0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thiết lập phản hồi và điều hướng

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E LEARNING MÔN TIN HỌC (Trang 40 -40 )

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

5. Giải pháp 5: Kỹ thuật xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm

2.4. Thiết lập phản hồi và điều hướng

Custom Feedback là chức năng cho phép thiết lập phản hồi (Response). Khi HS trả lời câu hỏi sẽ nhận được những phản hồi và giải thích thêm của GV khi HS làm chưa đúng.

- Trên thẻ Feedback and branching, chọn Feedback by Question

- Sửa nội dung phản hồi: nháy nút … tương ứng với phản hồi nếu trả lời đúng (Correct), nếu trả lời sai (Incorrect), nếu trả lời gần đúng (Patial).

- Điều hướng (Branch to): tùy trường hợp trả lời của HS để chọn điều hướng chuyển đến vị trí tương ứng (câu hỏi, tiếp tục hay kết thúc bài)

Hình 29. Thiết lập phản hồi và điều hướng 2.5. Cấu hình bài kiểm tra

2.5.1. Cấu hình chung

- Trên thẻ Home, chọn nút lệnh Properties, chọn Main; - Thay đổi các tham số hệ thống;

Hình 30. Thiết lập các tham số hệ thống

- Ví dụ: thay đổi tên bài kiểm tra (Quiz title), mức điểm đạt (Passing Score), khống chế thời gian làm bài (Time limit), …

2.5.2. Cấu hình bài kiểm tra

- Trên thẻ Home, chọn nút lệnh Properties, chọn Navigation, Question Defaults Result;

Hình 31. Cấu hình bài kiểm tra

6. Giải pháp 6: Một số kinh nghiệm triển khai e-Learning trong dạy học Tin học ở trường THPT

dạy học Tin học ở trường THPT

Mặc dù Bộ GD&ĐT đã phát động và duy trì cuộc thi thiết kế bài giảng e- Learning, dạy học kiểu e-Learning vẫn còn khá mới mẻ đối với HS và ngay cả đối với GV. Mặt khác, dạy học e-Learning cũng chưa chính thức áp dụng trong dạy học ở bậc THPT nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tác giả cũng đã áp dụng tương đối thành công tại đơn vị đang công tác và xin được chia sẻ ở đây một vài kinh nghiệm để các đồng nghiệp có thể áp dụng thực tế.

Tùy đặc điểm cụ thể từng trường, lớp, học sinh và cơ sở vật chất, đầu năm học, GV cần lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho việc triển khai dạy học e-Learning trong dạy học môn Tin học. Để làm tốt việc này, cần có sự trao đổi trong tổ/nhóm

chuyên môn trước. Theo tác giả, những nội dung và đối tượng sau đây có thể áp dụng dạy học e-Learning:

- Học sinh lớp 10: chương trình tin học 10, cụ thể là chương 3, Soạn thảo văn bản và chương 4, Mạng máy tính và Internet;

- Học sinh lớp 11: chương trình nghề tin học văn phòng, phần Word và Excel; Không nên áp dụng cho đối tượng HS lớp 12 vì các em còn nhiều vấn đề quan trọng phải quan tâm hơn.

Kế hoạch cụ thể: từ học kỳ I, GV cần tiến hành thiết kế các bài giảng e- Learning và chạy thử nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện. Các GV trong bộ môn có thể phân công cho từng người tham gia thiết kế. Đầu học kỳ II tiến hành cho HS tiếp cận các bài giảng này và thường xuyên theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh. Cuối năm học, các thành viên trong tổ tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho năm sau. Nếu kết quả triển khai có hiệu quả thì tổ bộ môn có thể báo cáo với lãnh đạo nhà trường để có kế hoạch nhân rộng đến các bộ môn khác.

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Trong năm học 2016-2017 tôi đã thiết kế được một số bài giảng e-Learning cho môn Tin học 10 và đã triển khai cho HS các lớp tôi dạy. Các bài giảng e- Learning chủ yếu tập trung vào chương 3 của chương trình Tin học 10 (chương Soạn thảo văn bản). Tôi không bắt buộc các em phải tự học nhưng khuyến khích những em HS nào có máy tính cá nhân thì tự học thêm ở nhà những lúc rảnh rỗi. Vì không có điều kiện triển khai đại trà trên mạng Internet nên các bài giảng e- Learning tôi thường xuất ra định dạng EXE, cho các em chép bằng USB về máy để tự học thêm. Do vậy tôi cũng chưa thể theo dõi, kiểm soát được việc tự học của các em ở nhà.

Tuy nhiên, điều đặc biệt nhận thấy được là các tiết thực hành trên lớp các em thực hành tốt hơn, nhanh hơn, chuẩn xác hơn, các thao tác thực hành của các em gần giống như các thao tác tôi đã hướng dẫn trong các bài giảng e-Learning. Các tiết học thường sinh động hơn, các em HS tích cực, chủ động và hứng thú học tập hơn, nhất là ở các tiết thực hành.

Trong năm học 2016-2017, chất lượng học tập môn tin học của học sinh được nâng lên đáng kể với 100% học sinh đạt yêu cầu môn học ở mức khá, giỏi, đặc biệt là sự tăng lên rõ rệt của các cột điểm kiểm tra thực hành theo hướng phát triển năng lực. Tôi triển khai dạy học e-Learning ở học kỳ II cho 03 lớp 10 tôi dạy, kết quả so với trước khi áp dụng ở học kỳ I như sau:

Bảng 1. So sánh kết quả học tập của HS trước và sau khi áp dụng e-Learning

Lớp 10A1 10A3 10A10

Số HS 46 46 40

Học kỳ 1

(chưa áp dụng e-Learning)

ĐiểmTB≥5 46 (100%) 46 (100%) 40 (100%) ĐiểmTB≥8 40 (87%) 28 (60.9%) 30 (75%)

Hoc kỳ 2

(áp dụng e-Learning)

ĐiểmTB≥5 46 (100%) 46 (100%) 40 (100%) ĐiểmTB≥8 46 (100%) 37 (80.4%) 37 (92.5%) ĐiểmTB ở đây là ĐiểmTB của các cột điểm thực hành trên máy.

Một dấu hiệu tích cực thấy rõ là các em có tinh thần tự học, tự giác học tập, giảm bớt được tính ỷ lại vào thầy, cô. Và đây cũng là một điều đáng khích lệ cho phong trào học tập suốt đời, một xu hướng của xã hội hiện đại ngày nay.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức và phát động cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning” cấp tỉnh hai năm một lần cho các GV trong toàn tỉnh tham gia. Qua đó chọn các sản phẩm tốt nhất tham dự cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning” cấp quốc gia. Có chế độ khen thưởng hợp lý cho các cá nhân và tập thể có thành tích cao trong cuộc thi.

Đề ra một lộ trình cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho HS và thông tin đến các đơn vị trường học. Quản lý, giám sát việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động chuyên môn của các đơn vị.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề để các đơn vị có điều kiện học hỏi, chia sẻ và nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong giảng dạy và từng bước áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường trong tỉnh, có chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư cho những đơn vị có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Đối với các trường THPT

Tổ chức “Cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning” cấp trường hai năm một lần nhằm khuyến khích, khích lệ GV tích cực nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra , đánh giá HS và hưởng ứng tinh thần “Học tập suốt đời”.

Các tổ chuyên môn họp thống nhất một số nội dung sẽ áp dụng dạy học theo định hướng phát trển năng lực. Yêu cầu các GV trong tổ biên soạn một số tiết dạy sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Mỗi tổ thực hiện ít nhất 01 chuyên đề trong một học kỳ về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. Khuyến khích áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong kỳ thi hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường hàng năm.

Mỗi tổ tự xây dựng một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm dùng chung trong tổ. Sử dụng hệ thống DK Testing Management System để xây dựng, quản lý và khai thác ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục và phối hợp với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa việc đầu tư các trang thiết

bị CNTT phục vụ cho giáo dục như: phòng máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, các phần mềm.

Lồng ghép vào các môn học vấn đề khai thác, sử dụng các sản phẩm của CNTT. Tạo điều kiện để HS có thể sử dụng máy tính, Internet, các thiết bị và phần mềm Tin học để phục vụ việc học tập của mình.

3. Đối với giáo viên

Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT. Nghiên cứu dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS và từng bước áp dụng vào bộ môn đang dạy.

Thực hiện trong mỗi học kỳ ít nhất 02 tiết dạy có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo định huớng phát triển năng lực học sinh. Biên soạn các đề kiểm tra và bổ sung trong giáo án một số tiết dạy theo phương pháp mới. Duy trì mỗi năm thiết kế ít nhất 01 bài giảng theo chuẩn e-Learning và giới thiệu cho đồng nghiệp cũng như các em HS.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Tài liệu tập huấn e-Learning. Lưu hành nội bộ

2. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước (2013). Tài liệu tập huấn xây

dựng bài giảng điện tử theo chuẩn e-Learning”. Lưu hành nội bộ

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Dự thảo“Chương trình giáo dục phổ thông

tổng thể”. Lưu hành nội bộ.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Tài liệu tập huấn “Nâng cao năng lực sử

dụng CNTT trong dạy học”. Lưu hành nội bộ.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Tài liệu tập huấn “Kỹ năng xây dựng và tổ

chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học”. Lưu hành nội bộ

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra

đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Lưu hành

nội bộ

7. Bài viết trên website http://vnedudev.com/

8. Kho bài giảng mẫu trên website “Cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning” https://elearning.moet.edu.vn/

NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên)

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Trường THPT Long Thành –––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Long Thành, ngày tháng 5 năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: 2016-2017

Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến: KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING MÔN TIN HỌC

Họ và tên tác giả: VŨ ĐĂNG KHÔI. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị: Trường THPT Long Thành

Họ và tên giám khảo 1: ... Chức vụ: ...

Đơn vị: ...

Số điện thoại của giám khảo: ...

* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới ... ... ... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ... ... ... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ... ... ... Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ... ... ... Tổng số điểm: .../20. Xếp loại: ... GIÁM KHẢO 1

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Trường THPT Long Thành –––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Long Thành, ngày tháng 5 năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: 2016-2017

Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến: KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING MÔN TIN HỌC

Họ và tên tác giả: VŨ ĐĂNG KHÔI. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị: Trường THPT Long Thành

Họ và tên giám khảo 2: ... Chức vụ: ...

Đơn vị: ...

Số điện thoại của giám khảo: ...

* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới ... ... ... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ... ... ... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ... ... ... Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ... ... ... Tổng số điểm: .../20. Xếp loại: ... GIÁM KHẢO 2

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT LONG THÀNH Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

Long Thành, ngày tháng 5 năm 2017

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016-2017

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING MÔN TIN HỌC.

Họ và tên tác giả: VŨ ĐĂNG KHÔI. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị: trường THPT Long Thành

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn Tin học - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)

-Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp, đề xuất đã có

-Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã có tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực tế của đơn vị

-Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ khá

-Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp, đề xuất thay thế hoàn toàn mới so với giải pháp, đề xuất đã có

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)

-Không có minh chứng thực tế hoặc minh chứng thực tế chưa đủ độ tin cậy, độ giá trị

-Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy sáng kiến có thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới tại đơn vị

-Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được hiệu quả giải pháp, đề xuất của tác giả thay thế hoàn toàn mới giải pháp, đề xuất đã có được triển khai thực hiện tại đơn vị

-Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện 

-Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế hoàn toàn mới giải pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô mỗi dòng dưới đây)

- Sáng kiến không có khả năng áp dụng

- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho Tổ/Khối/Phòng/Ban của đơn vị

- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho đơn vị

- Sáng kiến có khả năng áp dụng cho toàn ngành hoặc sáng kiến có khả năng áp dụng tốt cho cơ sở giáo dục chuyên biệt

Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại

Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

(Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E LEARNING MÔN TIN HỌC (Trang 40 -40 )

×