1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận hết môn Tâm lý học sức khỏe: Lịch sử hình thành và phát triển Tâm lý học sức khỏe

19 796 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 701,96 KB

Nội dung

Đối với nhiều người, sự khỏe mạnh đơn giản chỉ là cơ thể không đau yếu hoặc nhanh chóng bình phục sau bệnh tật. Thế nhưng lại có một số vấn đề thật khó để lý giải, chẳng hạn như: Tại sao những người đàn ông đã kết hôn thường sống lâu hơn những người không lập gia đình?; Khảo sát những người nhiễm HIV dương tính, các nhà nghiên cứu nhận thấy tâm trạng lạc quan gia tăng tế bào kháng thể và nâng cao khả năng đề kháng của người bệnh; Việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo tại sao lại khiến con người cảm thấy khỏe mạnh hơn?... Dường như giữa thể chất và tâm lý của con người luôn tồn tại một mối liên hệ nào đó. Sự ra đời của Tâm lý học sức khỏe vào đầu thế kỷ XX – một ngành khoa học còn khá mới mẻ – đã giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MÔN: TÂM LÝ HỌC SỨC KHỎE -

BÀI TIỂU LUẬN THI HẾT MÔN CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC SỨC KHỎE

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VIỆT ANH

KHOA: XÃ HỘI HỌC

MÃ SINH VIÊN: 12031110

Trang 2

1 Đặt vấn đề

Đối với nhiều người, sự khỏe mạnh đơn giản chỉ là cơ thể không đau yếu hoặc nhanh chóng bình phục sau bệnh tật Thế nhưng lại có một số vấn

đề thật khó để lý giải, chẳng hạn như: Tại sao những người đàn ông đã kết hôn thường sống lâu hơn những người không lập gia đình?; Khảo sát những người nhiễm HIV dương tính, các nhà nghiên cứu nhận thấy tâm trạng lạc quan gia tăng tế bào kháng thể và nâng cao khả năng đề kháng của người bệnh; Việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo tại sao lại khiến con người cảm thấy khỏe mạnh hơn? Dường như giữa thể chất và tâm lý của con người luôn tồn tại một mối liên hệ nào đó Sự ra đời của Tâm lý học sức khỏe vào đầu thế kỷ

XX – một ngành khoa học còn khá mới mẻ – đã giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó

2 Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm lý – Những ý tưởng khởi nguồn của Tâm lý học sức khỏe

Trong lịch sử, mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể luôn là chủ đề gây tranh cãi đối với các nhà triết học, các nhà tâm lý học và các nhà sinh lý học1

Họ luôn phân vân giữa ý kiến cho rằng cơ thể và tâm lý là các thành tố của cùng một hệ thống và ý kiến chúng thuộc về hai hệ thống hoàn toàn tách biệt với nhau Khi chúng ta nhìn về lịch sử cổ đại, mọi thứ trở nên sáng tỏ hơn khi trở về điểm xuất phát là quan điểm của con người về mối quan hệ giữa cơ thể

và tâm lý

Trong suốt thời tiền sử, phần lớn các nền văn hóa đều cho rằng cơ thể

và linh hồn luôn gắn kết với nhau Bệnh tật nảy sinh khi những linh hồn dữ xâm nhập vào cơ thể, và người cổ đại chữa bệnh bằng cách cố gắng xua đuổi những linh hồn đó2 Nhiều đầu lâu từ thời kỳ đồ đá có những lỗ nhỏ, cân đối

mà ngày nay chúng ta tin rằng những lỗ đó được tạo ra một cách cố ý bằng

1 Marian Pitts & Keith Phillips (1998), The Psychology of Health 2 nd edition, by Routlege, 11 New Fetter

Lane, London, 5 -6

2

Shelley E Taylor (1999), Health Psychology, Mc Graw Hill, 4

Trang 3

cách dùng những vật sắc nhọn để những linh hồn dữ thoát ra khỏi cơ thể, cùng với đó là việc các pháp sư biểu diễn những nghi lễ shaman để chữa bệnh Họ còn tin rằng, các phù thủy – những kẻ có ma thuật và năng lực siêu nhiên – có thể dùng bùa phép để khiến cho một người mắc bệnh hoặc thậm chí là chết

Người Hy Lạp cổ đại được cho là những người đầu tiên phát hiện ra vai trò của các yếu tố thể chất đối với sức khỏe và bệnh tật Không đổ tại cho những linh hồn dữ gây ra sự đau yếu, người Hy Lạp cổ đại phát triển những

lý luận riêng của họ về bệnh tật Alkmeon, Arixtote đã nói đến mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và não, mối quan hệ giữa cơ thể và bệnh tật Hyprocrat và sau đó là Galen đã đề cập tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể Theo quan điểm của họ, con người mắc bệnh khi bốn thể dịch của cơ thể là: máu, mật đen, mật vàng và niêm dịch mất đi sự cân đối, hài hòa3

Bởi vậy, mục tiêu của việc chữa bệnh là phục hồi trạng thái cân bằng của các thể dịch này trong cơ thể Mặc dù vậy, họ cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của tâm lý Người Hy Lạp cổ đại đưa ra một nhóm các tính cách dựa trên các thể dịch này: Những người có quá nhiều máu sẽ là người vui vẻ, năng động, lạc quan Những người có nhiều niêm dịch sẽ là những người chậm chạm, ể oải Những người có quá nhiều mật vàng rất hay nóng nảy và những người có nhiều mật đen sẽ hay u buồn Tương ứng với bốn loại thể dịch là bốn cách chữa bệnh khác nhau Người Hy Lạp cho rằng bệnh tật có nguồn gốc từ các yếu tố thể chất nhưng đồng thời cũng tin rằng các yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng nhất định

Tuy nhiên, tới thời Trung cổ, những kẻ hay do dự, lung lạc lại dùng những yếu tố siêu nhiên để giải thích nguồn gốc của bệnh tật Họ cho rằng bệnh tật là sự trừng phạt của Chúa đối với những hành động tội lỗi của con người, và phương thức chữa bệnh chính là xua đuổi mọi tội lỗi bằng cách tra

3

Shelley E Taylor (1999), Health Psychology, Mc Graw Hill, 4

Trang 4

tấn cơ thể bệnh nhân Sau đó, hình thức chữa bệnh này được thay bằng việc sám hối thông qua cầu nguyện và làm điều thiện

Bắt đầu từ thời Phục hưng cho tới nay, y học đã phát triển và có những bước tiến vĩ đại Đến cuối thế kỷ 18, nhận thức của con người đã tiến xa hơn một chút với khái niệm về bệnh lý mô Điều này bao gồm nhận thức về việc các mô trong một cơ quan có thể bị bệnh trong khi các mô lân cận lại không

bị ảnh hưởng Vào thế kỷ 19, con người đạt được bước tiến lớn hơn nữa khi phát hiện ra rằng mô động vật được tạo thành từ các tế bào Các tế bào được xem là nguồn gốc của sự sống và do đó nó cũng trở thành nơi để con người tìm kiếm nguồn gốc của bệnh tật Sau đó bệnh tật được xem là sự phản ứng lại của các tế bào với các kích thích bất thường, dẫn tới việc các tế bào bị trục trặc, trở nên suy yếu, bị thay đổi hoặc bị chết4

3 Mô hình y sinh của Y học

Như vậy là vào thế kỷ 19, nền y học hiện đại đã được thiết lập Người

ta nghiên cứu cơ thể con người thông qua việc giải phẫu và những khảo sát y học Học thuyết của Darwin - “Nguồn gốc của các loài” được công bố vào năm 1856 đã nêu ra thuyết tiến hóa Học thuyết mang tính cách mạng này đã chỉ ra vị trí của con người trong tự nhiên và cho rằng chúng ta là một phần của tự nhiên, chúng ta phát triển từ tự nhiên và chúng ta là một loài sinh vật Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình y sinh của y học, trong đó nghiên cứu con người theo cùng một cách mà tất cả các loài sinh vật khác được nghiên cứu từ trước đó5

Mô hình này mô tả con người có sự đồng nhất về mặt sinh học với tất cả các loài sinh vật khác Mô hình y sinh học của y học

có thể được hiểu rõ thông qua việc trả lời các câu hỏi:

Điều gì gây nên bệnh tật? Theo mô hình y sinh của y học, bệnh tật đến

từ bên ngoài cơ thể, tấn công cơ thể và gây ra những biến đổi bên trong cơ

4

http://www.thenewmedicine.org/timeline/

5

Jane Ogden (2004), Health Psychology – A textbook 3 rd edition, Mc Graw Hill, 2

Trang 5

thể Bệnh tật có thể do nhiều yếu tố gây nên như sự mất cân bằng, vi khuẩn, virút hoặc các yếu tố di truyền

Ai là người chịu trách nhiệm cho bệnh tật? Bởi vì bệnh tật nảy sinh từ

các yếu tố sinh học vượt quá khả năng kiểm soát của con người, nên các cá nhân không phải là người gây ra bệnh Họ được nhìn nhận như là các nạn nhân của những sự tấn công từ bên ngoài gây ra những thay đổi ở bên trong

cơ thể

Bệnh nhân nên được chữa trị như thế nào? Mô hình y sinh cho rằng

chữa bệnh thì cần sử dụng các loại vắcxin, phẫu thuật, sử dụng các hóa chất hoặc tia X,… - tất cả những yếu tố đó đều nhằm mục đích thay đổi tình trạng của cơ thể người bệnh

Ai là người chịu trách nhiệm chữa bệnh? Người chịu trách nhiệm điều

trị bệnh là các chuyên gia y tế: bác sĩ, y tá,

Mối quan hệ giữa sức khỏe với bệnh tật là như thế nào? Trong mô

hình y sinh, sức khỏe và bệnh tật được xem là những trạng thái hoàn toàn khác biệt – con người chỉ có thể hoặc là khỏe mạnh hoặc là đau yếu, không

có trạng thái nào ở giữa 2 thái cực đó

Mối quan hệ giữa giữa cơ thể và tâm lý là như thế nào? Cũng theo mô

hình y sinh, chức năng của tâm lý và cơ thể là hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau Quan điểm này khá tương đồng với thuyết nhị nguyên truyền thống về sự phân tách giữa tâm lý – cơ thể Theo đó, tâm lý không thể gây ra những ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý và cơ thể được xác định như là những thành tố riêng biệt Thay đổi thể chất được xem như không có liên quan tới những thay đổi trong trạng thái tâm lý

Vai trò của tâm lý đối với sức khỏe và bệnh tật ra sao? Bệnh tật có thể

dẫn đến những hệ quả về mặt tâm lý, nhưng bệnh tật không phải do yếu tố tâm lý gây ra Ví dụ, bệnh ung thư có thể khiến con người cảm thấy đau khổ

Trang 6

nhưng những xúc cảm của con người lại không được xem là có liên quan tới

sự khởi nguồn hay tiến trình của bệnh ung thư

Mặc dù mô hình y sinh đem lại những lợi ích không thể chối cãi trong việc nghiên cứu một số loại bệnh tật, song mô hình này vẫn còn có những hạn chế Trước hết, đây là một mô hình giản hóa luận Điều đó có nghĩa là nó

đã biến bệnh tật thành các quá trình cấp thấp – như là sự rối loạn các tế bào hay mất cân bằng hóa học; nó phủ nhận vai trò của các yếu tố xã hội và tâm

lý đối với bệnh tật Thứ hai, về bản chất, mô hình y sinh là một mô hình đơn nhân tố – Nó giải thích bệnh tật chỉ là do sự làm việc sai chức năng của các

cơ chế sinh học, mà thực chất bệnh tật là do rất nhiều nhân tố gây ra – và chỉ một vài trong số các nhân tố đó là thuộc về các nguyên nhân sinh học Thứ

ba, mô hình y sinh khẳng định tuyệt đối về sự chia tách giữa hai yếu tố tâm lý

và cơ thể Và cuối cùng, mô hình y sinh quá nhấn mạnh đến bệnh tật hơn là sức khỏe con người, nghĩa là, nó tập trung nghiên cứu vào những sự bất thường dẫn đến bệnh tật hơn là những điều kiện, những yếu tố có thể góp phần nâng cao sức khỏe6 Do đó, sự thiếu sót của mô hình y sinh là rất lớn Một điều chắc chắn là sự phát triển của bệnh tật ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý và xã hội – những yếu tố này bị bỏ qua trong mô hình y sinh

4 Y học tâm thể và Y học hành vi

Trong thế kỷ 20, nhiều ngành nghiên cứu mới đã phát triển như Y học tâm thể, Y học hành vi như một sự phản đối lại Mô hình y sinh của Y học ở thế kỷ 19 Những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau này đã làm sáng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của tâm lý đối với sức khỏe và sự thay đổi nhận thức

về mối quan hệ giữa cơ thể và tâm lý Có thể nói rằng, những quan niệm hết sức tiến bộ này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự ra đời của Tâm lý học sức khỏe sau này

6

Shelley E Taylor (1999), Health Psychology, Mc Graw Hill, 6 - 7

Trang 7

Y học tâm thể

Việc tìm hiểu mối liên hệ mật thiết giữa đời sống cảm xúc của con người và các quá trình sinh lý của cơ thể được khởi xướng trong nhiều nghiên cứu đầu thế kỷ 20 Y học tâm thể đã ra đời trên nền tảng những nghiên cứu

đó Năm 1938 tạp chí “Y học tâm thể” ra đời ở Mỹ và chỉ một năm sau đó,

“Hiệp hội khoa học Tâm thể Mỹ” được hình thành và trong 25 năm đầu tiên tồn tại của nó quan niệm về bệnh tật chủ yếu dựa vào nền tảng lý luận của Phân tâm học và Tâm thần học

Đầu thế kỷ XX, Sigmund Freud đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của mình đối với các bệnh tâm thể trong lá thư của ông gửi cho Georg Groddeck – người chuyên nghiên cứu các khả năng điều trị rối loạn thể chất thông qua các quá trình tâm lý vào thời điểm đó7

Freud đã phát triển lý thuyết về việc các quá trình tâm lý nhất định có thể dẫn đến rối loạn thể chất như thế nào, chẳng hạn như sự kích động chuyển đổi Ông cho rằng các cuộc xung đột vô thức có thể tạo ra các rối loạn thể chất cụ thể - các rối loạn này tượng trưng cho sự xung đột tâm lý bị dồn nén Cuộc xung đột được chuyển đổi thành một triệu chứng: ví dụ như việc đột ngột mất giọng nói và thính giác, liệt cơ, bệnh động kinh giả8

Năm 1932, Walter Cannon quan sát thấy rằng những cảm xúc có thể gây ra những thay đổi sinh lý trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh tật, ví dụ: sự

lo lắng có liên quan đến việc tăng nhịp tim, huyết áp,… Dựa trên những quan sát này, vào những năm 30 và 40, Flanders Dunbar và Franz Alexander đã liên kết các kiểu mẫu tính cách với từng loại bệnh cụ thể9 Không giống như Freud xem các rối loạn thể chất như là một vấn đề hoàn toàn thuộc về tâm thần, Dubar và Alexander đề xuất rằng các cuộc xung đột tâm lý có thể gây ra

sự bất an, và sự bất an này tác động lên các cơ chế sinh lý của cơ thể thông

7 Erwin, Edward (2002), The Freud Encyclopedia: Theory, Therapy and Culture, Routledge, 245

8

Shelley E Taylor (1999), Health Psychology, Mc Graw Hill, 5

9

http://www.thenewmedicine.org/timeline/psychosomatic_medicine.html

Trang 8

qua hệ thần kinh tự chủ Hệ thần kinh tự chủ là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương, làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể Các loại rối loạn mà Dunbar và Alexander nhận thấy có liên kết với tính cách là các chứng rối loạn bị kiểm soát trực tiếp bởi hệ thống thần kinh tự chủ (ví dụ: Bệnh tim, viêm loét, hen suyễn, cao huyết áp, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng,…) Chẳng hạn, tăng huyết áp được cho là gây ra bởi sự tức giận bị kìm nén, chứng viêm loét là do những suy nghĩ được gây ra bởi những cảm xúc dồn nén như sự thất vọng

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối học thuyết của Dunbar và Franz Trước hết, những người phản đối cho rằng những nghiên cứu trên mới chỉ dựa vào những phương pháp luận hết sức mơ hồ, và không phù hợp với nền khoa học hiện đại ngày nay Thứ hai, quan trọng hơn là những người phản đối cho rằng những xung đột nội tâm riêng lẻ hay là kiểu nhân cách của mỗi cá nhân là không đủ để gây ra bệnh tật10 Mặc dù chịu nhiều ý kiến phản đối, song không thể phủ nhận rằng những thành tựu đầu tiêng của Y học tâm thể đã đặt nền tảng cho sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về mối tương tác giữa tâm lý và cơ thể Ngày nay, Y học tâm thể được coi là một chuyên khoa của Tâm thần học và Thần kinh học Phương pháp điều trị y tế và tâm lý trị liệu được sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thể11

Y học hành vi

Từ những năm 1960, trong lòng Y học tâm thể đã hình thành và phát triển các phương pháp tiếp cận và lý thuyết về mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tâm lý và các yếu tố xã hội, các yếu tố tâm lý và các yếu tố sinh lý Y học hành vi xuất hiện từ những năm 1970 Lee Birk là người đầu tiên sử dụng

10 Shelley E Taylor (1999), Health Psychology, Mc Graw Hill, 6

11

Wise TN (2008) "Update on consultation-liaison psychiatry (psychosomatic medicine)" Curr Opin

Psychiatry

Trang 9

thuật ngữ “Y học hành vi” trong tiêu đề một cuốn sách được xuất bản vào năm 1973 của mình12

Y học hành vi là một liên ngành kết hợp cả hai lĩnh vực y học và tâm

lý học; là sự tích hợp của kiến thức trong sinh học, hành vi, tâm lý, và khoa học xã hội có liên quan đến sức khỏe và bệnh tật Y học hành vi đặc biệt phát triển ở Mỹ, nơi mà nguyên nhân của rất nhiều các vấn đề sức khỏe chủ yếu là

do hành vi và lối sống của con người như: hút thuốc lá, ít vận động, lạm dụng rượu hoặc ma túy…Tất cả các yếu tố trên đều nằm trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ Y học hành vi sử dụng các phương pháp trị liệu hành vi, mô hình hóa hành vi và đặc biệt là kỹ thuật trị liệu “mối liên hệ ngược sinh học” để chữa trị một số loại bệnh

Đến năm 1974, Trung tâm Y học hành vi thành lập bởi John Paul Brady và Ovide Pomerleau F tại Đại học Pennsylvan và Phòng thí nghiệm cho nghiên cứu Y học hành vi được thành lập tại Đại học Stanford Vào năm

1978 và năm 1979, Hiệp hội Y học hành vi, Viện Nghiên cứu Y học hành vi, tạp chí Y học hành vi được thành lập

5 Tâm lý học sức khỏe

Việc thừa nhận Tâm lý học sức khỏe là một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt mới chỉ diễn ra gần đây Mặc dù yếu tố tâm lý sức khỏe đã được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ 20 bởi các ngành như Y học tâm thể và Y học hành vi, nhưng đó chủ yếu là các nhánh của Y học chứ không phải của Tâm

lý học Tâm lý học sức khỏe bắt đầu xuất hiện như một môn học riêng biệt của ngành Tâm lý học tại Hoa Kỳ trong những năm 1970 Vào giữa thế kỷ

20, những hiểu biết y học về tác động của hành vi lên sức khỏe ngày càng được nâng cao Chẳng hạn, trong nghiên cứu ở hạt Alameda vào những năm

60 cho thấy những người ăn uống điều độ, duy trì một trọng lượng cơ thể ổn định, được ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không uống rượu và tập thể dục

12

A Brief History of the Orgins of Behavioral Medicine, https://psychologyforyouandme.com/

Trang 10

đều đặn có sức khỏe tốt hơn và sống thọ hơn13

Ngoài ra, các nhà tâm lý học

và các nhà khoa học khác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa các quá trình tâm

lý và sinh lý người, chẳng hạn như là sự hiểu biết đầy đủ hơn về tác động của

sự căng thẳng tâm lý xã hội lên hệ thống tim mạch và miễn dịch, v…v…

Các nhà tâm lý học đã làm việc trong môi trường y học trong nhiều năm Dù vậy đó chỉ là một lĩnh vực tương đối nhỏ, với mục đích chủ yếu là giúp đỡ bệnh nhân điều chỉnh bệnh tật Năm 1969, William Schofield chuẩn

bị một báo cáo cho Hiệp hội tâm lý học Mỹ (APA) với tiêu đề “Vai trò của Tâm lý học trong việc cung ứng các dịch vụ y tế”14 Dù có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng ông nhận thấy rằng phần lớn các nghiên cứu tâm lý thường xem xét sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất là hai mặt riêng biệt, và ít coi trọng đến tác động của các yếu tố tâm lý lên sức khỏe thể chất Là một trong

số ít các nhà tâm lý học làm việc trong lĩnh vực này vào thời điểm đó, Schofield đề xuất hình thức giáo dục và đào tạo mới cho các nhà tâm lý học trong tương lai Đáp ứng đề nghị của ông, vào năm 1973 APA cho thành lập một tổ chức chuyên biệt để xem xét làm thế nào các nhà tâm lý học có thể (a) giúp mọi người kiểm soát những hành vi liên quan đến sức khỏe, (b) giúp đỡ các bệnh nhân kiểm soát các vấn đề về sức khỏe thể chất, và (c) đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn với bệnh nhân15

Được dẫn dắt bởi Joseph Matarazzo, vào năm 1977, APA thành lập thêm một ban phục vụ cho việc nghiên cứu Tâm lý học sức khỏe Tại hội nghị đầu tiên, Matarazzo phát biểu rằng việc xác định vị trí của Tâm lý học sức khỏe là hết sức quan trọng Ông cho rằng: “Tâm lý học sức khỏe là một

tổ hợp của những đóng góp về mặt giáo dục, khoa học và nghề nghiệp đặc thù của ngành Tâm lý học với tư cách là một phân ngành khoa học về việc bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe, phòng ngừa và điều trị bệnh tật, nghiên cứu về

13

Belloc N & Breslow L (1972), Relationship of physical health status and health practices Preventive

Medicine, 1(3), 419 - 421

14

Schofield (1969), The role of psychology in the delivery of health services American Psychologist, 24(6)

15

Johnston M., Weinman J & Chater A (2011), A healthy contribution The Psychologist, 24(12), 890-892

Ngày đăng: 14/08/2017, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Phương Kiệt (Chủ biên) (2000), Tâm lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý và sức khỏe
Tác giả: Đặng Phương Kiệt (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Năm: 2000
1. Marian Pitts and Keith Phillips (1998), The Psychology of Health 2 nd edition, Routlege, 11 New Fetter Lane London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Psychology of Health 2"nd"edition
Tác giả: Marian Pitts and Keith Phillips
Năm: 1998
2. Shelley E. Taylor (1999), Health Psychology, Mc Graw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Health Psychology
Tác giả: Shelley E. Taylor
Năm: 1999
3. Jane Ogden (2004), Health Psychology – A textbook 3 rd edition, Mc Graw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Health Psychology – A textbook 3"rd" edition
Tác giả: Jane Ogden
Năm: 2004
4. Freedheim & Weiner (2001), Handbook of Psychology Vol.1: History of Psychology, New York Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Psychology Vol.1: History of Psychology
Tác giả: Freedheim & Weiner
Năm: 2001
5. Johnston M., Weinman J. & Chater A. (2011), A healthy contribution, The Psychologist, 24 (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: A healthy contribution, The Psychologist, 24
Tác giả: Johnston M., Weinman J. & Chater A
Năm: 2011
7. Belloc N. & Breslow L. (1972), Relationship of physical health status and health practices. Preventive Medicine, 1(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship of physical health status and health practices. Preventive Medicine, 1
Tác giả: Belloc N. & Breslow L
Năm: 1972
8. Erwin, Edward (2002), The Freud Encyclopedia: Theory, Therapy and Culture, Routledge, 245 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Freud Encyclopedia: Theory, Therapy and Culture
Tác giả: Erwin, Edward
Năm: 2002
9. Trang web http://www.who.int/en/, truy cập tháng 5 năm 2014 Link
10. Trang web https://www.apa.org/, truy cập tháng 5 năm 2014 Link
11. Trang web http://www.nbcnews.com/, truy cập tháng 5 năm 2014 Link
12. Trang web http://www.thenewmedicine.org/, truy cập tháng 5 năm 2014 Link
13. Trang web https://psychologyforyouandme.com/, truy cập tháng 5 năm 2014 Link
1. Nguyễn Thị Minh Hằng (2014), Tập bài giảng Tâm lý học sức khỏe Khác
6. Johnston M. (1994), Health psychology: Current trends, The Psychologist, 7 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w