1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA – TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI

16 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 181 KB

Nội dung

BM 01-Bía SKKNSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA – TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI Ng

Trang 1

BM 01-Bía SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG

THPT ĐẮC LUA – TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI

Người thực hiện: Phan Thanh Sơn Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lý giáo dục:

Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục:

Lĩnh vực khác:

Có đính kèm:

Năm học : 2014 – 2015

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

1 Họ và tên : Phan Thanh Sơn

2 Ngày tháng năm sinh : 02/04/1981

3 Nam,nữ: ( nam)

4 Địa chỉ : ấp 12 - xã Đắc lua – Tân phú – Đồng nai

5 Điện thoại : 0919243498 (NR)

6 Fax: E-mail: phansondaclua@gmail.com

7 Chức vụ : Phó hiệu trưởng

8 Đơn vị công tác : Trường THPT Đắc Lua

- Học vị : ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học thể dục thể thao.

- Năm nhận bằng : 2010

- Chuyên ngành đào tạo : Đại học thể dục thể thao

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:

giảng dạy – phong trào

- Số năm kinh nghiệm: 12 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây

Trang 3

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị: THPT ĐẮC LUA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đắc lua, ngày 15 tháng 5 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học : 2014 – 2015

Tên sáng kiến kinh nghiệm:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT

ĐẮC LUA – TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI

Họ và tên tác giả : Phan Thanh Sơn ; Đơn vị ( Tổ) THPT Đắc lua – Tổ : Văn phòng Lĩnh vực :

Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn

Phương pháp giáo dục Lĩnh vực giáo dục khác

1 Tính mới:

- Có giải pháp hoàn toàn mới

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có

2 Hiệu quả

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và phát triển áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả

3 Khả năng áp dụng

- Cung cấp được các được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:

( Ký tên và ghi rõ họ tên) ( Ký tên và ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trang 4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA –

TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI 1.LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ :

1.1 Cơ sở pháp lý:

- Mục tiêu của giáo dục Việt Nam được ghi trong điều 2 Luật Giáo dục (năm 2005): Đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, nguyên lý giáo dục

được Đảng ta xác định: “ Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứa khoa

học, lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”.

Quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau Các thành tố đó là : mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh

và phương tiện ( cơ sở vật chất – kỹ thuật) Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện quá trình giáo dục và dạy học Cơ sở vật chất – kỹ thuật có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò và vị trí như các thành tố khác và không thể thiếu một thành tố nào Như vậy, cơ sở vật chất – kỹ thuật là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và dạy học

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Đảng đã nêu: “Đổi mới phương pháp

dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trong thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chạy…

Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường( lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện

và ký túc xá)”.

Trang 5

Điều 30, Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục phổ

thông đã khẳng định: ‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,

chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Như vậy, trong thực tiễn giáo dục không thể đào tạo con người theo yêu cầu nếu không có cơ

sở vật chất – kỹ thuật tương ứng Điều đó có ý nghĩa, cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học là yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình dạy học

Trách nhiệm của nhà trường được ghi trong khoản 2, điều 17, chương III Luật Thanh niên

(2005): Nhà trường có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ,

giáo dục hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học cho thanh niên.

1.2 Lý do về lý luận :

- Cơ sở vật chất kỹ thuật là thành phần không thể thiếu được trong việc đào tạo con người trong nhà trường, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục và góp phần quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm, là phương tiện để tác động đến nhận thức của học sinh và cũng là phương tiện để truyền thụ tri thức

- Khi tổng kết các kinh nghiệm từ các trường trọng điểm, tiên tiến, ngành giáo dục đã khẳng định cở sở vật chất trong trường học là một trong các yếu tố hết sức quan trọng “ Lớp học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, thư viện, xưởng trường, vườn trường, sân bãi, các trang thiết bị khác… Là yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà trường, là nhân tố không thể thiếu được để đào tạo con người Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng cơ sở vật chất kỹ thuật có tầm quan trọng và khả năng to lớn về dạy học và giáo dục, nhưng hiệu quả chúng trong phạm vi đáng kể còn phụ thuộc và trình độ và việc đào tạo nghề nghiệp của giáo viên, cơ

sở vật chất kỹ thuật không thể thay thế vị trí của người giáo viên trên lớp”

- Như chúng ta đã biết “ Nhân tài là nguyên khí của quốc gia” vậy nhiệm vụ của trường phổ thông là đào tạo nên nhân tài cho đất nước, đào tạo những con người phát triển toàn diện, muốn vậy mỗi trường phổ thông phải thực hiện tốt chủ đề năm học, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Một nội dung

Trang 6

không thể thiếu để khẳng định vị thế của nhà trường trong giai đoạn đưa trường lên trường chuẩn quốc gia là việc phải có tỉ lệ nhất định trong việc học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh

1.3 Lý do thực tiễn:

- Nhìn lại sự phát triển của trường trong suốt chặng đường vừa qua, ta có thể khẳng định : Nhân lực, vật lực và tài lực là ba nhân tố quyết định đến sự phát triển của một trường THPT , trong đó nhân tố có tính quyết định là nhân lực Bước vào thế kỷ XXI, vấn đề nhân lực ngày càng trở thành yếu tố then chốt Để có được một lực lượng lao động mạnh mẽ cả về số lượng

và chất lượng, vai trò của ngành Giáo dục được đặt lên vị trí hàng đầu

- Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu

từ tuổi trẻ”, nhà nước ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nghề không cho phép tạo ra những phế phẩm; giáo dục trong nhà trường bắt đầu từ tuổi trẻ, từ thế hệ trẻ Vì vậy nhiệm vụ của nhà trường trung học phổ thông (THPT) là đào tạo những thanh niên có kiến thức, kỉ năng, mạnh khoẻ về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức và có khả năng học tập

để lĩnh hội tri thức ở các cấp trường hoặc không có điều kiện học tiếp sau phổ thông thì vẫn có khả năng tham gia các hoạt động xã hội; phải trang bị cho thanh niên những kiến thức, kỉ năng để thực hiện nghĩa vụ của một công dân hữu ích cho xã hội

1.4 Tính cấp thiết :

- Tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý thiết bị giáo dục tại trường THPT Đắc Lua – Tân phú – Đồng Nai Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các biện pháp quản lý thiết

bị giáo dục tại trường THPT Đắc Lua, từ đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp cải tiến phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật nói chung và quản lý thiết bị giáo dục nói riêng tại trường THPT Đắc Lua nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy học và giáo dục học sinh của nhà trường

- Trong trường THPT, quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật gồm ba nội dung: quản lý trường

sở, quản lý thiết bị giáo dục và quản lý thư viện Đó là những lý do để tôi chọn đề tài “Quản lý thiết bị giáo dục ở trường THPT Đắc Lua – Tân Phú - Đồng Nai” trong năm học 2014-2015

2.1 Đặc điểm tình hình Trường THPT Đắc Lua:

- Trường THPT Đắc Lua thành lập từ năm 2003 toạ lạc tại ấp 5b – xã Đắc Lua – Huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai Là một ngôi trường nằm ở vùng sâu của Tỉnh Đồng Nai( cách Tỉnh 160

Trang 7

km), giáp hai Tình: Lâm Đồng và Bình Phước, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, điều kiện học tập đi lại của học sinh chủ yếu đi lại bằng xe đạp, trong nhiều năm qua tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông xếp hạng trung bình của Tỉnh ( Năm học 2013-2014 tỷ lệ tốt nghiệp trung học là 100 % đứng nhóm 1 Trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh)

- Đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên đều đạt trình độ chuẩn về đào tạo

- Năm 2013 - 2014 tổng số Cán bộ, Giáo viên, Công nhân viên của nhà trường là 54, nữ 25, trong đó BGH: 03 giáo viên đứng lớp là 43, công nhân viên là 8 và có 2 hợp đồng ( 1 bảo vệ,

1 phục vụ)

- Tổ chức bộ máy lãnh đạo của trường:

+ BGH: 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng;

+ 1 Chi bộ Đảng sinh hoạt độc lập dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Huyện Tân Phú

+ Trường có 06 tổ chuyên môn (có 05 tổ ghép), một tổ Văn phòng

+ Trong nhà trường có 03 tổ chức Đoàn thể: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh

- Trường có 2 cấp học: cấp 2 với tổng số 12 lớp, cấp 3 với tổng số 08 lớp

- Tổng số học sinh: 644 với 22 lớp

2.2 Thực trạng về công tác quản lý thiết bị dạy học ở THPT Đắc Lua.

Trong đề tài này, người viết chỉ đề cập đến việc Quản lý thiết bị dạy học ở nhà trường

- Cơ sở vật chất của nhà trường được cấp mới toàn bộ từ năm 2003, nhưng phần lớn đã xuống cấp

- 02 phòng máy gồm 38 máy trang bị đã lâu( hơn 10 năm), máy cũ, xuống cấp, hay hư hỏng: chưa đáp ứng với nhu cầu thực hành môn Tin học của học sinh

- Sân tập chưa đủ diện tích cho việc dạy – học môn Thể dục và GDQP

- Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đều nhau( do có nhiều nguồn đào tạo)

- Vẫn còn một ít giáo viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, bảo thủ

- Giáo viên chưa có thói quen sử dụng thiết bị, chỉ sử dụng thiết bị mang tính đối phó khi có

dự giờ, thao giảng

Trang 8

- Phòng thí nghiệm Lý – Hoá – Sinh chưa có hệ thống xử lí hoá chất an toàn.

- Giáo viên chưa phát huy được việc tự làm đồ dùng dạy học cho bộ môn của minh

- Thư viện xếp loại trung bình

- Học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, do đó dễ dẫn đến hư hỏng, lãng phí

Từ những thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một một số giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng mình nhằm giúp đơn vị đưa việc quả lý ngày càng đi lên

2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn :

2.3.1 Điểm mạnh :

- Giáo viên của trường được trực tiếp tham dự các lớp tập huấn thay SGK, sử dụng phương pháp dạy học mới, tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học hàng năm do Bộ GD & ĐT và Sở GD

& ĐT tổ chức

- Các phòng học đều được xây kiên cố, được trang bị đầy đủ bàn ghế ( 12 bộ/phòng), bàn ghế giáo viên, hệ thống đèn quạt, rèm che đầy đủ

- Khuôn viên, cảnh quan trường vệ sinh, xanh, sạch, đẹp

- Trang thiết bị phục vụ cho dạy học ở các bộ môn cơ bản đầy đủ

- Lực lượng giáo viên đảm bảo cho công tác dạy và học, tay nghề vững vàng, đoàn kết

2.3.2 Điểm yếu :

- Cơ sở vật chất của nhà trường được cấp mới toàn bộ từ năm 2003, nhưng phần lớn đã xuống cấp

- 02 phòng máy gồm 38 máy trang bị đã lâu( hơn 10 năm), máy cũ, xuống cấp, hay hư hỏng: chưa đáp ứng với nhu cầu thực hành môn Tin học của học sinh

- Giáo viên chưa có thói quen sử dụng thiết bị, chỉ sử dụng thiết bị mang tính đối phó khi có

dự giờ, thao giảng

2 3.3 Thuận lợi :

- Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình, năng động trong phong trào và có ý thức phấn đấu

Trang 9

- Trường nhận được sự quan tâm lớn của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, được Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị khá thuận lợi cho công tác dạy và học

- Trường có đội ngũ giáo viên khá đủ, 100 % Đạt chuẩn Trong đó có khoảng 40 % giáo viên

có độ tuổi nghề cao ( 10 năm trở lên), đây là lực lượng vững vàng trong chuyên môn, nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, góp phần lớn vào việc đảm bảo chất lượng học tập của nhà trường, giúp đỡ tốt cho các đồng nghiệp trẻ Bên cạnh đó, lực lượng giáo viên trẻ cũng khá đông Đây

là những người năng động, nhiệt tình trong đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các thiết

bị dạy học; khá về ứng dụng công nghệ thông tin

- Thư viện luôn đáp ứng được yêu cầu của giáo viên và học sinh Đầy đủ SGK và sách tham khảo, sách giáo viên

2.3.4 Khó khăn :

Trường đóng tại địa bàn vùng sâu, vùng xa của Huyện, Tỉnh, nên học sinh không có điều kiện trao đổi kiến thức với các bạn cùng lứa tuổi

- 40 % học sinh thuộc diện hộ nghèo của xã, nên việc gia đình học sinh đầu tư vào học tập cho con em cũng rất hạn chế, việc đi lại của các em cũng gặp nhiều khó khăn

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đã được đầu tư song vẫn chưa đáp ứng kịp thời với

sự phát triển của trường:

- Thiết bị dạy học ở mốt số môn chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu học tập của học sinh

2.4 Những kinh nghiệm trong công tác quản lý thiết bị dạy học.

- Được bổ nhiệm làm phó Hiệu trưởng từ tháng 8/2012 và được Hiệu trưởng phân công phụ

trách Cơ sở vật chất từ tháng 8/2012 , song việc làm sao để quản lý tốt các thiết bị giáo dục của nhà trường cho tốt và sử dụng có hiệu quản đã thôi thúc tôi từ lâu rôi

- Từ những thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một một số giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng mình nhằm giúp đơn vị đưa việc quản lý thiết bị dạy học cho tốt và đi vào chiều sâu Nên tôi đã thực hiện một số công việc như sau :

2.4.1 Tăng cường về công tác kiểm tra đánh giá thiết bị dạy học :

Trang 10

- Hiệu trưởng đã xác định được việc quản lý trang thiết bị giáo dục của nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng, nó đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và thường xuyên

- Hiệu trường đã thực hiện sự phân công trách nhiệm hợp lý, rõ ràng: chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chủ động trong việc lập kế hoạch, lập hồ sơ mua sắm thiết bị giáo dục, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản thiết bị

- Tuy nhiên trong công tác điều tra cơ bản về thiết bị giáo dục và việc nghiên cứu danh mục thiết bị giáo dục của lãnh đạo chưa được chặt chẽ Việc này đôi khi còn khoán cho các tổ chuyên môn tự so sánh, đối chiếu các thiết bị đã có và danh mục thiết bị để lập kế hoạch mua sắm thiết bị cho tổ của mình mà thiếu sự kiểm tra lại xem kế hoạch đó có phù hợp không Điều này dẫn đến kết quả là một số tổ chuyên môn ( Hoá – Sinh, Ngoại ngữ - Nhạc hoạ) nghiêm túc họp tổ nghiên cứu, bàn bạc cụ thể về việc mua sắm sao cho đầy đủ và hợp lý, nhưng cũng có một số tổ ( Lý, Thể dục , Sử - Địa ) thì chưa coi trọng đúng mức việc mua sắm thiết bị, không họp tổ, không kiểm tra và đối chiếu kỹ nên trong quá trình dạy mới phát hiện ra thiếu thiết bị

để thực hành Việc thiếu thiết bị và thiết bị bị hỏng nhưng không phát hiện ra trước đó đã gây

ra khó khăn cho giáo viên trong các tiết thực hành, thí nghiệm, gấy thiệt thòi cho các em học sinh

* Biện pháp thực hiện

- Nêu cao trách nhiệm cho các Tổ chuyên môn và giáo viên trong việc lập kế hoạch mua sắm thiết bị cho phù hợp với bộ môn của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy

- Hiệu trưởng đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, bố trí cụ thể, đủ người phụ trách công tác thiết bị giáo dục

- Xây dựng văn bản cụ thể Quy định về quy trình mua sắm thiết bị giáo dục và trang thiết bị khác

- Có kế hoạch cụ thể thời gian, định kỳ cho việc bảo trì những thiết bị đắt tiền như: máy vi tính, máy chiếu Phân loại những thiết bị hư hỏng để tổ bộ môn tự sửa hoặc gửi đến công ty Sách thiết bị đã cung cấp đem về sửa chữa, bảo hành

2.4.2 Bồi dưỡng về nhận thức và quản lý thiết bị dạy học

2.4.2.a Bồi dưỡng về công tác nhận thức cho đội ngũ :

Ngày đăng: 13/08/2016, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w