1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các yếu tố hình học

23 793 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 203 KB

Nội dung

Đối với học sinh lớp 3 khi học các yếu tố hình học học sinh phải nhậnbiết các góc từ trực quan hình ảnh, vẽ được góc bằng thước thẳng và ê ke, nhậnbiết góc vuông, góc không vuông; nhận b

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhâncách của người học sinh Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học banđầu về tự nhiên xã hội, hoạt động nhận thức, về hoạt động thực tiễn

Môn Toán nói riêng có vai trò quan trọng đặc biệt tạo cho học sinh cómột tiền đề vững chắc để học lên các lớp trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu củacon người trong thời đại mới Song để giúp học sinh học Toán đạt kết quả khảquan hơn là một vấn đề không đơn giản Vì vậy, môn Toán cần được chú trọng ởbậc học Tiểu học, để phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạnmới Mặt khác, môn Toán còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phươngpháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triểntrí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giáo dụclòng tự tin, tinh thần ham hiểu biết, tính cẩn thận, tinh thần vượt khó và hợp tác,hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần

cù, cẩn thận, ý chí vượt khó Nhận thức rõ vấn đề này tôi mạnh dạn tìm hiểu:

"Những biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các yếu tố hình học"

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Tìm hiểu một số vấn đề về nội dung, phương pháp dạy các yếu tố hìnhhọc lớp 3 để tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp

Giúp học sinh hiểu bài các yếu tố hình học lớp 3

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Học sinh Lớp 3C Trường Tiểu học Tân Sơn - TPTH

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lí luận thực tiễn

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ và phỏng vấn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra đối chứng

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận

Trong chương trình toán ở lớp 3, cùng với mạch kiến thức số học, giảitoán có lời văn thì dạy các yếu tố hình học là cơ hội tốt nhất để phát triển nănglực trí tuệ Hình học không những thể hiện trong môn Toán mà còn được ứng

dụng rộng rãi trong các môn học khác.

Các nội dung cơ bản dạy hình học trong Toán 3 gồm 3 nội dung:

- Hình thành các biểu tượng hình học mới

+ Giới thiệu góc vuông và góc không vuông

+ Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn

- Tính chu vi, diện tích một số hình học

+ Giới thiệu diện tích của một hình

+ Hình thành công thức, kĩ năng tính chu vi và diện tích hình chữ nhật,hình vuông

- Thực hành vẽ hình

+ Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và ê ke

+ Vẽ đường tròn bằng com pa

Đối với học sinh lớp 3 khi học các yếu tố hình học học sinh phải nhậnbiết các góc từ trực quan hình ảnh, vẽ được góc bằng thước thẳng và ê ke, nhậnbiết góc vuông, góc không vuông; nhận biết các yếu tố của hình (góc, cạnh vàđỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông

Dựa vào đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông hình thànhcách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông và bước đầu ứng dụng vàothực tế

Phân biệt điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

Biết sử dụng com pa vẽ hình tròn và nắm được tâm, bán kính, đườngkính, thực hành vẽ trí hình tròn

Từ những kiến thức trên học sinh ứng dụng vào việc nhận dạng hình,ghép hình, vẽ hình và giải toán có lời văn liên quan đến các yếu tố hình học

Trang 3

*Tính chu vi, diện tích của hình hình học:

- Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc)

- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc)

* Thực hành vẽ hình:

- Biết dùng ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông

- Biết dùng thước thẳng để xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trướctrong

trường hợp đơn giản: đường thẳng vẽ trên giấy kẻ ô li, số đo độ dài đoạn thẳng

là các số chẵn (2cm, 4cm, 6cm,)

- Biết dùng com pa để vẽ hình tròn

- Biết vẽ đường kính, bán kính của một hình tròn cho trước (có tâm xác định)

II Thực trạng việc học các yếu tố hình học của học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Tân Sơn.

Thực trạng của việc dạy nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3, qua quátrình giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp bạn bè đồng nghiệp cùng với việc tìm hiểunghiên cứu sách giáo khoa, sách bài soạn tôi thấy một số giờ giáo viên và họcsinh còn lúng túng và bất cập ở một số điểm sau:

+Về học sinh:

- Có làm các bài tập về hình học nhưng nhận thức và hiểu biết chưa sâu

- Tính thực tế của học sinh còn hạn chế Ví dụ việc phát hiện những đồ vật

có dạng hình học

Trang 4

- Phần thực hành của học sinh chưa đạt hiệu quả cao như vẽ hình chưachính xác, chưa đúng và đẹp Ví dụ vẽ hình tròn thường là học sinh vẽ chưa sắcnét, chưa chuẩn theo bán kính quy định

+Về giáo viên:

- Đã dạy kiến thức về hình học nhưng chưa hiểu sâu về bản chất Nhiềugiáo viên còn coi nhẹ kiến thức, chưa nghiên cứu thật kỹ bài dạy, chưa xác địnhthật rõ mục tiêu bài dạy ở mức độ cần truyền đạt tới đâu, giới hạn kiến thức ởmức độ nào? Đâu là kiến thức trọng tâm của bài dạy, Đôi lúc còn yêu cầu caođối với học sinh

Qua tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh cuối kỳ 1 năm học 2015-2016

Ví dụ như dạy bài "Góc vuông, góc không vuông” ở lớp 3C kết quả như sau

Số HS được khảo sát Hoàn thành Chưa hoàn thành

- Khi học sinh tìm những đồ vật xung quanh có dạng góc thường là họcsinh không tìm được

- Mặt khác chưa gợi trí tò mò cho học sinh để học sinh tự khám phá kiếnthức Quá trình rèn luyện thực hành cho học sinh đôi lúc chỉ ở một vài dạngquen thuộc, chưa đa dạng phong phú, chưa chú ý tới rèn luyện trí tưởng tượng,phát triển vốn từ vựng về hình học cho học sinh

- Phương pháp dạy học tích cực cho học sinh chỉ mới dừng ở mức độ hìnhthức Chưa phát huy tính sáng tạo của học sinh Chẳng hạn với một số bài cắtghép hình thì giáo viên chỉ dừng lại ở một số cách đơn giản, chưa khai thác triệt

để các cách, các phương án có thể để giải quyết bài toán

Trang 5

III Các giải pháp:

1 Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn

Khi dạy các yếu tố hình học trong Toán 3 bản thân phải nắm vững các đặcđiểm về nội dung:

- Nội dung hình học trong Toán 3 tiếp tục củng cố và mở rộng các yếu tốhình học trong Toán 1 và Toán 2 Từ những kĩ năng ban đầu về hình học hìnhdạng (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng, độ dài đoạnthẳng, điểm ở trong điểm ở ngoài một hình ở lớp 1 đến hình chữ nhật, hình tứgiác, đường thẳng, đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác ởlớp 2) Lớp 3 bước đầu làm quen với hình học định lượng (tính chu vi và diệntích của hình chữ nhật, hình vuông) Ở lớp 1, lớp 2 kiến thức hình học ở dạngkhái quát (chẳng hạn hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác,…) ở lớp

3 đi sâu vào khai thác những yếu tố chi tiết, cụ thể về góc và cạnh làm nổi bậttính đặc trưng của mỗi loại hình đó (góc vuông, góc không vuông, chiều dài,chiều rộng của hình chữ nhật; Tâm, đường kính, bán kính của hình tròn,…)

- Nội dung các yếu tố hình học trong chương trình Toán 3 được sắp xếphợp lí, phù hợp với sự phát triển của trong giai đoạn học tập của học sinh cũngnhư các mạch kiến thức (số học, đại lượng và đo đại lượng, giải toán có lời văn)của Toán 3

Việc tri giác tổng thể, khái quát mang tính trực quan được trình bày nhiều

ở lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 được làm “nhẹ dần” đồng thời tăng dần việc tri giác cụthể, chi tiết các yếu tố đặc trưng, đã góp phần hình thành tư duy lôgic, phát huytrí tưởng tượng sáng tạo của học sinh (như các yếu tố về góc, cạnh, đỉnh của mộthình, trung điểm của đoạn thẳng; về tâm, đường kính, bán kính của hình tròn; vềtrang trí hình tròn.)

Các bài toán định lượng trong nội dung yếu tố hình học (độ dài cạnh , chu

vi, diện tích) được lựa chọn ứng với các mạch kiến thức số học, đại lượng, giảitoán có lời văn

Trang 6

Khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 3 giáo viên cần chú ý tới từng bài, từngtiết dạy sao cho thu hút được học sinh, gây được hứng thú cho các em trong tiếthọc giúp các em nắm bài tự nhiên thoải mái và chắc chắn.

Qua vấn đề trên tôi rút ra một số phương pháp và cách thức tổ chức dạyhọc ở một số nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3 như sau:

- Trong mỗi bài học giáo viên kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạyhọc như: trực quan, quan sát, thảo luận nhóm nhỏ, thuyết trình, thực hành luyệntập

- Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh Cần khai thác tính đặc trưng của việc hìnhthành khám phá kiến thức về nội dung yếu tố hình học đối với học sinh lớp 3 làthông qua con đường “thực nghiệm” bằng quan sát và đo đạc, so sánh, phân tíchđơn giản rồi quy nạp, khái quát hoá, Trên cơ sở đó giáo viên cần lựa chọn cáchdạy học phù hợp tạo ra những hoạt động học tập của học sinh đảm bảo tính tíchcực cho từng đối tượng học sinh trong lớp

2 Dạy học sinh các loại bài về khái niệm, biểu tượng và nhận dạng các hình.

Khi dạy các các yếu tố hình học tôi đã quan tâm tới các vấn đề sau: Cácbiểu tượng về hình, các kĩ năng nhận dạng vẽ hình, rèn óc quan sát và trí tưởngtượng phát triển vốn từ vựng về hình học

+ Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết để nắm vững vàsâu sắc hơn về khái niệm

Ví dụ: Hình vuông, hình chữ nhật: nhận dạng qua các yếu tố cạnh, góc,

đo đạc, kiểm tra, hay khi dạy khái niệm diện tích và đo diện tích: đo rồi rút raquy tắc tính, có thể liên hệ tới việc đếm số ô vuông trong các hình đã được họctrước đó,

+ Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế cóhình dạng hình học phù hợp để học sinh có biểu tượng hình học và nhận biếtđược hình đó (khung ảnh, con tem, tờ giấy, có dạng hình chữ nhật; viên gạch

Trang 7

hoa, mặt quân súc sắc, khăn mùi soa có dạng hình vuông Mặt đồng hồ treotường, miệng rổ, miệng nón có dạng hình tròn, ; hình ảnh 2 kim đồng hồ, 2 cánhquạt trần tạo thành một góc; ê ke hoặc thước thợ mộc giúp học sinh làm quenvới góc vuông)

+ Học sinh liên hệ được khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiếnthức mới (cách tính chu vi hình tứ giác ở lớp 2 đến cách tính chu vi hình chữnhật, hình vuông theo quy tắc ở lớp 3; khai thác khái niệm trung điểm của đoạnthẳng ở bài trước với tâm hình tròn – trung điểm của đường kính ở bài sau, sửdụng yếu tố góc vuông và đo độ dài đoạn thẳng để nhận biết hình chữ nhật, hìnhvuông,)

+ Với bài luyện tập hoặc nội dung thực hành cần cho học sinh được tựđộng (tự do vẽ, xếp, ghép hình, tính toán tìm ra kết quả), tránh áp đặt hoặc làmthay học sinh Một số bài tập luyện tập thực hành có tính chất làm mẫu, giáoviên cần sáng tạo thêm các bài tập khác phù hợp với từng đối tượng học sinh cụthể và tạo được hứng thú cho học sinh

Ví dụ: Bài “Góc vuông, góc không vuông” tôi tiến hành như sau:

Để có “biểu tượng, khái niệm” về góc giáo viên cho học sinh quan sát 2 kim đồng hồ lúc 3 giờ, 2 giờ, 5giờ, giáo viên giới thiệu:

2 kim đồng hồ ở mỗi hình trên tạo thành 1 góc

Như vậy từ hình ảnh 2 kim đồng hồ, học sinh có hình ảnh về góc

- Giáo viên giới thiệu và cho học sinh nhận dạng góc vuông và góc khôngvuông:

A M C

O B P N D E

Góc vuông đỉnh O Góc không vuông đỉnh Góc không vuông đỉnh E cạnh OA, OB cạnh PM, PN cạnh EC, ED

Trang 8

- Giáo viên giới thiệu: Góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB Từ đó học sinhnhận dạng được 2 góc còn lại là các góc không vuông, học sinh tự đọc tên góc.

- Giáo viên chốt, nhấn mạnh kiến thức

- Học sinh lấy ví dụ một số đồ vật có dạng góc: (chóp nón, 2 cánh quạttrần, góc nhà,…)

* Học sinh lấy ê ke – quan sát Ê ke có hình gì?

Giáo viên giới thiệu ê ke

- Học sinh nhận biết góc vuông và góc không vuông trên ê ke

- GV giới thiệu: Ê ke dùng để kiểm tra và vẽ góc vuông

- GV hướng dẫn cách sử dụng ê ke để đo và vẽ góc vuông

- HS thực hành dùng ê ke để đo, vẽ góc vuông trên ví dụ của GV

Ở bài này giáo viên cần chú ý: Nội dung chưa đi sâu vào khái niệm góc(miền trong của góc, số đo của góc, kí hiệu của góc dạng AOB)

- Học sinh dùng ê ke nhận biết các góc vuông trong hình và đánh dấu gócvuông:

- Học sinh lấy hình chữ nhật (trong bộ đồ dùng)

- Dùng ê ke kiểm tra các góc học sinh nhận biết được hình chữ nhật có 4góc vuông

- Đo 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn của hình chữ nhật?

- Nêu nhận xét: Độ dài 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau

Trang 9

- Giáo viên đưa hình mẫu – Học sinh kiểm tra trên hình mẫu của giáo viên

* Với bài: “Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng”

Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa thông qua trực quan (Hình vẽ 3 điểm như A, O,

B theo thứ tự đó trên một đường thẳng) – Từ đó nêu “O là điểm ở giữa A và B”

Giới thiệu “Trung điểm của đoạn thẳng” đã có tính “định nghĩa khái niệm” rõ hơn:

M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:

+ M là điểm ở giữa A và B+ Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB

Khi học sinh đã có khái niệm, biểu tượng hình học giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng, phân biệt hình

B

MA

B

OA

B A

O là điểm ở giữa 2 điểm A và B M là trung điểm của đoạn thẳng AB

Trang 10

Ở các lớp 1, 2 học sinh nhận dạng các hình qua trực giác tổng thể còn vớilớp 3 mức độ đã được nâng lên theo đặc điểm về yếu tố cạnh, góc của hình như:

“Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằngnhau”; “Hình tròn có tâm, đường kính, bán kính, độ dài bán kính bằng nửa độdài đường kính.”…

Như vậy với lớp 3 học sinh nhận biết hình qua cách “ kiểm tra” hình dạngbằng ê ke, com pa, thước đo độ dài như: Nhận biết góc vuông, góc không vuông(bằng ê ke); nhận biết trung điểm của đoạn thẳng (đo bằng thước có chia vạchxăng – ti - mét); Nhận biết hình tròn (bằng com pa) Khi dạy kĩ năng nhận dạnghình tôi tiến hành theo các hình thức bài tập sau:

+ Nhận dạng hình theo yêu cầu:

Với dạng bài tập này giáo viên tiến hành như sau:

- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân thao tác trên hình : dùng ê ke, thướchay com pa đo, kiểm tra để nhận biết đúng yêu cầu Giáo viên bao quát giúp đỡhọc sinh

- Học sinh nêu kết quả

- Học sinh giải thích cách lựa chọn: Có thể giải thích theo cách lựa chọnhình đúng hoặc giải thích theo hình sai

Ví dụ: Bài 2/42 Trong các hình dưới đây:

a Nêu tên đỉnh và các cạnh góc vuông;

b Nêu tên đỉnh và các cạnh góc không vuông;

IP

I

B

GE

Trang 11

Như vậy ở bài này học sinh dùng ê ke đo từng góc sau đó học sinh đọc tênđỉnh và các cạnh góc vuông, góc không vuông (Góc vuông đỉnh A cạnh AD,AC; góc vuông đỉnh D cạnh DM, DN…).

Bài 1/84: Trong các hình dưới đây hình nào là hình chữ nhật?

- Học sinh nêu tên các hình chữ nhật là MNPQ, RSTU

- Tại sao 2 hình này là hình chữ nhật? (2 hình có 4 góc vuông và 2 cạnhdàI bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau)

Bài 1/85: Trong các hình dưới đây hình nào là hình vuông?

Bài 1/111: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình

+ Dạng bài tập trắc nghiệm: Cho sẵn một số tình huống trong đó có 1 tìnhhuống đúng, các tình huống còn lại đều sai, học sinh cần xác định tình huốngđúng/sai Với dạng bài tập này học sinh quan sát đo đạc, đối chiếu với kiến thức

Q

N

MD

C

BA

P

P

O

I

Trang 12

đã học hay cắt ghép hình để nhận ra trường hợp đúng/sai sau đó khoanh vào chữ

đặt trước câu trả lời hoặc đánh dấu x vào ô trống

- Ví dụ : 1 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Số góc vuông trong hình bên là:

A 1

B 2

C 3

D 4

- Bài này học sinh phải dùng ê ke đo các góc rồi khoanh vào chữ cái D

2 Đúng ghi Đ, sai ghi S:

3 Câu nào đúng, câu nào sai?

- Bài này học sinh phải dùng hình thức cắt ghép hình để tìm đáp án đúng

3 Dạy học sinh dạng bài tập gấp, cắt, ghép hình.

a Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được 1 góc vuông như hình A hoặc hình B?

D

C

B

O

Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD

Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM

Độ dài đoạn thẳng OC bằng 1/2 độ dài đoạn thẳng CD

a Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD

b Diện tích hình tam giác ABC nhỏ hơn diện tíchhình tứ giác ABCD

A

Ngày đăng: 10/08/2017, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w