Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi pháthiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinhchính là một trong những
Trang 1Phần I: MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyếtTW2 khoá VIII, IX, X và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Đặc biệt trong chương II Điều 28.2 Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dụcphổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh” Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạtđộng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cũng ảnhhưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ môn Địa lí trong trường phổ thông chưa đượcxem là " môn chính", khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) ít
để tâm mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc lòng phần kênh chữ và một số số liệu đơn giản) nên cũng góp phần làm cho việc giảng dạy - học tập bộ môn theo hướng
tích cực, chưa phát huy được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địa lí
Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi pháthiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinhchính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy h ọc sinh làm trung tâm.Dạy học giải quyết vấn đề là dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức vàcách thức hoạt động sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học Bản chất củaphương pháp này là tạo nên một chuỗi tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh giảiquyết những vấn đề đó Nhờ vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ
sở khoa học, phát hiện năng lực sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học.Dạy học theo cách giải quyết vấn đề giúp học sinh liên hệ và sử dụng những trithức đã có trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa những trithức khác Thông qua đó học sinh có thể giải thích được các sự sai khác giữa lí thuyết vàthực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy trong quá trình học tập
Dạy học theo cách giải quyết vấn đề giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm về việc họctập của bản thân, phát triển được các kĩ năng viết và kĩ năng diễn đạt, giải quyết vấn đề
và đưa ra quyết định, phát triển năng lực giao tiếp xã hội Sự tham gia tích cực của họcsinh trong quá trình học tập làm tăng cường niềm vui và khả năng của bản thân đối vớiviệc lĩnh hội kiến thức nên làm tăng cường động cơ học tập
Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “Tình huống có vấn đề” hoặc
“Tình huống học tập” Qua thực tiễn dạy học cho thấy: Tư duy của học sinh chỉ bắt đầukhi xuất hiện tình huống có vấn đề, tức là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tưduy Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quết, một vướng mắc cần tháo gỡ Do đó, kết quả của việc nghiên cứu vàgiải quyết vấn đề là tiếp thu tri thức mới, nhận thức mới, phương pháp hành động mới
Trang 2Đối với dạy học Địa lí ở trường phổ thông nói chung và ở môn Địa lí 10, 11 và 12nói riêng việc dạy học để rèn luyện tính tích cực, tự lực của học sinh là hết sức cần thiết,góp phần hình thành ý thức tự giác học tập, say mê với bộ môn và nâng cao chất lượngdạy học Chính vì vậy bản thân tôi trong quá trình dạy học đã thấy được việc rèn luyệntính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học tạo tình huống có vấn đề là khôngthể thiếu trong các khâu lên lớp nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở môn địa lí 11” để thửnghiệm trong quá trình giảng dạy, qua thời gian thực hiện đã mang lại kết quả khả quan
Vì thế tôi chia sẽ đề tài này cùng đồng nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏtạo nên thành công trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinhtrong quá trình lĩnh hội kiến thức Địa lí Tuy nhiên với phương pháp này không cònmới, nhưng hiệu quả vẫn rất cao nên tôi vẫn mạnh dạn áp dụng và sử dụng nó
I.2 Mục đích:
Thực hiện chuyên đề này cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học,phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, tìm tòi sáng tạo của người dạy.Thông qua chuyên đề này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về phân tích,
xử lý các luồng thông tin, cũng như chứng minh một vấn đề địa lí cụ thể Nhất là tronggiai đoạn hiện nay Địa lí học đang gắn với thực tiễn cuộc sống, phản ánh thực trạng nềnkinh tế - xã hội của Đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và bước vàogiai đoạn hội nhập sâu sắc với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới hiện nay
I 3 Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh khối 11 trường THPT Lê Hoàn huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá trongcác năm học từ 2014 - 2015 cho đến nay
I.4 Phương pháp nghiên cứu:
Dạy học nêu vấn đề là đặt ra trước học sinh một vấn đề hay một hệ thống nhữngvấn đề cần nhận thức có chứa đựng những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của các
em trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho các em tích cực tự giác trong việcgiành lấy kiến thức một cách độc lập
Điểm mấu chốt của phương pháp dạy học nêu vấn đề là ở chỗ làm thế nào để xuấthiện tình huống có vấn đề, tức là làm thế nào để tạo ra một trạng thái tâm lý mà trong đóhọc sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách quan (một cách khó khăn gặp phải trên bước đườngnhận thức) như là mâu thuẫn nội tại của bản thân (mâu thuẫn chủ quan), bị day dứt bởichính mâu thuẫn đó và có ham muốn giải quyết
Trong dạy học môn địa lí ở trường phổ thông, tình huống có vấn đề thường xuấthiện ở các trường hợp sau:
- Vấn đề đặt ra có thể là một mâu thuẫn giữa những kiến thức đã có của học sinh
và kiến thức mới
- Vấn đề đặt ra có thể là một nghịch lí, sự kiện bất ngờ, một điều gì đó không bìnhthường so với cách hiểu cũ và đôi khi thoạt đầu có vẻ như vô lí làm học sinh ngạc nhiên
Trang 3- Vấn đề đặt ra trong trường hợp học sinh đứng trước sự lựa chọn một phương ángiải quyết trong số nhiều phương án mà xem ra phương án nào cũng hợp lí.
- Vấn đề đặt ra có thể là một sự kiện, một hiện tượng mới mà học sinh không thểdùng hiểu biết, những vốn tri thức cũ để giải thích Như vậy, trong dạy học Địa lí ởtrường phổ thông, có thể tạo tình huống có vấn đề theo 3 cách:
+ Tạo ra một nghịch lí: Mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và những kiến thức mới, mâuthuẫn giữa những kiến thức mới khoa học đã có và kiến thức thực tiễn cuộc sống
+ Tạo ra sự bế tắc: Phải có một cách giải độc đáo mới giải quyết được Tuy nhiên, cầnchú ý sự bế tắc này phải vừa sức với học sinh
+ Tạo ra sự lựa chọn: Có nhiều phương án, giải pháp nhưng buộc phải chọn mộtphương án, giải pháp đúng
- Tạo tình huống vấn đề có thể theo nhiều phương pháp khác nhau Thông thườnggiáo viên dựa vào kiến thức của học sinh đã học ở các bài trước, phần trước; Dựa vàokinh nghiệm thực tế và các tri thức đã tích luỹ được trong thực tiễn và cuộc sống hằngngày của các em; Dựa vào tài liệu thực tế để từ đó kết hợp với các kiến thức mới tạo racác nghịch lí, sự bế tắc hay lựa chọn
Phương pháp tạo tình huống có vấn đề như vậy phụ thuộc nội dung kiến thức bàigiảng và phương pháp trình bày của bài viết ở sách giáo khoa Về hình thức, phần lớncác tình huống có vấn đề thường xuất hiện các câu hỏi kích thích: “Tại sao?”, “Thếnào?”, “Vì đâu?”, “Nguyên nhân nào quan trọng nhất?”, “Vì sao?” Tất nhiên các câuhỏi đó phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đồng thời phải chứa đựng phương án giảiquyết vấn đề và thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, phản ánh trước tâm trạng ngạcnhiên, xúc cảm mạnh của học sinh khi nhận ra mâu thuẫn của nhận thức
Tình huống cáo vấn đề có thể được tạo ra lúc bắt đầu bài giảng mới, khi bước vàomột mục của bài hay lúc đề cập đến một khái niệm, một nội dung kiến thức mới
Dạy học nêu vấn đề có nhiều mức độ khác nhau, tương ứng với tỉ trọng sự thamgia trực tiếp của giáo viên và học sinh vào các công việc: đặt vấn đề, phát biểu vấn đề vàgiải quyết vấn đề
Mức I: Giáo viên đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề
Mức II: Giáo viên đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và học sinh giải quyết vấn đề.Mức III: Giáo viên đặt vấn đề, học sinh phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề.Tuy nhiên, trong dạy học nêu vấn đề cũng cần phải lưu ý rằng: Trong một bài dạytheo phương pháp nêu vấn đề, không phải chỉ có một câu hỏi có vấn đề bao trùm toànbài mà có thể là các câu hỏi có vấn đề xuất hiện kế tiếp nhau Tình huống có vấn đềtrong trường hợp như vậy được tạo ra một cách liên tục trong toàn bài, khi vấn đề đượcgiải quyết xong thì cũng kết thúc tình huống có vấn đề
Trang 4Phần II: NỘI DUNG II.1.Cơ sở lí luận:
Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người giáo
viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề, giúp học sinh nhận thức được tình huống,chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữathầy và trò, phát huy tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên
II.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a Về đội ngũ giáo viên:
Lượng giáo viên có đủ theo biên chế, có trình độ đạt chuẩn, có năng lực, nhiệt tìnhtrong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật tốt và quan trọng là nắm được phương phápgiảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Có ý thứchọc hỏi đồng nghiệp thông qua các hoạt động dự giờ rút kinh nghiệm, soạn giáo ánchung và các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn Đặc biệt chú trọng đến đặc trưng bộmôn là sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp
Tuy nhiên Trong những năm gần đây, khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trườngnên cũng có phần nào ảnh hưởng đến việc học tập môn Địa lí ở trường phổ thông Đó làhọc sinh ít quan tâm đến môn học do cách giảng dạy theo lối truyền thống, chưa gâyđược hứng thú học tập cho học sinh
Tuy nhiên, việc học tập của học sinh vẫn còn một số tồn tại sau:
- Nhiều học sinh còn lười học, thiếu tính tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt
là trong việc hoạt động nhóm
- Một số học sinh không chịu khó làm bài tập ở nhà, thậm chí còn mượn vở bài tậpcủa bạn ở trong lớp để chép lại một cách thụ động, đối phó với giáo viên
- Các bài tập giáo viên hướng dẫn làm trên lớp nhưng học sinh không tiếp thu, làmhay chỉnh sửa, bổ sung những phần còn thiếu, sai
c Cơ sở vật chất:
Trường THPT Lê Hoàn trong những năm gần đây được đầu tư xây dựng mới,
khang trang, có khá đầy đủ các phương tiện để phục vụ học tập như tranh ảnh bản đồ,sách giáo khoa, sách tham khảo, công nghệ thông tin
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nên việc phát huy phongtrào dạy và học tốt ở bộ môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nhìn chung thuận lợi
II.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
1 Xây dựng tình huống có vấn đề:
Trang 5Trong một tiết dạy để tạo nên tình huống có vấn đề, trước hết cần: tìm hiểu vấn đề,sau đó xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả thiết khác nhau để giảiquyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất, hiệu quả nhất.
Ví dụ 1: Bài 3 “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Đây là một vấn đề mang tính thực tiễntrong cuộc sống thường ngày mà các em có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thôngtin đại chúng về vấn đề dân số, môi trường Tuy nhiên, để giúp bài học có hiệu quả vàthu hút được học sinh hơn thì giáo viên cần lựa chọn vấn đề đưa ra để đưa học sinh vàotình huống có vấn đề, để học sinh giải quyết:
- Bùng nổ dân số là gì? Bùng nổ dân số dẫn đến những hậu quả gì? Già hoá dân số
là gì? Già hoá dân số dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội và tương lai củamột quốc gia?Tại sao vấn đề môi trường hiện nay lại được sự quan tâm của tất cả cácnước trên thế giới? Vấn đề môi trường ở nước ta và địa phương tỉnh Thanh Hoá chúng
ta được quan tâm như thế nào?
Để giải quyết được những vấn đề này, học sinh phải dựa vào các kiến thức về dân
cư, xã hội đã học ở các bài trước, ở lớp 10 và phần các kiến thức thực tế của học sinh
Ví dụ 2: Bài 5 “Một số vấn đề của châu Phi” Tại sao châu Phi rất giàu có về các loại tàinguyên khoáng sản, đặc biệt là kim cương và vàng nhưng đây lại là một châu lục nghèođói nhất thế giới? Tại sao nói Châu Phi là lục địa đen?
Ví dụ 3: Bài 6: “Hoa kì – Kinh tế” Tại sao xu hướng chuyển dịch về phân bố sản xuấtcông nghiệp của Hoa Kì đang có sự thay đổi từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam, ĐôngNam và ven Thái Bình Dương?
Đây là một tình huống liên quan đến lịch sử phát triển lãnh thổ cũng như phát triểnkinh tế của Hoa Kì trong môn Lịch sử và kiến thức của bài Thực hành ở tiết sau Giáoviên cho học sinh về nhà suy nghĩ để tìm câu trả lời sau, chứ không nhất thiết phải giảiquyết vấn đề này ngay trong tiết học hôm nay
2 Giải quyết vấn đề
Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyếttừng vấn đề Tuỳ theo từng nội dung cần giải quyết mà áp dụng mức độ phù hợp từ dễđến khó, theo các cách sau:
a Mức I: Nếu những nội dung giáo viên đưa ra khó học sinh không tự giải quyết đượcthì giáo viên nên áp dụng như sau:
- Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên
- Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh
Ví dụ 1: Bài 7 “Liên minh Châu Âu” Tiết 2 EU- Hợp tác, liên kết để cùng phát triển:Ngày 01 - 01 - 1993 EU đã thiết lập thị trường chung với bốn mặt “tự do lưu thông” –
nó có những lợi ích nào cho các nước EU?
Đây là tình huống khó với học sinh khi phân tích hay nêu được lợi ích của bốn mặt
tự do lưu thông, giáo viên gợi ý để học sinh từng bước mở được vấn đề cần giải quyết
Trang 6Ví dụ 2: Bài 9: “Nhật Bản” Tiết 1 Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.
- Tại sao ở vùng biển Nhật Bản là nơi có ngư trường rộng lớn?
Đây là một tình huống khó đối với đa số học sinh Để giải thích được tình huốngnày giáo viên phải gợi mở cho học sinh bằng các hình vẽ, sơ đồ trên bảng về vai trò củadòng biển nóng, lạnh ở vùng biển Nhật Bản phía Tây và phía Đông (Thái Bình Dương)
b Mức II: Với câu hỏi ở mức độ dễ hơn, thì:
- Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề
- Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Ví dụ 1: Bài 6 “ Hoa Kì – Kinh tế”: Phân bố các nông sản của nông nghiệp, giáo viên cóthể đưa ra một tình huống sau: Tại sao ở khu vực ven vịnh Mê-hi-cô lại trồng lúa gạo vàcây ăn quả nhiệt đới Trong khi đó vùng phía Tây rộng lớn lại phát triển lâm nghiệp,chăn nuôi gia súc? Đây là một tình huống dễ dàng giải quyết của đa số học sinh trongcác lớp học
Với tình huống này, giáo viên cho các cá nhân đánh giá kết quả trả lời của học sinh
để khẳng định kiến thức Nếu các đối tượng học sinh có lực học quá yếu, giáo viên cóthể gợi mở: Điều kiện tự nhiên ở các khu vực này như thế nào, đặc biệt là khí hậu?
Ví dụ 2: Bài 9 “Nhật Bản” Tiết 1 Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế:
Tại sao Nhật Bản lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tếbiển, đặc biệt là giao thông vận tải biển?
c Mức III:
- Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề
- Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thiết và tự lựachọn giải pháp
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề
- Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Ví dụ 1: Bài 9 “Nhật Bản” Tiết 2 Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
- Tình huống 1: Tại sao Nhật Bản rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoángsản nhưng công nghiệp lại phát triển mạnh, chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới?
Đây là một vấn đề mà trong quá trình giải quyết lại nảy sinh tình huống khác đikèm Học sinh giải quyết thông qua trao đổi thông tin từ các cặp
Tài nguyên khoáng sản của Nhật Bản rất nghèo, nên để phát triển công nghiệp cầnphải nhập nguyên nhiên liệu từ các nước khác
- Tình huống 2: Tại sao ngành thương mại của Nhật Bản cũng như các ngành dịch
vụ khác phát triển mạnh, đặc biệt là giao thông vận tải đường biển? Do nhu cầu nhậpnguyên, nhiên liệu nên cần phương tiện
- Tình huống 3: Tại sao hiện nay Nhật Bản đẩy mạnh phát triển các ngành côngnghiệp điện tử? Do thiếu nguyên liệu nên phát triển các ngành cần ít nguyên liệu
Trang 7- Tình huống 4: Tại sao hiện nay trên đất nước Việt Nam lại có các nhà máy sảnxuất công nghiệp của Nhật Bản? Để hạn chế bớt chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnhtranh, chiếm lĩnh thị trường ở các nước nên Nhật đã di chuyển các nhà máy, xí nghiệptrong nước ra nước khác, nhất là những nước giàu nguyên liệu, có lợi thế về lao động vàthị trường, Nhật Bản đã áp dụng hình thức phi địa phương hóa
Như vậy trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh vào tìnhhuống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết các vấn đề đã đặt ra Bằng cách đó, họcsinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, vừaphát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tìnhhuống mới
3 Các bước dạy học giải quyết vấn đề.
a Giải thích vấn đề.
Tất cả học sinh đều phải nắm được vấn đề giáo viên đưa ra Những điều mà mộtthành viên chưa rõ cần được các thành viên khác giải thích thông qua thảo luận để làm
rõ vấn đề
b Thu thập các vấn đề liên quan.
Các thành viên trong nhóm cùng nhau thu thập các nội dung cần làm rõ nằm trongvấn đề cần giải quyết theo nhận thức của nhóm: Tập hợp các kiến thức được đưa ra.Xác định rõ trọng tâm của nội dung cần đạt sau khi có sự thống nhất của nhóm
c Tập hợp các ý kiến của nhóm.
Tập hợp các kiến thức những dự đoán của nhóm xung quanh vấn đề cần giải quyết
và trình bày dưới hình thức mà cả nhóm dễ tiếp thu; theo dõi thông qua phiếu học tậphoặc các bảng số liệu liên quan
d Xác định mục đích học tập cần đạt.
Xác định những nội dung nào đã biết, những nội dung nào cần tìm hiểu, cùng nhauxác định rõ những mục tiêu học tập nhằm mở rộng những tri thức đã có
e Tập hợp và thảo luận các nội dung đã nghiên cứu.
Sau khi các nhóm hoặc các cặp trao đổi, thảo luận xong, giáo viên (hoặc một thànhviên nào đó trong các nhóm) tiến hành tập hợp các kết quả thảo luận để rút kinh nghiệm
và tiến hành các bước tiếp theo
g Nhận xét rút kinh nghiệm về tiến trình, phương pháp làm việc của từng nhóm.
- Các nhóm đánh gía lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá mức độ hoàn thành và kết quả đạt được của các nhóm
- Giáo viên rút kinh nghiệm
- Có thể ghi điểm cho các nhóm có kết quả tốt
4 Dạy học giải quyết vấn đề thông qua sử dụng các thiết bị dạy học.
Thực tế dạy học cho thấy việc quan sát và khai thác kiến thức của học sinh đối vớithiết bị dạy học chỉ đạt hiệu quả nếu trước khi cho học sinh quan sát nhận xét, giáo viên
Trang 8đưa ra vấn đề cần giải quyết nhằm giúp học sinh biết được cần quan sát cái gì? Phântích nội dung gì? Giải thích nguyên nhân, nhận xét, khai thác kiến thức như thế nào?
Ví dụ 1: Bài 6: “Hoa kì – Tự nhiên và dân cư” Dùng bản đồ các nước trên thế giới yêucầu học sinh xác định vị trí địa lí của Hoa Kì
Với yêu cầu này thì không khó đối với học sinh Tuy nhiên kĩ năng cần rèn luyệncho học sinh nhiều hơn chính là rèn luyện và nâng cao hơn về khai thác bản đồ
Sau khi học sinh xác định xong vị trí địa lí, giáo viên yêu cầu học sinh cho biết vớiđặc điểm vị trí địa lí đó Hoa Kì có thuận lợi nào trong phát triển kinh tế, nhất là kể từkhi lập quốc (1776 - 1782)? Vị trí địa lí đó hiện nay có còn quan trọng không? Tại sao?Đây là một tình huống khó đối với học sinh, để học sinh hiểu rõ ý nghĩa của vị tríđịa lí thì giáo viên phải gợi mở, dẫn dắt để học sinh tìm ra được câu trả lời đúng
Ví dụ 2: Bài 6: “Hoa kì – Kinh tế” Dựa vào bản đồ công nghiệp Hoa Kì (Lược đồ côngnghiệp Hoa Kì, trang 46 – SGK) hãy cho biết: Tại sao công nghiệp trước đây chủ yếutập trung ở khu vực Đông Bắc nay lại có xu hướng chuyển dịch xuống vùng phía Nam
và ven Thái Bình Dương?
Đây là một tình huống khó đối với tất cả học sinh, nên để học sinh hiểu được giáoviên cần phải kết hợp các kiến thức về lịch sử phát triển của Hoa Kì và điều kiện tựnhiên để học sinh nắm
Dùng bản đồ cho học sinh biết khu vực Đông Bắc rất giàu về than đá, quặng sắt vàtiềm năng thuỷ điện lớn, đây là nơi khai thác sớm nhất và phát triển các ngành côngnghiệp nặng và cũng là nơi giúp cho Hoa Kì vươn lên vị trí số một thế giới về kinh tếcông nghiệp từ cuối thế kỉ XIX (1890) gọi là “Vành đai công nghiệp chế tạo” Nhưnghiện nay lại có xu hướng chuyển dịch xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương làvì: vùng Đông Bắc phát triển lâu đời, cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, thiết bị máymóc cũ kĩ lạc hậu, nguyên vật liệu thiếu Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp truyềnthống hiện nay không phải là thế mạnh của công nghiệp Hoa Kì Khu vực phía Nam vàven Thái Binh Dương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên đặc biệt là dầu mỏ, khíđốt, năng lượng mới, cơ sở hạ tầng hiện đại Thuận lợi phát triển các ngành côngnghiệp có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, gọi là “Vành đai Mặt Trời”
5 Hệ thống câu hỏi trong dạy học giải quyết vấn đề
Hệ thống câu hỏi phải thể hiện rõ yêu cầu, mức độ nhận thức đối với học sinh.Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lí cho học sinh cần có mức độ khácnhau từ đọc các đối tượng địa lí đến phân tích, so sánh, xác định mối quan hệ giữa cácđối tượng địa lí Câu hỏi có tác dụng dẫn dắt học sinh biết, hiểu được đặc điểm đặc trưngcủa các đối tượng địa lí và có cách nhìn tổng hợp giữa các đối tượng địa lí qua các mốiquan hệ giữa chúng
Hệ thống các câu hỏi phải tạo được sự phân hoá các đối tượng học sinh ở các mức
độ kiến thức khác nhau từ: giỏi, khá đến trung bình, yếu, kém
Ví dụ 1: Bài 8 “Liên Bang Nga – Tự nhiên, dân cư và xã hội” Giáo viên có thể đưa ra hệthống câu hỏi:
Trang 9- Thiên nhiên nước Nga có những thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào?
- Liên Bang Nga có nhiều hệ thống sông lớn, vậy tất cả sông ngòi của nước Nga
đều thuận lợi để phát triển GTVT và thuỷ điện Điều này đúng hay sai? Tại sao?
- Tại sao sông ngòi của Liên Bang Nga lại bị ngập lụt từ thượng lưu trước rồi mới
đến hạ lưu?
Những câu hỏi như vậy thể hiện rõ mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiênnhư; địa hình, khí hậu, hướng dòng chảy, nguồn cung cấp nước cho sông với nhau màhọc sinh cần giải quyết và để học sinh giải quyết được những vấn đề đó đòi hỏi các emphải tích cực vận dụng các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiên để giải quyết
Ví dụ 2: Bài 8 “Liên Bang Nga – Kinh tế”
- Công nghiệp: Tuỳ theo từng đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau mà giáo viên nêutừng vấn đề ở mức độ khác nhau:
+ Với những đặc điểm tự nhiên sẵn có Liên bang Nga thuận lợi để phát triển những
ngành công nghiệp nào?
+ Trong nền kinh tế nước Nga, tại sao công nghiệp được xem là ngành xương sống củanền kinh tế?
+ Tại sao các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga phần lớn tập trung ở đồng bằng
Đông Âu; U ran; Tây Xi bia và dọc các tuyến giao thông quan trọng?
Với hệ thống câu hỏi trên sẽ giúp học sinh khai thác tối đa kiến thức phần côngnghiệp của Liên bang Nga Đặc biệt những tình huống có vấn đề này sẽ giúp học sinhliên hệ kiến thức tự nhiên sang tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, cũng như giải quyếtđược vấn đề khó khăn lớn nhất là khí hậu lạnh giá và các điều kiện khác ở vùng Xi -bi-arộng lớn không thuận lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và ngành công nghiệp nói riêng của Liên bang Nga
Để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên phải dựa trên nộidung bài học, nội dung các phương tiện dạy học để nêu câu hỏi thành một số vấn đề cầnlàm sáng tỏ và hướng dẫn học sinh tự làm việc với các phương tiện học tập Giáo viêncần chú ý yêu cầu học sinh khai thác các nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi phương tiện,dựa vào đó để phân tích, đánh giá, so sánh, giải thích trong suốt quá trình dạy học ởtrên lớp, ở nhà và cả trong khi kiểm tra, đánh giá
Chúng ta biết rằng, các đối tượng, sự vật địa lí tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ,tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Trong dạy học địa lí, để giúp học sinh hiểuđược bản chất của những mối quan hệ đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng kếthợp nội dung kiến thức với thiết bị dạy học để đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp
Từ đó để rút ra kết luận, giải quyết vấn đề mà giáo viên yêu cầu Việc sử dụng kết hợpcác loại phương tiện này sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh – giúp học sinh chủđộng sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức
6 Cách tổ chức hoạt động trong dạy học giải quyết vấn đề
- Trong dạy học giải quyết vấn đề giáo viên cần chú ý sử dụng mọi biện pháp thúcđẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình
Trang 10huống có vấn đề, thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó.Như vậy có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xácnhững nội dung học tập của học sinh.
- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độnôn nóng, vội vàng cắt ngang ý kiến của học sinh khi không thật cần thiết
- Giáo viên chú ý uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp học sinh
hệ thống hoá tri thức tiếp thu được trong quá trình học tập
- Tạo ra không khí học tập thân thiện, thoải mái trong lớp học để học sinh khôngquá lo ngại khi trả lời, các học sinh yếu kém không mặc cảm, tự ti về trình độ nhận thứccủa mình, khuyến khích, động viên sự cố gắng của các em
7 Hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh.
Trong tất cả các phương pháp dạy học thì mục đích cuối cùng của nhà giáo là giúphọc sinh nắm kiến thức và biết vận dụng tốt kiến thức vào trong thực tiễn Nếu giáo viêndạy tốt mà không hướng dẫn cho học sinh cách học tốt thì chắc chắn kết quả sẽ khôngnhư mong muốn Vì vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn cách học cho học sinh theo
những định hướng, phương pháp học tập sau (nên đưa vào những tiết học đầu năm):
- Tự giác, tích cực và tạo thói quen tư duy logic, tích cực tham gia xây dựng bài
- Phải thường xuyên liên hệ kiến thức đã được học với kiến thức thực tế qua quansát hoặc phương tiện thông tin và từ kiến thức hiểu được qua thực tế để rút ra bài học
- Hướng dẫn cho học sinh thường xuyên đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc cầngiải quyết, điều đó giúp học sinh có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tự giải quyết vấn
đề và sẽ hiểu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn vì có chủ định
- Trong học cần có sự so sánh, đối chứng, phân tích các bảng số liệu, biểu đồ, lược
đồ để nắm kiến thức một cách chắc chắn
- Yêu cầu học sinh phải có sự hợp tác tốt trong hoạt động nhóm, mạnh dạn thể hiện
ý kiến của mình trước nhóm, tích cực tham gia tranh luận những vấn đề còn vướng mắc
để cùng làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết
- Tập cho học sinh thói quen quan sát, ghi lại những hiện tượng, đối tượng địa lí và
tự đặt câu hỏi, giải thích để đưa ra nhận định về các hiện tượng, đối tượng đó
- Tích cực làm bài tập, có thói quen tốt trong việc trao đổi với bạn nếu có nhữngvấn đề chưa hiểu rõ
8 Giáo án dạy thể nghiệm:
Ngày dạy: 19/01 & 20/01/2017 Lớp dạy:11A6; 11A7
Bài 9: NHẬT BẢN
Diện tích: 378200 km2 Dân số: 127 7 triệu người (2005) 127 5 triệu người (2011)Thủ đô: Tôkyô Tổng GDP 5836 tỷ USD (2012)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, học sinh cần nắm: