Thông qua đề tài, tác giả mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm cá nhân trong việc thiết kế bài giảng e-Learning cũng như tổ chức triển khai hoạt động dạy học tr
Trang 1TRƯỜNG THPT LONG THÀNH
Mã số: ………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Vũ Đăng Khôi Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp giảng dạy bộ môn: Tin học
- Lĩnh vực khác
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2016 – 2017
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: VŨ ĐĂNG KHÔI
2 Ngày tháng năm sinh: 24/12/1981
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: Tổ 10 khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, Long Thành, Đồng Nai
5 Điện thoại: 0613.844.281 (CQ); 0918.740.714 (DĐ)
6 Fax: E-mail: dangkhoicenter@gmail.com
7 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
8 Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Tin học lớp 10, 11, 12
9 Đơn vị công tác: trường THPT Long Thành
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2013, 2014
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin, Giáo dục học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công nghệ thông tin, Giáo dục học
Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1) Ứng dụng CNTT trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tin học THPT 2) Xây dựng phần mềm máy tính hỗ trợ biên soạn đề và tổ chức kiểm tra đánh giá môn Tin học THPT
3) Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn Tin học cấp THPT
4) Sử dụng hiệu quả phòng máy vi tính trong dạy học Tin học ở trường THPT
5) Tổ chức dạy học tin học 12 – bài 5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trang 3MỤC LỤC
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2
1 Học tập suốt đời – Một nhu cầu của cá nhân và xã hội 2
2 E-Learning – Học tập trực tuyến 2
2.1 Khái niệm e-Learning 2
2.2 Đặc điểm của e-Learning 3
2.3 Một số hình thức e-Learning 3
2.4 Ưu điểm của e-Learning 4
2.5 Cấu trúc của một hệ thống e-Learning 5
2.5.1 Hạ tầng truyền thông và mạng 6
2.5.2 Hạ tầng phần mềm 6
2.5.3 Nội dung đào tạo 6
3 Bài giảng e-Learning 6
3.1 Khái niệm 6
3.2 Đặc điểm 6
4 Thực trạng dạy học e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam 7
4.1 Trên thế giới 7
4.2 Ở Việt Nam 8
4.3 Tại các trường THPT 8
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 9
1 Giải pháp 1: Đề xuất quy trình thiết kế bài giảng e-Learning 9
1.1 Lựa chọn môn học, bài học 9
1.2 Xây dựng kịch bản bài giảng 9
1.3 Chuẩn bị tư liệu bài giảng 10
1.4 Thiết kế bài giảng 11
1.5 Chạy thử, hoàn thiện và đóng gói bài giảng 11
2 Giải pháp 2: Tiêu chuẩn đánh giá bài giảng e-Learning 11
2.1 Mục tiêu của bài giảng e-Learning 11
2.2 Kỹ năng trình bày 11
2.3 Kỹ năng thuyết trình 12
2.4 Kỹ năng multimedia 12
2.5 Một số yêu cầu khác 12
3 Giải pháp 3: Kiểm tra đánh giá trong dạy học e-Learning 12
3.1 Mục đích đánh giá 12
3.2 Hình thức đánh giá 12
3.3 Công cụ đánh giá 12
4 Giải pháp 4: Sử dụng iSpring Suite tạo bài giảng e-Learning 13
4.1 Giới thiệu 13
4.2 Một số chức năng chính 13
4.3 Quy trình tạo bài giảng e-Learning bằng iSpring Suite 14
4.4 Thực hành sử dụng iSpring Suite 8 tạo bài giảng e-Learning môn Tin học 15
4.4.1 Lựa chọn nội dung thiết kế 15
4.4.2 Xây dựng kịch bản bài giảng 15
4.4.3 Chuẩn bị tư liệu cho bài giảng 17
4.4.4 Thiết kế bài giảng 18
4.4.5 Xuất bản bài giảng 27
Trang 4SKKN năm học 2016-2017 Trang ii Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
5 Giải pháp 5: Kỹ thuật xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm 28
2.1 Hai dạng bài kiểm tra 28
2.2 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm 28
2.2.1 True/False – Đúng/Sai 28
2.2.2 Multiple Choice – Đa lựa chọn 29
2.2.3 Multiple Response – Đa đáp án 30
2.2.4 Type In – Trả lời ngắn 31
2.2.5 Matching – Ghép hợp 31
2.2.6 Sequence – Sắp thứ tự 32
2.2.7 Number – Số học 33
2.2.8 Fill-in the blank – Điền vào ô trống 33
2.2.9 Multiple Choice Text – Điền khuyết nhiều lựa chọn 34
2.2.10 Word Bank – Chọn từ 34
2.2.11 Hotspot – Tìm vị trí trên hình 34
2.3 Thêm mới, chỉnh sửa và xóa câu hỏi trắc nghiệm 35
2.4 Thiết lập phản hồi và điều hướng 35
2.5 Cấu hình bài kiểm tra 35
2.5.1 Cấu hình chung 35
2.5.2 Cấu hình bài kiểm tra 36
6 Giải pháp 6: Một số kinh nghiệm triển khai e-Learning trong dạy học Tin học ở trường THPT 37
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 38
V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 39
1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 39
2 Đối với các trường THPT 39
3 Đối với giáo viên 40
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KT Kiểm tra KTĐG Kiểm tra đánh giá KTKN Kiến thức kỹ năng MS Microsoft SBT Sách bài tập SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1 So sánh kết quả học tập của HS trước và sau khi áp dụng e-Learning 38
Trang 5DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1 Cấu trúc một hệ thống e-Learning 5
Hình 2 Thanh công cụ iSpring Suite 8 trong MS Powerpoint 2013 13
Hình 3 Tổ chức cây thư mục lưu trữ tư liệu bài giảng 18
Hình 4 Cập nhật thông tin giáo viên 19
Hình 5 Trang bìa giới thiệu bài học 20
Hình 6 Giao diện công cụ tạo câu hỏi trắc nghiệm QuizMaker 20
Hình 7 Các loại câu hỏi trong QuizMaker 21
Hình 8 Soạn câu hỏi trong QuizMaker 21
Hình 9 Xem trước câu hỏi trong QuizMaker 22
Hình 10 Chức năng quay phim trong iSpring Suite 23
Hình 11 Slide mục tiêu bài học 24
Hình 12 Slide nội dung bài học dạng văn bản kết hợp hình ảnh 25
Hình 13 Chức năng quản lý lời giảng Manage Narration 25
Hình 14 Câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học 26
Hình 15 Đính kèm tài nguyên vào bài giảng 26
Hình 16 Soạn bảng chú giải thuật ngữ với iSpring Visual Directory 27
Hình 17 Xuất bản bản giảng e-Learning 28
Hình 18 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng True/False 29
Hình 19 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Multiple Choice 30
Hình 20 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Multiple Response 30
Hình 21 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Type In 31
Hình 22 Câu hỏi trắc nghiệm dạng Type In 31
Hình 23 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Matching 32
Hình 24 Câu hỏi trắc nghiệm dạng Sequence 32
Hình 25 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Sequence 33
Hình 26 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Number 33
Hình 27 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Fill-in the blank 34
Hình 28 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dạng Hotspot 34
Hình 29 Thiết lập phản hồi và điều hướng 35
Hình 30 Thiết lập các tham số hệ thống 36
Hình 31 Cấu hình bài kiểm tra 37
Trang 6SKKN năm học 2016-2017 Trang 1 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
E-LEARNING MÔN TIN HỌC
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Học, học nữa, học mãi”, câu nói nổi tiếng của Lênin vẫn còn nguyên giá trị Sống trong xã hội hiện đại ngày nay, con người không ngừng học tập Học mọi lúc, mọi nơi Học không phân biệt tuổi tác, giới tính, giàu nghèo Học từ trên ghế nhà trường cho đến học trong công việc, học trong lao động Con người luôn sáng tạo và đổi mới nhờ khả năng tự học hỏi, trao dồi kiến thức, kỹ năng
Khái niệm “học tập suốt đời” và “xây dựng xã hội học tập” đã được sử dụng ở nước ta từ lâu Ngay từ năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những câu nói nổi tiếng khuyến khích học tập suốt đời như: “Học tập là vô cùng” hoặc “Thế giới tiến
bộ không ngừng Ai không học là lùi” “Học hỏi là một việc phải tiếp tục trong suốt cuộc đời” Người cũng đã gợi ý cách học tập suốt đời mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị như “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở nhân dân” Việc học tập sau khi rời ghế nhà trường thường là khá khó khăn đối với người học Vì còn phải lo công ăn việc làm, gia đình, giờ giấc, sức khỏe, … nên việc bố trí sắp xếp thời gian để theo học một chương trình hoàn chỉnh là rất khó khăn Trong thời đại ứng dụng CNTT này, một công cụ đặc biệt hữu ích cho những ai muốn tiếp tục con đường học tập, nâng cao kiến thức, chuyên môn chính là e-Learning, giáo dục điện tử, một thuật ngữ đã trở nên rất thông dụng trong xã hội ngày nay
Học sinh bây giờ đang dần mất đi khả năng tự học Việc học tập của HS thường mang tính “thụ động” rất nhiều Nghĩa là phải có thầy, cô thì HS mới học được Mặt khác, HS không còn thời gian “tiêu hóa” lượng kiến thức được học trên lớp, mà HS cũng không thể tự “tiêu hóa” được mà phải tiếp tục nhờ thầy, cô trợ lực thông qua việc học thêm, dạy thêm Vậy thì, thay vì mất thời gian, công sức, tiền của cho việc học thêm, HS có thể dành thời gian đó cho việc tự học, tự ôn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng Điều này có thể thực hiện được nhờ e-Learning
Nhằm hưởng ứng phong trào học tập suốt đời và nhằm khuyến khích, động viên giáo viên tham gia xây dựng kho bài giảng e-Learning dùng chung, bộ GD&ĐT thông qua cục CNTT phối hợp cùng quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting đã tổ chức cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning” Cuộc thi e-Learning lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2009, và cách hai năm tổ chức một lần Đến nay, năm 2017 đã tổ chức được 4 lần
Đề tài “Một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning môn Tin học”
nhằm góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng như góp phần làm tăng sự hứng thú học tập của học sinh khi học môn Tin học, đặc biệt là làm tăng khả năng tự học của học sinh trong học tập Thông qua đề tài, tác giả mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm cá nhân trong việc thiết kế bài giảng e-Learning cũng như tổ chức triển khai hoạt động dạy học trực tuyến – một phương thức học tập hiện đại, một
xu thế học tập đang được thế giới quan tâm
Trang 7II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Học tập suốt đời – Một nhu cầu của cá nhân và xã hội
Trong xã hội phát triển và rất năng động như bây giờ, mỗi người trong chúng
ta sẽ trở nên tụt hậu nếu không chịu học hỏi, tìm tòi, cập nhật kiến thức và kỹ năng Mỗi cá nhân sống trong môi trường xã hội luôn thực hiện việc học Về bản chất con người luôn học, bởi con người luôn tiếp nhận các kích thích từ môi trường để thích nghi và phát triển Con người chúng ta học rất nhiều điều từ cuộc sống, nhiều kiến thức khoa học từ các lĩnh vực khác nhau cũng nhằm để phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách của bản thân
Trong xã hội học tập, các hình thức học tập rất phong phú, đa dạng và linh hoạt (học theo lớp, học trong trường chính quy, học ở ngoài nhà trường, học qua mạng, từ xa, học qua đồng nghiệp,…)
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trong bài phát biểu tại lễ khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016 có nói, “Xã hội học tập là một xã hội mà mọi người đều được học, cần phải học và tự giác học thường xuyên, học suốt đời; mọi người được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì của mỗi người là chính để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội; mọi người không phân biệt tuổi tác, từ người già đến người trẻ, không phân biệt ngành nghề, trình độ, đều thấy học tập là nhu cầu của cuộc sống, luôn cần phải học và học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc và mỗi người đều có trách nhiệm tham gia tạo ra cơ hội học tập cho người khác.”
Việc xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tâp suốt đời là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Khóa XI) đã chỉ rõ một trong các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam là “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục
mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”
2 E-Learning – Học tập trực tuyến
2.1 Khái niệm e-Learning
E-Learning (viết tắt của từ Electronic Learning) là một thuật ngữ dùng để mô
tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), đặc biệt là công nghệ thông tin
Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về e-Learning Sau đây là một số định nghĩa e-Learning đặc trưng nhất :
- E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton)
- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc)
Trang 8SKKN năm học 2016-2017 Trang 3 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
- E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lí sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center)
Theo quan điểm hiện đại, e-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV ; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như : e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học : giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous) Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm
và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng
bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ : các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học
2.2 Đặc điểm của e-Learning
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung E-Learning đều có những đặc điểm chung sau đây :
Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông;
Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian;
3 Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training) : là hình thức đào tạo
sử dụng công nghệ web Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin
Trang 9về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên,
sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình
4 Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) : là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên
5 Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web
2.4 Ưu điểm của e-Learning
1 E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học
2 Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-Learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhu cầu đào tạo của người lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo
3 E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ
4 Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng Điều này đem đến cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả trong học tập
5 E-Learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao
Tuy vậy, hiện nay, E-Learning chưa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây :
- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học Với cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực
Trang 10SKKN năm học 2016-2017 Trang 5 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học viên khác nhau Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ được học trực tiếp với giáo viên trên lớp Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất
cả mọi người, nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập
và tự giác cao
- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, ví dụ : các ngành liên quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…; nhưng đối với những môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning
E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình dạy - học Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy học E-Learning đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp : dạy học E-Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học
2.5 Cấu trúc của một hệ thống e-Learning
Hình 1 Cấu trúc một hệ thống e-Learning
Trang 112.5.1 Hạ tầng truyền thông và mạng
Bao gồm các thiết bị đầu cuối của người học (máy vi tính, máy tính bảng, …); thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ mạng, truyền thông (máy chủ, modem, router, …)
2.5.2 Hạ tầng phần mềm
Bao gồm các phần mềm LMS (Learning Management System – hệ thống quản lý học tập) như Moodle, Dokeos, …; và hệ thống quản trị nội dung học tập LCMS (Learning Content Management System) như Authorware, Toolbook, …
2.5.3 Nội dung đào tạo
Là phần quan trọng nhất của e-Learning là nội dung các khóa học, các phẩn mềm dạy học
3 Bài giảng e-Learning
3.1 Khái niệm
Theo Bộ GD-ĐT Việt Nam thì: “Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công
cụ tạo bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói…), tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC”
Cần phân biệt “Bài giảng điện tử E-Learning” với “giáo án”, “bản trình chiếu” và “bài giảng điện tử”:
Giáo án (Lesson Plan) là kế hoạch giảng một bài học Đó là bản kế hoạch dạy
học có thể được viết tay hay soạn bằng phần mềm soạn thảo văn bản như MS Word, OpenOffice.org Writer…, trong đó mô tả rõ các hoạt động dạy và học cần chuẩn bị và thực hiện trong một bài giảng
Bài giảng điện tử là bài giảng được thể hiện qua các phương tiện CNTT
(phần mềm, phần cứng)
Phương tiện CNTT thường gồm nhiều thành phần trong đó có phần mềm trình chiếu như MS Powerpoint Đây là dạng phổ biến nhất hiện nay song mọi người hay nhầm lẫn gọi đây là giáo án điện tử Vì vậy việc sử dụng Powerpoint
soạn bài có thể gọi là bản trình chiếu
3.2 Đặc điểm
Một bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learnig là bài giảng trước hết phải đáp ứng ứng một trong các chuẩn đóng gói của hệ thống LMS (SCORM, AICC, Black Board, Tin-Can API,…);
Về nội dung, bài giảng điện tử e-Learning phải đáp ứng được yêu cầu tự học của người học Như vậy, nội dung slide bài giảng rõ ràng, mạch lạc, có phim ảnh,
tư liệu minh họa nội dung bài giảng, có ghi âm, ghi hình lời giảng của giáo viên; có các bài trắc nghiệm kiến thức đầu bài, trong bài và kiểm tra cuối bài Phải có những ràng buộc về mặt kiến thức đối với người học; có đính kèm tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học
Trang 12SKKN năm học 2016-2017 Trang 7 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Ví dụ, sau bài kiểm tra đầu bài, nếu người học không đạt thì phải chuyển người học đến slide ôn lại bài cũ cho người học ôn lại kiến thức đã học Sau khi ôn lại kiến thức cũ người học lại làm một bài kiểm tra, nếu đạt thì được vào học nội dung bài mới, nếu không thì yêu cầu người học học lại bài hôm trước
4 Thực trạng dạy học e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam1
4.1 Trên thế giới
E-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực e-Learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu e-Learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90 Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mĩ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình e-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian
1999 - 2004 e-Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ
Trong những gần đây, châu Âu đã có những thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng e-Learning trong mọi lĩnh vực kinh
tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng giáo dục
Ngoài việc tích cực triển khai e-Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu
Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực e-Learning Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuropePACE Đây là mạng e-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty e-Learning của Mĩ - Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu Tại châu Á, e-Learning vẫn đang ở trong tình trạng mới phát triển, chưa có nhiều thành công vì một số lí do như : các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự
ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia Tuy vậy,
đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận những tiềm năng mà e-Learning mang lại Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, đã và đang nỗ lực phát triển e-Learning
1 Tham khảo từ website Phát triển Giáo dục Việt Nam http://vnedudev.com/
Trang 13Trong đó, Nhật Bản là nước có ứng dụng e-Learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực
4.2 Ở Việt Nam
Từ năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về e-Learning không nhiều Từ 2003-2004, việc nghiên cứu e-Learning được quan tâm hơn Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn
đề e-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như : Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển - ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học
“Nghiên cứu và triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về e-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai Learning, một số trường bước đầu đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan : Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT – ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính Viễn thông, Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đã triển khai cổng e-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam
e-đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-Learning ở Việt Nam
Việt Nam đã gia nhập mạng e-Learning châu Á (Asia e-Learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Bưu chính Viễn Thông
Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực e-Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước
4.3 Tại các trường THPT
Nhằm hưởng ứng phong trào học tập suốt đời và nhằm khuyến khích, động viên giáo viên tham gia xây dựng kho bài giảng e-Learning dùng chung, bộ GD&ĐT thông qua cục CNTT phối hợp cùng quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting đã tổ chức cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning” Cuộc thi e-Learning lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2009, và cách hai năm tổ chức một lần Đến nay, năm 2017 đã tổ chức được 4 lần
Những bài giảng e-Learning nộp dự thi được lọt vào vòng chung khảo sẽ được đăng trên website chính thức https://elearning.moet.edu.vn/ nhằm chia sẻ đến
GV, HS trong cả nước Tuy nhiên, chủ yếu là GV tham khảo để thiết kế bài giảng
dự thi, còn HS thì hầu như không biết và không quan tâm vì nhiều lý do, một phần
Trang 14SKKN năm học 2016-2017 Trang 9 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
lý do là các bài giảng này chưa thiết thực, thiếu thực tế, chưa gần gũi với HS, chủ yếu đáp ứng cho cuộc thi Mặt khác, số lượng bài giảng e-Learning chưa nhiều, chưa trải đều các môn học mà chỉ tập trung chủ yếu vào các chủ đề dự thi
Trước thực trạng nêu trên và nhằm góp một phần vào việc triển khai dạy học e-Learning đại trà, giúp các em HS có thêm cơ hội học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng khi không đến lớp, đồng thời cũng để chia sẻ đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng e-Learning, tôi thực hiện
đề tài “Kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning môn Tin học” này
Những nội dung thể hiện trong đề tài này là sự tổng hợp, kế thừa và phát triển
từ một số bài viết và đề tài trước đây của nhiều người, và đặc biệt, tác giả đã liên
hệ và áp dụng thực tế tại đơn vị đang công tác
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Giải pháp 1: Đề xuất quy trình thiết kế bài giảng e-Learning
Quy trình thiết kế bài giảng e-Learning gồm các bước sau:
1.1 Lựa chọn môn học, bài học
Khi tham gia bài học e-Learning, người học sẽ phải chủ động nhiều hơn, vì việc học lúc này không có sự giám sát, theo dõi và quản lý trực tiếp của GV Do
đó, bước đầu thiết kế bài giảng e-Learning GV nên lựa chọn những nội dung có chứa nhiều yếu tố đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video, …) và có nhiều sự tương tác với người học để làm tăng hứng thú, sự lôi cuốn đối với người học
Khi lựa chọn nội dung dạy học, GV cũng phải chỉ rõ ra mục tiêu của bài học, phải cho người học thấy mình sẽ đạt được cái gì sau khi học xong bài Mục tiêu ở đây là mục tiêu của người học, chứ không phải là mục tiêu của người dạy, tức là chỉ ra kết quả mà học sinh có được sau khi tham gia bài học Mục tiêu cần đạt phải bao gồm cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ
1.2 Xây dựng kịch bản bài giảng
Trong kịch bản, GV phải luôn ý thức rằng người học đang đóng vai trò là
“nhân vật chính”, là người chủ động tìm hiểu nội dung bài học, chủ động khám phá kiến thức, kỹ năng từ bài học Trong khi đó GV đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt HS trên con đường lĩnh hội tri thức mới
Kịch bản nên gồm tối thiểu các phần sau:
a) Giới thiệu (trang tiêu đề): tối thiểu phải có môn học, tên bài học, khối/lớp, tên GV, điện thoại GV, …;
b) Phần kiểm tra bài cũ (nếu có) nhằm kiểm tra để đảm bảo người học đã có tối thiểu những kiến thức, kỹ năng cần có trước khi tham gia bài học;
c) Phần dẫn nhập bài mới nhằm cho người học thấy được tổng quan những gì
sẽ được học;
d) Mục tiêu bài học: phải nêu rõ mục tiêu đạt được sau khi kết thúc bài học
và chỉ dẫn chung cách học như thế nào;
Trang 15e) Phần chính, nội dung bài học mới, bao gồm trình tự các hoạt động để người học lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng mới của bài học;
f) Phần củng cố nhằm hệ thống hóa lại những mạch kiến thức, kỹ năng và mối liên hệ giữa chúng để người học một lần nữa khắc ghi được những gì
đã được học trong bài;
g) Phần kiểm tra đánh giá (nếu có) là những câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thực hành nhằm khắc sâu hơn nữa sự ghi nhớ và vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong bài;
h) Phần tài liệu tham khảo nhằm giới thiệu thêm cho người học những tài liệu
có thể xem và luyện tập thêm;
i) Phần tư liệu đính kèm bao gồm các dữ liệu đính kèm như dữ liệu các bài thực hành mẫu, chương trình mẫu, …;
j) Phần tra cứu thuật ngữ (nếu có) để người học có thể tra cứu thêm chi tiết
về một số thuật ngữ mới xuất hiện trong bài học;
k) Phần thông tin về GV để người học có thể liên hệ khi cần trợ giúp thêm
1.3 Chuẩn bị tư liệu bài giảng
Bài giảng có thể sẽ cần rất nhiều tư liệu minh họa như tranh ảnh, âm thanh, video, lời bài giảng, … Tất cả tư liệu này phải được số hóa để lưu trữ được trên máy tính Việc số hóa kiến thức bao gồm:
- Số hóa thông tin kiến thức;
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh, …
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash,
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng, cần tiến hành sắp xếp
tổ chức lại cho hợp lý, ví dụ như tổ chức dạng cây thư mục để giúp cho việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin
âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác
Mỗi bài giảng là một thư mục riêng Trong thư mục bài giảng có các thư mục con như: Hinh_anh, Am_thanh, Video, Tham_khao Như vậy việc tìm kiếm và tiến hành soạn bài giảng mới sẽ tiết kiện được nhiều thời gian
Trang 16SKKN năm học 2016-2017 Trang 11 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
1.4 Thiết kế bài giảng
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang của bài giảng Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide) Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể
là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip
Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời
Để tạo ra được các bài giảng e-Learning, GV có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Adobe Presenter, Lecture Maker, iSpring Suite, … Phần 4 dưới đây sẽ trình bày chi tiết cách thức tạo bài giảng e-Learning bằng một trong các công cụ này
1.5 Chạy thử, hoàn thiện và đóng gói bài giảng
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình bài giảng, kiểm tra các sai sót nếu có, như các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện Khi chạy thử, GV phải đóng vai trò như một người học đang tham gia bài giảng
Sau khi hoàn tất bài giảng, cần tiến hành xuất bản (publish) bài giảng thành những định dạng phù hợp với phương thức dạy – học kiểu e-Learning Nếu sử dụng cho hệ thống website e-Learning thì xuất bản thành gói SCORM, nếu để ghi
CD hoặc dùng file độc lập thì xuất bản dạng file tự chạy (file có phần mở rộng là
*.exe hoặc file flash)
2 Giải pháp 2: Tiêu chuẩn đánh giá bài giảng e-Learning
Tham khảo bài viết của tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc về tiêu chuẩn đánh giá một bài giảng điện tử đồng thời liên hệ với thực tế giảng dạy, tác giả hệ thống lại một
số tiêu chuẩn đánh giá bài giảng e-Learning để giúp cho GV có thể tự đánh giá sự thành công của bài giảng e-Learning của mình
2.1 Mục tiêu của bài giảng e-Learning
- Giúp người học tiếp cận bài học một cách dễ dàng, nhanh chóng;
- Giúp người học có thể tự học không cần sự giám sát trực tiếp của GV;
- Đáp ứng tính cá thể trong học tập
- Giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi
2.2 Kỹ năng trình bày
- Màu sắc hợp lý, tạo sự tương phản tốt;
- Âm thanh đủ nghe, không quá ồn ào, nhạc nền nếu có phải xuất hiện hợp lý;
- Chữ đủ to, rõ, dễ đọc, nên sử dụng phông chữ chân phương;
- Không ghi quá nhiều chữ trên một slide (trang trình chiếu);
Trang 17- Mỗi slide nên có dòng tiêu đề;
- Có slide chuyển tiếp khi qua chuyển chủ đề lớn
2.3 Kỹ năng thuyết trình
- Lời giảng rõ ràng, tốc độ vừa phải, tránh không nói liên tục từ đầu đến cuối;
- Nên đặt các câu hỏi dẫn dắt, khuyến khích người học phát biểu bằng cách trả lời các câu hỏi;
- Tạo sự tương tác hai chiều giữa GV và HS, giữa HS và bài học
2.4 Kỹ năng multimedia
- Có âm thanh, lời giảng;
- Có video ghi giáo viên giảng bài khi cần thiết;
- Có hình ảnh, video clip minh họa về chủ đề bài giảng;
- Công nghệ: đáp ứng chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể dễ dàng upload lên các hệ thống học tập trực tuyến, cho chạy trực tuyến và ngoại tuyến (offline) … đáp ứng được vấn đề mọi lúc, mọi nơi;
Có hai mục đích chính khi đánh giá HS trong dạy học e-Learning là:
- Đánh giá có lấy điểm: để biết được mức độ hiểu bài và vận dụng bài
- Đánh giá khảo sát: không lấy điểm mà chỉ để khảo sát về kiến thức, kỹ năng hiện tại của HS để điều hướng nội dung bài học cho phù hợp
3.2 Hình thức đánh giá
Dạng 1: HS tự đánh giá thông qua tương tác với bài học e-Learning
Dạng 2: HS làm các bài kiểm tra đánh giá trực tuyến có giới hạn thời gian Dạng 3: HS trả lời phỏng vấn ngắn qua camera do GV chấm phỏng vấn
3.3 Công cụ đánh giá
Có nhiều công cụ hỗ trợ đánh giá trong e-Learning, điển hình là một vài công
cụ phổ biến như:
- Hot Potatoes;
Trang 18SKKN năm học 2016-2017 Trang 13 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
- Quiz Builder;
- Wondershare QuizCreator;
- Multiple Choice Quize Maker;
- DK Testing Management System (của chính tác giả);
- iSpring QuizMaker (sẽ được giới thiệu chi tiết ở phần sau); …
4 Giải pháp 4: Sử dụng iSpring Suite tạo bài giảng e-Learning
Hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ tạo bài giảng e-Learning như: Adobe Presenter, Daulsoft LectureMaker, iSpring Suite, Articulate Presenter, Adobe Captivate, Microsoft Producer, Platin Violet, …
Mỗi công cụ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, phần này tác giả xin giới thiệu và chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng một công cụ khá phổ biến, dễ sử dụng và hiệu quả, đó là bộ công cụ iSpring Suite, phiên bản 8.0
4.1 Giới thiệu
iSpring Suite, sản phẩm của công ty iSpring, là một công cụ dạng Add-in sau khi cài sẽ được tích hợp trong MS Powerpoint giúp tạo ra bài giảng e-Learning một cách nhanh chóng từ bài trình chiếu có sẵn trên MS Powerpoint
Bộ sản phẩm iSpring Suite được tích hợp 3 phần mềm gồm iSpring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn e-Learning, iSpring QuizMaker – phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến, và iSpring Visual – phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử, bảng chú giải thuật ngữ, …
iSpring Suite có nhiều phiên bản khác nhau, phiên bản phổ biến hiện nay là iSpring Suite 8, tương thích với bộ Office 2013
GV có thể tải về và dùng thử 30 ngày từ trang web chính thức: http://www.ispringsolutions.com/ispring-suite
Hình 2 Thanh công cụ iSpring Suite 8 trong MS Powerpoint 2013
4.2 Một số chức năng chính
- Chuyển đổi bài trình chiếu Powerpoint thành bài giảng e-Learning: từ bài trình chiếu có sẵn, GV có thể tạo ra bài giảng e-Learning một cách dễ dàng và nhanh chóng;
- Tạo bài giảng video: đồng bộ hóa video của GV với các trang trình chiếu PowerPoint và xuất bản nó theo một định dạng trình chiếu video để người học có thể xem trực tuyến;
- Tạo các bài kiểm tra đánh giá tương tác;
Trang 19- Quay phim màn hình, chụp toàn bộ hoặc một phần màn hình;
- Phát triển kỹ năng đàm thoại: GV có thể tạo một mô phỏng cuộc trò chuyện
để thực hành kỹ năng giao tiếp của HS Công cụ TalkMaster được xây dựng bao gồm một thư viện các tình huống và các nhân vật (character) để phát triển các mô phỏng đối thoại thực tế
- Tạo các tương tác điện tử học tập: GV có thể tạo sách 3D, lịch trình (TimeLine), tài liệu tham khảo, bảng chú giải thuật ngữ, danh mục và câu hỏi thường gặp
- Tích hợp thư viện nội dung: iSpring Suite có một thư viện bao gồm các mẫu bài học, các chủ đề được thiết kế chuyên nghiệp, các nhân vật, hình nền, biểu tượng, và các nút
- Tích hợp với điện toán đám mây (Cloud) để lưu trữ và chia sẻ trực tuyến:
GV có thể tải khóa học của mình lên iSpring Cloud trực tiếp từ trình soạn thảo khóa học Sau đó, bạn sẽ có thể nhận được sự chấp thuận của các bên liên quan, thảo luận với các đồng nghiệp, nhận phản hồi hoặc chia sẻ bài giảng với người học
- Khả năng tương thích LMS: iSpring Suite tạo ra bài giảng e-Learning hoạt động tốt trong các hệ thống quản lý học tập (LMS) hiện nay Các công cụ iSpring
hỗ trợ hoàn toàn các tiêu chuẩn e-Learning cũ và mới: SCORM 1.2, SCORM
2004, AICC, cmi5, và xAPI (Tin Can)
4.3 Quy trình tạo bài giảng e-Learning bằng iSpring Suite
Bước 1 Tạo bài trình chiếu
Sử dụng phần mềm MS Powerpoint tạo các bài trình chiếu thông thường (giống như GV vẫn thường thiết kế tiết dạy CNTT để hội giảng) Lưu ý không quá lạm dụng các hiệu ứng và màu sắc trong MS Powerpoint
Bước 2 Biên tập
Đưa multimedia (audio, video) vào bài giảng như lời giảng của GV, các thí nghiệm, …; đưa các tập tin flash (hoạt hình); đưa câu hỏi trắc nghiệm tương tác (quiz), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tập tin âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình; tạo các mô phỏng cuộc đàm thoại (conversation); tạo các tương tác điện tử học tập (như sách 3D, lịch trình, …); …
Bước 3 Xuất bản
iSpring Suite cho phép xuất bản (Publishing) bài giảng dưới các dạng:
- Trang web (theo chuẩn HTML5) có thể chạy trên máy tính để bàn và thiết bị
di động (như máy tính bảng, điện thoại), định dạng này có dung lượng vừa phải nên chất lượng cũng tương đối tốt;
- CD: Bài giảng để lưu trên đĩa CD, định dạng này có kích thước lớn và chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất;
- iSpring Online: định dạng có chất lượng tương tự định dạng web, yêu cầu phải có tài khoản trên iSpring Online để tải trực triếp lên máy chủ của iSpring;
Trang 20SKKN năm học 2016-2017 Trang 15 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
- LMS: Định dạng chuẩn e-Learning, tương thích với các website eLearning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004 Tùy theo lựa chọn lưu cho trên máy tính cá nhân, web cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email
mà dung lượng và chất lượng file sẽ thay đổi cho phù hợp;
- File EXE: file tự chạy trên máy tính, bài giảng được xuất ra dưới dạng file flash exe, có thể chạy trên các máy tính khác mà không cần phải cài flash player.
4.4 Thực hành sử dụng iSpring Suite 8 tạo bài giảng e-Learning môn Tin học
Phần này sẽ trình bày chi tiết từng bước một để thiết kế bài giảng e-Learning môn Tin học Đồng thời cũng chỉ ra những lưu ý quan trọng trong mỗi bước đó
4.4.1 Lựa chọn nội dung thiết kế
Bài học được chọn để minh họa ở đây là “Bài 19: Tạo và làm việc với bảng”, thuộc chương trình Tin học lớp 10
4.4.2 Xây dựng kịch bản bài giảng
a) Trang đầu (bìa) sẽ giới thiệu thông tin về môn học, tên bài học, tên giáo viên giảng bài, thông tin cần liên hệ với giáo viên, …
Cụ thể:
- Tên môn học: Tin học 10
- Tên bài học: Bài 19 Tạo và làm việc với bảng
- Thông tin giáo viên: Vũ Đăng Khôi, số điện thoại: 0918.740.714, đơn vị công tác: trường THPT Long Thành, Sở GD&ĐT Đồng Nai
b) Kiểm tra bài cũ
Kịch bản: sau bài kiểm tra bài cũ, nếu người học không đạt thì phải chuyển người học đến slide ôn lại bài cũ cho người học ôn lại kiến thức đã học Sau khi
ôn lại kiến thức cũ người học lại làm một bài kiểm tra, nếu đạt thì được vào học nội dung bài mới, nếu không thì yêu cầu người học học lại bài cũ Hình thức kiểm tra bài cũ là một vài câu hỏi trắc nghiệm (nhiều loại trắc nghiệm khác nhau: đúng/sai, đa lựa chọn, điền khuyết, ghép hợp, …)
c) Giới thiệu bài mới
Kịch bản: GV quay một đoạn video clip ngắn để giới thiệu sơ qua bài học mới, những nội dung mới mà HS sẽ được học
Trang 21Đây là phần chính Kịch bản phải luôn bám sát tư tưởng “lấy HS làm trung tâm”, tăng cường khả năng tự học của HS và một điều phải luôn ghi nhớ là HS đang tự học không có sự can thiệp trực tiếp của GV
Kịch bản:
- Hoạt động 1: GV cho HS quan sát một đoạn văn bản liệt kê thông tin về kết
quả học tập của các HS trong lớp theo kiểu liệt kê từng dòng Sau đó GV cho HS quan sát cũng văn bản có nội dung như vậy nhưng được tổ chức dưới dạng bảng biểu Cho HS nhận xét thông qua một câu hỏi trắc nghiệm Sau khi HS nhận xét (bằng cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm) thì GV đưa ra nhận xét và kết luận
- Hoạt động 2: GV soạn một câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng, cho
HS quan sát các hình ảnh và nhận biết theo em đâu là bảng Sau khi HS trả lời thì
GV đưa ra nhận xét và kết luận
- Hoạt động 3: GV cho HS quan sát một số ứng dụng của bảng trong việc tổ
chức thông tin như: thời khóa biểu, danh sách học sinh, bảng báo giá linh kiện máy tính, … từ đó phân tích cho HS thấy được những ưu điểm khi sử dụng bảng để lưu trữ thông tin và những ứng dụng thực tế của bảng;
- Hoạt động 4: Tìm hiểu các cách và các bước tạo bảng GV cho HS quan sát
màn hình Word, giới thiệu một số cách tạo bảng bằng cách minh họa trực tiếp bằng đoạn video quay phim màn hình kèm lời thuyết minh Ứng với mỗi cách tạo bảng,
GV cũng chỉ ra ưu điểm và hạn chế của từng cách đó Sau đó, GV hệ thống lại nội dung này thông qua một slide
- Hoạt động 5: Bài tập thực hành tạo bảng GV thiết kế một video tương tác,
cho HS thực hành tạo bảng với những yêu cầu cụ thể (về số lượng cột, số lượng dòng)
- Hoạt động 6: Tìm hiểu các thao tác chọn thành phần của bảng GV minh
họa trực tiếp các thao tác chọn thành phần của bảng bằng đoạn video quay phim màn hình kèm lời thuyết minh Ứng với mỗi thao tác, GV cũng đưa ra các tình huống đặc biệt, những phát sinh nếu có Sau đó, GV hệ thống lại nội dung này thông qua một slide
- Hoạt động 7: Tìm hiểu các thao tác thay đổi kích thước hàng, cột GV minh
họa trực tiếp các thao tác thay đổi kích thước hàng, cột bằng đoạn video quay phim màn hình kèm lời thuyết minh Ứng với mỗi thao tác, GV cũng đưa ra các tình huống đặc biệt, những phát sinh nếu có Sau đó, GV hệ thống lại nội dung này thông qua một slide
- Hoạt động 8: Bài tập thực hành thao tác thay đổi kích thước hàng, cột GV
thiết kế một video tương tác, cho HS thực hành thay đổi kích thước hàng, cột
- Hoạt động 9: Tìm hiểu các thao tác chèn ô, hàng, cột Kịch bản cũng giống
như hoạt động 7
- Hoạt động 10: Bài tập thực hành thao tác chèn ô, hàng, cột GV thiết kế một
video tương tác, cho HS thực hành thao tác chèn ô, hàng, cột
Trang 22SKKN năm học 2016-2017 Trang 17 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
- Hoạt động 11: Tìm hiểu các thao tác xóa ô, hàng, cột Kịch bản cũng giống
như hoạt động 7
- Hoạt động 12: Bài tập thực hành thao tác xóa ô, hàng, cột GV thiết kế một
video tương tác, cho HS thực hành thao tác xóa ô, hàng, cột
- Hoạt động 13: Tìm hiểu thao tác tách ô Kịch bản cũng giống như hoạt
động 7
- Hoạt động 14: Bài tập thực hành thao tác tách ô GV thiết kế một video
tương tác, cho HS thực hành thao tác tách ô
- Hoạt động 15: Tìm hiểu thao tác gộp ô Kịch bản cũng giống như hoạt động
7
- Hoạt động 16: Bài tập thực hành thao tác gộp ô GV thiết kế một video
tương tác, cho HS thực hành thao tác gộp ô
- Hoạt động 17: Tìm hiểu thao tác định dạng văn bản trong ô Kịch bản cũng
giống như hoạt động 7
- Hoạt động 18: Bài tập thực hành thao tác định dạng văn bản trong ô GV
thiết kế một video tương tác, cho HS thực hành thao tác này
f) Củng cố bài học
Kịch bản: GV soạn một số câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học, có thêm bài tập thực hành dưới dạng video tương tác Nếu HS làm được với số điểm từ 50% trở lên thì thông báo “Đạt yêu cầu đối với mục tiêu đề ra”, ngược lại thì thông báo
“Chưa đạt mục tiêu đề ra” và yêu cầu HS học lại (có thể vào thời điểm khác không nhất thiết phải học ngay)
g) Phần kiểm tra đánh giá: nếu HS đạt yêu cầu như trên thì tiếp tục cho HS làm một bài test để đánh giá năng lực vận dụng (cơ bản và nâng cao) sau khi học xong bài học Nếu kết quả đạt với số điểm từ 80% trở lên thì thông báo “HS hoàn thành xuất sắc nội dung bài học”, ngược lại thì thông báo “HS cần cố gắng hơn nữa”
h) Phần tài liệu tham khảo: liệt kê một số tài liệu cho HS tham khảo
i) Phần tư liệu tham khảo: đính kèm các file thực hành mẫu về bảng
j) Phần chú giải thuật ngữ: liệt kê danh sách các thuật ngữ có liên quan đến nội dung bài học, có giải thích đầy đủ ý nghĩa
k) Phần thông tin về tác giả: bao gồm các thông tin như họ tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ email, …
4.4.3 Chuẩn bị tư liệu cho bài giảng
- Tạo một thư mục chứa toàn bộ bài giảng, tư liệu, … trên ổ đĩa cứng, lưu ý tên thư mục không có dấu tiếng Việt;
- Tạo 01 thư mục con chứa các file ghi âm lời giảng, 01 thư mục con chứa file video ghi hình giáo viên giảng, 01 thư mục con chứa các hình ảnh có liên quan, 01
Trang 23thư mục chứa các tài liệu tham khảo, 01 thư mục con chứa các nội dung bài giảng dạng text;
Hình 3 Tổ chức cây thư mục lưu trữ tư liệu bài giảng
- Sử dụng micro và iSpring Suite hoặc phần mềm ghi âm bất kỳ để thu lời giảng của giáo viên;
- Sử dụng webcam, micro và iSpring Suite hoặc phần mềm quay phim bất kỳ
để quay phim giáo viên kết hợp lời giảng;
- Tìm kiếm trên mạng Internet kết hợp với sử dụng phần mềm chụp ảnh màn hình để chụp một số biểu tượng, menu, hộp thoại, cửa số, … có liên quan đến bài học;
- Sử dụng phần mềm quay phim màn hình để quay lại các thao tác minh họa thực hành của giáo viên;
- Sử dụng phần mềm soạn thảo để biên tập các nội dung dạng văn bản;
4.4.4 Thiết kế bài giảng
- Khởi động Microsoft Powerpoint 2010/2013;
- Lưu bài trình chiếu trước, lưu trong thư mục đã tạo ở trên, lưu ý đặt tên tập tin không có dấu tiếng Việt;
- Truy cập trang thông tin giáo viên (presenter): trên thanh Ribbon, chọn thẻ
- Cập nhật thông tin giáo viên: bấm nút Add…, sau đó điền thông tin của giáo
viên (xem hình minh họa bên dưới);
Trang 24SKKN năm học 2016-2017 Trang 19 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Hình 4 Cập nhật thông tin giáo viên