1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh

89 12,8K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 14,98 MB

Nội dung

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các hình thức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh như: tiết học hoạt động chung, dạo chơi, tham quan, sinh hoạt hàng n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

========= o0o ========

GIÁO TRÌNH

(Lưu hành nội bộ)

PHƯƠNG PHÁP KHÁM PHÁ KHOA HỌC VÀ MÔI

TRƯỜNG XUNG QUANH

(Dành cho Cao đẳng Giáo dục mầm non hệ chính quy)

Tác giả: Lê Thị Vân

Năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

BÀI MỞ ĐẦU 7

I Đối tượng và nhiệm vụ của môn học 7

II Mối quan hệ của môn học với các môn học khác 7

III Vài nét về lịch sử môn học 8

Chương 1 10

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 10

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 10

1.1.1 Khoa học 10

1.1.2 Môi trường xung quanh 10

1.1.3 Quan niệm về trẻ em 13

1.1.4 Khám phá khoa học về môi trường xung quanh 14

1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 14

1.2.1 Đối với sự phát triển trí tuệ 14

1.2.2 Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động 15

1.3 ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẦM NON VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 16

1.4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CHO TRẺ MẦM NON KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 18

1.4.1 Mục đích 18

1.4.2 Nhiệm vụ 18

1.5 CÁC NGUYÊN TẮC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 19

1.5.1 Đảm bảo tính mục đích 20

1.5.2 Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ 20 1.5.4 Đảm bảo an toàn cho trẻ 21

Chương 2 23

NÔI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG 23

XUNG QUANH 23

2.1 YÊU CẦU CHO TRẺ Ở CÁC LỨA TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 23

2.1.1 Lứa tuổi nhà trẻ 23

2.1.2 Lứa tuổi mẫu giáo 24

2.2 NỘI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 26

2.2.1 Nội dung khám phá môi trường thiên nhiên 26

2.2.2 Nội dung khám phá thế giới đồ vật 29

2.2.3 Nội dung khám phá cuộc sống xã hội 29

Chương 3 33

Trang 3

PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ 33

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 33

3.1 PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 33

3.1.1 Khái niệm 33

3.1.2 Mục đích 33

3.1.4 Yêu cầu đối với việc chuẩn bị và tiến hành quan sát 35

3.2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH, MÔ HÌNH, BĂNG HÌNH, MÁY VI TÍNH (PHƯƠNG TRIỆN TRỰC QUAN) 38

3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI 39

3.3.1 Khái niệm 39

3.3.2 Mục đích 40

3.3.3 Các loại đàm thoại 40

3.3.4 Yêu cầu đối với việc chuẩn bị và hướng dẫn đàm thoại 41

3.4 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ, THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ, CÂU ĐỐ, BÀI HÁT 42

3.4.1 Truyện kể và thơ: Dử dụng các câu chuyện kể và thơ có nội dung về thiên nhiên, quê hương đất nước, về mối quan hệ giữa con người với con người 43

3.4.2 Ca dao, tục ngữ 43

3.4.3 Câu đố 43

3.4.4 Bài hát, bản nhạc 44

3.5 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI 44

3.5.1 Trò chơi học tập 44

3.5.2 Trò chơi vận động 45

3.5.3 Trò chơi sáng tạo 46

3.6 PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA 47

3.6.1 Khái niệm 47

3.6.2 Các loại mô hình 47

3.6.3 Hướng dẫn trẻ xây dựng và sử dụng mô hình 47

3.7 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 49

3.7.1 Khái niệm 49

3.7.2 Mục đích 49

3.7.3 Các loại thí nghiệm 49

3.7.4 Hướng dẫn thực hiện 50

3.8 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH 50

Chương 4 53

ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG TIỆN CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 53

4.1 ĐIỀU KIỆN 53

4.1.1 Đối với giáo viên 53

4.1.2 Đối với Ban Giám hiệu trường mầm non 53

4.2 PHƯƠNG TIỆN 53

4.2.1 Môi trường giáo dục trong gia đình 54

4.2.2 Môi trường giáo dục trong lớp 55

Trang 4

Chương 5 60

TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ 60

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 60

5.1 TỔ CHỨC CHO TRẺ LỨA TUỔI NHÀ TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 60

5.1.1 Sinh hoạt hằng ngày 60

5.1.2 Hoạt động ngoài trời 63

5.1.3 Giờ học 64

5.2 TỔ CHỨC CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 67

5.2.1 Hoạt động ngoài trời 67

5.2.2 Tham quan 73

5.2.3 Sinh hoạt hằng ngày 73

5.2.4 Hoạt động trong các góc 75

5.2.5 Ngày hội, ngày lễ 76

5.2.6 Tiết học khám phá môi trường xung quanh 77

5.2.7 Phối hợp các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh theo đề tài 82

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh là học phần nằm trong nhóm kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng Cơ sở của môn học này là phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung của trẻ, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách học như thế nào, phát huy tối đa tính chủ động tích cực của trẻ trong tất cả các hoạt động Phương pháp khám phá khoa học về môi trường xung quanh là nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, khám phá khoa học là một lĩnh vực hoạt động quan trọng

Học phần này cung cấp cho sinh viên những lý luận và kỹ năng cơ bản về: một số khái niệm; ý nghĩa, đặc điểm, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh,

Tài liệu được cấu trúc thành 5 chương:

Chương 1 Những vấn đề chung của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh: Cung cấp những lý luận cơ bản: Một số khái niệm, đặc điểm nhận thức của trẻ từ 0 - 6 tuổi về môi trường xung quanh, vị trí, ý nghĩa, mục đích và nhiệm vụ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Chương 2 Nội dung khám phá khoa học về môi trường xung quanh: Chương này đề cập đến những nội dung cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Chương 3 Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh: Bao gồm những cơ sở lý luận chung về phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Chương 4 Điều kiện và phương tiện cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh: Đề cập đến các điều kiện và phương tiện cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Chương 5 Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh: Chương này đề cập đến vấn đề tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi

Trang 6

Tài liệu được biên soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc

Trang 7

2 Nhiệm vụ

Mục tiêu của môn học này là giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết

cơ bản và rèn luyện cho họ kỹ năng thực hành, tổ chức hướng dẫn trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh Mục tiêu này được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ như sau:

- Lĩnh hội những tri thức cơ bản về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các hình thức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh như: tiết học (hoạt động chung), dạo chơi, tham quan, sinh hoạt hàng ngày…

- Giáo dục sinh viên thích thú học tập bộ môn, thích tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh, chủ động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá về môi trường xung quanh và có thái độ ứng xử đúng đắn đối với môi trường sống

II Mối quan hệ của môn học với các môn học khác

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khoa học khác Có thể chia các lĩnh vực khoa học mà môn học có liên quan làm hai nhóm:

Nhóm các môn học làm cơ sở cho môn học này:

- Các môn khoa học cơ bản như: Sinh vật học, Sinh thái học, Khoa học môi trường, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lí…là cơ sở của nội dung kiến thức cho trẻ khám phá thiên nhiên và xã hội

Trang 8

- Tâm lí học trẻ em, giáo dục học mầm non là cơ sở để lựa chọn, xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Nhóm các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành sư phạm mầm non như: Tổ chức các hoạt động tạo hình, Phát triển ngôn ngữ, Hình thành các biểu tượng toán, Giáo dục âm nhạc, Tổ chức cho trẻ vui chơi…các môn học trên có mối quan hệ tương hỗ với nhau, nội dung của chúng đề được thực hiện thông qua các hình thức giáo dục trong trường mầm non và đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục mầm non

III Vài nét về lịch sử môn học

Cơ sở của môn học “Khám phá khoa học về môi trường xung quanh” chính là môn học “Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh” trong chương trình Trung cấp và Cao đẳng sư phạm mầm non trước đây

1 Trên thế giới

Môi trường xung quanh như một phương tiện giáo dục trẻ em và từ lâu nó

đã được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm Các nhà giáo dục lớn trên thế giới như: J.A Cômenxki (1592 - 1670); J.J Ruxô (1712 - 1778); I.G Pextalôzi (1746 - 1827); P.H Phrebel (1782 - 1852)…

đã nhấn mạnh vai trò to lớn của thiên nhiên đối với sự phát triển năng lực trí tuệ của con người Các tác giả đã đánh giá cao vai trò của quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên

2 Ở Việt nam

Vấn đề cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm đến từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX Thời kỳ đó, cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được coi như phương tiện nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ Các nội dung làm quen với môi trường xung quanh được đưa vào phần “Nhận xét tập nói” trong chương trình giáo dục mẫu giáo Nội dung và phương pháp của “Nhận xét tập nói” còn rất phiến diện và đơn điệu Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), nội dung của “nhận xét tập nói” được bổ sung và cải tiến Lúc này nó mang tên gọi mới “Tìm hiểu môi trường xung quanh và tập nói” Trong chương trình đào tạo giáo viên mẫu giáo, nội dung trên được đưa vào môn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ”

Trang 9

Từ năm 1980, khi chương trình dự thảo và cải cách mẫu giáo được biên soạn thì “Làm quen với môi trường xung quanh” được tách ra như một lĩnh vực tương đối độc lập với tên gọi “Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh”

Bắt đầu từ năm 2003, khi chương trình khung giáo dục đại học ngành Sư phạm Mầm non, trình độ cao đẳng được xây dựng thì Hội đồng biên soạn thống nhất đổi tên học phần này là “Tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh”.Nội dung của học phần này kế thừa được những kinh nghiệm tiên tiến trước đây, khắc phục những hạn chế của chương trình cải cách chỉ nặng về cung cấp kiến thức mà ít tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực cho trẻ, đồng thời cập nhật những kiến thức mới của chương trình trên thế giới và thành tựu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước Cho đến năn 2007, để thống nhất về tên gọi của nội dung này với các nước trong khu vực và quan trọng hơn cả là nhấn mạnh mục tiêu phát triển năng lực chung và tính tích cực hoạt động của trẻ, các chương trình từ trung học đến cao đẳng đều thống nhất sử dụng tên gọi

“Phương pháp khám phá khoa học về môi trường xung quanh”

Trang 10

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ

KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khoa học

Khoa học là một thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày Liên quan đến thuật ngữ này còn rất nhiều những cụm từ xuất hiện khác phổ biến như: “Kiến thức khoa học”; “Nghiên cứu khoa học”; “Ngành khoa học”…

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh; phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của các hoạt động tinh thần

ở con người; giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực”

Như vậy kiến thức khoa học là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, còn nghiên cứu khoa học được hiểu là hoạt động tìm tòi, khám phá của loài người để phát minh ra những tri thức có thể giải thích được các hiện tượng trong

tự nhiên, trong xã hội, trong chính con người và cải tạo thế giới Trong cuộc sống, khoa học được chia nhiều ngành, phổ biến nhất là cách chia thành hai lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

ở lứa tuổi mầm non, khoa học là những hiểu biết về thế giới khách quan

mà trẻ phát hiện, tích lũy được trong các hoạt động tìm kiếm, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh Đây có thể chưa phải là những kiến thức chính xác

ở mức độ cao, song chúng rất phong phú, thỏa mãn tính tò mò của trẻ, góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm để trẻ có thể giải quyết các tình huống đơn giản xảy

ra trong cuộc sống Bản thân khoa học không phải là một hoạt động, mà là cách thức để thực hiện hoạt động và kết quả của hoạt động Đó chính là cách thức tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích, kết luận…kết quả của các hoạt động khám phá môi trường xung quanh là trẻ thu được một lượng kiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là ở trẻ phát triển các năng lực cơ bản như quan sát, tư duy lôgic, giải quyết vấn đề, hợp tác…

1.1.2 Môi trường xung quanh

Trang 11

Môi trường xung quanh bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển trẻ em

Có thể phân chia môi trường xunh quanh thành: môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội

1.1.2.1 Môi trường thiên nhiên

Bao gồm toàn bộ các sự vật, hiện tượng của giới vô sinh (không khí, ánh sáng, nước, đất, sỏi, đá…) và giới hữu sinh (động vật, thực vật, con người) Điểm khác nhau cơ bản giữa giới vô sinh và giới hữu sinh: Giới hữu sinh tồn tại, sinh trưởng thông qua quá trình trao đổi chất ở giới vô sinh không có sự trao đổi chất, khi có tác động của các yếu tố môi trường thì các thành phần của giới vô sinh có thể bị phá hủy hoặc chuyển sang một dạng vật chất khác Tuy có điểm khác nhau cơ bản như vậy nhưng giới vô sinh và giới hữu sinh có mối quan hệ với nhau rất mật thiết Giới hữu sinh muốn tồn tại được cần phải có các yếu tố của giới vô sinh và ngược lại

Môi trường thiên nhiên là nguồn cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự sống của trẻ nói riêng và sinh vật nói chung Thiên nhiên với sự đa dạng về chủng loại, về cấu tạo, về môi trường sống…, với các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật; với những thay đổi và phát triển liên tục, không ngừng cung cấp thông tin, kiến thức phong phú, là nguyên liệu cho tư duy và là mục đích của những khám phá ở trẻ Thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng kích thích tính sáng tạo và phát triển óc thẩm mỹ cho trẻ

1.1.2.2 Môi trường xã hội

Bao gồm môi trường chính trị, môi trường sản xuất ra của cải vật chất cho

xã hội, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hóa Môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, môi trường xã hội xung quanh trẻ bao gồm những đồ vật, , những sự kiện xã hội cụ thể, các mối quan hệ qua lại giữa người với người Môi trường xã hội cũng rất phong phú và đa dạng Có thể chia môi trường xã hội thành hai nhóm: môi trường hẹp và môi trường rộng

- Môi trường hẹp: Gồm có bản thân, gia đình và trường mầm non Khi đứa trẻ

sinh ra nó đã mang những đặc trưng của con người về đặc điểm cấu tạo cơ thể, với bộ não và hệ thần kinh…Trẻ em có nhu cầu cần thiết phải tìm hiểu về chính

Trang 12

bản thân mình, về cấu tạo cơ thể, giới tính, về nhu cầu, hứng thú, sở thích, khả năng của chính mình Đó cũng chính là sự tự ý thức hay còn gọi là tính bản ngã

mà giáo dục cần hình thành và phát triển cho trẻ Trước khi cho trẻ làm quen, khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh cần cho trẻ làm quen, khám phá với chính bản thân mình Bản thân trẻ vừa là đối tượng vừa là chủ thể nhận thức

Gia đình là “tế bào của xã hội”, là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên, là môi trường giáo dục đầu tiên đối với trẻ Những kinh nghiệm, những thông tin đầu tiên đứa trẻ tiếp thu được là từ gia đình của mình ở đó có những người thân, có nhiều đồ dùng, có cuộc sống sinh hoạt và các mối quan hệ thân thuộc Trong gia đình, trẻ lĩnh hội được những quy tắc, chuẩn mực hành vi, các mối quan hệ…Gia đình cũng là môi trường đầu tiên để trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm và được thỏa mãn nhu cầu an toàn của mình Do đó, mỗi gia đình cần tổ chức tốt cuộc sống vật chất và tinh thần để gia đình thực sự là môi trường giáo dục tốt của trẻ

Trường mầm non là nơi tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ

em ở trường mầm non, trẻ bắt đầu phải sống theo nền nếp, hoạt động theo quy định và giờ giấc, kế hoạch trong việc ăn, uống, chơi, nghỉ ngơi, học tập ở đây trẻ được tiếp xúc với những người mới là cô giáo và bạn bè, với những phương tiện, đồ dùng, đồ chơi khác với ở gia đình, với các mối quan hệ mới…Tất cả những điều đó là nguồn cung cấp kiến thức phong phú cho trẻ Trẻ học cách sống trong tập thể, tuân thủ những quy định chung, học cách hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau Đây là môi trường rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ

- Môi trường rộng: Gồm làng xóm, láng giềng là môi trường gần gũi với đứa trẻ

Nơi này còn được gọi bằng hai tiếng quê hương ở đó có phong cảnh thiên nhiên, những di tích lịch sử văn hóa, những công trình công cộng và đặc biệt là

bà con trong xóm làng, tổ dân phố Trẻ em cần được tiếp cận với những nét tiêu biểu, đặc trưng ở chính quê hương mình để cách sống và ứng xử phù hợp, để giữ gìn bản sắc quê hương và dân tộc mình

Môi trường rộng còn có quốc gia, hành tinh, vũ trụ, đây cũng là môi trường giáo dục tốt cho trẻ Cho trẻ cập nhật những thông tin về đất nước mình và các quốc gia khác, dân tộc khác, những vấn đề mang tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, dân số là việc làm hữu ích để giáo dục lòng tự hào dân tộc, văn hóa ứng xử trong một thế giới hòa bình, hữu nghị

Trang 13

1.1.3 Quan niệm về trẻ em

1.1.3.1 Con người

* Quan niện về con người trước Chủ nghĩa Mác

Trước CN Mác con người hoặc không hiểu nổi về mình hoặc cho rằng con người do thượng đế, do một đấng siêu nhân siêu hình nào đó sinh ra

Khi học thuyết của ĐacUynh xuất hiện thì người ta hiểu con người là một động vật bậc cao

Dựa trên những tiến bộ khoa học, dựa trên những thành tựu quan điểm của Hêghen từ đó Mác đã khẳng định bản chất của con người là:

Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của mỗi cá nhân riêng lẽ trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Như vậy khi nói đến con người Mác đã đánh giá nhận xét và chỉ

* ưu điểm: khẳng định tính ngây thơ, hồn nhiên trong sáng của trẻ

* Nhược điểm: Quá đề cao vai trò của giáo dục, của xã hội

Có quan niệm lại cho rằng: "Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại" như vậy giữa người lớn và trẻ em chỉ khác nhau về mặt kích cỡ

* Ưu diểm: khẳng định vị trí của trẻ em trong xã hội

* Nhược điểm: đề cao vai trò sinh học mà không thấy được vai trò của yếu tố xã hội

Từ những quan niệm đó cần phải hiểu trẻ em một cách đúng đắn

Trẻ em là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đó là một thực thể đang phát triển (phát triển về chất và về lượng) trẻ sinh ra tuy có hình hài là một con người nhưng còn non nớt cần được chăm sóc và nuôi dưỡng, trẻ sinh ra là một cá thể

Trang 14

nhận những gì mà trẻ có được để từ đó định hướng trong việc chăm sóc - giáo dục

Người ta ước tính có khoảng 50% sự phát triển trí tuệ của trẻ đạt được từ

0 - 4 tuổi, từ 4 - 8 tuổi đạt tiếp 30% còn lại 20% cho những lứa tuổi tiếp theo

Nhà giáo dục học vĩ đại Macarenkô cho rằng: "những gì mà trẻ em không

có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành nếu sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn"

Kết luận: Trẻ em cũng là con người là một thực thể của tự nhiên và xã hội, so

với người lớn trẻ em là thực thể chưa hoàn thiện một mặt nó mang trong mình những tiềm năng kỳ diệu của con người, mặt khác nó mang những bản tính tốt đẹp sẵn có của loài người và muốn trở thành người trẻ em phải được sống trong môi trường tự nhiên - môi trường xã hôi và phải được giáo dục

1.1.4 Khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Khám phá khoa học có thể tiến hành ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong trường mầm non như môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, toán, văn học, chữ cái, thể chất, ở tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là việc giáo viên tạo

ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ Đây thực chất

là việc giáo viên tạo môi trường, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh, thông qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng Đặc biệt là thông qua các hoạt động khám phá này trẻ học được các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận

1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

1.2.1 Đối với sự phát triển trí tuệ

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh là hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ Trong các hoạt động khám phá khoa học, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) Chính vì vậy mà các cơ quan cảm giác của trẻ phát triển và khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hớn Trong quá trình

Trang 15

khỏm phỏ về mụi trường xung quanh, trẻ phải tiến hành cỏc thao tỏc trớ tuệ như quan sỏt, so sỏnh, phỏn đoỏn, nhận xột, giải thớch…Vỡ vậy, tư duy và ngụn ngữ của trẻ phỏt triển Đặc biệt, việc tổ chức cỏc hoạt động trải nghiệm, khỏm phỏ mụi trường xung quanh cũn gúp phần phỏt triển ở trẻ cỏc phẩm chất trớ tuệ như tớnh ham hiểu biết, khả năng chỳ ý ghi nhớ cú chủ định, tớnh tớch cực nhận thức làm nền cho sự phỏt triển cỏc năng lực hoạt động trớ tuệ

Thông qua các hoạt động khám phá, trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ, quan hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội Đây chính là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông

Hệ thống kiến thức đúng đắn về môi trường xung quanh giúp trẻ hoạt

động có hiệu quả trong các trò chơi, các hoạt động tạo hình, trong việc lĩnh hội các biểu tượng toán sơ đẳng và phát triển ngôn ngữ

1.2.2 Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động

Mụi trường xung quanh được coi là phương tiện giỏo dục đạo đức cho trẻ mẫu giỏo Việc khỏm phỏ mụi trường xung quanh khơi gợi ở trẻ tỡnh cảm nhõn

ỏi, quan tõm, giỳp đỡ mọi người, tạo điều kiện cho việc hỡnh thành tớnh tự tin vào bản thõn

Khỏm phỏ thiờn nhiờn và xó hội, giỳp trẻ cú tõm hồn trong sỏng, hồn nhiờn, cởi mở, cú lũng nhõn ỏi, tỡnh yờu đối với người thõn, bạn bố, kớnh trọng đối với người lao động, biết trõn trọng và giữ gỡn sản phẩm lao động, yờu quý bảo vệ thiờn nhiờn Bước đầu trẻ cú lối sống văn minh trong giao tiếp và sinh hoạt, chấp hành nghiờm chỉnh cỏc qui định trong xó hội

- Mụi trường xung quanh là phương tiện quan trọng để giỏo dục thẩm mỹ Thụng qua việc khỏm phỏ mụi trường xung quanh trẻ cảm nhận được màu sắc, hỡnh dạng, mựi vị, õm thanh của cỏ, cõy, hoa, lỏ, của cỏc sản phẩm mà con người làm ra Từ đú, trẻ cú tỡnh yờu với cỏi đẹp, biết tụn trọng, giữ gỡn cỏi đẹp

và mong muốn tạo ra cỏi đẹp thụng qua cỏc hoạt động tạo ra sản phẩm

- Cỏc hoạt động như dạo chơi, tham quan và tiếp xỳc với mụi trường xung quanh cũn gúp phần rốn luyện sức khoẻ, tạo sức đề khỏng cho cơ thể trước những thay đổi của thiờn nhiờn và cuộc sống

Như vậy cú thể kết luận rằng, việc tổ chức cho trẻ khỏm phỏ mụi trường xung quanh là phương tiện khụng thể thiếu nhằm giải quyết mục đớch phỏt triển toàn

Trang 16

1.3 ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẦM NON VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Hoạt động học tập của trẻ ở trường mầm non mới ở dạng sơ khai, chưa phải học theo hình thức chính qui như ở trường phổ thông, nhưng chúng tiếp thu kiến thức về môi trường xung quanh và hình thành cho mình những kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội theo nhiều cách khác nhau

1.3.1 Trẻ học qua việc sử dụng các giác quan

Khi mới sinh ra trẻ chưa có biểu tượng về thế giới khách quan Trẻ nhận thức thế giới chủ yếu thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng xung quanh bằng cảm giác và tri giác

Sử dụng thị giác, trẻ có hiểu biết về hình dáng, màu sắc, cấu tạo bên ngoài của

sự vật hiện tượng

Sử dụng xúc giác trẻ có hiểu biết về độ cứng mềm, trơn nhẵn Thính giác giúp trẻ hiểu biết về tiếng kêu của các con vật, tiếng nước chảy, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng động cơ và tiếng còi của các phương tiện giao thông

Khứu giác và vị giác giúp trẻ phân biệt mùi vị của các sự vật, hiện tượng

Học theo cách này, giúp trẻ nắm được chính xác các đặc điểm bên ngoài rõ nét của sự vật, hiện tượng Đồng thời phát triển các giác quan cho trẻ

1.3.2 Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành

Trong thế giới khách quan có những lĩnh vực kiến thức mà không thể nhận biết được bằng quan sát thông tghường Để có thể nhận biết các dấu hiệu đặc trưng nhưng không biểu hiện rõ nét của các sự vật hiện tượng, cách nhanh nhất và chính xác nhất đối với trẻ là thử nghiệm, thí nghiệm

Gieo hạt vào bông ẩm trẻ biết hạt đó có nẩy mầm được hay không và nẩy mầm như thế nào, thử xem vật chìm hay nổi, vật nào nặng vật nào nhẹ Học bằng cách này trẻ vừa sử dụng các giác quan, vừa thực hiện các hành động tác động vào đối tượng, những biểu tượng mà trẻ thu được nhờ đó trở nên toàn diện, sâu sắc hơn

1.3.3 Trẻ học qua trò chơi

"Chơi mà học, học mà chơi" là phương châm học tập chủ yếu của trẻ lứa tuổi mầm non Thông qua các trò chơi học tập, xây dựng và vận động trẻ khám phá các sự vật và hiện tượng đa dạng ở xung quanh

Trang 17

Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ khám phá các mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, giữa con người với con người Trẻ học cách giao tiếp với mọi người xung quanh, học cách thể hiện tình cảm, thái độ với thiên nhiên và xã hội

Học qua vui chơi là phương thức học tập hiệu quả và phù hợp với trẻ mầm non vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này

1.3.4 Trẻ học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm

Phương thức học này có liên quan nhiều đến hoạt động ngôn ngữ Bằng tư duy và giao tiếp ngôn ngữ, trẻ thu được kinh nghiệm và kết hợp các kiến thức mới vào kiến thức có sẵn để làm phong phú vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình

Trong quá trình học, trẻ được nói ra, chia sẻ những hiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, đồng, thời trẻ có thể nêu thắc mắc, đặt câu hỏi để nghe thông tin từ những người khác, việc cùng nhau chơi, cùng nhau thực hiên các nhiệm vụ nhận thức cũng là cách chia sẻ kinh nghiệm và giúp trẻ học hỏi lẫn nhau

1.3.5 Trẻ học qua tư duy suy luận

Để giải thích các hiện tượng, để đưa ra cách giải quyết phù hợp, trẻ cần phải huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm có sẵn để phán đoán, suy luận Những kết luận, nhận định của trẻ nêu ra có thể chưa hoàn toàn chính xác, còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh Song trong quá trình tích luỹ thêm kinh nghiệm, biểu tượng cùng với sự phát triển của tư duy, những suy luận của trẻ ngày càng trở nên chính xác và hợp lý hơn

1.3.6 Trẻ tập trung chú ý, ghi nhớ và tái hiện các sự vật, hiện t­ợng xung quanh khi có hứng thú và được trải nghiệm phù hợp

Trẻ cần được tiếp xúc với các đối tượng đa dạng, sinh động, hấp dẫn, đồng thời trẻ cũng cần sự hiểu biết, tôn trọng khích lệ, ủng hộ từ phía bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh

1.3.7 Việc học tập của trẻ sẽ hiệu quả hơn, cũng như sự phát triển nhận thức của trẻ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu trẻ được tham gia vào các hoạt động phù hợp với trình độ, khả năng của mình

Vì vậy, các yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học nói chung và làm quen với môi trường xung quanh nói riêng cần phù hợp với trình độ, khả

Trang 18

năng nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi Giáo viên cần nắm được trình độ, khả năng của trẻ để có cách tác động phù hợp

1.3.8 Trẻ em xuất phát từ những gia đình và cơ sở văn hoá, xã hội khác nhau, thể tạng của từng trẻ cũng không giống nhau vì vậy chúng có những khả năng khác nhau trong học tập

Giáo viên cần nắm được đặc điểm, khả năng của từng trẻ để có các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, giúp trẻ bộc lộ

và phát triển khả năng của mình

1.4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CHO TRẺ MẦM NON KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

1.4.1 Mục đích

- Phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích luỹ vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống

- Hình thành thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh

- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh

+ Quan sát: Biết sử dụng phối hợp các giác quan một cách phù hợp để

tìm hiểu các sự vật, hiện tượng

+ So sánh: xác định nhanh chóng các đặc điểm giống và khác nhau, sự

thay đổi và phát triển của các sự vật và hiện tượng

+ Phân nhóm: Phân loại sự vật, hiện tượng thành các nhóm và giải thích

lí do

+ Sử dụng: Sử dụng và bảo quản một cách thích hợp các dụng cụ như:

cân, thước các loại, kính lúp, kính hiển vi trong quá trình quan sát và trong thực tiễn để nhận biết về khối lượng, kích thước, thời gian, nhiệt độ…

+ Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát để đưa ra những nhận xét

Trang 19

+ Phán đoán: Đưa ra những dự đoán thích hợp hoặc ước lượng dựa trên

kết quả quan sát và kinh nghiệm của mình

Ví dụ: Nếu không được tưới nước thì lá cây sẽ héo khô

Dự đoán có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển hiểu biết về nguyên nhân và kết quả, từ đó có thể phát triển thành khả năng nhận biết quy luật và dựa trên quy luật để dự đoán chính xác điều sẽ xảy ra

+ Sử dụng các phương pháp khoa học theo trình tự: dự đoán, thu thập số

liệu, vẽ, lập biểu đồ các kết luận và khái quát hóa

+ Nhận xét, chia sẻ thông tin với mọi người bằng ngôn ngữ nói hoặc dùng hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu sao cho người khác hiểu được ý tưởng và kết quả khám phá của mình

+ Hợp tác, thỏa thuận và hoạt động trong nhóm bạn bè

- Phát triển trí tò mò, hạm hiểu biết của trẻ về thế giới khách quan và các phẩm chất trí tuệ (lạc quan, tự tin…)

- Hoàn thiện các quá trình tâm lý nhận thức và phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định

1.4.2.2 Mở rộng, nâng cao kiến thức của trẻ về thế giới khách quan

- Hình thành ở trẻ sự hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của các sự vật, hiện tượng xung quanh, mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau, sự thay đổi và phát triển của chúng

- Mở rộng, nâng cao hiểu biết của trẻ về các cách thức khám phá khoa học

đa dạng

- Cho trẻ làm quen với một số thuật ngữ liên quan đến các khái niệm khoa học đơn giản

1.4.2.3 Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn

- Khơi gợi ở trẻ hứng thú và sẵn sàng khám phá các sự vật, hiện tượng

- Giáo dục ở trẻ sự tôn trọng, thiện cảm với mọi cơ thể sống, sự thông cảm, chia sẻ, quan tâm tới bạn bè và những người xung quanh

- Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên và thế giới đồ vật

- Giáo dục cho trẻ biết cảm thụ cái đẹp

1.5 CÁC NGUYÊN TẮC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Trang 20

1.5.1 Đảm bảo tính mục đích

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một nội dung giáo dục

cơ bản trong trường mầm non, vì vậy việc thực hiện nội dung này phải góp phần tích cực vào việc giải quyết các mục tiêu chung của giáo dục mầm non

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh trong giai đoạn hiện nay

là phát triển ở trẻ năng lực nhận thức, khả năng khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng để có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày Trẻ em phải được tích cực khám phá và tham gia vào các hoạt động nhận thức đa dạng

Trong quá trình cho trẻ khám phá về môi trường xung quanh, cần chú ý đến việc phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời với việc giáo dục thái độ ứng xử Cần quan tâm đến việc dạy trẻ cách học mà cụ thể

là cách nghĩ, cách hành động, cách khám phá môi trường xung quanh hơn là quan tâm đến khối lượng kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động

1.5.2 Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ

Các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên và xã hội rất đa dạng

và phong phú Vậy giáo viên nên lựa chọn nội dung nào để cho trẻ khám phá? Trước hết giáo viên nên lựa chọn các sự vật, hiện tượng, các nguyên vật liệu gần gũi đối với trẻ Việc khám phá các đặc điểm, thuộc tính của chúng cần gây được hứng thú và có ý nghĩa đối với cuộc sống của trẻ Các nội dung khám phá không nên chỉ từ phía giáo viên lựa chọn mà nên có cả các nội dung do trẻ quan tâm và

đề xuất

Các phương pháp, hình thức và phương tiện khám phá cần phải vừa sức với trẻ và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường, lớp và địa phương

1.5.3 Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ

Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh cần phải có sự tham gia tích cực và chủ động của trẻ Giáo viên mầm non cần phải tạo môi trường hấp dẫn, phong phú và tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, tổ chức các hoạt động khám phá đa dạng để trẻ được tham gia

Trong các hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh, trẻ phải là người thực hiện tích cực các hành động khám phá, khảo sát đối tượng: nghe, nhìn, sờ nắn, ngửi, nếm…Trẻ cần được sử dụng các phương tiện khám phá như kính lúp, kính hiển vi, gương, cân, thước, bình…

Trang 21

Trẻ cũng phải được hoạt động trong nhóm bạn bè và làm việc độc lập

Để thực hiện các hành động trải nghiệm và hoạt động tư duy một cách tích cực, chủ động, trẻ cần được hướng dẫn và dạy các kỹ năng nhận thức và kỹ năng pkám phá khoa học Đồng thời cũng chính trong các hoạt động khám phá tớch cực, các kỹ năng của trẻ sẽ có cơ hội được luyện tập và theo lứa tuổi ngày càng hoàn thiện

1.5.4 Đảm bảo an toàn cho trẻ

Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh rất đa dạng cả

về nội dung và hình thức Trong quá trình khám phá khoa học, trẻ em được tiếp xúc với rất nhiều các sự vật, hiện tượng và các nguyên vật liệu khác nhau Một mặt chúng ta cần phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, mặt khác cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ Cần chú ý về thời gian, mức độ và thể trạng của từng trẻ để tổ chức các hoạt động khám phá cho phù hợp

Ví dụ: cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cảm nhận độ nóng ấm của nó thì không nên tổ chức vào buổi trưa hay chiều mùa hè; không nên cho trẻ đứng ngoài nắng quá lâu

Các phương tiện và nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng cần đảm bảo vệ sinh,

an toàn

Không chỉ đảm bảo cho trẻ về mặt thể xác, mà cần phải đảm bảo an toàn về cả mặt tinh thần Trẻ mầm non rất nhạy cảm, vì vậy trong các hoạt động khám phá cần tránh cho trẻ những xúc động mạnh Chẳng hạn, khi làm những thí nghiệm với các sinh vật sống cần lưu ý chọn đối tượng và tuyệt đối không để cho các sinh vật đó bị chết hoặc làm cho nó quá đau đớn

Trang 22

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 Trình bày các khái niệm cơ bản của môn học Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa cac khái niệm đó

2 Phân tích ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh đối với giáo dục toàn diện

3 Phân tích đặc điểm học của trẻ mầm non và đưa ra các kết luận sư phạm

4 Phân tích mục đích, nhiệm vụ cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

5 Phân tích các nguyên tắc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

6 Trình bày một số ví dụ về cách vận dụng các nguyên tắc đó trong việc lựa chọn và thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Trang 23

Chương 2

NÔI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG

XUNG QUANH

2.1 YÊU CẦU CHO TRẺ Ở CÁC LỨA TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC

VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

- Có thể chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác khi được hướng dẫn

- Biết xếp chồng các khối gỗ, lồng hai vật lên nhau, tháo lắp những đồ chơi đơn giản

2.1.1.2 Trẻ từ 12 đến 24 tháng

- Nhận biết và gọi tên một số thành viên trong gia đình và một số đồ dùng,

đồ chơi, con vật, hoa quả gần gũi quen thuộc

- Biết tên một số bộ phận trên cơ thể

- Nhận biết, gọi tên màu sắc (xanh, đỏ), kích thước (to, nhỏ) của một số

đồ dùng, đồ chơi, hoa quả

- Thực hiện được một số thao tác đơn giản với đồ dùng, đồ chơi như tháo lắp, xếp chồng, lồng từ 3 - 6 đồ vật, xâu hạt, lật giở các trang sách…

- Tập sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt theo công dụng của chúng: xúc ăn bằng thìa, uồng nước bằng ca, cốc, chải đầu…

- Thực hiện một số hành động chơi đơn giản (bế, ru, cho búp bê ăn, uống…)

Trang 24

- Nhận biết và biểu lộ cảm xúc khác nhau Gần gũi với người thân và người lớn xung quanh, yêu thích các con vật nuôi, đồ dùng, đồ chơi

2.1.1.3 Trẻ từ 24 đến 36 tháng

- Biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng, rau, hoa, quả, con vật, phương tiện giao thông và hiện tượng tự nhiên

- Biết tên và chức năng của một số bộ phận trên cơ thể

- Biết tên gọi của của người thân trong gia đình

- Biết sử dụng phối hợp các giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác) để nhận biết, phân biệt sự vật, hiện tượng

- Thực hiện được một số thao tác đơn giản với đồ vật như: chọn đồ vật có kích thước, màu sắc, hình dạng phù hợp bỏ vào hộp; xếp chồng, xếp cạnh nhau, xếp cách nhau theo chủ đề (đường đi, ô tô, đoàn tàu, ngôi nhà…); xâu, luồn dây, lồng các loại hột, hạt, vòng; vo tròn, xé giấy, lá để tạo ra một số đồ chơi đơn giản; lật, giở trang sách, tranh đúng chiều

- Bắt chước một vài hành động đơn giản của người lớn và biết sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi đúng chức năng của chúng

2.1.2 Lứa tuổi mẫu giáo

2.1.2.1 Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)

- Có khả năng tập trung chú ý trong một thời gian nhất định

- Hiểu, trả lời các câu hỏi của cô giáo và bạn bè

* Thái độ:

Trang 25

- Thích tiếp xúc, khám phá các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và trong xã hội

- Có thói quen vệ sinh, lễ phép trong giao tiếp, có hành vi văn hóa trong sinh hoạt ở nơi cộng đồng

2.1.2.2 Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)

* Kiến thức

- Tiếp tục cho trẻ biết tên và đặc điểm đặc trưng của các sự vật, hiện tượng xung quanh

- Nhận biết và giải thích một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Trẻ biết sự phong phú đa dạng của các sự vật và hiện tượng theo công dụng, chất liệu

* Kỹ năng

- Có khả năng quan sát 2 hoặc nhiều đối tượng cùng một lúc

- Biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của hai đối tượng Bước đầu biết phân nhóm các sự vật hiện tượng theo dấu hiệu đơn giản, rõ nét

- Có khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định

- Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để nhận xét các sự vật, hiện tượng xung quanh

* Thái độ: Cảm nhận và yêu quý cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã

hội Có thái độ nâng niu, trân trọng giữ gìn các đối tượng xung quanh Biết hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong vui chơi và học tập

2.1.2.3 Mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi)

* Kiến thức: Trẻ biết các đặc điểm cơ bản, đặc trưng của các sự vật và hiện

tượng phổ biến trong thiên nhiên và trong xã hội

- Biết sự đa dạng, phong phú của các sự vật, hiện tượng xung quanh

- Biết sự thay đổi, sự phát triển và các mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật hiện tượng

* Kỹ năng

- Có khả năng quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc

- Có khả năng so sánh sự giống và khác nhau của 2 hay nhiều đối tượng

- Có khả năng phân nhóm đối tượng theo dấu hiệu đặc trưng

Trang 26

- Sử dụng thành thạo ngôn ngữ để thể hiện kết quả khám phá, trao đổi, giải thích các sự vật và hiện tượng xung quanh

* Thái độ: Biết phát hiện và yêu quý cái hay, cái đẹp, cái mới trong môi trường

xung quanh, biết quý trọng sản phẩm của người lao động, có kỹ năng làm việc trong nhóm bạn bè, có thái độ hợp tác, chia sẻ với các bạn trong học tập, vui chơi và lao động

2.2 NỘI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

2.2.1 Nội dung khám phá môi trường thiên nhiên

2.2.1.1 Động vật

- Khám phá đặc điểm đặc trưng: Tên gọi, màu sắc, các bộ phận đặc trưng, tiếng kêu, vận động, thức ăn, sinh sản, nơi sống, sự phát triển của động vật ở các nhóm: động vật nuôi, động vật trong rừng, động vật dưới nước, chim và côn trùng

- Khám phá sự đa dạng của động vật trong cùng loài và khác loài, khám phá đặc điểm giống và khác nhau của động vật cùng loài, cho trẻ phân nhóm động vật theo các dấu hiệu đặc trưng

- Khám phá mối quan hệ giữa cấu tạo của động vật với tập tính di chuyển, điều kiện sống Ví dụ: con méo có mắt tinh, tai thính để có thể phát hiện ra chuột; răng của mèo nhọn, chân có móng vuốt để giữ con mồi và ăn thịt

- Khám phá mối quan hệ của động vật với con người: con vật cũng biết vui khi được con người vuốt ve, âu yếm, buồn khi bị mắng, biết biểu lộ tình cảm khi được chăm sóc…vì vậy cần phải gần gũi, yêu thương chúng

2.2.1.2 Thực vật

- Khám phá các đặc điểm của thực vật

+ Cây: tên gọi, màu sắc, hình dạng, cấu tạo, công dụng và nơi sống

+ Hoa: Tên gọi, màu sắc, cấu tạo, mùi, công dụng

+ Quả: tên gọi, màu sắc, hình dạng, cấu tạo, mùi vị, cách ăn, công dụng

+ Rau: tên, màu sắc, hình dạng, cấu tạo, công dụng, cách chế biến

- Khám phá sự đa dạng của thực vật cùng loài và khác loài, khám phá đặc điểm giống và khác nhau của thực vật cùng loài, cho trẻ phân nhóm thực vật theo các dấu hiệu đặc trưng

Trang 27

- Khám phá mối quan hệ giữa thực vật với các yếu tố môi trường: đất, ánh sáng, không khí, nước, thời tiết, khí hậu

- Khám phá các loại cây sinh sống ở nhiều vùng miền, sự thích nghi của thực vật đối với khí hậu, môi trường sống (vùng sa mạc, các nước khí hậu lạnh)

- Khám phá sự sinh sản: bằng hạt, bằng cành, bằng rễ, bằng lá)

2.2.1.3 Thiên nhiên vô sinh

- Nước: là một chất lỏng, chảy được, không màu, không mùi, không vị, Nước có

thể sạch và bẩn Nước có nhiệt độ khác nhau: nước lạnh, vừa, nóng, sôi Nước

có thể thay đổi hình dạng: khi lạnh nó đóng băng, gặp nóng thì tan thành nước

Nước có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người Nước cần cho mọi sinh vật sống để uống, tắm rửa…

Mặt nước phẳng, không thể đi lại được trên mặt nước nhưng có thể bơi được Chúng ta cần giữ gìn bảo vệ nguồn nước và biết cách sử dụng tiết kiệm

- Không khí: Không khí ở xung quanh chúng ta

Tính chất của không khí: Không màu, không mùi, nhẹ Không khí nóng thì nở ra, lạnh thì co lại Khi không khí chuyển động tạo thành gió, một số động vật có thể bay trong không khí

Không khí cần cho mọi sinh vật để thở, hô hấp Con người cần không khí trong sạch vì vậy cần giữ sách, dọn vệ sinh nơi ở, mở cửa sổ, trồng cây

- Đất và đá:

Khám phá đất trồng, cát, đất sét và tính chất của chúng: Đất trồng màu sẫm, tơi, thấm nước Đất sét màu vàng, ít thấm nước, khô thì rắn, ướt thì trơn và dẻo, có thể nặn ra các đồ vật khác nhau Cát vàng, tơi, nhẹ, thấm nước nhanh

Khám phá đá tự nhiên: Than đá, đá phấn, đá granít

Đá ở sông và biển rắn, chắc, hình dàng, màu sắc và kích thước phong phú Than đá rắn chắc màu đen, giòn, dễ vỡ Than đá nằm sâu trong lòng đất và được khai thác bởi những người thợ mỏ Than đá cần thiết cho các nhà máy và nhiệt điện

Trang 28

* Bầu trời

- Bầu trời ban ngày (màu sắc như thế nào? có những gì?)

- Bầu trời ban đêm (có những gì? như thế nào?)

- Thời gian, vị trí lặn, mọc của mặt trời Khái niệm hoàng hôn, bình minh

- Có thể nhìn thẳng vào mặt trời được không? ánh nắmg mặt trời có tác dụng gì?

- Có thể nhìn bóng nắng mà đoán giờ được không? làm gì để tránh nắng

- Cho trẻ biết các hoạt động của con người vào các thời điểm ban ngày và ban đêm

* Mưa

- Những hiện tượng xảy ra khi trời sắp mưa

- Có mấy loại mưa? Mưa đó như thế nào? Khi mưa thường có hiện tượng gì? nguyên nhân gây ra mưa Tác dụng của mưa

* Các mùa: dấu hiệu của các mùa

- Mùa xuân: thời tiết ấm áp, mùa xuân có mưa phùn (mưa xuân) Cây cối đâm chồi, nẩy lộc Các loài chim bay về phương Bắc - quê hương của mình Đã xuất hiện các loại bướm, ong

Mùa xuân có ngày tết Nguyên đán, mọi người được nghỉ làm việc để đón tết, các gia đình đi chúc tết, đi lễ chùa…

- Mùa hè: Thời tiết nóng bức Mặt trời toả ánh nắng chói chang Bầu trời cao, xanh Có mưa rào, giông và trong cơn giông có sấm chớp Cây cối xanh tốt, sum suê, có nhiều loại hoa, quả, rau Các con ve sầu kêu rộn rã Mùa hè học sinh được nghỉ học Các gia đình đi nghỉ mát, tắm biển Mọi người mặc đồ mỏng, mát, ra đường đội mũ, đeo kính, mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang Trong gia đình dùng quạt, điều hoà nhiệt độ

- Mùa thu: Thời tiết đã mát dịu hơn Bầu trời cao xanh, mây trắng Thỉnh thoảng có bão Có nhiều loại hoa, quả chín, một số cây có lá vàng Cuối mùa thu

Trang 29

các loài chim bay đi tránh rét Mùa thu có ngày rằm tháng 8 - ngày tết trung thu, trẻ em được phá cỗ Mùa thu có ngày khai trường Mọi người hay chơi thả diều,

ăn mặc mát mẻ

- Mùa đông: Thời tiết rất lạnh Bầu trời u ám, có gió mùa đông bắc Một

số cây trụi lá Nhiều con vật đi trú đông, vật nuôi trong gia đình thích nằm chỗ

ấm Mọi người ăn mặc ấm áp, ra đường đội mũ, quàng khăn, đi tất Trong gia đình thường sử dụng các đồ dùng như: chăn, đêm, điều hoà nhiệt độ

2.2.2 Nội dung khám phá thế giới đồ vật

- Khám phá tính chất của một số chất liệu chế tạo đồ dùng phổ biến như: bằng sứ, thuỷ tinh dễ vỡ, đồ dùng bằng bông giữ ấm…Con người phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng và con người có thể thay đổi, sáng tạo ra đồ dùng

2.2.2.2 Phương tiện giao thông

- Khám phá các đặc điểm: Tên gọi, cấu tạo ngoài, tiếng còi, động cơ, tốc

độ, công dụng, môi trường hoạt động của các loại phương tiện giao thông đường

bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không

- Khám phá sự đa dạng phong phú của phương tiện giao thông trong cùng một loại, dạy trẻ biết phân biệt, so sánh, phân nhóm phương tiện giao thông

- Khám phá mối quan hệ giữa cấu tạo của phương tiện giao thông với chức năng sử dụng, cách sử dụng và môi trường hoạt động của chúng

2.2.3 Nội dung khám phá cuộc sống xã hội

2.2.3.1 Bản thân

* Khám phá cơ thể trẻ

- Khám phá tên gọi, cấu tạo ngoài, số lượng, chức năng của các bộ phận

và các giác quan trên cơ thể trẻ

Trang 30

- Khám phá sự khác nhau giữa chức năng, cấu tạo, tính chất của các giác quan ở người và động vật

- Dạy trẻ thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các giác quan và các bộ phận Giáo dục trẻ có thái độ đồng cảm với những người khuyết tật

* Khám phá vị trí của trẻ trong gia đình và mối liên hệ với những người thân trong gia đình và những người họ hàng

- Khám phá danh tính (tên, họ, tên đệm, ngày tháng năm sinh), địa chỉ gia đình, số điện thoại, họ tên bố mẹ, ông bà, anh chị em

- Khám phá sự khác biệt về giới tính của mình và của bạn khác giới (cách

ăn mặc, ứng xử phù hợp với giới tính)

- Cho trẻ biết tên,vị trí của trường mầm non, địa chỉ của trường

- Khám phá môi trường vật chất trong trường mầm non: có tường bao, có phòng bảo vệ, sân chơi, vườn trường, nhà bếp, phòng làm việc và các phòng học

- Khám phá công việc của những người trong trường

- Khám phá hoạt động và quan hệ của trẻ ở trường mầm non

2.2.3.4 Nghề nghiệp của người lớn

- Khám phá các dấu hiệu đặc trưng: Tên gọi, nơi làm việc, trang phục, công việc, dụng cụ lao động, thái độ làm việc, ý nghĩa xa hội của những nghề nghiệp phổ biến

- Phám phá chất lượng lao động: Người lao động tốt, lao động có trách nhiệm, sáng tạo thì kết quả sẽ như thế nào? Người lao động không tốt thì kết quả

sẽ ra sao?

2.2.3.5 Quê hương, đất nước, văn hoá dân tộc

- Khám phá địa danh nơi gia đình sinh sống: các phong cảnh thiên nhiên,

di tích lịch sử và văn hoá, các công trình công cộng, nghề nghiệp truyền thống

- Khám phá về những người hàng xóm, láng giềng, mối quan hệ của họ

Trang 31

- Bước đầu tìm hiểu về thành phố (tỉnh) của mình: tên gọi, các đường phố lớn, danh lam thắng cảnh

- Bước đầu tìm hiểu về đất nước của mình: tên, thủ đô, các thành phố lớn; biểu tượng của đất nước mình: cờ, quốc ca, quốc huy, thiên nhiên của đất nước mình, các loại động thức vật đặc trưng

- Bước đầu tìm hiểu về lãnh tụ (Bác Hồ): cho trẻ biết Bác Hồ là ai, ngày sinh của Bác, vị trí lăng Bác Khi còn sống Bác Hồ đã làm rất nhiều công việc

để lãnh đạo nhân dân chiến đấu, sản xuất Bác Hồ rất yêu thương trẻ em, quan tâm đến những người lớn và yêu thiên nhiên

- Tìm hiểu về những ngày lễ hội của đất nước

- Bước đầu tìm hiểu về lãnh tụ (Bác Hồ): cho trẻ biết Bác Hồ là ai, ngày sinh của Bác, vị trí lăng Bác Khi còn sống Bác Hồ đã làm rất nhiều công việc

để lãnh đạo nhân dân chiến đấu, sản xuất Bác Hồ rất yêu thương trẻ em, quan tâm đến những người lớn và yêu thiên nhiên

- Tìm hiểu về những ngày lễ hội của đất nước

Trang 32

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 Lập bảng tóm tắt các yêu cầu cho trẻ làm quen khám phá môi trường xung quanh ở 3 độ tuổi mẫu giáo

2 Xác định nội dung cần cho trẻ ở các độ tuổi (bé, nhỡ, lớn) làm quen trong những nội dung sau đây: Động vật, thực vật, đồ vật, bản thân, nghề nghiệp

3 Xác định các yêu cầu cho trẻ ở các độ tuổi mẫu giáo khám phá các nội dung

cụ thể sau:

- Quả đu đủ, cây hoa giấy

- Con mèo, con rùa

Trang 33

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 3.1 PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

3.1.1 Khái niệm

Quan sát là quá trình nhận thức cảm tính tích cực, là sự tri giác một cách

có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức Trong quá trình quan sát, trẻ phải huy động sự tập trung chú ý, tri giác, tư duy và ngôn ngữ để nhận biết đối tượng

Phương pháp quan sát là cách thức tổ chức cho trẻ quan sát của giáo viên Giáo viên là người tạo ra môi trường, tạo cơ hội, định hướng và tổ chức quan sát còn trẻ tích cực quan sát

3.1.2 Mục đích

- Khám phá các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng, rõ nét của sự vật, hiện tượng xung quanh

- Phát triển năng lực quan sát, tính ham hiểu biết của trẻ

- Giáo dục sự gần gũi, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh

3.1.3 Các loại quan sát

Trong quá trình khám phá khoa học về môi trường xung quanh, phương pháp quan sát được sử dụng rộng rãi nhất Quan sát có thể tổ chức trong tiết học, hoạt động ngoài trời, tham quan và sinh hoạt hàng ngày Việc phân loại quan sát dựa trên các dấu hiệu khác nhau nhằm giúp giáo viên lựa chọn loại quan sát phù hợp

* Dựa vào đối tượng quan sát

- Quan sát vật thật: Đó là cây cối, hoa, quả, con vật, đồ vật loại quan sát này

có ưu thế hơn cả trong việc giúp trẻ khám phá những dấu hiệu đặc trưng, rõ nét của sự vật, hiện tượng Sử dụng loại quan sát này giáo viên có điều kiện tổ chức cho trẻ rèn luyện các giác quan thông qua các hành động trải nghiệm đa dạng Vật thật cũng là đối tượng dễ gây hứng thú và sự tập trung, chú ý, sự say mê khám phá của trẻ

Giáo viên có thể cho trẻ quan sát một đối tượng hay nhiều đối tượng cùng một lúc

Trang 34

Quan sát một đối tượng có thể áp dụng cho trẻ cả 3 độ tuổi, nhằm giúp trẻ phát hiện các đặc điểm, dấu hiệu bên ngoài đặc trưng rõ nét của sự vật hiện tượng, mối liên hệ giữa đối tượng với môi trường sống

Mẫu giáo nhỡ có thể cho trẻ quan sát 2 đối tượng cùng một lúc, qua đó trẻ phát hiện các dấu hiệu giống và khác nhau của chúng Mẫu giáo lớn có thể cho trẻ phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau của một đối tượng đang quan sát

và một đối tượng không hiện diên ở trước mặt nhưng trẻ đã được làm quen

- Quan sát các đồ vật, sự vật trong tranh, ảnh, mô hình, băng hình

Trong những trường hợp không thể không thể tổ chức cho trẻ quan sát vật thật giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, mô hình, băng hình thay thế

Hạn chế đối với loại quan sát này là trẻ không thể sử dụng phối hợp nhiều giác quan và trải nghiệm như ở quan sát vật thật Muốn cho biểu tượng của trẻ được chính xác thì giáo viên cần phải sưu tầm, chuẩn bị tranh ảnh, băng hình có nội dung phù hợp và rõ nét

- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, gió, bầu trời ở các thời điểm

khác nhau là những đề tài rất thú vị đối với trẻ, nó luôn kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, giúp trẻ cảm nhận và phát hiện các dấu hiệu rõ nét của chúng Giáo viên cần biết tận dụng các hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong các thời điểm khác nhau để cho trẻ quan sát

- Quan sát các hiện tượng xã hội: Quan sát công việc của người lớn, hoạt động

của bạn bè Loại quan sát này giúp trẻ phát hiện và trải nghiệm các công việc, cách làm việc và sử dụng dụng cụ, đồ dùng Giáo viên có thể tổ chức loại quan sát này trong hoạt động ngoài trời, tham quan và trong sinh hoạt hàng ngày

* Dựa vào cách tổ chức quan sát

- Quan sát theo nhóm lớn: Giáo viên tổ chức cho một nhóm từ 15 - 20 trẻ cùng

quan sát một đối tượng Loại quan sát này "tiết kiệm" được đối tượng quan sát nhưng trẻ ít có điều kiện tiếp xúc nhiều với đối tượng quan sát

- Quan sát theo nhóm nhỏ: Giáo viên chia lớp làm nhiều nhóm từ 4 - 6 trẻ quan

sát một loại đối tượng Viêc quan sát theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải biết phân phối sự chú ý để có thể cùng lúc định hướng, chỉ dẫn kịp thời cho trẻ Trẻ phải biết hợp tác, chia sẻ để quan sát và thảo luận, nhận xét đối tượng quan sát của mình

Trang 35

- Quan sát cá nhân: Cho mỗi trẻ quan sát một đối tượng Loại quan sát này đòi

hỏi phải có nhiều đối tượng quan sát Trẻ đước tiếp xúc, xem xét kỹ các đối tượng của mình, sau đó cô đặt câu hỏi cho trẻ nhận xét

* Dựa vào thời gian tiến hành quan sát

- Quan sát ngắn hạn: (Từ 3 đến 10 phút): Loại quan sát này áp dụng đối với

quan sát vật thật, tranh sảnh, mô hình hoặc các hiện tượng tự nhiện và thường hướng tới mục đích khám phá các đặc điểm đặc trưng, rõ nét của sự vật, hiện tượng cụ thể

- Quan sát dài hạn (Một buổi, một vài ngày, một tuần, một tháng, một mùa )

Quan sát dài hạn áp dụng đối với quan sát sự phát triển trưởng thành của động vật, thực vật, sự thay đổi của thiên nhiên theo mùa, hoạt động, lao động của người lớn ( công việc làm ra hạt thóc của bác nông dân, quá trình xây dựng ngôi nhà của chú công nhân ) Quan sát dài hạn thường áp dụng đối với trẻ mẫu giáo lớn

3.1.4 Yêu cầu đối với việc chuẩn bị và tiến hành quan sát

3.1.4.1 Chuẩn bị

* Xây dựng kế hoạch quan sát

Việc tiến hành cho trẻ quan sát có hiệu quả hay không phụ thuộc phần nhiều vào việc lập kế hoạch quan sát Trong kế hoạch cần thể hiện rõ mục đích, nội dung, đối tượng quan sát, cách sắp xếp vị trí của trẻ và của đối tượng quan sát, các bước tổ chức quan sát Trong kế hoạch quan sát cần có các thành tố:

+ Mục đích cho trẻ quan sát phụ thuộc vào đối tượng quan sát, đối tượng cho trẻ quan sát là tự nhiên hay xã hội là vật thật hay tranh ảnh, là sự vật hay hiện tượng căn cứ vào đó để xác định mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu quan sát + Mục đích quan sát phụ thuộc vào khả năng nhận thức của từng độ tuổi

Trang 36

Mẫu giáo bé: Mục đích quan sát chủ yếu để tích luỹ vốn sống, vốn kinh nghiệm, Phát triển giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Mẫu giáo nhỡ: Mục đích quan sát là để phát hiện ra những dấu hiệu giống

và khác nhau qua đó tạo cơ sở cho việc rèn luyện các thao tác tư duy

Mẫu giáo lớn: Mục đích quan sát nhằm tìm ra những dấu hiệu tiêu biểu cơ bản đặc trưng của các đối tượng tri giác giúp trẻ phân nhóm phân loại các đối tượng tạo mối quan hệ giữa các đối tượng

- Đối tượng quan sát

Khi lựa chọn đối tượng quan sát giáo viên phải trả lời hai câu hỏi: cho trẻ

quan sát cái gì? Ví dụ quan sát hoa hồng thì nên chọn loại hoa hồng nào Cái đó như thế nào? tức là loại hoa hồng đó to hay nhỏ, mới nở hay đã nở từ lâu Đối

tượng quan sát dù là động vật, thực vật hay là một hiện tượng nào đó thì đều cần phải đảm bảo yêu cầu sư phạm và thẩm mỹ Ngoài ra cũng cần chuẩn bị các phương tiện cần thiết để phục vụ cho quan sát, ví dụ: Quan sát con cá cần có bể kính, thức ăn, vợt

Khi lựa chọn đối tượng quan sát cần dựa vào mục đích, nội dung của bài học có thể lựa chọn một loại đồ dùng hoặc có thể kết hợp các loại đồ dùng với nhau để tổ chức cho trẻ quan sát

- Không gian quan sát

Vị trí của trẻ và vị trí của đối tượng quan sát phải tạo ra một khoảng không gian tối ưu cho việc tiếp xúc của từng trẻ với đối tượng quan sát, bởi lẽ việc tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh chỉ có thể xảy ra thông qua những tiếp xúc trực tiếp Trẻ cần phải nhìn thấy đối tượng và tất cả những gì diễn ra với đối tượng, nghe thấy âm thanh phát ra từ đối tượng, có thể ngửi thấy mùi, sờ, cầm, nắm để cảm nhận hình dạng, độ cứng hay mềm, nhẵn hay sần sùi của từng đối tượng Tuỳ từng đối tượng quan sát và lứa tuổi của trẻ mà giáo viên

có thể cho trẻ đứng hay ngồi, ngồi xung quanh hay ngồi hình chữ U

- Tổ chức

Có thể tổ chức cho cả lớp quan sát một đối tượng có cùng một mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung hoặc có thể phân theo từng nhóm, mỗi nhóm có một mục đích và nhiệm vụ riêng

Cần hình dung cách tổ chức quan sát, cho trẻ đứng hay ngồi như thế nào để mọi trẻ đều được nhìn thấy rõ, được tiếp cận đối tượng, thoải mái, không gò bó

Trang 37

3.1.4.2 Tiến hành quan sát

Quan sát gồm có 3 phần: Mở đầu, hướng dẫn và kết thúc

- Ổn định tổ chức, kích thích hứng thú quan sát.: Là giáo viên kích thích hứng

thú và tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát cô có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau như: trò chơi, câu đố, thơ, truyện, bài hát, bản nhạc hoặc có thể sử dụng ngay đặc điểm nổi bật, hấp dẫn của đối tượng như : màu sắc, hương

Ví dụ: Các con đã biết về con cá rồi nào? thế con cá có bao nhiêu cái vây?

có nào nhỏ nhất? Các con có muốn biết không? Vậy cô và các con hãy cùng xem

kỹ con cá nhé

- Hướng dẫn quan sát: Đây là phần chính của quan sát Nhiệm vụ của giáo viên

là sử dụng các biện pháp đảm bảo cho trẻ tiếp thu một cách tự lập các thông tin nhận cảm, phát triển tính tích cực nhận thức, phát triển tư duy và tính ham hiểu biết

+ Trước tiên, giáo viên giao nhiệm vụ quan sát cho trẻ

+ Cho trẻ tự quan sát, trao đổi, chia sẻ, bộc lộ cảm xúc, thông tin với nhau + Giáo viên hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát và đặt câu hỏi về các đặc điểm mà trẻ cần phát hiện

Ví dụ: Các con hãy nhìn thật kỹ xem con cá vàng nó thư thế nào? Nó có những gì? Nó dùng đuôi vây để làm gì?

+ Trong khi quan sát giáo viên cần đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ

suy nghĩ, tìm cách giải quyết và duy trì hứng thú, chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát

Ví dụ: Không biết con cá vàng này thích ăn gì nhỉ? Làm thế nào để biết bây giờ? để giải quyết tình huống này giáo viên cần chuẩn bị chu đáo từ trước

Trang 38

các loại thức ăn Trong khi trẻ đưa ra các phương án giải quyết, giáo viên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm

Ví dụ: Trẻ tự tay mình thả thức ăn cho cá ăn và quan sát xem cá ăn cái gì

Việc cho trẻ được trải nghiệm sẽ làm cho quá trình quan sát trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và điều quan trọng nhất là giúp trẻ nhận thức các đặc điểm của đối tượng quan sát một cách dễ dàng, sâu sắc và chính xác

+ ở mẫu giáo nhỡ và lớn, tuỳ từng đối tượng quan sát mà giáo viên có thể cho trẻ kết hợp cho trẻ so sánh

+ Để giảm bớt căng thẳng, tăng cường khả năng quan sát cho trẻ giáo viên

cho trẻ thực hiện một số hành động và vận động đơn giản nhằm mô phỏng đối

tượng quan sát

Ví dụ: trẻ dùng tay hoặc miệng mô phỏng động tác đớp mồi của con cá; dùng toàn thân hoặc tay mô phỏng động tác bơi, ngoi lên, lặn xuống Điều này

sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức về đối tượng quan sát

+ Với đối tượng quan sát là động vật, thực vật nên cho trẻ được giao lưu cảm xúc, trò chuyện, chia sẻ, tỏ thái độ quan tâm với nhau

+ Mỗi lần quan sát không nên kéo dài quá sẽ làm trẻ mệt mỏi, căng thẳng Thời gian cho một lần quan sát chỉ nên giới hạn từ 3 đến 10 phút

- Kết thúc quan sát:

+ Để kết thúc quan sát một cách có hiệu quả và để khắc sâu những ấn tượng mà trẻ vừa tri giác được giáo viên cần phải tìm cách kết thúc bằng các hoạt động như vẽ nặn, xé dán hoặc xem băng hình tạo cho trẻ tâm thế thoải mái cho những lần quan sát tiếp theo

+ Trên cơ sở đã thu nhận được những hiểu biết về đối tượng quan sát, cô gợi hỏi để trẻ mô tả lại những suy nghĩ hiểu biết của trẻ về đối tượng đã quan sát

+ Tuỳ vào đối tượng cho trẻ quan sát, có thể cho trẻ chơi tự do hoặc tiếp xúc với đối tượng để trẻ thể hiện những cảm xúc của mình về đối tượng quan sát + Sau đó cô có thể cho trẻ vẽ nặn, cắt dán, hoặc giải câu đố, đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh về các đối tượng đã quan sát

3.2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH, MÔ HÌNH, BĂNG HÌNH, MÁY VI TÍNH (PHƯƠNG TRIỆN TRỰC QUAN)

- Những biện pháp này nhằm làm cho quá trình khám phá khoa học về MTXQ trở nên nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn hơn

Trang 39

- Có thể sử dụng các đồ dùng trực quan này trong việc cung cấp các biểu tượng mới hoặc để củng cố các biểu tượng cũ Tuy nhiên khi sử dụng chúng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Về mặt hình thức phải đẹp, hấp dẫn, kích thước phù hợp

+ Nội dung phải phản ánh được đối tượng cho trẻ làm quen Khi sử dụng các biện pháp này phụ thuộc vào nội dung bài dạy và phụ thuộc và kinh nghiệm của bản thân người dạy

* Mục đích sử dụng tranh ảnh, mô hình cho các lứa tuổi như sau

- Mẫu giáo bé: Sử dụng tranh ảnh để củng cố, làm chính xác hoá và cụ thể hoá biểu tượng về các sự vật hiện tượng mà trẻ đã được quan sát

Mẫu giáo nhỡ: Sử dụng tranh ảnh, mô hình nhằm mở rộng tri thức cho trẻ Việc cho trẻ xem tranh ảnh, mô hình được sử dụng nhằm hệ thống hoá và khái quát hoá tri thức, những tranh ảnh này có thể dùng trò chuyện, đàm thoại

- Mẫu giáo lớn: Sử dụng tranh ảnh, mô hình để hình thành khái niệm cho trẻ Trên tiết học có thể dùng từng tập tranh, lúc đầu cho trẻ cho trẻ xem tranh,

mô hình và phân tích, sau đó cho trẻ so sánh và khái quát hoá lại

Tranh ảnh, mô hình có thể sử dụng trong các thời điểm thích hợp: trước khi cho trẻ quan sát, đàm thoại để kích thích sự tập trung chú ý của trẻ, trong quá trình quan sát đàm thoại về một đối tượng cụ thể nào đó và sau khi quan sát, đàm thoại nhằm củng cố, khái quát và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh

* Máy vi tính

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và ưu thế của nó trong dạy học mầm non cần phải khai thác thế mạnh này và ứng dụng vào trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh Do đó, giáo viên mầm non phải biết sử dụng phần mềm dạy học đã được thiết kế dưới dạng trò chơi, các bài tập nhận thức hoặc có thể thiết kế các hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhờ vào việc ứng dụng các phần mềm dạy học

3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI

3.3.1 Khái niệm

Phương pháp đàm thoại là cách thức đối thoại giữa cô và trẻ dựa trên hệ

thống câu hỏi nhằm dẫn dắt trẻ đi đến hệ thống khái quát, hướng dẫn trẻ vận

Trang 40

dụng những hiểu biết vào việc giải quyết những nhiệm vụ, những yêu cầu cần đạt trong hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Phương pháp đàm thoại là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh

3.3.3.1 Đàm thoại được sử dụng phối hợp với các phương pháp khác

- Đàm thoại phối hợp với quan sát: Đàm thoại thường được sử dụng trong quá trình quan sát như là một phương pháp phối hợp vừa gây hứng thú vừa kích thích sự tập trung chú ý, tri giác của trẻ và định hướng cho trẻ quan sát

- Trong quá trình trẻ quan sát, giáo viên cần sử dụng các câu hỏi nêu vấn

đề, câu hỏi định hướng tri giác, kích thích hoạt động của các giác quan đồng thời phát triển khả năng phân biệt, so sánh và suy luận

- Đàm thoại kết hợp với sử dụng đồ dùng trức quan: Trong quá trình cho trẻ xem

tranh ảnh, băng hình cần sử dụng đàm thoại để giao nhiệm vụ, hướng sự tri giác của trẻ vào các dấu hiệu đặc trưng Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà đàm thoại có thể tiến hành theo tiến trình sử dụng đồ dùng trực quan hoặc sau khi trẻ đã xem xong, giáo viên cho trẻ thảo luận, nói lên nhận định, cảm xúc và suy nghĩ của mình

- Đàm thoại kết hợp với kể chuyện, đọc thơ: Trước khi đọc thơ, kể chuyện cho

trẻ nghe có thể đàm thoại ngắn với trẻ nhằm gây sự tò mò, nhu cầu khám phá ở trẻ Sau khi trẻ nghe xong thơ truyện cần đàm thoại sơ bộ với trẻ về các dấu hiệu, đặc điểm của các nhân vật và các mối quan hệ

- Đàm thoại kết hợp với thí nghiệm: Trong khi tiến hành thí ngfhiệm, đàn thoại

được sử dụng ở thời điểm đầu tiên nhằm gây hứng thú và nhu cầu nhận thức của trẻ Giáo viên cần đưa ra câu hỏi kích thích trẻ phán đoán Khi trẻ quan sát kết quả thí nghiệm cần tiến hành đàm thoại để đối chiếu, phân tích kết quả và rút ra kết luận

Ngày đăng: 10/08/2017, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w