Trong năm học 2016-2017 tôi đã thiết kế được một số bài giảng e-Learning cho môn Tin học 10 và đã triển khai cho HS các lớp tôi dạy. Các bài giảng e- Learning chủ yếu tập trung vào chương 3 của chương trình Tin học 10 (chương Soạn thảo văn bản). Tôi không bắt buộc các em phải tự học nhưng khuyến khích những em HS nào có máy tính cá nhân thì tự học thêm ở nhà những lúc rảnh rỗi. Vì không có điều kiện triển khai đại trà trên mạng Internet nên các bài giảng e- Learning tôi thường xuất ra định dạng EXE, cho các em chép bằng USB về máy để tự học thêm. Do vậy tôi cũng chưa thể theo dõi, kiểm soát được việc tự học của các em ở nhà.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nhận thấy được là các tiết thực hành trên lớp các em thực hành tốt hơn, nhanh hơn, chuẩn xác hơn, các thao tác thực hành của các em gần giống như các thao tác tôi đã hướng dẫn trong các bài giảng e-Learning. Các tiết học thường sinh động hơn, các em HS tích cực, chủ động và hứng thú học tập hơn, nhất là ở các tiết thực hành.
Trong năm học 2016-2017, chất lượng học tập môn tin học của học sinh được nâng lên đáng kể với 100% học sinh đạt yêu cầu môn học ở mức khá, giỏi, đặc biệt là sự tăng lên rõ rệt của các cột điểm kiểm tra thực hành theo hướng phát triển năng lực. Tôi triển khai dạy học e-Learning ở học kỳ II cho 03 lớp 10 tôi dạy, kết quả so với trước khi áp dụng ở học kỳ I như sau:
Bảng 1. So sánh kết quả học tập của HS trước và sau khi áp dụng e-Learning
Lớp 10A1 10A3 10A10
Số HS 46 46 40
Học kỳ 1
(chưa áp dụng e-Learning)
ĐiểmTB≥5 46 (100%) 46 (100%) 40 (100%) ĐiểmTB≥8 40 (87%) 28 (60.9%) 30 (75%)
Hoc kỳ 2
(áp dụng e-Learning)
ĐiểmTB≥5 46 (100%) 46 (100%) 40 (100%) ĐiểmTB≥8 46 (100%) 37 (80.4%) 37 (92.5%) ĐiểmTB ở đây là ĐiểmTB của các cột điểm thực hành trên máy.
Một dấu hiệu tích cực thấy rõ là các em có tinh thần tự học, tự giác học tập, giảm bớt được tính ỷ lại vào thầy, cô. Và đây cũng là một điều đáng khích lệ cho phong trào học tập suốt đời, một xu hướng của xã hội hiện đại ngày nay.