1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận môn cơ sỏ lý luận báo chí phân tích, đánh giá tác phẩm”sân chơi cho trẻ nông thôn mơ ước xa vời” của tác giả bùi hương trên báo điện tử nông thôn ngày nay( dân viêt vn) số ra ngày 162011

10 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 91,4 KB

Nội dung

Lời nói đầu Báo chí từ khi hình thành và phát triển đã đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, vì vậy báo chí được xem như cơ quan quyền lực thứ 3. Ngày 1541865 tờ” Gia Định Báo” được thành lập đánh dấu sự xuất hiện của nền báo chí nước nhà, trải qua gần 150 năm tồn tại và phát triển, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chỉ thị số 08CTTW ngày 3131992 của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lí nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản có nêu” Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các đoàn thể vừa là diễn đàn của nhân dân”. Thật vậy, nếu như trong giai đoạn chiến tranh báo chí dùng tiếng nói của mình vào việc khơi dậy ý thức đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, cổ vũ, khích lệ đồng bào chiến đấu để bảo vệ đất nước thì trong giai đoạn hiện nay báo chí có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng hơn, khi mà quá trình toàn cầu hóa thông tin báo chí đã trở thành hiện thực sinh động, các phương tiện thông đại chúng phá vỡ những biên giới quốc gia truyền thống, khắc phục được những khoảng không gian địa lí trên quy mô trái đất, trong điều kiện đó, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí nặng nề hơn, phức tạp hơn và trên thực tế báo chí đã đáp ứng được điều này. Mặc dù chưa dám khẳng định là đã hoàn

Trang 1

Lời nói đầu Báo chí từ khi hình thành và phát triển đã đóng vai trò rất quan

trọng trong đời sống xã hội, vì vậy báo chí được xem như cơ quan quyền lực thứ 3 Ngày 15/4/1865 tờ” Gia Định Báo” được thành lập đánh dấu sự xuất hiện của nền báo chí nước nhà, trải qua gần 150 năm tồn tại và phát triển, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Chỉ thị số 08CT/TW ngày 31/3/1992 của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lí nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản có nêu” Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các đoàn thể vừa là diễn đàn của nhân dân”

Thật vậy, nếu như trong giai đoạn chiến tranh báo chí dùng tiếng nói của mình vào việc khơi dậy ý thức đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, cổ vũ, khích lệ đồng bào chiến đấu để bảo vệ đất nước thì trong giai đoạn hiện nay báo chí có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng hơn, khi mà quá trình toàn cầu hóa thông tin báo chí đã trở thành hiện thực sinh động, các phương tiện thông đại chúng phá vỡ những biên giới quốc gia truyền thống, khắc phục được những khoảng không gian địa lí trên quy mô trái đất, trong điều kiện đó, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí nặng nề hơn, phức tạp hơn và trên thực tế báo chí

Trang 2

thành tốt nhiệm vụ đặt ra nhưng qua thực tiễn đời sống không thể phủ nhận sự đóng góp hiệu quả của báo chí vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời đại mới- giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngay mai” câu nói đó dường như

đã trở thành câu nói cửa miệng của người dân Việt Nam Thế nhưng

“trẻ em hôm nay” lại đang gặp khó khăn trong việc vui chơi, cụ thể

là việc thiếu sân chơi trong dịp hè, nhất là trẻ em ở khu vực nông thôn Để có một cái nhìn thật sự đúng đắn và khách quan về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây của tác giả Bùi Hương đăng trên báo điện tử Dân Việt thuộc tòa soạn báo nông thôn ngày nay

Sân chơi cho trẻ nông thôn: Mơ ước xa vời!

(Dân Việt) - Các vùng nông thôn hiện nay gần như vắng bóng sân chơi đúng nghĩa dành riêng cho trẻ em Quy hoạch sân chơi cho trẻ, hướng trẻ vào các trò chơi bổ ích là vấn đề đặt ra cấp thiết để tránh những chỗ chơi nguy hiểm cho trẻ Ghi nhận của NTNN tại Hải Phòng.

Những trò chơi nguy hiểm

Trang 3

Trẻ em chơi trò nhảy cầu ở xã Gia Minh (huyện Thuỷ Nguyên).

Trẻ em đang có tuần nghỉ hè đầu tiên của năm 2011 Chiều nắng bụi, hơn 20 đứa trẻ người nhem nhuốc bùn, ngồi vắt vẻo trên thành cầu ngay ngã ba làng ở xã Gia Minh (huyện Thuỷ Nguyên) để chơi trò nhảy cầu Ngay bên cạnh các em là những xe tải từ các mỏ đá cứ nườm nượp đi qua Bất chấp dòng xe cộ, các em lấy đà từ giữa đường và thi nhau lao thùm thụp xuống con đập sâu trong tiếng cười giòn tan của lứa bạn trên bờ

Bùi Văn Tuyến - một cậu bé trong nhóm cho hay, đây là “sân chơi” quen thuộc của em và các bạn mỗi dịp hè về “3 tháng hè bọn

em chỉ có lang thang bơi lội, đánh bi, chơi game Nhảy cầu biết là nguy hiểm nhưng rất vui!”- Tuyến nói

Trang 4

Tại quán Internet trên đường xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên) không lúc nào còn ghế trống Dịp nghỉ hè, không chỉ học sinh lớn mà cả học sinh lớp 2-3 cũng sà vào đây Chị Nguyễn Thị Dinh - mẹ cậu bé Vũ Văn Dũng, mới học lớp 3 đã “nghiện” game, bảo: “Từ ngày gần nhà mở quán net, cháu thường ra đây ngồi Không có tiền chơi thì ngồi xem bạn chơi, dần dần đâm “nghiện” Khi được hỏi về các trò chơi khác, cu Dũng hồn nhiên: “Thỉnh thoảng cháu với mấy đứa ra sông bơi lặn nhưng mẹ cháu không cho

vì sợ chết đuối Cháu chỉ ước có sân chơi rộng, đẹp như ở thành phố”

Không chỉ “khát sân chơi”, trẻ em nông thôn còn “khát đồ chơi” Chị Trần Thị Thuý- Phó ban Thiếu nhi TP.Hải Phòng bày tỏ:

“Khu vui chơi của trẻ em nông thôn hiện nay đã ít lại không có đồ chơi Có chăng chỉ là những quyển sách báo cũ, không người quản lý ” Có lẽ vậy mà chúng vốn đói về “tinh thần” nay lại càng đói hơn, dẫn đến rụt rè, ngại giao tiếp với bên ngoài…

Chỉ cần có tâm với trẻ

Hải Phòng và các tỉnh thành khác đang tiến tới xây dựng môi trường sống thân thiện với trẻ em, đặc biệt là trẻ em nông thôn Sân chơi với trẻ là nhu cầu tất yếu, nhưng với trẻ nông thôn chỉ có thể cải thiện làm phong phú hoạt động của nhà văn hóa thôn, các

Trang 5

sân vận động của làng xã để thu hút các em đến sinh hoạt thiết thực hơn

Ông Đào Xuân Hùng - nguyên Trưởng phòng Bảo vệ

và Chăm sóc trẻ em Hải Phòng

Nói về sự chơi của trẻ, anh Nguyễn Tất Thắng - cán bộ đoàn huyện Thuỷ Nguyên cho hay, may lắm thì ngày 1.6, ngày 2.9, các

em được quy tụ và chơi trong nhà văn hóa thôn, và “điều này chưa thấm vào đâu so với nhu cầu vui chơi vốn phải có của các em”

Để giải quyết vấn đề sân chơi cho trẻ em nông thôn, nhiều người cho rằng đó là bài toán khó bởi thiếu quỹ đất, thiếu tiền đầu tư…

Theo ông Vũ Đình Sơn - Chủ tịch UBND xã Minh Tân thì các

lý do trên có thể khắc phục được, chỉ cần “có tâm với trẻ” Hiện nay, đất ở khu vực nông thôn còn khá rộng rãi, không lý gì lại không dành ra được một khoảnh làm sân chơi Nếu quỹ đất quá thiếu có thể

“tích hợp” sân chơi của các cháu vào sân đình, vào nhà văn hoá thôn

Chẳng hạn các thôn trong xã Minh Tân có sân bóng nhỏ làm chỗ chơi chung cho mọi người, trong khuôn viên sân bóng này có

Trang 6

thể thiết kế thêm chỗ chơi riêng cho trẻ Tuy nhiên, điều ông Sơn băn khoăn là có sân chơi rồi thì trẻ chơi gì, và ai quản trẻ

Ông bày tỏ: “Xã tôi là địa phương có truyền thống về bơi lội nên vào dịp hè nhà trường thường tổ chức dạy bơi cho một số ít các cháu Còn về lâu dài thì xã cũng chưa có hướng gì cụ thể…”

Gợi ý về các trò chơi cho trẻ, ông Ngô Đăng Lợi - Chủ tịch Hội

Sử học TP.Hải Phòng nói: “Nếu xây dựng sân chơi cho trẻ em nông thôn, tại sao chúng ta không khơi dậy các trò chơi dân gian như kéo

co, ô quan, nhảy dây, pháo tét, đu quay… ?”

Những trò chơi này gắn bó với làng quê bao đời nay và nó có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển toàn diện về thể chất, trí thông minh, sự nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ nhỏ Nên chăng, khôi phục lại các trò chơi dân gian kết hợp các trò chơi truyền thống và hiện đại là một hướng đi mới trong sân chơi trẻ em nông thôn mà các cấp các ngành địa phương cần quan tâm xem xét

Bùi Hương

Dịp hè gần đến cũng chính là lúc mà vấn đề về sân chơi cho trẻ

em trở nên bức thiết, việc tác giả đăng bài vào thời điểm này đã tác động tới đông đảo công chúng mà hơn ai hết đối tượng quan tâm đầu tiên là những bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi này đang sắp được nghỉ ngơi sau một năm học

Trang 7

Bài viết đặt ra nhiều vấn đề xung quanh việc thiếu sân chơi cho trẻ, từ nguyên nhân cho đến trách nhiệm của gia đình và các cơ quan chức năng trong vấn đề này cần quan tâm, xem xét lại Tác giả hương mục tiêu vào đối tượng nhằm tác động vào tính tự giác Việc cung cấp thông tin với nội dung trên làm thay đổi nhận thức, hành vi

và thái độ giúp công chúng hiểu được và đánh giá khách quan về sự việc, không chỉ hiểu mà còn định hướng được qua việc phân tích vấn đề của tác giả ở nhiều khía cạnh khác nhau Thiếu sân chơi hay

có sân chơi nhưng không biết chơi gì? Hoạt động tổ chức như thế nào Bài viết đã mang đến cho độc giả bức tranh toàn cảnh về sự việc, độc giả hoàn toàn có thể dựa vào nội dung bài viết đó mà đánh giá, nhìn nhận bức tranh ấy thật chi tiết, thật đúng với vấn đề được nêu ra Mặc dù bài viết này thuộc về mảng đề tài giáo dục, nó không mang tính chính trị nhạy cảm nhưng đã mang tính phát hiện những mối quan hệ, chỉ ra được tính bản chất, chiều hướng vận đông của

sự việc

Xét về phương diện hình thức, bài viết không quá dài dòng về yếu tố ngôn ngữ nhưng không phải vì thế mà mất đi chức năng của bài, nó vẫn đảm bảo được việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất tới công chúng Sự kết hợp giữa phần ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ hình ảnh tạo nên sự hợp lí và cân đối về bố cục cũng như nội dung thông tin mà tác giả muốn chuyển tải Tít bài” Sân chơi cho trẻ

Trang 8

khó khăn trong viêc giải quyêt vấn đề, từ đó tạo nên sức hấp dẫn đối với bạn đọc

Nội dung bài viết đi từ khái quát đến chi tiết, khai thác thông tin theo chiều sâu của sự việc, đầu tiên là những dong sapo vừa đủ kích thích sự tò mò của độc giả để từ đó triển khai những thông tin

đã thu thập được, sắp xếp theo trình tự logic, từ việc trích dẫn lời nói của nhân vật cụ thể về những trò chơi nguy hiểm trong dịp hè cho tới việc thăm dò ý kiến của các bậc phụ huynh và trao đổi với những

cá nhân trong cơ quan chuyên trách đẻ tìm hiểu kĩ vấn đề đang diễn

ra, bài viết đưa ra sự việc ở một địa phương cụ thể là huyện Thủy Nguyên( tp Hải Phòng) nhưng lại đặt ra vấn đề mang tính phạm vi rộng lớn đối với trẻ em nông thôn trong các dịp nghỉ hè

Trong khi nhiều tác giả hướng ngòi bút của mình về những vấn

đề khác nhau mang tính thời sự, thời điểm hay quan tâm tới các đối tượng ở khu vực thành thị thì tác giả bùi Hương lại tìm đến mảng đề tài về nông thôn- trẻ em nông thôn Có thể nói rằng, bài viết này khá thành công trong việc cung cấp, chuyển tải thông tin đến với độc giả

cả nước Những vấn đề tưởng chừng như đơn giản, những vấn đề mang tính thời sự cần được quan tâm đúng mức nhưng lại diễn ra ở những nơi ít người để ý đến Bài viết phân tích một cách khách quan, tạo ra được “ khoảng trống” để công chúng suy ngẫm, nhìn nhận sâu sắc hơn đẻ từ đó quan tâm hơn, có tinh thần trách nhiệm

Trang 9

Trên đây là toàn bộ nhận xét của em về một ấn phẩm báo chí Việc hiểu và nắm bắt về cơ sở lý luận báo chí còn nhiều hạn chế, vậy nên không thể tránh được những thiếu sót trong bài tiểu luân này, rất mong được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn /

Trang 10

Tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 13/08/2017, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w