1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT nhơn trạch

15 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Th.sĩ - Năm nhận bằng: 2016 - Chuyên ngành đào tạo: Quản lý giáo dục III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên m

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị TRƯỜNG THPT NHƠN TRẠCH

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG THPT NHƠN TRẠCH

Người thực hiện: Nguyễn Văn Viên Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Lĩnh vực khác: 

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

––––––––––––––––––

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Nguyễn Văn Viên

2 Ngày tháng năm sinh: 09/9/1068

3 Nam, nữ: Nam

4 Địa chỉ: Phú Đông – Nhơn Trạch – Đồng Nai

7 Chức vụ: P Hiệu trưởng

8 Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Phụ trách CSVC, dạy môn GDCD.

9 Đơn vị công tác: Trường THPT Nhơn Trạch

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Th.sĩ

- Năm nhận bằng: 2016

- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý giáo dục

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy

Số năm có kinh nghiệm: 28

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất trường THPT Nhơn Trạch

+ Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường THPT Nhơn Trạch

BM02-LLKHSKKN

Trang 3

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1 Cơ sở lý luận: 4

2 Cơ sở thực tiễn: 5

3 Phạm vi đề tài: 5

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 5

1 Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Nhơn Trạch 6

1.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: 6

Một số tồn tại trong công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH nói riêng ở trường THPT Nhơn Trạch 8

2 Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải quyết: 8

3 Một số biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT Nhơn Trạch hiện nay: 8

3.1 Một số định hướng chung: 8

3.2 Một số biện pháp quản lý cụ thể: 9

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 13

V ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG THPT NHƠN TRẠCH

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, ngoài việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục còn phải chú ý đến việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) cho các nhà trường

Hiện nay, TBDH ở các nhà trường tuy được tăng cường hàng năm hàng năm nhưng do không đồng bộ, thiếu chủng loại, chưa đảm bảo chất lượng kỹ thuật, còn thiếu: cán bộ chuyên trách …khả năng sử dụng thiết bị của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chưa có biện pháp quản lý phù hợp nên tình trang “dạy chay”, “học chay” xảy ra khá phổ biến Do đó, chưa phát huy tính chủ động tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo dục Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường THPT Nhơn Trạch, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản

lý thiết bị dạy học ở trường THPT Nhơn Trạch”

Thiết bị dạy học trong nhà trường có một vai trò rất quan trọng Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường Thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học,

tự nghiên cứu của giáo viên và học sinh

Thiết bị dạy học là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại sách báo, tạp chí các loại tài liệu cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục,

bổ sung kiến thức các môn khoa học, góp phần vào vieecjang cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận:

Giáo dục và Đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển cơ sở vật chất (CSVC) nói chung và thiết bị dạy học (TBDH) nói riêng cả về chất và lượng Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện …” và “Đổi

Trang 5

mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”

Như vậy, theo tinh thần nghị quyết của Đảng, nhà nước sẽ tăng cường đầu tư cho các trường học, bởi vì yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng CSVC nghèo nàn, thiếu TBDH tối thiểu

mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường CSVC, TBDH trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đưa việc dạy và học lên một tầm chất lượng mới

Nghị quyết của Chi bộ Đảng trường THPT Nhơn Trạch cũng đã chỉ rõ: “ Tiếp tục tăng cường CSVC, TBDH, hoàn thiện và đi vào hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học” Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngoài những lý do khách quan, công tác quản lý cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của CSVC nói chung và TBDH nói riêng

2 Cơ sở thực tiễn:

Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản lý không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có các kỹ năng quản lý Một điều rất đáng tiếc là trong một thời gian dài, việc quản lý sử dụng TBDH ở trường THPT Nhơn Trạch tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự cao Thiết bị, đồ dùng dạy học tuy được bảo quản khá tốt nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa thu hút được giáo viên và học sinh thực hành, mượn TBDH Nhân viên thiết bị có, nhiệt tình với công việc nhưng nghiệp vụ,

kỹ năng còn rất nhiều hạn chế Kỹ năng quản lý về lĩnh vực này của người quản

lý cũng còn rất nhiều điều phải bàn

Làm thế nào để nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý thiết bị của cán bộ quản lý, nghiệp vụ của nhân viên thiết bị… luôn là một câu hỏi day dứt, trăn trở Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng và nhà nước đang đề ra yêu cầu nhà trường phải xây dựng hệ thống CSVC cần thiết, TBDH đảm bảo

3 Phạm vi đề tài:

Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của đề tài nằm trong giới hạn nhỏ hẹp, một phần cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, đó là vấn đề TBDH gắn liền với công tác quản lý của người cán bộ quản lý và nhân viên thiết bị; nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH nhằm phát huy vai trò của

nó trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Trang 6

1 Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Nhơn Trạch

1.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Số lượng các phòng học, phòng làm việc và phòng chức năng của nhà trường năm học 2016 - 2017:

NĂM

HỌC

CSVC ( SỐ PHÒNG )

Hiệu bộ

Phòng thực hành máy tính, Anh văn

Phòng học

Phòng ĐoànTN,

CĐ, phòng hành chính

Phòng thiết

bị, phòng học bộ môn, phòng kho

Phòng thư viện

Phòng ứng dụng CNTT

Trường THPT Nhơn Trạch từ khi được xây dựng mới đưa vào sử dụng năm học 2016 – 2017 có 4 dãy, quy mô hiện đại Dãy A có 3 tầng được bố trí

04 phòng làm việc của BGH, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng họp GV và

bộ phận hành chánh Dãy B có 4 tầng gồm 24 phòng học và 4 phòng chờ của giáo viên Dãy C có 3 tầng được bố trí thư viện, phòng đa năng, 2 phòng thực hành tinh học và 1 phòng ngoại ngữ Dãy D có 3 tầng được bố trí 04 phòng học

bộ môn và 04 phòng học bộ môn và 9 phòng học; khuôn viên, tường rào xây dựng kiên cố, chắc chắn; có cổng trường, sân trường được trải nhựa và lát gạch chịu lực và trồng cây che bóng mát

Được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai trường THPT Nhơn Trạch được đưa vào sử dụng từ tháng 8 năm 2016, bao gồm các phòng học bộ môn, phòng kho, phòng thư viện; khu hành chính, các phòng làm việc độc lập của BGH, phòng Đoàn, phòng Công đoàn, phòng Kế toán, Văn thư, phòng giáo viên, phòng đa năng tạo ra một không gian liên hoàn thuận lợi cho các hoạt động dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục khác

Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay thì khối công trình dành riêng cho khu chức năng có một số điểm không đáp ứng tốt đòi hỏi mới của giáo dục hiện đại Phòng học bộ môn Công nghệ nhỏ bé, chưa đạt chuẩn, Phòng đa chức năng chưa phát huy hết vai trò phục vụ hoạt động dạy và học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà chỉ dừng lại ở vai trò là 1 hội trường Nhà trường đã phải cố gắng sắp xếp một cách tối

ưu nhất để làm sao sử dụng các phòng hiện có một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí và phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có

Trang 7

Công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH nói riêng những năm gần đây

đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn trước Đặc biệt, năm học

2016-2017, với cơ sở vật chất hiện có, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường quyết tâm xây dựng, bảo quản và sử dụng tốt TBDH Có thể tóm lược những kết quả đạt được của trường về công tác quản lý TBDH như sau:

+ Trường đã có phòng học bộ môn, đã khắc phục được tình trạng thiếu thiết bị dạy học cơ bản đối với các môn học thực nghiệm

+ Nhà trường đã được trang cấp hai bảng tương tác thông minh, nhiều projector, mua sắm thêm nhiều máy vi tính, kết nối mạng internet cáp quang nhằm phục vụ cho việc dạy và học theo hướng đổi mới hiện nay

+ Tận dụng một số phòng học để làm phòng ứng dụng CNTT (03 phòng) nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học cho giáo viên

+ Trong hai năm trở lại đây, trường đã cử nhân viên TBDH đi bồi dưỡng

kỹ năng, nghiệp vụ ngắn hạn, cơ bản phục vụ được yêu cầu của các tiết dạy thực hành Bên cạnh đó, nhờ tăng cường vai trò quản lý đối với các tiết thực hành nên vấn đề thực hành của các tiết theo PPCT được tiến hành bài bản, giáo viên đã ý thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng TBDH vào các giờ dạy, nhờ đó hiệu quả giảng dạy được nâng cao, học sinh tích cực hơn trong quá trình tham gia vào bài học

+ Cũng trong thời gian gần đây, nhà trường đã có kế hoạch đầu tư ngân sách tăng cường vào TBDH Năm học 2016 - 2017 nhà trường tiếp tục làm kế hoạch trình lên cấp trên để xin tiếp tục bảo trì các phòng học bộ môn phục vụ cho các môn học thực hành, phòng thiết bị, nhà đa năng

+ Nhà trường hàng năm cũng đã phát động phong trào làm đồ dùng dạy học Hiện một số thiết bị do giáo viên tự làm vẫn có thể áp dụng tốt vào trong các tiết dạy

+ Công tác quản lý TBDH trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn, đã hình thành hệ thống sổ sách quản lý thiết bị bài bản, cơ cấu tổ chức của BGH có một thành viên trực tiếp phụ trách mảng này

+ Những năm học vừa qua, TBDH của nhà trường chủ yếu tiếp nhận từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo; ngoài ra, việc xã hội hóa trong vấn đề tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học bước đầu cũng đã tạo nên những thay đổi tích cực đáp ứng được nhu cầu dạy và học

Trang 8

Một số tồn tại trong công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH nói riêng ở trường THPT Nhơn Trạch

Năm học 2016 - 2017, trường THPT Nhơn Trạch đã có cơ sở vật chất tương đối khang trang và đồng bộ Tuy nhiên, công tác quản lý CSVC, TBDH của cán bộ quản lý, nhân viên còn rất nhiều hạn chế cần phải thay đổi Mặc dù

bộ phận làm công tác TBDH nhiệt tình với công việc nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa ngang tầm Cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều công việc, không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho công tác quản lý TBDH và các hoạt động liên quan việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy Hóa chất của trường đã quá hạn sử dụng không đảm bảo hiệu quả thí nghiệm Phòng học bộ môn Công nghệ còn hẹp, chưa đạt chuẩn Nhà trường hàng năm chưa phát huy mạnh mẽ phong trào làm đồ dùng dạy học Công tác XHH giáo dục chưa mạnh

2 Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải quyết:

Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước “ Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây dựng CSVC, thiết bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản lý TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả và thiết thực, góp phần đưa giáo dục của nhà trường lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3 Một số biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT Nhơn Trạch hiện nay:

3.1 Một số định hướng chung:

Quản lý CSVC, TBDH là một nội dung lớn trong những nội dung quản

lý ở trường THPT Nội dung này bao gồm: quản lý, sử dụng và bảo quản Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, của nhà trường, người viết không có tham vọng đi vào phân tích tất

cả các lĩnh vực mà chủ yếu đi sâu vào phân tích, lý giải thực trạng về công tác quản lý TBDH tại trường Từ đó đề ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp dụng vào quản lý trong nhà trường, từng bước đưa công tác TBDH vào quy cũ,

nề nếp, TBDH được bảo quản tốt, ngăn nắp, khoa học, để thuận lợi trong việc

sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Chúng tôi nêu ra đây một số định hướng về biện pháp quản lý như sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

Trang 9

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH;

- Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp, có kế hoạch

3.2 Một số biện pháp quản lý cụ thể:

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

Như đã trình bày ở trên, trong một thời gian dài, công tác quản lý TBDH

ở trường THPT Nhơn Trạch còn nhiều hạn chế Một trong những nguyên nhân

cơ bản của nó là do nhận thức của cán bộ quản lý, của giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH về vấn đề này chưa đúng mức Một thói quen đã trở thành cố hữu, người quản lý, nhiều giáo viên, nhân viên đã xem nhẹ tác dụng của TBDH trong công việc dạy và học Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH là một một vấn đề cấp thiết Cần làm cho họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết

bị này Phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học là điều cần thiết

Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà trường cần phải thực hiện được những công việc sau:

- Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn…của các cấp liên quan đến vấn đề CSVC, TBDH để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời

- Kịp thời cập nhật, giới thiệu các danh mục TBDH mà trường hiện có hoặc mới được cung cấp

- Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải

sử dụng TBDH

- Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH đang có

- Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những quy định về kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH Đây là một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lý, vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp

- Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp kiểm tra và tổng hợp những tiết trong chương trình môn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ phụ trách thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn Đây cũng là cơ

sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng TBDH trong tiết dạy hay không

Trang 10

- Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sử dụng TBDH có hiệu quả trong công tác dạy và học

- Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có kinh nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh

3.2.2 Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH:

3.2.2.1 Đối với cán bộ quản lý:

Như trong phần thực trạng đã trình bày, cán bộ quản lý kinh nghiệm còn hạn chế Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác quản lý của trường, trong

đó có quản lý TBDH Mặt khác, những cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm trong những năm gần đây chưa được đào tạo quản lý một cách khoa học, bài bản Họ quản lý dựa trên kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, qua kinh nghiệm của những người đi trước Vì vậy, theo chúng tôi, để nâng cao kỹ năng quản lý trường học nói chung, kỹ năng quản lý TBDH nói riêng họ cần phải được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao năng lực Để giải quyết vấn đề này, bằng nhiều cách khác nhau, cán bộ quản lý cần phải trau dồi, nâng cao nghiệp vụ quản lý của mình Cụ thể phải:

- Nắm vững cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác TBDH

- Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lý TBDH khoa học và có hiệu quả

- Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo quản, sử dụng

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoạch đã đề ra theo tuần, tháng, quý, kỳ, năm

- Kiểm tra việc thực hiên kế hoạch của nhân viên thiết bị, của giáo viên

để kịp thời uốn nắn, sửa chữa

- Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch Rút ra kinh nghiệm để quản lý tốt hơn các năm học tiếp theo

3.2.2.2 Đối với nhân viên phụ trách TBDH:

Hiện nay nhà trường có hai nhân viên phụ trách TBDH nhưng một chưa qua đào tạo đúng chuyên ngành, họ là những giáo viên thuộc chuyên môn kỹ sư

nữ công gia chánh và Sinh học, được tuyển dụng làm công tác TBDH, phụ trách các phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ họ chỉ được tập huấn, bồi dưỡng qua các lớp do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay, điều cấp thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên, giáo viên phụ trách TBDH

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật Giáo dục năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
2. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo. Quản lí giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006 Khác
3.Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, IX, X (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 2006) Khác
4. Giáo trình dùng cho cán bộ quản lý trường THPT, Hà Nội 2009 Khác
5. Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, 2015- 2016 của trường THPT Nhơn Trạch Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w