1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình triết học cổ điển đức

44 288 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 776,18 KB

Nội dung

Có thể nói, triết học cổ điển Đức không chỉ là sự phản ánh những điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội nước Đức mà còn của cả các nước Châu Âu lúc đó.. Triết học cổ điển Đức ra đời và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -

GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

(Dành cho các lớp đại học Giáo dục chính trị)

Tác giả: Th.s Lương Thị Lan Huệ

Năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC 3

1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học cổ điển Đức 3

1.2 Đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức 5

1.3 Những đóng góp của triết học cổ điển Đức 7

1.4 Một số hạn chế của triết học cổ điển Đức 8

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU 10

2.1 Triết học của Imannuven Kant (1724-1804) 10

2.2 Triết học của Giôhan Gốtlíp Phichtơ (1762-1814) 18

2.3 Triết học của Gioócgiơ Vinhem Phriđích Hêghen (1770-1831) 26

2.4 Triết học của Lútvích Phoiơbắc(1804-1872) 36

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Vào thế kỷ XVIII cả Châu Âu đang sục sôi với những ngày của thời kỳ Khai sáng Ở Anh cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ đáng kinh ngạc, ở Pháp cũng diễn ra cuộc cách mạng tư sản, nó báo hiệu sự cáo chung của giai cấp phong kiến, thế nhưng nước Đức vẫn cố duy trì chế độ phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu Chính trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của nước Đức đã xuất hiện nhiều tư tưởng tiến bộ có tính vạch thời đại Điều quan trọng nhất mà triết học cổ điển Đức làm được

là trở thành tiền đề lý luận trực tiếp của triết học Mác Nhằm nghiên cứu sâu hơn tư tưởng triết học cổ điển Đức, chúng tôi biên soạn Bài giảngTriết học cổ Đức dựa trên tham khảo các tài liệu như: Giáo trình lịch sử triết học của tác giả Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình lịch sử triết học của tác giả Nguyễn Tiến Dũng Bài giảng gồm hai chương:

Chương 1: Khái lược chung về triết học cổ điển Đức

Chương 2: Một số triết gia tiêu biểu

Mặc dù đã hệ thống hóa một cách cô đọng những nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức, tuy vậy không thể tránh khỏi những bổ sung và chỉnh sửa Rất mong các đồng nghiệp và sinh viên đóng góp ý kiến để bài giảng hoàn thiện hơn

Quảng Bình tháng 8 năm 2016

Lương Thị Lan Huệ

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học cổ điển Đức

Triết học cũng như các hình thái ý thức xã hội khác vốn bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại và chịu ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng triết học trước đó và triết học của các dân tộc khác Vì vậy để hiểu được triết học cổ điển Đức chúng ta cần xem xét xã hội Đức thời kỳ này

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước Tây Âu Thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những bước nhảy đột biến trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khẳng định tính ưu việt hơn hẳn của chủ nghĩa tư bản so với các chế độ xã hội trước Đây là thời kỳ khoa học có nhiều sáng chế xuất hiện như học thuyết Bảo toàn vật chất của Lomonoxop, phát minh Sự cháy và oxi hoá là cơ sở cho sự xuất hiện về nhiệt điện ánh sáng, học thuyết Tế bào của Đácuyn chứng minh nguồn gốc của sự sống tất cả điều đó đã đánh dấu bước phát triển mới của nhận thức con người Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và cuộc cách mạng tư sản Pháp đã làm “rung chuyển Châu Âu” và đưa Châu Âu vào giai đoạn mới của nền văn minh công nghiệp

Trong khi đó, Đức vẫn là một nước quân chủ phong kiến lạc hậu cả về chính trị lẫn kinh tế Ở trong nước, các quan hệ sản xuất phong kiến và chế độ chính trị phong kiến vẫn còn thống trị, lại còn phân chia thành nhiều tiểu vương quốc nhỏ tách biệt nhau (gần 300 lãnh địa tự chủ với quân đội và hàng rào thuế quan riêng) Trong khi

đó, triều đình vua phổ Friedrich wilhelm (1770-1840) vẫn ngoan cố duy trì chế độ quân chủ phong kiến thối nát, cản trở đất nước phát triển theo chủ nghĩa tư bản Thực tiễn kinh tế - xã hội đó đã làm cho nước Đức kinh tế không phát triển, chính trị xã hội rối ren, chiến tranh xảy ra liên miên, sản xuất đình đốn, lòng người hoang mang, xã hội bế tắc Có thể nói, tình hình nước Đức cuối thế kỷ XVIII rất nghiêm trọng “không một ai cảm thấy dễ chịu”

Trang 5

Chính trong tình hình ấy (Bên ngoài nước Đức thì nổ ra cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng công nghiệp Anh, các nước Châu Âu thiết lập phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa), bên trong nước Đức thì vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi thời lạc hậu) cho nên các nhà tư tưởng lớn ở Đức đã chào đón các cuộc cách mạng ở bên ngoài và cho rằng cần thiết phải khai thông tư tưởng, cải cách xã hội Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế -xã hội chi phối, tư tưởng của các ông bộc lộ theo hai khuynh hướng, một nửa dường như đổi mới theo cách mạng, một nửa ngại đổi mới bảo thủ, phản động

Các phát minh lỗi lạc trong khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành phương pháp biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức Nhiều phát minh khoa học đã chứng tỏ rằng phương pháp tư duy siêu hình không thể phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội

Hiện thực đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của nước Đức và của giai cấp tư sản đức cuối thế kỷ XVIII đầu thứ kỷ XIX đã in dấu ấn của nó trong nền triết học cổ điển Đức đó là tính duy tâm, thỏa hiệp và bảo thủ Thực tiễn cách mạng ở các nước tiên tiến và thành tựu rực rỡ của khoa học thời kỳ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến phương pháp tư duy biện chứng của các nhà triết học cổ điển đức Đó chính là những điều kiện lịch sử, những tiền đề về khoa học và tự nhiên cho sự hình thành và phát triển triết học cổ điển Đức Tuy vậy không nên hiểu một cách đơn giản về sự hình thành của triết học cổ điển Đức chỉ là sự phản ánh đơn thuần lịch sử xã hội, là con đẻ của các thành tựu cụ thể Bởi triết học là một hình thái ý thức xã hội nên có tính độc lập tương đối của nó trong sự phát triển Đó là sự kế thừa những thành tựu phát triển của giai đoạn trước nó và bản thân nó sẽ lại là tiền đề cho trào lưu triết học sau nó chẳng hạn không có triết học của Hume, Rutxo thì không thể có cuộc đảo lộn Copecnic trong triết học của Kant

Thực tại đau buồn của nước Đức và tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng của giai cấp tư sản Đức Nhưng giai cấp này sống rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính

Trang 6

trị nên họ vừa muốn làm cách mạng lại vừa muốn thoả hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ đang thống trị thời đó, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước Chính điều này đã quy định nét đặc thù của triết học cổ điển Đức: Nội dung cách mạng dưới một hình thức duy tâm, bảo thủ, đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học Có thể nói, triết học cổ điển Đức không chỉ là sự phản ánh những điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội nước Đức mà còn của cả các nước Châu Âu lúc đó

1.2 Đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức

Khái niệm Triết học cổ điển Đức dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Kanto, Selinh, Phichto, Hê ghen và Phơbach

Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong những điều kiện của chế độ chuyên chế nhà nước Phổ và nó là sự bảo vệ về mặt tư tưởng cho xã hội đó Đồng thời triết học cổ điển Đức cũng ảnh hưởng lớn bởi các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng công nghiệp ở Anh Từ đó, tạo nên điểm nổi bật nhất của triết học cổ điển Đức

đó là tính không triệt để trong tư tưởng Triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng nhưng hình thức lại rối rắm, mang tính duy tâm thần bí, phản tiến bộ

Sỡ dĩ như vậy là do phần lớn các nhà triết học cổ điển Đức xuất thân từ tầng lớp xã hội thượng lưu, gắn bó mật thiết với phong trào quý tộc về lợi ích kinh tế, địa vị chính trị, vì thế một mặt họ mong muốn đất nước thống nhất, phồn vinh nhưng mặt khác họ

lo sợ trước sức mạnh của quần chúng lao động mà thỏa hiệp với quý tộc phong kiến dẫn đến tư tưởng bảo thủ, cải lương

Triết học cổ điển Đức đề cao vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn, lấy con người làm đối tượng nghiên cứu trong triết học của mình Kế thừa thành tựu của những tư tưởng thời kỳ phục hưng, cận đại các nhà triết học cổ điển Đức đã khẳng định con người là chủ thể là chủ nhân của các giá trị vật chất và tinh thần Như vậy, triết học cổ điển Đức đã làm thành một bước rẽ trong sự hình thành và phát triển của

Trang 7

triết học Nếu như trước đây triết học phương Tây lấy những vấn đề bản thể luận, nhận thức…làm nền tảng thì trong bối cảnh của lịch sử đầy biến động cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX con người trở thành điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học Tuy nhiên, các nhà triết học cổ điển Đức đã thần thánh hoá trí tuệ, tư duy của con người, biến tư duy của con người trở thành một thực thể độc lập với đời sống của họ làm căn nguyên để giải thích cho tất cả mọi cái đang tồn tại

Triết học cổ điển Đức tiếp thu tư tưởng biện chứng của triết học trước đó và thành tựu khoa học nên phép biện chứng được nâng lên tầm cao mới Lần đầu tiên phép biện chứng tồn tại với tư cách là một phương pháp nhận thức Mặc dù là phép biện chứng duy tâm nhưng vẫn được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá cao Triết học cổ điển Đức là một trong những tiền đề lý luận trực tiếp của triết học Mác

Các nhà triết học cổ điển Đức đều muốn xây dựng một học thuyết cho riêng mình, mang màu sắc riêng, tự xem triết học của mình là vạn năng, muốn khôi phục quan niệm triết học là khoa học của các khoa học Cuộc đấu tranh của các nhà triết học về tư tưởng triết học không làm lu mờ, nghèo nàn triết học mà ngược làm phong phú thêm kho tàng kiến thức triết học Mặc dù một số quan niệm trong triết học cổ điển Đức không còn đúng trong thời đại ngày nay nhưng những công trình đồ sộ về triết học và các khoa học cụ thể khác cho thấy triết học cổ điển Đức đã để lại một kho tàng lý luận đồ sộ, các nhfa triết học cổ điển Đức xứng đáng là “những người khổng

lồ về tư tưởng”

Tóm lại, Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng

nó đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học Trước hết, nó đã từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII Thành quả lớn nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đã đạt tới trình độ một hệ thống lý luận – điều mà phép biện chứng cổ đại Hy Lạp đã chưa đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII cũng không có khả năng tạo ra

Trang 8

Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức là tính chất duy tâm khách quan của Hêghen, còn về chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc thì xét về thực chất không vượt qua được trình độ chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII Tây Âu

Những hạn chế và thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mác khắc phục, kế thừa và nâng lên một trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại

1.3 Những đóng góp của triết học cổ điển Đức

Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và quá trình lịch sử nhân loại Triết học thời kỳ này đặc biệt coi trọng, đề cao vai trò của con người tạo nên bước ngoặc, ngả rẽ trong triết học Tây Âu cận hiện đại Đó là từ chỗ bàn về bản thể luận, nhận thức luận đến chỗ coi con người như một chủ thể hoạt động, là vị chúa tể của tự nhiên, là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học Trong lịch sử triết học, nhà triết học Sôcrat đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu về con người, ông nói:

“Con người hãy nghiên cứu lấy chính mình”, cũng từ đó có rất nhiều trường phái triết học nghiên cứu con người dưới các góc độ khác nhau Tuy nhiên, triết học cổ điển Đức đã tạo nên bước phát triển mới khi nghiên cứu con người đó là nhấn mạnh lý tính, tri thức của con người đối với hoạt động thực tiễn

Kế tục tư tưởng triết học cổ đại (con người tự ý thức về bản thân mình), triết học phục hưng (con người là trung tâm của vũ trụ), nhà triết học Kant lần đầu tiên hiểu con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động, khẳng định hoạt động thực tiễn cao hơn lý luận Hêghen phát triển thêm tư tưởng này và cho rằng bản thân lịch sử là một quá trình vận động, con người là sản phẩm của một thời đại nhất định

do đó nó bản chất xã hội

Một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là nó khẳng định tư duy, ý thức con người chỉ phát huy được sức mạnh của mình khi nhận thức và cải tạo thế giới Con người là chủ thể đồng thời là kết quả của toàn bộ nền văn minh do con người tạo ra Nghiên cứu toàn bộ lịch sử nhân loại cũng như mối quan hệ giữa con người với xã hội như một quá trình phát triển biện chứng

Trang 9

Tiếp thu tư tưởng biện chứng trong triết học thời cổ đại, triết học cổ điển Đức

đã xây dựng được phép biện chứng trở thành một phương pháp luận độc lập với phương pháp tư duy siêu hình, làm cho phép biện chứng trở thành một khoa học thực

sự, có ý nghĩa cách mạng trong triết học

1.4 Một số hạn chế của triết học cổ điển Đức

Thứ nhất, hạn chế về mặt thế giới quan:

Triết học cổ điển Đức có sự mâu thuẫn giữa tính cách mạng khoa học về tư tưởng với tính bảo thủ cải lương về lập trường chính trị-xã hội Các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng được một hệ thống khoa học chứa đựng những tư tưởng khoa học lớn vạch thời đại (triết học Kant, Heghen) nhưng trên thực tiễn lại không giám thực hiện , thậm chí còn tán đồng phương thức sản xuất phong kiến đã lạc hậu, lỗi thời Nội dung tư tưởng triết học chứa đựng những tư tưởng khoa học có tính vạch thời đại Nhưng họ lại không giám tiến hành, lo sợ dẫn đến tự đặt cho triết học của mình có nhiệm vụ là bảo vệ lại chế độ phong kiến Phổ đã lỗi thời, lạc hậu Heghen nói rằng: Cài gì tồn tại

là cái đó hợp lý Chế độ phong kiến đang tồn tại là đang hợp lý do đó tư tưởng triết học cổ điển Đức vừa thể sự cách tân, cách mạng vừa bảo thủ và thỏa hiệp với giai cấp phong kiến Phổ đang thống trị thời đó Suy cho cùng nó phản ánh sự nhu nhược của giai cấp tư sản Đức thời bấy giờ

Thứ hai, chủ nghĩa duy tâm thần bí

Bản chất của thế giới theo họ là tinh thần do đó chỉ có thể giải quyết được những vấn

đề của thế giới bằng tinh thần Họ đã từ thế giới tinh thần để xây dựng học thuyết triết học duy tâm thần bí Ví dụ triết học Phíchto đưa ra hai phạm trù: Cái tôi và cái không tôi, cái không tôi tức không phải là tôi đó là thế giới khách quan Cái Tôi tự sản sinh

ra cái không tôi, đó là cái tôi tuyệt đối tồn tại trước thế giới tự nhiên và xã hội loài người Từ đó ông cho rằng hãy hiến mình cho thượng đế để tìm thấy thượng đế ở trong ta Hoặc nhà triết học Selinh cho rằng tự nhiên là sản phẩm của chúa, thượng

đế

Thứ ba, triết học trừu tượng tách rời hiện thực

Trang 10

Mặc dù triết học cổ điển Đức đã có công lao lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ cũ nhưng rốt cục nó vẫn bị chi phối bởi tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của chế độ

cũ Do đó tính cách mạng không triệt để Các nhà triết học cổ điển Đức chỉ mới đưa ra những tư tưởng tiến bộ (biện chứng, chống phong kiến) nhưng không vận dụng trong thực tiễn Tức là các nhà triết học cổ điển Đức không giám công khai chống lại thực trạng đó.Họ sỡ hãi sự trả đũa của chế độ phong kiến Phổ, sợ hãi hiện thực cách mạng

mà thỏa hiệp với giai cấp tư sản với giai cấp thống trị xã hội Tư tưởng cách amngj của họ đã phủ bên ngoài một lớp võ thần bí ax rời hiện thực

Tóm lại, triết học cổ điển Đức tồn tại trong một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học

Trang 11

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU

2.1 Triết học của Imanuven Kant (1724-1804)

2.1.1 Cuộc đời và tác phẩm

Kant là nhà sáng lập triết học cổ điển Đức (một trong những học giả uyên bác nhất vào thời đó) Ông sinh năm 1724 trong một gia đình quý tộc phổ ở kênisbéc Ông

là người có thể chất ốm yếu, rụt rè hay bị cảm lạnh và cao không quá 1m53 Khi nói

về Kant người ta thường sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa kiến tín” tức sự sùng kính chúa, sợ hãi chúa, tinh thần tôn giáo, lòng mộ đạo Ông say mê các nhà văn La mã, ông cũng thích các môn khoa học tự nhiên, sau này ông thừa nhận toán học và các khoa học tự nhiên khác được giangr dạy rất tồi ở các trường phổ thông

Năm 1740 Kant được nhập học tại Trường Đại học Tổng hợp Kenigbuoc, từ đây Kant bắt đầu cuộc sống học tập, lao động căng thẳng Ngay từ những năm đầu tine của trường đại học ông đã suy nghĩ xem nên xây dựng một triết học mới như thế nào Ông nghiên cứu kỹ triết học tiền bối đặc biệt là triết học Lốc cơ và Hi um Đồng thời ông cũng tìm hiểu các môn khoa học khác như y học, địa lý, toán học ông nắm bắt chúng tới mức sau này có thể giảng dạy tốt những môn này Điều này không có gì

là bất bình thường vì trường Tổng hợp thường cung cấp tri thức toàn diện cho người học

Năm 1745 ông tốt nghiệp đại học kênisbéc và trở thành một gia sư

Năm 1755 Kant quay trở lại Trường Đại học Tổng hợp viết và bảo vệ ba luận

án Một điều thú vị là thầy giáo –người nhận xét luận án của ông không những đánh giá cao mà còn biến nó thành sách giáo khoa dành cho sinh viên Ông được công nhận

là phó giáo sư và từ năm 1770 là giáo sư của đại học tổng hợp kênisbéc, được bầu là thành viên viện hàn lâm nga ngày 28/7/1794 Từ năm 1785 đến 1797 ông giảng dạy siêu hình học, logic, triết học, đạo đức,vật lý học, toán học tại kênisbéc Ông sống độc thân suốt đời và mất ngày 12/2/1804

Những tác phẩm nổi tiếng như:

Trang 12

Lịch sử tự nhiên đại cương và lý thuyết bầu trời (1755) Đây là tác phẩm quan trọng đối vói sự hình thành tư tưởng Kant cũng như đối với toàn bộ triết học của ông Ông mở đầu tác phẩm này như sau: Tôi lựa chọn đề tài mà xét về góc độ khó khăn của

nó cũng như góc độ tôn giáo có khả năng làm nhiều người bất đồng, phản đối Tiếp theo ông trình bày nội dung cơ bản: Tìm ra cái khâu gắn liền với với vũ trụ vô hạn thành một hệt hống, chỉ ra các thiên thể đã hình thành như thế nào từ trạng Thai khỏi thủy của tự nhiên dựa trên các quy luật cơ học và nguồn gốc vận động của chúng Cùng với hy vọng yếu ớt tôi bước vào một cuộc chu du nguy hiểm và đã nhìn thấy hình dáng của miền đất mới Kết quả chính mà Kant đạt được trong tác phẩm này là thế giới hiển hiện rất năng động chứa đựng xu hướng vận động và lực sống.Không thể nhận thức và hình dung nguồn gốc phát sinh của nó nếu chỉ dừng lại lực cơ học thuần túy Như vậy Kant đã đi lên con đường nghiên cứu thế giới theo các nguyên tắc biện chứng

Phê phán lý tính thuần túy (1781) là một trong tác phẩm vĩ đại nó thu hút kỳ lạ đối với các nhà khoa học Không một nhà triết học lớn nào mà không nghiên cứu tác phẩm này Trong tác phẩm này Kant cho rằng nhiệm vụ của triết học là phê phán lý tính thuần túy Phê phán lý tính thuần túy là phê phán năng lực lý tính nó không phụ thuộc mọi kinh nghiệm Ngoài ra còn một số tác phẩm nổi tiếng khác như: Phê phán khả năng thực tiễn” (1790), Nhân học (1798)

Các-mác nhận xét : “Triết học Kant là nền tảng và điểm xuất phát của triết học đức hiện đại, những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết học Kant”

2.1.2 Tư tưởng triết học

Tư tưởng triết học của ông được chia làm hai thời kỳ:

- Thời kỳ tiền phê phán (trước 1770)

- Thời kỳ sau phê phán (sau 1770)

Trang 13

2.1.2.1 Triết học của Kant thời kỳ tiền phê phán

Trước những năm 1770, Kant nhận thấy sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị xã hội của nước Đức dưới sự thống trị của chế độ phong kiến cũ thối nát Mặt khác, ông cũng ảnh hưởng bởi tư tưởng tiến bộ thông qua cuộc cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp Ông mong muốn dùng triết học của mình để cải tạo hiện thực của con người và xã hội Chính vì vậy mà thời kỳ tiền phê phán ông đã viết hàng loạt tác phẩm thiên về khoa học tự nhiên Những tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử tự nhiên đại cương và học thuyết về bầu trời thể hiện ông là một nhà duy vật và là nhà khoa học tự nhiên Thời kỳ này ông có 2 phát minh quan trọng, đó là:

+Giả thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ từ những hạt bụi vật chất dưới sự tác động của lực hút và lực đẩy Theo ông hành tinh của chúng ta và cả vũ trụ này không phải ngay từ đầu đã có trạng thái như hiện nay Từ xa xưa, thế giới nằm trong trạng thái hỗn mang chỉ là những đám tinh vân vô định với những hạt vật chất rải rác khắp nơi Nhờ lực vạn vật hấp dẫn mà chúng dần dần tụ lại thành những đám mây to lớn, nhờ lực hút và lực đẩy trong lòng những đám mây xuất hiện những luồng gió xoáy khiến cho các hạt vật chất đông kết lại hình cầu khi va chạm do ma sát nó bị nóng lên Trong tương quan giữa lực hút và lực đẩy, lực hút chiếm ưu thế nên các hạt vật chất kết lại với nhau để tạo thành mặt trời và các hành tinh khác nhau nhưng vì khoảng không vũ trụ quá lớn lại ảnh hưởng của lực đẩy nên lực hấp dẫn không đủ sức

để hút tất cả thành một khối vì vậy mà tồn tại nhiều hành tinh độc lập với nhau

+ Học thuyết về nguồn gốc hình thành vũ trụ của Kant đã đi vào lịch sử với ý nghĩa cách mạng vì nó tiến bộ hơn hẵn so với các giả thuyết trước đây về vũ trụ, chứa đựng nhiều tư tưởng duy vật, đem lại một quan niệm mới trong việc xem xét sự phát triển của thế giới Học thuyết nguồn gốc hình thành vũ trụ của Kant đã khẳng định không chỉ trái đất mà cả vũ trụ của chúng ta là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của vũ trụ Nó đánh tan quan niệm siêu hình thống trị thời đó cho rằng một khi thế giới đã tồn tại thì nó cứ mãi mãi như thế, nhờ vậy quan niệm “cái hích đầu tiên” đã bị loại bỏ Vì thế khi giải thích các hiện tượng tự nhiên phải tìm ở trong tự

Trang 14

nhiên chứ không cần mượn tới lực đẩy từ bên ngoài Với học thuyết này Kant đã bước đầu đã xây dựng nền tảng cho quan niệm phát triển biện chứng về tự nhiên Mặc dù tiến bộ hơn hẵn các giả thuyết về vũ trụ trước đây nhưng thuyết của Kant vẫn chưa giải thích được nhiều hiện tượng thiên văn học do còn thiếu nhiều dữ kiện khoa học cụ thể Vì vậy, nửa thế kỷ sau, nhà bác học Laplat đã đưa ra giả thuyết mới độc lập về sự hình thành vũ trụ nhưng vô hình chung vẫn tiếp thu nhiều điểm hợp lý của giả thuyết Kant, do đó người ta thường gọi là thuyết Kant-Laplat

+ Giả thuyết khoa học về sự lên xuống của nước thuỷ triều do tác động lực hút của mặt trăng Ở thời kỳ này ngoài giả thuyết nguồn gốc sự hình thành vũ trụ từ những đám tinh vân, Kant còn có giả thuyết khoa học về sự lên xuống của nước thủy triều do sức hút của mặt trăng và trái đất Theo ông vòng xoay của trái đất sẽ bị chậm lại do ảnh hưởng của nước thủy triều Vậy là mỗi thiên thể trong vũ trụ ra đời hay kết thúc chỉ là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác

Ăngghen đánh giá cao 2 phát minh này, bởi nó đem lại quan điểm biện chứng

về sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ Bên cạnh những quan niệm sâu sắc trên ở thời kỳ tiền phê phán chúng ta cũng nhận thấy sự bế tắc của Kant trong việc tìm kiếm một quan niệm mới về các vấn đề của triết học Trong nhận thức luận ông cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách quan Ông phủ nhận khả năng nhận thức của con người về bản chất của thế giới Quan niệm này ngày càng được củng cố khi ông quá nhấn mạnh sự khác nhau giữa tư tưởng và hiện thực tới mức nhiều khi hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con người Những mâu thuẫn trên trong thế giới quan của Kant thể hiện sự trăn trở của một nhà tư tưởng đầy nhiệt huyết muốn có một cách nhìn mới về thế giới nhưng lại vấp phải những hạn chế của thời đại

2.1.2.2 Triết học của Kant thời kỳ phê phán

Từ sau năm 1770, triết học của Kant chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ phê phán hay còn gọi là triết học phê phán Sỡ dĩ gọi như vậy là vì trước những biến động của xã hội và tư tưởng ở Tây Âu cuối thế kỷ XVIII, Kant đã đề ra nhiệm vụ là phải

Trang 15

nghiên cứu lại toàn bộ các vấn đề triết học trước đây trên tinh thần phê phán Đặc biệt

là về khả năng nhận thức của con người Thế giới quan của Kant thay đổi là do sự tác động của các biến cố xã hội cũng như các quan niệm triết học của Hium, Lepnic, đặc biệt là Hium Kant viết: “Hium đã đánh thức tôi khỏi cơn mê của chủ nghĩa giáo điều” Thời kỳ này triết học của Kant có nhiều yếu tố duy tâm, bất khả thi và nhị nguyên Tính chất duy tâm thể hiện ở chỗ ông tán đồng quan điểm của thuyết "động lực học" Theo thuyết này, cái có trước không phải là vật chất mà mà một thứ "lực thuần tuý", một thứ "vận động thuần tuý" phi vật chất Thuyết này là một thuyết duy tâm nhưng nội dung của nó chứa đựng tư tưởng biện chứng Quan niệm về sự thống nhất của hai xu hướng đối lập đó là sức hút và lực đẩy, điện dương và điện âm những mặt đối lập này thâm nhập vào nhau, đồng hoá lẫn nhau Lời đáp cho câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?” được Kant trình bày trong “Phê phán lý trí thực tiễn” Điều đầu tiên

là làm sáng tỏ sự khác nhau giữa lý trí thuần túy (lý luận) và lý trí thực tiễn Nếu lý trí thuần túy định nghĩa đối tượng tư duy, thì lý trí thực tiễn đòi hỏi thực hiện, tức thiết lập đối tượng đạo đức và khái niệm của nó Kant không hiểu “thực tiễn” như hoạt động sản xuất hay cải tạo xã hội, mà chỉ đơn giản là hành vi xử thế, môi trường đạo đức

Theo Kant, tri thức có giá trị chỉ khi nào hướng đến con người, thiết lập những chuẩn mực giúp con người trở thành con người theo đúng nghĩa của từ đó Do vậy lý trí thực tiễn cao hơn lý trí thuần túy (lý luận) Khác với lý trí thuần túy đề cập đến cái đang có (năng lực nhận thức của con người), lý trí thực tiễn đề cập đến cái cần phải có: con người tạo ra quy luật cho mình bằng những nỗ lực của ý chí Quy luật đạo đức được Kant cô đọng lại dưới hình thức mệnh lệnh tuyệt đối, mang ý nghĩa của những đòi hỏi phổ biến và cưỡng chế Các quy luật đạo đức có tính hình thức, xét như khuôn mẫu, thước đo tuyệt đối mọi hành vi, không dựa vào kinh nghiệm, mà có tính chất tiên nghiệm, dựa vào lý tríe thực tiễn, tức lý trí thể hiện trong hoạt động Khi quyết định một việc gì, con người dùng lý trí ra soát xem việc làm ấy có hợp lý hay không, có hợp với quy luật đạo đức ahy không Vậy quy luật đạo đức xuất phát từ đâu? Câu trả

Trang 16

lời của Kant tỏ ra dứt khóat: có những quy luật đạo đức xuất phát từ tận nơi sâu thẳm của linh hồn mà người bình thường nào cũng có thể tuân theo như một mệnh lệnh, bởi

lẽ cái tầng sâu ấy hình thành nơi con người như một tất yếu, để phân biệt với những loài khác Aristote đã định nghĩa con người là một “sinh vật xã hội”, vượt lên trên thế giới loài vật là vì lẽ đó Trong số các quy luật đạo đức, có thể chú ý đến hai yếu tố:

1) Hãy hành động sao cho cái mà bạn tuân thủ cũng trở thành quy tắc chung; 2) Hãy hành động sao cho bạn luôn luôn đối xử với nhân loại, dù nhân danh cá nhân hay nhân danh bất ký người nào khác, như mục đích chứ không như phương tiện

Theo Kant, con người là chủ thể sáng tạo, do đó cũng là chủ thể tự do Tuy nhiên không ai có quyền sử dụng tự do của mình để thủ tiêu tự do của những người khác Nguyên tắc tự do và “tự chủ ý chí” là cơ sở đi tới những thang bậc tiếp theo của đời sống đạo đức:

Không có đạo đức không có tự do, vì bổn phận làm người buộc tôi phải hành động như thế, chứ không khác đi Trong trường hợp có ý chí quyền lựa chọn cái phải làm; tôi tự do xét như một sinh vật biết tự mình suy nghĩ và hành động

Không có tự do không có đạo đức Tự do là tự quyết định điều phải làm Tự do nghĩa là khi phải quyết định con người chỉ tuân thủ lý trí, quy luật đạo đức Chính quy luật đạo đức là sự đảm bảo tự do cho tất cả trong sự quân bình, và ngăn chặn mọi sự vi phạm quyền thiêng liêng đó của con người

Từ hai khía cạnh này Kant đi đến nhận định rằng ngoài ý chí về tự do, con người còn ý thức về nghĩa vụ, thiện chí Những phạm trù này được Kant xem như tính chế ước xã hội đối với cá nhân Kant đề cao nghĩa vụ, còn tự do dường như được ông đưa về thế giới tự nhiên, như một khát vọng vươn tới mục đích, nhưng không thể đạ được nó

Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn giữa khao khát tự do và lạm dụng tự do được khắc phục bằng thếit chế” xã hội công dân phổ quát” với ba nguyên tắc: Trật tự luật pháp, tính công khai, phân chia quyền lực Mục tiêu chung của nhân loại là xác lập

Trang 17

“nhà nước toàn thế giới” Chỉ có mô hình đó mới đảm bảo nền hòa bình vĩnh cửu cho các dân tộc

Nhiều tư tưởng của triết học hiện sinh, chủ nghĩa duy ý chí, triết học thực chứng, hiện tượng học đều ít nhiều đều xuất phát từ những tư tưởng của triết học

- Tính chất nhị nguyên và bất khả thi của triết học Kant

Thế giới quan của Kant không triệt để điển hình trong quan niệm "vật tư nó" Một mặt ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới “vật tự nó” ở bên ngoài con người Thế giới đó

có thể tác động đến các giác quan của chúng ta Ở điểm này ông là nhà duy vật Nhưng mặt khác ông lại cho rằng con người không thể nhận thức được bản chất của thế giới mà chỉ thấy được hiện tượng bề ngoài mà thôi Như vậy, trong lĩnh vực nhận thức Kant là người theo thuyết không thể biết Nhận thức luận của Kant có tính duy tâm là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy vật Pháp là sự khôi phục thượng đế Ông nói rằng trong nhận thức cần hạn chế phạm vi của lý tính để dành cho đức tin Kant cũng cho rằng thế giới tồn tại khách quan nhưng quy luật của thế giới lại là sản phẩm của ý thức Kant chia nhận thức của con người thành hai loại, tri thức kinh nghiệm cảm giác và tri thức tiên nghiệm Tri thức kinh nghiệm do cảm giác đưa lại chỉ phản ánh được bề ngoài của sự vật tri thức tiên nghiệm( có sẵn trong ý thức ) mới phản ánh được tính phổ quát của sự vật hiện tượng Tính duy tâm trong triết học của Kant còn thể hiện ở chỗ ông coi không gian và thời gian tính than quả cũng như các quy luật của giới tự nhiên không phải là những cái thuộc bản thân giới tự nhiên mà là sản phẩm của lý trí tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm

Triết học của ông là sự thoả hiệp, dao động dung hoà giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

- Về chính trị-xã hội

Theo Kant xã hội là phương thức tồn tại của con người như một chủ thể trong

đó bằng hoạt động của mình con người ngày càng được thể hiện năng lực, phẩm chất đạo đức của mình Cách mạng tư sản pháp là một sự kiện điển hình tiêu diệt chế độ phong kiến bất công mở đường cho xã hội phát triển

Trang 18

Ông rất tán thành cách mạng tư sản pháp, và cho rằng mâu thuẩn xã hội là động lực thúc đẩy xã hội phát triển Ông mong muốn xây dựng một thế giới hoà bình, không có chiến tranh,mỗi dân tộc được đảm bảo tự do, độc lập về chính trị Tư tưởng

đó thể hiện một ý tưởng nhân đạo cao cả, có ý nghĩa định hướng cho các mối quan hệ quốc tế và tiến trình lịch sử

Nhà nước là sự liên kết của mọi người trong khuôn khổ pháp luật nhằm giám sát và tạo môi trường bình đăng cho mỗi công dân Nhà nước ra đời không phải ngẫu nhiên mà do mâu thuẫn xã hội Chỉ có nhà nước cộng hòa là phù hợp sự phát triển

Quan điểm của Kant về chính trị xã hội còn có hạn chế là chưa nhận thấy nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội nhưng nó bao chứa nhiều giá trị sâu sắc đặt nền móng cho quan điểm duy vật lịch sử sau này của Mác

-Về đạo đức học

Phạm trù trung tâm trong đạo đức học của ông là tự do hướng con người thực hiện theo “ mệnh lệnh tuyệt đối” Đó là đòi hỏi con người sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mọi người, bỏ thói “ hà tiện, nhúng nhường và giả dối” Theo ông người có đạo đức là người sống theo lẽ phải và tôn trọng sự thật.Tóm lại cũng như quan niệm

về chính trị xã hội, quuan niệm của ông về đạo đức học đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, đây cũng là khát vọng của giai cấp tư sản đức thời bấy giờ

Nét nổi bật trong triết học của Kant là những quan niệm biện chứng về giới tự nhiên Trong tác phẩm Lịch sử phổ thông và lý thuyết bầu trời, ông đã nêu giả thuyết có giá trị về sự hình thành vũ trụ bằng cơn lốc và kết tụ của các khối tinh vân Kant cũng đưa ra một luận đề sau này được khoa học chứng minh về ảnh hưởng lên xuống của thuỷ triều do lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng gây ra đã ảnh hưởng tới trái đất, làm cho vòng xoáy của trái đất quanh trục của nó mỗi ngày một chậm lại Ăngghen đã đánh giá những phỏng đoán của Kant là sự công phá vào quan điểm siêu hình (kể cả trong triết học và khoa học) Tính nhị nguyên trong triết học của Kant thể hiện ở chỗ,một mặt ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới các “vật tự nó” ở bên ngoài con người, thế giới

đó có thể tác động tới các giác quan của chúng ta.Mặt khác, ông lại cho rằng thế giới

Trang 19

các vật thể quanh ta mà ta thấy được lại không liên quan gì đến cái gọi là “thế giới vật

tự nó”,chúng chỉ là các “hiện tượng…phù hợp với cái cảm giác và tri thức do lý tính của ta tạo ra Nhưng các cảm giác và tri thức không cung cấp cho hiểu biết gì về “thế giới vật tự nó” Nói cách khác, theo Kant nhận thức con người không chỉ biết được hiện tượng bề ngoài mà không xâm nhập vào được bản chất đích thực của sự vật, không phán xét gì được sự vật như chúng tự thân tồn tại Như vậy, trong lĩnh vực nhận thức luận, Cantơ là người theo thuyết “không thể biết” (tất nhiên là khác với Hium) Nhận thức luận của Cantơ có tính chất duy tâm thể hiện ở sự phản ứng của ông với chủ nghĩa duy vật Pháp và sự khôi phục lại Thượng đế Ông nói rằng trong nhận thức cần hạn chế phạm vi của lý tính để dành cho đức tin

Tính chất duy tâm trong triết học của Kant không nhất quán, đầy mâu thuẫn Lênin nhận xét: “Đặc trưng chủ yếu của triết học Kant là ở chỗ nó dung hoà chủ nghĩa duy ý chí với chủ nghĩa duy tâm, thiết lập sự thoả hiêp giữa hai chủ nghĩa đó kết hợp hai khuynh hướng triết học khác nhau và đối lâp trong một hệ thống triết học duy nhất Khi Cantơ thừa nhận rằng một cái gì đó ở ngoài chúng ta thì Kant là người duy vật Khi ông tuyên bố rằng cái vật tự nó ấy không thể nhận thức được là siêu nghiệm,

là ở thế giới bên kia thì ông ta là người duy tâm”

C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đánh giá cao những công trình của Kant về khoa học tự nhiên, về những vấn đề phép biện chứng, nhưng đã bác bỏ thuyết không thể biết và nghiêm khắc phê phán những quan niệm duy tâm của Kant về không gian

và thời gian, về các phạm trù bởi vì, Kant coi phạm trù chỉ là hình thức tiên thiên của

Trang 20

tiếp tục học đại học tổng hợp tại thành phố này Sau khi tốt nghiệp đại học tổng hợp giống Kant ông không biết làm gì ngoài công việc gia sư Vào cuối năm 1780 Phích tơ làm gia sư tại Đuyrích nhưng do cãi nhau với chủ nên một thời gian sau ông bị đuổi việc

Một vài năm sau đó ông đã không thể lựa chọn cho công việc chủ yếu của mình Với bản tính mạnh mẽ, tinh thần hay thảo ra các dự án khiến cho việc tìm kiếm nghề nghiệp với một công việc ổn định rất gian nan 9lucs thì làm phiên dịch, lúc thì phát hành báo chí, lúc thì có ý định làm nhà văn, nhà viết kịch) Vào năm 1790 ông bắt đầu đọc các tác phẩm Kant và đã bị triết học của Kant lôi cuốn Năm 1791, ông đến Kenixbec gặp Kant và từ đây ông chịu ảnh hưởng lớn của nhà sáng lập triết học

cổ điển đức Sau đó, Phích tơ viết và công bố tác phẩm Kinh nghiệm phê phán bất kỳ

sự mặc khải nào (1791) Người ta lúc đầu tưởng rằng tác phẩm này là của Kant vì dấu

ấn tư tưởng Kant trong tác phẩm này là quá lớn Ngay lập tức Kant đã công khai giải thích sự hiểu lầm này nhờ đó mà Phích tơ đã trở nên nổi tiếng

Giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời Phích tơ ảnh hưởng cuộc cách Pháp Ông viết hai tác phẩm táo bạo: Đòi hỏi các quốc vương châu âu về quyền tự do tư tưởng

mà họ đã ngăn cấm cho tới nay” và tác phẩm: Chỉnh lý những phán đoán của công luận về cách amngj Pháp Do sự tác động của khí thế tự do tư tưởng ở Đức Phích tơ đã xây dựng một hệ thống triết học có cơ sở là nguyên tắc về tự do và về phẩm giá của con người

Từ 1790-1799 ông làm chủ nhiệm khoa triết học ở Trường Đại học Tổng hợp Béclin và là Hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học này Việc mời Phích tơ đến đây khi ông chưa xây dựng hệ thống triết học của riêng mình có lý do là ông đã trở thành một nhà hùng biện, một giảng viên nổi tiếng, một con người hăng say bảo vệ quyền tự

do của con người Ông mất năm 1814 để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, được đánh giá

là nhà triết học duy tâm nổi tiếng của đức

Các tác phẩm chính là:

+ Hệ thống học thuyết về đạo đức (1794)

Trang 21

+ Những bài giảng về sứ mệnh của nhà khoa học (1794)

+ Những cơ sở của khoa học luận đại cương (1794-1795)

+ Những diễn văn gửi dân tộc đức (1808)

2.2.2 Tư tưởng triết học

- Về nhiệm vụ của triết học

Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức khoa học đối với cuộc sống của con người Phíchtơ khẳng định nhiệm vụ của triết học là đề ra cơ sở phương pháp luận và phương hướng phát triển khoa học, nó cần vạch ra bản chất của khoa học đồng thời xây dựng những nguyên lý cơ bản của thế giới quan khoa học cho con người Vì vậy, triết học được coi là lý luận khoa học, là khoa học về khoa học Cũng như Kant, Phíchtơ coi con người là trung tâm của triết học Theo ông toàn bộ triết học,

tư duy, lý luận con người không có mục đích nào khác ngoài việc giải đáp những vấn

đề đặt ra trong cuộc sống con người như trả lời câu hỏi: Con người là gì? Chức năng của con người trong thế giới khách quan? Làm thế nào để con người thực hiện được chức năng đó? Để làm được điều đó, triết học phải lý giải vấn đề cơ bản là mục đích sống của con người là gì? Trong đó có cuộc đời của các nhà khoa học vì theo ông họ

là biểu tượng của con người chân chính hay còn gọi là nhà giáo dục nhân loại Ông muốn thông qua triết học và khoa học để đưa lại cho con người một cách nhìn mới về bản thân con người Ông viết: con người có thể làm được những gì nó cần làm và mọi

cá nhân đều khác nhau nhưng đều giống nhau ở một điểm là mục đích tối cao cần hoàn hảo

- Về lý luận nhận thức và tính biện chứng

Theo Phíchtơ đặc tính cơ bản của khoa học là tính hệ thống, bản thân khoa học tồn tại như một cơ thể sống dựa trên một luận đề cơ bản là xuất phát điểm và nền tảng của toàn bộ hệ thống Vấn đề cơ bản là phải tìm ra luận đề cơ bản đó là gì? Ông coi con người là trung tâm, chủ đề chính của toàn bộ thế giới quan con người Theo ông xuất phát điểm và tiền đề của triết học là sự tồn tại thực của con người Đặc trưng của con người là tự ý thức về bản thân mình, là “tôi” Con người không phải do chúa trời

Trang 22

tạo ra, nó đồng thời là chủ thể và là kết quả hoạt động của bản thân mình Phichto viết: Tôi là cái gì trước khi tôi có thể tự ý thức? Câu trả lời là tôi chẳng là gì cả vì tôi chưa phải là tôi cái tôi chỉ có được khi ý thức chính bản thân mình Điều này có nghĩa

là ngay từ đầu bằng hoạt động con người sáng tạo ra chính mình, nhưng một khi tôi là tôi thì cũng có nghĩa là tôi không phải là cái không tôi Cái không tôi đó chính là thế giới và thế giới này do cái tôi mãi mãi sản sinh ra và làm cho phong phú thêm Nhờ sự

tự ý thức về mình mà cái tôi tạo nên thế giới (cái không tôi) và tạo nên toàn bộ lịch sử của nhân loại Luận đề thứ ba là “cái tôi” và cái- không- tôi Thực chất ở đây là đi giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể Nguyên lý này cho thấy sự đối lập giữa chủ thể và khách thể là do cái tôi đẻ ra, là sự thống nhất giữa chính đề “nguyên lý 1”

và phản đề “nguyên lý 2” giữa cái tôi và cái- không- tôi Đây là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập trong đó cái tôi là chủ thể tuyệt đối Tuy vậy từ sự thống nhất giữa cái tôi và cái không tôi cũng có thể rút ra được một số phạm trù thể hiện sự tác động lẫn nhau giữa cái tôi và cái không tôi như số lượng, nhân quả… có thể xem

đó là sự khẳng định về mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể giữa lý luận

và nhận thức Ông đã giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trên lập trường duy tâm vì ông không thể giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên

Từ sự phân tích ba luận đề trên ta thấy, Phichto có hai quan niệm về cái tôi: Cái tôi mà tự nó sản sinh ra nó là cái tôi tuyệt đối, tồn tại trước cả thế giới tự nhiên và loài người Bản thân thế giới chúng ta là kết quả sáng tạo của nó Còn “cái tôi” do cái tôi tuyệt đối sinh ra là “cái tôi” tương đối, hữu hạn là hình thức tồn tại cụ thể của cái tôi tuyệt đối Như vậy, cái tôi tuyệt đối ở đây theo cách hiểu của phichto là thể hiện một con người lý tưởng Còn cái tôi tương đối là con người đang sống, đang hiện hữu sinh ra và mất đi theo quy luật của tạo hóa Giới tự nhiên chúng ta là kết quả sáng tạo của cái tôi tuyệt đối một cách vô thức từ thời tiền sử xa sưa Vì thế quá trình cái tôi kinh nghiệm cải tạo thế giới tự nhiên cũng là quá trình ngày càng tiếp cận với cái tôi tuyệt đối Chừng nào nhân loại chúng ta nhận thức và cải tạo được toàn bộ giới

Ngày đăng: 24/08/2017, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w