skkn ứng dụng nhóm bài tập phát triển thể lực nhằm tăng sức mạnh cơ đùi cho học sinh khối 12 học đập bóng môn bóng chuyền

15 211 0
skkn ứng dụng nhóm bài tập phát triển thể lực nhằm tăng sức mạnh cơ đùi cho học sinh khối 12 học đập bóng môn bóng chuyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị Trường THPT THANH BÌNH

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Phương pháp dạy học bộ môn: Thể Dục 

(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: 

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: ĐỖ XUÂN TRƯỜNG2 Ngày tháng năm sinh: 14/04/1991

8 Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việcchuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):

- Giảng dạy môn Thể Dục các lớp 11A11, 11A12, 12A1, 12A3.- Phó Bí Thư Đoàn Trường.

9 Đơn vị công tác: Trường THPT THANH BÌNH.

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sỹ - Năm nhận bằng: 2015

- Chuyên ngành đào tạo: Giáo Dục Thể Chất.

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo Dục Thể Chất Số năm có kinh nghiệm: 04

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Trang 3

ỨNG DỤNG NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CƠ ĐÙI CHO HỌC SINH KHỐI 12 HỌC ĐẬP BÓNG MÔN BÓNG CHUYỀNI LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thể Dục Thể Thao_một bộ phận tất yếu của sự tồn tại và phát triển xã hội nhằm đào tạo nên những con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt trong chế độ xã hội chủ nghĩa

Giáo Dục Thể Chất là một lĩnh vực Thể Dục Thể Thao xã hội với nhiệm vụ là: phát triển toàn diện các tố chất thể lực, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo vận động quan trọng cho cuộc sống

Trong chương trình giáo dục thể chất thì nội dung môn bóng chuyền được sự quan tâm đặc biệt Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi tập luyện nó có tác dụng củng cố và nâng cao sức khỏe, giáo dục cho con người những phẩm chất quý giá như: Tính tập thể, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm và những phẩm chất ý chí vững vàng Bóng chuyền hiện đại phát triển cao đòi hỏi phải có trình độ kỹ, chiến thuật cao, có trình độ thể lực tốt, tâm lý vững vàng.

Trường Trung học Phổ thông Thanh Bình tọa lạc trên quốc lộ 20, thuộc xã Phú Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai Trong những năm gần đây, Ban Giám Hiệu và cán bộ, học sinh nhà trường đã không ngừng nỗ lực trong công tác giáo dục và đạt nhiều thành tích cao trong học tập cũng như phong trào, trong đó có hoạt động giáo dục thể chất, thi đấu thể thao

Là một giáo viên trẻ, giảng dạy thể dục trong trường với chuyên sâu là môn bóng chuyền Tôi thấy được sự ham thích và hăng say tập luyện môn bóng chuyền của các em học sinh nội dung tự chọn Tuy nhiên trình độ về kỹ thuật chuyên môn và thể lực của các em còn thấp Chính vì thế tôi lựa đề tài tập trung vào học sinh khối 12 và đi sâu vào phần phát triển thể lực cho học sinh học bóng chuyền trong

trường với tên gọi: “Ứng dụng nhóm bài tập phát triển thể lực nhằm tăng sức

mạnh cơ đùi cho học sinh khối 12 học đập bóng môn bóng chuyền”.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

a) Cơ Sở Lý Luận

Trong tập luyện và thi đấu TDTT ngoài các yếu tố như trình độ hiểu biết, ý chí, đạo đức, tâm lý, kỹ thuật và chiến thuật thì thể lực được xem là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động.

Trong hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thì việc tập luyện sức mạnh là một trong những yếu tố hàng đầu để quyết định thành tích.

Trang 4

Trong huấn luyện phát triển sức mạnh luôn có sự phối hợp với các tố chất thể lực khác, ví dụ: sức mạnh_tối đa, sức mạnh_nhanh, sức mạnh_bền, sức mạnh_tốc độ, … Phát triển sức mạnh cơ trong thể lực môn bóng chuyền được xem là một trong những nội dung quan trọng và phạm vi đề tài phát triển sức mạnh cơ đùi tôi đề cập đến sức mạnh nhanh và sức mạnh bền.

Phương pháp phát triển sức mạnh cho học sinh là áp dụng những bài tập nhằm phát huy tối đa những nhóm cơ tham gia và phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau Các bài tập với trọng lượng nhỏ và trung bình như bài tập lực đàn hồi, bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể, bài tập với lực đối kháng từ bên ngoài, bài tập cử tạ nhỏ, có hiệu quả tốt để phát triển sức mạnh động lực.

Trong quá trình tập luyện phải chú ý đến các yếu tố như trình độ thể lực, sức khỏe, đặc điểm tâm lý của người tập để phát triển tích cực trong giáo dục sức mạnh b) Thực Tiễn

Môn học thể dục tại trường được giảng dạy theo phân phối chương trình, bám theo kế hoạch của trường để thực hiện giảng dạy môn tự chọn rất khoa học và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của môn học Học sinh học môn thể dục học trái buổi, do vậy mà việc đảm bảo về thời gian, trang phục, điều kiện sân bãi, chuẩn bị dụng cụ, …rất tốt.

Cơ sở vật chất về sân bãi, trang thiết bị học sân bãi, lưới môn bóng chuyền đảm bảo tốt cho học sinh học tập, trang bị 100% bóng Thăng Long cho học tập (học sinh mỗi lớp 10 vào nộp 01 quả bóng cho nhà trường quản lý học và tập luyện cho cả 3 năm học).

Học sinh của trường rất chăm ngoan, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện cộng với sự tận tình hướng dẫn và giảng dạy của đội ngũ giáo viên thể dục còn trẻ và chuyên môn cao từ đại học trở lên.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế của trường trong môn học thể dục, cụ thể là môn bóng chuyền thì vẫn còn một số hạn chế: diện tích sân trường nhỏ nên chỉ có 01 sân bóng chuyền để học tập một số ít học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn này do đây là môn phụ Theo phân công chuyên môn của nhà trường thì rất ít giáo viên đứng một lớp liên tục suốt 3 năm học tại trường, điều này cũng ít nhiều ành hưởng đến việc lãnh hội kiến thức cũng như làm quen với phương pháp của từng giáo viên.

Một số giáo viên chuyên môn khác: ví dụ như điền kinh, bóng bàn, võ thuật,…tuy nhiên vẫn phải dạy tất cả các nội dung theo phân phối chương trình chung.

Thực tế thì các giáo viên trước đây của trường chưa có ai chuyên sâu môn bóng chuyền, chính vì thế mà trong công tác giảng dạy thực tế cho môn học này cũng chưa được quan tâm nhiều và cũng vì thế mà các đề tài sáng kiến kinh nghiệm trước đây của môn thể dục trường Thanh Bình cũng ít đề cập đến môn bóng chuyền.

Trang 5

Ngay từ những năm đầu nhận công tác, với chuyên sâu là môn bóng chuyền tôi đã đặc biệt quan tâm đến môn học này và nhận được sự ủng học rất lớn từ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn,…đề tài cao học năm 2015 tôi cũng đã xây dựng tiêu chí tuyển chọn ban đầu để thành lập đội tuyển bóng chuyền cho trường và tập luyện.

Qua nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan tôi thấy rằng ở nhiều địa phương khác, nhiều trường THPT tròng và ngoài tỉnh cũng có rất nhiều nghiên cứu về môn bóng chuyền cho đối tượng là học sinh THPT, tuy nhiên ở phạm vi đề tài “Ứng dụng nhóm bài tập phát triển thể lực nhằm tăng sức mạnh cơ đùi cho học sinh khối 12 học đập bóng môn bóng chuyền” tôi chưa thấy ai nghiên cứu và tôi khẳng định đề tài này là do tôi tự nghiên cứu tham khảo tài liệu và trình bày, không có sao chép của bất kì ai hay đơn vị nào.

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Giải pháp 1: Tham khảo các tài liệu liên quan

Thu thập thông tin qua việc đọc, ghi chép, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài Các tài liệu, đề tài ứng dụng các bài tập thể lực dùng cho môn bóng chuyền, các tài liệu tuyển chọn vận động viên (theo lứa tuổi) bóng chuyền Giải pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, các chỉ tiêu thể lực đã được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cho nam sinh lớp 12 THPT Thanh Bình tập luyện để nâng cao sức mạnh cơ đùi Sử dụng giải pháp này đồng thời giúp xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu, viết phần lý do chọn đề tài và cơ sở để phân tích, bàn luận kết quả nghiên cứu, tình ứng dụng của đề tài.

Giải pháp 2: Chọn lựa các bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi cho nam học sinhlớp 12

Qua thu thập thông tin, nghiên cứu các tài liệu liên quan sau đó gửi phiếu phỏng vấn đến 20 chuyên gia, quý thầy cô, các huấn luyện viên trong lĩnh vực bóng chuyền Sau đó tổng hợp để lựa chọn ra các bài tập thường được áp dụng tập luyện nhằm mục đích phát triển sức mạnh cơ đùi cho nam học sinh lớp 12 học đập bóng chuyền.

Sau khi kiểm định, so sánh đề tài chọn ra 05 bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi cho nam sinh khối 12 học đập bóng, như sau:

1) Chạy 20m xuất phát cao (s) 2) Đứng lên ngồi xuống 20s (lần) 3) Bật cao liên tục 30s (lần) 4) Chạy cây thông 92m (s)

Trang 6

5) Chạy con thoi 54m (6x9m) (s)

(Cách thực hiện công đoạn này đề cập tại mục phụ lục 2)

Đây là những bài tập đã được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo nên không cần kiểm định lại.

Bước tiếp theo tiến hành kiểm tra 02 nội dung thể lực của học sinh lớp 12A1, năm học 2016-2017:

1) Bật cao tại chỗ (cm) 2) Bật cao có đà (cm)

Vì sức mạnh của cơ đùi ảnh hưởng đến thành tích khi đập bóng thể hiện rõ ràng nhất qua 02 test nêu trên.

Cách thức kiểm tra như sau:  Bật cao tại chỗ (cm):

Học sinh đứng vào chỗ, bôi phấn vào đầu ngón tay, dùng sức bật lên cao, tay chạm vào bảng ghi độ cao.

Thành tích: là khoảng cách (cm) từ mặt đất đến điểm chạm cao nhất, thực hiện 3 lần, lấy lần cao nhất.

Sức bật tại chỗ (cm): là hiệu số của bật cao tại chỗ với chiều cao với một tay  Bật cao có đà (cm):

Tương tự như bật cao không đà, chỉ khác học sinh sẽ thực hiên chạy đà sau đó mới bật với tay lên bảng ghi độ cao

Sau kiểm tra, kết quả được thể hiện ở bảng 1.1, như sau:

KẾT QUẢ KIỂM TRA THỂ LỰC NAM HỌC SINH LỚP 12A1 (LẦN 1)

Trang 7

7 Nguyễn Hoàng Quân 260 270

Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch và tập luyện các bài tập đã chọn lựa nêu trên

Do 01 buổi học chỉ với 02 tiết (90phút), và thời lượng tiết dạy còn có cà những nội dung khác, do vậy mà việc kết hợp tập luyện các bài tập cơ đùi vào cuối các buổi học, và hướng dẫn cho học sinh bài tập về nhà tập luyện thêm.

(Do giới hạn của đề tài nên phần hướng dẫn kỹ thuật, cách thức tập luyện các bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi tôi không đề cập ở đây).

Sau 08 tuần học tập kết hợp tập luyện các bài tập thể lực, tôi tiến hành kiểm tra kết quả các bài tập đã áp dụng

(Cách thức kiểm tra đề cập tại phụ lục 3) Kết quả thể hiện ở bảng 1.2, như sau:

KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC (SỨC MẠNH CƠ ĐÙI) LỚP 12A16Nguyễn Trung AnNhiên3.42142150.621.747Nguyễn HoàngQuân3.29102353.3721.358NguyễnQuí3.55111650.0220.759Ngô Hoàng AnhTrí3.1591349.5620.1410Lâm Mạc HoàngTrí3131754.3320.0511Cao VânTrường2.96121853.1220.46

Giải pháp 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả của việc ứng dụng các bài tập thể lực

nhằm phát triển sức mạnh cơ đùi cho học sinh lớp 12A1

Trang 8

So sánh kết quả của 02 nội dung đánh giá sức mạnh cơ đùi trước khi tập các bài tập và sau 08 tuần tập luyện.

KẾT QUẢ KIỂM TRA THỂ LỰC NAM HỌC SINH LỚP 12A1 (LẦN 1)6Nguyễn Trung AnNhiên2802901030030557Nguyễn HoàngQuân260265527027558NguyễnQuí2672801327528169Ngô Hoàng AnhTrí2632674280280010Lâm Mạc HoàngTrí2702700276277111Cao VânTrường26026882732774

Qua so sánh kết quả trước khi tập luyện các bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi và sau một thời gian tập luyện cả sức bật tại chỗ và sức bật có đà đều tăng cao, có những học sinh tăng từ 10-13cm Thực tế thì kết quả sau 08 tuần tập luyện nói chung vẫn chưa cao ( sẽ nói rõ ở phần sau) Tuy nhiên như vậy là đủ cơ sở để khẳng định rằng việc

ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi cho học sinh lớp 12A1 là có cơ sở và các bài tập này có tác dụng làm tăng sức bật cho học sinh học đập bóng chuyền.

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình hướng dẫn học sinh tập luyện kỹ thuật đập bóng ( chính diện theo phương lấy đà), ban đầu tôi đã phải rất khó khăn trong việc làm sao để từ lý thuyết học sinh cảm nhận được và từ đó thực hiện được kỹ thuật đập bóng Nguyên nhân chính là do nền tảng thể lực của học sinh chưa đảm bảo, cả thể lực chung và thể lực chuyên môn, đặc biệt là sức mạnh của nhóm cơ chi dưới, sức mạnh cơ đùi Từ việc hiểu được sự cần thiết của việc cần khắc phục điểm yếu là làm sao cho thể lực học sinh được nâng cao, sức mạnh cơ đùi phát triển Tôi đã chủ động tham khảo tài liệu và xây dựng hướng tập luyện cho học sinh Chính vì thế mà học sinh càng lúc càng hình thành kỹ năng đập bóng tốt hơn, cụ thể là các em ngày càng ham thích, tích cực tập luyện và kỹ thuật đập bóng được ngâng cao rõ rệt.

Trang 9

Kết quả kiểm tra nội dung đập bóng chính diện theo phương lấy đà của học sinh lớp 12A1 khá cao so với các lớp trong cùng khối

Nói thêm ở trường THPT Thanh Bình thì lớp A1,A2 là những lớp chọn, chuyên các khối tự nhiên, mà đa phần ở những lớp này các em học sinh có phần kém hơn các lớp khác về kỹ năng thực hành, kỹ năng, kỹ xảo vận động.

Xong, kết quả này nhằm phản ánh sự đúng đắn của đề tài khi lựa chọn áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi này.

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Việc hình thành ý tưởng để làm một sàng kiến kinh nghiệm hay việc xây dựng một kế hoạch tập luyện cụ thể cho đối tượng là học sinh thực sự gặp rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan.

Trong quá trình ứng dụng các bài tập trong đề tài, tôi nhận thấy rằng:

Phương pháp phát triển sức mạnh cho học sinh là áp dụng những bài tập nhằm phát huy tối đa những nhóm cơ tham gia và phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau và trong quá trình tập luyện người giáo viên phải chú ý đến các yếu tố như trình độ thể lực, sức khỏe, đặc điểm tâm lý của người tập để phát triển tích cực trong giáo dục sức mạnh.

Qua nghiên cứu và đưa các bài tập ứng dụng vào mục đích phát triển sức mnạh cơ đùi cho học sinh lớp 12A1, tôi nhận thấy rằng có thể ứng dụng nhóm bài tập này cho toàn bộ khối 12 của trường cũng như những trường THPT khác nhằm tăng sức mạnh nhóm cơ đùi để học sinh thực hiện tốt kỹ thuật đập bóng.

Với sự hạn chế của đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của quý ban giám khảo, ban thẩm định.

VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

1 Nguyễn Văn Anh (2010) “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ thể dục tự chọn cho học sinh lớp 10 trường Trung Học Phổ Thông Hàn Thuyên quận Phú Nhuận _ thành phố Hồ ChíMinh”.

2 Trịnh Trung Hiếu, (2001), “lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thểthao trong nhà trường”, NXB TDTT.

3 Nguyễn Hữu Hùng, “huấn luyện thể lực cho vận động viên bóngchuyền”, NXB TDTT, Hà Nội 2010.

4 Đinh Văn Lẫm – Đinh Thị Mai Anh, (2014), “bóng chuyền trong trườngphổ thông”, NXB TDTT Hà Nội.

5 Trần Minh Phương (2004) “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằmphát triển sức bền chuyên môn cho VĐV bóng chuyền A1 công an tỉnhPhú Thọ”

6 Trần Thanh Tuyền, (2011), ”ứng dụng một số bài tập để nâng cao hiệuquả phát bóng cao tay cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Sưphạm Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh”

VII PHỤ LỤC

Trang 11

Kính gửi: quý thầy cô, các anh chị huấn luyện viên, giáo viên giảng dạy và làm công tác trong lĩnh vực môn bóng chuyền.

Nhằm làm cơ sở để lựa chọn các bài tập phù hợp, tác dụng tăng sức mạnh cơ đùi cho học sinh khối 12 trường THPT Thanh Bình học đập bóng môn bóng chuyền Tôi chân thành biết ơn những ý kiến về việc lựa chọn các bài tập cho học sinh khối 12 tập luyện để nâng cao sức mạnh cơ đùi nhằm hoàn thiện kỹ thuật đập bóng Bằng cách đánh dấu "X" vào ô tương ứng.

Ngoài ra quý vị cũng có thể bổ sung các bài tập khác (nếu có)

MỨC ĐỘ SỬ DỤNG

1 Chạy 20m xuất phát cao (s) 2 Bật cao tại chỗ (không đà) (cm

8 Bật 3 bước tại chỗ bằng 2 chân (cm) 9 Chạy 12 phút (test Cooper) (m)

10 Chạy chữ T (s)

11 Chạy cây thông 92m (s) 12 Chạy con thoi 54m (s)

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của qúy vị

Người được phỏng vấn kí tên Ngày, tháng, năm 2016.

2 Kết quả phỏng vấn

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan