Với những nghiên cứu về hôn nhân và gia đình trong giới trẻ, đã có rất nhiều chủ đề nghiên cứu, định hướng nghiên cứu khác nhau như: quan điểm, thái độ, hành vi…của giới trẻ đối với các
Trang 1Họ và tên : Trần Duy Anh
Mã số sinh viên : 10030023
Môn học : Xã hội học gia đình
Đề bài: Chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học gia đình để phân tích,
tập trung vào 3 điểm chính sau:
- Tính bức xúc của vấn đề.
- Giải thích dựa trên cơ sở lí thuyết, dữ liệu, kết quả nghiên cứu, nguyên nhân vấn đề.
- Phân tích biện luận có tính thuyết phục về xu hướng của vấn đề trong tương lai.
Bài làm:
1 Đặt vấn đề.
Với những nghiên cứu về hôn nhân và gia đình trong giới trẻ, đã có rất nhiều chủ
đề nghiên cứu, định hướng nghiên cứu khác nhau như: quan điểm, thái độ, hành vi…của giới trẻ đối với các giá trị của gia đinh; các hành vi ứng xử của giới trẻ trong gia đình; bạo lực trẻ em trong các gia đình… Tuy nhiên, có thể nói rằng, việc nghiên cứu về quan điểm, thái độ của giới trẻ nói chung và đặc biệt là sinh viên nói riêng về sống chung trước hôn nhân là một hướng nghiên cứu khá mới về nhiều phương diện
Thuật ngữ “Cohabitation” – “sống chung với nhau” đã phổ biến trong những
năm 60 của thế kỉ trước ở những nước phương Tây Và các nghiên cứu về sống chung ( ở trong phạm vi bài này, sử dụng theo nghĩa là sống chung trước hôn nhân) trên thế giới cũng bắt đầu từ đây Theo thống kê của Cục Thống kê Mỹ năm 1978: số các đôi ăn ở với nhau như vợ chồng ở Mỹ tăng đáng kể, từ khoảng 500.000 trong năm 1970 tăng lên 2,3 triệu năm 1988, chiếm 4% số các cặp vợ chồng
Trong nước, đã có nhiều những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề sống chung trước hôn nhân của những nhà nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên với lĩnh vực xã hội học
và đặc biệt là xã hội học gia đình với các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của mình thì vấn đề này chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu và phân tích Vì vậy, một trong những hướng nghiên cứu về gia đình nói chung và xã hội học gia đình nói riêng mà các cuộc hội thảo cũng như tọa đàm của các nhà nghiên cứu xã hội học đặt ra trong những năm sắp tới đó là: nghiên cứu những thay đổi trong hệ thống các giá trị và chuẩn mực của gia đình Việt Nam
Đặt trong bối cảnh giới trẻ Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và hành vi Trong khi đó họ sẽ sớm là những chủ nhân tương lai của đất nước và họ cũng phải thực hiện những vai trò và chức năng xã hội của mình: xây dựng tình yêu và
Trang 2tiến tới hôn nhân Những quan niệm và thái độ của giới trẻ về hôn nhân, gia đình nói chung sẽ làm cơ sở cho việc tìm kiếm bạn đời, kết hôn, sinh con và thực hiện các vai trò khác
Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước ta đang ngày càng có những biến đổi sâu sắc
về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội…Cùng với đó là sự tác động mạnh mẽ tới các yếu
tố về hôn nhân và gia đình của xã hội Việt Nam đương đại
Hôn nhân và gia đình là vấn đề cơ bản trong đời sống của thanh niên hiện nay Việc tìm hiểu thái độ của họ về 1 số vấn đề hôn nhân và gia đình trong bối cảnh biến đổi
xã hội có ý nghĩa quan trong định hướng hành động trong tương lai, giúp họ có được sự sẵn sàng bước vào đời sống hôn nhân và gia đình với nhiều biến đổi Lĩnh vực nghiên cứu này cần phải có thêm nhiều cách thức tiếp cận và phân tích khác nhau để làm rõ hơn
lí thuyết và thực tiễn về hôn nhân, gia đình
Như vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi chọn chủ đề nghiên cứu sau: “Thái
độ của sinh viên về sống chung trước hôn nhân” Bài viết sẽ cố gắng làm rõ những vấn
đề về thái độ của các cá nhân trong xã hội nói chung và sinh viên nói riêng về hiện tượng này
2 Biện luận, phân tích và giải thích vấn đề.
Sống chung trước hôn nhân được các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau tìm hiểu và giải thích Đối tượng sống chung trước hôn nhân không chỉ là sinh viên mà còn có cả những tầng lớp khác: công nhân trẻ, học sinh Tình trạng sống chung trước hôn nhân vừa có những hệ quả tốt đẹp và hậu quả khó lường Nguyên nhân việc các cặp nam
nữ quyết định đi đến sống chung với nhau cũng đã được phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này Mỗi định nghĩa đều chỉ ra những đặc điểm của hiện tượng này
Trong cuốn Xã hội học của tác giả J.J Macionis đã định nghĩa khá chung về sống
chung: thuật ngữ sống chung muốn chỉ đôi vợ chồng không kết hôn sống chung nhà
Thậm chí cách đây một thế hệ, những thuật ngữ như “ở cùng ai” hay “ăn ở tội lỗi” biểu thị sự ăn ở với nhau như vợ chồng phần lớn được xem là lầm lạc
Như vậy, ngay từ ban đầu thái độ của các cá nhân trong xã hội về hiện tượng này
có vẻ như chỉ là những thái độ một chiều tiêu cực và nguyên nhân có lẽ bởi vì việc không đăng kí kết hôn với các cơ quan chính quyền địa phương là một rào cản lớn cho các “gia đình” của các cặp nam nữ có sống chung trước hôn nhân
Có thể đối với rất nhiều người, sống chung không mang nhiều hàm ý ràng buộc như hôn nhân Chính vì vậy mà các cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các nhóm xã hội đặc thù như công nhân trẻ hay sinh viên nghèo thường quan niệm một cách mặc định rằng:
“hôn nhân đối với tôi chưa hẳn phải là sự bắt buộc (ràng buộc) chung sống với nhau”
Theo các chủ thuyết của xã hội học hiện đại thì có thể coi hôn nhân hay gia đình
là một biểu trưng (biểu tượng này có thể không được cụ thế hóa bằng những biểu tượng khác như “chữ song hỉ” hay “cặp bánh phu thê” hay “quả trầu lá cau” bởi còn phụ thuộc vào các nền văn hóa khác nhau) mà các cá nhân dựa vào nó để có thể hành động và
Trang 3tương tác với nhau Cách thức mà các cá nhân hiểu biết và quan niệm về biểu trưng đó sẽ quyết định (quy định) những hành động xã hội về đời sống hôn nhân hoặc gia đình
Bởi các biểu trưng cho phép con người hành động tương tác với nhau để trao đổi
ý nghĩa Trong nghiên cứu xã hội học gia đình thì biểu trưng hôn nhân và gia đình được hiểu như là một tập hợp hay hệ thống các vai trò và các cá nhân trong đó phải hành động như một diễn viên thực thụ (tùy thuộc vào khả năng của cá nhân đó) và các “diễn viên” (ở đây chính là các cá nhân trong gia đình) phải “diễn” đúng với vai trò của mình một khi
cá nhân đó nhận thức đúng vai trò hoặc nhiệm vụ được phân công trong gia đình ấy là như thế nào
Nếu việc nhận thức và thái độ về vai trò của bản thân các cá nhân trong gia đình chưa đúng đắn và phù hợp thì rất có thể các cá nhân ấy sẽ không có được những hành động và quyết định chính xác, phù hợp hoàn cảnh xã hội của cá nhân đó Thậm chí có thể dẫn đến những hành vi hoặc những hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, ảnh hưởng đến cuộc sống của những thành viên khác và người trong cuộc là những người trực tiếp hứng chịu hậu quả Bởi lẽ mọi vai trò của các thành viên trong gia đình đều có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau
Áp dụng lí thuyết tương tác biểu trưng có thể được coi là sự áp dụng đúng đắn và phù hợp hơn cả khi giải thích các vấn đề về thái độ của sinh viên đối với sống thử trước hôn nhân
Các cá nhân sinh viên hiểu biết về sống chung trước hôn theo các cách thức khác nhau và hành động khác nhau về các quyết định hôn nhân Có thể những quan niệm và thái độ khác nhau ấy xuất phát từ việc hiểu biết và nhận thức về biểu trưng hôn nhân và gia đình, từ đó dẫn đến những quyết định và hành động tìm đến đối tác (bạn, người yêu, người khác) để sống chung trước hôn nhân
Với mỗi cách thức và lĩnh vực nghiên cứu khác nhau đều có những cách tiếp cận khái niệm sống chung trước hôn nhân khác nhau đồng thời có những giải thích và lí giải khác nhau về khái niệm này
Đối với phạm vi bài tiểu luận cá nhân này thì tôi xin tiếp cận khái niệm sống chung trước hôn nhân theo ý nghĩa sau đây: sống chung trước hôn nhân chỉ những cặp nam – nữ cùng sống trong một căn phòng, có quan hệ tình dục, cùng đóng góp về kinh tế
và chia sẻ trách nhiệm khác trong cuộc sống Cùng với đó là những phân tích trên các khía cạnh sau của việc sống chung trước hôn nhân: các yếu tố tác động đến thái độ
Trước hết, nói về tình hình hiện tượng sống chung trước hôn nhân, chỉ có thể đưa
ra một cách định tính về hiện tượng này tại Việt Nam: “Dọc các khu nhà ở trọ của sinh viên thuộc các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Nội như: Ngoại thương, Luật, Khoa học
xã hội và Nhân văn, Kinh tế quốc dân…có thể bắt gặp các cặp đôi nam nữ sống chung với nhau, hàng ngày sau khi học trên giảng đường, họ lại tay trong tay đi chợ, cùng nhau nấu nướng và ăn uống chung trong 1 căn phòng chỉ có mấy mét vuông Ở các trường đại học thuộc các thành phố lớn khác như Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… cũng
có thể có những trường hợp tương tự như thế”.
Trang 4Như vậy, có thể nói rằng hiện tượng sống chung trước hôn nhân trong tầng lớp sinh viên nói chung đến nay đã tồn tại khá lâu nhưng chưa có được những nghiên cứu thực nghiệm và đồng thời cũng chưa có những tìm hiểu, thống kê một cách định lượng về
số lượng các cặp đôi sống chung trước hôn nhân hiện nay Phải chăng có rất nhiều
nguyên nhân và nhân tố tác động đến nhận thức và thái độ của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng về các giá trị của hôn nhân và gia đình mang lại cho cuộc sống của họ? Để chỉ ra rõ ràng các nguyên nhân của hiện tượng này, đòi hỏi phải áp dụng các lí thuyết một cách đúng đắn và hợp lí để giải thích
Một trong những lí thuyết quan trọng khi các nghiên cứu về hôn nhân và gia đình thường xuyên hướng đến là Lí thuyết trao đổi Thuyết này giả định rằng: quyết định hôn nhân là hệ quả của một quá trình cân nhắc và lựa chọn hợp lí của mỗi cá nhân nhằm tối
đa hóa lợi ích mà họ sẽ có được trong tương lai (Benokraitis, 1996 Edward, 1969: dẫn theo South & Scout, 1991; White & Klein, 2008)
Sử dụng tiếp cận của lí thuyết trao đổi xã hội được sử dụng một cách hữu ích trong phân tích các lựa chọn trong hôn nhân và với việc sống chung trước hôn nhân cũng được coi là một chủ đề cần được áp dụng lí thuyết này để giải thích và phân tích
Trong quá trình các cá nhân (nam và nữ) quyết định lựa chọn sống chung với nhau trước hôn nhân, họ đã có những nhận thức đầy đủ về nó (việc sống chung trước hôn nhân mà không đăng kí kết hôn) nhất Cả nam và nữ đều có những tính toán duy lí dựa trên những “chi phí” và “phần thưởng” để cuối cùng họ quyết định hành động dựa trên tính toán ấy Đôi khi, việc sống chung với nhau trước hôn nhân trở thành một cách phổ biến để trắc nghiệm mối quan hệ nghiêm túc và đồng thời tiết kiệm chi phí khỏi phải thuê chỗ ở thứ hai (John J Macionis, Xã hội học, NXB Thống kê, 2004)
Những “chi phí” ở đây theo lí thuyết trao đổi có thể được coi là các yếu tố về điều kiện sống, điều kiện ăn ở, chi tiêu cho 1 cá nhân (hoặc là nam hoặc là nữ) Nếu không lựa chọn hình thức hôn nhân sống chung (không đăng kí kết hôn) thì có vẻ như những chi phí
ấy sẽ rất cao và tốn kém theo thời gian
Ngược lại, nếu họ quyết định lựa chọn thì có thể những “chi phí” ấy sẽ giảm bớt một cách đáng kể Số tiền thuê phòng cho cả hai người sẽ giảm đi thay vì mỗi cá nhân thuê 1 căn phòng riêng để ở; số tiền ăn hàng ngày cũng giảm đi thay vì mỗi cá nhân phải
tự mua bán, nấu nướng…Điều này đồng nghĩa với việc chi phí toàn bộ sẽ thấp hơn so với việc ở một mình
Tương tự, các phần thưởng mà các cá nhân nhận lại trong quá trình thực hiện sống chung trước hôn nhân sẽ là những bù đắp về mặt tinh thần, tình cảm Cuộc sống của sinh viên từ các tỉnh lên thành phố học tập không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt tình cảm gia đình và bạn bè Việc sống chung với người khác giới sẽ luôn làm cho cá nhân có cơ hội chia sẻ và nhận lại những sẻ chia về tình cảm Vì vậy, việc cá nhân quyết định chọn việc sống chung cũng là một “phần thưởng” cho việc bù đắp lại những thiếu hụt từ phía gia đình hoặc bạn bè
Theo tác giả Schoen và Owens (1992): hai người sống chung với nhau thì chi phí
rẻ hơn; công việc nấu ăn được chia sẻ; tình dục dễ dàng; chia tay dễ dàng nếu như quan
Trang 5hệ rắc rối; bớt đau đớn và đàm tiếu khi li dị; nhiều thời gian tự do, không có nghĩa vụ phải chăm sóc bạn đời và trẻ em khi ốm đau, tự do gặp gỡ người khác; không vướng mắc pháp luật, “dễ đến, dễ đi”
Như vậy, các “chi phí” mà cá nhân tham gia vào quyết định này gần như là một chi phí rất rẻ mạt và phần thưởng họ nhận được thì lại gần như vô giá Điều đó khiến cho
cá nhân quyết định hành động và lựa chọn sống chung trước hôn nhân (không đăng kí kết hôn) thay vì sẽ sống một mình hoặc với một ai đó cùng giới tính
Tìm hiểu lí do sâu xa của các cá nhân tìm đến việc sống chung trước hôn nhân sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát hơn về hiện tượng này Liệu rằng các yếu tố khác của đời sống kinh tế, xã hội của cá nhân có tác động đến việc các cá nhân lựa chọn việc sống chung trước hôn nhân hay không? Và nếu có, thì tác động với mức độ như thế nào?
Theo tác giả Trương Diệu Hải An, nguyên nhân của hiện tượng này là do: nguồn gốc của việc di cư khá đa dạng gây khó khăn cho việc quản lí tạm trú, tạm vắng; công việc không ổn định của nhóm công nhân dẫn đến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng; các
tổ chức đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến cuộc sống của người công nhân, đặc biệt
là việc giải trí, sinh hoạt tập thể; sự hiểu biết về pháp luật, kiến thức sức khỏe sinh sản và giới còn nhiều hạn chế
Theo tác giả Hà Thị Minh Khương, có những giá trị mới về hôn nhân và gia đình đang trong giai đoạn định hình và phát triển, song song với đó là sự tồn tai của một số giá trị truyền thống vẫn được coi trọng một cách tuyệt đối Nghĩa là, trong quá trình phát triến của đời sống kinh tế, xã hội các giá trị về hôn nhân và gia đình truyền thống cũng có những biến đổi (nhưng không có nghĩa là bị thay thế) và kéo theo đó là sự hình thành và phát triển các giá trị mới về hôn nhân và gia đình, hình thức hôn nhân không đăng kí kết hôn mà đại diện là việc chung sống trước hôn nhân trong giới trẻ hiện nay cũng phần nào phản ánh được sự hình thành và bước đầu phát triển giá trị hôn nhân, giá trị gia đình mới Bởi nó cũng mang lại những phần thưởng và lợi ích có giá trị đối với cá nhân theo như phân tích ở phần trên
Cũng trong nghiên cứu về thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về các giá trị hôn nhân và gia đình của Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Hồng thì nguyên nhân sâu xa của hiện tượng sống chung trước hôn nhân trong giới trẻ nói chung là: sự thiếu hiểu biết về Luật pháp (cá nhân không nhận thức được vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền lợi của người đăng kí kết hôn); cá nhân thiếu nhận thức về hậu quả mà việc chung sống không đăng kí kết hôn gây ra (người chịu thiệt thòi thường là người phụ nữ); những ảnh hưởng của lối sống tự do trong văn hóa phương Tây (cá nhân được hoàn toàn tự do quyết đinh hành động nếu họ được trao cho cơ hội hành động)
Theo Nguyễn Đức Chiện và nghiên cứu của mình thì tác giả cho rằng sự chuyển đổi về kinh tế - xã hội, sự mở rộng quá nhiều của các trường Đại học, Cao đẳng trong hơn
10 năm qua đã dẫn đến việc lựa chọn “mô hình” sống chung trước hôn nhân của rất nhiều cặp nam nữ công nhân và sinh viên
Cũng qua nghiên cứu đó, tác giả đã chỉ ra được những đặc điểm của các cặp sống chung trước hôn nhân như: thuộc các tỉnh xa; sống một cách công khai trong phòng nhỏ,
Trang 6nhà trọ - nơi không có sự giám sát và quản lí của nhà trường hoặc gia đình; thuộc rất nhiều ngành học khác nhau: Luật, Ngoại thương, Khoa học xã hội & Nhân văn, thậm chí
là cả ngành Sư phạm
Xung quanh thái độ của các cá nhân trong xã hộ nói chung và sinh viên nói riêng
về sống thử trước hôn nhân cũng đã có nhiều tác giả đề cập trong những nghiên cứu có liên quan
Theo tác giả Nguyễn Hà Đông trong nghiên cứu mang tên: “Thái độ của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố tác động” đã đưa ra các chỉ báo sau và dùng số liệu để phân tích các chỉ báo ấy:
Biểu 1: Thái độ trước ý kiến “Nên quan hệ tình dục trước hôn nhân để xem có hợp nhau không?” (đơn vị %)
Như vậy, qua đây có thể thấy được lí do từ tầm quan trọng của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân trong các quyết định của các cặp sống chung trước hôn nhân Nếu cá nhân mong muốn tiến đến hôn nhân có sự đảm bảo về con cái và hòa hợp tình dục với bạn đời thì lựa chọn của cá nhân ấy rất có thể là tìm kiếm “phương án” sống chung trước hôn nhân Con số 7,6% nói lên ý kiến đồng tình và thái độ ủng hộ của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân và chỉ báo đó là một trong những chỉ báo quan trọng trong việc tìm hiểu thái độ của sinh viên về sống chung trước hôn nhân
Trong một nghiên cứu có liên quan, Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Hồng đã chỉ
ra tỉ lệ chấp nhận “nam nữ chung sống không đăng kí kết hôn” theo độ tuổi
Trang 7Biểu 2: Tỉ lệ chấp nhận ý kiến “nam nữ chung sống không đăng kí kết hôn” theo
độ tuổi (đơn vị %)
Qua số liệu của cuộc điều tra toàn quốc về thanh thiếu niên (gọi tắt là SAVY 2 thực hiện năm 2009) và điều tra gia đình toàn quốc năm 2006, có thể thấy được thái độ chấp nhận (ủng hộ) của thanh thiếu niên nói chung (trong đó có tầng lớp sinh viên) đối với hành vi nam nữ sống chung không đăng kí kết hôn là khác nhau trong từng độ tuổi và đang có xu hướng cởi mở hơn
Như vậy, có thể thấy được tính đa dạng trong mặt nhận thức và thái độ của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng về vấn đề sống chung trước hôn nhân
Về mặt hệ quả của việc sống chung trước hôn nhân xảy ra cũng được các tác giả nghiên cứu và tìm hiểu Đặc biệt là các nhà báo, họ không ngừng chỉ ra các hậu quả xấu của việc sống chung trước hôn nhân trong các bài báo có liên quan
Với cách nhìn đa chiều hơn thì có lẽ việc sống chung trước hôn nhân không chỉ mang đến những hậu quả xấu hoặc những điều tiêu cực Nếu theo như lí thuyết lựa chọn hợp lí và thuyết trao đổi xã hội thì hệ quả mà sống chung trước hôn nhân mang lại cho con người là những phần thưởng có giá trị rất lớn không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần
Tuy nhiên cũng cần phải chỉ ra những hệ quả không mong muốn mà sống chung trước hôn nhân mang lại cho bản thân người trong cuộc và ảnh hưởng đến các các nhân khác trong xã hội
Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần Hoa Kì thì: phụ nữ sống chung bị suy nhược sức khỏe về thể lực gấp 3 lần người phụ nữ có chồng bình thường (năm 1998) Cũng theo Tòa án Hoa Kì thì: bạn gái sống chung trước hôn nhân bị bạn trai hành hung cao hơn nhiều lần so với người phụ nữ đã có chồng (Colson,1995; Ciavola, 1997) và hơn 25% phụ nữ sống đang sống chung không kết hôn bị đau khổ dẫn đến loạn thần kinh trong khi đó con số này ở phụ nữ có chồng là 15%
Trang 8Trong hoàn cảnh các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam chưa được triển khai một cách có quy mô về hệ quả của sống chung trước hôn nhân, thì việc tìm hiểu chúng sẽ được tin cậy qua cách tiếp cận phân tích của nghiên cứu định tính
Sau đây là một bài viết được chia sẻ trên 1 bài báo nói về hiện tượng sống chung trước hôn nhân trong sinh viên: “ Hằng chuyển sang ở cùng với người yêu, dưới danh nghĩa “anh họ” Từ ngày đó, Hằng học hành chểnh mảng, nghỉ học thường xuyên, tránh mặt bạn bè Kì nào Hằng cũng phải thi lại quá bán tổng số môn học Ngay năm thứ hai, Hằng trượt cả vì lí do không đủ điều kiện học tiếp do nợ quá số đơn vị học trình Học lại
1 năm và lại trượt tiếp Lần này, Hằng bỏ học.” ( http://www.giadinh.net.vn 31/1/2007)
“T.P và H.H lặng lẽ đưa nhau đền phòng khám tư nhân Quan điểm của T.P: đành phải giải quyết thôi Biết làm thế nào khác được Chỉ cần 400.000 đồng là xong Gọn nhẹ! Bản năng làm mẹ không kháng cự được gì nhiều, H.H đành thuận theo…”
(http://bulletin.vnu.edu.vn/btdhqghn 23/04/2006)
“Càng chung sống, anh càng bộc lộ là con người ích kỷ và ham muốn vô độ Anh bắt em khi đi học xong phải về nhà ngay để cơm nước, em không được phép đi sinh nhật hay hội họp cùng bạn bè Một lần đi chơi cùng các bạn về muộn, không kịp cơm nước là anh quát mắng thậm chí đánh em thẳng tay Em dần dần trở thành một người ít nói ít cười, học tập sút kém và luôn lo lắng” ( http://www.dantri.com.vn 12/12/2007)
“Trong mắt mọi người bây giờ tôi là một bà cô khó tính đã 32 tuổi vẫn chưa
“chung kết” anh chàng nào Từ lâu rồi, tôi chẳng thể có cảm tình với ai Có lẽ đó là những gì “sống thử” đã để lại cho tôi” ( http://www.dantri.com.vn 12/12/2007)
Nhìn chung thì sống chung trước hôn nhân mang lại cho các cặp nam nữ rất nhiều điều mới mẻ mà họ cần phải có những hiểu biết nhất định về hình thức hôn nhân không chính thức này
Lí thuyết lựa chọn hợp lí cũng chỉ rõ cho chúng ta thấy rằng: phần thưởng luôn có tính đền bù Nghĩa là khi cá nhân ở trong tình trạng thiếu thốn mà nhận được phần thưởng thì phần thưởng đó rất có giá trị Nhưng trong tình huống dư thừa thì tương quan giữa chi phí và phần thưởng càng phải lớn thì mới có thể gây được kích thích tích cực
Các cá nhân trong tình huống sống chung trước hôn nhân khi họ nhận được những phần thưởng và lợi ích ban đầu thì họ có thể thấy được rằng mặt tích cực của việc sống chung này là rất có giá trị và họ cần phải duy trì việc sống chung
Tuy nhiên, theo thời gian thì các vấn đề khó khăn liên tục nảy sinh và không tránh được mâu thuẫn xảy ra trong mối quan hệ vợ chồng không “danh chính ngôn thuận này” Đặc biệt, khi cá nhân người trong cuộc không còn cảm thấy có sự kích thích tích cực từ phía phần thưởng mà việc chung sống mang lại cho mình ( chi phí cao trong khi đó phần thưởng lại không tăng lên) thì rất có thể sẽ xảy ra việc cá nhân thực hiện các hành vi sai lệch
Thái độ của sinh viên về những hệ quả này cũng có sự khác biệt đáng kể khi có một bộ phận sinh viên cho rằng đó là những vấn đề “hết sức bình thường” hoặc đó là vấn
đề chắc chắn sẽ xảy ra khi họ đã quyết định lựa chọn hình thức đó
Trang 9“Sống thử thành trào lưu được một bộ phận sinh viên ủng hộ bằng vô số những lí luận: “yêu nhau, có nhu cầu gần gũi người mình yêu là lẽ bình thường Sống thử, thấy hợp thì cưới, không hợp thì chia tay, đỡ phải ra tòa li dị, lắm thủ tục, phức tạp và rắc rối” hay “yêu là không giới hạn, là thuộc về nhau tất cả” Những lí do như xa nhà, tiền bố mẹ gửi lên ít, sống chung đỡ đần được cho nhau, chia sẻ khó khăn, gần nhau sẽ hiểu nhau hơn, thậm chí là “kiểu gì chúng tôi chả lấy nhau”” (http://www.hoilhpn.org.vn
23/4/2006)
3 Biện luận về xu hướng của vấn đề trong tương lai.
Nhìn chung thái độ và nhận thức của sinh viên xung quanh vấn đề sống chung trước hôn nhân có phần nào đó đang được định hình một cách có ý thức trong việc nhận thức chung về các giá trị hôn nhân và gia đình
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng nếu hiện tượng sống chung trước hôn nhân trong xã hội hiện nay có những diễn tiến theo các chiều hướng khác nhau thì thái độ và nhận thức của
họ cũng sẽ có những điểm mới mẻ và càng có sự khác biệt hơn nữa giữa các nhóm sinh viên khác nhau ( trình độ học vấn, tôn giáo, đô tuổi, giới tính, xuất thân…) Bởi sinh viên
là tầng lớp có nhiều cơ hội để tiếp cận với các giá trị mới đang/sẽ hình thành trong xã hội, đặc biệt là các giá trị có liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình – vấn đề cơ bản trong tương lai của họ
Theo tác giả Trương Diệu Hải An, tình trạng sống chung không hôn thú diễn ra phổ biến như một phong trào trong công nhân ở các khu công nghiệp và trong bộ phận đối tượng là học sinh sinh viên của các trường… Mặc dù số lượng các cặp đôi đi đến kết hôn sau thời gian chung sống là khá ít, song tình trạng sống chung không giảm mà còn tăng
Xu hướng này dự báo một trạng suy giảm về mặt đạo đức trong gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới, tâm lí người trong cuộc và tiềm ẩn những mâu thuẫn khó hòa giải Ủng hộ hôn nhân có đăng kí kết hôn vẫn là xu hướng chung trong thái độ của đại đa
số thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng Và việc chấp nhận những giá trị về hôn nhân và gia đình ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, đặc biệt là trong những nhóm thanh thiếu niên sống ở đô thị và có sử dụng Internet Và chúng ta phải thừa nhận
sự đa dạng này trong một xã hội đang phát triển như nước ta hiện nay Trong phạm vi bài tiểu luận, tôi xin không đưa ra các nhận xét, đánh giá và bài học hoặc các giải pháp đối với vấn đề sống chung trước hôn nhân cũng như những thái độ của sinh viên về vấn đề này
Như vậy, cơ sở để có thể dự báo được thái độ của sinh viên về hiện tượng sống chung trước hôn nhân này chính là các chiều hướng phát triển của thực tế hiện tượng này trong
xã hội, nếu như hiện tượng sống chung trước hôn nhân diễn tiến theo những chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì các thái độ và quan niệm của sinh viên về hiện tượng này cũng
có sự thay đổi Điểm mấu chốt của sự thay đổi trong thái độ của họ về vấn đề này chính
là do hoàn cảnh sống của sinh viên và tính năng động của họ khi tìm hiểu các giá trị sống mới trong xã hội
Hết
Tài Liệu Tham Khảo
Trang 101 John J Macionis 2004 Xã hội học Nhà xuất bản Thống kê Nguyên tác:
Sociology NXB: Prentice Hall, Toronto, Canada Năm 1987
2 Hà Thị Minh Khương 2008 Tọa đàm “Nghiên cứu gia đình và giới ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu tiếp theo” Tạp chí Nghiên cứu gia
đình & Giới, số 1, 2008
3 Hà Thị Minh Khương 2010 “Thanh thiếu niên và các giá trị về tình yêu, hôn nhân và cách ứng xử trong cuộc sống” Tạp chí Nghiên cứu gia đình & Giới, số
3, 2010
4 Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012 Xã hội học gia đình Hà Nội ( sách chưa xuất bản)
5 Nguyễn Đức Chiện 2008 “Sinh viên sống chung trước hôn nhân tại các thành phố lớn ở Việt Nam: qua góc nhìn báo chí” Tạp chí Nghiên cứu gia đình & Giới,
số 4, 2008
6 Nguyễn Hà Đông 2010 “Thái độ của thanh thiếu niên Hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố tác động” Tạp chí Nghiên cứu gia đình & Giới,
số 5, 2010
7 Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng 2011 “Thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam
về hôn nhân và gia đình” Tạp chí Nghiên cứu gia đình & Giới, số 4, 2011.
8 Trần Mai Hương 2008 “Quan niệm của người dân nông thôn về quan hệ tình dục ngoài hôn nhân” Tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới, số 3, 2008.
9 Trương Diệu Hải An 2010 “Hôn nhân trong quá trình đô thị hóa ở thành phố
Đà Nẵng” Tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới, số 1, 2010.