy, giá trị nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực của nó trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và những hạn chế của bản thân

+ Liên cá nhân: nhân cách được thê hiện trong các mối quan hệ, liên hệ với nhân cách khác Nhân cách năm trong mối quan hệ liên nhân cách Gia tri nhân cách ở cấp độ này được

thể hiện trong hành vi ứng xử xã hội của chủ thé

+ Siêu cá nhân: ở cấp độ cao nhất này, nhân cách được xem xét như một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đối ở người khác, giá trị nhân cách được xác định ở hoạt động của nhân cách này có ảnh hưởng như thế nào tới những nhân cách khác

3.2.2 Các đặc điểm cơ bản cúa nhân cách

3.2.2.1 Tính thông nhất của nhân cách

Nhân cách là một cấu trúc tâm lý tức là thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý xã hội, một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài Nói cách khác, nhân cách là một chỉnh thể thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó, nghĩa là nó không phải là tông cộng đơn giản của nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ mà là một khối thông nhất, trong đó mỗi nét nhân cách đều liên quan không tách rời với những nét nhân cách khác

Vì vậy, khi nói về một nét nhân cách (thuộc tính, phẩm chất) nào đó thì chúng ta không nên đánh giá bản thân nó là tốt hay xấu Muốn đánh giá đúng đăn một nét nhân cách nao dé ta cần phải xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với các nét nhân cách khác ở con người đó

Tính thống nhất của nhân cách còn thể hiện ở sự thông nhất giữa 3 cấp độ Ở cấp độ thứ

ba xem xét giá trị xã hội ở nhân cách ở những hoạt động, ở những mối quan hệ xã hội mà nhân cách đó tạo ra sự biến đôi ở những nhân cách khác

3.2.2.2 Tính ôn định của nhân cách

Nhân cách là tô hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ồn định, tiểm tàng của mỗi cá nhân

Nhân cách là cái được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời, biều hiẹn trong hoạt

động và mối quan hệ giao lưu của cá nhân trong xã hội Vì vậy, các đặc điểm, phẩm chất nhân cách tương đối khó hình thành và cũng khó mắt đi Mặc dù từng nét nhân cách (phẩm chất và thuộc tính) có thể bị thay đối do cuộc sống nhưng trong tổng thể thì chúng vân tạo thành một câu trúc trọn vẹn của nhân cách, cấu trúc này tương đối ôn định, ít nhất là trong một quãng thời gian nào đó của con người

Chính nhờ có tính ôn định này của nhân cách mà chúng ta có thể dự kiến trước được

hành vi của một nhân cách nảo đó trong tình huống, hoàn cảnh này hay trong tình huống, hoàn cảnh khác

Trang 29

Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội, vì thế nhân

cách mang tính tích cực Mỗi cá nhân được thừa nhận là nhân cách khi cá nhân đó tích cực hoạt động trong những hình thức đa dạng của nó, nhờ đó mà nhận thức, cải tạo thế Ø1ới qua đó mà cải tạo bản thân mình Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thê hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách

Hệ thống nhu cầu chính là nguồn sốc động lực chủ yếu của nhân cách, tính tích cực của

nhân cách biểu hiện trong quá trình thoả mãn các nhu cầu đó Con người không thoả mãn nhu cầu bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ công cụ, nhờ lao động con người đã biến đổi, sáng tạo ra các đối tượng làm cho nó phù hợp với nhu cầu của bản thân Mặt khác, con người tích cực tìm kiếm những cách thức, phương thức thoả mãn các nhu cầu là một quá trình tích cực có mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do

sự phát triển xã hội quy định nên

3.2.2.4 Tinh giao lwu của nhân cách

Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác Nhu cầu giao tiếp được xem như một nhu cầu bâm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu câu quan hệ giao tiếp với người khác, với xã hội Thông qua giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực giá trị đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Đồng thời, cũng qua giao

tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội Qua đó, con người

đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội

Đặc điểm này của nhân cách là cơ sở của nguyên tắc “giáo dục trong tập thể, bằng tập thể” do A.X.Macarenco xây dựng

3.2.3 CÂU TRÚC TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH

Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách:

1 A.G.Côvaliov cho rằng trong cấu trúc của nhân cách bao gồm: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân

2 Quan điểm coi nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản: nhận thức (tri thức và năng lực

trí tuệ) tình cảm (rung cảm, thái độ) và ý chí (phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo thói quen) 3 K.K.Platônov nêu lên 4 tiểu cấu trúc của nhân cách như sau:

- Tiểu cẫu trúc có nguồn sốc sinh học (bao gồm khí chất, giới tính, lứa tuổi và đôi khi cả

các thuộc tính bệnh lý)

- Tiểu cầu trúc về các đặc điểm của các quá trình tâm lý (cảm giác, tri giác, trí nhớ ) - Tiểu câu trúc về vốn kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen )

- Tiểu câu trúc xu hướng nhân cách (nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, lý tưởng )

4 Quan điểm coi nhân cách bao gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lý điểm hình của cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực 5 Quan điểm coi cấu trúc nhân cách bao gồm 2 mặt thống nhất với nhau: đức và tải (phẩm chất và năng lực) Phẩm chất (Đức) Năng lực (Tài)

- Phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị): | - Năng lực xã hội hoá: khả năng thích thế giới quan, lý tưởng, niềm tin ứng, hòa nhập, tính mềm đẻo, cơ động,

linh hoạt trong cuộc sống

- Phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách): |~ Năng lực chủ thé hoa: Kha nang the các nết, các thói, đức tính, tật hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng thê hiện cái riêng, cái bản lĩnh của cá nhân - Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính tự |ˆ Năng lực hành động: Khả năng hành

Trang 30

chủ, tính kỷ luật, tính quả quyết, tính | động có mục đích, chủ động, tích cực

phê phán và hiệu quả

- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, | - Năng lực giao lưu: khả năng thiết lập

tính khí và duy trì mối quan hệ với người khác

3.2.3.1 CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH

3.2.3.1.1 Xu hướng

Hoạt động của cá nhân trong cộng đồng bao giờ cũng hướng vào một mục tiêu nào đó Không thê có một hoạt động không có phương hướng (tức là không có mục tiêu, không có đối tượng) Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lý mỗi người gọi là xu hướng của nhân cách Cá nhân có thể hướng hoạt động của mình vào một sản phẩm cụ thể, một tri thức khoa học hoặc một tư tưởng chính trị đồng thời thúc day hoạt động nhằm từng bước chiêm lĩnh chúng

a Khai niém: Xu huong nhân cách là một thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân, bao hàm trong nó một hệ thông động lực quy định tính tích cực của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó

b Biểu hiện của xu hướng

* Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yêu, hợp quy luật của con người cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển

- Nhu câu Của con người có những đặc điểm sau đây:

+ Nhu cầu bao giờ cũng có đôi tượng: Khi nào nhu cau gap đối tượng có khả năng đáp ứng sự thoả mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đây con người hoạt động nhằm tới đối tượng

+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định + Nhu cầu có tính chu kỳ

+ Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu câu của con vật, nhu cầu con người mang bản chất xã hội

- Các loại nhu câu: Nhu cầu của con người rất đa dạng, tuy nhiên được phân thành 2 loại:

+ Nhu cầu vật chất gan liền với sự tồn tại của cơ thể: ăn, ở, mặc + Nhu cầu tinh thần: nhận thức, thâm mỹ, lao động, giao lưu

* Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối

với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động - Hứng thú giữ vai trò to lớn trong hoạt động của con người Trước tiên, hứng thú làm nay sinh khát vọng tìm hiệu đôi tượng, làm tăng hiệu quả của hoạt động, tăng sức làm việc

- Hứng thú tạo sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động,

do đó dù khó khăn vân cô găng vượt qua

Như vậy, cùng với nhu cầu, hứng thú là động lực thúc đây con ngươi hoạt động đạt hiệu quả cao

* Lý rưởng: là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới

- Tính chất của lý tưởng:

+ Tính hiện thực: Hinh ảnh của lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều “chất

liệu” trong hiện thực, nó có sức thúc đây con người hoạt động đê đạt mục đích hiện thực

+ Tính lãng mạn: Vì mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng là cái gì đó chỉ có thế đạt được ở tương lai, trong chừng mực nào đó nó đi trước cuộc sống

+ Tính lịch sử - xã hội: Lý tưởng của mỗi người được hình thành và biến đối cùng với sự

Trang 31

- Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác

định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đây, điều khiến toàn bộ

hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển cá nhân

* Thế giới quan: là hệ thông các quan điểm vẻ tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định

phương châm hành động của con người Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy vật biện chứng mang tính khoa học, tính nhất quán cao

* Niém tin: là một phâm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, tình cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân Niềm tin

tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận

Có thể hiểu niềm tin là một hệ thống các nhu cầu mả con người nhận thức được qua hiện

thực biến thành nhân sinh quan, thế giới quan để xem xét cuộc đời, để định hứong hành vị, cử chỉ của con người Niềm tin được củng cô nhờ có nhu cầu được thỏa mãn

* Hệ thống động cơ của nhân cách:

Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động

lực của hành vi, của hoạt động

Các thành phân trong hệ thống động cơ nhân cách có quan hệ chỉ phối lẫn nhau theo những thứ bậc, trong đó có những thành phần giữ vai trò chủ đạo, quyết định, có những thành phân giữ vai trò thứ yếu tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể của hoạt động

3.2.3.1.2 Tính cách a Khai niém

Mỗi một cá nhân đều có sự phản ứng riêng biệt khác nhau đối với những tác động của thế

giới khách quan và thế giới chủ quan Sự phản ứng này biểu hiện những thái độ riêng và

tương ứng với những thái độ đó là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng riêng của cá nhân Có một số thái độ và một số hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng đó có tính chất

điển hình, nghĩa là không phải biểu hiện một cách bất thường ma được biểu hiện thường

xuyên tương đối ốn định và bền vững, đặc trưng cho cá nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau,

được gọi là nét tính cách Nét tính cách là một bộ phận phẩm chất nhân cách biểu hiện trong hành vi cụ thể Nhiều thái độ, nhiều hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương đôi ôn định và bền

vững kết hợp lại với nhau theo một kiểu riêng biệt nhất định gọi là tính cách

Nhu vay, fính cách là một thuộc tính tám lý phúc hop cua cả nhán bao gom mot hé thong thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thông hành vị, cứ chỉ, cách nói

năng tương ng

Có những nét tính cách tốt và cũng có những nét tính cách xấu Trong cuộc sông, những

nét tính cách tốt được gọi là “đức tính”, “lòng” “tính thần” những nét tính cách xấu thường đựoc gọi là “ thói”, “tật” Một cá nhân có thể có những nét tính cách tốt lẫn những

nét tính cách xấu Xét một cá nhân tốt hay xấu là xem xét tỷ lệ giữa nét tính cách tốt và xấu

b Đặc điểm của tính cách

Tính cách mang tính ôn định và bền vững, tính thống nhất và đồng thời cũng mang tính

độc đáo, riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân Vì vậy, tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt Tính cách của cá nhân chịu sự

chế ước của xã hội

c Cấu trúc của tính cách: gồm có 2 bộ phận:

- Hệ thông thải độ của cá nhán (mặt nội dung):

+ Thái độ đối với tập thể và xã hội, thể hiện qua nhiều nét tính cách như: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái dộ chính trị, tỉnh thần đối mới, tinh thân hợp tác công đồng

+ Thái độ đối với lao dong, thể hiện ở những nét tính cách như: cần củ, sáng tạo, tiết

Trang 32

+ Thái độ đối với bản thân, thể hiện ở những nét tính cách như: khiêm tốn, tự trọng + Thái độ đối với mọi người, thể hiện ở những nét tính cách như: đoàn kết, tương thân tương ái, chân thành, cởi mở

- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân (mặt hình thức):

Đây là sự thê hiện cụ thê ra bên ngoài của hệ thong thai độ Sự thể hiện này rat da dang,

chịu sự chi phôi của hệ thông thái độ nêu trên

Cả hai hệ thống trên đều có quan hệ chặt chẽ với các thuộc tính khác chủa nhân cách, như: xu hướng, tình cảm, ý chí, thói quen, vôn kinh nghiệm của cá nhần

3.2.3.1.3 Khí chất

a Khai niém

Khí chất là thuộc tính tâm ly phức hợp của cả nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ

của các hoạt động tâm lý, thê hiện sắc thái hành vị, cứ chỉ, cách nói năng của cá nháh Khí chất chỉ rõ những hoạt động tâm lý của cá nhân diễn ra mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, bình thường hay thât thường

b Các kiểu khí chất

Kiểu khí chất là sự kết hợp của những thuộc tính khí chất khác nhau có quan hệ qua lại

với nhau một cách có quy luật

Ngay từ thời cổ đại, Hypocrat đã cho răng co thé con người có 4 chất nước với những

đặc tính khác nhau:

- Máu ở tim có đặc tính nóng

- Nước nhờn ở bộ não có thuộc tính lạnh lẽo

- Nước mật vàng ở trong gan thì khô ráo

- Nước mật đen trong da dày thì âm ướt

Tuỳ theo chất nước nào chiếm ưu thế mà cá nhân có loại khí chất tương ứng

Chất nước ưu thế Loại khí chất tương ứng

Chất máu Hang hái (Sanguin)

Nước nhờn Binh than (Flegmatique)

Mat vang Nong nay (Cholerique)

Mat den Uu tu (Melancolieque)

Ngày nay, chúng ta vẫn giữ nguyên tên gọi của các kiểu khí chất ấy như thời Hipôcrat nhưng nội dung và cơ sở sinh lý của các kiểu khí chất ấy đã được chúng ta hiểu một cách

hoàn toàn khác nhau Cơ chế sinh lý của khí chất được giải thích trên cơ sở khoa học của

học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao của Pavlov Pavlov đã khám phá ra 2 quá trình

thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế Hai quá trình thần kinh này có 3 thuộc tính cơ bản

là:

- Cường độ: khả năng chịu đựng kích thích mạnh hay yếu của hệ thần kinh

- Cân băng: sự cân đối của 2 quá trình hưng phấn và ức chế

- Linh hoạt: sự chuyển hóa từ quá trình này sang quá trình kia nhanh hay chậm

Căn cứ vào hình thái kết hợp của 3 thuộc tính trên của các quá trình thần kinh Pavlov

Trang 33

Kiểu mạnh mẽ, cân bằng „ không linh hoạt Binh thản Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng Nóng nảy Kiểu yếu Ưu tư

- Kiều khí chất hăng hái: Loại người này có hệ thần kinh mạnh Quá trình hưng phẫn và ức chế cân băng, linh hoạt

+ Biều hiện: luôn lạc quan, yêu đời, dễ thích nghi với hồn cảnh, nhiệt tình, sơi nổi, trung thực, tế nhị, vui vẻ, dễ gan, dé mén Không thích những công việc đơn điệu, làm việc đạt năng suất cao, hiểu danh, tình cảm và tư duy không sâu, lập trường ít kiên định

Đây là loại người thích hợp với những công việc ngoại giao, công việc mới mẻ vì họ sẵn sảng ủng hộ và tiếp thu cái mới Không thích hợp với công việc phải ngôi yên, it có sự giao tiếp, cần bảo mật Phê phán họ nơi đông người hoặc gay gắt họ cũng chịu đựng được, mau

giận, mau làm lành, dễ bỏ qua

- Kiểu khí chất bình thản: Loại người này có kiêu thần kinh mạnh Hưng phấn và ức chế

cân bằng nhưng sự chuyển hóa giữa 2 quá trình này lại không linh hoạt nên ít năng động, sức y lớn

+ Biểu hiện: tư duy sâu sắc, điềm tĩnh, chắc chăn, kiên trì, làm việc gì cũng tính toán kỹ càng, đa mưu, ít mạo hiểm, ưa ngăn nắp, trật tự, khả năng kiềm chế tốt Khi gặp khó khăn họ luôn bình tĩnh để tìm cách vượt qua Họ luôn chung thủy với bạn bè, ít thay đối thói quen, khó thích nghỉ với cái mới, có khi còn bảo thủ, dễ đánh mất thời cơ

- Kiểu khí chất nóng nảy: Loại người này có hệ thần kinh mạnh, không cân băng (hưng phân mạnh hơn ức chế) và linh hoại

+ Biểu hiện: hào hứng, mạnh mẽ, trung thực, thật thà, có gì nói ngay, có tính thương người, dũng cảm dám làm Hang hái, nhiệt tình với công tác, với mọi người, rất dé bị kích

động, hay nỗi khùng, khó kiềm chế bản thân, nói năng thiếu tế nhị, dễ làm mất lòng

Trong giao tiếp cần nhẹ nhàng, đối xử tế nhị, nặng khen nhẹ chê và chỉ phê bình riêng họ sẽ tiếp thu ngay và không có phản ứng Khi họ nóng giận ta nên tránh hoặc nhường nhịn

- Kiểu khí chất ưu tr: Loại người này có hệ thần kinh yếu, ức chế mạnh hơn hưng phan,

sức chịu đựng của hệ thần kinh yếu

+ Biéu hiện: song đa cảm, nội tâm, ln hồi nghị, lo lăng, cảm xúc tinh tế, nhạy cảm, mềm mỏng, tế nhị, chu đáo, dễ xúc động, rất nhân hậu, thủy chung, làm việc cần mẫn Họ khó làm quen và thích nghi với môi trường mới, ngại giao tiếp, ngại va chạm, nhẹ đạ, cả tin,

nhút nhát

Nên đối xử với họ một cách nhiệt tình, tế nhị và nhẹ nhàng, đặc biệt trong đánh giá Họ

cần được mọi người xung quanh động viên, giúp đỡ, không nên bỏ rơi hoặc cô lập họ Tóm lại, mỗi kiểu khí chất trên đều có mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định Trong thực tẾ,

Ít gặp ở một người có những nét của một kiểu khí chất thuần túy mà thường có sự giao thoa giữa các loại khí chất trong mỗi người

Khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn mang bản chất xã hội,

chịu su chi phối của đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục 3.2.3.1.4 Năng lực

a Khai niém

Nang lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của

một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả

b Các mức độ của năng lực

- Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn

Trang 34

- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nảo đó

- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất

trong hoạt động của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại C Phân loạt năng lực

Có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên thông thường người ta chia năng lực thành 2 loại: năng lực chung và năng lực riêng (chuyền biệt, chuyên môn)

- Nang luc chung: La nang luc can thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, chắng

hạn những thuộc tính vé thé luc, về trí tuệ (chú ý, quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo )

- Năng lực riêng: là sự kết hợp độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chất chuyên

môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao, chang hạn như: năng lực toán, thơ ca, hội hoạ, thé duc thé thao

Năng lực chung và năng lực riêng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, luôn bồ sung, hỗ trợ cho nhau

d Mỗi quan hệ giữa năng lực và tư chất, thiên hướng, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo * Năng lực và tư chất:

- Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bâm sinh của bộ não, của HTK, của cơ quan phân tích, cơ quan vận động tạo nên sự khác biệt giữa con người với nhau Ngoài những yêu tố bâm sinh, di truyền, trong tư chất còn chứa đựng những yếu tổ tự tạo trong đời sông cá nhân

- Tư chất là tiền đề vật chất cần thiết của sự phát triển năng lực, không quy định trước sự

phát triển của năng lực Tư chất không phải là năng lực, từ tư chất đến năng lực còn một khoảng cách Trên cơ sở tư chất có thể hình thành những năng lực khác nhau trong hoạt động, những tiền để bâm sinh được phát triển nhanh chóng những yếu tô chưa hoàn thiện được hoàn thiện thêm và những cơ chế bù trừ được hình thành để bù đắp cho những khuyết

nhược của cơ thê

Van đề phát hiện sớm và bồi dưỡng năng khiếu là một trong những vấn dé co ban của

chiến lược giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi

dưỡng nhân tài

* Năng lực và thiên hướng:

- Khuynh hướng của cá nhân đối với một loại hoạt động nào đó được gọi là thiên hướng - Thiên hướng của cá nhân có quan hệ rất chặt chẽ với năng lực Thiên hướng đối với

một hoạt động nào đó thường ăn khớp với năng lực trong lĩnh vực hoạt động đó Thiên

hướng mãnh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của

năng lực đang hình thành

- Năng lực và thiên hướng có mối quan hệ biện chứng Thiên hướng của hoạt động dẫn

đến việc hình thành năng lực và có năng lực roi thì dễ đạt được kết quả cao trong hoạt động

Chính kết quả cao này lại củng cô thiên hướng hoạt động * Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo:

Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất với nhau Dé phát triển một năng lực nào đó thì con người cần có trí thức, kỹ xảo nhất định

(điều kiện) Ngược lại, năng lực góp phan lam cho viéc tiép thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó được dễ dàng và nhanh chóng hơn Một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó nghĩa là họ đã có những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất

định về lĩnh vực này, nhưng khi có tri thức, kỹ năng kỹ xảo thuộc về một lĩnh vực nào đó

Trang 35

Hình thành năng lực là một quá trình phức tạp, năng lực của mỗi người dựa trên tư chất, nhưng điêu kiện chủ yêu là năng lực được hình thành, phát triên và thê hiện trong hoạt động

tích cực của môi người dưới sự tác động của qúa trình rèn luyện, dạy học và giáo dục

3.2.4 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN NHÂN CÁCH

3.2.4.1 Các yếu tố chỉ phối sự hình thành phát triển nhân cách 3.2.4.I.I Giáo dục và nhân cách

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh

hưởng tự giác chủ động đền con người, đưa đền sự hình thành và phát triên tâm lý, ý thức nhân cách Trong sự phát triên nhân cách thi giáo dục đóng vai trò chủ đạo

- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự phát triển nhân cách Vì giáo dục là quá trình tác

động có mục tiêu xác định, có kê hoạch, nhăm hình thành mâu người cụ thê cho xã hội là

mô hình nhân cách phát triên nhăm đáp ứng yêu câu xã hội

- Thông qua quá trình giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nên văn hóa xã hội lịch sử đê tạo nên nhân cách của mình

- Giáo dục đưa con người đến "vùng phát triển gần", vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ

có, tạo điêu kiện cho họ phát triên mạnh mẽ, đúng hướng về tương lai

- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của yếu tố khác chi phối sự hình thành

nhân cách như: Bâm sinh, di truyện, hồn cảnh sơng, u tơ xã hội, đồng thời bù đặp cho

những thiêu hụt, hạn chê do các yêu tô trên đưa đên (như người bị khuyết tật, bị bệnh, hồn cảnh khó khăn khơng thuận lợi )

- Giáo dục có thể uốn nan những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do

tác động tự phát của môi trường gây nên, làm cho nó phát triên theo hướng mong muôn của

xã hội (giáo dục lai)

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, song không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục đối với sự hình thành, phát triên tâm lý, nhân cách Giáo dục không phải là vạn năng nên cân thực

hiện trong môi quan hệ thông nhât chặt chẽ với các yêu tô khác 3.2.4.1.2.Hoạt động và nhân cách

- Hoạt động là phương thức tổn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự

phát triên nhân cách Hoạt động con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, tính

cộng đồng, được thực hiện băng những thao tác với những công cụ nhât định

- Thông qua hai quá trình đối tượng hóa chủ thể, chủ thể hóa đối tượng trong hoạt động

mà nhân cách được bộc lộ, hình thành Con người lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội băng

hoạt động của chính mình Đông thời, thông qua hoạt động con người xuât tâm “lực lượng

bản chât” (sức mạnh thê chât, trí tuệ, năng lực ) và xã hội "tạo nên sự đại diện nhân cách

của mình” ở người khác trong xã hội

- Sự phát triển nhân cách còn phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định,

vai trò hoạt động chủ đạo có ý nghĩa rât lớn trong sự phát triên nhân cách Muôn hình thành và phát triên nhân cách con người phải tham gia nhiều hoạt động khác nhau trong đó đặc

biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo Vì thê, phải lựa chọn, tô chức và hướng dan hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đôi với việc hình thành và phát triên nhân

cách

Trong công tác giáo dục cần chú ý tô chức hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp, hấp

dân lôi cuôn sự tham gia tích cực của các cá nhân Đặc biệt, cân chú trọng tô chức tôt hoạt động chủ đạo

3.2.4.1.3.Giao tiếp và nhân cách

- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, là nhu cầu xã hội cơ

Trang 36

- Nhờ giao tiếp mà con người hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá

xã hội, quy tắc, đặc điểm, chuẩn mực xã hội để tạo nên bản chất người cho chính mình

Đồng thời, thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng nhân loại

tạo điều kiện xã hội phát triển

- Qua giao tiép con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức mối quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình thông qua đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách Nói cách

khác, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức

Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người - người, là một nhân tô

cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách Song, hoạt động và g1ao

tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, nhóm và tap thé

3.2.4.1.4 Tập thể và nhân cách

Nhân cách con người được hình thành, phát triển trong môi trường xã hội, song con người lớn lên và trở thành nhân cách không phải là trong môi trường xã hội trừu tượng chung chung, mả trong môi trường xã hội cụ thể (gia đình, làng xóm, cộng đồng ) mà nó là thành viên

- Gia đình là nhóm cơ sở, là cái nôi đầu tiên để nhân cách hình thành, phát triển

- Nhóm và tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành phát triển nhân cách Trong nhóm và tập thể diễn ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú (học tập, lao động, vui chơi ) và các mỗi quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm

với nhóm là điều kiện để hình thành, phát triển nhân cách

- Thông qua hoạt động nhóm tập thể mà mọi ảnh hưởng xã hội, các mối quan hệ xã hội

tác động đên từng người Ngược lại, mỗi cá nhân tác động đến cộng đồng xã hội, đến cá

nhân khác cũng thông qua nhóm, tập thể mà nó là thành viên

- Tác động của tập thể dén cá nhân thông qua hoạt động cùng nhau, thông qua dư luận, bầu không khí tâm lý, truyền thống tập thể Vì thế, trong giáo dục thường vận dụng nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và trong tập thé

Tóm lại, bốn nhân tố trên tác động đan xen vào nhau, bố sung, hỗ trợ cho nhau trong quá

trình hình thành và phát triển nhân cách

3.2.4.I.5 Sự hoàn thiện nhân cách

- Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong mối quan hệ xã hội, dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một câu trúc nhân cách tương đối ôn định và đạt tới trình độ phát

triển nhất định Trong cuộc song, nhân cách luôn được thực hiện thông qua cá nhân tự ý

thức rèn luyện và giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách đề đáp ứng yêu câu phát triển xã hội

Mặt khác, trong cuộc sống hàng ngày ở những thời điểm nhất định, trong những hoản cảnh cụ thể, ở những bước ngoặc của cuộc đời hoặc những mâu thuẫn gay gắt giữa cá nhân và xã hội mà cá nhân có thể có những chệch hướng trong sự biến đôi nhân cách so với chuẩn mực chung, thang giá trị chung của xã hội, có thê đưa đến sự phân ly, suy thoái nhân cách,

điều đó đòi hỏi cá nhân phải tự điều khiến, điều chỉnh, tự rèn luyện theo chuẩn mực, phù hợp qui luật phát triển khách quan của xã hội Vì thế, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện có ý

nghĩa rất lớn trong sự hoàn thiện nhân cách

- Trong sự hình thành phát triển nhân cách, con người tuân thủ các chuẩn mực và tư

cách, yêu cầu xã hội đối với cá nhân đó là những chuẩn mực cơ bản, là mục tiêu giới hạn,

điều kiện và các hình thức ứng xử, trong mọi lĩnh vực đời sống con người

Các quy tắc, yêu cầu xã hội được ghi thành văn bản, thành pháp luật điều lệ, pháp

quy hoặc chỉ là quy định có tính ước lệ trong cộng đồng được mọi người thừa nhận tuân theo Song trong quá trình sống hoạt động con người có thể có những sai lệch tới sự phát triển nhân cách Những hành vi không phù hợp chuẩn mực gọi là hành vi sai lệch

Trang 37

+ Do cá nhân nhận thức sai hoặc không day đủ các chuẩn mực dẫn đến vi phạm

+ Có thể do quan điểm của cá nhân khác với các chuẩn mực chung cho nên cá nhân không chấp nhận

+ Có thể cá nhân biết mình sai nhưng vẫn cô tình vi phạm chuẩn mực chung

+ Có thê do sự biến dạng các chuan mực xã hội, các chuẩn mực cũ không còn phù hợp với

điều kiện xã hội lịch sử hoặc chuẩn mực không ổn định, không rõ rệt, trường hợp này cá nhân

thường hành động theo số đông những người thường làm

Các hành vi sai lệch đều gây nên những hậu quả xâu cho cá nhân và xã hội làm suy thoái nhân cách con người Do vậy, cân có sự ngăn ngừa, uốn nam, giao duc để con người có hành vị phủ hợp chuẩn mực, tránh sai lệch Giáo dục là biện pháp tốt nhất trong việc ngăn ngừa sai

lệch chuẩn mực xã hội

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1 Tâm lý người được hình thành phát triển như thế nào ?

2 Ý thức là gì ? ý thức được hình thành và phát triển như thế nào?

3 Chú ý là gi ? Phân tích các thuộc tính cơ bản của chú ý

Thảo luận: - Phân tích vai trò của lao động, ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức và rút ra bài học sư phạm

- Chú ý là gì? Cho ví dụ về các loại chú ý

- Làm rõ các thuộc tính của chú ý và rút ra kết luận sư phạm

5 Nhân cách là gì? Phân tích đặc điểm nhân cách 6 Phân tích các thuộc tính tâm lý của nhân cách

7 Phân tích các yếu tố chi phối sự hình thành phát triển nhân cách và rút ra kết luận sư phạm can thiệt

8 Tại sao chúng ta phải hoàn thiện nhân cách?

Thảo luận:

- Rút ra kết luận sư phạm từ sự phân tích các đặc điểm cơ bản của nhân cách

Trang 38

CHUONG 4 HOAT DONG NHAN THUC

4.1 NHAN THUC CAM TINH

4.1.1 Cam giac 41.1.1 Khai niém

Mỗi sự vật hiện tượng xung quanh ta đều bộc lộ bởi hàng loạt các thuộc tính bề ngoài như: màu sắc, âm thanh, kích thước, trong lượng, khối lượng, tính chat Những thuộc tinh

đó được liên hệ với bộ não người nhờ cảm giác - hình thức đầu tiên, thấp nhất mà qua đó mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi trường được thiết lập

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ảnh tùng thuộc tính riêng lẻ cua sự vát hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta

4.1.1.2 Đặc điểm của cảm giác

- Là một quá trình tâm lý (có nảy sinh, diễn biến và kết thúc) Nguồn kích thích gây ra cảm

giác chính là bản thần sự vật, hiện tượng khách quan và chính các trạng thai tam ly cua chung ta, được con người phản ánh và cho ra cảm giác tương ứng

- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng

- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, sự vật hiện tượng phải

trực tiếp tác động vào giác quan của ta thì mới gây ra cảm giác

- Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật Cảm giác của con người mang bản chất xã hội, thể hiện:

+ Đối tượng phản ánh không những là sự vật hiện tượng vốn có trong tự nhiên mà còn có cả ở những sản phẩm do con người làm ra

+ Cơ chế sinh lý của cảm giác không chỉ giới hạn hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn bao gồm cả hệ thống tín hiệu thứ hai

+ Tuy là mức độ định hướng đâu tiên, sơ đăng nhưng cảm giác không phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật Cảm giác ở con người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác

+ Cảm giác con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục

4.1.1.3 Phân loạt cảm giác

Căn cứ vào nguồn kích thích gây nên cảm giác ở ngoài hay ở trong co thé, cam giác

được chia thành hai lọaI:

* Cảm giác bên ngoài:

- Cảm giác nhìn (thị giác): Nảy sinh do tác động của các sóng ánh sáng phát ra từ các sự vật Cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thị giác Loại cảm giác này cho ta biết hình thù, khối

lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự vật Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế g101

bên ngoài của con người, nảy sinh do các sóng điện từ dài từ 380 đến 770 mi-li-mi-crông tác động vào mắt

- Cảm giác nghe (thính giác): Nảy sinh do những sóng âm (dao động của không khí) gây nên Cơ sở sinh lý là bộ máy phân tích thính giác Phản ánh những thuộc tính về âm thanh,

tiếng nói (cao độ, cường độ và âm sắc) Có thể phản ánh được các âm có cao độ từ l6 đến

20 000 hec (tân số giao động trong một giây) và tốt nhất ở cao độ 1000 héc Loại cảm giác này có ý nghĩa rất lớn trong đời sống, đặc biệt là trong giao lưu ngôn ngữ và cảm nhận một

Trang 39

- Cam giác ngửi (khứu giác): Do phân tử của các chất bay hơi tác động lên mang ngoia của khoang mũi cùng không khí gây nên Cơ sở sinh lý là bộ mãy phân tích khứu giác Loại cảm giác này cho ta biết thuộc tính mùi của đối tượng

- Cảm giác nếm (vị giác): Được tạo nên do tác động của các thuộc tính hoá học của các chat hoa tan trong nước lên cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm khâu, cho ta biết thuộc tính vị của đối tượng, có 4 lọai: Cảm giác ngọt, cảm giác chua, mặn và đăng

- Cảm giác da (mạc giác): Do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da tạo nên Cho ta biết sự đụng chạm, sức ép của vật vào da cũng như nhiệt độ của vật Cảm giác

da gồm 5 loại: Cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau

* Cảm giác bên trong:

- Cảm giác vận động (còn gọi là cảm giác cơ khớp): là cảm giác về vận dong va vi tri cua

từng bộ phận của thân thể phản ánh độ co duỗi của các cơ, dây chẳng, khớp xương của thân

thể Phần lớn các cơ quan thụ cảm vận động được phân bổ ở các ngón tay, lưỡi và môi vì đó

là những cơ quan phải thực hiện những cử động lao động và ngôn ngữ tỉnh vĩ và chính xác Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành cảm giác sờ mó đối với một số hoạt động nghề nghiệp loại cảm giác này có ý nghĩa vô cùng quan trọng

- Cảm giá thăng bằng: Cho ta biết vị trí và phương hướng chuyển động của đầu ta so với phương của trọng lực Cơ quan của cảm giác thăng bang nam ở thành của ống bán khuyên ở tai trong và liên quan chặt chẽ với nội quan Cơ quan cảm giác thăng băng bị kích thích quá mức sẽ gây mất thăng bằng ta cảm thấy chóng mặt, có khi nôn mửa

- Cảm giác cơ thể: Cho ta biết những biến đổi trong họat động của các cơ quan nội tạng, bao gồm cảm giác đói, no, khát, buồn nôn va các cảm giác khác liên quan đến hô hấp và tuân hoàn

- Cảm giác rung: do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân thể tạo nên Nó phản ánh sự rung động của các sự vật, cảm giác này đặc biệt phát triển mạnh ở người điếc,

nhất là những người vừa điếc vừa câm

4.1.1.4 Các quy luật cơ bản của cảm giác a Qui luật ngưỡng cảm giác

- Ngưỡng cảm giác: Muốn có cảm giác phải có kích thích vào các giác quan và kích thích

đó phải đạt tới một giới hạn nhất định Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gáy ra được

một cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác - Có hai ngưỡng cảm giác:

+ Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ kích thích tối thiêu đủ để gây được cảm giác

(còn gọi là ngưỡng tuyệt đối)

+ Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây cho ta cảm giác - Trong phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác (phía dưới và phía trên) là vùng cảm giác được, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất

Mỗi giác quan thích ứng với một loại kích thích nhát định và có những ngưỡng xác định

- Ngưỡng sai biệt: Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai

kích thích đủ để ta phân biệt sự khác nhau giữa chúng Ngưỡng sai biệt là một hăng sô

(const)

- Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm của ngưỡng sai biệt: ngưỡng tuyệt đối của cảm giác càng thấp thì độ nhạy cảm của cảm giác càng cao và ngược lại Tương tự, ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng lón

Trang 40

b Qui luật về sự thích ứng của cảm giác

- Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả

năng thích ứng với kích thích Thích ứng là khả năng thay đối độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích

- Có nhiều kiểu thích ứng của cảm giác:

+ Giảm độ nhạy cảm đối với kích thích quá mạnh

+ Tăng độ nhạy cảm đối với kích thích quá yếu

+ Cảm giác hoàn toàn mắt đi khi quá trình kích thích kéo dài

- Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng của các loại

cảm giác khác nhau Cảm giác nhìn có khả năng thích ứng cao, cảm giác đau hầu như không thích ứng Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do hoạt động nghề nghiệp và rèn luyện

c Qui luát VỀ sự tác động qua lại của cảm giác

- Cảm giác không tồn tại độc lập mà chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau, sự tác động

làm thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới một ảnh hưởng của một cảm giác kia Sự tác động qua lại diễn ra theo quy luật sau:

+ Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia

+ Sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ

quan phân tích kia

- Sự tác động qua lại giữa các cảm giác được diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp, giữa các

cảm giác cùng loại hay khác loại Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó

hay đồng thời gọi là hiện tượng tương phản trong cảm giác Có 2 loại tương phản: đồng thời

và nối tiếp

Cơ sở sinh lý của quy luật này là mối liên hệ trên vỏ não của các cơ quan phân tích và quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế trên vỏ não

4.1.1.5 Vai tro của cảm giác

- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người và là nguồn cung cấp nguyên

liệu để con người tiễn hành hoạt động nhận thức cao hơn, “cảm giác là viên gạch xây nên

toà lâu đài nhận thức” (V.IL.Lênin) Đặc biệt, với những người khuyết tật, cảm giác là con đường nhận thức quan trọng đối với họ

- Cảm giác còn là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, đảm bảo cho hoạt động thần kinh bình thường của con người

4.1.2 Tri giác 4.1.2.1 Khai niém

Khác với cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là

tong thể các thuộc tính riêng lẻ mà là một sự phản ánh sự vật hiện tượng nói chung trong tong hoà các thuộc tính bề ngoài của chúng Đề phản ánh đúng đắn các sự vật, hiện tượng đó, các cảm giác riêng lẻ, do sự hoạt động của các cơ quan phân tích đem lại, được tong hop lại trong vỏ não và đem lại cho con người một hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về các sự vật,

hiện tượng

Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bê ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta

4.1.2.2 Đặc điểm của trì giác

- Cũng là quá trình tâm lý phản ánh những thuộ tính bề ngoài của sự vật hiện tương

Ngày đăng: 30/05/2021, 17:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w