1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân gian

23 347 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 271,5 KB

Nội dung

Là một giáo viên tiểu học tôi luôn có ý thức và trăn trở về vai trò tráchnhiệm của mình đối với việc giáo dục, dạy dỗ các em học sinh, giúp các em luôn có cơ hội để thể hiện và phát huy

Trang 1

MỤC LỤC :

I.ĐẶT VẤN ĐỀ :

1 lí do chon đề tài ……… Trang 1

2 Mục đích nghiên cứu……… Trang 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu……… Trang 2

4 Đối tượng nghiên cứu……… Trang 2

5 Phương pháp nghiên cứu……… Trang 2

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

1 Cơ sở lí luận về việc dạy LTVC ở trường tiểu học ………Trang 3

2 Thực trạng của vấn đề……….Trang 4

3 Các giải pháp thực hiện ……… Trang 6

4 Tổ chức thực hiện………Trang 7

4.1 Trò chơi : “ Bắc cầu ô thước ”………Trang 7

4.2 Trò chơi : “ Túi ba gang ”……… Trang 10

4.3 Trò chơi : “ Chim Sẻ giúp cô Tấm ” ……… Trang 13

5 Kiểm nghiệm……… Trang 16

III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :

1 Kết luận ……… Trang 18

2 Đề xuất……… Trang 19

Trang 2

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Như chúng ta đã biết hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm rất nhiềubậc học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT,CĐ, ĐH, trên đại học,trong đó GDbậc tiểu học được coi là nền móng cơ bản nhất của ngành giáo dục

Là một giáo viên tiểu học tôi luôn có ý thức và trăn trở về vai trò tráchnhiệm của mình đối với việc giáo dục, dạy dỗ các em học sinh, giúp các em luôn có

cơ hội để thể hiện và phát huy hết khả năng của mình trong từng tiết, từng môn học, xây dựng hứng thú học tập và niềm tin vào bản thân cho các em.Để làm được điều

đó tôi thấy không chỉ tôi mà tất cả chúng ta đều cần phải chú trọng đến môn tiếngviệt, bởi lẽ: Với vai trò, nhiệm vụ là hình thành cho học sinh năng lực hoạt độngngôn ngữ thông qua các kỹ năng cơ bản là: nghe , nói , đọc, viết môn tiếng việtchính là nền tảng cho tất cả các môn học, học sinh không thể học tốt các môn họckhác nếu môn Tiếng Việt yếu

Trong số các phân môn của môn Tiếng Việt, Phân môn Luyện từ và câu gópphần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở trường Tiểu họctheo đặc trưng bộ môn của mình.Phân môn LTVC là cơ sở cho việc lĩnh hội trithức mới Thông qua phân môn LTVC , các em sử dụng tiếng Việt văn hoá, hiệnđại, để làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập Không những thế, phân mônLuyện từ và câu còn rèn cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ.Hình thành ở các em nhân cách mới, con người mới- con người Xã hội chủnghĩa

Phân môn LTVC là cầu nối cho các môn học bởi việc cung cấp những từ mới,các nội dung mới Việc các em học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ hiểu đượccác nội dung bài học của các môn học khác là rất tốt

Mặt khác, LTVC là phân môn khó dạy và học Bởi vì qua môn học các em sẽnắm được những khái niệm, những kiến thức trừu tượng, khó thuộc, khó nhớ

Do đó, các em ít có hứng thú học, dẫn đến chán nản Nên kết quả học chưa cao.Việc đưa trò chơi học tập vào trong dạy học Luyện từ và câu có vai trò quantrọng trong việc nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh

Với các em học sinh lớp 4, ở lứa tuổi này các em chưa có tính kiên trì, tínhkhí thất thường, ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ dưới nhữnghình thức khác nhau Nên trò chơi hấp dẫn các em bởi đặc trưng của nó Động

cơ chơi không nằm trong kết quả mà nằm trong quá trình chơi Trò chơi mangtính tự do nên khi chơi học sinh có cảm giác thoải mái, hoàn toàn chủ độngtrong suy nghĩ, trong hành động vui chơi Do đó có thể phát huy cao nhất khảnăng sáng tạo của mình, không phụ thuộc vào yếu tố xung quanh Qua trò chơinhững quy tắc về ngữ âm, ngữ pháp, biện pháp tu từ… trong tiếng Việt trở nên

cụ thể, trực quan hơn với học sinh

Trên thực tế, trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu dựa theo tíchtruyện dân gian làm tăng tính giả định của trò chơi học tập, càng làm nâng caohứng thú học tập cho học sinh Yếu tố giả định là yếu tố không có thật trong

Trang 3

thực tế Trò chơi càng có tính giả định càng lí thú, hấp dẫn học sinh hơn Bởicác em được sống trong thế giới tưởng tượng kì ảo Còn gì vui hơn khi mỗi họcsinh được giả định là một nhân vật tốt bụng, tài giỏi trong câu truyện dângian( cô Tấm, Người em út trong câu truyện Cây khế, Thạch Sanh……) và luôngặp kết thúc “ có hậu” như đó diễn ra trong cổ tích.

Trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu dựa theo tích truyện dângian còn làm tăng tính tích hợp cho bài học với các môn học khác như: Tập đọc,

Kể chuyện… Qua trò chơi học tập còn rèn cho các em các kĩ năng sống như:Thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp,… đây cũng là một trong những nội dungmới được đưa vào trường học trong năm học 2016 – 2017 này

Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân gian” để nghiên cứu.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Nghiên cứu để tìm ra và đề xuất phương án giúp cho học sinh lớp 4 học tốtphân môn luyện từ và câu để thông qua đó đọc tốt các môn học khác, góp phầngiảm thiểu học sinh Chưa hoàn thành cho công tác giáo dục

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

3.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn việc dạy học LTVC ởtiểu học có liên quan đến đề tài

3.2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng học kém, chán học của họcsinh

3.3 Nêu các giải pháp để khắc phục tình trạng trên

3.4 Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp đã đềxuất

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Học sinh lớp 4C trường tiểu học Hoàng Hoa Thám ( năm học 2016-2017 )Với các dạng bài và các trò chơi được áp dụng cụ thể

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :

+ Phương pháp quan sát thống kê

+ Phương pháp phân tích so sánh

+ Phương pháp kiểm tra, nghiên cứu tài liệu

Trang 4

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Cơ sở lý luận về việc dạy LTVC ở truờng tiểu học:

- Việc dạy LTVC trong nhà trường chính là nhằm hình thành năng lực tưduy, giao tiếp và học tập cho học sinh , là cầu nối cho các môn học từ việc cungcấp những từ mới, các nội dung mới Việc các em học tốt phân môn Luyện từ vàcâu sẽ hiểu được các nội dung bài học của các môn học khác là rất tốt

- Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu là một phân môn khó dạy và học Bởi

vì qua môn học các em sẽ nắm được những khái niệm, những kiến thức trừutượng, khó thuộc, khó nhớ Do đó, các em ít có hứng thú học, dẫn đến chán nản.Nên kết quả học chưa cao Vậy nên giáo viên phải là người làm chủ được nộidung dạy học, làm chủ được các phương pháp- thủ pháp dạy học , phải biết cách

tổ chức các hoạt động học tập để tạo ra hứng thú trong học tập cho học sinh, tạoniềm tin học tập cho các em, kích thích được nhu cầu nhận thức cho các em Màmuốn làm được điều đó hơn ai hết giáo viên phải là

người hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học nói chung và đặc điểm tâm

lý của học sinh lớp mình chủ nhiệm nói riêng

- Đối với học sinh tiểu học đặc điểm tâm lý của các em bao gồm: tri giác,trí nhớ, tư duy, khả năng chú ý

Cùng với việc phát huy khả năng tri giác, trí nhớ, tư duy, của học sinh thìviệc duy trì sự chú ý của học sinh trong quá trình dạy học là điểu rất cần thiết đểđạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.Nghiên cứu khả năng tập trung chú ý củahọc sinh tiểu học , các nhà tâm lý học kết luận ràng: sức tập trung chú ý phụthuộc vào khối lượng vật thể được chú ý của học sinh.Cùng một lúc các em chưachú ý được đến nhiều đối tượng” Theo G.piagiê : “ sức tập trung và độ bềnvững về chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ý, mức độ hoạt động với

sự vật ” .Để việc dạy học phù hợp với khả năng chú ý của học sinh tiểu học ,chúng ta cần xác định được mức độ kiến thức vừa sức với lứa tuổi học sinh vàtrong giờ học cần tạo điều kiện tối đa để các em tham gia vào hoạt động tri giáccác yếu tố trực quan Bởi vì ở bậc học này “ sự chú ý của học sinh đối với việcthực hiện những hành động bên ngoài thường bền vững hơn sự chú ý đối vớiviệc thực hiện các hành động trí tuệ ”.Điều này cho thấy khi dạy học nói chung

và dạy LTVC nói riêng giáo viên cần phải đa dạng hoá đối tượng tri giác và phảiphong phú hoá cách trình bày bài học về LTVC

Tạo được sự thu hút , lôi cuốn , chú ý đối với học sinh thì việc ghi nhớ nộidung bài học sẽ đạt hiệu quả rất cao

Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học nói chung có trí nhớ tốt,Các em

có khả năng nhớ được nhiều điều, ghi nhớ của các em vẫn chủ yếu là ghi nhớkhông chủ định , nghĩa là các em chỉ ghi nhớ những gì các em thích, những gìgây ấn tượng mạnh mẽ , gây được xúc cảm thì các em dễ nhớ và có thể nhớlâu.Lên lớp trên thì trí nhớ có chủ định mới phát triển và năng lực ghi nhớ tăngdần Học sinh tiểu học luôn ưa thích cái mới và rất sáng tạo trong hoạt độngnhưng chưa có chiến luợc tích luỹ.Trẻ em tiếp thu rất nhanh nhưng khá mau

Trang 5

quên, nếu không có hình thức nhắc lại thích hợp.Như vậy ,để giúp học sinh pháthuy có hiệu quả khả năng ghi nhớ của mình trong việc dạy LTVC , nội dung họctập phải được sắp xếp có hệ thống Nội dung LTVC cần có sự lặp lại ở mức độphù hợp, giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo của học sinh, giúp các em huy động kiến thức đã học vào việcchiếm lĩnh kiến thức mới Cụ thể trong dạy học chúng ta nên vận dụng phươngchâm: “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.”

Từ đặc điểm chung về tâm lý của học sinh tiểu học nói trên, giáo viên chủnhiệm có thể có những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh lớpmình chủ nhiệm nói riêng, kích thích được nhu cầu học tập và nhận thức, tạoniềm tin trong học tập cho học sinh Chưa hoàn thành để các em phấn đấu vươnlên là học sinh Hoàn thành, học sinh Hoàn thành vươn lên là học sinh Hoànthành tốt

* Về phía phụ huynh :

Đa phần phụ huynh ở đây vẫn còn rất vất vả trong việc mưu sinh củamình cũng như của gia đình, nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của con emvẫn còn nhiều hạn chế

* Về phía giáo viên :

Giáo viên khối 4 trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám có trình độ chuyên mônvững vàng, có kiến thức và kĩ năng, truyền thụ kiến thức cho học sinh tốt.Không những thế, giáo viên còn có ý thức học hỏi, tìm tòi, đưa những phươngpháp mới trong dạy học nói chung và dạy học Luyện từ và câu nói riêng vàogiảng dạy

Tuy nhiên trong dạy Luyện từ và câu giáo viên vẫn còn gặp những hạn chếsau:

+Thời gian nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp, hình thức mới còn hạnchế

+ Tài liệu, phương tiện nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng củaphân môn

+ Đôi khi việc giảng dạy của giáo viên còn theo lối mòn dẫn đến học sinhnhàm chán

+Phương pháp trong dạy học Luyện từ và câu chưa phong phú, chưa linh hoạt (

GV chỉ mới áp dụng các phương pháp truyền thống như: Phương pháp thuyếttrình, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan,….)

* Về phía học sinh:

Trang 6

Bên cạnh việc chưa được bố mẹ quan tâm sát sao đến việc học tập của con

em mình, thì một bộ phận không ít học sinh còn có tâm lí ngại học, lười học Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về hứng thú và kết quả học tập của họcsinh về phân môn LTVC ở lớp 4 như sau:

Kết quả điểu tra

Yêu thích Bình thường Không yêu

thích

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy hứng thú của học sinh về phân môn Luyện từ

và câu chưa cao Một số em còn thờ ơ với môn học Biểu hiện ở chỗ: các emkhông ôn laị kiến thức của bài học, khi giáo viên kiểm tra không nhớ kiến thức

cũ, các tiết học kiến thức mới thờ ơ không chú ý,giáo viên hỏi bài thì ngơ ngác ,nắm bắt kiến thức chưa sâu,

2.2:Về kết quả học tập:

Sau khi học xong bài tuần 5.Tôi đã tiến hành kiểm tra hai lớp:

Kết quả như sau:

Số HSđiềutra

Kết quả điểu traĐiểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 điểmdưới5

So sánh hai bảng tổng hợp hứng thú học tập và kết quả học tập của học sinh

ta thấy : Hứng thú học của các em ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài, từ đóảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh

Những em yêu thích phân môn Luyện từ và câu thường có kết quả cao hơntrong học tập Ngược lại những em không yêu thích môn Luyện từ và câuthường có kết quả không cao( điểm dưới 5 )

Từ thực trạng nêu trên tôi đã đưa ra các giải pháp để làm tăng hứng thú họctập của các em đối với phân môn Luyện từ và câu, từ đó để năng cao dần kếtquả học tập của các em

Trang 7

Các giải pháp tôi đưa ra các em nắm kiến thức Luyện từ và câu và được luyệntập qua những nhân vật trong những câu truyện cổ tích, qua những Túi ba gang,( trong câu truyện cây khế), gặp Ngưu Lang- Chức Nữ, hay những hạt thóc, hạt

đỗ ( trong câu truyện Tấm Cám)

3.2 Phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:

-Mỗi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có những ưu điểm và hạn chếnhất định, giáo viên phải lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp vớinội dung bài học, mang lại hiệu quả cao nhất với học sinh

-Không lạm dụng một phương pháp, hình thức dạy học, dẫn đến học sinhnhàm chán, làm giảm hứng thú học của học sinh

3.3 Nắm vững quy trình tổ chức các trò chơi dựa theo tích truyện dân gian trong dạy học Luyện từ và câu:

- Giáo viên phải nắm vững quy trình các trò chơi tổ chức cho học sinh là:

+ Trò chơi “ Bắc cầu ô Thước”

+ Trò chơi: “Túi ba gang”

+Trò chơi: “Chim sẻ giúp cô Tấm”

3.4 Sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho các trò chơi học tập Luyện từ và câu dựa theo tích truyện dân gian:

- Đồ dùng giáo viên đưa ra phải khoa học, thẩm mĩ, phục vụ tốt nhất yêu cầucủa trò chơi

- Giáo viên phải khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng thiết bị đã đưa ra

3 5 Giáo viên làm tốt khâu đánh giá, rút ra kết luận sau các trò chơi học tập:

- Nhận xét đội thắng-thua một cách chính xác, công bằng Có thưởng phạt một

cách nhẹ nhàng, hợp lí

- Rút ra được kết luận về hai nội dung:

+ Kết luận về nội dung bài tập

+ Kết luận về ý nghĩa trò chơi

* Lưu ý: Một số điều kiện để tổ chức thành công trò chơi học tập dựa trên tích truyện dân gian trong phân môn Luyện từ và câu:

- Giáo viên nắm vững kiến thức nội dung bài dạy.

- Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo

- Nắm vững nội dung câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện để giáo dục học sinh -Nắm vững quy trình tổ chức trò chơi

- Có đồ dùng phục vụ cho tiết dạy đồ dùng phải khoa học, thẩm mĩ

Trang 8

- Phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Không qúa lạm dụng một phương pháp

4 Tổ chức thực hiện:

* Quy trình tổ chức trò chơi học tập dựa trên tích truyện dân gian trong dạy học Luyện từ và câu:

Bước 1:Giới thiệu trò chơi

+ Nêu tên trò chơi

+ Hướng dẫn cách chơi ( hướng dẫn kĩ nếu chơi trò chơi ấy lần đầu)

Bước 2: Chơi thử

Bước 3: Chơi thật: Có khen – chê hợp lí

Bước 4: Nhận xét, đánh giá trò chơi Kết luận chung

* Các trò chơi học tập dựa theo tích truyện dân gian trong dạy học Luyện

từ và câu:

4.1 Trò chơi “ Bắc cầu ô Thước”

Từ tích truyện dân gian Ngưu Lang – Chức Nữ chúng ta có thể xây dựng tròchơi “ Bắc cầu ô Thước” dành cho các bài nhận diện từ, phân loại các kiểu câu :

Ai làm gì ?, Ai thế nào?, Ai là gì? hoặc bài tập về điền từ, nối hoặc giải nghĩa từtrong các bài Mở rộng vốn từ…

Trò chơi được tiến hành như sau:

* Mục đích chơi:

- Cung cấp và củng cố cho học sinh kiến thức, kĩ năng về nhận diện từ, nhậndiện câu, làm phong phú vốn từ cho học sinh và giúp học sinh hiểu nghĩa từthuộc chủ điểm môn học

.* Chuẩn bị:

- Nội dung câu chuyện(nếu chơi một số lần đầu)

Tuỳ thuộc vào dạng bài tập áp dụng trò chơi mà sự chuẩn bị có khác nhau:

+ Với các bài tập dạng điền từ: Chuẩn bị các thẻ chữ ghi các từ cần điền và nộidung văn bản cần điền

+ Với các bài tập nối- ghép từ cần chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung các bàitập, bút để học sinh nối…

+ Với các bài tập nhận diện các kiểu câu: Cần chuẩn bị bút dạ, giấy, phấn,…

Đội nào nối nhanh, nối đúng và đủ, đội đó giúp được chàng Ngưu và nàngChức gặp nhau Đội đó sẽ là đội chiến thắng

Các đội chơi trong một thời gian nhất định (tuỳ thuộc vào nội dung của bài tậpcủa trò chơi)

* Các bài tập có thể áp dụng:

Trang 9

Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 rất nhiều bài tập có thể áp dụngđược trò chơi này Một số bài tiêu biểu như sau:

4 Bài tập 4 MRVT: Đồ chơi- Trò chơi 147 15

5 Bài tập 3 Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 171 17

6 Bài tập 2 Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 29 21

* Các ví dụ:

Ví dụ 1: Dạng bài tập điền từ:

Bài tập 3: Bài Mở rộng vố từ: ý chí – Nghị lực (Tuần 12- Trang118)

Em chọn từ nào trong ngoặc đơn ( nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí,kiên nhẫn, nguyện vọng) để điền vào chỗ chấm

Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu… Bị liệt hai tay, em buồn nhưngkhông…… ở nhà, em tự tập viết bằng chân…… của em làm cô giáo cảm động,nhận em vào học Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu…… , nhưngđược cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng… học hành Cuốicùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng,Nguyễn Ngọc Ký đạt…… trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu Nhà giáo

- Nội dung truyện Ngưu Lang – Chức Nữ

- Hai đoạn văn như nội dung đề bài

- Các thẻ chữ ghi các từ cần điền( mỗi từ dưới hình thức là một nhịp cầu)

c) Cách ti n h nh:ến hành: ành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 Luật chơi:

Bài tập yêu cầu ta làm gì?

Để hoàn thành bài tập này cô cùng

các em chơi một trò chơi có tên “ Bắc

Chúng ta có hai đội chơi Mỗi tổ cử

- HS đọc nội dung bài tập

- Điền các từ vào chỗ chấm thíchhợp

Trang 10

ra 6 bạn Mỗi bạn đóng vai là một con

quạ trong tích truyện sẽ cầm một thẻ

chữ tương ứng là một nhịp cầu ô

Thước Trong quá trình chơi mỗi con

quạ sẽ đem một nhịp cầu lên gắn đúng

vào vị trí tương ứng Đội nào nối

đúng, nối nhanh sẽ sớm giúp được

Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau Đội

án đúng Nêu lên đội thắng cuộc

4 GV kết luận: Qua trò chơi dưới vai

là những con quạ tốt bụng, chúng ta đã

đi đến được đáp án đúng và giúp được

Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau

Ví dụ2: Dạng bài tập nối, ghép từ tương ứng.

Bài tập 2: Bài Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? ( Tuần 17- trang 171)

Ghép các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì ?

A B

Để hoàn thành bài tập này cô cùng các

-HS đọc nội dung bài tập-Nối các từ ở cột A với các từ

ở cột B Tạo thành câu Kể Ai là

Trang 11

em chơi một trò chơi có tên “ Bắc cầu ô

Thước” Trò chơi dựa trên tích truyện dân

gian Ngưu Lang – Chức Nữ

Hai tổ chơi và một tổ là trọng tài

Giáo viên treo bảng phụ và giải thích

cách chơi:

Chúng ta có hai đội chơi mỗi tổ cử ra 4

bạn Mỗi bạn đóng vai là một con quạ

trong tích truyện sẽ lên nối từ ở cột A và

cột B tương ứng Mỗi lần nối là một nhịp

cầu ô Thước giúp cho Ngưu Lang và

Chức Nữ gần nhau hơn Trong quá trình

chơi mỗi con quạ sẽ nối một nhịp cầu vào

vị trí tương ứng Đội nào nối đúng, nối

nhanh sẽ sớm giúp được Ngưu Lang và

Chức Nữ gặp nhau Đội đó là đội chiến

đúng Tuyên dương đội thắng cuộc

4 GV kết luận: Qua trò chơi các em đã

nối đúng được các câu kể Ai là gì? Không

-Tổ trọng tài nhận xét

HS lắng nghe

Hs đọc lại câu vừa nối

4.2 Trò chơi “Túi ba gang”:

Từ tích truyện Cây khế có thể xây dựng trò chơi “Túi ba gang” cho những bàitập về nhận diện từ, nhận diện câu, các bài tập về mở rộng vốn từ…

Trò chơi được tiến hành như sau:

* Mục đích:

Tạo ra sự thi đua giữa các đội chơi, xem đội nào nhanh hơn, chính xác hơntrong việc nhận diện từ, nhận diện câu hay các bài mở rộng vốn từ

* Chuẩn bị:

- Nội dung câu chuyện Cây khế

- Chọn hai đội, mỗi đội gồm số người bằng nhau Mỗi thành viên tham gia đượcxem là người em thật thà hiền lành đi nhặt những cục vàng (Là từ ngữ, câu cầnnhận diện) cho vào túi ba gang

Ngày đăng: 10/08/2017, 13:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w