1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình triết học trong khoa học tự nhiên và phương pháp dạy học phần triết học

100 555 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Triết học tự nhiên được mệnh danh là khoa học của các khoa học bao hàm trong đó mọi tri thức của con người về thế giới như toán học, vật lý học, hoá học, đạo đức học, mỹ học...Chính vì t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ)

TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC

Tác giả: Th.s Lương Thị Lan Huệ

Năm 2017

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU -*&* -

Nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít không thể tách rời của triết học và khoa học

tự nhiên, đương thời A.Anhxtanh đã viết: “Các khái quát hóa triết học cần phải dựa trên

kết quả khoa học” Thực tiễn cho thấy, sự phát triển của khoa học tự nhiên và những vấn

đề do nó đã đặt ra buộc giới khoa học phải lý giải chúng dưới góc độ triết học Trong

các tác phẩm của Ăngghen cũng từng khẳng định các phát minh khoa học tự nhiên đặc

biệt là ba phát minh khoa học tự nhiên thế kỷ XIX (Học thuyết Bảo toàn và chuyển hóa

năng lượng, học thuyết Tiến hóa, học thuyết Tế bào) đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xác

lập thế giới quan duy vật biện chứng của CácMác và Ăngghen Ông viết: “Nhờ ba phát

hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớn lao khác của khoa học tự nhiên, mà ngày nay

chúng ta có thể vạch ra những nét lớn, không những mối liên hệ giữa các sự vật hiện

tượng của tự nhiên trong những lĩnh vực khác nhau mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực

khác nhau ấy, và do đó trình bày một bức tranh tổng quát của toàn bộ tự nhiên, coi như

một chỉnh thể cố kết, dưới một hình thức khá có hệ thống bằng các tài liệu do chính khoa

học tự nhiên thực nghiệm cung cấp cho” Do đó, để nghiên cứu sâu bản chất triết học

Mác-Lênin không thể không nghiên cứu giá trị khoa học tự nhiên với tính cách là cơ sở,

tác động qua lại, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển triết học Mác-Lênin Nghiên

cứu triết học trong khoa học tự nhiên sẽ giúp cho giảng viên, giáo viên giảng dạy triết

học tốt hơn, sâu sắc hơn

Phải nói rằng, đây là học phần đang mới mẻ, tài liệu tham khảo để giảng dạy và

nghiên cứu còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu của môn học Nhằm đáp ứng nhu

cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên đồng thời nghiên cứu để hiểu sâu hơn nội dung

học phần, chúng tôi đã biên soạn bài giảng “Triết học trong khoa học tự nhiên và

phương pháp giảng dạy Triết học” Bài giảng gồm có 4 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về triết học trong khoa học tự nhiên

Chương 2: Một số chuyên đề triết học trong khoa học tự nhiên

Chương 3: Tổng quan về phương pháp giảng dạy triết học ở trường THPT

Chương 4: Soạn và thực hành giảng dạy triết học ở trường THPT

Mặc dù đã cố gắng để thâu tóm nội dung bài giảng một cách đô đọng, hệ thống và

khoa học nhất, tuy nhiên không thể tránh khỏi sai sót cần chỉnh sửa và bổ sung Rất

mong nhận được ý kiến phản hồi từ các sinh viên và giảng viên để bài giảng hoàn thiện

hơn

Tác giả

Lương Thị Lan Huệ

Trang 3

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC

TỰ NHIÊN 2

1.1 Những vấn đề triết học của khoa học tư nhiên 2

1.2 Vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của triết học 11

1.3 Khả năng tiên đoán của triết học trong lĩnh vực của khoa học tự nhiên 18

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC TRONG KHTN 28

2.1 Triết học trong sinh học 28

2.2 Triết học trong toán học 36

2.3 Triết học trong vật lý học 44

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 49

3.1 Nguyên tắc giảng dạy triết học 49

3.2 Phương pháp giảng dạy nguyên lý, quy luật triết học 54

CHƯƠNG 4: SOẠN VÀ THỰC HÀNH GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 58

4.1 Quan niệm về thiết kế bài dạy học 58

4.2 Các bước thiết kế bài dạy học môn triết học ở trường trung học phổ thông 59

4.3 Soạn giáo án và tổ chức giảng dạy cho sinh viên 64

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRIẾT HỌC TRONG KHOA

HỌC TỰ NHIÊN 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1.1.1 Triết học và triết học tự nhiên

Vào thời kỳ cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, triết học đã xuất hiện ở ba trung tâm văn minh nhất của nhân loại đó là Ấn

Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại

Theo tiếng Ấn Độ cổ xưa, thuật ngữ triết học có tên gọi là Darsana, có ngiax

là con đường chiêm ngưỡng, suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.Trong triết học Trung Quốc thuật ngữ triết học được gọi là “tri xuế’ có nghĩa là học cách dùng trí tuệ để truy tìm bản chất của sự vật.Trong tiếng Hy Lạp, thuật ngữ triết học bắt nguồn từ chữ “Philosophia” Từ Philosophia được hình thành từ sự ghép nối của hai từ “Philos’ là yêu mến và “Sophia” là sự thông thái Vì thế lý giải theo từ gốc thì triết học có nghĩa là yêu mến sự thông thái Tuy nhiên lý giải theo từ gốc như vậy chưa nêu lên được nội hàm của khái niệm Triết học Bởi vì nó không chỉ

ra được đối tượng, nội dung, chức năng và nhiệm vụ của triết học

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới về vị trí của con người trong thế giới đó

Triết học chỉ ra đời khi hội tụ đầy đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, trong xã hội đã xuất hiện sự phân công lao động, tách lao động trí

óc ra khỏi lao động chân tay, đã có sự phân hoá giai cấp rõ rệt Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người thì đây chính là thời kỳ chuyển biến từ chế độ từ chế độ

xã hội công xã nguyên thuỷ sang xã hội chiếm hữu nô lệ ở thời kỳ này một số người lao động trí óc thuộc tầng lớp chủ nô chuyên tìm cách lý giải nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội Họ đưa ra những nhận định khái quát, trừu tượng có

hệ thống mang tính lý luận Đây là cơ sở tự nhiên, xã hội của sự nẩy sinh triết học

Trang 5

Thứ hai, trình độ nhận thức nói chung, tư duy trừu tượng và khái quát của con người nói riêng phải đạt đến một trình độ nhất định Bởi vì sự phản ánh thế giới vào trong đầu óc của con người với tính cách là triết học không còn dừng lại ở

sự mô tả tự phát trực tiếp, giản đơn, rời rạc, bề ngoài mà phải là sự phản ánh chủ động , tích cực, tự giác, một hệ thống những quan niệm chung có tính quy luật của

sự vật hiện tượng Những quan niệm như thế không thể hình thành ngay khi con người mới xuất hiện mà phải qua một quá trình tích luỹ tri thức, tư duy con người đạt đến trình độ khái quát hoá, trừu tượng hoá, đủ sức tách bản chất của sự vật ra khỏi sự vật cụ thể, lấy cái chung từ trong những sự vật riêng lẻ Chính những điều kiện thực tiễn xã hội và nhận thức đó là những nhân tố dẫn đến sự xuất hiện triết học với tính cách là một hình thái ý thức xã hội mang tính khái quát, trừu tượng cao

Ngay từ khi ra đời, triết học đã có những đặc điểm riêng biệt Đặc điểm chính của triết học là ngay từ khi mới ra đời nó là hệ thống những quan điểm chung nhất của con người về thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy), lý giải sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng Nó có những đặc điểm riêng biệt Trước hết

nó là một hình thái ý thức xã hội cổ xưa nhất của nhân loại và quan trọng nhất Bởi

vì đây là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhận thức của con người Nó là sự tổng hợp những quan niệm chung nhất của con người về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới đó Vì vậy triết học tác động mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất đối với việc xác định phương hướng và giải pháp cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Vai trò tác động ấy của triết học ngày càng tăng lên cùng với quá trình phát triển tri thức của nhân loại Triết học tồn tại mãi mãi trong đời sống của con người

Triết học khác với các hình thái ý thức khác ở chỗ: Nó xem xét thế giới trong một chỉnh thể nhằm xác định bản chất, những quy luật vậ động và phát triển của thế giới, từ đó vạch ra con đường, phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới

Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, triết học tập trung giải quyết vấn đề cơ bản lớn của nó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Điều này đã được

Trang 6

Ăngghen khẳng định: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học đặc biệt là triết học hiện đại đó là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại Sở dĩ vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được xác định là vấn đề cơ bản của triết học, bởi vì tất cả các sự vật và hiện tượng chúng ta gặp trong đời sống hằng ngày hoặc là những sự vật hiện tượng tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người, hoặc là những hiện tượng tồn tại trong ý thức tinh thần con người Đó là hai lĩnh vực “vật chất” và “tinh thần” Hai phạm trù triết học này rộng nhất, quan trọng nhất làm cơ sở nền tảng cho sự hình thành mọi tư tưởng triết học khác Hơn nữa hai phạm trù này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, tồn tại không tách rời nhau khiến cho một nhà triết học nào cũng đều tìm hiểu giải quyết mối quan hệ giữa chúng Việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo khuynh hướng nào sẽ quyết định việc giải quyết tất cả vấn đề khác trong triết học theo khuynh hướng đó Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được xác định là vấn đề cơ bản của triết học bởi lẽ việc giải quyết mối quan hệ đó sẽ là tiêu chuẩn

để phân biệt giữa các trường phái, trào lưu, quan điểm triết học trong lịch sử thuộc loại duy vật hay duy tâm

Vấn đề cơ bản của triết học có cấu trúc phức tạp nhưng ở góc độ khái quát

nó được thể hiện ở hai mặt: Mặt thứ nhất giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Tuỳ theo cách giải quyết khác nhau về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học mà các học thuyết được chia thành hai trào lưu chính đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người và đóng vai trò quyết định đối với ý thức Còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người Trong lịch sử vận động và phát triển của chủ nghĩa duy vật được chia thành ba hình thức nối tiếp nhau đó là chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trang 7

Đối lập với cách giải quyết của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cho rằng, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, vật chất

là cái có sau, ý thức đóng vai trò quyết định vật chất Trong quá trình tồn tại và phát triển chủ nghĩa duy tâm chia thành hai hình thức thể hiện đó là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan Hai cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên đều xuất phát từ một nguyên thể hoặc là vật chất hoặc là tinh thần.Vì vậy, chúng được gọi là các trường phái nhất nguyên luận Bên cạnh đó còn

có trường phái nhị nguyên luận, cho rằng cả hai nguyên thể vật chất và ý thức cùng tồn tại song song với nhau không có cái nào có trước hay có sau, không cái nào quyết định cái nào Về thực chất đây không phải là một cách thức mới mà là một khuynh hướng muốn dung hoà hai khuynh hướng Cho nên trong lịch sử thực tiễn của triết học nhị nguyên luận đều rơi vào chủ nghĩa duy tâm

Sự phân định cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo hai khuynh hướng duy vật và duy tâm không phải là sự tuỳ tiện mà ẩn nấu sâu sa vấn đề hệ tư tưởng lẫn vấn đề lợi ích giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội Khuynh hướng duy vật trong triết học là khuynh hướng tư tưởng của những lực lượng , các giai cấp tiến bộ, cách mạng trong xã hội Khuynh hướng đó có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học cụ thể Ngược lại khuynh hiướng duy tâm là khuynh hướng tư tưởng của các lực lượng và các giai cấp lạc hậu, phản tiến bộ trong xã hội Các giai cấp lực lượng này đã sử dụng triết học duy tâm để mê hoặc quần chúng nhằm cũng

cố địa vị thống trị , bảo vệ lợi ích giai cấp của họ Chính vì vậy, khuynh hướng duy tâm thường có mối quan hệ chặt chẽ với tôn giáo và mang tính phản cách mạng

Khi giải quyết mặt đề thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học tức là con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan hay không Trong lịch sử triết học có hai quan điểm khác biệt nhau đó là khuynh hướng khẳng định và khuynh hướng phủ định Khuynh hướng khẳng định cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan (khả tri), còn khuynh hướng phủ định cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế giới khách quan (bất khả tri) Những trào lưu khuynh hướng triết học đối lập nhau luôn luôn đấu tranh

Trang 8

với nhau, phủ định lẫn nhau Cuộc đấu tranh này diễn ra hết sức phức tạp gay gắt, quyết liệt trong lịch sử triết học tạo nên động lực cho sự vận động và phát triển của triết học

Bằng việc khái quát từ thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản chống lại sự áp bức, bất công của giai cấp tư sản ở thế kỷ XIX, nhờ sự

kế thừa phát triển sáng tạo các trào lưu triết học đặc biệt là triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp và Anh, kinh tế chính trị cổ điển Anh và các phát minh khoa học thời đó mà triết học Mác-Lênin đã ra đời Triết học Mác-Lênin đã thống nhất được tính lý luận và thực tiễn, tính cách amngj và khoa học, sáng tạo Vì vậy, triết học Mác-Lênin chẳng những là hệ tư tưởng khoa học tiên tiến nhất của thời đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới Chỉ có triết học Mác-Lênin với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mới trang bị cho con người thế giới quan đúng đắn trong việc nhận thức và cải tạo thế giới

Ngoài ra, triết học Mác-Lênin còn giải quyết một cách khoa học về các vấn

đề không gian, thời gian,, vận động, các quy luật cơ bản của triết học, lý luận nhận thức, hình thái kinh tế xã hội, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng , ý thức xã hội và vấn đề con người Vì vậy, triết học Mác-Lênin được xem là một môn khoa học nghiên cứu đúng đắn những quy luật chung nhất của tự nhiên-xã hội và tư duy và về vai trò của con người trong thế giới đó

Giới tự nhiên tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, thường xuyên tác động vào các giác quan của con người buộc con người phải nhận thức và

lý giải nó Vì thế cùng với sự ra đời và phát triển của nhận thức thì khái niệm “triết học tự niên” cũng nảy sinh và vận động trong lịch sử Về bản chất triết học tự nhiên là một hình thái ý thức xã hội nghiên cứu những quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên với tính cách là một chỉnh thể Tuy nhiên trong lịch sử vận động và phát triển tư tưởng riết học của nhân loại có nhiều quan niệm khác nhau về triết học tự nhiên

Trang 9

Ở thời kỳ cổ đại, triết học tự nhiên là một hình thái ý thức dung hợp tất cả những tri thức con người về thế giới Tức là mọi sự hiểu biết của con người về tự nhiên-xã hội và tư duy Lúc đó chưa có sự phân định những tri thức nào là tri thức khoa học tự nhiên, tri thức nào là khoa học xã hội Triết học tự nhiên được mệnh danh là khoa học của các khoa học bao hàm trong đó mọi tri thức của con người về thế giới như toán học, vật lý học, hoá học, đạo đức học, mỹ học Chính vì thế mà trong thời kỳ cổ đại, triết học tự nhiên thường được người Hy Lạp cổ đại cho là vật

Thời kỳ phục hưng cùng với những phát minh vĩ đại có tính chất mở đường của Copecnich về hệ nhật tâm (trái đất quay xung quanh mặt trời) đã khiến những

tư tưởng đúng đắn về tự nhiên trước đây được phục hồi, phổ biến và phát triển Triết học tự nhiên thời kỳ này được trang bị kiến thức khoa học tự nhiên nên nó mang tính biện chứng và duy vật sâu sắc Chẳng hạn về tính vô hạn của thế giới tự nhiên và tính vô số những thế giới tạo nên giới tự nhiên (Bruno) hay tư tưởng về trùng hợp của các mặt đối lập trong cái vô cùng lớn và vô cùng bé của Nicolai Cuda

Từ thế kỷ XVII, một loạt các lĩnh vực của khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, cơ học rồi đến sinh học dần tách ra khỏi triết học tự nhiên và trở thành khoa học độc lập Trong sự vận động và phát triển giữa các khoa học đó vẫn có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển

Bước sang thế kỷ XVIII, trong triết học của phái khai sáng, triết học tự nhiên

đã nêu lên mối quan hệ phổ biến giữa các ngành khoa học này và đã có khuynh hướng phát triển mạnh mẽ sâu rộng hơn so với trước đó

Trang 10

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học tự nhiên của Seelinh đã đóng một vai trò to lớn Mặc dù vẫn dựa trên cơ sở duy tâm nhưng ông đã nêu lên những

tư tưởng thống nhất giữa các lực lượng của tự nhiên Bên cạnh đó có một số nhà triết học theo trào lưu duy tâm của những nhà vật lý học đã không bác bỏ được chủ nghĩa duy vật cũng không chứng minh được mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm với thế giới tự nhiên Khi nhận xét những đặc điểm chung của triết học tự nhiên thời kỳ này, trong tác phẩm “Lut Vich Phobach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức’ Ăngghen đã viết rằng: Triết học đó chỉ có thẻ làm nhiệm vụ cung cấp một bức tranh bao quát về thế giới nhưng đồng thời đưa ra nhiều điều vô lý nhưng không thể nào khác thế được

Như vậy, chúng ta thấy ngay từ khi mới xuất hiện với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học tự nhiên đã dung hợp tất cả những tri thức của con người về thế giới Nó bao gồm tất cả các bộ môn khoa học có tham vọng là khoa học của các khoa học Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử tư tưởng nhận thức nhân loại nội dung của triết học tự nhiên đã bị phân hoá biến đổi, khi thì duy vật khi thì duy tâm phản khoa học Thành thử triết học tự nhiên tuy có một số giá trị nhất định nhưng đã bộc lộ sự ngưng trệ, ốm yếu già nua cần phải thay thế một thứ triết học khác tiến bộ hơn đáp ứng với sự phát triển của triết học

Triết học Mác-Lênin là đỉnh cao nhất trong sự phát triển của tư tưởng triết học nhân loại Nó là kết quả của sự kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ triết học

và các khoa học khác đồng thời còn là sản phẩm của trí tuệ thiên tài của CácMác, Ăngghen và Lênin Vì vậy mà triết học Mác-Lênin mới trang bị được cho con ngươi thế giới quan đúng đắn và phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới Triết học Mác-Leenin bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với đời sống thực tiễn xã hội, liên hệ chặt chẽ với các khoa học đặc biệt là khoa học tự nhiên

1.1.2 Khoa học và khoa học tự nhiên

Khoa học là một hiện tượng xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử nhận thức của loài người Nó phát sinh trong thời kỳ chuyển biến từ chế độ cộng sản nguyên

Trang 11

thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ, khi có sự phân công lao động tách lao động trí

óc ra khỏi lao động chân tay

Khi trả lời cho câu hỏi “Khoa học là gì?” nhà triết học Arixtot cho rằng ‘Khoa học

là sự xác định đối tượng” Quan niệm như vậy chưa vạch ra được bản chất của khoa học mà chỉ phần nào nêu ra được mục đích, nhiệm vụ của khoa học Nhà triết học Hêgnh cho rằng ‘Khoa học thể hiện như một vòng tròn, căn cứ đơn giản bằng cách trung gian hoá , vả lại vòng tròn này cũng đồng thời là một vòng tròn của các vòng trong khác những vòng khâu của dây chuyền này thể hiện như một khoa học riêng biệt” Quan niệm này nêu lên được mối liên hệ giữa các khoa học mà chưa nêu lên được bản chất của khoa học Nà duy vật không triệt để người Pháp là Benray lại quả quyết: “Khoa học thahf quả của nhận thức trí tuệ chỉ dùng để đảm bảo cho chúng ta chi phối được thế giới tự nhiên Nó chỉ cho chúng ta biết được cách sử dụng sự vật nhưng không nói gì hết về bản chất sự vật” Quan niệm này chỉ nêu ra được vai trò tác dụng của khoa học nhưng chưa nêu lên được bản chất của khoa học thậm chí còn phủ nhận bản chất của khoa học

Cho đến nay vẫn còn có sự tranh cải, chưa thống nhất về nội hàm khái niệm khoa học Gần đây các giáo trình triết học Mác-Leenin thường sử dụng khái niệm khoa học của tác giả Lê Hữu Nghĩa đó là “Khoa học là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn, phản ánh dưới dạng logic trừu tượng những thuộc tính, kết cấu , những mối liên hệ bản chất, những quy luật của tự nhiên xã hội và bản thân con người Điều ghi nhận ở định nghĩa này là tác giả đã khẳng định ‘khoa học là một hệ thống những tri thức chân thực về thế giới” tức là tác giả đã đề cập đến phần nào bản chất của khoa học và phạm vi của nó ‘phản ánh các quy luật tự nhiên-xã hội và tư duy” Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy khoa học có những đặc trưng cơ bản sau:

- Khoa học với tính cách là một hệ thống những tri thức, hình thái ý thức xã hội phản ánh bản chất của thế giới khách quan nhưng đồng thời lại ở bên ngoài thế giới đó Nghĩa là đối tượng của khoa học là các quy luật vận động của cả tự nhiên,

Trang 12

xã hội và tư duy Đó là sự phản ánh thế giới chứ không phải là chính bản thân thế giới đó

- Hệ thống tri thức được coi là khoa học bao gồm toàn bộ những hiểu biết cụ thể và đa dạng của con người về thế giới đó Đó là các khái niệm, phạm trù, quy luật được tập hợp thành một chỉnh thể có tính lôgic, hệ thống

- Hệ thống những tri thức được coi là khoa học phải là những tri thức đúng đắn, chân thực Nghĩa là các tri thức đó phẩn ánh đúng đắn những hình thái vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy Những tri thức ấy khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm tính chân thực của nó

Từ những đặc điểm như vậy, chúng ta khẳng định rằng: “Khoa học là một hệ thống tri thức chân thực phản ánh dưới dạng trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những quy luật vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

Kể từ khi tách khỏi triết học tự nhiên để trở thành các khoa họcđộc lập, các khoa học tự nhiên có lịch sử vận động và phát triển riêng biệt Trong sự vận động

và phát triển đó nó có mối quan hệ khăng khít với các khoa học cụ thể trong đó có triết học

Khi đề cập đến bản chất của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Khoa học tự nhiên là một hệ thống những tri thức của con người về các quy luật vận động và phát triển của giới tự nhiên.” Hệ thống các tri thức đó được thể hiện ở ở trong các bộ môn khoa học cụ thể như Sinh học, Vật lý học, Cơ học, Hoá học So với các khoa học khác thì khoa học tự nhiên có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ Theo các số liệu thống kê thì cứ năm năm thì số lượng tri thức các khoa học lại tăng lên gấp đôi Đứng trước sự tăng trưởng và phát triển đó buộc con người phải tìm các hệ thống hoá, phân loại các ngành khoa học và mối liên giữa chúng nhằm vận dụng một cách có hiệu quả

1.1.3 Vấn đề triết học của khoa học tự nhiên

Trong những năm gần đây, trên các tạp chí ấn phẩm triết học, số lượng công trình nghiên cứu những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên ngày một tăng Các hội nghị, hội thảo, xênina về những vấn đề này được tổ chức đều đặn ở từng nước

Trang 13

trong phạm vi quốc tế Nhiều nước trong các trường đại học, các viện triết học đã hình thành và phát triển mạnh mẽ các chuyên ban với đội ngũ đông đảo các cán bộ chuyên về lĩnh vực này Ở nước ta, trong mấy năm gần đây lĩnh vực này cũng bắt đầu được chú ý

Việc tăng cường nghiên cứu những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên không phải do tùy hứng hay do tính thời trang mà đó là quy luật phát triển tất yếu của tri thức khoa học, do sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học và do yêu cầu khách quan của cả triết học và khoa học tự nhiên Sự cộng tác nghiên cứu giữa các nhà triết học và các nhà khoa học tự nhiên đã mang lại kết quả thiết thực alf nhiều công trình có chất lượng cao được xuất bản Việc nghiên cứu những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên, khái quát những kết quả của nó không chỉ góp phần phát triển triết học mà còn thúc đẩy cả khoa học tự nhiên tiến lên Điều này không phải chỉ bây giờ mới được thừa nhận rộng rãi Chẳng hạn, đương thời A.Anhxtanh đã viết:

“Các khái quát hóa triết học cần phải dựa trên các kết quả của khoa học Tuy nhiên một khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi, chúng thường rất ảnh hưởng đến

sự phát triển tiếp tục của tư tưởng khoa học khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương hướng phát triển có thể có” Mặt khác chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và những vấn đề do nó đặt ra buộc giới khoa học (cả triết học và khoa học tự nhiên) phải lý giải chúng về mặt triết học Vậy thế nào là những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên?

Khái niệm “những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên” được dùng rộng rãi trong khoa học chúng ta Nội dung khái niệm này đang ngày càng được làm chính xác thêm Song nói như thế không có nghĩa rằng chỉ đến những năm gần đây người ta mới bắt đầu nghiên cứu những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên Ngay từ thời mình Ăngghen đã phân tích những vấn đề triết học của vật lý, hóa học thiên văn học, toán học, thiên văn học, nhân học Toàn bộ cuốn biện chứng của

tự nhiên của Người dành cho việc nghiên cứu những vấn đề triết học quan trọng nhất của khoa học tự nhiên thời đó và phát triển lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mục đích của Ăngghen là vạch ra các đặc tính và những quy luật quan

Trang 14

trọng nhất của vận động và phát triển dựa trên các tài liệu của khoa học tự nhiên, đồng thời Ăngghen cũng cúng nghiên cứu đề xuất những tư tưởng làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu các khoa học cụ thể, khắc phục những thiếu sót mà các nhà khoa học tự nhiên thời đó mắc phải Sức mạnh của tư duy biện chứng đã giúp Ăngghen trong khi khái quát và phân tích những thành tựu của khoa học tự nhiên thời đó, đưa ra những tiên đoán thiên tài mà về sau khoa học tự nhiên hoàn toàn xác nhận

Tiếp tục sự nghiệp của Ăngghen, trong “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin đã phân tích những vấn đề vô cùng quan trọng do kho học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đều thế kỷ XX đặt ra Trong cuốn sách đánh dấu

cả một thời đại này, Lênin đã cho chúng ta một mẫu mực về cách phân tích những vấn đề triết học của vật lý học nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung mà không

sa vào việc kể lại các thành tựu khoa học cụ thể cũng như không sa vào lối tư biện của triết học tư biện tự nhiên Khi vật lý học hiện đại đã đề ra một loạt vấn đề mới

mà chủ nghĩa duy vật biện chứng phải giải quyết, khi các đại biểu của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán cố tình làm cho người ta tin rằng, cuộc khủng hoảng của bức tranh cơ học về thế giới chính là sự đỗ vỡ của toàn bộ thế giới quan duy vật thì Lênin với tư cách là nhà triết học đã phân tích những vấn đề mới ấy, đã khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên (chủ yếu là vật lý học) rút ra những kết luận về thế quan nhận thức luận, phương pháp luận quan trọng bảo vệ vững chắc những nguyên lý cơ bản của triết học Mác, vạch ra con đường giải thoát khủng hoảng cho vật lý học.Trong khi khái quát và phân tích toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, Lênin không những chỉ xem xét lại, bổ sung các khía cạnh mới của phạm trù triết học truyền thống như vật chất, vận động, không gian, thời gian, nhân quả… mà còn đưa vào những khái niệm mới ví dụ phạm trù phản nahhs với tư cách là đặc tính phổ biến nhất của vật chất Phạm trù này cho đến nay vẫn có ảnh hưởng to lớn đói với khoa học

Trung thành với những nguyên tắc do Ăngghen và Lênin nêu lên, các nhà triết học và khoa học tự nhiên Mácxit đứng trên lập trường Mácxit đang nghiên

Trang 15

cứu và phát triển chúng một cách sáng tạo Tuy nhiên không phải mọi người đã hoàn toàn nhất trí với nhau về đối tượng và nội dung của “vấn triết học của khoa học tự nhiên” nói riêng và “ những vấn đề triết học của khoa học cụ thể” nói chung Có ý kiến coi những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên chính là những vấn đề lý luận chung của khoa học tự nhiên Ý kiến này hoàn toàn không đúng, vì không phải mọi vấn đề lý luận của khoa học tự nhiên đều là vấn đề triết học Việc đánh đồng hai loại vấn đề này không khỏi dẫn đến chỗ những công trình gọi là

“Những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên” thực chất là trình bày lại các giả thuyết và kết quả của một khoa học nào đó Một loại ý kiến khác coi những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên là sự minh họa đơn giản tác động của các quy luật của phép biện chứng trong lĩnh vực khoa học ự nhiên Những người quan niệm như vậy thường cố gắng tìm những đẫn chứng rút ra từ khoa học tự nhiên, so sánh chúng với các phạm trù, quy luật của phép biện chứng Quan niệm như vậy không chính xác

Muốn xác định thế nào là những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên thì trước hết phải thừa nhận rằng đó không phải là vấn đề khoa học chuyên môn thuần túy Những vấn đề đó không thể giải quyết được bằng các phương pháp phạm trù, khái niệm…nói chung là bằng các phương tiện của một chuyên môn riêng lẻ Song những vấn đề đó cũng không phải là những vấn đề triết học thuần túy Những vấn

đề triết học của khoa học tự nhiên nằm ở biên giới của khoa học tự nhiên và của triết học, chúng nảy sinh cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, đặc biệt là khoa học tự nhiên phát triển đến giai đoạn cao Việc giải quyết chúng không chỉ có tác dụng tích cực, giá trị thúc đẩy, giá trị gợi mở đối với khoa học tự nhiên mà còn

có tác dụng và giá trị đối với cả triết học nữa Việc giải quyết triết học của khoa học tự nhiên đồng thời phải đạt được hai mục đích lớn:

Một là, góp phần giải thích đúng đắn nội dung những phát minh mới của khoa học, mở đường cho khoa học tự nhiên tiếp tục phát triển như Anhxtanh đã nói, tức là giải quyết những tình huống có vấn đề nảy sinh trong khoa học tự nhiên trên lập trường của triết học Mác-Lênin

Trang 16

Hai là, góp phần làm phong phú thêm hệ thống khái niệm, phạm trù của khoa học tự nhiên và của triết học, góp phần nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy đồng thời góp phần giải quyết vấn đè cơ bản của triết học

Một vấn đề được coi là vấn đề triết học của khoa học tự nhiên khi giải quyết xong phải đáp ứng được những yêu cầu đó Xác định như vậy, theo chúng tôi, sẽ tránh được cả hai khuynh hướng mở rộng tùy tiện và thu hẹp quá mức những vấn

đề triết học của khoa học tự nhiên, đồng thời coi hệ thống các vấn đề ấy là hệ thống mở, nghĩa là chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ phát triển, vào nhu cầu giải quyết của khoa học tự nhiên và vào trình độ phát triển của các phạm trù triết học

Xuất phát từ quan niệm như vậy và dựa vào tư tưởng nổi tiếng của Lênin về

sự thống nhất của phép biện chứng, lôgíc và lý luận nhận thức (“Trong Tư bản, Mác áp dụng lôgíc, phép biện chứng và lý luận nhận thức không cần ba từ: đó là cùng nột cái duy nhất của chủ nghĩa duy vật…”), chúng ta có thể nêu một cách khái quát những nhóm vấn đề triết học của khoa học tự nhiên như sau:

1 Nghiên cứu và vạch ra những quy luật chung của sự tổ chức, sự vận động

và sự phát triển của các hệ thống vật chất khác nhau Mức độ khái quát của các quy luật này đương nhiên không thể cao như các quy luật chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đây chính là khía cạnh biện chứng khách quan, hay có thể gọi theo cách thông thường là khía cạnh bản thể luận Song ở đây cần chú ý là không tách rời và tuyệt đối hóa mặt khách quan khỏi mặt biện chứng, mặt lôgic và mặt nhận thức

2 Nghiên cứu chức năng và vai trò của khoa học tự nhiên trong việc phát triển lực lượng sản xuất, trong việc làm thay đổi quan hệ con người, tự nhiên xã hội trong điều kiện cách mạng khoa học hiện nay, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với việc phát minh và tiếp nhận phát minh, nghiên cứu cuộc đấu tranh tư tưởng biểu hiện trong khoa học tự nhiên, tóm lịa là nghiên cứu khía cạnh

xã hội của khoa học tự nhiên

Trang 17

3 Vạch ra tính quy luật của nhận thức khoa học, xây dựng các lý thuyết và các khái niệm Đây chính là khía cạnh nhận thức luận Sự chú ý được tập trung chủ yếu vào quan hệ giữa tri thức khoa học chuyên môn với khách thể được nó phản ánh, vào việc xem xét tính chân lý và chính xác của tri thức vào mối quan hệ biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan

4 Nghiên cứu lôgic và và phương pháp luận của sự nhận thức khoa học tự nhiên, nghiên cứu sự vận động và phát triển của các khía niệm và lý thuyết cơ bản của nó, quan hệ của các khái niệm và lý thuyết ấy với các khái niệm và lý thuyết của các khoa học khác

Đây là bốn nhóm vấn đề cơ bản trong số những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên hiện đại Mỗi nhóm vấn đề ấy có rất nhiều vấn đề chuyên biệt Đồng thời, trong các ngành khoa học khác nhau, số lượng tính chất và mức độ các vấn đề được đặt ra cũng không giống nhau Do vậy từng nhà khoa học tự nhiên hoặc nhà triết học tùy theo khuynh hướng, hứng thú và khả năng có thể chọn một số vấn đề nào đó để nghiên cứu Những cần nhớ rằng khi khi tiếp cận và nghiên cứu từng loại vấn đề ấy, nhất thiết phải có quan điểm toàn diện, phải xuất phát từ nguyên lý của Lênin về sự thống nhất giữa biện chứng, logic và lý luận nhận thức để tránh sự phiến diện Thí dụ nghiên cứu nhận thức luận trong mức độ nhất định sẽ giúp tránh được hạn chế của sự phân tích bản thể luận, cho phép đánh giá yếu tố tương đối của tri thức khoa học chuyên môn, tránh được sự tuyệt đối hóa tri thức ấy Song, khi nghiên cứu những vấn đề triết học trong các khoa học chuyên môn không thể chỉ nghiên cứu nhận thức luận thuần túy vì nhất định phải đề cập đến khía cạnh khách quan, đến lôgic và sự vận động, phát triển của tư tưởng khoa học Điều quan trọng khác cũng cần nhận thấy là bản thân nhận thức luận không thể phát triển thuận lợi nếu không giải quyết các vấn đề thế giới quan liên quan đến các mặt khác nhau của thế giới bên ngoài Chẳng hạn một trong những vấn đề nổi lên hiện nay là vấn đề hình thức hóa các hiện tượng sinh học và các hiện tượng xã hội phức tập, trong đó có hình thức hóa các quá trình tư duy Không thể giải quyết vấn đề này một cách tốt đẹp nếu như không nghiên cứu cấu trúc các hiện tượng sự tương đồng

Trang 18

giữa chúng, sự tồn tại các quy luật và đặc điểm chung của các hiện tượng ấy Chính trong khi nghiên cứu vấn đề nhận thức luận này mà việc nghiên cứu các vấn

đè bản thể luận liên quan đến các hình thái biểu hiện sự thống nhất trong thế giới vật chất cũng được xúc tiến

Tóm lại việc nghiên cứu những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên không những làm phong phú thêm triết học Mác-Lênin mà còn góp phàn giải quyết những khó khăn nảy sinh trong khoa học tự nhiên, khái quát và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của nó, ngăn chặn và đề phòng những sai lầm có thể phát sinh trong sự phát triển của nó

1.2 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC

1.2.1 Tinh thần cách mạng của khoa học tự nhiên hiện đại và những đặc điểm nhận thức của nó

Những phát hiện lớn lao trong khoa học tự nhiên trước hết là trong vật lý học vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã mở đầu cho cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên hiện đại Càng đi sâu vào thế giới vi mô, các nhà khoa học càng thu được nhiều bằng chứng xác nhận một cách rực rỡ tiên đoán mà Lênin đã nêu lên hơn nữa thế kỷ trước khi mới chỉ phát hiện ra êléctron: “Điện tử cũng vô tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” Suốt mấy chục thế kỷ người ta vẫn tin rằng nguyên

tử là hạt vật chất cuối cùng không thể phân chia được nữa Phát minh ra êléctron vào năm 1897 đã làm cho nhiều người sửng sốt và nhận ra rằng quan điểm đó là sai lầm Tuy vậy, người ta lại cho rằng êléctron hiện nay lại đóng vai trò của nguyên tử Vai trò là những viên gạch đầu tiên của lâu đài vũ trụ Song cũng chỉ hơn ba chục năm sau cùng với êléctron người ta còn phát hiện ra các cơ bản khác:Prôtron, nơtron, những hạt cơ bản tạo nên hạt nhân nguyên tử Đến những năm 50 số hạt cơ bản cùng các phần hạt của chúng được phát hiện đã lên tới xấp

xỉ 30 Từ đó sự phát hiện ra các hạt mới diễn ra ngày càng dồn dập đến năm 1964

đã lên tới196 và hiện nay là xấp xỉ 300 Bản thân êléctron trước đây tưởng chừng

Trang 19

như rất đơn giãn song ngày nay người ta cũng đã thấy rằng đó là một đối tượng cực

kỳ phức tạp

Cuộc tiến công vào thế giới vi mô vẫn đang được tiếp tục và càng tiến công vào bề sâu của vật chất con người ngày càng phát hiện ra nhiều điều kỳ quái, lạ lùng Cùng với việc tiến công vào thế giới vi mô, khoa học hiện đại cũng mở rộng cuộc tiến công vào thế giới siêu vi mô và ở đây đang diễn ra cuộc cách mạng khổng lồ có thể so sánh với cuộc cách mạng do học thuyết Copecnich gây ra.Việc phóng vệ tinh nhân tạo, các con tàu vũ trụ có mang theo các thiết bị nghiên cứu khoa học cùng các nhà khoa học làm việc dài ngày trong khoảng vũ trụ đã mở ra một trang sử mói trong lĩnh vực nghiên cứu này Những phát minh lớn được thực hiện trong những năm gần đây trong thiên văn học và thiên văn vật lý học đã khiến nhiều nhà bác học lỗi lạc trên thế giới như F Hoilo, Acsumovich cho rằng rất có thể trong tương lai sẽ dẫn đến cuộc cách mạng mới trong toàn bộ hệ thống tri thức vật lý

Cùng với các cuộc tiến công vào bề sâu và bề rộng của vật chất, khoa học hiện đại cũng tiến công hết sức mạnh mẽ vào lĩnh vực tìm hiểu bản chất của sự sống Trong những năm vừa qua, sinh học đã đạt được sự tiến bộ quan trọng, nó đang tiến thẳng đến sự tổng hợp nhân tạo ra vật chất sống Những phát minh lớn này cùng với những phát minh dồn dập trong lĩnh vực sinh học những năm gần đây

đã khiến nhiều người nghĩ rằng mặc dầu hiện nay vật lý học vẫn đang đóng vai trò thủ lĩnh của khoa học tự nhiên, song vai trò ấy đang có khuynh hướng chuyển sang sinh học

Bên cạnh việc phải làm rõ vật chất vận động như thế nào và tiến hóa ra sao, khoa học tự nhiên hiện đại còn phải giải quyết một vấn đề hết sức quan trọng khác

đó là vật chất suy nghĩ như thế nào? Trong lĩnh vực này vai trò quan trọng vẫn thuộc về các bộ môn sinh lý hoạt độngt hàn kinh cao cấp, tâm lý học và ngôn ngữ học Nhưng sự xuất hiện và phát triển của điều khiển học đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lớn này Tuy mới tồn tại chưa được bao lâu nhưng điều khiển học đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn đã đạt được những

Trang 20

thành tựu mà mới cách đây không lâu con người không tưởng tượng được Với sự xuất hiện máy tính điện tử và các thiết bị điều khiển khác một số chức năng của con người đã chuyển sang cho máy móc Ccá tư tưởng và phương pháp của điều khiển học đang xâm nhập ngày càng sâu vào các lĩnh vực khác nhau làm biến đổi phong cách tư duy của các nhà khoa học đến mức nhiều người cho rằng, hiện nay đang xuất hiện một phong cách tư duy mới: phong cách tư duy điều khiển học

Như vậy cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên hiện đại đang diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực không trừ lĩnh vực nào Nừu cuộc cách mạng khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, còn chưa đụng đến một số lĩnh vực thì đến nay cuộc cách mạng

đó đang tiếp diễn và đụng chạm đến toàn bộ lĩnh vực hkoa học tự nhiên, làm đảo lộn không chỉ khái niệm và lý thuyết mà còn cả phong cách tư duy phổ biến của các nhfa khoa học tự nhiên

Tinh thần cách mạng của khoa học tự nhiên hiện đại không chỉ thể hiện ở quy mô của cuộc cách mạng đó ngày càng rộng, lĩnh vực mà nó xâm nhập ngày càng sâu mà còn ở chỗ số lượng tri thức của khoa học tự nhiên hiện đại đang tăng lên ngày càng nhanh chóng Số kiến thức của nhân loại đang tăng lên gấp bội Người ta tính rằng khoảng 80-90% số kiến thức mà nhân loại có được đã và đang hình thành trong thời đại chúng ta và hiện nay số kiến thức đó vẫn đang tiếp tục tăng lên hàng ngày, hàng tháng Nghiên cứu khoa học đã trở thành một nghề Số người nghiên cứu khoa học đang sống chiếm khoảng 90% tổng số người nghiên cứu khoa học có từ xưa đến nay

Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng tri thức và của số người làm công tác nghiên cứu khoa học, trong khoa học hiện đại, số ngành khoa học cũng tăng lên hết sức nhanh chóng Đó là kết quả của phân ngành khoa học đang diễn ra ngày càng sâu sắc Nhưng cùng với khuynh hướng phân ngành này, trong khoa học hiện đại lại đang diễn ra một khuynh hướng ngược lại, khuynh hướng hợp ngành

Đó là khuynh hướng kết hợp các khoa học đang bị phân chia lại thành một hệ thống tri thức khoa học chung Dờu hiệu của sự tổng hợp (hợp ngành) khoa học này là ngày càng xuất hiện những khoa học trung gian giữa các ngành khoa học

Trang 21

như: lý hóa, lý sinh, điều khiển học Các khoa học trung gian là những vòng khâu liên hệ, những nhịp cầu nối liền các ngành khoa học, các hình thái vận động của thế giới vật chất với nhau và xóa bỏ tính chất biệt lập vốn có trước kia giữa các ngành khoa học Sự ra đời những ngành khoa học mới, nhất là các khoa học liên ngành đã chứng tỏ rằng con người ngày càng tiếp cận với những đối tượng nghiên cứu hết sức phức tạp Để nghiên cứu chúng cần phải kết hợp tri thức của các ngành khoa học khác nhau thậm chí rất xa nhau Do đó trong nghiên cứu khoa học ngày nay đòi hỏi phải có quan điểm tổng thể, phải nhìn sự vật theo nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều lát cắt khác nhau Chẳng hạn hiện nay có công trình khó mà xác định được đó là quá trình của vật lý hay sinh học bởi vì nó được bộ môn lý sinh nghiên cứu Tình hình đó diễn ra với tất cả các khoa học liên ngành và trở nên đặc biệt cấp bách trước sự xâm nhập lẫn nhau giữa khoa học tự nhiên và klhoa học

xã hội Ngày nay cũng như mai sau, việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không thể không có tri thức về con người cũng như việc nghiên cứu con người không thể không có tri thức khoa học tự nhiên Vì thế quan điểm tổng thể là một đặc điểm nổi bật trong nhận thức khoa học của thời đại chúng ta

Ngày nay khi khoa học càng đi ssaau vào các mức độ cấu trúc khác nhau của thế giới vật chất thì nó càng gặp các đối tượng có cấu trúc, thuộc tính và quy luật vận động hết sức phức tạp, có kích thước hoặc quá lớn hoặc quá nhỏ so với các vật thể thông thường Vì lẽ đó ở đây giới tự nhiên được chủ thể tiếp nhận không phải trực tiếp mà là gián tiếp thông qua các khái niệm có mức độ trừu tượng khác nhau Chính vì thế trong nhận thức khoa học tự nhiên hiện đại, vai trò hình ảnh trực quan ngày càng giảm còn vai trò của các hình thức luận toán học, của ngôn ngữ nhân tạo, và trừu trượng bậc cao ngày càng tăng Nừu như trong nhiều thế kỷ trước đây toán học chỉ được sử dụng để miêu tả những kết quả thực nghiệm thì ngày nay hình thức hóa, mô hình hóa là những công cụ hết sức sắc bén để đi tìm cái mới trong khoa học, là những đòn bẩy của các phát minh khoa học

Tóm lại, khoa học tự nhiên hiện đại đang tiếp tục tinh thần của cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sự phát triển như

Trang 22

vũ bão của nó, những thành tựu kỳ diệu của nó đang làm thay đổi phong cách tư duy khoa học và đặt ra trước triết học những vấn đề hết sức lớn lao và phức tạp

1.2.2 Khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của triết học trước Mác

Chủ nghĩa Mác-lênin coi triết học cũng như các khoa học tự nhiên là những hình thái đặc thù của nhận thức khoa học Triết học ra đời trên cơ sở của sự phát triển đời sống vật chất, tinh thần của xã hội và Sự ra đời và phát triển của triết học

có mối quan hệ khăng khít với sự ra đời và phát triển của khoa học tự nhiên Ăngghen nói: “Cái thúc đẩy các nhà triết học, hoàn toàn không phải chỉ riêng sức mạnh của tư duy thuần túy như họ tưởng tượng Trái lại trong thực tế, cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên, chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càng nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp” Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên, và mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó Luận điểm trên đây của Ăngghen vạch rõ, về mặt lý luận, quy luật phát triển tiến lên của triết học sát cánh với khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên, về phần mình cũng ra đời phát triển trên

cơ sở sự phát triển của đời sống vật chất-kinh tế xã hội, liên hệ chặt chẽ với triết học và ngay từ đầu đã xây dựng trên cơ sở nhận thức luận duy vật Khoa học tự nhiên được triết học cung cấp cho phương pháp nghiên cứu chung những phạm trù, những hình thức tư duy logics mà bất kỳ khoa học tự nhiên nào cung không thể thiếu Với tư cách là thế giới quan, là phương pháp luận chung đó, triết học đã đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực và bằng tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài triết học đã không ngừng vạch đường cho khoa học tự nhiên tiến lên và giúp cho khoa học tự nhiên phuwong hướng và công cụ nhận thức

để khắc phục những khó khăn trở ngại trên đường đi của mình

Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử ra đời và phát triển của mình, triết học duy vật và khoa học tự nhiên luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, nương tựa, thúc đẩy lẫn nhau Trong lịch sử mỗi hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật đều tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của khoa học tự nhiên Sự phát triển của

Trang 23

khoa học tự nhiên đến một mức nhất định sẽ vạch ra phép biện chứng khách quan của tự nhiên Thích ứng với trình độ khoa học tự nhiên hiện đại là triết học duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Cụ thể:

Thời kỳ cổ đại Hy Lạp, triết học duy vật mộc mạc và phép biện chứng tự phát là tương ứng với trình độ ban đầu của khoa học tự nhiên Hồi bấy giờ những kiến thức khoa học về tự nhiên dưới hình thức những dự kiến, phát kiến rời rạc chưa có hệ thống đang hòa lẫn trong kho tàng các kiến thức về triết học Những kiến thức khoa học về tự nhiên lúc này về cơ bản được của Ơclit, lý thuyết về hệ thống mặt trời của Prôleme, vào những kiến thức sơ đẳng về đại số học…Lúc này triết học và khoa học tự nhiên chưa có sự phân biệt rõ ràng Các nhà triết học duy vật đồng thời cũng là những nhà khoa học tự nhiên, và triết học duy vật mộc mạc, biện chứng tự phát cổ đại Hy Lạp alf triết học triết nhiên Nhận thức về triết học và khoa học tự nhiên đã tạo ra một bức tranh về thế giới, bức tranh tổng quát đầu tiên

về thế giới trong lịch sử nhận thức khoa học coi thế giới như là một chỉnh thể Ở đấy mọi cái đều trôi qua, mọi cái đều biến đổi, đều liên hệ tác động và chuyển hóa lẫn nhau Không có cái gì là vĩnh viễn, bất biến Bức tranh về thế giới đầu tiên này

về cơ bản là đúng đắn Nó được tạo ra trên những dự kiến thiên tài về trạng thái của các sự vật và hiện tượng xảy ra trong tự nhiên Nhưng bức tranh mới chỉ nêu lên hiểu biết về cái toàn thể mà chưa nêu lên những hiểu biết về chi tiết, những biểu tưởng cụ thể của các sự vật hiện tượng Nó nêu lên được trạng thái vận động, liên hệ tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong giới tự nhiên nhưng lại không nêu lên được nguyên nhân của sự vận động, tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng Đó là thiếu sót chủ yếu của nó Nói cách khác bức tranh đã vẽ lên được cái thế giưois chỉnh thể toàn bộ nhưng chưa đi vào được cái riêng biết, cái đơn nhất

Sở dĩ như vậy là vì nhận thức triết học cũng như khoa học tự nhiên lúc đó chưa đạt đến trình độ có thể phân tích mổ xẻ thế giới tự nhiên để tìm hiểu sâu về cái cụ thể chi tiết Phương pháp nhận thức chủ yếu còn dựa vào sự quan sát, trực giác, trực tiếp làm cho bức tranh thiếu tính chất khoa học chặt chẽ, thiếu khả năng giải thích sâu7 vào những bộ phận, những chi tiết kết thành bức tranh Muốn nhận thức thức

Trang 24

được những chi tiết ấy cần phải có khả năng phân tích mổ xẻ của khoa học tự nhiên, trên cơ sở những tài liệu thu thập được phải chọn lọc, phê phán, so sánh, xếp loại, phân chia các sự vật, hiện tượng thành những hạng mục, những thứ khác nhau, phải chia tách chúng, tách rời những sự vật riêng lẻ khỏi những mối liên hệ chung để nghiên cứu từng sự vật một, từng mối liên hệ một, vạch ra được những mối liên hệ nhân quả, những mối liên hệ bên trong, tất yếu, vạch ra được quy luật vận động và phát triển của chúng Những mầm móng của một trình độ như vậy của khoa học tự nhiên đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thời cổ đại Hy Lạp vào thời Alêxăngđri hay còn gọi là thời kỳ sau cổ điển Nhưng thời trung cổ Giato giáo Phương Tây đã kìm hãm nó Khoa học tự nhiên mới manh nha đã bị rơi ngay vào ảnh hưởng của giáo hội Thời trung cổ đã sáp nhập vào thần học tất cả hình thức khác của hệ tư tưởng Những tín điều của giáo hội trở thành những yếu tố xuất phát

và bắt buộc của mọi tư duy, toàn bộ nọi dung của triết học khoa học tự nhiên đều phải gò theo cho phù hợp với lý thuyết của giáo hội Tình trạng này kéo dài hàng chục thế kỷ, mãi cho đến thời phục hưng, từ xuối thế kỷ XV khoa học tự nhiên mới dần thoát khỏi thần học và phát triển mạnh mẽ lên

Thời kỳ phục hưng, cuối thế kỷ XV như Angghen nói: “đó là thời đại khi mà giai cấp tư sản đập tan sự thống trị của chế độ phong kiến, đã làm sống lại thời kỳ

cổ đại Hy Lạp, đó là thời đại cần có những người khổng lồ và đã sinh ra những người khổng lồ về tư tưởng, nhiệt tình, tính cách, khổng lồ về mặt tài năng” Chính trong bầu không khí cách mạng sục sôi của thời đại đó, khoa học tự nhiên thông qua đấu tranh tôn giáo, thần học, chống triết học kinh viện mà phục hồi lại và phát triển lên với một tinh thần triệt để cách mạng chưa từng thấy Nó đã phát triển lên song song với nền triết học đang bừng dậy, ví dụ như những người vĩ đại Bruno

“đưa những người tử tiết của mình lên giàn lửa hoặc vào ngục tối”

Bằng một hành động cách mạng vĩ đại, khoa học tự nhiên đã công bố Bản tuyên ngôn độc lập của mình Đó là việc phát hành tác phẩm vĩ đại của Nicolai Copecnich: Về sự xoay chuyển của các thiên thể Nó đã thách thức uy quyền của

Trang 25

giáo hoàng, đã tấn công vào sự mê tín của giáo hội Từ đó khoa học tự nhiên đã căn bản tự giải phóng mình khỏi thần học và bắt đầu những bước tiến khổng lồ

Khoa học tự nhiên không còn xem xét thế giới tự nhiên bằng sự quan sát, trực giác, trực tiếp nữa Nó đã vận dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp phân tích, phân chia giới tự nhiên toàn bộ thành những bộ phận riêng

lẻ để đi sâu nghiên cứu cái cụ thể chi tiết Khoa học tự nhiên đi sâu vào phân tích những cái cụ thể, chi tiết đã bổ sung vào bức trang về thế giới chỗ trống mà các nhà triết học và khoa học tự nhiên thời cổ đại Hy Lạp không làm được Nhưng phương pháp phân tích của khoa học tự nhiên thời kỳ này đã bộc lộ nhược điểm của nó Đó là người ta quen xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại, cô lập, phiến diện Sự vật và hiện tượng được xem xét trong trạng thái yên tĩnh, ở ngoài mọi vận động, biến hóa, không liên hệ, không vận động Thói quen xem xét đó từ khoa học

tự nhiên đã được đưa vào triết học, dần biến thành phương pháp tư duy đặc trưng cho cả thời đại: phương pháp tư duy siêu hình

Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII về căn bản là máy móc, siêu hình Nó tương ứng với trình độ khoa học tự nhiên lúc này Bức tranh về thế giới được tạo ra theo thế giới quan đó, trên cơ sở những thành tựu như vậy, không thể khác hơn là một bức tranh máy móc và siêu hình về thế giới Nó đã thay đổi bức tranh biện chứng đầu tiên về thế giới trong đó “mọi cái đều trôi qua, mọi cái đều biến đổi” trong bức tranh về thế giới lần này, “mọi cái đều là tuyệt đối cố định, bất di bất dịch” Nếu bức tranh về thế giới thời kỳ cổ đại Hy Lạp là bức tranh tổng quát nói lên cái chung, cái toàn thể thì bức tranh thời đại này là bức tranh của những cái cụ thể chi tiết Ở chỉ có những sự vật cá biệt riêng lẻ mà không có sự liên hệ, ràng buộc với nhau

Trình độ lúc này của khoa học tự nhiên đã gây nên tính hạn chế của triết học, thì đến lượt nó triết học duy vật máy móc, siêu hình với tư cách là phương pháp luận phổ biến chỉ đạo cho khoa học tự nhiên lại tác động hạn chế trở lại khoa học tự nhiên Xuất phát từ quan điểm bất di bất dịch, tuyệt đối của thiên nhiên, từ phương pháp tư duy xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái bất động cô lập của

Trang 26

chúng, người ta không thể từ bản thân tự nhiên để giải thích trạng thái vận động, biến đổi trong tự nhiên được Người ta buộc phải đi tìm nguyên nhân gây nên sự vận động, biến đổi ấy từ bên ngoài tự nhiên Người ta đã đi tìm và đã tìm thấy đó alf cái “hích đầu tiên” của Niuton., đó là những hành vi sáng tạo của đấng tối cao

đã sinh ra muôn vật, muôn loài Thế là khoa học tự nhiên lúc ban đầu thì cách amngj nhưng đột nhiên bị đứng trước một tự nhiên tuyệt đối bảo thủ Côpecnich đã

mở đầu thời kỳ đó bằng một bức thư đoạn tuyệt với thần học, thì Niuton kết thúc thời kỳ đó bằng lực đẩy và cú hích đầu tiên của Chúa Như vậy đến giữa thế kỷ XVIII, khoa học còn bị chôn chân trong thần học như thế đó Khoa học tự nhiên vấp phải mâu thuẫn Đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất cách mạng triệt để xét theo xu hướng tiến lên của nó và một bên là tính chất bảo thủ, máy móc, siêu hình của thế giới quan vfa phương pháp luận nghĩa là phải quay trở lại quan niệm biện chứng về tự nhiên của các nhà triết học thời cổ Hy Lạp dĩ nhiên là một trình

độ cao hơn

1.2.3 Khoa học tự nhiên với sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin

Đến giữa thế kỷ XVIII, khoa học tự nhiên từ giai đoạn phân tích, mổ sẻ giới

tự nhiên chuyển sang giai đoạn cao hơn, giai đoạn tổng hợp tức trở lại nghiên cứu giới tự nhiên với tính cách là một chỉnh thể, toàn bộ, liên tục, vĩnh viễn vận động

và phát triển không ngừng

Sau phát hiện thiên tài của Cantow 1755 “giả thuyết về tinh vân” và về “sức hãm của thủy triều đối với việc xoay vần của trái đất”, phát súng đầu tiên chọc thủng quan niệm cứng nhắc về tự nhiên của triết học, cũng như của khoa học tự nhiên máy móc, siêu hình thế kỷ XVII Nhiều bộ môn mới của khoa học tự nhiên

ra đời và hàng loạt với những phát hiện khoa học mới tiếp theo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã làm cho con người tin vào nhận thức khoa học về mối liên hệ giữa các quá trình, các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất Đặc biệt là ba phát hiện vĩ đại đầu thế kỷ XIX đó là:

Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Học thuyết tế bào; Học thuyets tiến hóa đã góp phần quyết định vạch ra phép biện chứng khách quan của

Trang 27

giới tự nhiên và nó đã trở thành những tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời triết học duy vật hiện đại Chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác, tương ứng với trình độ hiện đại của khoa học tự nhiên

Tác phẩm của Canto “Lịch sử phổ thông của tự nhiên và thuyết nói về các thiên thể” không đem lại kết quả tức khắc nhưng sau một năm, sau khi Laplaxo và Hocson phát triển thêm về nội dugn thì “giả thuyết về tinhv ân” và về “sức hãm của thủy triều đối với việc xoay vần trái đất” đã giành được thắng lợi rực rỡ

Khoa cơ học có nhiều thành tựu mới: Sự vận động cố hữ của các hành tinh,

sự xác minh có một môi trường có sức cản trong khoảng không gian vũ trụ và sự tồn tại của các tinh vân cháy trắng theo giả thuyết của Canto

Khoa địa chất học xuất hiện đã nhanh chóng giúp các nhà khoa học tự nhiên

có một quan niệm mới cho rằng mọi cái trong giới tự nhiên không chỉ tồn tại mà cũng trải qua quá trình hình thành, tồn tại và diệt vong Khoa địa chất cũng đã phát hiện ra những lớp đất kế tiếp nhau có những võ cứng vfa những bộ xương của những con vật của các thân cây, lá và quả mà hiện nay không còn nữa Những phát hiện đó buộc người ta phải nhận ra rằng không những quả đất nói chung mà cả bộ mặt hiện nay của nó với toàn bộ cây cối, thực vật, động vật đều có một lịch sử trong thời gian

Khoa vật lý học có những tiến bộ rất lớn Những tổng kết lý luận về sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng và ngược lại cơ năng thành nhiệt năng đã chứng minh luận đề của Đêcacto trước đây cho rằng số lượng vận động trong vũ trụ là không thay đổi Các lực vật lý khác nhau trước đây coi là bất di bất dịch thì nay đã trở thành những hình thái khác nhau theo những quy luật nhất định Do đó

đã buộc người ta công nhận rằng chu trình vĩnh viễn của vật chất vận động là kết luận cuối cùng của khoa học

Dựa trên sự tổng hợp và khái quát hóa những thành tựu và phát hiện lớn lao trên đây của khoa học tự nhiên Ăngghen viết: “Quan niệm mới về tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét chính, thế là tất cả những cái gì có tính chất cứng nhắc

đã bị tiêu tan, tất cả cái gì đó có tính chất cố định đã biến mất và tất cả những cái gì

Trang 28

mà người ta cho là có tính chất vĩnh viễn đã trở thành có thể tiêu vong, người ta đã chứng minh rằng tự nhiên vận động theo một sự biến hóa và một chu trình bất diệt” Với những thành tựu và phát hiện trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã chứng thực rằng: Trong tự nhiên xét đến cùng thì các sự vật đều diễn ra một cách biện chứng chứ không phải siêu hình, rằng tự nhiên không phải là vĩnh viễn vận động đều đều trong một vòng luẫn quẫn lặp lại mà trải qua một lịch sử thật sự”

Một bức tranh mới về thế giới được hình thành, Ăngghen viết: “nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớn lao khác của khoa học tự nhiên, mà ngày nay chúng ta có thể vạch ra những nét lớn, không những mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng của tự nhiên trong những lĩnh vực khác nhau mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau ấy, và do đó trình bày một bức tranh tổng quát của toàn bộ

tự nhiên, coi như một chỉnh thể cố két, dưới một hình thức khá có hệ thống bằng các tài liệu do chính khoa học tự nhiên thực nghiệm cung cấp cho”

Bức tranh mới đã thay thế bức tranh siêu hình để trở lại bức tranh thời cổ đại lúc ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn, hoàn chỉnh hơn Nó khắc phục được nhược điểm của hai bức tranh trước đây đồng thời khái quát hóa và nâng cao thêm những yếu tố tích cực vốn có của hia bức tranh trước Nừu bức tranh siêu hình có ưu điểm hơn bức tranh thời cổ đại về phương diện cụ thể, chi tiết thì bức tranh biện chứng

cổ đại lại có ưu điểm hơn bức tranh siêu hình là phản ánh được cái toàn bộ, cái chung Nhưng cả hai bức tranh trước đây đều không phản ánh được sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng Bức tranh mới đã chuyển được cái chung và cái riêng,

đã chuyển từ siêu hình sang biện chứng Bước chuyển biến sang phép biện chứng

đó dựa trên nhiều tiền đề trong đó có tiền đề khoa học tự nhiên Chính những phát minh khoa học thế kỷ XVIII-XIX trong các lĩnh vực tự nhiên đã cung cấp những tư liệu chân thực, khoa học khách quan về thế giới Triết học Mác đã dựa trên những tiền đề, căn cứ của khoa học tự nhiên để rút ra quy luật vận động và phát triển chung của thế giới, đến lượt nó triết học Mác lại cung cấp cho các khoa học cụ thể trong đó có khoa học tự nhiên phương pháp luận chung nhất để nghiên cứu thế giới

tự nhiên Đó chính là chủ nghĩa duy nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghãi duy vật

Trang 29

lịch sử Mặt khác, khoa học tự nhiên đã phát triển lên giai đoạn mới phương pháp nghiên cứu bằng phân tích đơn thuần, một chiều không còn thích hợp nữa Cần có phương pháp mới, phương pháp dựa trên sự thống nhất của phân tích và tổng hợp nghĩa là phương pháp tổng hợp về mặt lý luận những tài liệu đã được phân tích vfa rút ra kết luận chung Tương ứng với phương pháp đó của khoa học tự nhiên phải

là một phương pháp tư duy mới của triết học, một phương pháp không phải chỉ áp dụng để nghiên cứu những sự vật như là những cái gì nhất thành bất biến mà là một phương pháp có thể nắm sự vật và phản ánh sự vật trong tư tưởng, chủ yếu là trong sự liên hệ ràng buộc, vận động và phát triển của sự vật Đó là phương pháp

tư duy biện chứng

Như vậy, logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên trên đây là trùng hợp với logic của sự phát triển bên trong của triết học duy vật Logic đó cho thấy:

-Hình thức cơ bản đầu tiên của lịch sử triết học duy vật là chủ nghĩa duy vật nguyên thủy mộc mạc vfa phép biện chứng tự phát tương ứng với những quan niệm về tự nhiên của những nhà triết học và khoa học tự nhiên thời cổ đại Hy Lạp

- Hình thức cơ bản thứ hai là chủ nghĩa duy vật Anh-Pháp thế kỷ XVIII, kể cả duy vật Phơbach thế kỷ XIX về cơ bản là máy móc, siêu hình (theo nghĩa là phản biện chứng) và không triết để (theo nghĩa là duy tâm về lịch sử), tương ứng với quan niệm này về tự nhiên là phương pháp tư duy siêu hình, xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái cô lập, đứng im

XVII Hình thức cơ bản thứ ba là chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-kết quả tất yếu của sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại đã vạch ra được phép biện chứng khách quan, xem xét giới tự nhiên trong mối liên hệ phổ biến và phát triển của mọi sự vật và hiện tượng

1.3 KHẢ NĂNG TIÊN ĐOÁN CỦA TRIẾT HỌC TRONG LĨNH VỰC CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1.3.1 Cơ sở khoa học của khả năng tiên đoán của triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên

Trang 30

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, mà con người dùng để phản ánh dưới hình thức khái quát nhất quan hệ qua lại giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội Do đó trong hệ thống các hình thái ý thức xã hội, triết học có một vị trí và vai trò đặc biệt, nó là cơ sở thế giới quan của tất cả các hình thái ý thức xã hội khác, kể cả khoa học tự nhiên thường đựơc coi như một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội loài người Trong các

xã hội có giai cấp, triết học mang tính đảng rất rõ nét, nó là cơ sở lý luận của thế giới quan và ý thức hệ của một giai cấp nhất định trong xã hội Song nếu triết học chỉ là hình thái ý thức xã hội, chỉ là cơ sở thế giới quan và ý thức hệ của một giai cấp nhất định và do đó là một bộ phận hợp thành không thể thiếu được của thượng tầng kiến trúc của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định thì làm sao triết học có khả năng phản ánh (chứ đừng nói gì đến khả năng phản ánh vượt trước) giới tự nhiên – khách thể nhận thức của các khoa học tự nhiên? Vấn đề là ở chỗ, triết học không những chỉ là cơ sở của thế giới quan và cơ sở lý luận của ý thức hệ của một giao cấp nhất định trong xã hội, tức là không chỉ có chức năng ý thức hệ mà còn

là mộtk hình thái khoa học đặc biệt, nghĩa là nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt là chức năng nhận thức luận và phương pháp luận Và chính vì triết học còn là một hình thái khoa học cho nên có không những có chức năng mô tả, giải thích các

sự kiện mà còn có chức năng tiên đoán giống như tất cả các bộ môn khoa học khác

Do đó ta có thể khẳng định rằng sở dĩ triết học có khả năng đi trước khoa học tự nhiên trước hết là do đặc điểm của lĩnh vực các khách thể nhận thức cà của đối tượng nghiên cứu của triết học với tư cách là một khoa học đặc biệt quyết định

Với tư cách là hình thái thế giới quan, triết học ra đời ngay từ buổi đầu của nền văn minh cổ đại trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan tôn giáo, nhằm vượt qua sự phản ảnh ảo tưởng về hiện thực của thần thoại và tôn giáo, và hướng tới sự giải thích hợp lý về thế giới Do đó đứng về mặt lịch sử mà xét thì sự ra đời của triết học trùng khớp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học Trên thực tế, triết học chính là hình thức lịch sử đầu tiên của tư duy

lý luận, và hình thái lịch sử đầu tiên của tư duy lý luận đó chính là “triết học tự

Trang 31

nhiên” (học thuyết triết học về tự nhiên) Trong hình thái triết học tự nhiên ấy, triết học cũng giải quyết những vấn đề do thế giới quan thần thoại - tôn giáo đã đặt ra, chủ yếu là những vấn đề về nguồn gốc và bản chất của thế giới, nhưng theo một phương thức khác nghĩa và dựa trên sự phân tích lý luận phù hợp với lô gíc của nhận thức và thực tiễn

Như đã biết, các triết gia đầu tiên của nền văn minh cổ đại (Ta lét, Anaximen, Anăcximanđrơ Parơmênit, Hêraclit, ) đều hướng tới việc nắm bắt và giải thích nguồn gốc phát sinh của tất cả các hiện tượng đa dạng của giới tự nhiên, nghĩa là hướng tới việc vạch ra những cơ sở chung nhất của tồn tại và tư duy con người Về sau, cùng với sự phát triển của những tri thức về từng lĩnh vực riêng lẽ của giới tự nhiên, cùng với sự tích luỹ những tri thức khoa học về xã hội cụ thể đã diễn ra quá trình phân ngành tri thức khoa học Kết quả là từ nền triết học tự nhiên

cổ đại chưa phần ngành rõ rệt đã dần dần tách ra các bộ môn khoa học cụ thể như toán học, thiên văn học, y học, Nhưng cùng với quá trình thu hẹp lĩnh vực của những vấn đề mà trước đó triết học đã nghiên cứu thì cũng diễn ra quá trình phát triển theo chiều sâu của bản chất tri thức triết học Kết quả là đã hình thành những

bộ môn khoa học triết học như bản thể luận (học thuyết về tồn tại hay về bản chất của toàn bộ thế giới), Nhận thức luận (học thuyết về nhận thức, lôgic học (khoa học về những hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn), lịch sử triết học, đạo đức học, mỹ học và những mầm mống đầu tiên của bản thân triết học với tư cách là khoa học Từ thời đại phục hưng và đặc biệt là từ thế kỷ XVII – XVIII quá trình phân ngành của tri thức khoa học đã tiến triển với những nhịp độ chưa từng thấy,

đã làm xuất hiện hàng loạt các bộ môn khoa học cụ thể như cơ học, vật lý học, hoá học, sinh vật học,v.v khiến cho vai trò , vị trí của trtiết học trong hệ thốg phân loại khoa học đã bị thay đổi một cách căn bản Từ giữa thế lỹ XIX đến nay, hệ thống triết học đã ý thức được một cách đúng đắn và rõ ràng nhất đối tượng nghiên cứu của triết học với tư cách là một hình thái khoa học đặc biệt, chính là

hệ thống triết học Mác Lênin – chủ nghãi duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Theo quan điểm của hệ thống triết học đó thì đối tượng của triết học khoa

Trang 32

học một mặt không thể quy về vấn đề cơ bản của mọi triết học, tức vấn đề quan hệ qua lại giữa vật chất và ý thức Bởi vì ngoài vấn đề cơ bản đó ra, triết học khoa học phải có nhiệm vụ vạch ra và nghiên cứu mọi quy lụât phổ biến của thế giới và của sự nhận thức thế giới Nhưng mặt khác, triết học klhoa học cũng không nghiên cứu mọi quy luật phổ biế của thế giới và của sự nhận thức thế giới Nhưng mặt khác, triết học khoa học cũng không nghiên cứu mọi quy luật phổ biến của thế giới Bởi vì trên cơ sở của một cách giải quyết xác định vấn đề cơ bản đó, nó chỉ vạch ra và nghiên cứu các quy lụât phổ biến nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người – làm cơ sở phương pháp luận cho nhận thức khoa học và cải tao thế giới mà thôi Nói tóm lại, từ lịch sử hình thành và phát triển của triết học cũng như của nhận thức khoa học nói chung, ta thấi rõ rằng tuy các khách thể của tư duy triêtý học bao giờ cũng là toàn bộ thế giới (chủ yếu do vấn đề cơ bản của triết học quyết định) Do đó, trong thời kỳ mô tả, phân tích, dựa tren kinh nghiệm của nhận thức khoa học, đã xuất hiện ảo tưởng về quan hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể như quan hệ giữa toàn bộ và một bộ phận của nó Nhưng do triết học với tư sách là một hình thái khoa học đặc biệt bao giờ cũng hướng tới một cái nhìn khái quát nhất, hướng tới việc vạch ra những cơ sở chung nhất của tồn tại và tư duy, cho nên quan hệ thực sự, quan hệ bản chất giữa triết học và các khoa học cụ thể chỉ

có thế là quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù, giữa cái chung và cái riêng Chính với tư cách là cái chung, hơn thế nữa là cái chung nhất, tri thức triết học đã

có khả năng bao quát những tri thức khoa học cụ thể nói chung và tri thức khoa học tự nhiên nói riêng

Điều đặc biệt quan trọng ở đây là tuy chỉ có triết học macxits mới ý thức được một cách rõ ràng là đầy đủ đối tượng nghiên cứu của triết học khoa học là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, nhưng những

hệ thống triết học khách hoặc là duy vật hoặc là biện chứng xét cho cùng cũng hướng tới việc vạch ra những tính quy lụât chung nhất như vậy Cố nhiên thường

là dưới hình thức tự phát hoặc ý thức dưới hình thức lộn ngược các quan hệ thực tại Vì thế có thể khẳng định rằng các phạm trù, tư tưởng, nguyên lý và lý thuyết

Trang 33

triết học hoặc duy vật hoặc biến chứng đã hình thành trong lịch sử nhận thức đến mang trong mình tính chất phổ biến nhất, bao quát toàn bộ thế giới, trong đó dĩ nhiên là có giới tự nhiên – khách thể của khoa học tự nhiên với những quy luật phổ biến của nó - đối tượng nghiên cứu của các khoa học tự nhiên Do lĩnh vực của khách thể của sự suy tư triết học là toàn bộ thế giới và do đối tượng của triết học với tư cách là khoa học đặc biệt là những quy luật phổ biến nhất của thế giới cho nên phương thức phản ánh của triết học nghĩa là những phạm trù triết học, tư tưởng triết học, nguyên lý triết hoc, lý thuyết triết học cũng có tầm khái quát rộng lớn nhất, bao quát toàn bộ thế giới thực tại trong đó có giới tự nhiên Chính nhờ phương thức phản ánh đặc biệt đó mà những phạm trù, tư tưởng, nguyên lý, lý thuyết triết học đã trở thành những hình thức lưu trữ thông tin dưới dạng khái quát nhất

Đúng như Lênin đã khẳng định, phạm trù triết học là những bậc thang của quá trình nhận thức, là những điểm nút của toàn bộ quá trình phát triển tư suy, hay dưới một dạng tổng quát hơn như C.Mác đã nói, triết học là tinh hoa tinh thần của thời đại Nhờ tính chất tổng hợp cao nhất này của tri thức triết học mà các phạm trù tư tưởng, nguyên lý, lý thuyết triết học với tư cách là sự tổng cộng, sự tổng kết,

là kết luận chung nhất rút ta từ toàn bộ lịch sử nhận thức của thế giới, và bản thân thế giới đã trở thành những hình thức phản ánh rộng vô hạn, mang trong mình tính

cụ thể tiềm năng, tính vô tận tiềm năng vả về mặt nội hàm lẫn mt ngoại diên Nghãi là, không những chúng có khả năng bao quát cả những cái riêng có thể có, chờ đợi sự chứng thực về sau của các lĩnh vực nhận thức cụ thể, nói riêng là các khoa học tự nhiên Như vậy, tính chất rộng vô hạn của ngoại diên cũng như tính phong phú, về nguyên tắc là vôvạn của nội hàm của các phạm trù, nguyên lý triết học có khả năng bao quát và đề ra những tư tưởng khoa học đa dạng có thể có trong sự phát triển tiếp tục về sau của các khoa học cụ thể

Tóm lại, trước hết, do lĩnh vực các khách thể nhận thức của triết học với tư cách như thế giới quan là toàn bộ thế giới, do đối tượng nghiên cứu của triết học với tư cách như khoa học đặc biệt về những quy luật chung nhất của tồn tại và tư

Trang 34

duy, thứ nữa là do phương thức phản ánh khách thể cũng như đối tượng đó của triết học – các phạm trù , tư tưởng, nguyên lý, lý thuyết triết học – có tầm khái quát rộng lớn nhất, do ngôn ngữ triết học – có tính vạn năng về nguyên tắc là vô tận nên triết học có khả năng tiên đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, có khả năng

đề ra những giả thuyết triết học không những về tính quy luật của quá trình nhận thức về giới tự nhiên mà còn cả về những tính quy luật của bản thân giới tự nhiên

đó nữa Song nếu triết học có khả năng đi trước khoa học tự nhiên thì khả năng đó mang tính tất yếu không?

Lịch sử nhận thức khoa học chứng tỏ rằng triết học không những có thể đi trước khoa học tự nhiên, mà sự đi trước đó còn mang tính tất yếu, cố nhiên là, trong những giai đoạn nhất định của quá trình nhận thức, dưới những hình thức nhất định của quá trình phản ánh và trong những vấn đề nhất định của nhận thức khoa học Sở dĩ sự đi trước đó có tính tất yếu trước hết là do nhu cầu khách quan của toàn bộ quá trình nhận thức khoa học, thứ nữa là do nhu cầu phát triển của khoa học tự nhiên Cuối cùng, dĩ nhiên là do nhu cầu phát triển của bản thân triết học với tư sách như một hình thái khoa học đặc biệt nữa

Thật vậy, trước hết, theo tính quy luật chung rất quan trọng của nhận thức khoa học đi từ cái nhìn tổng thể về khách thẻ nhận thức (bức tranh chung về thế giới), chuyển sang phân tích những bộ phận riêng biệt hợp thành chỉnh thể đó và cuối cùng tổng hợp lại thành một bức tranh thống nhất, nghĩa là về thực chất quay lại cái chỉnh thể xuất phát, song trên trình độ cao hơn thì vào thời kỳ tiền khoa học của các nhà khoa học tự nhiên, tri thức khoa học tự nhiên tất yếu phải tồn tại tan trong cái gọi là “triết học tự nhiên” – hình thái đầu tiên của nhận thức khoa học, đồng thời là hình thức tiền khoa học của triết học khoa học Nghĩa là, tất yếu lịch của nhận thức khoa học đòi hỏi triết học dưới hình thái “triết học tự nhiên” phải đi trước toàn bộ nền khoa học tự nhiên sau này Hìh thái “triết học tự nhiên “ đó vẫn còn phát huy tác dụng tích cực nhất định trong thời kỳ mà nhận thức khoa học đã chuyển sang giai đoạn phân tích Nhưng đến giai đoạn tổng hợp lý thuyết của tri thức khoa học thì hình thái “triết học tự nhiên” cũ đã trở nên thừa; bởi vì sự hình

Trang 35

thành và phát triển của các loại hình tổng hợp tri thức khoa học cụ thể đã chứng tỏ rằng sự tổng hợp tri thức nhờ triết học chỉ là hình thức tổng hợp cao nhất, chung nhất, là trục chính của sự vận động nhận thức theo tính quy luật chung nói trên, chứa không phải là hình thức tổng hợp duy nhất của tri thức khoa học, cũng không phải là hình thức tổng hợp có khả năng thay thế được các loại hình tổng hợp của tri thức khoa học cụ thể trong những nhiệm vụ đặc thù của chúng

Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, sự phát triển của triết học cũng như các khoa học cụ thể ngày càng chứng thực lời khẳng định của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin: hình thái thích hợp nhất với trình độ khoa học hiện đại, đápứng nhu cầu tổng hợp tri thức khoa học hiện đại chính là triết học duy vật biện chứng

F Engen viết: “Chủ nghĩa duyvật hiện đại không còn là một triết học nữa, mà chỉ

là một thế giới quan, nó không cần phải được chứng thực và biểu hiện thành một khoa học của các khoa học riêng biệt nữa mà được chứng thực và biểu hiện trong các khoa học hiện thực Như vật là ở đây triết học đã được “vượt qua”, nghĩa là

“vừa được khắc phục, vừa được bảo tồn, được khắc phục về hình thức; được bảo tồn về nội dung hn thực” Ngày nay, như chúng ta đã thấy, sự ra đời của triết học duy vật biện chứng vào những năm bốn mươi của thế kỷ XIX không những phù hợp với lô gíc phát triển của khoa học nói chung là còn đápứng đợc nhu cầu của khoa học tư nhiên, đặc biệt là trong việc xây dựng trước cho khoa học tự nhiên, đặc biệt là trong việc xây dựng trước cho khoa học tự nhiên hiện đại một cơ sở lôgic – phương pháp luận và dĩ nhiên là thế giới quan của nhận thức khoa học

Phân tích kỹ hơn, ta thấy rằng sự đi trước của triết học đối với khoa học tự nhiên có thể biểu hiện dưới hai hình thức hay hai mức độ khác nhau, song lại liên

hệ khăng khít với nhau: triết học có thể đi trước khoa học tự nhiên không những với tư cách như một hệ thống hay lý thuyết triết học xét một cách toàn bộ (ví dụ như nền triết học tự nhiên cổ đại đã có công thác thảo trước cho khoa học tự nhiên về sau một bức tranh chung về giới tự nhiên như một chỉnh thể, hoặc như triết học duy vật biện chứng đã có công xây dựng cho khoa học tự nhiên hiện đại một cơ sở lôgic – phương pháp luận và phong cách tư duy biện chứng thích hợp

Trang 36

với trình độ khoa học hiện đại), mà còn có thể đi trước khoa học tự nhiên trong việc đề ra các tiên đoán triết học tức là giả thuyết học nhất định trong từng ngành, thậm chí trong từng chuyên ngành của khoa học tự nhiên nữa

Hình thức thứ nhất của khả năng đi trứơc của triết học đối với nhận thức khoa học tự nhiên thể hiện chức năng đặt cơ sở lý luận chung cho các tri thức khoa học cụ thể của triết học và vận động theo quy luật chung của nhận thức khoa học:

T ->P-> T * (1)trong đó T là bức tranh chung đầu tiên về thế giới (tức là nền triết học tự nhiên cổ đại ); P là bức tranh phân tích của nhận thức khoa học thời đại trước Mác; T* là bức tranh thống nhất về thé giới do tất cả các loại hình tổng hợp tri thức khoa học đóng góp Trong đó T* thì T*th là loại hình tổng hợp tri thức khoa học nhờ triết học Đó chính là triết học duy vật biện chứng, về mặt lịch sử xuất hiện sớm hơn T*khct tức là loại hình tổng hợp tri thức của khoa học cụ thể và về mặt lôgic là cơ sở

lý luận T* nói chung Hiònh tứhc thứ hai của khả năng tiên đoán của triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thể hiện chức năng tiên đoán của triết học như một khoa học đặc biệt và vận động theo quy luật phát triển của triết học với tư cách như một bộ môn khoa học lý thuyết

Như đã biết, bất kỳ một lý thuyết khoa học nào, kể cả lý thuyết triết học cũng đều thực hiện chức năng và phát triển dưới hai hình thức, hai con đường trái ngược nhau, nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau: vừa phát triển theo chiều sâu vừa phát triển theo chiều rộng; hay nói theo cách của A Anhxtanh là vừa

“hoàn chỉnh nội tại”, vừa tìm sự “xác minh bên ngoài” mà triết học phát triển bằng cách đối chiếu tức giải thích triết học thành những của các khoa học cụ thể, hoặc bằng cách thể nghiệm sự vận dụng lý luận chung của mình trong các lĩnh vực nhận thức cụ thể, nói riêng và bằng cách đề ra các tiên đoán triết học trong các lĩnh vực khoa học cụ thể, trong đó có lĩnh vực khoa học tự nhiên Nhu cầu phát triển theo chiều rộng này của các lý thuyết triết học đã đáp ứng được và phù hợp với nhu cầu phát triển tiến bộ của các khoa học tự nhiên Đúng như F Engen đã nhận định “giả thuyết là hình thức phát triển của khoa học tự nhiên” mà trong các loại hình giả

Trang 37

thueyét khoa học thì như trên đã chứng tỏ các giả thuyết triết học , tức là các tiên đoán triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thường có tầm khái quát rất rộng

và có sức mạnh gợi mở vô cùng to lớn đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên Cho nên trong quá trình phát triển tiến bộ của mình, khoa học tự nhiên không thể không cần đến các giả thuyết triết học như vậy

Tóm lại, khả năng đi trước của triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên là một khả năng có cơ sở khách quan của nó Vì vậy, mọi ý đó phủ nhận hoặc thủ tiêu vai trò của triết học đối với khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng, trong đó có khả năng tiên đoán của triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, của những người theo chủ nghĩa thực chứng đều là vô căn cứ xét về mặt lịch sử nhận thức khoa học, cũng như xét về mặt thực chất của vấn đề Nhưng mặt khác, những ý đồ khôi phục lại hình thái “triết học tự nhiên” chẳng hạn của những người theo chủ nghĩa Tô mát mới cũng là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi vì

họ đem một quan niệm cực đoan đã lỗi thời cho rằng “triết học là tất cả” để đối chọi với môt quan niệm cực đoan khác tuy có vẻ mới mẻ nhưng thực chất cũng hoàn toàn sai lầm của chủ nghĩa chứng thực mới “triết học không là cái gì cả!” Chỉ có một quan điểm duy nhất, đúng đắn, đó chính là quan điểm triết học mácxít, theo đó thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là mối quan hệ qua lại, nương tựa và tác động lẫn nhau; nếu xét riêng một chiều “triết học – khoa học tự nhiên” thì ta thấy triết học có thể đi trước khoa học tự nhiên một cách tương đối nghĩa là có khả năng đi trước khoa học tự nhiên như cái chung đối với những cái riêng chứ khong phải như cái toàn bộ đối với các bộ phận của nó Nói cách khác, quan hệ giữa triết học khoa học với các khoa học cụ thể như thế nào thì quan hệ giữa những tiên đoán của nói với sự chúng thực về sau của các khoa học cụ thể cũng như thế ấy

1.3.2 Tính chất của các tiên đoán triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên

Lịch sử khoa học cận và hiện đại đã ngày càng chứng tỏ một cách hùng hồn rằng, chỉ có triết học duy vật biện chứng mới có hình thái triết học duy nhất có khả năng đi trước khoa học hiện đại nói chung và khoa học tự nhiên hiên đại nói riêng,

Trang 38

là môt hình thái tư duy lý luận có khả năng đề ra những tiên đoán triết học nhất định trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hiện đại Nhưng, như trên đã nói, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là triết học duy vật biện chứng phải trở thành một trí tuệ vạnn năng liểu Laplaxơ có khả năng tiên tri tất cả mọi vấn đề một cách chi tiết của các khoa học cụ thể

Khác với triết học tự nhiên, triết học macxít không bao giờ tự cho mình có một thẩm quyền tương tự như vậy đối với cá khoa học Đán chú ý là các nhà khoa học tự nhiên am hiểu triết học duy vật biện chứng cũng đã nhìn nhận đúng đắn khả năng tiên đoán của triết học Mác – Lênin trong lĩnh vực khoa học cụ thể Chẳng hạn, B B Vunlơ đã khẳng định rằng: trong cách đặt vấn đề về đại thể, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đi trước khoa học tự nhiên cụ thể hàng mấy chục năm Tôi thiết tưỡng rằng cũng không thể đòi hỏi nhiều hơn nữa ở triếy học Cho đến nay sự phát triển của khác khoa học tự nhiên vẫn đang trên con đường cụ thể hoá và làm phong phú thêm những nguyên lý thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học hiện đại mà các nhà kinh điển của triết học mác xít đã đề

ra cách đây hơn một thế kỷ

Song nói như thế hoàn toàn không có nghĩ rằng triết học mác xít chỉ là một

hệ thống các nguyên lý, phạm trù chết cứng Chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã từng căn dặn rằng học thuyết mác xít không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động Và cũng chính trên con đường vận dụng một cách linh hoạt các nguyên lý và phạm trù của triết học duy vật biện chứng tức chính trên con đường phát triển tiếp tục bản thân triết học mác xít mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac Lênin và các tác giả mác xít hiện nay đã có thể đề ra nhiều giả thuyết triết học có giá trị khoa học to lớn

Như chúng ta đã chứng kiến, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- lênin đã đưa ra nhiều tiên đoán thiên tài ngay trong lĩnh vực khoa học tự nhiên Trong số các tiên đoán triết học đó, có nhiều tiên đoán trực tiếp đã được sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại xác nhận Thí dụ tiên đoán của F Engen, và về sau được V.I Lênin phát triển thêm, nói rằng: Điện rtử cũng vô cùng tận như nguyên

Trang 39

tử Tự nhiên là vô tận cũng như những mảnh nhỏ li ti nhỏ nhất của tự nhiên đến là

vô tận Hay đó là tiên đoán của V.I Lênin nói rằng sự phát triển của khoa học sẽ tiếp tục đi theo con đường phá vỡ những khái niệm khoa học cũ, rằng vật lý học hiện đại đang đi từ chủ nghĩa duy vật siêu hình tới chủ nghĩa duy vật biện chứng Nhưng nó đi tới đó không theo theo đường thẳng mà theo đường rất quanh co Hay đó là tiên đoán của F.Engen cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa các khoa học trong việc nghiên cứu sự sống Rằng sẽ đến lúc người ta có thể dùng phương pháp thực nghiệm để “quy” tư duy thành những vận động phân tử và hoá học ở trong bộ não của con người, nhưng điều đó không thể nói lên hết bản chất của tư duy, của sự sống của con người,

Ngoài ra cũng có những tiên đoán gián tiếp đã được sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại, hoàn toàn xác nhận Chẳng hạn, đó là tiên đoán của V.I Lênin nói về vai trò ngày càng tăng của tư duy trừu tượng trong khoa học tự nhiên nói chung, khi nó đi sâu vào nhận thức thế giới vật chất; hay tiên đoán của V.I Lênin nói rằng phải gắn liền nguyên lý chung về sự phát triển với nguyên lý chung

về sự thống nhất của vật chất Hiện nay vẫn còn nhiều tiên đoán của các nàh kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đang chờ đợi xác nhậ Đó là tiên đoán về thuộc tính phản ánh tồn tại ở nền móng của vật chất, tiên đoán về tính chất “kỳ quái” của các phát minh khoa học trong tương lai, tiên đoán về khả năng quy các dạng vận động của vật chất về vận động của điện tử Ở đây có lẽ không cần thiết phải liệt kê tất cả các tiên đoán triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác–Lênin đã đề ra Điều quan trọng hơn cần được nhấn mạnh là đặc trưng chung của các tiên đoán triết học mác xít trong lĩnh vực khoa học tự nhiên Đặc điểm chung đó thể hiện ở chỗ các tiên đoán triết học macxít bao giờ cũng là những tiên đoán mang tính chất thế giới quan và phương pháp luận Đặc điểm này của các tiên đoán triết học macxít là hệ quả trực tiếp của việc triết học mácxít vừa là thế giới quan vừa là phương pháp luận chunh nhất của nhận thức khoa học hiện đại Chúng ta có thể lấy bất kỳ một tiên đoán nào của triết học trong lĩnh vực khoa học cũng thấy rõ đặc điểm đó Thật vậy, chẳng hạn ta lấy tiên đoán

Trang 40

nổi tiếng của V I Lênin nói rằng “điện tử cũng vô cùng như nguyên tử Tự nhiên là

vô tận ” thì thấy ngay tiên đoán đó chủ yếu là một tiên đoán có tính chất thế giới quan và phương pháp luận Tiên đoán ấy chỉ khẳng định rằng giới tự nhiên là vô cùng tận, còn bản thân sự vô cùng vô tận ấy biểu hiện ra như thế nào thì nó không

đề cập tới vì đó là nhiệm vụ của các khoa học cụ thể Tuy thế, tiên đoán ấy vẫn có giá trị khoa học hết sức to lớn vì nó chỉ cho khoa học tự hiên thấy trước được con đường phát triển tất yếu của mình, hướng các nhà khoa học tự nhiên tiếp tục tiến công vào những bí ẩn sâu xa của vật chất chứ không dừng lại trước bất kỳ bậc thang cấu trúc nào của nó

Ngày nay, các thành tựu của khoa học tự nhiên, trước hết là lý thuyết cấu tạo

tế bào của sinh học phân tử, lý thuyết cấu tạo nguyên tử phân tử của hoá học lượng

tử, lý thuyết cấu trúc nguyên tử của vật lý nguyên tử, lý thuyết cấu trúc hạt nhân của vật lý hạt nhân đã đưa lại nhiều bằng chứng khoa học phong phú xác minh cho tiên đoán thiên tài nói trên của triết học mác xít Lý thuyết cấu trúc hạt cơ bản hiện nay đang trên con đường tiếp tục chứng thực tư tưởng triết học vĩ đại “điện tử là vô cùng tận” của V I Lênin

Đáng chú ý là X Xacata nhà vật lý nổi tiếng người Nhật bản đã ý thức được rằng bản thân lôgic nội tại của nghiên cứu khoa học, bản thân “thực tiễn tự phát” của các nhà vật lý đã “buộc” nhà nhà vật lý đi đến phép biện chứng duy vật, đi đến

sự xác nhận lời khẳng định của F.Engen: “Giới tự nhiên là hòn đá thử vàng của phép biện chứng” Từ đó X Xacata đã đặt hẳng cho mình một nhiệm vụ là xây dựng mô hình cấu trúc của hạt cơ bản, quán triệt tư tưởng Lênin về tính vô cùng tận của điển tử, một tiên đoán triết học thiên tài, nhưng chưa được các nhà vật lý học phương tây quan tâm tới một cách đúng mức Sự ý thức như vậy của một nàh vật lý học nổi tiếng, hơn thế nữa lại là một nhà khoa học sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, là một bằng chứng hùng hồn cho logic khách quan của sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại mà F Engen và V I Lênin đã tiên đoán

Suốt mấy chục năm qua, trên con đường phát hiện sự vô cùng tận của giới

tự nhiên nói chung, của điện tử và các hạt cơ bản nói riêng, các nhà vậtlý đã xây

Ngày đăng: 24/08/2017, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phùng Văn Bộ (1991) Một số vấn đề giảng dạy triết học, Triết học trong khoa học tự nhiên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học trong khoa học tự nhiên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
2. Bùi Huy Đáp (1960) Triết học Sinh vật học: Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử Sinh vật học, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Triết học Sinh vật học: Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử Sinh vật học
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
3. Nguyễn Như Hải (2009) Triết học trong khoa học tự nhiên, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học trong khoa học tự nhiên
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
4. Nguyễn Cảnh Hồ (1976) Triết học trong Vật lý học, Tài liệu Viện triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học trong Vật lý học
5. C. Mác, F. Ăngghen, V.I.Lênin (1973), Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
Tác giả: C. Mác, F. Ăngghen, V.I.Lênin
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1973
6. Nguyễn Văn Nghĩa, Lê Hữu Tầng, Nguyễn Trọng Chuẩn (1973) Về mối quan hệ giữa Triết học và khoa học tự nhiên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa Triết học và khoa học tự nhiên
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
7. Nguyễn Duy Thông (chủ biên) (1997), Vai trò của phương pháp luận triết học Mác - Lênin đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên, NXB Viện triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phương pháp luận triết học Mác - Lênin đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên
Tác giả: Nguyễn Duy Thông (chủ biên)
Nhà XB: NXB Viện triết học
Năm: 1997
8. Vũ Văn Viên (1987) Triết học trong Toán học, Tài liệu Viện triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học trong Toán học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w