1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức và phát động cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning” cấp tỉnh hai năm một lần cho các GV trong toàn tỉnh tham gia. Qua đó chọn các sản phẩm tốt nhất tham dự cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning” cấp quốc gia. Có chế độ khen thưởng hợp lý cho các cá nhân và tập thể có thành tích cao trong cuộc thi.
Đề ra một lộ trình cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho HS và thông tin đến các đơn vị trường học. Quản lý, giám sát việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động chuyên môn của các đơn vị.
Tổ chức các hội nghị chuyên đề để các đơn vị có điều kiện học hỏi, chia sẻ và nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong giảng dạy và từng bước áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS.
Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường trong tỉnh, có chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư cho những đơn vị có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Đối với các trường THPT
Tổ chức “Cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning” cấp trường hai năm một lần nhằm khuyến khích, khích lệ GV tích cực nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra , đánh giá HS và hưởng ứng tinh thần “Học tập suốt đời”.
Các tổ chuyên môn họp thống nhất một số nội dung sẽ áp dụng dạy học theo định hướng phát trển năng lực. Yêu cầu các GV trong tổ biên soạn một số tiết dạy sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Mỗi tổ thực hiện ít nhất 01 chuyên đề trong một học kỳ về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. Khuyến khích áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong kỳ thi hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường hàng năm.
Mỗi tổ tự xây dựng một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm dùng chung trong tổ. Sử dụng hệ thống DK Testing Management System để xây dựng, quản lý và khai thác ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục và phối hợp với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa việc đầu tư các trang thiết
bị CNTT phục vụ cho giáo dục như: phòng máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, các phần mềm.
Lồng ghép vào các môn học vấn đề khai thác, sử dụng các sản phẩm của CNTT. Tạo điều kiện để HS có thể sử dụng máy tính, Internet, các thiết bị và phần mềm Tin học để phục vụ việc học tập của mình.
3. Đối với giáo viên
Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT. Nghiên cứu dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS và từng bước áp dụng vào bộ môn đang dạy.
Thực hiện trong mỗi học kỳ ít nhất 02 tiết dạy có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo định huớng phát triển năng lực học sinh. Biên soạn các đề kiểm tra và bổ sung trong giáo án một số tiết dạy theo phương pháp mới. Duy trì mỗi năm thiết kế ít nhất 01 bài giảng theo chuẩn e-Learning và giới thiệu cho đồng nghiệp cũng như các em HS.